You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA CƠ KHÍ
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

BÁO CÁO MÔN NĂNG LƯỢNG MỚI TRÊN Ô TÔ

GVHD: ThS. Phạm Minh Mận


SVTH: Lê Quang Huy

Đà Nẵng, tháng 02, năm 2023


I. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG

1. Nhu cầu năng lượng và khả năng đáp ứng.

a) Nhu cầu năng lượng của thế giới


Kinh tế càng phát triển, nhu cầu năng lượng càng cao. Dự
báo nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng hơn 30% vào
2035 so với hiện nay tăng nhiều ở khu vực châu Á, mức
tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Á có thể lên đến 60%
Hiện nay nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu từ than, dầu
khí, hạt nhân, còn NLTT chỉ chiếm khoảng 20%. Năm
2011, NLTT cung cấp 19% năng lượng tiêu thụ thế giới,
trong đó 9,3% là năng lượng sinh khối truyền thống.
Nhu cầu năng lượng thế giới
Dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng NLTT luôn trên đà
phát triển. Tăng nhanh nhất là điện mặt
trời từ các nhà máy điện tập trung nhiệt mặt trời
(concentrating solar thermal power – CSP) tăng 43%
kế đến là điện gió tăng 25% và nhiên liệu sinh học
tăng 17% mỗi năm .
Dù NLTT có nhược điểm
khó khắc phục là hiệu suất khai thác kém vì không ổn
định như năng lượng mặt trời chỉ có thể khai
thác vào ban ngày, thủy điện phải có đủ nước và gió
không phải lúc nào cũng đủ mạnh để chạy các
turbine…, nhưng NLTT vẫn đang được đầu tư nghiên
cứu và khuyến khích sử dụng trên toàn thế
giới nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm ô nhiễm
môi trường.

Biểu đồ biểu thị mức độ tiêu thụ năng lượng trên thế giới.
b) Nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Từ biểu đồ cho thấy sự tương quan giữa tăng trưởng kinh


tế và tổng nhu cầu năng lượng, từ năm 2025 đến năm 2030
khả năng thiếu năng lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
kinh tế là không tránh khỏi, đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng
ta phải có chiến lược đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng
sớm.

Sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và năng lượng


II. GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1. Tổng quan năng lượng mặt trời.
Năng lượng mặt trời cũng như nhiều nguồn năng lượng mới khác như
năng lượng gió, năng lượng thủy triều…, là nguồn tài nguyên năng lượng vô
hạn và là nguồn năng lượng xanh.
Có bốn dạng công nghệ năng lượng Mặt Trời hiện đang có mặt trên thị trường
Việt Nam. Đó là công nghệ năng lượng Mặt Trời:
• Quy mô hộ gia đình.

• Quy mô thương mại sử dụng cho các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, quân

• đội và các trung tâm dịch vụ, cho làng mạc.

• Cụm pin Mặt Trời nhỏ như đèn công cộng, âm thanh, tivi và trạm cho sạc

• pin.

• Nhà máy phát điện nối lưới.


2. Các nguồn năng lượng từ mặt trời.
Mặt trời (MT) là một trong những ngôi sao phát sáng mà con người có
thể nhìn thấy được trong vũ trụ. MT luôn phát ra nguồn năng lượng
khổng lồ và một phần nguồn năng đó truyền bằng bức xạ đến trái đất,
bức xạ mặt trời là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của sự sống trên trái
đất.
Năng lượng mặt trời (NLMT) là năng lượng của dòng bức xạ điện từ
xuất phát từ MT cộng với một phần nhỏ bức xạ của các hạt phóng ra
từ MT (chủ yếu là êlectron và pôsitron).
NLMT là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận dụng
được: sạch, dồi dào, đáng tin cậy, gần như vô tận, và có ở khắp nơi dù
ít hay nhiều. Việc sử dụng NLMT gần như không có ảnh hưởng tiêu
cực gì đến môi trường, không thải ra khí độc hại, do đó không là tác
nhân trong vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính Hình dạng Mặt Trời
3. Pin năng lượng mặt trời.
Năng lượng từ pin năng lượng mặt trời (solar panel/pin mặt trời/pin
quang điện): là quá trình biến đổi quang năng) thành năng lượng
điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.
Những tấm pin NLMT được sử dụng làm nguồn điện phục vụ cho
sinh hoạt chẳng hạn như xem truyền hình, chiếu sáng..
• Nguyên lý hoạt động: Ánh sáng mặt trời bao gồm các hạt rất
nhỏ gọi là photon được tỏa ra từ mặt trời. Khi va chạm với các
nguyên tử siliconcủa pin năng lượng mặt trời, những hạt photon
truyền năng lượng của chúng tới các electron rời rạc, kích thích
làm cho electron đang liên kết với nguyên tử bị bật ra khỏi
nguyên tử, đồng thời ở nguyên tử xuất hiện chỗ trống vì thiếu
electron.
4. Thông số kỹ thuật của tấm pin mặt trời.
a) Điện áp hở mạch.

Điện áp hở mạch là mức đầu ra của tấm pin năng lượng khi
không có tải. Khi tấm pin không được kết nối với bất cứ thứ gì,
không có tải và không có dòng điện được tạo ra, bạn có thể sử
dụng một vôn kế để đo ở 2 đầu cực tấm pin, do không có tải nên
dòng điện qua tấm pin cũng bằng không.
Đây là một thông số rất quan trọng, nó điện áp tối đa mà tấm
pin có thể tạo ra trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC),
vì vậy đây là số để sử dụng khi xác định có bao nhiêu tấm trong
một dãy để có thể kết nối trực tiếp với biến tần hoặc điều khiển
sạc.
b) Dòng điện ngắn mạch.
Điện áp ngắn mạch này sinh ra khi kết nối đầu âm và dương của tấm pin vào nhau, là mức cường độ mà pin tạo ra khi không được kết
nối với tải. Sử dụng ampe kế có thể đo và đọc được dòng này, đây là dòng điện Max mà tấm pin có thể sản sinh trong điều kiện tiêu
chuẩn.
Để xác định dòng điện mà thiết bị kết nối như inverter hay điều khiển sạc cần có, chúng ta sẽ sử dụng Isc. Thông thường thì nhân 1,25
lần so với Isc.
Khi xác định dòng điện có thể xử lý của thiết bị được kết nối như bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời hoặc biến tần.
c) Điểm công suất cực đại.
Pmax là điểm công suất cho sản lượng cao điện mặt trời cao nhất. Đó là nơi kết hợp giữa điện áp và cường độ dòng điện ở mức cao nhất
(Volt x Ampe = Watt), tức là tại điểm cong lớn nhất của đồ thị.
d) Điện áp tại công suất cực đại.
Vmpp là điện áp khi công suất đầu ra ở mức lớn nhất. Đó là điện áp thực tế bạn muốn xem khi nó được kết nối với thiết bị năng lượng
mặt trời MPPT (như bộ điều khiển sạc MPPT hoặc bộ biến tần hòa lưới) trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
e) Dòng điện tại công suất cực đại.
Impp là cường độ dòng điện (amps) khi công suất đầu ra lớn nhất. Đây là cường độ dòng điện thực tế bạn muốn xem khi nó được kết
nối với thiết bị năng lượng mặt trời MPPT trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG PIN NLMT
1. Trình tự thiết kế.

Góc nghiêng ᵝ của dàn pin so với mặt phẳng nằm ngang nên
chọn trùng với góc nghiêng
của MT tại vị trí lắp đặt, để bề mặt dàn pin luôn thẳng góc với
các tia nắng, đây là vị trí nhận được
BXMT tốt nhất. Góc nghiêng cho các khu vực tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc đặt nghiêng dàn pin NLMT còn có ý nghĩa tăng
khả năng tự làm sạch của dàn pin. Khi trời
mưa, do đặt nghiêng nên nước mưa sẽ tẩy rửa bụi bẩn bám trên
mặt pin, làm tăng khả năng hấp thụ
BXMT của dàn pin.
2. Khả năng khai thác và ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt
Nam.
a) Tiềm năng.

• Việt Nam là quốc gia có tiềm năng NLMT rất phong phú, đặc biệt là khu vực miền
Trung,

miền Nam có nắng hầu như quanh năm.

• Các nhà khoa học cho biết ở Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày nhận được 5,5
kWh/m2,

• Ở khu vực phía Nam mức độ bức xạ nhiệt dao động từ khoảng 3-4,5kWh/m2/ngày vào
mùa Đông, tới 4,5-6,5 kWh/m2/ngày vào mùa hè.

• Có thể nói NLMT là

• nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn nhất, ổn định nhất ở nước ta, có thể khai thác Số liệu về năng lượng bức xạ Mặt Trời ở Việt Nam
sử dụng

• rất có hiệu quả nguồn năng lượng này cho hiện tại và đặc biệt cho tương lai lâu dài ở
Việt Nam
b) Hiện trạng khai thác năng lượng mặt trời.
• Năng lượng mặt trời dùng để sản xuất điện ở Việt Nam chủ yếu
là nguồn điện pin mặt trời được áp dụng ở khu vực nông thôn
miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
• Hiện các hệ thống pin mặt trời đã có mặt ở 38 tỉnh thành và một
số bộ, ngành như: Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Giao thông Vận tải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN)…
• Tổng công suất đặt pin mặt trời của Việt Nam đến nay khoảng
1,4MW
3. Khó khăn và các giải pháp cho tương lai.
a) Khó khăn
• Các chi phí ban đầu là bất lợi chính của việc cài đặt một hệ thống năng lượng mặt trời, phần lớn là vì chi phí
cao của các vật liệu bán dẫn được sử dụng trong việc xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời.
• Tấm năng lượng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn để lắp đặt để đạt được một mức độ tốt, hiệu quả về
năng lượng.
• Hiệu quả của hệ thống cũng phụ thuộc vào vị trí mặt trời, mặc dù vấn đề này có thể được khắc phục với việc
cài đặt các thành phần nhất định.
• Việc sản xuất năng lượng mặt trời cũng bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các đám mây, gây ô nhiễm trong
không khí.

You might also like