You are on page 1of 31

CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Chƣơng 5
SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

5.1 Đại cƣơng về năng lƣợng tái tạo


Các nguồn năng lượng hóa thạch đã được khai thác và sử dụng từ rất lâu và đang dần cạn kiệt.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu về năng lượng cho sản xuất và đời sống ngày càng gia tăng
do đó việc tìm kiếm các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng
lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt… có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại và
được sự quan tâm rộng rãi trên quy mô toàn thế giới.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm gần đây do khủng hoảng năng lượng công
tác nghiên cứu, thăm dò, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo được nhiều quốc gia chú ý và đạt được
thành tựu đáng kể.
Đặc điểm chung của các nguồn năng lượng tái tạo là mặc dù chúng có mặt khắp nơi trên trái đất
dưới dạng nước, gió, ánh sáng mặt trời, rác thải… nhưng chúng thường phân tán, khó khai thác. Việc
khai thác trên quy mô công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn. Việc khai thác trên quy mô
hộ gia đình cũng rất thiết thực và đem lại hiệu quả to lớn.
Hình 5.1 trình bầy toàn cảnh các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2006 trên thế giới theo IEA
2006, trong đó 770 GW là công suất đặt của các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Các nguồn năng lƣợng tái tạo (IEA 2006)

** Tỷ lit/ năm

770 GW Thủy điện lớn 235 GWh Sinh khối nhiệt 105 GWh Mặt trời điện nhiệt
74 GW NL Gió 73 GW Thủy điện nhỏ 45 GW NL Sinh khối điện
39 Tỷ lít etanon /năm 33 GWh NL Địa nhiệt 0,3, 0,4 GW Pin mặt trời

Hình 5.1 Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới năm 2006
138
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Trong chương này đầu tiên giới thiệu tổng quan về tiềm năng của từng nguồn năng lượng tái tạo
trên thế giới và của Việt nam, tiếp theo đi sâu giới thiệu các công nghệ khai thác và sử dụng các nguồn
năng lượng tái tạo, chú ý đến vấn đề kinh tế và kỹ thuật của công nghệ khai thác, tác động môi trường
và những ứng dụng khai thác trên quy mô nhỏ của các hộ gia đình.
5.2 Năng lƣợng mặt trời
Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ, trong lòng nó diễn ra phản ứng nhiệt hạch với nhiệt độ rất cao lên
tới hàng trăm triệu 0C. Năng lượng mặt trời gần như vô tận, bức xạ ra không gian xung quanh với mật
độ công suất là 1353 W/m2 và là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Khi xuyên qua lớp khí quyển
một phần năng lượng mặt trời bị không khí hấp thụ. Kết quả là năng lượng mặt trời phân bố trên bề mặt
trái đất với mật độ năng lượng trung bình cứ mỗi mét vuông hàng năm nhận được năng lượng từ mặt
trời tương đương với khoảng 1,5 thùng dầu.
5.2.1 Tiềm năng về năng lượng mặt trời trên thế giới
Tiềm năng về năng lượng mặt trời của các nước trên thế giới không đều, mạnh nhất ở vùng xích đạo và
những khu vực khô hạn, giảm dần về phía địa cực.
Phụ lục 5.1 cho tiềm năng kinh tế về năng lượng mặt trời của một số nước trên thế giới. Tiềm
năng kinh tế của việc sử dụng năng lượng mặt trời phụ thuộc vào vị trí địa điểm trên trái đất, phụ thuộc
vào đặc điểm khí hậu, thời tiết cụ thể của vùng miền. Theo số liệu thống kê bức xạ trung bình của một
địa điểm trên thế giới vào khoảng 2000 kWh/m2 /năm.
5.2.2 Tiềm năng về năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Năng lượng mặt trời phân bố không đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam do đặc điểm địa hình, khí
hậu khác nhau giữa hai miền từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc và trở vào Nam. Nói chung cường độ năng lượng
bức xạ năng lượng mặt trời không cao và thay đổi thất thường.
Bảng 5.1 cho số liệu về bức xạ năng lượng mặt trời của các vùng ở Việt Nam.
5.2.3 Công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời
Việc sử dụng năng lượng mặt trời được chia thành hai nhóm chính:
 Biến đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện năng bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện
trong pin mặt trời (pin quang điện, PhotoVoltaics - PV).
 Sử dụng nhiệt năng của mặt trời thông qua các bình đun nước nóng, lò sấy sưởi, bếp mặt trời.
Bảng 5.1 Dữ liệu về bức xạ năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam
Nguồn Tổng cục Khí tượng thủy văn
Vùng Giờ nắng Bức xạ Khả năng ứng dụng
2
trong năm kcal/cm /năm
Đông Bắc 1500-1700 100-125 Thấp
Tây Bắc 1750-1900 125-150 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700-2000 140-160 Tốt

139
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Tây Nguyên, Nam TB 2000-2600 150-175 Rất tốt
Nam Bộ 2200-2500 130-150 Rất tốt
Trung bình cả nước 1700-2500 100-175 Tốt

5.2.4 Pin mặt trời


Hiện tượng biến đổi trực tiếp ánh sáng thành điện năng đã được nhà khoa học Pháp Alexandre
Edmond Becquerel phát minh từ năm 1831, tuy nhiên những ứng dụng thực tế của nó mới chỉ bắt đầu
khi những linh kiện bán dẫn silic được sản xuất hàng loạt vào năm 1954.
Ứng dụng đầu tiên của PV là trong lĩnh vực vệ tinh nhân tạo. Dàn PV lắp trên vệ tinh, tầu vũ trụ
đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của chúng. Từ những năm 1970 Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản
đã nghiên cứu, triển khai ứng dụng thương mại của PV trong mọi lĩnh vực. Pin mặt trời đã được khai
thác và ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ứng dụng trong khoa học vũ trụ, thông tin liên lạc,
đảm bảo tín hiệu hàng hải, PV đặc biệt thích hợp trong việc cung cấp điện cho các khu vực dân cư miền
sâu, miền xa, hải đảo, ở những vùng xa lưới điện có yêu cầu điện năng tiêu thụ dưới 100 kWh/ tháng.
Ngoài ra hiện nay cũng sử dụng dàn PV lắp trên cột đèn đường nạp cho ăcquy để chiếu sáng cho các
tuyến đường không yêu cầu cao về chiếu sáng.
Năm 2007 tổng công suất của các dàn PV toàn thế giới là 12.400 MW, trong đó 8 nước ứng
dụng nhiều nhất là:
Nhật Bản: 1.132 MW
Đức: 794 MW
Hoa Kỳ: 365 MW
Ấn Độ: 56 MW
Australia: 52 MW
Hà Lan: 49 MW
Tây Ban Nha: 37 MW
Italia: 30 MW
Trạm PV lớn nhất thế giới hoàn thành vào tháng 8-2004 tại Leipzig, CHLB Đức. Trạm được lắp
ghép từ 33.500 tấm PV có tổng công suất 5 MW đủ phục vụ nhu cầu dùng điện cho 1800 hộ. Khó khăn
chủ yếu cho việc ứng dụng dàn PV là giá thành đầu tư cao, đòi hỏi mặt bằng lắp đặt lớn.
Silic là vật liệu cơ bản để chế tạo pin mặt trời. Hai loại công nghệ cơ bản để chế tạo PV là silic
tinh thể (Crystalline silicon) được cắt mỏng từ các thỏi silic kết tinh và màng mỏng (Thin film) bằng
cách lắng đọng màng mỏng các nguyên tố hóa học trên lớp đế cách điện. Công nghệ màng mỏng có giá
thành thấp hơn, dễ tự động hóa nên ngày nay các môđun dàn PV đều được chế tạo theo công nghệ màng
mỏng.

140
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Cấu tạo cơ bản của PV là hai lớp bán dẫn: lớp silic kích tạp Phốt pho (bán dẫn loại n) và lớp bán
dẫn silic kích tạp Bo (bán dẫn loại p) được ghép với nhau và tạo nên lớp chuyển tiếp p-n với chiều dày
khoảng 0,2-0,3 mm. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt lớp chuyển tiếp p-n tạo nên các điện tử bị kích thích
bởi ánh sáng, vượt qua hàng rào chuyển tiếp và tạo nên dòng điện chạy qua tải như hình 5.2.
Dòng quang điện tỷ lệ thuân với quang thông chiếu vào PV, vào bản chất của vật liệu bán dẫn,
diện tích bề mặt và nhiệt độ một trường và có giá trị từ (20-40) mA đối với mỗi cm2 bản cực. Điện áp
một chiều do chuyển tiếp bán dẫn silic p-n tạo nên của một mô đun nguyên tố vào khoảng 0,5-0,6 V khi
hở mạch . Để tạo nên điện áp lớn hơn cần mắc nối tiếp nhiều pin nguyên tố. Để tăng dòng điện cần nối
song song các môđun pin nguyên tố tạo thành dàn PV (hình 5.3).

Hình 5.2 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời


Công suất của dàn PV phụ thuộc vào số lượng các môđun nguyên tố. Công nghệ PV ngày nay
trung bình diện tích pin quang điện 120 cm2 tạo nên công suất cực đại 2W. Khi cường độ ánh sáng vào
khoảng 40% cường độ cực đại sẽ tạo nên công suất khoảng 0,8W. Dàn PV hình 5.3 gồm nhiều mô đun
ghép nối tiếp và song song. Dàn pin được phủ một lớp chống ẩm trong suốt, hoạt động tin cậy, chắc
chắn, tuổi thọ trung bình từ 20-30 năm. Nếu có thêm hệ thống hội tụ ánh sáng cho phép giảm diện tích
các mô đun mà vẫn đảm bảo công suất so với hệ thống thông thường và cho phép giảm 10 % chi phí.
Tuy nhiên hệ thống này đòi hỏi thiết bị định hướng dàn pin. Điều kiện làm việc tiêu chuẩn của các dàn
PV ứng với mật độ công suất 1 kWh/m2 , nhiệt độ môi trường 25 0C. Dàn pin công suất 50W đi kèm
ăcquy và bộ nghịch lưu có kích thước 40x100 cm có thể dùng cho 3 đèn huỳnh quang compact, 1 TV
nhỏ có giá 700 USD.
Ở Việt Nam các dàn PV đã được lắp đặt từ đầu năm 1990. Đi đầu trong lĩnh vực này là ngành
bưu chính viễn thông và ngành hàng hải. Tính đến năm 2004 tổng công suất lắp đặt của các dàn PV là
800 kW. Khu vực phía Nam đã triển khai sớm nhất dàn PV cho khu vực dân cư. Tháng 11 năm 2000 đã
lắp đặt 7 kW pin mặt trời cho làng Kongu 2, tỉnh Kon tum cung cấp điện cho bản dân tộc thiểu số với 42
gia đình. Đến 2004 có khoảng 800 dàn công suất dưới 50 W đã được lắp đặt. Tính đến năm 2005 có

141
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
1150 kW dàn PV đã lắp đặt. Tại trung tâm hội nghị quốc gia đã lắp đặt dàn PV với công suất đặt 150
kW.

Hình 5.3 Dàn pin mặt trời


Bảng 5.2 cho thông số kỹ thuật của một số dàn PV thông dụng.

Bảng 5.2 Thông số kỹ thuật của một số dàn PV thông dụng

Dàn pin mặt trời Điện áp hở mạch Dòng điện ngắn Công suất
(V) mạch (A) (W)
BP-275 Úc 21,4 4,6 75
M55 Siemens 21,7 3,4 53
NESIA 68E Sharp 19,7 4,3 68

Công nghệ chế tạo các PV có hiệu quả nhất dựa trên công nghệ màng mỏng. Thế hệ PV thứ nhất
dựa trên Silic đơn tinh thể. Thế hệ thứ hai bắt đầu từ năm 1970 với màng mỏng GaAs do nhà vật lý Nga
Zhore Alferov chế tạo. Có ba loại công nghệ màng mỏng có triển vọng là: Silic vô định hình (a-Si), Hợp
chất CIS, Hợp chất CeTd. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng của chúng vào khoảng 10% và sẽ đạt tới 13 -
15% trong tương lai gần. Thế hệ thứ ba liên quan đến công nghệ nano và hi vọng sẽ đạt được hiệu suất
biến đổi năng lượng 36%. Đặc tính kỹ thuật của một số PV theo công nghệ màng mỏng được cho trong
bảng 5.3
Bảng 5.3 Đặc tính kỹ thuật của PV theo công nghệ màng mỏng

Công ty chế tạo Vật liệu Hiệu suất Công suất Kích cỡ
(%) (W) (cm2)
Solar Cells Inc CdTe 9,1 63,1 6.728
Solarex a-Si 7,6 56,0 7.417

142
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Siemens Solar CIS 10,2 39,3 3.859
ARCO Solar CIS 11,1 10,4 938
Matsushita CdTe 8,7 10,4 1.200
USSC a-Si 8,7 10,0 902
Golden Photon CdTe 9,2 31,3 3.366
Energy a-Si 7,8 30,6 3.906
Conservation
Devices

Nói chung các dàn PV công suất nhỏ làm việc độc lập với lưới. Trong trường hợp dàn công suất
lớn được kết nối với lưới cung cấp qua bộ nghịch lưu. Bộ nghịch lưu làm nhiệm vụ biến đổi dòng điện
một chiều của các tấm PV thành dòng xoay chiều có điện áp phù hợp.
Một số vấn đề lưu ý khi lắp đặt dàn PV: Đối với các dàn công suất nhỏ lắp cố định không có bộ
tự động điều chỉnh hướng cần định hướng dàn PV về phía mặt trời theo hướng Đông-Tây tại vị trí
không bị mái nhà và cây cối che khuất.
5.2.5 Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời
Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời được thương mại hóa và phát triển rộng rãi
trên thế giới. Tính đến năm 2004 toàn thế giới đã lắp đặt trên 100 triệu m2 bộ thu năng lượng mặt trời,
trong đó Trung Quốc 50 triệu m2 , Châu Âu 18 triệu m2 . Nhật Bản 22 triệu m2, chiếm khoảng 20% nhu
cầu nước nóng. Israel và Hy Lạp là hai nước sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời rộng rãi nhất với 80
% nhu cầu nước nóng.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA tính đến tháng 10-2004 tổng công suất đặt
các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời theo sơ đồ nhiệt lên tới 70 GW, trong khi đó tổng công suất các
dàn pin mặt trời mới chỉ là 1,1 GW. Đến năm 2002 ở Châu Âu có 56 hệ thống điện năng lượng mặt trời
theo sơ đồ nhiệt có diện tích mỗi hệ thống trên 500 m2. Hệ thống lớn nhất đặt tại đảo Aeroe của Đan
Mạch có diện tích dàn nước nóng 9040 m2. Giá thành điện năng thuộc loại này vào khoảng 0,004-0,06
USD/kWh.
Phụ lục 5.2 sau đây thống kê công suất một số bộ hấp thu năng lượng mặt trời cấp nước nóng
của một số nước.
5.2.6 Công nghệ nhiệt điện mặt trời
Năng lượng mặt trời được tập trung và làm nóng môi trường trao đổi chất của chu trình nhiệt
điện để sản xuất điện năng. Có 3 phương pháp tập trung năng lượng mặt trời:
a) Sử dụng các bộ thu trung tâm, còn gọi là tháp nhiệt. Các gương phản xạ định hướng ánh sáng
vào bộ thu trung tâm lắp ở đỉnh tháp cao nhằm đốt nóng môi trường chất chuyển động bên trong, sau đó
môi trường chất này thực hiện chu trình nhiệt điện để quay tuabin máy phát điện.
143
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Ví dụ trên hình 5.4 là hệ thống tháp nhiệt mặt trời sử dụng một dãy kính phản chiếu tự động hướng
về phía mặt trời để hội tụ ánh sáng vào bộ thu trung tâm đặt trên đỉnh tháp. Tại đây sử dụng bể chứa
muối nóng chảy làm môi trường chất vận chuyển nhiệt cho chu trình nhiệt điện hơi nước với thông số
0
nhiệt độ lên đến 565 C. Tháp nhiệt điện mặt trời có nhiều ưu điểm về kinh tế và được sử dụng tại Hoa
Kỳ, Bắc Phi, Mêhicô, Trung Đông...
b) Hệ thống sử dụng muối nóng chảy làm chất truyền nhiệt có hiệu suất cao nhưng yêu cầu cao về vật
liệu đường ống. Công nghệ này thích hợp với quy mô công suất trên 30 MW. Hình 5.4 là sơ đồ công
nghệ hệ thống tháp nhiệt điện mặt trời dùng muối nóng chảy. Tại Hoa Kỳ bộ thu trung tâm (hình 5.5)
công suất 43 MW có diện tích dàn kính phản xạ 81.000 m2.

Hình 5.4 Hệ thống tháp nhiệt điện mặt trời dùng muối nóng chảy
b) Sử dụng các máng parabôn có định hướng mặt trời để tập trung ánh sáng vào bộ thu đặt tại
tiêu điểm của hệ gương parabôn (hình 5.5). Nhiệt năng thu được đốt nóng môi trường chất để thực hiện
chu trình nhiệt điện qua tuabin máy phát điện. Công nghệ này có nhiều ưu điểm, được sử dụng phổ biến
với quy mô từ 14-80 MW.

Ống hấp thụ

Bộ phản xạ

Ống gom

Hình 5.5 Máng hấp thụ năng lượng mặt trời parabôn
144
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Năng lượng mặt trời được các máng parabôn tập trung lại và đốt nóng môi trường chất trung
gian (muối). Môi trường này trao đổi nhiệt trong bộ sinh hơi và quá nhiệt tạo nên hơi nước có nhiệt độ
và áp suất cao làm quay tuabin và máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin hơi nước được ngưng tụ tại bình
ngưng và được bơm trở lại bộ sinh hơi và quá nhiệt (hình 5.6).

Hình 5.6 Nguyên lý nhà máy nhiệt điện mặt trời máng parabôn.
Tháp giải nhiệt làm mát nước ngưng tụ trong bình ngưng nhằm tăng hiệu suất của chu trình
nhiệt. Trước đây các nhà máy nhiệt điện mặt trời kiểu này thường hoạt động độc lập, làm việc đầy tải
trong thời gian ban ngày. Tuy nhiên ngày nay nghiên cứu cho thấy việc ghép hệ thống này với những
chu trình đốt nhiên liệu (than, khí…) tỏ ra có hiệu quả rõ rêt. Quy mô của nhà máy điện mặt trời sử
dụng công nghệ này từ 30 đến 300 MW, góp phần giảm chi phí nhiên liệu. Điện năng từ công nghệ
máng parabôn vào ban ngày đạt cực đại góp phần bù đắp cho công suất đỉnh của hệ thống.
Hệ thống nhiệt điện mặt trời kiểu máng parabôn công suất 320 MW tại Hoa Kỳ có diện tích
máng parabôn 3.531.600 m2, tích trữ nhiệt trong 10 giờ ban ngày tại địa điểm có cường độ bức xa 2.725
kWh/ m2 .năm, hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng 14,6%, sản lượng điện 1,4
GWh/năm. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 3000USD/kW, chi phí bảo dưỡng 34USD/kW.năm.
c) Động cơ điện mặt trời
Hệ thống động cơ điện mặt trời chuyển năng lượng mặt trời thành cơ năng và sau đó thành điện
năng (hình 5.7).
Hệ thống gồm các đĩa gương phản xạ ánh sáng vào bộ trung tâm. Hệ thống đĩa có hai trục quay cho
phép định hướng theo mặt trời. Nhiệt năng được tập trung và truyền đến động cơ nhiệt. So với tất cả các
sơ đồ công nghệ sử dụng năng lượng nhiệt điện mặt trời sơ đồ sử dụng động cơ nhiệt có hiệu suất cao
nhất, có thể đạt tới 29,4%.
Bộ tập trung năng lượng mặt trời có kích thước phụ thuộc vào công suất động cơ gắn trên nó.
Khi cường độ bức xạ vuông góc đạt 1000 W/m2 bộ tập trung bề mặt tráng bạc hoặc nhôm dùng cho
145
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
động cơ nhiệt Stirling có công suất 25 kW đường kính khoảng 10 m. Bộ hấp thu năng lượng phản xạ từ
bộ tập trung đến và truyền cho môi chất của động cơ nhiệt. Động cơ nhiệt chạy theo chu trình nhiệt
động thông thường. Môi chất tải nhiệt thường dùng là Heli hoặc Natri. Bằng cách nén môi chất khi lạnh
và cấp nhiệt cho môi chất khi ở áp suất cao và cho nó giãn nở sinh công làm quay tua bin máy phát điện.
Động cơ nhiệt cần phải thải nhiệt ra một nguồn nhiệt độ thấp hơn.

Hình 5.7 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống động cơ nhiệt mặt trời


Hệ thống làm việc dưới sự điều khiển tập trung của một hệ thống điều khiển tự động đặt trên đĩa.
Quá trình định hướng mặt trời cũng được điều khiển theo chương trình.
Hệ thống động cơ nhiệt mặt trời có ưu điểm là hiệu suất cao, linh hoạt, dễ ghép nối với nhiều
loại chu trình nhiệt. Do có tính chất linh hoạt và dễ ghép nối với nhiều loại chu trình nhiệt khác nên hệ
thống động cơ nhiệt mặt trời có nhiều ưu điểm ghi làm việc với lưới. Trong tương lai gần công nghệ này
sẽ được phát triển công suất hàng chục MW. Hệ thống này cũng thích hợp cho trạm phát độc lập sử
dụng cơ năng như chạy máy bơm tưới tiêu. Chi phí lắp đặt khoảng 12.000 USD/kW với hệ thống đơn.
Các hệ thống nhiệt điện mặt trời đòi hỏi diện tích lắp đặt lớn, thích hợp với các vùng dân cư
thưa.
5.2.7 Năng lượng mặt trời ứng dụng trong sấy sưởi và làm lạnh
Ứng dụng cung cấp nước nóng
Nhu cầu nước nóng chiếm khoảng 15-20% năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu
sử dụng điện đun nước nóng thì tiêu thụ điện lên đến hàng trăm kWh/tháng. Có thể giảm chi phí này tới
80%, thậm chí không cần sử dụng điện để cung cấp nước nóng nếu sử dụng dàn nước nóng năng lượng
mặt trời (Thái Dương năng) công nghệ cao. Nguyên lý sử dụng nhiệt mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà
kính. Thiết bị đun nước nóng sử dụng tấm phẳng hoặc ống chân không, được sử dụng trong nhà ở,
khách sạn, bệnh viện. Hiện nay ở Việt Nam khoảng 1,5 triệu mét vuông dàn nước nóng.

146
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Hệ thống cung cấp nước nóng kiểu bị động (không dùng bơm) có sơ đồ cho trên hình 5.8. Nước
lạnh từ bồn chứa đặt cao hơn bình nóng. Nhờ chênh áp và nguyên tắc bình thông nhau nước lạnh tự
động chảy vào bình nóng mà không cần phải bơm.
Bình nước nóng năng lượng mặt trời Solar BK PPR-D-220 của Công ty Nghiên cứu và Phát
triển Năng lượng mới, ĐHBK Tp Hồ Chí Minh (hình 5.9) có các thông sau:
Bộ hấp thụ Polypropylen màu đen, Bình chứa nước nóng 2 vỏ, giữa có cách nhiệt bọt PU 50mm,
Kính thủy tinh tôi cách nhiệt 4mm, Dung tích 220l, Kích cỡ 2660x1400x1300 mm đủ dùng cho từ 4
đến 6 người. Thời gian gia nhiệt 4 giờ, đủ nước nóng dùng cho cả ngày.
Sơ đồ cung cấp nước nóng chủ động (dùng bơm) được cho trên hình 5.10. Bộ thu năng lượng mặt trời
hâm nước tới nhiệt độ cao và trao đổi nhiệt cho nước trong bể chứa nước nóng. Có thể bổ sung nhiệt
bằng cách đốt ga hay dùng đốt nóng bằng điện để bổ sung nước nóng vào mùa đông, đêm khuya. Khi
quy mô tiêu thụ nước nóng lớn hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời càng tỏ rõ hiệu
quả khi có bình tích trữ nước nóng.

Hình 5.8 Sơ đồ cung cấp nước nóng Hình 5.9 Thái Dương năng
không dùng bơm Solar BK PPR

Theo chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bình nước
nóng năng lượng mặt trời từ 2008 đến 2013 nhà nước sẽ hỗ trợ khi mua sản phẩm một triệu đồng cho
mọi đối tượng hộ gia đình, nhà hàng, xí nghiệp, khách sạn, bệnh viện v.v..

147
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Hình 5.10 Hệ thống cung cấp nước nóng chủ động


Hệ thống sấy bằng năng lượng mặt trời
Việc sấy nông, hải sản bằng ánh sáng mặt trời đã được sử dụng từ xa xưa. Tuy nhiên ngày nay
công nghệ sấy ngày càng hoàn thiện và nhiều thiết bị sấy quy mô lớn sử dụng năng lượng mặt trời đã
được phát triển. Năng lượng mặt trời sấy nóng không khí sau đó không khí nóng được phân phối và điều
chỉnh thích hợp cho việc sấy sản phẩm. Một số thiết bị sấy sử dụng đặc tính di chuyển lên phía trên của
không khí nóng, một số khác sử dụng thêm quạt cưỡng bức.
Bếp mặt trời
Bếp nấu sử dụng năng lượng mặt trời là công nghệ được biết từ lâu, tuy nhiên gần đây được phát
triển nhiều hơn. Bức xạ mặt trời được tập trung tại gương phản xạ thường có hình parabôn (hình 5.11).
Thức ăn được đặt tại tiêu điểm của gương. Công nghệ này khá rẻ tiền tuy nhiên thời gian nấu kéo dài và
không sử dụng được trong những ngày không có nắng làm hạn chế việc sử dụng của bếp mặt trời.

Hình 5.11 Bếp mặt trời

148
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

5.3 Năng lƣợng gió

Cũng giống như năng lượng mặt trời, gió là nguồn năng lượng sạch vô tận, sử dụng thân thiện
với môi trường, tuy nhiên việc khai thác năng lượng gió còn bị hạn chế do giá thành cao.
5.2.1 Tiềm năng về năng lượng gió của một số nước trên thế giới
Năng lượng gió được nghiên cứu và triển khai với tốc độ rất nhanh trong khoảng 10 năm gần
đây. Hình 5.12 cho thấy tốc độ triển khai năng lượng gió giai đoạn 1997-2010 trên thế giới.

Hình 5.12 Năng lượng gió trên thế giới giai đoạn 1997-2010

Công suất đặt các tuabin gió của một số nước năm 2007 được cho trong phụ lục 5.3. Các tuabin
gió hiện đại bắt đầu được sản xuất từ năm 1979 ở Đan Mạch với công suất từ 20-30 kW. Từ năm 2000
đến 2006 dung lượng các tuabin gió tăng gấp 4 lần. Ngày nay tổng công suất tuabin gió đã tới 93.849
MW, trong đó châu Âu chiếm tới 65%. Đan Mạch là nước sử dụng năng lượng gió rộng rãi nhất, chiếm
một phần năm sản lượng điện.
Theo Hội Năng lượng gió Hoa Kỳ năm 2008 sản lượng điện gió chiếm 1% tổng điện năng. Ấn
Độ chiếm thứ tư trên thế giới về năng lượng gió với 8.000 MW, công suất đặt năm 2007 chiếm 3% sản
lượng điện.
5.3.2 Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực gần xích đạo trong khoảng 8 0 đến 230 vĩ Bắc thuộc khu vực nhiệt đới
gió mùa. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Tây Nam với tốc độ trung bình ở
vùng ven biển từ 4,5-6 m/s (ở độ cao 10-12m). Tại các vùng đảo xa, tốc độ gió đạt tới 6-8 m/s. Như vậy
tuy không cao bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở cùng độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động cơ
gió có hiệu quả.

149
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Tiềm năng gió của Việt Nam có thể đánh giá thông qua số liệu về gió của Tổng Cục Khí tượng
Thủy văn theo phụ lục 5.4.
Một đặc điểm cần phải chú ý là Việt Nam hàng năm có nhiều cơn bão mạnh kèm theo gió giật
đổ bộ vào Miền Bắc và Miền Trung. Tốc độ gió cực đại đo được trong các cơn bão tại Việt Nam đạt tới
45m/s (bão cấp 14). Vì vậy khi nghiên cứu chế tạo động cơ gió ở Việt Nam phải chú ý chống bão và
lốc.
Trong phụ lục 5.4 vận tốc gió được đo ở độ cao 10-12m. Các động cơ gió công suất lớn đến
1000 kW thường được lắp trên độ cao 50-60m. Các dữ liệu vận tốc gió ở độ cao này chưa có, một số
đơn vị đã tiến hành đo gió ở độ cao 50-60 m tại một số điểm.
Các số liệu đo gió ở độ cao trên đã xác định được vận tốc gió thông qua công thức gần đúng sau:
h 1/5
V=V1( ) (5.1)
h1
Trong đó:
V: Vận tốc gió cần tìm trên độ cao h.
V1: Vận tốc gió đo được ở độ cao h 1.
Từ biểu thức trên ta xác định được độ cao 50m ở một số địa phương như phụ lục 5.5.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng thủy văn trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 8 khu
vực có tốc độ gió trung bình trong năm 4 m/s là: Cồn Cỏ, Sa Pa, Bạch Long Vĩ, Trường Sa và Hòn Dâu.
Bản đồ tiềm năng gió của Đông Nam Á cho thấy có nhiều túi gió với tốc độ trung bình trên 6 m/s nằm
trên các dãy núi dọc theo biên giới Việt-Lào
Tiềm năng gió trên đất liền của Việt Nam nói chung thấp, trừ một vài nơi có địa hình thuận lợi,
nếu khai thác với quy mô lớn phải vươn ra biển, gần như không thể khai thác quy mô lớn ở sâu trong đất
liền.
Máy phát điện gió 800 kW đặt tại đảo Bạch Long Vĩ đi vào hoạt động từ tháng 6-2004. Đây là
hệ thống hỗn hợp giữa tuabin gió và máy phát điện điêzel.
. Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức phát triển năng lượng gió Châu Á, trên lãnh thổ Việt
Nam, các vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió như: Sơn Hải (Ninh Thuận), vùng đồi
cát ở độ cao 60 - 100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận) và khu vực bán đảo Phương Mai
(Bình Định). Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung
bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3-3,5 MW.
Ngày 21-8-2009 tại Bình Thạnh, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã lắp đặt 5 tuabin gió 1,5 MW,
cao 85 m, đường kính cánh 77 m, cột tháp 165 tấn do công ty Fuhrlaender CHLB Đức chế tạo. Giai
đoạn hai còn lại với 15 trụ tuabin gió của dự án với tổng công suất là 30 MW. Tại Bình Định dự án nhà
máy phong điện Phương Mai 3 với tổng công suất 21 MW đang hoàn tất các thủ tục còn lại và hiện
đang khoan trắc địa chuẩn bị cho công việc đào móng xây dựng nhà máy.

150
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

5.3.3 Công nghệ phát điện sức gió


Năng lượng gió được sử dụng từ thế kỷ 14 ở Hà Lan trong các cối xay gió. Năm 1900 Đan Mạch
có tới 2500 cối xay gió để xay sát, bơm nước với tổng công suất tới 30 MW. Tuabin gió phát điện đầu
tiên ở Cleveland, Ohio Hoa Kỳ, từ năm 1888 đến 1908 tại đó có 72 tuabin gió phát điện với công suất từ
5 kW đến 25 kW. Tuabin gió trục ngang hiện đại công suất 100 kW, cao 30 m đặt ở Yalta (CHLB Nga)
có hiệu suất làm việc hàng năm 32%, không khác nhiều so với các tuabin gió hiện đại. Sự phát triển về
mặt công nghệ đem lại sự tăng trưởng về công suất và hạ giá thành thiết bị phát điện gió. Vào những
năm 1990 giá thiết bị phát điện gió vào khoảng 1260 Euro/kW thì đến năm 2004 giá này đã giảm xuống
còn 890 Euro/kW (giảm hơn 29%). Bảng 5.4 nêu sự phát triển của tuabin gió giai đoạn 1985-2004.

Bảng 5.4 Sự phát triển của tuabin gió từ 1985 đến 2004

Năm Công suất (kW) Đường kính rotor (m)


1985 50 15
1989 300 30
1992 500 37
1994 600 46
1998 1500 70
2003 3000-3600 90-104
2004 4500-5000 112-128

Tuabin gió: Công suất P của tuabin gió phụ thuộc vào sải cánh của rôto, vào tỷ trọng không khí
và tốc độ gió và cho bằng công thức:

1
P  r 2v 3 (5.2)
2

trong đó P là công suất tính bằng oát, α là hiệu suất tuabin xác định theo thiết kế, ρ là tỷ trọng không
khí (1,22 kg/m 3 ), r là bán kính tuabin (m), v là tốc độ gió (m/s).
Đường biểu diễn công suất theo tốc độ gió và hiệu suất tuabin được cho trên hình 5.13. Đặc tính
mômen khí động học của rotor được vẽ ở những giá trị khác nhau của tốc độ gió và góc cắt. Tương tự,
đặc tính của mômen phần ứng của máy phát cũng được thể hiện với 2 giá trị của tốc độ không tải  Z .

Rõ ràng, điểm mà tại đó đường cong mômen phần ứng cắt mômen khí động học ở một tốc độ gió cho
trước chính là điểm làm việc tại tốc độ gió đấy.
Ví dụ trên hình 5.13 cho   0 , Z  ZP , P1 là điểm làm việc ở tốc độ gió V1, P2 là điểm
làm việc tại tốc độ gió V2. Có thể suy ra từ hình 5.13 là cần phải điều chỉnh cả đặc tính mômen máy

151
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
phát và đặc tính khí động học của tuabin để vận hành ở những điểm làm việc khác nhau. Sự linh hoạt
này là cần thiết để đạt tới mục đích đạt công suất điện cao nhất.

Mômen

tốc độ

Hình 5.13 Quan hệ mômen và tốc độ của tuabin gió


Với tốc độ 8 m/s tuabin đường kính 100 m có thể đạt công suất 2,5 MW. Tuabin lớn nhất thế
giới E112 do CHLB Đức chế tạo có công suất 4,5 MW, đường kính tuabin lên tới 112 m.
Cấu tạo chi tiết trạm phát điện gió gồm tua bin gió, cơ cấu truyền động, máy phát điện được cho
trên hình 5.14. Ngày nay tuabin gió trục đứng ít được sử dụng do hiệu suất thấp.Thông dụng nhất là loại
tuabin và máy phát điện đặt ngang trên đỉnh tháp. Trước đây việc điều chỉnh tốc độ tuabin thông qua
điều chỉnh cánh hướng và sử dụng hộp giảm tốc. Các tuabin gió hiện đại là loại tuabin nằm ngang có 3
cánh. Với sự phát triển của điện tử công suất người ta không cần điều chỉnh tốc độ rôto nữa, vấn đề điều
chỉnh tần số máy phát được thực hiện thông qua bộ biến biến tần.

Hình 5.14 Cấu tạo chi tiết của trạm phát điện gió

152
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Các yếu tố chính đóng góp cho sự phát triển của tuabin gió là: Vật liệu composit có độ bền cao
sử dụng trong việc chế tạo cánh tuabin, điện tử công suất tham gia trong máy phát điện tuabin gió, nam
châm vĩnh cửu siêu mạnh làm phần cảm của máy phát điện và hệ thống điều khiển vi xử lý.

Máy phát điện sức gió

Máy phát làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng cơ học của rôto thành năng lượng điện. Có nhiều
phương án thiết kế hệ thống máy phát điện chạy bằng sức gió, sử dụng các loại máy điện có cấu tạo
khác nhau như: Máy điện không đồng bộ rôto dây quấn; máy điện không đồng bộ rôto lồng sóc; máy
điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu…
- Với hệ thống sử dụng máy điện đồng bộ 3 pha kích từ nam châm vĩnh cửu, stator của máy phát được
nối trực tiếp vào lưới thông qua biến tần gồm 2 môđun sử dụng van bán dẫn IGBT. Môđun phía máy
phát đóng vai trò chỉnh lưu và môđun phía lưới đóng vai trò nghịch lưu (hình 5.15).

Hình 5.15 Sơ đồ máy phát điện gió nối với lưới


Rôto máy phát được gắn liên động với trục quay của cánh quạt. Khi gió đủ mạnh cánh quạt sẽ
quay với một tốc độ cần thiết. Qua hệ thống cơ nối vào hộp số để chuyển đổi thành tốc độ khoảng 1000-
1500 vòng/phút (tốc độ của máy phát) đặt lên trục của rôto SCIG. Từ trường quay của rôto gây nên sức
điện động cảm ứng trên stato, sau đó được chuyển vào lưới điện thông qua biến tần. Với hệ thống này
không cần thiết điều chỉnh tốc độ rôto, việc ổn định tần số của máy phát sẽ do biến tần đảm nhiệm.
Hệ thống sử dụng máy điện không đồng bộ, có thể là máy điện rôto lồng sóc hay rôto dây quấn.
Loại máy này có độ tin cậy cao, ưu điểm về kết cấu cơ khí cũng như khả năng quá tải, hệ số trượt máy
phát nằm trong một dải rộng, giá thành thấp hơn máy phát đồng bộ. Hình 5.16 là sơ đồ máy phát không
đồng bộ nguồn kép trong đó mạch cấp cho rôto qua các bộ biến đổi AC-DC và DC-AC vào dây quấn
rôto DFIG.

153
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO

Hình 5.16 Sơ đồ nối lưới của máy phát không đồng bộ nguồn kép
Những vấn đề gặp phải ở máy điện đồng bộ trong hệ thống máy phát điện chạy bằng sức gió như
giá thành chế tạo rôto công suất lớn; từ hóa rôto bằng nguồn một chiều, độ bền của máy phát không
thích hợp với chế độ làm việc biến tốc được giải quyết khi sử dụng loại máy điện không đồng bộ. Hiện
nay trong lĩnh vực máy phát người ta thường sử dụng máy điện không đồng bộ rôto dây quấn. Các loại
máy phát điện sức gió công suất lớn đều thuộc loại máy phát điện đồng bộ. Việc vận hành trạm phát
điện sức gió phát sinh các vấn đề:

 Cơ khí về cánh tuabin, tháp và các vấn đề an toàn khi có giông bão, khi đó cần có thiết bị cho
phép hạ tuabin và máy phát điện.
 Về điện việc điều chỉnh điện áp và tần số máy phát điện, điều chỉnh công suất và bảo vệ khi quá
tải và ngắn mạch. Hình 5.17 là sơ đồ trạm phát điện gió công suất nhỏ làm việc độc lập với lưới sử dụng
máy phát điện một chiều.

Hình 5.17 Trạm phát điện gió công suất nhỏ sử dụng máy phát điện một chiều

Chế độ vận hành: Chế độ vận hành của các trạm phát điện sức gió có thể phân thành: Vận hành độc
lập cung cấp cho tải dân dụng riêng biệt hoặc nạp ăcquy. Phương án này thường được sử dụng cho các
trạm công suất nhỏ. Vận hành cùng với tổ máy phát điêzen khi lượng gió yếu công suất điện sẽ do tổ
máy phát điêzel bổ sung. Chế độ nối với lưới khi công suất tổ máy vừa và lớn. Điện áp máy phát điện

154
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
trước hết đuợc chỉnh lưu. Điều chỉnh điện áp một chiều qua bộ băm DC-DC, sau đó được nghịch lưu
qua bộ nghịch lưu DC-AC. Để giữ cho tần số máy phát điện không đổi không phụ thuộc vào tốc độ gió
thường sử dụng sơ đồ hình 5.16, trong đó điện áp stato của máy phát điện đồng bộ được chỉnh lưu sau
đó được nghịch lưu thành điện áp xoay chiều tần số 50 Hz cung cấp cho lưới. Trong khu vực có gió
mạnh như bờ biển hoặc ngoài khơi thường xây dưng các trạm phát điện gió nối thành hệ thống.

Hình 5.18 Máy phát điện sức gió và pin mặt trời cho một khu vực dân cư

5.4 Năng lƣợng địa nhiệt

5.4.1 Tiềm năng địa nhiệt thế giới

Nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên trên thế giới được xây dựng từ năm 1904 ở Italia. Nhà máy địa
nhiệt đầu tiên ở Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1922 cung cấp nhiệt và điện cho khu nghỉ mát. Nhà máy
điện địa nhiệt lớn nhất thế giới The Geysers của Hoa Kỳ có công suất 1360 MW được xây dựng từ năm
1960. Điện lực Bắc California có các nhà máy điện địa nhiệt có tổng công suất 740 MW. Hoa Kỳ là
nước khai thác địa nhiệt hàng đầu thế giới. Năm 2005 Hoa Kỳ đã hợp đồng xây dựng các nhà máy địa
nhiệt tổng công suất 500 MW cho 11 nước. Mehicô là nước khai thác địa nhiệt thứ ba trên thế giới, năm
2007 đã lắp đặt 959 MW. chiếm 3,24% điện năng toàn quốc. Iceland là nước có tiềm năng địa nhiệt lớn,
điện địa nhiệt chiếm 19,1% và 87% nhiệt năng. Nguồn địa nhiệt của Philipin đảm bảo 17,5% điện năng.
Tiềm năng địa nhiệt thế giới khoảng 100 GW và đã được sử dụng vì mục đích thương mại trên 70 nước.
Năng lượng địa nhiệt đã cung cấp 1% năng lượng thế giới.

5.4.2 Tiềm năng địa nhiệt ở Việt nam

Việt nam có nguồn địa nhiệt phong phú, cả nước có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt
độ bề mặt lên tới 1050C. Miền Bắc đã phát hiện và đăng ký 119 nguồn hầu hết là nguồn nước nóng.

155
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Theo tính toán sơ bộ năng lượng địa nhiệt của các tỉnh phía Bắc có thể dùng để phát điện bước đầu với
công suất 100 MW. Bắc Trung Bộ cũng là vùng có nhiều triển vọng địa nhiệt có thể khai thác công
nghiệp phát điện từ 40 MW đến 60 MW tương đương với Nam Trung Bộ. Gần đây với sự hợp tác của
công ty ORMAT Hoa Kỳ các chuyên gia địa chất đã đánh giá địa hóa học trên 60 nguồn nước nóng và
đã chọn 6 địa điểm thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu có khả
năng phát triển các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất 200 MW. Đặc điểm nhiệt độ địa nhiệt của
các địa điểm được cho trong bảng 5.5.

Bảng 5.5 Nhiệt độ địa nhiệt của một số địa điểm ở Việt Nam [3]

TT Địa điểm Nhiệt độ max ( 0 C )


1 Bang-Lệ Thủy, Quảng Bình 184
2 Mộ Đức, Quảng Ngãi 187
3 Hội Vân, Bình Định 142
4 Tu Bông, Khánh Hòa 151
5 Đảnh Thanh, Khánh Hòa 131
6 Bình Châu, Vũng tàu 142

Các nghiên cứu địa chất, địa hóa cho thất các nguồn địa nhiệt này đều có chất lượng cao, phù
hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và mỗi địa điểm có thể đặt nhà máy địa nhiệt quy mô thương mại khoảng
40-50 MW.

5.4.3 Công nghệ khai thác địa nhiệt

Có hai loại nguồn địa nhiệt:

 Các nguồn thủy nhiệt (nước nóng) là nguồn tương đối nông từ vài trăm mét tới 3000 m. Chúng
chứa nước nóng, hơi nước hoặc hỗn hợp, được khai thác cho mục đích phát địa nhiệt thương mại và sấy
sưởi.
 Các nguồn nhiệt trong đá nóng nằm khá sâu trong lòng đất vào khoảng 4000 m và sâu hơn, hiện
đang được tập trung nghiên cứu nhưng chưa được khai thác thương mại. Các nguồn thủy nhiệt có thể
cung cấp năng lượng trong khoảng 10-50 năm, còn các nguồn nhiệt trong đá nóng có thể cung cấp năng
lượng lâu hơn nhiều. Năng lượng địa nhiệt có nhiều ưu điểm so với nguồn hóa thạch truyền thống, là
nguồn năng lượng sạch, có giá thành khai thác thấp, làm việc liên tục nên có thể làm việc ở đáy đồ thị
phụ tải. Tuy nhiên là hơi nước trong lòng đất có chứa nhiều tạp chất dễ ăn mòn và có nhiệt độ tương đối
thấp nên hiệu suất nhiệt động của các nhà máy điện địa nhiệt bị hạn chế. Bồn chứa thủy nhiệt bao gồm
nguồn đã nóng có tính thẩm thấu lớn và chứa nước với nhiệt độ dao động trong khoảng từ 100-4000C.
156
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Chất lỏng này còn chứa một lượng đáng kể các chất rắn không hòa tan và chất khí không ngưng tụ. Các
giếng khoan dùng để lấy và phun chất lỏng địa nhiệt trở lại. Các giếng khoan sâu khoảng 200-3500m.
Hệ thống đường ống vận chuyển chất lỏng địa nhiệt giữa các giếng khoan và các thiết bị trong nhà máy
điện. Nhà máy nhiệt điện bao gồm một hoặc nhiều tổ tuabin hơi-máy phát điện. Các nguồn thủy nhiệt có
nhiệt độ thấp dưới 1000C, nhiệt độ trung bình từ 1000C đến 2000C còn các nguồn nhiệt độ cao trên
2000C. Chỉ có các nguồn thủy nhiệt trung bình và cao là có giá trị khai thác điện thương mại.

5.5 Năng lƣợng sinh khối

5.5.1 Tổng quan về năng lượng sinh khối

Sinh khối (biomass) có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng bằng cách đốt trực tiếp
hoặc sau quá trình biến đổi từ trạng thái tự nhiên ban đầu sang dạng nhiên liệu có chất lượng cao hơn
như nhiên liệu rắn (than củi), nhiên liệu lỏng (biodiesel) hoặc nhiên liệu khí (mêtan). Thông thường có
hai cách biến đổi nhằm cung cấp nhiên liệu sinh khối: biến đổi nhiệt-hóa học và biến đổi sinh hóa hoặc
sinh học. Các công nghệ biến đổi nhiệt-hóa là quá trình sử dụng nhiệt độ cao để biến đổi sinh khối thành
các sản phẩm trung gian. Các công nghệ này bao gồm khí hóa và nhiệt phân. Nhiên liệu sinh khối là
nhiên liệu tạo ra từ quá trình biến đổi sinh học trong đó các vi khuẩn hoặc các tác nhân sinh hóa của
chúng được sử dụng để biến đổi sinh khối thành các sản phẩm nhiên liệu trung gian. Các quá trình này
bao gồm sản xuất khí sinh học (biogas).

Việt Nam có khoảng 80% dân số sử dụng năng lượng sinh khối chủ yếu là củi và phế thải nông
nghiệp. Ngoài ra sinh khối còn là nguồn năng lượng quan trọng cho các ngành tiểu thủ công nghiệp địa
phương. Tổng lượng gỗ củi cả nước là 24 triệu tấn, tương đương với 8,8 triệu tấn dầu tương đương
(TOE). Lượng rơm rạ sử dụng làm chất đốt là 7,8 triệu tấn, tương đương 1,95 triệu TOE. Lượng trấu sử
dụng làm chất đốt là 2,7 triệu tấn quy đổi, chiếm 42% tổng lượng trấu được tạo ra hàng năm. Lượng bã
mía của 42 nhà máy đường hiện có đã được sử dụng cho sản xuất điện/nhiệt với công suất 150 MW, sử
dụng khoảng 60-80 % lượng bã mía. Nguồn trấu có thể khai thác khoảng 200 MW. Quá trình cháy trực
tiếp là quá trình biến đổi năng lượng hóa học có trong nhiên liệu sinh khối thành nhiệt năng. Trong quá
trình cháy tự nhiên sự chuyển động của ôxi và khói thải trong buồng đốt do phản ứng cháy đảm bảo.
Trong quá trình cháy cưỡng bức sự chuyển động của ôxi và khói thải do quạt gió duy trì. Ở quy mô nhỏ
việc đun nấu hàng ngày được thực hiện qua bếp truyền thống, có hiệu suất thấp, tạo nhiều khí và muội.
Theo số liệu thống kê năm 2000 tổng tiềm năng lý thuyết khí sinh học của Việt Nam được cho trong
bảng 5.6.

Bảng 5.6 Tổng tiềm năng lý thuyết khí sinh học (nghìn m 3 /năm)

157
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
TT Tỉnh Từ người Từ gia súc Từ phế thải Tổng Bình quân
thành 3
(m /ng.năm)
1 ĐBSH 121.013 63.3827 1.103.208 1.858.048 126
2 Đông 88.808 715.487 67.2159 1.476.453 136
Bắc
3 Tây Bắc 18.216 137.528 148.816 304.560 147
4 Bắc TB 81.817 548.313 580.451 1.210.581 121
5 Nam TB 53.348 337.900 316.393 707.641 108
6 Tây 25.035 123.067 156.741 304.843
Nguyên

Chương trình bếp đun cải tiến được áp dụng trong đó nhiên liệu sinh khối được xếp tương đối
mỏng trên ghi lò, không khí cháy và sản phẩm bốc từ dưới lên trên. Kết quả là hiệu suất quá trình nhiệt
tăng lên, chi phí nhiên liệu giảm đi đáng kể. Nhà máy xử lý rác thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh có
công suất điện 2,4 MW và 1500-3000 tấn phân hữu cơ một năm. Vấn đề khí hóa các nhiên liệu rắn ở
nhiệt độ cao thành nhiên liệu khí theo quy mô công nghiệp đòi hỏi thiết bị khá phức tạp và tốn kém.
Trong phần này chủ yếu đề cập công nghệ sản xuất khí sinh học là công nghệ có tiềm năng ứng dụng to
lớn ở khu vực nông thôn.

5.5.2 Sản xuất khí sinh học

Quá trình phân hủy sinh khối trong do vi khuẩn phân hủy trong các bồn chứa không có không
khí tạo nên nhiên liệu ở trạng thái khí. Quá trình lên men kỵ khí có thể diễn ra ở nhiệt độ từ 5-850C.
Trong khoảng nhiệt độ này nhiều loại vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Theo nhiệt
độ tối ưu cho quá trình phát triển có thể chia thành 3 nhóm vi khuẩn kỵ khí:

 Vi khuẩn ưa lạnh: 5-350C


 Vi khuẩn ôn hòa: 18-450C
 Vi khuẩn ưa nóng: 45-850C.

Các buồng ủ kỵ khí để sản xuất khí sinh học thường là loại ôn hòa. Sản phẩm khí thu được chủ
yếu là mêtan (CH4 ) với nồng độ thể tích khoảng 40%-70%, phần còn lại là khí cacbonic CO 2.Việc phân
hủy yếm khí các chất hữu cơ tương đối phức tạp và có thể phân thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn thủy phân: Trong giai đoạn này vật liệu hữu cơ không hòa tan sẽ chịu sự tác động của
các enzym trong vi khuẩn và được phân hủy thành chất hữu cơ dễ tan.

158
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
 Giai đoạn tạo axit: Các vi khuẩn tạo axit tham gia vào quá trình này có nhiệm vụ biến đổi các
chất hữu cơ dễ tan thành axit axêtic (CH3COOH), khí hidrô (H2), khí cacbonic (CO2) cà các hợp chất
cácbon. Các vi khuẩn này thuộc họ kỵ khí và có thể sinh sôi, phát triển trong môi trường axit.
 Giai đoạn tao khí mêtan: Trong giai đoạn này, sản phẩm của giai đoạn tạo axit sẽ được biến đổi
thành mêtan nhờ các vi khuẩn tạo mêtan. Bảng 5.7 sau đây cho năng suất khí và hàm lượng mêtan thu
được của quá trình sản xuất khí sinh học từ vài chất điển hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình khí sinh học

Quá trình phân hủy sinh khối trong môi trường kỵ khí thường chịu tác động của các yếu tố sau đây:

 Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu khoảng 30-40. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15 lượng khí giảm đi đáng kể.
 Độ pH: Độ pH của dung dịch phân hủy trong hầm ủ tối ưu từ 7,0-7,2. Nếu độ pH giảm xuống
dưới 6,2 thì môi trường có hại cho vi khuẩn tạo khí mêtan.
 Tỷ lệ C/N và nhu cầu dinh dưỡng: Số lượng vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy kỵ khí
cần được cung cấp chất dinh dưỡng để sinh sản và phát triển. Mỗi loại vi khuẩn đòi hỏi cả cácbon và
nitơ. Nếu có quá ít nitơ, vi khuẩn sẽ không thể tạo ra các enzym cần thiết. Nếu có quá nhiều nitơ đặc
biệt ở dụng NH3 vi khuẩn cũng khó phát triển. Thông thường tỷ lệ C/N tốt nhất nằm trong khoảng 20:1
và 30:1. Bảng 5.6 liệt kê tổng lượng chất rắn, chất rắn dễ bay hơi và tỷ lệ C/N của một số vật liệu để sản
xuất khí sinh học.

Bảng 5.7 Năng suất khí và hàm lƣợng mêtan của quá trình sản xuất khí sinh học (thời gian
phân hủy 10-20 ngày, 300C)

Chất nền Khí sản phẩm (l/kg) Hàm lượng CH4 (% thể tích)
Phân súc vật 340-550 65-70
Phân gia cầm 200-300 60
Rơm 170-280 59
Bèo 375 59
Tảo 420-500 63

Phụ lục 5.7 cho tỷ lệ hợp lý C/N của phân súc vật được sử dụng cho mục đích phân hủy trong
môi trường kỵ khí từ 10 đến 27. Đối với phế thải nông nghiệp tỷ lệ C/N thường cao hơn. Một số chất có
hại cho vi khuẩn là các axit dễ bay hơi, ôxit lưu huỳnh và các kim loại nặng có nồng độ cao có thể có

159
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
hại cho các vi khuẩn tạo mêtan. Khoảng 60.000 hầm khí sinh học có thể tích từ 3-30 mét khối đã được
xây dựng và sản xuất khoảng 110 triệu mét khối khí/năm.

Một số loại hầm ủ khí sinh học

Hình 5.19 minh họa hầm ủ khí sinh học điển hình theo mẫu của Trung Quốc đang được áp dụng
rộng rãi tại Việt Nam. Mô hình này có dạng buồng hình chỏm cầu phía trên, phía dưới là hầm ủ chất
sinh khối, nắp đậy cố định. Khí sinh ra được lưu chứa ở phía trên và dẫn ra bằng vòi khí có van. Mô
hình này cách ly tốt với sự thay đổi thời tiết nhưng áp suất khí thay đổi. Phía trên có bộ phận nạp và
khuấy trộn nguyên liệu.

Hình 5.19 Cấu tạo hầm ủ khí sinh học điển hình

. Quy mô mỗi hầm phụ thuộc vào số lượng chất thải hàng ngày cho vào hầm, thông thường có thể
tích từ vài mét khối đến hàng chục mét khối.

5.5.3 Nhiên liệu cồn etanon

Nhiên liệu cồn etanon có thể được sản xuất từ sinh khối có khả năng thay thế chất đốt cho các
động cơ nổ trong lĩnh vực giao thông và có tác dụng giảm thiểu khí thải CO 2. Trong những năm gần
đây công nghiệp biến đổi sinh khối thành etanon và metanon đã có tiến bộ vượt bậc. Quá trình hóa
đường và lên men đồng thời để sản xuất etanon từ sinh khối và công nghệ khí hóa sử dụng trong quá
trình sản xuất có chi phí cạnh tranh so với nhiên liệu dầu mỏ.

Để sản xuất etanon có thể sử dụng các loại vật liệu sinh khối:

 Nguyên liệu chứa đường như mật mía, củ cải đường.


 Nguyên liệu chứa tinh bột như sắn, ngô, khoai.

160
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
 Nguyên liệu chứa xenlulô như gỗ củi, phế thải nông nghiệp. Quy trình sản xuất etanon từ mía
đường, mật, ngô đã hoàn thiện
 Etanon có thể được sản xuất từ sinh khối bằng các phản ứng có xúc tác sinh học khác nhau, phụ
thuộc vào nguyên liệu được sử dụng. Đối với các nông sản chứa đường như mía, có thể chiết xuất trực
tiếp và lên men thành etanol. Đối với các nông sản chúa tinh bột như ngô, khoai, sắn đầu tiên tinh bột
được phân đoạn thành các sản phẩm đường glucô sau đó cho lên men để tạo ra etanon. Tương tự các
axit hoặc enzym xenlulô sẽ làm xúc tác cho phản ứng phân đoạn xenlulô thành glucô. Sau đó glucô sẽ
được lên men để tạo ra etanon. Bảng 5.8 cho sản lượng etanon sản xuất từ một số loại sinh khối.

Bảng 5.8 Sản lƣợng etanon sản xuất từ một số loại sinh khối.

Nguyên liệu Sản lượng sinh Sản lượng etanon Sản lượng etanon
khối (tấn/ha/năm) (lít/ha/năm) (lit/tấn)

Mía đường 50,0 3500 70


Mật - - 280
Sắn 12,0 2.160 180
Ngô 6,0 2.220 370
Gỗ 20,0 3.200 160

Các công đoạn sản xuất etanon bằng phương pháp lên men được cho trong hình 5.20.

Nguyên liệu Lên men Etanon

Hình 5.20 Các công đoạn sản xuất etanon bằng phương pháp lên men

5.6 Công nghệ thủy điện nhỏ

5.6.1 Khái niệm chung về thủy điện nhỏ

Thủy điện nhỏ được hiểu một cách không thống nhất. Đa số các nước phân loại thủy điện nhỏ có
công suất dưới 10 MW, tuy nhiên Canađa phân loại thủy điện nhỏ có công suất dưới 20 MW, Hoa Kỳ
dưới 30 MW. Trong loại thủy điện nhỏ, thủy điện mini có công suất dưới 500 kW, micro dưới 100 kW,
trạm pico có công suất dưới 5 kW. Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về khai thác thủy điện nhỏ.
Các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn về thủy

161
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
điện nhỏ với tổng công suất khoảng 1.600-2.000 MW tuy nhiên chưa được phát triển và sử dụng có hiệu
quả. Thủy điện nhỏ là nguồn năng lượng có hiệu quả kinh tế rất cao, được chú ý rộng rãi trên toàn thế
giới, đóng góp quan trọng cho cân bằng năng lượng của mỗi quốc gia.

5.6.2 Công nghệ thủy điện nhỏ

Dòng chảy có lưu lượng Q (m 3 /s), độ chênh cột nước H (m), tỷ trọng của nước  (kg/m 3 ),  là
hiệu suất truyền động, tao nên công suất P tính bằng kW:

P = 9,81   QH (5.3)

Tuy cùng dựa trên nguyên lý làm việc chung của các nhà máy thủy điện là biến đổi cơ năng của
dòng chảy quay tuabin thành điện năng trong máy phát điện, tuy nhiên so với các nhà máy thủy điện lớn
các trạm thủy điện nhỏ không có yêu cầu cao về công trình thủy công như đập chắn, hồ chứa, bể xả, khả
năng điều tiết mức nước. Nước từ thượng lưu qua kênh dẫn hoặc đường ống tới tuabin thủy điện làm
quay rôto của tổ tuabin-máy phát điện, biến đổi cơ năng thành điện năng. Vì trạm thủy điện thường nằm
xa phụ tải nên cần truyền tải điện năng qua máy biến áp tăng áp. Cũng có thể sử dụng trực tiếp điện
năng qua bộ nạp ăcquy. Các trạm công suất nhỏ (loại mini) có thể không có đập chắn mà có thể sử dụng
kênh tưới tiêu để lấy nước.

. Bảng 5.9 sau đây cho ta quan hệ giữa công suất đặt của máy phát theo lưu lượng và chiều cao
cột nước.

Bảng 5.9 Quan hệ công suất theo lƣu lƣợng, chiều cao cột nƣớc

Công suất P (W) Chiều cao H (m) Lưu lượng Q (l/s)


10 3-5 2
300 4-7 3
500 3-5 8
600 3-5 10
800 3-5 15
1000 4-6 20
1200 4-6 25
1500 5-8 30

Các ưu điểm của trạm thủy điện nhỏ:

162
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
 Là nguồn năng lượng tái tạo, sạch, không gây ô nhiễm, không phát khí thải độc hại.
 Không tốn nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
 Tuổi thọ cao, nhiều trạm vận hành trên nửa thế kỷ vẫn hoạt động tốt.
 Có khả năng tự động hóa cao, khả năng sẵn sàng hoạt động cao.

Tùy theo lưu lượng nước và chiều cao cột nước cần chọn kiểu tuabin thích hợp để đạt hiệu suất
cao nhất. Khi chiều cao cột nước lớn nên chọn tuabin Pelton (tuabin gáo), đối với cột nước trung bình
và cột nước thấp chọn loại tuabin Francis. Phụ lục 5.6 tổng hợp các trạm thủy điện nhỏ công suất trên
100 kW ở Việt Nam.

5.6.3 Nhà máy điện thủy triều

Năng lượng do thủy triều và sóng biển tạo ra vô cùng to lớn và cũng rất khó khai thác. Có hai giải
pháp sử dụng năng lượng thủy triều và sóng biển:
 Sử dụng thế năng do độ chênh mức nước thủy triều trong ngày và theo tháng để quay tuabin phát
điện.
 Sử dụng động năng của sóng hoặc dòng hải lưu quay tuabin-máy phát điện.
Nguyên lý làm việc của nhà máy điện thủy triều sử dụng thế năng độ chênh mức thủy triều như sau:
Tại vị trí eo biển hẹp có độ chênh mức thủy triều lớn người ta xây đập chắn và đặt tổ tuabin-máy phát
điện. Khi thủy triều lên nước biển qua đập chắn quay tua bin vào hồ chứa, khi thủy triều xuống nước từ
hồ qua tuabin thoát ra biển. Như vậy cả hai chu trình nước biển vào, ra hồ chứa đều có khả năng quay
tuabin và phát ra điện. Năng lượng thủy triều E tính bằng công thức:
1
E Ah 2 (5.4)
2
Trong đó A là diện tích bể chứa,  là khối lượng riêng của nước biển bằng 1025 kg/m 3 , h là
chiều cao thủy tĩnh.
Nhà máy điện thủy triều quy mô công nghiệp đầu tiên nằm trên cửa sông Rance, thuộc miền
Bretagne phía đông nước Pháp và đổ vào biển Manche (hình 5.21). Eo biển này tạo nên hồ chứa rộng 22
km2 độ chênh nước thủy triều cực đại 10 m. Ngày 28-10-1968 đã khánh thành nhà máy điện thủy triều
gồm 24 tổ máy với công suất tổ máy 10 MW, tốc độ quay 93,75 v/ph. Máy phát đồng bộ kích từ tĩnh,
điện áp định mức 3500 V. Phần đập cố định dài 160 m và đập di dộng dài 115 m, rộng 53 m. Khối
lượng bê tông 35.000 m 3 , 16.000 tấn thép. Nhà máy làm việc hoàn toàn tự động do máy tính PDP 8
điều khiển, có tính đến chu trình nước biển, sự sẵn sàng hoạt động của thiết bị. Vào giờ thấp điểm của
hệ thống người ta sử dụng bơm để hỗ trợ tích nước trong hồ chứa. Sản lượng điện bình quân một năm là
600 GWh tương đương công suất trung bình 68 MW. Nhà máy điện thủy triều Annapolis Royal, vịnh

163
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Fundy Canađa công suất 18 MW, độ chênh mức nước thủy triều 17 m. Nga có nhà máy điện thủy triều
Vislaya Guba 12 MW. Do giá đầu tư lớn nên nhà máy điện thủy triều ít được phát triển.
Trong nhà máy sử dụng động năng sóng biển và dòng hải lưu, công suất P (kW) được tính bằng:
1
P  Av 3 (5.5)
2
Trong đó  là hiệu suất tuabin,  là tỷ trọng của nước biển bằng 1025 kg/m 3 , A là diện tích cánh
tuabin, v là vận tốc dòng chảy (m/s).

Hình 5.21 Nhà máy điện thủy triều Rance, CH Pháp.


Năm 2008 nhà máy thủy điện sử dụng dòng hải lưu SeaGen ở Bắc Ailen có công suất 1,2 MW
đưa vào vận hành (hình 5.22)

Hình 5.22 Trạm phát điện sử dụng dòng hải lưu SeaGen, Bắc Ailen
5.7 Nguån n¨ng l-îng t-¬ng lai

5.7.1 Nguyên lý nhà máy điện nhiệt hạch

Ta biÕt r»ng ph¶n øng d©y chuyÒn ph©n t¸ch h¹t nh©n Uranium trong c¸c lß ph¶n øng h¹t nh©n
t¹o nªn nguån n¨ng l-îng v« cïng to lín, tuy nhiªn ph¶n øng kÕt hîp h¹t nh©n (ph¶n øng nhiÖt h¹ch)
cßn t¹o ra nguån n¨ng l-îng to lín h¬n nhiÒu.

164
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Deuterium ( 12 H ) vµ Tritinium ( 13 H ) cßn gäi lµ n-íc nÆng lµ hai ®ång vÞ cña hiđô khi kÕt hîp víi nhau sÏ

t¹o nªn h¹t Hªli ( 24 He cßn gäi lµ h¹t alpha), n¬tron n¨ng l-îng cao vµ gi¶i phãng n¨ng l-îng v« cïng to
lín 17,6 MeV theo ph-¬ng tr×nh:

2
1 H 13H 24He 01n  17,6MeV (5.6)

V× c¸c h¹t nh©n nµy ®Òu cã ®iÖn tÝch d-¬ng, ®Ó kÕt hîp l¹i víi nhau cÇn gi¶m kho¶ng c¸ch gi÷a chóng
xuèng kho¶ng 1 femto mÐt (10 -15m), khi ®ã lùc ®Èy tÝnh ®iÖn gi÷a chóng tû lÖ nghÞch víi kho¶ng c¸ch sÏ
rÊt lín nªn ®ßi hái ph¶i t¹o nªn nhiÖt ®é rÊt cao, vµo kho¶ng vµi chôc triÖu ®é C. MÆt trêi lµ qu¶ cÇu löa
khæng lå trong ®ã ph¶n øng nhiÖt h¹ch trong lßng nã vµo kho¶ng mét tr¨m triÖu ®é C duy tr× æn ®Þnh vµ
bøc x¹ n¨ng l-îng trong kh«ng gian vµ xuèng tr¸i ®Êt. ChÝnh mÆt trêi lµ nguån gèc mäi sù sèng trªn tr¸i
®Êt. TiÕc thay mËt ®é n¨ng l-îng cña mÆt trêi trong kh«ng gian kh«ng lín vµ bÞ ph©n t¸n cho nªn viÖc
thu vµ sö dông n¨ng l-îng mÆt trêi trªn tr¸i ®Êt cßn bÞ h¹n chÕ. Mét c©u hái ®Æt ra lµ cã thÓ t¹o nªn
nh÷ng mÆt trêi nh©n t¹o nhá trªn tr¸i ®Êt ®Ó sinh ra n¨ng l-îng v« tËn cho c¸c nhµ m¸y ®iÖn ®-îc
kh«ng? NÕu ®-îc th× bµi to¸n vÒ n¨ng l-îng cña nh©n lo¹i ®-îc gi¶i quyÕt.

5.7.2 TOKAMAK

Lµ tªn viÕt t¾t cña côm tõ tiÕng Nga (Тороидальая Камера в Mагнитных Катушках - buång h×nh
xuyÕn trong c¸c cuén d©y tõ) do nhµ vËt lý X« viÕt Igor Yebgenyevich Tamm vµ Andrei Sakharov thiÕt
kÕ theo ý t-ëng ban ®Çu cña Oleg Lavrentyeb sö dông dßng plasma duy tr× d-íi d¹ng h×nh xo¾n trong tõ
tr-êng ®Ó t¹o nªn tr¹ng th¸i c©n b»ng.

Tõ sau chiÕn tranh thÕ giíi lÇn thø hai trong cuéc ch¹y ®ua h¹t nh©n gi÷a Mü vµ Liªn X« viÖc
nghiªn cøu vÒ ph¶n øng nhiÖt h¹ch ®-îc ®Èy m¹nh. N¨m 1956 t¹i ViÖn Kurchatov Moskva ®· x©y dùng
Tokamak ®Çu tiªn, kÕt qu¶ lµ c¸c mÉu T-3, T-4 ®-îc thö nghiÖm vµo n¨m 1968 ë Novosimbirsk, lÇn ®Çu
tiªn ®¹t ®-îc ph¶n øng nhiÖt h¹ch gÇn æn ®Þnh. N¨m 1968 t¹i héi nghÞ cña IAEA phÝa Liªn X« th«ng
b¸o hä ®· chÕ t¹o ®-îc thiÕt bÞ Tokamak 1000 eV.

C¸c ion, ®iÖn tö t¹i t©m nhiÖt h¹ch cña plasma cã nhiÖt ®é rÊt cao vµ tèc ®é lín. §Ó duy tr× qu¸ tr×nh
kÕt hîp h¹t nh©n c¸c h¹t mang ®iÖn trong tõ tr-êng sÏ chÞu lùc Lorentz theo ®-êng xo¾n èc däc theo
®-êng søc tõ tr-êng. C¸c h¹t cã thÓ t¹o nªn c¸c líp song song trong tõ tr-êng. §Ó duy tr× nhiÖt ®é cao
cho ph¶n øng nhiÖt h¹ch cÇn ph¶i bæ sung n¨ng l-îng vµ gia nhiÖt cho plasma b»ng c¸ch:

 Gia nhiÖt b»ng ®iÖn: V× plasma lµ chÊt dÉn ®iÖn nªn cã thÓ sö dông ph-¬ng ph¸p ®èt nãng c¶m
øng. Dßng ®iÖn c¶m øng qua cuén thø cÊp cña m¸y biÕn ¸p. V× Tokamak ho¹t ®éng trong chu kú ng¾n,
sù ®èt nãng ®iÖn trë phô thuéc vµo tÝch RI 2. Tuy nhiªn ë nhiÖt ®é cao ®iÖn trë cña plasma suy gi¶m ®¸ng
kÓ nªn ®èt nãng ®iÖn trë còng kh«ng thÓ t¨ng nhiÖt ®¸ng kÓ vµ cÇn sö dông ph-¬ng ph¸p gia nhiÖt kh¸c.

165
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
 Gia nhiÖt b»ng chïm n¬tron: c¸c nguyªn tö bÞ ion ho¸ vµ bÞ bÉy trong tõ tr-êng c¸c ion n¨ng
l-îng cao chuyÓn phÇn n¨ng l-îng tíi c¸c h¹t plasma trong c¸c va ch¹m lÆp l¹i.

 Gia nhiÖt b»ng nÐn tõ: Plasma thÓ khÝ cã thÓ bÞ ®èt nãng do nÐn ®ét ngét. Trong Tokamak viÖc
nÐn ®-îc thùc hiÖn ®¬n gi¶n b»ng c¸ch di chuyÓn plasma trong vïng cã tõ tr-êng cao.

 Gia nhiÖt cao tÇn trong èng cao tÇn 84 GHz vµ 118 GHz do bé dao ®éng tÇn sè cao Gyrotron vµ
Klystron ®Æt bªn ngoµi h×nh xuyÕn. NhiÒu kü thuËt ®èt nãng céng h-ëng cylotron ®-îc thùc hiÖn.

Dï ®· cã nhiÒu c¶i tiÕn nh-ng cho ®Õn nay c¸c Tokamak cña Nga, Mü, EU, NhËt...míi t¹o nªn ph¶n
øng nhiÖt h¹ch æn ®Þnh d-íi 1 gi©y b»ng c¸ch tiªu thô n¨ng l-îng cña nguån mµ ch-a ph¸t ra n¨ng
l-îng, do ®ã bµi to¸n t¹o nªn nguån n¨ng l-îng nhiÖt h¹ch cã ®iÒu khiÓn vÉn cßn bÞ bá ngá.

5.7.3 ITER

Lµ tªn viÕt t¾t cña côm tõ (International Thermonuclear Experimental Reactor) - Lß ph¶n øng nhiÖt
h¹ch thö nghiÖm quèc tÕ. Ng-êi ta tr¸nh nãi ®Õn lß ph¶n øng nhiÖt h¹ch v× sî sù ph¶n ®èi cña d- luËn
víi vò khÝ nhiÖt h¹ch. Dù ¸n quèc tÕ nµy ®-îc ký kÕt vµo ngµy 21-11-2006 gåm c¸c bªn tham gia: EU,
Hoa Kú, Nga, Trung Quèc, Hµn quèc, Cana®a. §©y lµ dù ¸n tèn kÐm nhÊt cho mét thiÕt bÞ khoa häc víi
vèn ®Çu t- 10 tû ¬r«. Trong vßng 30 n¨m gåm 10 n¨m x©y dùng, 20 n¨m vËn hµnh t¹o nªn thiÕt bÞ
Tokamak quèc tÕ ®Æt t¹i Cadarache thuéc h¹ l-u s«ng Rh«ne thuéc Provence, Alper-C«te d’Azur n­íc
Ph¸p. Môc tiªu cña dù ¸n lµ t¹o nªn ph¶n øng nhiÖt h¹ch æn ®Þnh trong vßng 8 phót, ph¸t c«ng suÊt nhiÖt
500 MW. ViÖc sö dông c«ng suÊt nhiÖt nµy cho s¶n xuÊt ®iÖn ch-a ®-îc ®Æt ra.

C¸c môc tiªu chÝnh cña dù ¸n lµ:

 T¹o nªn n¨ng l-îng nhiÖt gÊp 10 lÇn n¨ng l-îng cung cÊp;

 Duy tr× dßng plasma æn ®Þnh trong vßng 8 phót cña buång ph¶n øng nhiÖt h¹ch cã thÓ tÝch 840
m3;

 Ph¸t triÓn c«ng nghÖ vµ qu¸ tr×nh cÇn thiÕt cho nhµ m¸y ®iÖn nhiÖt h¹ch cã m¹ch tõ nam ch©m
siªu dÉn vµ ®iÒu khiÓn xa b»ng r«b«t.

Qu¸ tr×nh kÕt hîp Deuterium vµ Tritium víi 0,5 gam nhiªn liÖu gi¶i phãng n¨ng l-îng gÊp 5 lÇn
Uranium 235 vµ gÊp một triÖu lÇn n¨ng l-îng gi¶i phãng khi ®èt than. §©y sÏ lµ b-íc tiÕn rÊt quan träng
trong viÖc x©y dùng nh÷ng mÆt trêi nhá trªn tr¸i ®Êt. C«ng nghÖ nµy kh«ng g©y hiÖu øng nhµ kÝnh, hoµn
toµn kh«ng cã khÝ th¶i ®éc h¹i còng nh- chÊt th¶i phãng x¹ ph¶i xö lý. Nguån n-íc nÆng Deuterium vµ
Trititum cã trong n-íc biÓn lµ v« tËn trªn tr¸i ®Êt.Thµnh c«ng trong dù ¸n nµy nh©n lo¹i sÏ lµm chñ ®-îc
c«ng nghÖ nhiÖt h¹ch vµo môc ®Ých hßa b×nh vµ sÏ cã b-íc tiÕn v÷ng ch¾c trong viÖc t¹o nªn nguån n¨ng
166
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
l-îng s¹ch vµ v« cïng to lín cho nh÷ng n¨m gi÷a thÕ kû 21 vµ trong t-¬ng lai l©u dµi. Con ng-êi sÏ
kh«ng cßn lo l¾ng vÒ nguån n¨ng l-îng n÷a v× ®· chÕ t¹o vµ khèng chÕ ®-îc nhiÒu mÆt trêi nhá trªn tr¸i
®Êt. H×nh 5.23 d-íi ®©y lµ m« h×nh lß ph¶n øng nhiÖt h¹ch v× môc ®Ých hßa b×nh ITER.

Mạch từ

Tâm lò phản ứng

Hệ thồng hơi
và nước cấp

H×nh 5.23 M« h×nh lß ph¶n øng nhiÖt h¹ch v× môc ®Ých hßa b×nh ITER

Câu hỏi chƣơng 5:

1. Vai trò của năng lượng tái tạo hiện nay và trong tương lai

2. Các giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời

3. Các giải pháp sử dụng năng lượng gió

4. Các giải pháp sử dụng năng lượng địa nhiệt

5. Các giải pháp sử dụng năng lượng sinh khối

6. Các giải pháp sử dụng năng lượng thuỷ điện nhỏ và thuỷ triều

Bài tập chƣơng 5:

Bài tập 5.1


Tính công suất dàn PV đặt tại Hà Nội để cung cấp cho tải có nhu cầu E = 2000 Wh/ngày. Biết
bức xạ mặt trời trung bình một ngày tại Hà Nội :
2
I = 3000 Wh/m .ngày. Hiệu suất tổng của hệ PV, bộ nạp và ăcquy  = 0,75.

Trả lời:
167
CHƢƠNG 5 - NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO
Công suất dàn PV được tính theo công thức:
E.1000 2000 .1000
P   888,9 W
I 3000 .0,75

trong đó:
I là bức xạ mặt trời trung bình một ngày tại Hà Nội.
 là hiệu suất tổng của hệ PV, bộ nạp và ăcquy.
Tại Hà Nội dàn PV phải hướng về phía Nam với góc lệch so với mặt bằng một góc khoảng 30 0 .

Bài tập 5.2:

Tính công suất đặt của tram thủy điện nhỏ có độ chênh mức nước ∆H=10 m, tỷ trọng của nước
 = 0,001 kg/ m3 lưu lượng dòng chảy dòng chảy Q = 15 m3/s. Hiệu suất truyền động   0,9 .

Trả lời:

Công suất đặt của trạm thủy điện:

P = 9,81   Q∆H = 9,81.0,001.15.0,9.10 = 1,32 kW.

Bài tập 5.3:

Tính công suất P của tuabin gió có sải cánh của rôto r = 30 m, tỷ trọng không khí ρ = 1,22
kg/m 3 , hiệu suất tuabin   0,45 tại địa điểm có tốc độ gió v = 4,15 m/s.

Trả lời:

Công suất đặt của tuabin gió tính theo W bằng:

1
P   . . .r 2 .v 3 = 0,5.0,45.1,22.3,14. 30 2 . 4,1 3 = 53.465 W.
2

168

You might also like