You are on page 1of 20

ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI.............................................................................. 3
I. Các khái niệm cơ sở ...................................................................................... 3
1. Mặt trời....................................................................................................... 3
2. Phổ bức xạ mặt trời ..................................................................................... 3
3. Bức xạ mặt trời khi vào tầng khí quyển ...................................................... 4
4. Hằng số mặt trời .......................................................................................... 5
II. Khái quát chung về năng lượng mặt trời ................................................ 5
1. Năng lượng mặt trời - Nguồn năng lượng sạch vô tận ............................... 5
2. Pin mặt trời................................................................................................. 7
3. Cấu tạo pin mặt trời .................................................................................... 7
4. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời ........................................................ 8
5. Ứng dụng..................................................................................................... 9
6. Tấm năng lượng mặt trời: ......................................................................... 10
III. Chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng: ............................. 10
1. Mô hình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng: ..................... 10
2. Bài toán chi phí: ........................................................................................ 12
IV. Ưu – nhược điểm của năng lượng mặt trời ........................................... 14
1. Ưu điểm..................................................................................................... 14
2. Nhược điểm ............................................................................................... 15
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 19

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 1


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

MỞ ĐẦU
Điện năng đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
con người chúng ta. Chính vì những ưu điểm vượt trội của nó so với các nguồn
năng lượng khác (như: dễ chuyển thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền đi
xa, hiệu suất cao) mà ngày nay điện năng sử dụng hết sức rộng rãi trong mọi
lĩnh vực từ công nghiệp, dịch vụ… cho đến phục vụ đời sống sinh hoạt hằng
ngày của mỗi gia đình. Có thể nói rằng ngày nay không một quốc gia nào trong
thế giới không sản xuất và tiêu thụ điện năng, và trong tương lai thì nhu cầu của
con người về nguồn năng lượng đặt biệt này sẽ tiếp tục được nâng cao.
Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nên nhu cầu sử dụng điện năng trong tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng. Vì vậy
năng lượng điện có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn
định xã hội. Với tính ưu việt đó điện năng được sử dụng rộng rãi, không thể
thiếu trong sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy khi xây dựng một nhà máy, một khu
công nghiệp hay một tòa nhà cao tầng thì vấn đề xây dựng một hệ thống điện để
cung cấp điện năng cho các tải tiêu thụ là không thể thiếu được.
Hệ thống điện ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc thiết kế cung cấp có nhiệm
vụ đề ra những phương án cung cấp điện hợp lý và tối ưu. Một phương án cung
cấp điện tối ưu sẽ giảm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống điện giảm tổn thất điện
năng và vận hành đơn giản và thuện tiện trong việc bảo trì sữa chữa.
Ngày nay các nguồn năng lượng sơ cấp đang có nguy cơ cạn kiệt, do con
người càng ngày có nhu cầu sử dụng điện năng cao nên việc khai thác tài
nguyên sơ cấp cũng nhiều để cung cấp năng lượng cho con người sử dụng. Mà
hầu như các quy trình chuyển nguồn năng lượng sơ cấp này sang điện năng
thường gây ô nhiễm môi trường. Nên yêu cầu cấp thiết hiện nay là tiềm kiếm ra
nguồn năng lượng sạch và có thể sử dụng trong tương lai, ứng dụng nguồn năng
lượng đó trong thiết kế cung cấp điện cho con người, một trong những nguồn
năng lượng đó chính là nguồn năng lượng mặt trời.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 2


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI


I. Các khái niệm cơ sở
1. Mặt trời
Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương Hệ.
Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất) tạo ra nhiệt độ và
mật độ đủ lớn tại lõi để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, làm giải phóng một
lượng năng lượng khổng lồ. Năng lượng này được phát ra và lan truyền vào vũ
trụ dưới dạng các sóng điện từ, được gọi là bức xạ điện từ với vận tốc 3.108 m/s,
tức vận tốc của ánh sáng. Bức xạ điện từ của năng lượng mặt trời được xem là
nguồn năng lượng chính cho trái đất tồn tại và khi mặt trời cạn hết nguồn
nguyên liệu hidro, phản ứng tổng hợp nhiệt hạch không xảy ra nữa, trái đất sẽ
không còn nhận được bức xạ điện từ của mặt trời.
2. Phổ bức xạ mặt trời
Phổ bức xạ mặt trời được hiểu là phổ bức xạ điện từ của mặt trời đến bề
mặt trái đất dưới dạng ánh nắng mặt trời mà mắt ta nhận biết được lại cũng chỉ
một phần trong phổ bức xạ mặt trời vì có những phần bức xạ mặt trời mắt ta
không nhận thấy được, trong đó phần bức xạ mặt trời có bước sóng từ 400 –
700nm là phần có thể nhìn thấy được bằng mắt và gọi là ánh sáng hoặc ánh sáng
mặt trời.
Phổ bức xạ năng lượng điện từ của mặt trời đến bề mặt trái đất gồm các
sóng trải dài từ 3 – 3000nm
Phần bức xạ năng lượng điện từ của mặt trời có bước sóng ngắn dưới 3nm
không đến được bề mặt trái đất vì bị tầng trên cùng của khí quyển hấp thụ hoàn
toàn.
Phần bức xạ năng lượng điện từ của mặt trời có bước sóng trên 3000nm có
năng lượng rất thấp cũng không đến được bề mặt trái đất vì bị phản xạ trở lại
hoàn toàn khi gặp lớp khí quyển. Phổ bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất bao
gồm ba miền năng lượng:

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 3


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

- Miền bức xạ có dải bước sóng trung bình, là vùng ánh sáng trắng trông thấy
được, gọi là vùng bức xạ khả biến.
- Miền bức xạ nằm ngoài miền khả biến, cạnh ánh sáng tím được gọi là miền
bức xạ cực tím hay vùng bức xạ tử ngoại, có dải bước sóng nằm giữa 200 và
380nm là vùng trông thấy được. Trong dải bức xạ này, còn phân chia thành
ba phân dải:
 UV-A (320- 380nm): là tia bức xạ kích thích sự hình thành các sắc tố
melamine khiến da bị đen sạm, làm suy yếu hệ miễn dịch của da và thúc
đẩy quá trình lão hóa sớm, nên còn gọi là tia lão hóa.
 UV-B (280-320nm): có cường độ bức xạ cao hơn UV-A, gây đục thủy
tinh thể và gây bỏng da nếu phơi nhiễm lâu, nên gọi là tia gây bỏng.
 UV-C (200-280nm): là tia bức xạ nguy hiểm nhất, là tác nhân chính gây
ung thư, vì vậy còn được gọi là tia ung thư.
- Miền bức xạ nằm ngoài miền khả biến, cạnh ánh sáng đỏ được gọi là vùng
bức xạ hồng ngoại, có dải bước sóng từ 700 – 3000nm, là vùng không trông
thấy được.
3. Bức xạ mặt trời khi vào tầng khí quyển
Bức xạ mặt trời khi vào tầng khí quyển đến bề mặt trái đất không phải
nguyên vẹn mà đã bị suy giảm khi di qua hai tầng khí quyển là tầng bình lưu và
tầng đối lưu.
- Tầng bình lưu là tầng trên cùng, luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá
hủy tầng ozone.
- Tầng đối lưu: là tầng nằm dưới, gần bề mặt trái đất, nơi xảy ra các biến đổi
về thời tiết. Bức xạ tử ngoại có bước sóng ngắn như UV-C hầu như bị hấp
thụ hoàn toàn trong lớp mỏng ozone của tầng bình lưu.
Các bức xạ khả kiến đều di qua tầng bình lưu nhưng đến tầng đối lưu bị các
vật chất trong tầng đối lưu như mây, mù, bụi, khói và các khí khác làm giảm
cường độ bức xạ do hiện tượng hấp thụ, phản xạ và khuếch tán. Mây đã làm cho
tia bức xạ mặt trời phản xạ trở lại không trung, mức độ phản xạ phụ thuộc vào

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 4


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

độ dày của lớp mây: mây mỏng có mức độ phản xạ khoảng 20%, mây dày và
đậm đặc mức độ phản xạ có thể lên đến 80%.
Khả năng hấp thụ các bức xạ này của mây nói chung ít, thậm chí với lớp
mây dầy cũng chỉ dưới 10%. Mức độ khuếch ánh sáng phụ thuộc vào kích thước
của các hạt mù và kích thước phân tử các khí cũng như phụ thuộc vào bước sóng
ánh sáng. Mức dộ khuếch tán ánh sáng tang khi kích thước các hạt bụi mù hoặc
kích thước phân tử các khí tăng lên, và giảm khi chiều dài bước sóng tăng.
4. Hằng số mặt trời
Hằng số mặt trời là năng lượng bức xạ điện từ đến từ mặt trời đến trái đất,
tính cho 1 đơn vị bề mặt (W/m2) của bầu khí quyển quanh trái đất, ở vị trí vừa
chạm vào bầu khí quyển vì khoảng cách giữa mặt trời và trái dất thay đổi trong
năm, nên hằng số mặt trời cũng thay đổi theo. Mỗi một hành tinh trong thái
dương hệ đều có một hằng số mặt trởi riêng và không giống nhau.
II. Khái quát chung về năng lượng mặt trời
1. Năng lượng mặt trời - Nguồn năng lượng sạch vô tận
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch nhất và vô hạn nhất trong
các nguồn năng lượng mà chúng ta được biết. Bức xạ mặt trời là sức nóng, ánh
sáng dưới dạng các chùm tia do mặt trời phát ra trong quá trình tự đốt cháy
mình. Bức xạ mặt trời chứa đựng một nguồn năng lượng khổng lồ và là nguồn
gốc của mọi quá trình tự nhiên trên trái đất.
Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ
Mặt Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác
phóng ra từ ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi
phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Phân loại: Năng lượng mặt trời có thể chia làm 2 loại cơ bản: Nhiệt năng
và Quang năng.
- Các tế bào quang điện (Photovoltaic cells - PV) sử dụng công nghệ bán dẫn
để chuyển hóa trực tiếp năng lượng quang học thành dòng điện, hoặc tích
trữ vào pin, ắc quy để sử dụng sau đó. Các tấm tế bào quang điện hay còn

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 5


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

gọi là pin mặt trời hiện đang được sử dụng rộng rãi vì chúng rất dễ chuyển
đổi và dễ dàng lắp đặt trên các tòa nhà và các cấu trúc khác. Pin mặt trời có
thể cung cấp nguồn năng lượng sạch và tái tạo, do vậy là một nguồn bổ
sung cho nguồn cung cấp điện.
- Nhiệt năng có thể được sử dụng để sưởi nóng các tòa nhà một cách thụ
động thông qua việc sử dụng một số vật liệu hoặc thiết kế kiến trúc, hoặc
được sử dụng trực tiếp để đun nóng nước phục vụ cho sinh hoạt. Ở rất
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới thiết bị đun nước nóng dùng năng
lượng mặt trời (bình nước nóng năng lượng mặt trời) hiện đang là một sự
bổ sung quan trọng hay một sự lựa thay thế cho các thiết bị cung cấp nước
nóng thông thường dùng điện hoặc gas.

Năng lượng mặt trời là nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất trên trái đất.
Toàn bộ sự sống trên trái đất đều phụ thuộc vào năng lượng mặt trời, nó điều
chỉnh các quá trình khí tượng học trên hành tinh của chúng ta. Đối với cuộc sống
của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu.
Năng lượng thay thế này đã và đang dược các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 6


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung
ứng kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Pin mặt trời
Pin mặt trời (pin quang điện) là công nghệ sản xuất ra điện năng từ các chất
bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng chiếu tới các tế bào
quang điện, nó sẽ sản sinh ra điện năng. Khi không có ánh sáng, các tế bào này
ngừng sản xuất điện. Quá trình chuyển đổi này còn được gọi là hiệu ứng quang
điện.
3. Cấu tạo pin mặt trời
Chất liệu chính để tạo ra pin năng lượng mặt trời là chất bán dẫn silic tinh
khiết, tức là khi đó silic cần đảm bảo là bán dẫn ròng electron và số hạt tải lỗ
trống phải bằng nhau. Để tạo ra được một tấm pin năng lượng mặt trời cần phải
chế tạo chất bán dẫn ra thành hai loại n và p sau đó ghép chúng lại với nhau để
để có được tiếp xúc p – n.
Trong thực tế để tạo ra pin mặt trời thì người ta phải pha thêm vào đó một
số các phân tử loại khác gọi là pha tạp. Cấu trúc nguyên tử Si giống như của kim
cương: gồm 4 electron ngoài cùng liên kết với 4 nguyên tử Si gần đó. Do đó, khi
pha thêm một ít nguyên tử photpho P vào sẽ có thêm 5 electron ở ngoài cùng,
thừa ra một electron tự do chuyển động dễ dàng hơn đây là bán dẫn loại n
(negatif – âm). Ngược lại nếu pha tạp một ít nguyên tử Bo sẽ có thêm 3 electron
ở ngoài cùng, dẫn đến thiếu một electron sẽ tạo thành lỗ trống đây là bán dẫn
loại p (positif -dương).
Khi ghép bán dẫn loại n với bán dẫn p sẽ tạo lớp chuyển tiếp p-n và tại
điểm tiếp giáp này sẽ có sự dịch chuyển để lấp đầy chỗ trống do có một electron
thừa của loại n sẽ chạy sang lấp đầy electron còn thiếu loại p. Sự chuyển dịch
này trực tiếp tạo ra hiệu điện thế cỡ 0,6V đến 0,7V ở chỗ tiếp xúc p-n nhưng
không tạo ra dòng điện.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 7


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Chính vì thế, để tạo ra điện năng mặt trời người ta đã dùng một dây để nối
bán dẫn n với p, bởi khi các electron từ bán dẫn n chuyển sang bán dẫn p để lấp
đầy lỗ trống sẽ sinh ra dòng điện.

4. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

Khi chiếu ánh sáng thích hợp vào lớp kim loại mỏng ở trên cùng thì ánh
sáng sẽ xuyên qua lớp kim loại này vào lớp bán dẫn p, giải phóng các e và lỗ
trống

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 8


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Điện trường ở lớp chuyển tiếp p – n đẩy các lỗ trống về phía bán dẫn p và
đẩy các e về phía bán dẫn n. Do đó, lớp kim loại mỏng trên lớp bán dẫn p sẽ
nhiễm điện (+) trở thành điện cực (+) của pin còn đế kim loại dưới bán dẫn n sẽ
nhiễm điện (-) trở thành điện cực (-) của pin.
5. Ứng dụng
Pin mặt trời đã được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới, mặc dù giá thành của
pin mặt trời còn khá cao và giá điện năng do pin mặt trời còn đắt so với giá điện
năng do năng lượng hóa thạch sản xuất, nhưng việc ứng dụng pin mặt trời vào
sản xuất điện năng do nhu cầu dân dụng vẫn ngày một mở rộng. Các panel pin
mặt trời silic đang được phát triển để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nơi không có điện lưới quốc gia để phục
vụ cho các nhu cầu sinh hoạt như thắp sáng, máy lạnh, tivi,… Đồng thời cung
cấp cho các nhu cầu tiêu thụ lớn hơn của nhiều nhà cao óc, cơ sở, nhà hàng,
trung tâm thương mại… Ngày nay những ngôi nhà có gắn những tấm năng
lượng mặt trời trên nóc đã trở thành phổ biến và có xu hướng tăng dần trong
tương lai.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga 9


ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

6. Tấm năng lượng mặt trời:


Tấm năng lượng mặt trời được tạo thành từ nhiều pin mặt trời có thể gồm
36 đến 72 pin mặt trời mắc nối tiếp với nhau. Qua những tấm pin mặt trời, năng
lượng mặt trời được chuyển hóa thành điện năng. Mỗi pin mặt trời cung cấp một
lượng nhò năng lượng, nhưng nhiều pin được đặt trải dài trên một diện tích lớn
tạo nên nguồn năng lượng lớn hơn đủ để các thiết bị điện sử dụng. Mỗi tấm pin
mặt trời có công suất khác nhau như: 30Wp, 40Wp, 45Wp, 50Wp, 75Wp,
100Wp, 123Wp. Điện áp của các tấm pin thường là 12VDC. Công suất và điện
áp của hệ thống tùy thuộc vào cách ghép nối các tấm pin lại với nhau. Nhiều tấm
năng lượng mặt trời có thể ghép nối tiếp hoặc song song với nhau để tạo thành
một dàn pin mặt trời. Để đạt được hiệu năng tốt nhất, những tấm năng lượng
phải luôn được phơi nắng và hướng trực tiếp đến mặt trời.
Hiệu suất thu được điện năng từ pin mặt trời ở các vùng miền vào các giờ
trong ngày là khác nhau, do bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất không đồng đều
nhau. Hiệu suất của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Chất liệu bán dẫn làm pin.
+Vị trí đặt các tấm panel mặt trời.
+ Thời tiết khí hậu, mùa trong năm.
+ Thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều.
Tuổi thọ của mỗi tấm pin khoảng 25 đến 30 năm.
III. Chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng:
1. Mô hình chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng:
Năng lượng mặt trời cung cấp nhiệt lượng và ánh sáng, nó có tính chất của
sóng và hạt. Mặt trời như một lò hạt nhân, nó chuyển đổi hydro thành heli thông
qua phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mặt trời giải phóng năng lượng tương đương
100 tỷ bom hydro mỗi giây. Đây là một quá trình rất hiệu quả, chuyển đổi trực
tiếp khối lượng thành năng lượng thông qua phương trình nổi tiếng của Albert
Einstein:
E = MC2

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


10
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Trong đó: E là năng lượng


M là khối lượng
C là tốc độ của ánh sáng.
Tốc độ của ánh sáng là 186.000 dặm mỗi giây, đây là tốc độ nhanh nhất
trong vũ trụ. Một khối lượng nhỏ cũng có thể tạo ra một lượng lớn năng lượng.
Năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác bằng một thiết bị
được gọi là một bộ chuyển đổi. Để chuyển đổi bức xạ mặt trời thành điện năng
chúng ta cần các tấm pin năng lượng mặt trời.

Có thể xem ánh sáng là một dòng các hạt nhỏ li ti gọi là các hạt photon bắn
ra từ mặt trời. Khi các photon chuyển động va đập vào tấm pin năng lượng mặt
trời với đủ năng lượng nó đánh bật electron khỏi liên kết để lại lỗ trống. Lỗ
trống này tạo điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến
điền vào "lỗ trống", và điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ
trống". Cứ tiếp tục như vậy "lỗ trống" di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn, một
dòng các electron bắt đầu có thể được lấy ra bởi dây dẫn tạo ra dòng điện một
chiều (DC).

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


11
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Vị trí lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp nhất là mái nhà, nơi
mà chúng có thể tiếp nhận ánh nắng mặt trời một cách tối đa nhất.
Từ giàn pin mặt trời, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện
một chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện
tử có chức năng điều hoà tự động các quá trình nạp điện vào ắc-quy và phóng
điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC). Trường hợp công suất giàn
pin đủ lớn, trong mạch điện sẽ được lắp thêm bộ chuyển đổi điện để chuyển
dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC) được gọi là một bộ chuyển đổi
(Inverter) chạy được thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, TV…).
2. Bài toán chi phí:
 Ví dụ 1:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có công suất 200Wp bao gồm
những bộ phận thiết bị chủ yếu sau:
 Hệ thống 4 tấm pin mặt trời có công suất 50Wp
 Bộ năng lượng mặt trời hòa lưới 48VSC có công suất pin mặt trời tối đa là
14KWp.
 Một tủ điều khiển điện mặt trời hòa lưới gồm các thiết bị như đồng hồ,
CB bảo vệ…
 Các thiết bị đi kèm khác.
Chi phí đầu tư ban đầu:
 Chi phí cho hệ thống thiết bị: 24.000.000 đồng
 Chi phí vận hành: 0 đồng.
Tiền điện hệ thống tiết kiệm trong 1 năm:
- Mức hấp thu năng lượng mặt trời trung bình tại 1 địa điểm của nước Việt Nam
ta là 5 kWh/m2/ngày.
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời có công suất 200 Wp
- Tổng lượng điện tạo ra cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ 1 ngày: 200 x 5 =
10000 Wh = 10 kWh
- Giá điện bình quân trong giờ cao điểm ở các hộ gia đình: 2.500 đồng/kWh

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


12
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

- Tổng chi phí tiền điện hệ thống tiết kiệm cho gia đình trong 1 năm:
10 x 30 x 12 x 2.500 = 9.000.000 đồng
Qua phép toán đơn giản như trên, chúng ta có thể thấy được, chỉ sau 3 năm,
hệ thống đã thu hồi lại nguồn vốn đầu tư ban đầu. Trong khi đó, tuổi thọ trung
bình của tấm pin mặt trời là từ 25 – 30 năm và các nhà cung cấp cam kết bảo
hành 10 năm cho người sử dụng. Sau 3 năm khấu hao, toàn bộ thời gian sử dụng
tiếp theo sẽ đem lại lợi nhuận cho các hộ gia đình. Như vậy, dù ban đầu có thể
bỏ ra chi phí đầu tư khá lớn nhưng về lâu dài thì rất hiệu quả về mặt kinh tế. Đây
chính là giải pháp cho các cá nhân và các nhà đầu tư có tầm nhìn xa trông rộng
và đặc biệt có tư duy sống xanh, thân thiện với môi trường.
 Ví dụ 2:
Một văn phòng có công suất sử dụng tải 10KW/h. Sử dụng từ 8h sáng – 4h
chiều. Tổng lượng điện sử dụng là: P = 10*8 = 80KW:
- Nếu văn phòng trên đầu tư 1 hệ thống hòa lưới 10KW, lượng điện hòa vào
lưới 1 ngày khoảng 40KW, tính 8h nắng (tùy điều kiện nắng mỗi vùng miền).
Lượng điện tiết kiệm khoảng: 40 / 80 = 50 % điện năng tiêu thụ
- Nếu văn phòng trên đầu tư 1 hệ thống hòa lưới 20KW (tối đa), thì lượng
điện hòa vào lưới khoảng 80KW/ngày (tính trung bình ở VN 1 ngày 8h nắng
đỉnh). Lượng điện tiết kiệm 1 ngày khoảng: 80/80 = 100% điện năng tiêu thụ.
Phân tích hiệu quả kinh tế:
– Số lượng điện tạo ra / ngày: 2.000 x 8 giờ = 16.000W
– Giá trị điện tạo ra / ngày: 16 Kwpv x 2.000 đ/Kw = 32.000 đồng/ngày
– Giá trị điện tạo ra / tháng: 32.000 Kwpv x 30 ngày = 960.000 đồng/tháng
– Giá trị điện tạo ra / năm: 960.000 đồng/tháng x 12 tháng = 11.520.000
đồng/năm
– Pin năng lượng bảo hành 10 năm
- Sau khi hoà vốn còn sử dụng tiếp 5,69 năm (trong thời gian pin bảo hành)
- Thời hạn sử dụng pin theo thiết kế từ 30 – 50 năm.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


13
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

IV. Ưu – nhược điểm của năng lượng mặt trời


1. Ưu điểm
a. Khả năng tái tạo
Điện mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, không giống như các nhiên
liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt… là những nguồn nhiên liệu không thể
phục hồi. Theo tính toán của NASA, mặt trời còn có thể cung cấp năng lượng
cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỉ năm nữa.
b. Sự phong phú, dồi dào
Tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn - mỗi ngày, bề mặt trái đất
được hưởng 120.000 terawatts (TW) của ánh sáng mặt trời, cao gấp 20.000 lần
so với nhu cầu của con người trên toàn thế giới (1TW = 1.000 tỉ W).
c. Nguồn cung bền vững và vô tận
Năng lượng mặt trời là vô tận, dư thừa để đáp ứng nhu cầu về năng lượng
của nhân loại, đủ dùng cho muôn vàn thế hệ về sau.
d. Tính khả dụng
Năng lượng mặt trời có thể được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi trên thế
giới - không chỉ ở vùng gần xích đạo trái đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc phía
bắc và phía nam.
e. Sạch về sinh thái
Theo xu hướng phát triển gần đây trong cuộc đấu tranh cho việc làm sạch
môi trường trái đất, năng lượng mặt trời là lĩnh vực hứa hẹn nhất, có thể thay thế
một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được và do đó, nó
đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ sự tăng nhiệt toàn
cầu. Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy điện mặt trời
về cơ bản không phát thải các loại khí độc hại vào khí quyển. Ngay cả khi có
phát thải một lượng nhỏ thì nếu so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống,
lượng khí này là không đáng kể.
f. Không gây tiếng ồn

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


14
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Trên thực tế, việc sản xuất năng lượng mặt trời không sử dụng các loại
động cơ như trong máy phát điện, vì vậy việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.
g. Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp
Chuyển sang sử dụng pin mặt trời, các hộ gia đình sẽ có được một khoản
tiết kiệm đáng kể trong ngân sách chi tiêu. Việc bảo trì, duy tu hệ thống cung
cấp năng lượng mặt trời cho hộ gia đình đòi hỏi chi phí rất thấp - trong 1 năm,
chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm pin năng lượng mặt trời và chúng luôn
được các nhà sản xuất bảo hành trong khoảng thời gian lên tới 20-25 năm.
h. Áp dụng rộng rãi
Phổ ứng dụng của năng lượng mặt trời rất rộng - cung cấp điện tại các khu
vực không có kết nối với lưới điện quốc gia (ngay cả ở những quốc gia phát
triển cao như Mỹ, Nga, Pháp… hiện cũng vẫn có những vùng sâu vùng xa được
gọi là “điểm mù về điện” như thế); dùng để khử muối trong nước biển ở nhiều
quốc gia châu Phi khan hiếm nước ngọt và thậm chí cả việc cung cấp năng
lượng cho các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất. Điện mặt trời gần đây được gọi là
"năng lượng toàn dân", phản ánh sự đơn giản của việc tích hợp điện mặt trời vào
hệ thống cung cấp điện nhà, song song với điện lưới hoặc điện từ các nguồn
cung khác.
k. Công nghệ tiên tiến
Công nghệ sản xuất pin mặt trời mỗi ngày một tiến bộ hơn - mô-đun màng
mỏng được đưa trực tiếp vào vật liệu ngay từ giai đoạn sơ chế ban đầu. Tập
đoàn Sharp của Nhật Bản cũng là một nhà sản xuất pin mặt trời, vừa giới thiệu
một hệ thống sáng tạo các yếu tố lưu trữ năng lượng cho kính cửa sổ. Những
thành tựu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ nano và vật lý lượng tử cho phép
chúng ta kỳ vọng về khả năng tăng công suất của các tấm pin mặt trời lên gấp 3
lần so với hiện nay.
2. Nhược điểm
a. Chi phí cao

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


15
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Có ý kiến cho rằng, điện mặt trời thuộc về loại năng lượng đắt tiền - đây có
lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhất trong việc sử dụng nguồn năng lượng này. Do
việc lưu trữ năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình đòi hỏi khoản chi phí đáng
kể ở giai đoạn ban đầu, nhiều quốc gia khuyến khích việc sử dụng các nguồn
năng lượng sạch bằng cách cho vay tín dụng để thực hiện hoặc cho thuê pin mặt
trời theo những hợp đồng có lợi cho người thuê.
b. Không ổn định
Có một thực tế bất khả kháng: vào ban đêm, trong những ngày nhiều mây và
mưa thì không có ánh sáng mặt trời, vì thế năng lượng mặt trời không thể là
nguồn điện chính yếu. Tuy nhiên, so với điện gió, điện mặt trời vẫn là một lựa
chọn có nhiều ưu thế hơn.
c. Chi phí lưu trữ năng lượng cao
Giá của ắc quy tích trữ điện mặt trời để lấy điện sử dụng vào ban đêm hay
khi trời không có nắng hiện nay vẫn còn khá cao so với túi tiền của đại đa số
người dân. Vì thế, ở thời điểm hiện tại, điện mặt trời chưa có khả năng trở thành
nguồn điện duy nhất ở các hộ gia đình mà chỉ có thể là nguồn bổ sung cho điện
lưới và các nguồn khác.
d. Vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít
Mặc dù so với việc sản xuất các loại năng lượng khác, điện mặt trời thân
thiện với môi trường hơn, nhưng một số quy trình công nghệ để chế tạo các tấm
pin mặt trời cũng đi kèm với việc phát thải các loại khí nhà kính, nitơ trifluoride
và hexaflorua lưu huỳnh. Ở quy mô lớn, việc lắp đặt những cánh đồng pin mặt
trời cũng chiếm rất nhiều diện tích đất lẽ ra được dành cho cây cối và thảm thực
vật nói chung.
e. Sử dụng nhiều thành phần đắt tiền và quý hiếm
Việc sản xuất các tấm pin mặt trời màng mỏng đòi hỏi phải sử dụng
cadmium telluride (CdTe) hoặc gallium selenide indi (CIGS) - những chất rất
quý hiếm và đắt tiền, điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí.
f. Mật độ năng lượng thấp

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


16
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

Một trong những thông số quan trọng của nguồn điện mặt trời là mật độ
công suất trung bình, được đo bằng W/m2 và được mô tả bằng lượng điện năng
có thể thu được từ một đơn vị diện tích nguồn năng lượng. Chỉ số này đối với
điện mặt trời là 170 W/m2 - nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, nhưng
thấp hơn dầu, khí, than và điện hạt nhân. Vì lý do này, để tạo ra 1kW điện từ
nhiệt năng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn của các tấm pin mặt trời.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


17
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

KẾT LUẬN
Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo
dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công
nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa
thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là
nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày
càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời
như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.
Tuy nhiên, việc ứng dụng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa
được người tiêu dùng quan tâm và cũng chưa được các ngành khai thác một
cách hiệu quả. Nguyên nhân cũng bởi những vấn đề rắc rối trong thiết kế, lắp
ráp và vận hành. Đặc biệt là những tấm pin mặt trời hiện nay đều phải nhập
ngoại nên giá thành cũng còn cao.
Hiện nay, sử dụng điện mặt trời là xu hướng tất yếu của thế giới. Muốn
khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi nhà nước phải có những chính
sách định hướng và hỗ trợ hợp lý. Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động
nghiên cứu, thử nghiêm, nhà nước cần đỡ đầu và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao số lượng
cũng như chất lượng các sản phẩm. Có như vậy, nước ta mới có thể đưa ngành
này thành một ngành công nghiệp năng lượng mới, tiến tới trọng điểm trong
tương lai, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện theo hướng lâu dài.

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


18
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Sĩ Thoảng & Trần Mạnh Trí - Năng lượng cho thế kỷ 21 những triển
vọng và thách thức. NXB Khoa học và kỹ thuật 2009.
[2] Đặng Đình Thống & Lê Danh Liên – Cơ sở năng lượng mới và tái tạo.
NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2005.
[3]http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_M%
E1%BA%B7t_Tr%E1%BB%9Di
[4] http://samtrix.vn/chi-tiet-tin/118/427/pin-mat-troi-va-lich-su-phat-trien.html
[5] http://nangluong.blogspot.com/2005/02/3-nng-lng-mt-tri-solar-energy.html
[6] http://i619.photobucket.com/albums/tt277/webdien/mattroi5.jpg
[7] http://www. nangluongxanh. com/tin-tuc/184-buoc-tien-dai-cua-cong-nghe-
nang-luong-mat-troi. html
[8]http://www.kilobooks.com/threads/278237-năng-lượng-mặt-trời-_năng-
lượng-sạch?s=f172a66c44863108818c03aa6e9a50d3#ixzz2dbXiOJS9

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


19
ĐH Thủ Dầu Một Năng lượng mặt trời

NHẬN XÉT
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
ĐIỂM
Dương Thị Kim Thoa: ...........................................................................................
Nguyễn Thị Thúy Trinh: .......................................................................................
Bùi Thị Huyền Trang: ...........................................................................................
Phạm Thị Nhung: ..................................................................................................

GVHD: Nguyễn Thị Huỳnh Nga


20

You might also like