You are on page 1of 36

Câu 1 (5đ): Khái niệm NLTT?

Các nguồn năng lượng tái tạo được chú ý nhất hiện
nay bao gồm các loại nào?
- Khái niệm NLTT: là năng lượng thu được từ những nguồn liên tục được xem là
vô hạn.
- Các nguồn năng lượng tái tạo được chú ý nhất hiện nay bao gồm:
 Năng lượng mặt trời: là nguồn năng lượng do bức xạ mặt trời chiếu đến mặt
đất, có thể thu lại và chuyển hóa dưới dạng nhiệt năng hay điện năng.
 Năng lượng gió: là năng lượng của gió thổi trong khí quyển mà người ta có
thể chuyển hóa thành cơ năng, điện năng nhờ vào tua-bin gió.
 Năng lượng sinh khối: là năng lượng thu được từ việc đốt cháy các vật thể
sống, các chất thải trong nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, rác
thải đô thị…Ngoài việc đốt người ta còn có thể chuyển hóa chúng thành nhiên liệu
khí, lỏng để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch.
 Năng lượng địa nhiệt: là năng lượng có được từ việc khai thác và chuyển
hóa ở các vùng có nhiệt độ cao nơi các địa tầng trong lòng đất. Nhiệt lượng đó là
kết quả của các phản ứng hạt nhân xảy ra thường xuyên trong lòng trái đất.
 Năng lượng nước: là năng lượng có thể chuyển hóa được từ động năng
chuyển động của nước thành điện năng. Năng lượng nước gồm có :
+ Năng lượng nước sông, sự chuyển hóa là dựa vào thế năng của nước dự
trữ trong các hồ chứa khi nước chảy qua tua-bin, thế năng của nước tạo ra
động năng, điện năng.
+ Năng lượng nước đại dương: là năng lượng của sóng biển, thủy triều, hải
lưu được chuyển hóa thành điện năng nhờ hệ thống thu và chuyển hóa năng
lượng.
Câu 2 (5đ): Trình bày ưu và nhược điểm của điện thủy triều?
- Ưu điểm của điện thủy triều:
 Mật độ năng lượng lớn: Nước biển nặng hơn không khí 832 lần, một đợt
thủy triều có tốc độ 8 hải lý (khoảng 14,81 km/h) cung cấp năng lượng nhiều hơn
gió với tốc độ 380 km/h.
 Nguồn điện đáng tin cậy: Thủy triều hầu như không phụ thuộc theo mùa,
thời tiết, có thể dự đoán trước được nhiều năm nhờ nghiên cứu quĩ đạo của mặt
trăng, mặt trời, trái đất. Trong khi đó các loại năng lượng khác rất khó dự đoán,
như năng lượng mặt trời thay đổi rất lớn theo ngày, giờ, mùa, vĩ độ, năng lượng gió
thì có nhiều yếu tố bất thường, khó dự đoán.
 Chi phí nhiên liệu bằng không: Năng lượng là động năng và thế năng của
nước thủy triều nên không cần nhiên liệu cung cấp cho thiết bị điện thủy triều.
Trong quá trình vận hành chỉ mất chi phí cho bảo trì và vận hành.
 Vòng đời dài: Một đập thủy điện sau khi xây dựng có thể hoạt động tới 100
năm, do đó chi phí điện thủy triều sẽ không cao nếu tính đến yếu tố này.
 Cải thiện giao thông: Đập, hàng rào điện thủy triều thường dùng luôn bề mặt
trên để làm thành cầu bắc qua sông, tăng khả năng giao thông khu vực.
- Nhược điểm của điện thủy triều:
 Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí nhà máy điện thủy triều gấp 2-3 lần so
với đập của hồ thủy điện. Chi phí đầu tư lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao (giá
thành điện gió 85 Eu/MWh, giá thành điện thủy triều 317 Eu /MWh).
 Phụ thuộc địa lý: Năng lượng thủy triều không phải là nguồn năng lượng
phổ biến trên thế giới. Chỉ có thể khai thác vùng biên độ triều lớn, liên tục. Trên
thế giới chỉ có 40 điểm có thể xây dựng nhà máy điện thủy triều công suất lớn, tập
trung ở Anh, Pháp, Nga, Canada, quần đảo Ecoss (Anh).
 Tác hại đến môi trường: Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, như quá trình di
cư, nơi ở, nguồn thức ăn của sinh vật. Chất thải lưu tụ lại ở chân đập làm cho các
loại thủy sinh các vùng gần kề không đủ thức ăn.
 Những rủi ro khác: Độ sâu, độ đục nước sông, biển thay đổi ảnh hưởng đến
hoạt du lịch, giải trí tại địa phương.
Câu 3 (5đ): Hãy nêu 4 đặc điểm chung của các nguồn NLTT?
 Tính ổn dịnh, bền vững: Nguồn năng lượng hóa thạch phân bố không đều,
một số vùng có nhiều dầu khí như Trung đông, các nước Ả rầp… trong khi nhiều
nước không có nguồn năng lượng này. Năng lượng tái tạo như mặt trời, gió có mặt
trên khắp trái đất. Khi quả đất còn tồn tại thì nguồn năng lượng tái tạo còn tồn tại.
Do đó tạo ra sự ổn định năng lượng cho con người và đồng đều khắp trái đất.
 Tính sạch không gây ô nhiễm môi trường: Trong các loại năng lượng tái tạo,
thì chỉ có năng lượng sinh khối là có phát thải khí Co2, tuy nhiên các nguồn nhiên
liệu sinh học đều có gốc từ thực vật, nên trong quá trình phát triển của nó đã sử
dụng khí Co2 trong khí quyển để quang hợp, vì vậy có thể coi là có sự cân bằng
Co2 và không có sự bổ sung Co2 vào bầu khí quyển.
 Tích trữ, chuyển hóa: Ngoài năng lượng địa nhiệt thì các dạng năng lượng
tái tạo còn lại đều có tính không đều và phân tán, vì vậy cần thiết phải có sự tích
trữ để đảm bảo sử dựng có hiệu quả vào sản xuất và đời sống.
 Giá thành: Ngoài năng lượng nước sông và năng lượng sinh khối thì các
dạng năng lượng tái tạo khác tuy không mất tiền mua nhưng có tính phân tán cao,
vì vậy việc tập trung và chuyển hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư cao về kinh phí, công
nghệ, vật liệu, thiết bị thu gom và chuyển hóa. Do đó giá thành đầu tư và giá thành
sản phẩm cao.
Câu 4 (5đ): Nêu ảnh hưởng của nguồn năng lượng địa nhiệt đối với môi trường?
 Sử dụng nguồn nước: Các nhà máy nhiệt điện thường cần 5 gallons nước
ngọt/MWh. Các nhà máy dạng binary air-cooled không sử dụng nước ngọt. Như
vậy lượng nước ngọt dùng làm nguội turbine, ngưng tụ hơi ở bình ngưng là rất nhỏ
so với các nhà máy nhiệt điện khác, ví dụ như 361 gallons/MWh cho các nhà máy
điện đốt than.
 Chất lượng nước: Các chất lỏng sử dụng trong quá trình sản xuất điện được
bơm xuống trở lại bề địa nhiệt thông qua các giếng khoan có thành dày để tránh
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ví dụ như tại nhà máy địa nhiệt Geysers ở
California, 11 triệu gallons nước thải được bơm trở lại bể địa nhiệt mỗi ngày. Việc
bơm nước trở lại bể cũng góp phần hạn chế ô nhiễm nước bề mặt và nâng cao độ
đàn hồi cho bể địa nhiệt.
 Diện tích đất sử dụng: Các nhà máy địa nhiệt được thiết kế để có thể “tích
hợp” với môi trường xung quanh, do đó có thể được đặt tại các khu đất đai đa dụng
(đất đai dành cho nông nghiện hoặc giải trí). Trung bình, hệ thống địa nhiệt điên
chiếm khoảng 404 m2/GWh. Trong khi nhà máy điện than sử dụng 3632 m2/GWh.
 Sụt lún: Sự sụt lún từ từ của đất có thê gây ra bởi sử giảm áp của bể địa
nhiệt. Để khắc phục hiện tượng này, người ta sử dụng kỹ thuật injection để cân
bằng áp suất trong bể. Kỹ thuật này được sử dụng tại toàn bộ các nhà máy địa nhiệt
ở Hoa Kỳ.
 Động đất cảm ứng: Các hoạt động bơm hút và injection trong quá trình vận
hành của nhà máy nhiệt điện có thể gây ra các chấn động có cường độ rất nhỏ, hay
còn gọi là vi chấn (microearthquake). Con người thường không thể cảm thấy các
chấn động cực nhỏ này.
 Thay đối cảnh quan: Hầu hết các nguồn địa nhiệt (bể địa nhiệt) được khai
thác hiện nay cho việc sản xuất điện có vị trí gần cạnh các cấu trúc địa nhiệt trên
bề mặt (các miệng hố núi lửa không còn hoạt động), vốn thường là cảnh quan thiên
nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều các nguồn địa nhiệt chưa được khai thác có độ sâu khá
lớn và không có biểu hiện trực tiếp trên bề mặt. Các biểu hiện bề mặt, tuy có vai
trò lớn trong việc xác định vị trí của nguồn địa nhiệt, thường không được sử dụng
trong quá trình xây dựng phát triển các nhà máy địa nhiệt. Công tác đánh giá tác
động tiềm ẩn lên quần thể động thực vật cần được thực hiện tại các khu vực có kế
hoạch phát triển địa nhiệt. Các nhà máy địa nhiệt cần được thiết kế để giảm thiểu
các tác động này.
Câu 5 (5đ): Hãy trình bày định nghĩa; Cường độ bức xạ E (w/m2); Năng lượng bức
xạ Q (J/m2); Nêu quá trình bức xạ mặt trời ngoài và trong tầng khí quyến?
- Hai định nghĩa:
 Cường độ bức xạ E (w/m2): là năng lượng bức xạ mặt trời đến một đơn vị
diện tích bề mặt, trong 1giây. Năng suất bức xạ bao gồm năng suất bức xạ trực xạ
Etrx và năng suất bức xạ tán xạ Etx.

 Năng lượng bức xạ Q (J/m2): là năng lượng bức xạ mặt trời truyền tới một
đơn vị diện tích bề mặt trong một khoảng thời gian (thường là 1 giờ hay 1 ngày).
Thực tế hay sử dụng khái niệm Tổng xạ trung bình ngày Eng ; Wh/m 2-ngày và
tổng xạ giờ Eh; Wh/m2
- Bức xạ mặt trời ngoài và trong tầng khí quyến.
 Khi tia bức xạ chiếu đến trái đất thì có hai giai đoạn: ngoài tầng khí quyển
và trong tầng khí quyển. Sự khác nhau đó là do trong tầng khí quyển, bức xạ bị
làm yếu bởi tác động của không khí và các hạt lơ lửng như khói, bụi, hơi nước..
 Ngoài biên tầng khí quyển cường độ bức xạ mặt trời ổn định cả ngày và
đêm. Cường độ bức xạ chiếu đến 1 m bề mặt tính trên mặt ngoài cùng của tầng khí
quyển là khoảng IS=1353 W/m2.
 Do khoảng cách giữa trái đất và mặt trời thay đổi theo mùa trong năm nhưng
cũng không lớn lắm, nên IS=1353 W/m2 được gọi là hằng số mặt trời.
 Trong tầng khí quyển có tác dụng hấp thụ của bầu khí quyển nên bức xạ mặt
trời yếu đi (do có sự hấp thụ tia bức xạ của các khí ba nguyên tử trở lên, hơi nước,
các hạt bụi…trong bầu khí quyển). Cường độ suy yếu của tia bức xạ phụ thuộc vào
chiều dài quãng đường xuyên qua khối không khí dài hay ngắn và được đặc trưng
bằng trị số m (air mas-hệ số khối không khí). Khi mặt trời chính Ngọ (12h trưa) thì
quãng đường đó là ngắn nhất. Trị số m phụ thuộc vào cao độ mặt trời, giờ trong
ngày, vĩ độ ɸ và bốn mùa trong năm, có thể tính:

Trong đó: αS- góc cao độ mặt trời.

Các góc mặt trời trên mặt phẳng nghiêng.


 Dưới điều kiện khí quyển vào mùa hè, trời trong, lúc 12 giờ, năng suất bức
xạ mặt trời chiếu đến bề mặt trái đất là cao nhất, lấy bằng 1000W/m 2. Tuy vậy
nhưng điều kiện này vẫn là lí tưởng, cho nên bức xạ thực trên bề mặt trái đất nhỏ
hơn trị số trên.
Câu 6 (5đ): Những lợi thế phát triển điện gió ở Việt Nam?
 Thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió là 20 năm và chi phí
khấu hao cho 1 MWh điện gió sẽ là 14 USD. Cộng thêm chi phí thường xuyên thì
tổng chi phí quản lý và vận hành sẽ nằm trong khoảng 48 - 60 USD/MWh - tương
đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả.
 Theo dự đoán, đến năm 2020, giá thành đầu tư của điện gió sẽ giảm đáng kể,
chỉ khoảng 600 USD/kW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể chỉ
còn khoảng 30 USD/MWh .
 Theo các nghiên cứu thì tổng tiềm năng lý thuyết về năng lượng gió ở Việt
Nam được đánh giá là trên 100.000 MW (tính với tốc độ gió từ 7 m/s trở lên).
Vùng lãnh thổ khai thác được có tổng diện tích chiếm gần 9% diện tích cả nước.
Câu 7 (5đ): Pin mặt trời là gì ? Trình bày hiệu ứng quang điện ?
- Pin mặt trời.
 Pin mặt trời là thiết bị biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt trời thành
điện năng.
 Pin năng lượng mặt trời (tạo thành các module hay các tấm năng lượng mặt
trời đơn lẻ) dễ lắp đặt, sử dụng và có thể kết nối với bộ chuyển đổi để hòa vào
mạng lưới điện.
 Chúng đặc biệt thích hợp cho các vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa
vươn tới, các vệ tinh quay xung quanh quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay...
- Hiệu ứng quang điện 
 Hiệu ứng quang điện là hiện tượng các electron bị bứt ra khỏi bề mặt vật liệu
(thường là kim loại) sau khi nhận năng lượng từ bức xạ điện từ có tần số lớn hơn
tần số ngưỡng của vật liệu. Các elcctron thoát ra được gọi là các quang điện tứ.
 Hiệu ứng này thường được gọi là hiệu ứng quang điện ngoài đế phân biệt
với hiệu ứng quang dẫn (hiệu ứng quang điện trong). Hiệu ứng quang điện ngoài
khá quen thuộc với chúng ta qua các thí nghiệm về tế bào quang điện.
 Hiệu ứng quang dẫn là hiện tượng thường xãy ra ở các vật liệu bán dẫn, khi
bức xạ điện từ có tần số lớn hơn tần số ngường của vật liệu và có các photon có
năng lượng lớn hơn (hoặc bằng) độ rộng vùng cấm của vật liệu chiếu vào làm kích
thích các electron chuyền từ vùng hóa trị lên vùng dẵn và làm thay đồi tính chất
điện của vật liệu đó.
 Hiệu ứng này ứng dụng đế chế tạo PMT, phototransistor, photodiode...

Hình 1: Hệ hai mức năng lượng.


 Xét một hệ hai mức năng lượng điện tử E 1<E2 (Hình 1) Ở chế độ bình
thường điện tử chiếm mức năng lượng thấp hơn là E 1. Khi nhận bức xạ mặt trời,
lượng tử ánh sáng photon có năng lượng hv (trong đó h là hằng số Planck h =
6,625.10-34 J.S ,v là tần số ánh sáng) bị điện tử hấp thụ và chuyển lên mức năng
lượng E2. Ta có phương trình cân bằng năng lượng: hv = E2-E1.
 Trong các vật thể rắn, do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử
vòng ngoài, nên các mức năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng sát
nhau và tạo thành các vùng năng lượng (Hình 2).

Hình 2: Các vùng năng lượng.


 Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy, khi ở trạng thái cân bằng
gọi là vùng hóa trị, mà mặt trên của nó có mức năng lượng E v. Vùng năng lượng
phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là vùng dẫn, mặt
dưới của vùng này có năng lượng là Ec. Cách ly giữa 2 vùng hóa trị và vùng dẫn là
một vùng có độ rộng với năng lượng Eg, trong đó không có mức năng lượng cho
phép nào của điện tử.
 Quan hệ giữa năng lượng và tần số của ánh sáng theo công thức của Albert
Einstein là: E = hv=hc/λ
Trong đó:
E- năng lượng các photon ánh sáng;
h- hằng số Plank h=6,6256.10-34 J;
c- vận tốc ánh sáng trong chân không c= 3.108 m/s;
V- tần số sóng ánh sáng, s-1;
λ- bước sóng ánh sáng, m
 Khi nhận bức xạ mặt trời, photon có năng lượng hv tới hệ thống và bị điện
tử ở vùng hóa trị thấp hấp thu và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện
tử tự do e-, để lại vùng hóa trị một lỗ trống có thể coi như hạt mang điện dương, ký
hiệu h+. Lỗ trống này có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.
 Hiệu ứng lượng tử của quá trình hấp thu photon ánh sáng có thể mô tả bằng
phương trình: Ev + hv > e- + h+
 Điều kiện để điện tử có thể hấp thu năng lượng của photon và chuyển từ
vùng hóa trị lên vùng dẫn, tạo ra cặp điện tử - lỗ trống là hv = hc/λ ≥ E g = Ec - Ev.
Từ đó có thể tính được bước sóng tới hạn λ c của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e - -
h+

 Trong thực tế các điện tử và lổ trống bị kích thích, e - và h+ đều tự phát tham
gia vào quá trình phục hồi, chuyển động đến mặt của các vùng năng lượng: điện tử
e- giải phóng năng lượng để chuyển đến mặt của vùng dẫn E c, còn lỗ trống h+
chuyển đến mặt của Ev, quá trình phục hồi chỉ xảy ra trong khoảng thời gian rất
ngắn 10-12 – 10-1 giây. Năng lượng bị tổn hao do quá trình phục hồi sẽ là: E ph =
hv-Eg.
 Eph chính là phần lớn hơn trong phương trình cân bằng năng lượng.
Câu 8 (5đ): Quy trình sản xuất Ethanol sinh học?
 Nguyên liệu là tinh bột, cellulo → thủy phân nhờ ezim → đường gluco →
phân hủy sinh học yếm khí → Bio-ethanol (C2H5OH).
 Bio- ethanol là nhiên liệu lỏng, dùng để thay thế xăng.
 Tách nước để tăng nồng độ ethanol: Sản phẩm bio-ethanol lên men chỉ đạt
cao nhất 97,1%. Để sử dụng, làm nhiên liệu thì phải tách thêm nước, tăng nồng độ
ethanol đạt mức 99,9%. Để tách nước dùng phương pháp chưng cất hoặc dùng chất
hút nước zeolite, rất tốn kém.
 Hiệu suất của quá trình sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu.
 Bio- ethanol ngày nay được sử dụng như một chất mang năng lượng tái tạo,
có khả năng thay thế hoàn toàn xăng từ dầu mỏ như là một nhiên liệu sinh học.
Câu 9 (5đ): Quá trình đốt rác thải đô thị để sản xuất điện ?
 Thường quá trình đốt xẩy ra trong lò thiêu. Lò thiêu rác cần có nhiệt độ cao
(>8500C) để phá hủy hết các chất hữu cơ độc hại. Nhiệt năng có nhiệt độ cao này
có thể sản xuất ra hơi nước có thông số cao (p = 40 bar, t = 4000C).
 Nhật Bản, Đan mạch, Thụy Điển là nước đi đầu trong công nghiệp đốt rác
để sản xuất điện năng. Trong các vùng của thế giới thì châu Âu có nhiều nhà máy
đốt rác sinh hoạt và công nghiệp để sản xuất điện năng nhất.
 Năm 2005, ở Đan mạch điện sản xuất từ đốt rác đạt trên 4,8% sản lượng
điện quốc gia và 13,7% sản lượng nhiệt cung cấp cho sưởi ấm. Ở Đan mạch người
ta tính ra cứ 1 tấn rác đô thị có thể sản xuất ra 0,67 MW điện và 2 MJ nhiệt. Như
vậy 4 tấn rác đô thị có thể thay thế 1 tấn dầu, hay 1,6 tấn than trong sản xuất điện
và nhiệt.
 Các nhà máy điện-nhiệt từ sinh khối nổi bật :
 Từ rơm: Simmering - Áo công suất 23MW và Monopoli - Ý công suất
12MW.
 Từ rác: Naestved - Đan mạch.
Câu 10 (5đ): Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục ngang ít cánh và loại 3 cánh ?
Đặc điểm của tua bin gió trục ngang hiện nay ?
- Ưu điểm:
 Hệ số công suất cao.
 Trong lượng hệ thống thấp hơn tuabin điện gió 3 cánh.
 Hệ số cao tốc (tip speed ratio) đạt đến 15-18 trong khi tuabin điện gió 3 cánh
chỉ đạt khoảng 5 đến 11
 Cánh quạt quay với tốc độ cao nên hệ thống thông số hoặc máy phát điện
không lớn như của tuabin điện gió 3 cánh.
 Số cánh quạt ít nên giá thành giảm.
- Nhược điếm:
 Lực tác động và lực xoắn không được phân bố đều nên độ bền của những
chi tiết cơ của tua-bin điện gió bị ảnh hưởng.
 Độ rung của hệ thống không ổn định.
 Độ ồn phát sinh cao.
 Tính thẩm mỹ và sự chấp nhận bị hạn chế vì hình dạng không đều.
- Đặc điểm của tua bin gió trục ngang hiện nay: là loại trục ngang 3 cánh đón gió
từ phía trước. Loại tua bin này có các đặc điểm sau:
 Công suất phát điện từ vài trăm w - nhiều MW.
 Dải vận tốc gió hoạt động từ 4 m/s - 25 m/s.
 Số vòng quay cánh quạt từ 20 - 40 vòng / phút.
 Đây là loại tua-bin gió có hiệu suất cao nhất.
 Thích hợp với nhiều vận tốc gió khác nhau.
 Hình dạng và kích thước lớn nên đòi hỏi chỉ số an toàn cao.
 Tuy có hệ thống điều chỉnh hướng để đón gió nhưng vẫn giới hạn ở 1 góc
quay nhất định nên chỉ thích hợp cho những nơi có vận tốc gió ổn định.
Câu 11 (5đ): Pin năng lương mặt trời được cấu tạo chủ yếu bằng vật liệu nào ?
Trình bày từng loại pin năng lượng mặt trời đơn, đa tinh thể và phim mỏng ?
 Vật liệu chủ yếu cấu tạo nên pin năng lượng mặt trời là silic dạng tinh thể.
Pin mặt trời được chia thành 3 loại: đơn tinh thể (monocrystalline), đa tinh thể
(polycrystalline) và pin mặt trời dạng phim mỏng.
 Loại đơn tinh thể (monocrystalline): Chúng được cắt từ các thỏi silic hình
ống, các tấm đơn tinh thể này có các mặt trống ở góc nối các module. Một tinh thể
hay tinh thể đơn (cell) sản xuất dựa trên quy trình điều chế silic đơn tinh thể. Silic
là một nguyên liệu quan trọng trong việc chế tạo các vật liệu bán dẫn. Đơn tinh thể
loại này có hiệu suất tới cao nên chúng thường rất đắt tiền.
 Loại đa tinh thể (polycrystalline): được làm từ các thỏi đúc-đúc từ silic nung
chảy cẩn thận được làm nguội và làm rắn. các modul đa tinh thể này có các mặt
trống ở góc nối các cell. Các tấm pin này thường rẻ hơn các tấm pin đơn tinh thể,
tuy nhiên thì hiệu suất của chúng kém hơn.
 Pin mặt trời dạng phim mỏng là dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ
silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể. Loại này là loại có hiệu suất thấp nhất,
tuy nhiên loại này giá thành rẻ nhất trong các loại vì không cần phải cắt từ thỏi
Silicon.
Câu 12 (5đ): Tiêu chuẩn đánh giá nhà máy điện gió ?
 Giá thành lắp đặt
 Hệ số công suất Cf
 Công suất nhà máy trên diện tích lắp đặt.
 Giá thành sản xuất 1 kWh điện.
 Ngoài ra còn chú ý đến các yếu tố:
+ Tổng chi phí đầu tư : C0Ʃ = Ct.PF
 Ct - Suất đầu tư: theo ước tính suất đầu tư điện gió tại Việt nam hiện
khoảng 22,00 -2500 USD/kw cho nhà máy công suất lớn và 4000 - 5000 USD/kW
cho nhà máy công suât nhỏ.
 PF: công suất nhà máy, kW
+ Điện năng sản xuất trong năm: E = PF.8760.CF
 E: điện năng sản xuất trong năm, kWh /năm
+ Doanh thu trong năm: B = E.p; đ/năm
 p: giá bán điện, đ/kWh
 CF = E/(8760.PF ) là hệ số công suất, phụ thuộc vào đặc điểm (loại tua bin
và các tổn thất công suất khác) và số giờ hoạt động trong năm. Thường lấy đối với
nhà máy trên đất liền CF= 25 - 40%, ở Việt nam thường là 35%, trên biển = 50 -
56%.
+ Các chi phí:
 Chi phí vận hành: 1,5% năm
 Chi phí sửa chữa 10 năm đầu: 1,8% năm
 Chi phí sửa chữaa 10 năm sau: 3,6% năm
 Thời hạn sử dụng 20-25 năm.
+ Lợi nhuận phát thải
 Lợi nhuận phát thải ( CERs) là một ưu điểm của nhà máy điện gió. Hiện
nay nhiều quốc gia đã đưa lợi nhuận này vào trong giá tài trợ cho các nhà máy điện
gió nhằm đảm bảo sự công bằng và khuyến khích đầu tư.
 Giá bán CERs phụ thuộc vào hệ số giảm phát thải của điện gió:
α=0,6855.10-3 [tấn CO2/kWh]
 Công thức tính khối lượng khí phát thải: CERs = α.E
 Công thức tính lợi nhuận phát thải: BCERs = Đơn giá x CERs
Câu 13 (5đ): Nêu các thông số kỹ thuật của một tấm pin năng lượng mặt trời ?
Cách ghép nối các tấm pin này trong thực tế?
- Thông số kỹ thuật của một tấm pin năng lượng mặt trời
 Cell: Pin đơn, kích thước l0x 10 cm; P = l,5 Wp; U hm =0,6V; Inm = 20-30
mA/cm2; khi t=250c, E = 1000W/m2.
- Cách ghép nối các tấm pin mặt trời trong thực tế.
 Module: PMT đơn ghép nối tiếp và song song ;1 module thường có 36 đến
72 pin đơn, tạo ra điện thế 12V, công suất 100 - 300 Wp.
 String (dãy): Nhiều module kết nối nối tiếp, số lượng module trong string
tùy thuộc vào điện áp yêu cầu của các thiết bị sử dụng.
 Array: Các tấm String ghép song song để tạo thành một Array có công suất
yêu cầu.
Câu 14 (5đ): Một hộ gia đình sử dụng một số thiết bị điện sau: Bóng đèn huỳnh
quang 18 Watt, chấn lưu điện tử sử dụng 4 giờ mỗi ngày. Quạt điện 60 Watt sử
dụng cho 2 giờ mỗi ngày. Tủ lạnh 75 Watt sử dụng 12 giờ mỗi ngày với máy nén
cơ. Hệ thống có điện áp 12 Vdc, module PV 110Wp. Xác định nhu cầu điện năng
tiêu thụ của PV?
- Tổng công suất sử dụng:
 Tổng điện năng ngày của phụ tải:
Etải=(18W x 4h) + (60W x 2h) + (75 W x 24 x 0,5 h)=1092 Wh/ngày
 Tổng điện năng ngày của phụ tải Eng: khi bù tổn thất của các tải với hệ số
chọn là 1,3:
Eng=Etải .1,3
 Quy ra công suất cần thiết cấp cho tải của PV:

τ: Số giờ nắng trung bình ở Hà Nội: τ =6,6 h/ngày


 Tính

Trong đó:

 Hệ số ảnh hưởng độ nghiêng tấm pin:


 Hệ số ảnh hưởng của cường độ bức xạ tại Hà Nội

Tra bảng 1.4 và 1.5:


 Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ làm việc:
Chọn nhiệt độ làm việc khi PV lắp trên dàn = 27 x 1,2= 32,40C

 Tính số modul PV: N (dàn PV không quay)


Vì vậy, hệ thống này phải được cung cấp ít nhất 4 mô đun PV: 110 Wp.
Câu 15 (5đ): Trình bày đặc tính làm việc của pin mặt trời ? Ảnh hưởng của cường
độ bức xạ và nhiệt độ đến pin mặt trời?
- Đặc tính làm việc của pin mặt trời:
 Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua hai thông số là điện áp hở
mạch lớn nhất V0c lúc dòng ra bằng 0 và dòng điện ngắn mạch I sc khi điện áp ra
bằng 0.

Hình 1: Đường đặc tính làm việc U − I của pin mặt trời.
 Công suất của pin được tính theo công thức: P =I.U
 Tại điếm làm việc U = U0c/I = 0 và U = 0 /1 = Isc , công suất làm việc của pin
cũng có giá trị bằng 0.
- Ảnh hưởng của cường độ bức xạ đến pin mặt trời.
 Ngoài ra do dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu sáng,
nên đường đặc tính V − I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào cường độ bức xạ
chiếu sáng.
 Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc với V = V MPP có
công suất lớn nhất thể hiện trên hình vẽ:
Hình 2: Sự phụ thuộc của đặc trưng V-A của pin mặt trời vào cường độ bức xạ
mặt trời.
 Điểm làm việc có công suất lớn nhất được thể hiện là điểm chấm đen to trên
hình vẽ. (đỉnh của đường cong đặc tính).
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến pin mặt trời.
 Điện áp hở mạch V0c phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính
VA của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của pin.

Hình 3: Sự phụ thuộc của đặc tính của pin mặt trời vào nhiệt độ của pin.
Câu 16 (5đ): Nêu các thông số đặc trưng về gió cần chú ý khi lựa chọn vị trí nhà
máy điện gió ? Việc lựa chọn địa điểm và các ảnh hưởng của chướng ngại vật ?
- Các thông số đặc trưng về gió cần chú ý khi lựa chọn vị trí nhà máy điện gió.
Khi chọn địa điểm lắp đặt cần thiết phải chú ý là các số liệu về gió tại địa
phương. Tuabin gió chỉ thực sự có hiệu quả kinh tế ở những vùng có tốc độ gió
tương đối mạnh. Những số liệu sau đây về gió là chính:
 Vận tốc gió trung bình ngày, tháng, năm.
 Tần suất gió mạnh yếu. Tốc độ gió lớn nhất.
 Năng lượng có thể sản xuất ra trong tháng, năm.
 Hướng gió.
- Việc lựa chọn địa điểm.
 Địa điểm đặt nhà máy phải có tốc độ gió trung bình cao nhất trong địa
phương. Cần chú ý đến đặc tính gió địa phương như: gió mạnh theo mùa, gió địa
hình có tốc độ cao hơn gió trung bình của địa phương đó rất nhiều.
 Ngoài ra còn chú ý đến độ nhám bề mặt: Do có ma sat nên gió trên cao
mạnh hơn gió bề mặt rất nhiều. Cây cối, nhà cửa... là những yếu tố làm giảm tốc
độ gió. Tỷ lệ tăng tốc độ gió theo độ cao phụ thuộc rất nhiều vào độ nhám bề mặt.
- Ảnh hưởng của chướng ngại vật
 Vị trí tốt là các đồi cao, nơi thông thoáng, hướng về phía biển, không nên
đặt sát rìa vách đứng núi đá.. .Không nên đặt nhà máy ở những nơi hay có mưa đá,
nhiều giông bão. Các chướng ngại vật như nhà cao tầng, cây cối cao. Đặt nhà máy
trên biển thì gió mạnh và đều hơn trên đất liền. Ngoài ra cần chú ý điều kiện hạ
tầng như đường vận chuyển trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, vị trí nối mạng
điện..
 Tác động của vật cản cũng can chú ý, thường tính tác động các vật cản trong
vòng 1 km. Đối với các công viên điện gió thì cần chú ý khoảng cách giữa các tua
bin để tránh gió ảnh hưởng lẫn nhau, mức độ thất thoát này cho phép trong tính
toán là 5%.
 Thủ tục và khả năng thương lượng với chính quyền địa phương để có giấy
phép đầu tư cũng là điều cần lưu ý.
Câu 17 (5đ): Trình bày điểm MPP và hiện tượng “điểm nóng” ở pin năng lượng
mặt trời ?
- Điểm MPP ở pin năng lượng mặt trời.
 Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc với V = V Mpp có
công suất lớn nhất thể hiện trên hình sau:
Hình 1: Đường đặc tính MPP.
 Điểm làm việc có công suất lớn nhất được thể hiện là điểm chấm to trên
hình vẽ. (đỉnh của đường cong đặc tính).
 MPPT (Maximum Power Point Tracker) là phương pháp dò tìm điểm làm
việc có công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển
chu kỳ đóng mở khoá điện tử dùng trong bộ DC/DC.
- Hiện tượng “điểm nóng” ở pin năng lượng mặt trời.
 Xảy ra khi việc ghép nối các tấm pin không giống nhau, tức là khi các thông
số Isc, V0c, Popt của các module pin khác nhau.
 Đây là hiện tượng tấm pin yếu hơn (tức là pin kém chất lượng hơn so với
các pin khác trong dàn hoặc khi nó bị che nắng trong khi các pin khác trong dàn
vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ hoàn toàn công suất điện do các tấm pin khỏe hơn
phát ra và làm cho công suất điện mạch ngoài bằng 0.
 Phần năng lượng điện tấm pin yếu nhận được từ tấm pin khỏe hơn sẽ biến
thành nhiệt, làm nóng tấm pin này lên và có thể dẫn tới hư hỏng.
 Hiện tượng điểm nóng này chỉ xảy ra trên các pin yếu hơn các pin khác
trong hệ, dẫn tới sự hư hỏng hệ hay làm giảm đáng kể hiệu suất biến đổi quang
điện của hệ.
Câu 18 (5đ): Trình bày cách tính các thông số trong nhà máy điện gió ?
 Tính công suất điện tuabin: Ptb = Pg.ηmp.ηTB
Trong đó:
 pg - Công suất tua bin khi chỉ tính tổn hao do động lực dòng gió.
 ηmp= 0,95 - hiệu suất máy phát.
 ηtb= 0,86 - hiệu suất cơ năng tổng của tua bin.
 Các vận tốc cần thiết của một tua bin:
 Tốc độ gió định mức: Vđm = ( 1,1 - 1,3).v
 Tốc độ gió khởi động: Vkđ = (0,4 - 0,5).v
 Tốc độ gió dừng máy: Vd = (2,2 - 2,4).v
 Tốc độ gió chịu đựng của tua bin (>10s): vc = (l,7 - 2,0).vd
Với v- tốc độ gió trung bình; m/s
Chú ý: Tốc độ gió định mức dùng để tính công suất hoạt động của tua bin lớn hơn
tốc độ gió trung bình là do: tốc độ gió làm việc của tua bin từ tốc độ gió khởi động
đến tốc độ dừng máy, cho nên khác với tốc độ gió trung bình. Điều khác biệt đó
được thông qua hệ số công suất CF để hiệu chỉnh. Vì vậy khi tính toán công suất
hoạt động của tua bin phải sử dụng tốc độ gió định mức và hệ số công suất CF.
 Đồ thị đặc tính công suất cùa tuabin gió:
 Các nhà sản xuất thường đánh giá công suất xuất xưởng của tua bin gió
trong điều kiện là tốc độ gió từ 12-15 m/s và số giờ hoạt động 4000h/năm.

Hình 1: Đường đặc tính lý thuyết tuabin gió.


Câu 19 (5đ): Nêu cách tính dung lượng dàn pin?
 Tính phụ tải điện theo yêu cầu
 Các loại tải T1,T2,T3.., công suất các tải P1,P2,P3 …, thời gian sử dụng τ1,τ2,τ3.
 Tổng điện năng cần cung cấp cho các tải hàng ngày:
Etải = P1. τ1 + P2. τ2 + P3.τ3 + ….. Wh/ngày
 Tổng công suất ngày của phụ tải: khi có bù tổn thất ở các tải với hệ số chọn
là 1,3:
Eng=Etải .1,3
 Tính công suất điện năng cần thiết cấp cho tải của PV:
Pcấp = Eng/τ
τ - Số giờ nắng trung bình ở địa phương lắp PV; h/ng
Câu 20 (5đ): Các thành phần chính có trong tua bin gió trục ngang ?

Câu 21 (5đ): Trình bày hệ thống pin mặt trời nối lưới?
 Đây là hệ PV được kết nối với lưới điện. Có 2 loại: loại không có ac- qui để
dự trữ điện và loại có ác qui dự trữ điện.
 Hệ thống không có ắc qui dự trữ điện năng là loại đơn giản nhất, giảm chi
phí đầu tư và giảm độ phức tạp cho người dùng nên đang được sử dụng rộng rãi
nhất.
 Hệ thống nối lưới có ắc qui cho phép tự duy trì hoạt động của tải bằng
nguồn năng lượng dự trữ và đồng thời cũng có thể cấp phần năng lượng khi dư
thừa vào lưới điện để bán.
 Hệ quang điện mặt trời có thể trở thành một phần của lưới điện lớn. Cấu trúc
của hệ còn phụ thuộc vào quy mô của hệ và đặc tính phụ tải sử dụng. Khi hệ quang
điện được mắc với lưới, nguồn công suất có hai chiều hướng. Lưới sẽ hấp thụ
nguồn điện mặt trời và sẽ cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ khi mà hệ PV không
thể sinh ra điện vào thời gian yếu ánh sáng hoặc ban đêm. Đây là hình thức đang
được khuyến khích phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.
 Biến tẩn sử dụng trong hệ thống nối lưới là loại biến tẩn hòa lưới. Công suất
của biến tẩn chỉ cần bằng với công suất của dàn PV mà nó kết nối. Nguyên lý làm
việc là: biến tần lấy tín hiệu điện áp và tần số của lưới, sau đó so sánh với chỉ số
điện áp và tần số dòng AC của PV, nếu sự khác biệt nằm trong phạm vi cho phép
thì quá trình hòa lưới tiến hành, nếu khác biệt lớn hay lưới mất điện, sự cố thì sẽ
không kết nối để đàm bảo an toàn. Dòng điện DC vào biến tần thường có khoảng
điện áp và dòng điện lớn. Dòng AC ra có thể là 1 pha hay 3 pha, dạng sóng chuẩn
và tần số phù hợp với lưới điện. Khi hoà lưới nhiệm vụ của biến tần là phải kiểm
soát sự đồng bộ của các thông số này
Câu 22 (5đ): Trình bày phương pháp đốt sinh khối liên kết?
 Đốt liên kết, kết hợp sinh khối với than để tạo năng lượng, có lẽ là phương
pháp sử dụng tích hợp tốt nhất sinh khối vào hệ thống năng lượng dựa trên nhiên
liệu hóa thạch.
 Trong quá trình đốt liên kết, sinh khối bắt nguồn từ gỗ và cây cỏ (thảo mộc)
như gỗ dương (poplar), liễu (willow), cỏ mềm (switchgrass), có thể được trộn một
phẩn vào nguyên liệu cho nhà máy điện than thông thường. Trong quá trình này,
sinh khối có thể chiếm tỷ lệ 1% - 15% tổng năng lượng của nhà máy điện than.
Trong các nhà máy dạng này, sinh khối cũng được đốt trực tiếp trong lò, tương tự
như than.
 Phương pháp đốt liên kết có một lợi thế kinh tế tương đối rõ ràng, do kinh
phí đẩu tư chủ yếu chỉ là để trang bị một lò đốt liên kết mới hoặc nâng cấp lò đốt
hiện tại trong nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, tức là có chi phí thấp hơn nhiều
so với xây dựng một nhà máy điện sinh khối.
 Công nghệ đốt liên kết đem lại nhiều tác động tích cực đến môi trường, bao
gồm việc giảm tỷ lệ khí NOx và SOx, khói công nghiệp, mưa axít, và ô nhiễm tầng
ozone.
 Việc đốt liên kết sinh khối-than cũng giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
Tuy rằng phương pháp đốt liên kết không có lợi thế gì hơn về mặt môi trường so
với các phương pháp "thuần túy sinh học" khác (vốn giảm tỷ lệ khí thải độc hại
xuống đến gần ... không), nhưng nó lại có mặt khả thi rất lớn vì kỹ thuật hỗ trợ cho
phương pháp này là tương đối đơn giản và hầu như có sẵn, do đó việc áp dụng có
thể được thực hiện tức thời.
 Nói cách khác, phương pháp đốt liên kết có thể được xem là một lựa chọn
tuyệt vời cho việc thúc đẩy tiến tới sử dụng rộng rãi năng lượng sinh khối. Phương
pháp đốt liên kết hiện đang được chú ý quan tâm đặc biệt tại các quốc gia như Đan
Mạch, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Câu 23 (5đ): Tình hình sử dụng Pin mặt trời tại Việt Nam ?
 Việt Nam hiện đã có 88 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 6.000
MW đã hòa vào lưới điện quốc gia. Điện mặt trời chiếm khoảng 10% tổng sản
lượng điện cả nước, lớn hơn nhiều so với quy mô dự kiến theo quy hoạch điện điều
chỉnh cho năm 2020 là 850MW và năm 2025 là 4.000MW.
 Hơn 5000 hộ dân vùng sâu, vùng xa đã được điện khí hóa bằng các hệ thống
điện mặt trời gia đình, 8500 người được sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc.
 Hàng trăm làng ĐMT, trạm ĐMT nhà văn hóa, trạm thu vệ tinh, trạm thông
tin viễn thông ĐMT ra đời. Hàng nghìn đèn báo hàng hải, đường thủy, trạm hải
đăng đà được khai thác và phục vụ hiệu quả nhờ ĐMT. Tuy vậy việc nghiên cứu
ứng dụng pin mặt trời ở nước ta nói chung vẫn còn ở mức thấp, quy mô nhỏ, phân
tán.
 Hệ thống năng lượng sạch tại Quần đảo Trường Sa phân bổ khắp 33 đảo nổi,
đảo chìm lớn nhỏ và 15 nhà giàn, với hơn 5.700 tấm pin năng lượng mặt trời, 130
tua bin gió, 60 đèn tìm kiếm và hơn 1000 đèn LED, chỉ sau gần 1 năm thi công.
Câu 24 (5đ): Trình bày công nghệ đốt sinh khối trực tiếp?
 Có 2 phương pháp đốt sinh khối rất phổ biến là đốt trên ghi và đốt tầng sôi
(sinh khối khối cháy khi đang bay lơ lửng) và được vận dụng ở hầu hết các nhà
máy điện năng lượng sinh khối.
 Cả 2 dạng hệ thống này đều đốt trực tiếp các nguồn nguyên liệu sinh học để
tạo hơi nước dùng quay tua-bin máy phát điện trong nhà máy nhiệt điện.
 Khi được sử dụng để đốt trực tiếp trên ghi, sinh khối phải được hun khô, cắt
thành mảnh vụn, hay ép thành bánh.
 Để có hiệu suất cao, nhà máy điện sinh khối thường kết hợp cung cấp điện
và nhiệt. Nhà máy dạng này còn được gọi là trung tâm nhiệt điện.
 Sau năm 1992, nước Anh đã tổ chức sử dụng hầu hết rơm rạ để đốt tạo ra
điện năng trong các nhà máy nhiệt điện đốt rơm rạ. Một nhà máy điện dùng nhiên
liệu là rơm rạ đã xây dựng từ năm 2000, công suất 36 MW, tại Cambridger -Anh.
Hàng năm nhà máy tiêu thụ 2000 tấn rơm của các nông trại trong vòng bán kín 80
km. Để có hiệu quả cao thông thường kết hợp đốt rơm với khí thiên nhiên. Ngoài
ra tro của rơm còn được làm phân bón vì giàu cali, phosphate.
Câu 25 (5đ): Tình hình sử dụng nhiệt năng mặt trời tại Việt Nam ?
 Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng nhiệt Mặt trời ở Việt Nam cho đến
hiện nay thường tập trung vào các lĩnh vực như cung cấp nước nóng dùng trong
sinh hoạt và sấy ở qui mô nhỏ.
 Các hoạt động khác như nấu ăn, chưng cất nước, làm lạnh,... có được chú ý
đến nhưng vẫn còn ở qui mô lẻ tẻ, chưa đáng kể.
 Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng rất đáng kể về năng lượng mặt trời,
nhưng tỷ trọng của ứng dụng năng lượng mặt trời trong cán cân năng lượng chung
của toàn đất nước vẫn còn rất nhò bé.
 Về các ứng dụng nhiệt năng lượng mặt trời ở Việt nam có thể kể đến hai lĩnh
vực chính sau:
 Đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời
- Hiện nay ở Việt Nam hiện có khoảng 100 công ty chuyên kinh doanh về máy
nước nóng năng lượng mặt trời và các sản phẩm, thiết bị dùng năng lượng mặt
trời.
- Điều đó cho thấy, tuy xuất hiện trễ nhưng do những ưu điểm nổi trội như tính
an toàn, hiệu quả kinh tế cao và tính thân thiện với môi trường mà máy nước
nóng năng lượng mặt ười đà dễ dàng dành được sự đón nhận của nhiều người
tiêu dùng Việt Nam.
 Sấy bằng năng lượng mặt trời
- Sấy mặt trời chủ yếu được tập trung trong việc sấy nông sản, cụ thể là các mô
hình sấy thóc lúa bằng NLMT.
- Hiện đang có một vài dự án triển khai các bếp mặt trời cho đồng bào ờ các
vùng sâu, vùng xa. Phương án thường được sử dụng là chảo parabol.
Câu 26 (5đ): Năng lượng sinh khối là gì? Đặc điểm của nguồn năng lượng sinh
khối?
- Năng lượng sinh khối
 Là một thuật ngữ có ý nghĩa bao hàm rât rộng dùng để mô tả các vật chất có
nguồn gốc sinh học vốn có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng.
 Với định nghĩa như vậy, sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công
nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những bã nông nghiệp và lâm nghiệp.
Sinh khối cũng bao gồm cả những vật chất được xem như chất thải từ xã hội con
người như chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn nước uống, bùn, nước cống, phân
bón, sản phẩm phụ gia (hữu cơ) công nghiệp thực phẩm và các thành phẩn hữu cơ
của chất thải sinh hoạt.
- Đặc điểm của nguồn năng lượng sinh khối
 Sinh khối được phân bổ đồng đều hơn trên bề mặt Trái Đất so với các nguồn
năng lượng nhất định khác (nhiên liệu hóa thạch...), và có thể được khai thác mà
không cần đòi hỏi đến các kỹ thuật hiện đại phức tạp và tốn kém.
 Nó tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên toàn
thế giới tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc lập.
 Đây là một giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện tình
hình thay đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
 Sinh khối sử dụng trong công nghiệp thì có tác động tích cực đối với môi
trường, tuy nhiên tình trạng thoát khí kém và việc sử dụng các lò đốt (lò nấu) có
hiệu suất kém làm tăng độ ô nhiềm không khí trong nhà ở và gây ra hiểm họa về
sức khỏe rất lớn đổi với người dân sống trong các khu vực nông thôn, kém phát
triển.
Câu 27 (5đ): Trình bày việc sử dụng sinh khối để sản xuất nhiệt truyền thống ?
 Cho đến ngày nay, có khá nhiều kỹ thuật đốt sinh khối để sản xuất điện -
nhiệt năng.
 Các công nghệ phổ biến nhất bao gồm: đốt trực tiếp hoặc tạo hơi nước thông
thường, đốt kết hợp, sản xuất điện từ khí thải bãi chôn lấp rác, đốt nhiệt phân.
 Quá trình khai thác sinh khối để tạo nhiệt có một lịch sừ rất lâu dài và vẫn
tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong xà hội loài người trong thời kỳ hiện đại.
 Nhiệt lượng từ việc đốt sinh khối được sử dụng để đốt sửa ấm, để nấu chín
thức ăn, để đun nước tạo hơi...
 Thành phần năng lượng trong sinh khối khô (dry biomass) dao động tự
7.000 Btu/lb (rơm) cho đến 8.500 Btu/lb (gỗ).
 Một ví dụ so sánh: để nấu một bữa ăn thì cần khoảng 10.000 Btu, trong khi
đó một gallon xăng thì tương đương 124.884 Btu.
Câu 28 (5đ): Các bộ phận căn bản của một hệ thống điện gió quy mô nhỏ?
 Các hệ thống năng lượng gió quy mô nhỏ/hộ gia đình thông thường bao
gồm: một rotor, một máy phát gắn trên khung, đuôi lái, một cột tháp, hệ thống dây
điện.
 Một số thành phần khác như: Bộ điều khiển, inverter, và/hoặc hệ thống lưu
trữ.
 Thông qua chuyển động quay của cánh tuabin gió, rotor nhận động năng từ
gió và chuyển đổi năng lượng này thành chuyển động quay cho máy phát, tạo ra
năng lượng điện xoay chiều (tần số và điện áp biến đổi), sau đó năng lượng điện
này được biến đổi thành điện năng AC có các thông số phù hợp với điện lưới.
Câu 29 (5đ): Trình bày phương pháp nhiệt hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học
dạng khí C0+H2?
 Ngày nay quá trình khí hóa sinh khối rắn (củi, gỗ phế liệu, dăm bào, mùn
cưa…) được áp dụng để thu nhiên liệu khí trong sản xuất điện và nhiệt kết hợp,
nhằm cung cấp điện cho các khu vực có công suât tiêu thụ dưới 10 MW.
 Đây là quá trình có hiệu quả rất cao so với quá trình đốt trực tiếp. Nguyên
liệu là phế thải, phế liệu chứa carbon (gổ củi mùn cưa...). Khí hỏa là đốt cháy
không hoàn toàn (thiếu oxy) ở nhiệt độ từ 1100 -13000C trong lò tạo gaz.
 Sản phẩm là khí C0, H2 có thể thay thế khí thiên nhiên trong việc làm nhiên
liệu động cơ đốt trong, tua-bin khí, tua-bin hơi, đặc biệt cho pin nhiên liệu.
 Cho đến nay, quá trình khí hóa vẫn chưa được ứng dụng rộng trong thực tế
mà chỉ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm kỳ thuật. Các lò chuyển đổi sinh khối rắn
thành khí xẩy ra ơ một môi trường mà tại đó sinh khối rắn phân hủy chuyển thành
khí dễ cháy.
 Quá trình này có thuận lợi hơn so với việc đốt trực tiếp. Khí sinh học có thể
được làm sạch và lọc để phân loại và tách các hợp chất hóa học có hại. Các quá
trình trong lò tạo gaz.
 Vùng cháy (Oxidation): C + 02 + nhiệt lượng (900 - 13000C)
 Vùng khử (Reduction): C02 => C0 + thu nhiệt (600 - 9500C)
 Vùng nhiệt phân (Pyrolysis): C0 + H20 => C02 + H2 + nhiệt lượng (400 -
6000C)
 Vùng sấy khí (Drying): (200 - 4000C)
Câu 30 (5đ): Khái niệm năng lượng gió ? Phân loại gió, tốc độ, hướng và cấp độ
gió?
- Khái niệm năng lượng gió: là động năng của không khí di chuyển ưong bầu khí
quyển của quả đất.
- Phân loại gió: có ba loại gió chính:
 Gió toàn cầu: gió toàn cầu gây ra do sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không
khí, thổi ở độ cao khoảng 1000m so với mặt đất. Loại gió này không là nguồn năng
lượng điện gió.
 Gió bề mặt: gió thổi trên bề mặt đất cho đến độ cao khoảng 100m. Loại gió
này phụ thuộc vào trạng thái địa hình mặt đất, hướng gió có thể khác với hướng
gió trên cao, là loại gió để sản xuất điện gió.
 Gió địa phương: là gió biển và gió gần bờ, được sử dụng cho điện gió.
- Tốc độ gió: được đánh giá bằng m/s hay km/h. ở Mỹ và một sổ nước phương tây
còn dùng knos= hải lỷ/h hay mph = Mile/h (dặm/h)
 Quan hệ: 1 knos=l ,852 km/h=0,514 m/s
 1 mph= 1,609344 km/h=0,809 knos
- Hướng gió: là phương mà từ đó gió thổi tới điểm quan trắc. Hướng gió được
biểu thị bằng phương vị - đông, tây, nam, bẳc hay theo góc từ 00 – 3600, theo chiều
kim đồng hồ, lấy hướng Bắc làm gốc.
Câu 31 (5đ): Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của PMT bán dẫn Silic tiếp xúc p-n?
- Cấu tạo của PMT bán dẫn Silic tiếp xúc p-n: thường có 3 lớp cơ bản sau:
 Lớp cửa sổ: thường là lớp n-Si, lớp này yêu cầu có bề dày nhỏ. Dựa trên các
kết quả thực nghiệm, người ta nhận thấy độ linh động và độ dài khuếch tán của lỗ
trống trong bán dẫn loại n (cùa Silic) thấp hơn độ linh động và độ dài khuếch tán
của electron trong bán dẫn loại p xét cùng mức pha tạp. Do vậy, cặp electron – lỗ
trống mới sinh thành ở lớp n có thời gian sống rất thấp, chúng nhanh chóng tái hợp
với nhau và với cả các lỗ trống phun từ lớp p sang dẫn đến giám hiệu suất của
PMT, do vậy người ta cần giảm độ dày của lớp n đến một mức độ thích hợp.
Người ta có thế thay lớp n-Si này bằng một lớp bán dần loại n khác.
 Lớp hấp thụ: Do lớp n yêu cầu phải mỏng nên lớp p cần được thiết kế dày
hơn đế hấp thụ và chuyền hóa phần lớn photon tới, qua đó đảm bảo hiệu suất của
PMT.
 Các lớp điện cực: có tác dụng chuyển điện tích về bộ lưu điện hoặc chuyển
trực tiếp ra tải, lớp này cần có độ truyền qua cao và tạo được tiếp xúc Ohmic với
các lớp bán dẫn để không làm giảm hiệu suất của pin.
- Nguyên lý hoạt động của PMT bán dẫn Silic tiếp xúc p-n:
 Khi chiếu bức xạ điện từ có năng lượng thích hợp vào PMT sẽ kích thích các
electron chuyển lên vùng dẫn và đề lại các lỗ trống ở vùng hóa trị, hiện tượng này
được gọi là “quang sinh” (photo-generation). Các lỗ trống (hạt tải thiếu số) sinh ra
ở lớp n sẽ có nồng độ tăng lên đáng kể, sẽ bị cuốn sang lớp p và ngược lại, các
electron (hạt tải thiếu số) sinh ra ở lớp p có nồng độ tăng lên đáng kể sẽ bị cuốn
sang lớp n do điện trường nội Ebi.
 Như vậy, dòng bên trong PMT là dòng chuyển dời của những hại tải thiếu số
qua lớp chuyển tiếp, được phân tách bởi điện trường nội sinh ra do chuyển tiếp p -
n. Sau một thời gian, các electron sẽ tích tụ về phía n và các lỗ trống sẽ tích tụ về
phía p càng lúc càng nhiều, lúc này nếu ta nối PMT vào mạch tài, một dòng điện sẽ
được tạo ra do sự tái hợp electron và lỗ trống thông qua mạch tải, PMT lúc này trờ
thành một nguồn điện một chiều.
Câu 32 (5đ): Trình bày tổng quan về địa nhiệt?
 Địa nhiệt là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất.
 Nguồn năng lượng nhiệt này tập trung ở vùng vỏ trái đất. Cùng với sự tăng
nhiệt độ khi đi sâu vào vỏ Trái Đất, nguồn nhiệt lượng liên tục từ lòng đất này
được ước đoán tương đương với một khoảng năng lượng cở 42 triệu MW.
 Địa Nhiệt là một nguồn nhiệt năng gần như vô tận và được liệt vào dạng
năng lượng tái tạo.
 Nguồn nhiệt lượng này được chuyển lên mặt đất qua dạng hơi hoặc nước
nóng khi nước chảy qua đất đá nóng. Nhiệt lượng thường được sử dụng trực tiếp,
ví dụ như hệ thống điều hòa nhiệt độ (bơm địa nhiệt), hoặc chuyển thành điện năng
(nhà máy nhiệt điện).
 Địa nhiệt là dạng năng lượng sạch và bền vững. So với các dạng năng lượng
tái tạo khác như gió, thủy điện hay điện mặt trời. Địa nhiệt không phụ thuộc vào
các yếu tố thời tiết và khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số công suất rất cao,
nguồn địa nhiệt luôn sẵn sang để cung ứng cho chúng ta sử dụng.
 Hiện nay đã có hơn 30 quốc gia trên thế giới đã khai thác tổng cộng 12.000
MW địa nhiệt cho các ứng dụng trực tiếp và sản xuất hơn 8.000 MW điện.
 Các nhà máy địa nhiệt có giới hạn công suất từ 100 kW cho đến 100 MW,
phụ thuộc vào nguồn năng lượng vào nhu cẩu điện năng. Kỹ thuật này rất thích
hợp cho điện khí hóa nông thôn và các ứng dụng mạng lưới mini (mini-grid), bên
cạnh ứng dụng trong việc hòa mạng quốc gia.
 Tại các quốc gia có nguồn tài nguyên eo hẹp hoặc có điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, địa nhiệt điện có thể đóng một vai trò rất hữu dụng.
 Các ứng dụng trực tiếp của địa nhiệt có thể góp phần tăng đáng kể sản lượng
nông nghiệp và ngư nghiệp (nuôi trồng thủy hải sản) và cung cấp nhiệt cho các quá
trình xử lý công nghiệp phụ trợ.
 Nguồn địa nhiệt được xem là đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang
phát triển mà lại không có các nguồn tài nguyên năng lượng như than, dầu và khí
tự nhiên.
Câu 33 (5đ): Tiềm năng nguồn nguyên liệu tạo ra năng lượng sinh khối tại Việt
Nam?
 Tiềm năng của năng lượng sinh khối trong mối tương quan với dạng nhiên
liệu gỗ được tóm tắt nhự sau:
 Từ rừng tự nhiên: khoảng 41 triệu tấn/năm
 Từ rừng phân tán, cây bụi v.v...: khoảng 35 triệu tấn/năm
 Từ rừng trồng: khoảng 1-2 triệu tấn/năm
 Từ nhừng cây rải rác: khoảng 8-10 triệu tấn/năm
 Lượng nhiên liệu gỗ tổng cộng khoảng 75-80 triệu tấn/năm, tương đương
với 26-28 triệu tấn dầu/năm.
 Năng lượng sinh khối từ rơm rạ, trấu, cỏ, lá, mùn cưa và các chất thải nông
nghiệp khác khoảng 30 triệu tấn/ năm tương đương với 10 triệu tấn dầu/năm.
 Năng lượng sinh khối từ bã mía để sản xuất điện là khá lớn.
 Nguồn sinh khối để sản xuất nhiên liệu sinh học tương đối dồi dào. Các loại
dầu thực vật và động vật như dầu dừa, dầu cọ, dầu hạt bông vài, bông gòn, hạt cao
su, các loại mỡ cá ba sa, cá tra,., là các loại không sử dụng làm thực phẩm.
 Các khảo sát cho thấy các loại cây nhiên liệu sinh học mới như cây jatropha,
vi tảo có thể phát triển ở nhừng vùng khô cằn, các ao hô nước ngọt, nước mặn.
 Đặc biệt việc sàn xuất bio-ethanol từ sắn đã được qui hoạch và sản xuất đại
trà ở một số địa phương, hiện có 8 nhà máy sản xuất bio-ethanol đã đi vào hoạt
động và đã có nhiều địa phương thực hiện tiêu dùng xăng E5.
Câu 34 (5đ): Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của tua bin gió máy phát
điện IG?
- Cấu tạo của hệ thống tuabin gió:
 Cánh quạt.
 Hộp số.

 Máy phát điện IG: Máy phát điện không đồng bộ rotor lồng sóc.
 Soft starter: Bộ khởi động mềm.
 Tụ lọc.
 Máy biến áp.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống tua bin gió máy phát điện IG.
 Động cơ IG là động cơ cảm ứng không đồng bộ. Ban đầu dòng điện được
đưa vào máy biến áp qua bộ khởi động mềm cấp điện cho 3 cuộn dây của stator
(đặt lệch nhau 120° điện trong không gian), tạo ra từ trường quay lúc này máy
chạy chế độ động cơ, quay với tốc độ n1.
 Nếu năng lượng gió đủ mạnh làm quay rotor qua hộp số đạt tốc độ n 2>n1 sẽ
tạo ra năng lượng điện phát về lưới, trong lúc chạy chế độ máy phát thì điện từ lưới
vẫn cấp cho động cơ tạo từ trường quay.
 Khi cánh quạt quay, qua hộp số để tăng tốc độ quay phụ thuộc vào tỷ sổ
truyền để lảm máy có thể đạt tốc độ từ trường và phát ra điện. Do vậy tốc quay của
máy phát giữ theo tốc độ định mức.
 Bộ tụ bù dùng để bù công suất phản kháng Q cho hệ thống, vì phải cung cấp
cho máv phát.
Câu 35 (5đ): Các đặc trưng cơ bản của Thủy triều?
 Chu kỳ triều: Là khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một ngày [s,
h]
 Thời gian triều dâng: Là khoảng thời gian từ chân triều đến lúc đạt đỉnh triều
kế tiếp.
 Thời gian triều rút: Là khoảng thời gian từ đỉnh triều đến lúc đạt chân triều
kế tiếp.
 Biên độ triều: Là hiệu số độ cao của đỉnh triều và chân triều của một chu kỳ
triều.
 Độ lớn triều: Là hiệu số độ cao của mực nước triều cao nhất và thấp nhất
trong ngày.
 Dòng triều: Là dòng chuyển dịch ngang có tính chất tuần hoàn của các phần
tử nước mà tốc độ và hướng biến thiên trong ngày quan hệ với chu kỳ và biên độ
thủy triều.
 Các đặc trưng của dòng triều:
 Lưu lượng triều: Là lưu lượng nước đi qua một mặt cắt sông trong 1 giây.
 Tốc độ dòng triều: v= Q/A ;[m/s]
Trong đó: A - Là mặt cắt ngang sông; m2
Q – Là lưu lượng triều; m3/s
 Quá trình dòng triều: Là sự thay đổi tốc độ hoặc lưu lượng theo thời gian
Q(τ) hay v(τ).
 Tổng lượng triều: Là lượng nước chảy qua mặt cắt nào đó trong một thời
gian nhất định.
 Dòng triều vùng ven bờ và cửa sông: Chịu ảnh hướng của địa hình ven bờ và
mực nước, dòng chảy của nước sông. Các sóng triều bị biến dạng do các ma sát
đáy sông, bờ biển. Do địa hình lòng sông cao dần và bị thu hẹp, cản trở sự di động
của dòng triều; khi triều lên ngược với hướng chảy của sông nên tốc độ triều giảm.
 Mực nước triều: Là quá trình dao động của mực nước triều so với mức
chuẩn theo thời gian trong ngày.
 Triều cường, triều kém: trong nửa tháng âm lịch (từ ngày 1 hay 15) có 3-5
ngày triều cường, 4-5 ngày tiếp triều thấp dần, 3-5 ngày triều kém, 4-5 triều cao
dần.
 Phân loại: Bán nhật triều đều; Bán nhật triều không đều; Nhật triều đều và
Nhật triều không đều.
Câu 36 (5đ): Tiềm năng địa nhiệt tại Việt Nam?
 Địa nhiệt tại Việt Nam đã xác định được khoảng 300 nguồn nước nóng phân
bố trên cả nước, trong đó hơn 60 nguồn nước nóng có nhiệt độ trên 500C.
 Phần lớn các nguồn nước nóng này tập trung ở các khu vực chịu ảnh hưởng
của các hoạt động tân kiến tạo, như tại khu vực đứt gãy Sông Đà, Tử Lê, Hà Nội,
An Khê, Sông Ba, Đà Lạt và sông Cửu Long.
 Các hoạt động kiến tạo và nguồn địa nhiệt có quan hệ mật thiết với sự hiện
diện của các đứt gãy và với các khu vực có hoạt động địa chấn mạnh (Tây Bắc),
đặc biệt là tại khu vực núi lửa Tử Lê và ở các khu vực có các hoạt động magmatic
mới, như tại Nam Trung Bộ và khu vực núi lửa plutonic Đà Lạt.
 Địa nhiệt tại Việt Nam chỉ mới được sử dụng trong các ứng dụng trực tiếp,
trong khi đó vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về tiềm năng phát triển địa nhiệt điện
(trừ tại khu vực Nam Trung Bộ đã có một số các khảo sát đầu tiên, với công suất
ước lượng là từ 50-200 MW, ESMAP).
 Đã xác định được 6 khu vực địa nhiệt trên toàn quốc: Khu vực Tây Bắc,
Đông Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam trung bộ và Nam bộ.
 Trong số 253 nguồn địa nhiệt có nhiệt độ từ 300C, hơn 100 nguồn đang được
khai thác sử dụng trực tiếp cho các hoạt động như nước khoáng đóng chai (50),
tắm hơi chữa bệnh, khu du lịch suối nước nóng (như tại Bình Châu), sấy khô nông
sản, sản xuất muối iod và chắt khí C02...
 Địa nhiệt tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, với
các khai triển nhà máy địa nhiệt điện đầu tiên tại Hội Văn (Bình Định). Tổng công
suất lắp đặt ước tính khoảng 100MW, chiếm 0,3% công suất lắp đặt chung.
Câu 37 (5đ): Nêu một số ứng dụng điện thủy triều trên thế giới?
 Năm 1966, tại Pháp đã hoàn thành xây dựng nhà máy điện thủy triều đầu
tiên trên thế giới có qui mô công nghiệp, công suất 240 MW.
 Năm 1984, tại Canada đã vận hành một nhà máy điện thủy triều công suất
20 MW, sản xuất 30 triệu kw điện hàng năm.
 Hiện nay Trung Quốc có 11 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng
công suất 11 MW.
 Hàn Quốc đang chú ý phát triển điện thủy triều. Năm 2010 đã hoàn thành
nhà máy điện thủy triều ShiWa công suất 240MW. Nhà máy điện thủy triều Ichon,
xây, dựng năm 2007, công suất 812 MW, với 32 tổ máy, là nhà máy lớn nhất thế
giới đã đưa vào sử dụng từ năm 2017.
 Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều nhà máy điện thủy triều đã đi vào
hoạt động, một số nhà máy đang xây dựng và các dự án nhà máy điện thủy triều
trong tương lai.
Câu 38 (5đ): Trình bày kết quả ứng dụng năng lượng sinh khối tại Việt Nam?
 Có nhiều dạng sinh khối từ quá trình chế biến nông phẩm có thể được dùng
như nguồn nhiên liệu đầu vào cho phát điện. Tiềm năng của nó khá cao và phần
lớn gồm các loại trấu, bã mía, rơm rạ và chất thải từ các hộ gia đình.
 Viện nghiên cứu năng lượng (dưới quyền của bộ Công Thương) đã tiến hành
một dự án về “Công nghệ sinh khối than bánh” do tổ chức SIDA của Thụy Điển và
viện Công Nghệ Á Châu AIT đồng tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện công
nghệ than bánh và tối đa hóa hiệu suất sử dụng năng lượng trong các lò nấu hiện
tại. Thành quả của dự án đã được phổ biến trên toàn quốc.
 Năng lượng sinh khối từ bã mía để sản xuất điện là 200-250 MW, trấu là
100MW, với 33/40 nhà máy đường đã có sản xuất điện từ bã mía. Thêm vào đó,
năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ chất thải rắn hộ gia đình khoảng 0,103 triệu
tấn/năm. Riêng rác thải đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh đã được Hà Lan xây dựng
nhà máy điện từ việc thu khí sinh học của quá trình xử lý rác công suất là 2,4
MWh.
 Một trạm thí điểm vừa phát điện vừa tạo nhiệt năng với công suất 50 kw, sử
dụng vỏ trấu làm nhiên liệu chính đầu vào.
Câu 39 (5đ): Các công trình và thiết bị chính của một nhà máy thủy điện?
 Công trình cột nước (đập, kênh dẫn, bơm ...).
 Công trình điều tiết nước (hổ chứa, bể điều tiết, cống...).
 Thiết bị biến đổi năng lượng (tua-bin, máy phát, động cơ, bơm).
 Thiết bị phân phối điện (máy biến áp, máy cắt điện, dao cách ly, thanh dẫn,
thanh góp...).
 Các công trình phụ (ống dẫn nước vào tuabin, thiết bị chắn rác, công trình
xả lũ, đập tràn, công trình xả cát, ...).
 Ngoài ra còn có thể có các công trình khai thác lợi ích tổng hợp nguổn nước:
âu tầu, đường cá đi, cống lấy nước ...
Câu 40 (5đ): Phân loại tuabin gió? Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục đứng?
- Phân loại tuabin gió:
 Dựa vào bố trí lực quay: Tuabin gió trục ngang, Tuabin gió trục đứng.
 Dựa vào số cánh: Tuabin gió nhiều cánh,Tua bin gió ít cánh.
 Dựa vào hệ số vận tốc đầu cánh (hệ số cao tốc): Tua bin gió quay nhanh,
Tua bin gió quay chậm.
 Dựa vào máy công tác đi kèm: Tua bin gió phát điện, Tua bin gió bơm nước.
- Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục đứng:
 Ưu điểm:
 Hoạt động không lệ thuộc vào hướng gió. Sự xáo động gió vùng gần mặt đất
cũng làm cánh quạt quay.
 Hệ thống hộp số, máy phát điện nằm gần mặt đất nên việc bào trì, thay thế
thiết bị dễ vận hành, ngoài ra tuabin điện gió không cần thùng Nacelle và chân trụ
không nhất thiết phải cao như những tuabin gió trục ngang.
 Lực tác động vào cánh quạt phân bố đều, trục quay không bị cong vì trọng
lượng của hệ thống trục và momen xoắn.
 Cánh quạt có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất và có kinh phí thấp.
- Nhược điểm:
 Hệ số công suất đạt được tương đối thấp, tối đa chỉ đạt khoảng 40%.
 Lực tác động và lực ly tâm luôn luôn thay đổi nên ảnh hưởng lớn đến sức
bền vật liệu của những chi tiết cơ trong tua-bin. Tua-bin gió trục đứng chỉ được sản
xuất với công suất nhỏ.
Câu 41 (5đ): Các tác động từ nguồn năng lượng sinh khối đối với môi trường?
 Giảm lượng khí thải sulfur dioxide: Hầu hết các dạng sinh khối có lượng lưu
huỳnh rất nhỏ, do đó các nhà máy điện sinh khối thải ra rất ít khí SO2, một tác
nhân của mưa axit.
 Sinh khối kết hợp với than đá có thể giảm thiểu một cách đáng kể lượng khí
thải SO2 của các nhà máy điện so với các hệ thống chỉ sử dụng mỗi than đá.
 Giảm lượng khí thải Nitrogen Oxide (NO): Với sự điều chỉnh hợp lý và cẩn
thận của quá trình đốt cháy, lượng NOx giảm đi 2 lần so với lượng sinh khối cần
dùng để cung cấp nhiệt cho hệ thống.
 Giảm thải lượng cacbon: Các nhà máy điện sinh khối có thể đươc xem như
là một cách để tái sinh carbon. Do đó, các nhà máy điện sinh khối là các hệ thống
cân bằng lượng cacbon (không sinh ra cacbon).
 Giảm thiểu các lượng chất thải khác: Mêtan là một trong các khí chính của
khí thiên nhiên, thường được thải trực tiếp vào không khí, nhưng nó có thể được
thu hồi và sử dụng như một dạng nhiên liệu cho việc sản xuất điện và nhiệt.
 Giảm các mùi hôi thối: Việc sử dụng phân động vật và khí sinh ra ở các bãi
chôn lấp trong sản xuất điện năng có thể giảm các mùi hôi thối ở các bãi rác.
Câu 42 (5đ): Một số kết quả sản xuất điện địa nhiệt?
 Cho đến nay, địa nhiệt đã được sử dụng để sản xuất điện ở 21 quốc gia tại tất
cả các lục địa trên thế giới.
 Thống kê vào năm 1999 cho thấy các nước dẫn đầu là Hoa Kỳ, Philippines,
Ý, Mexico, Indonesia và Nhật Bản.
 Quốc gia phát triển mạnh nhất về địa nhiệt hiện nay chính là Philippines, với
công suất lắp đặt thêm 526 MW cho đến năm 2008. Hiện nay, địa nhiệt chiếm gần
27% tổng công suất điện của Phillipines.
 Tại một số nước khác như Costa Rica, E1 Salvador, Iceland và Kenya, địa
nhiệt cũng chiếm từ 10-20% tổng công suất điện quốc gia.
 Địa nhiệt, một nguồn năng lượng gần như vô tận, đã có một lịch sử khai thác
thương mại hơn 70 năm, và từ 4 thập kỷ qua công suất khai thác địa nhiệt trong sản
xuất điện và sử dụng trực tiếp đã đạt hàng trăm MW. Cho đến năm 2000, địa nhiệt
đã được sử dụng ở 58 quốc gia trên thế giới với sản lượng điện là 49 TWh/năm và
sản lượng sử dụng trực tiếp là 51 TWh/năm.
Câu 43 (5đ): Trình bày đặc điểm nhà máy thủy điện kiểu đập?
 Đập chắn ngang sông có thể làm cho mức nước ở trước đập dâng cao tạo ra
cột nước H0 là điều kiện tiên quyết để xây dựng NMTĐ.
 Đập càng cao thì công suất của NMTĐ có thể nhận được càng lớn.
 Chiều cao đập cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng theo các điều kiện kinh tế -
kỹ thuật và hàng loạt những yếu tố an toàn khác (liên quan đến môi trường, di dân,
quốc phòng...).
 Mặt khác khi xây dựng đập cao nước dâng lên có thể làm ngập những khu
vực quan trọng (đông dân, thị trấn cổ, hầm mỏ chưa khai thác...). Đây là yếu tố
chính hạn chế chiều cao của đập.
 NMTĐ kiểu đập thường có thể xây dựng thuận lợi ở những nơi dòng chảy
có độ dốc lớn, chảy ngang qua thung lũng của những quả đổi.
Câu 44 (5đ): Tiềm năng năng lượng thủy triều ?
 Công suất toàn thế giới: 3 tỷ KW
 Công suất có thể khai thác: 1.800 TWh/năm
 Canada: trên 42 GW
 Chile: trên 500 MW
 Nga: 90.000 MW
 Ấn Độ 9000 MW
Câu 45 (5đ): Trình bày đặc điểm và nguyên lý làm việc của nhà máy thủy điện
tích năng ?
- Đặc điểm của nhà máy thủy điện tích năng
 Đây là kiểu NMTĐ không sử dụng năng lượng của dòng sông mà nhiệm vụ
của nó chì là biến đổi 2 chiều: điện năng của HTĐ thành cơ năng của nước và
ngược lại.
 Vì không sử dụng năng lượng của dòng sông nên vị trí xây dựng NMTĐ tích
năng thường được chọn ở những nơi có vị trí cao thuận lợi xây dựng được hồ, bên
cạnh khu vực thấp luôn có nước (dòng sông, đầm nước hoặc bờ biển) để có thể
bơm nước lên hồ và thoát nước cho nhà máy.
 Ưu tiên các vị trị gần các trung tâm phụ tải để giảm tổn thất cho lưới.
 Đôi khi có thể kết hợp xây dựng với NMTĐ thường (kiểu hỗn hợp) ở những
dòng sông nhỏ nhưng lại có hồ cao, dung tích rất lớn để phát triển thêm các tổ máy
làm việc theo kiểu tích năng.
- Nguyên lý làm việc của nhà máy thủy điện tích năng
 NMTĐ tích năng hoạt động theo giờ trong ngày. Vào những giờ cao điểm
của phụ tải hệ thống, NMTĐ tích năng sử dụng nước của hồ chạy tua-bin, quay
máy phát điện để phát điện vào hệ thống còn vào những giờ thấp điểm của phụ tải -
nhà máy sử dụng điện lưới chạy bơm để đưa nước lên hồ.

You might also like