You are on page 1of 48

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

Tính toán thiết kế hệ thống điện mặt trời với công suất 120MVp

Sinh viên thực hiện : Trần Xuân Thịnh

Mã sinh viên : 18819100002

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Đức

Ngành : Công nghệ kĩ thuật năng lượng

Chuyên ngành : Năng lượng tái tạo

Lớp : D13 CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG

Khóa : 2018 - 2023

Hà nội, tháng 6 năm 2021


SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt đã và đang là
nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn cho công nghiệp phát điện tại nhiều nước trên thế
giới cũng như tại Việt Nam. Trong khi nguồn nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu phải
mất hàng trăm năm để hình thành dưới dạng khác nhau như than đá, dầu mỏ, khí đốt,...
tùy vào điệu kiện môi trường và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra
những biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, cùng với
đó thì tốc độ tiêu thụ của con người quá nhanh. Các nguồn năng lượng nói trên cũng đang
cạn kiệt dần. Điều này đã đặt ra sức ép lớn trong việc bảo đảm nhu cầu năng lượng cũng
như an ninh năng lượng mỗi quốc gia. Bởi vậy, việc hướng tới sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo là xu thế tất yếu, một trong những cách giải quyết nhu cầu năng lượng hiện
nay.

Là một tỉnh nằm ở Cao Nguyên, nằm ở phía Tây miền Trung của Việt Nam. Đăk
Lăk có diện tích hơn 13030,5 km2. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rết là mùa mưa và mùa
khô. Lượng mưa trung bình đạt từ 1600 – 1800 mm/năm. Tây Nguyên là nơi có cường độ
năng lượng bứa xạ tốt với lượng tổng lượng bức xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày
(có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày). Số giờ nắng cực kỳ cao 5,1 – 5,3 giờ/ngày với 2000
đến 2600 giờ nắng trong năm. Là khu vực cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển công nghệ
điện năng lượng mặt trời.

Với rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng điện năng lượng mặt trời: bảo vệ môi trường và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng xanh – sạch – đẹp , xây dựng những tòa nhà
mang thương hiệu xanh, giải quyết về nhu cầu năng lượng của con người,... Đáp ứng nhu
cầu điện năng một phần cho hệ thống tải tiêu thụ của tòa nhà với hệ thống pin năng lượng
mặt trời. Tiết kiệm được chi phí vận hành, tăng tính ổn định, tiết kiệm được nguồn tài
nguyên truyền thống đang cạn kiệt từng ngày. Giải pháp giảm nhiệt cho tòa nhà, tiết kiệm
đáng kể chi phí tiêu thụ điện năng của tòa nhà.

Từ tính cấp thiết trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Tính toán thiết kế hệ thống điện mặt
trời với công suất 120 MWp”.

1
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI......................................................4


1.1. Hiện trạng và tiềm năng về năng lượng mặt trời ở Việt Nam.............................4
1.1.1. Hiện trạng............................................................................................................................4
1.1.1. Tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Việt Nam...............................................5
1.2. Cơ hội và thách thức phát triển điện mặt trời tại Việt Nam............................8
1.2.1. Cơ hội................................................................................................................................8
1.2.2. Thách thức.......................................................................................................................8
1.3. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................9
1.3.1. Khái niệm pin mặt trời................................................................................................9
1.3.3. Nguyên lý hoạt động của tấm pin mặt trời.........................................................10
1.3.4. Phân loại tấm pin năng lượng mặt trời...............................................................12
1.3.5. Ưu, nhược điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời..............................15
1.4. Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời............................................................17
1.4.1. Tấm pin mặt trời.........................................................................................................18
1.4.2. Bộ điều khiển sạc.........................................................................................................18
1.4.3. Bộ chuyển đổi Inverter..............................................................................................19
1.4.4. Battery (ắc quy)...........................................................................................................21
1.4.5. Khung và dây cáp........................................................................................................21
1.5. Các công nghệ pin mặt trời...............................................................................22
1.5.1. Điện mặt trời độc lập.................................................................................................23
1.5.2. Hệ thống điện mặt trời nối lưới không dự trữ..................................................24
1.5.3. Hệ thống điện mặt trời nối lưới có dữ trự..........................................................26
1.6. Kết luận chương 1.................................................................................................27
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI VỚI CÔNG
SUẤT 120 MWP.............................................................................................................28
2.1. Tổng quan về dự án..............................................................................................28
2.1.1. Tên dự án...........................................................................................................................28

2
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa dự án............................................................................................28


2.1.3. Địa điểm..............................................................................................................................28
2.1.4. Yêu cầu...............................................................................................................................28
2.2. Giải pháp công nghệ.............................................................................................29
2.2.1. Giải pháp pin mặt trời nối lưới..................................................................................29
2.2.2. Giải pháp điện năng.......................................................................................................31
2.2.3. Hê thống giám sát TTPScada......................................................................................32
2.3. Báo cáo khảo sát đánh giá khả thi.......................................................................33
2.3.1. Đặc điểm tiềm năng năng lượng mặt trời...............................................................33
2.3.2. Tính toán, thiết kế bố trí lắp đặt tấm pin mặt trời..............................................33
2.4. Kết luận chương 2.................................................................................................35
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THIẾT BỊ, TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN VỐN.....35
3.1. Lựa chọn thiết bị...................................................................................................35
3.1.1. Tấm pin năng lượng mặt trời.................................................................................35
3.1.2. Thiết bị chuyển đổi DC – AC (Inverter).............................................................36
3.1.3. Hệ thống cáp điện........................................................................................................37
3.1.4. Khung đỡ hệ tấm PV..................................................................................................38
3.1.5. Hệ thống chống sét (tùy chọn)................................................................................38
3.1.6. Tủ điện Big K................................................................................................................39
3.2. Tính toán thời gian hoàn vốn............................................................................40
3.3. Các ảnh hưởng của hệ thống đến môi trường.................................................41
3.3.1. Các ảnh hưởng của hệ thống đến môi trường...................................................41
3.3.2. Các phương pháp xử lý tấm pin............................................................................42
3.4. Kết luận chương 3.......................................................................................................45

3
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI

1.1. Hiện trạng và tiềm năng về năng lượng mặt trời ở Việt Nam.

1.1.1. Hiện trạng.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối năm 2020, tổng công suất
lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500
MW), chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện trên hệ thống Quốc Gia. Các
dự án được hưởng mức giá mua điện tương đương 9,35 Uscent/kWh (tương đương với
2.086 đồng/kWh), trong thời gian 20 năm theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.

Chỉ riêng nửa đầu năm 22019, Trung tâm hệ thống điện quốc gia (A0) ghi nhận gần
số lương “chưa từng có trong lịch sử” với 90 nhà máy đưa vào vận hành đồng loạt, so với
năm 2018 chỉ có 3 nhà máy đóng điện thành công. Trong đó, Ninh Thuận và Bình Thuận
là 2 tỉnh có số lượng nhà máy điện lớn nhất với lần lượt 15 nhà máy (tổng công suất
1.000MW) và 19 nhà máy (tổng công suất 871 nhà máy).

Theo báo cáo của EVN, Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện
mặt trời mái nhà đã được đấu nối và hệ thống với tổng công suất lắp đặt đạt gần 9.300
MWp.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh
Phú Yên
4
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Dù là sự bổ sung quý giá đối với hệ thống trong điều kiện nguồn điện đang khó
khăn, nhưng một lượng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt động trong thời gian
ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ thống điện.
Tình trạng thiếu đồng giữa quy hoạch phát triển điện mặt trời và các lĩnh vực hạ tầng phụ
trợ đã làm vỡ quy hoạch, quá tải lưới điện trầm trọng mà điển hình ở trục đường dây 110
kV Tháp Chàm – Hậu Sanh – Tuy Phong – Phan Rí quá tải tới 260 – 360%... Hậu quả là
các dự án điện mặt trời vừa đưa vào vận hành cũng phải giảm phát. Nguyên nhân do tính
bất định, phụ thuộc vào thời tiết của loại hình nguồn điện này.

Hiện nay, Trung tâm đang triển khai đầu tư thêm một số hệ thống như: Mở rộng hệ
thống giám sát ghi sự cố, , xây dựng hệ thống giám sát chất lượng điện năng để đánh giá
ảnh hưởng của các loại hình nguồn điện mới; xây dựng hệ thống dự báo công suất phát
các nguồn năng lượng tái tạo để đưa ra phương án huy động tối ưu, đảm bảo khai thác tối
đa nguồn năng lượng này.

1.1.1. Tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong
những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ thế giới. Trung bình,
tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3 – 5,7 triệu kWh/ m2. Trung
bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kWh/m2/ngày ở các tỉnh
miền Trung và miền Nam, các tỉnh miền Bắc vào khoảng 4 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng
trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500 – 1.700 giờ trong khi con số này ở miền Trung
và miền Nam vào khoảng 2.000 – 2.600 giờ mỗi năm. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc
vào lượng mây và lượng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta
có sự chênh lệch đáng kể vể bức xạ. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm,
khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước.

STT Vùng Cường độ BXMT Số giờ nắng trung bình


(kWh/m2/ngày) (giờ/năm)
1 Đông Bắc 3,3 – 4,1 1500 – 1800
2 Tây Bắc 4,1 – 4,9 1890 – 2102
3 Bắc Trung Bộ 4,6 – 5,2 1700 – 2000
4 Nam Trung Bộ và Tây 4,9 – 5,7 2000 – 2600

5
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Nguyên
5 Nam Bộ 4,3 – 4,9 2200 – 2500
6 Trung bình cả nước 4,6 2000
Để tạo động lực khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời, Chính phủ đã có
nhiều chính sách tạo thuận lợi cho phát triển điện mặt trời.

Cơ quan Tài liệu Nội dung liên quan


Chính phủ 11/2017/QĐ-TTg ngày Giá điện mặt trời trên mái nhà cơ chế bù
11/4/2017 trừ điện năng
( Quyết định số 11/2017)
Chính phủ 02/2019/QĐ-TTg ngày Điều chỉnh cơ chế thanh toán năng lượng
08/1/2019 mặt trời trên tầng thượng (tách biệt việc
( Quyết định số 02/2019) mua và bán)
Bộ công thương 39/2015/TT- BCT ngày Xử lý vấn đề kĩ thuật cho hệ thống mạng
18/11/2015 lưới phân phối
( Thông tư 39/2015)
Bộ công thương 16/2017/TT- BCT ngày Hướng dẫn theo quyết định số và
12/09/2017 11/2017 mẫu hợp đồng mua bán điện
( Thông tư 16/2017) (PPA) cho điện mặt trời áp mái nối lưới
Bộ công thương 36/2018/TT- BCT ngày Thủ tục, trình tự cấp, thu hồi
16/10/2018 giấy phép hoạt động điện nhà
( Thông tư 36/2018) máy <1MW/1MW, tự sử dụng
không bắt buộc đối với giấy
phép
Bộ công thương 36/2018/TT- BCT ngày Điều chỉnh 1 số điều khoản
16/10/2018 thông tư 16/2017
( Thông tư 36/2018)
EVN 1337/EVN-KD Hướng dẫn tạm thời cho các dự án năng
21/03/2018 lượng mặt trời trên mái nhà
( Tài liệu 1337/EVN )

6
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

1.2. Cơ hội và thách thức phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
1.2.1. Cơ hội.
- Nhu cầu về điện năng của con người ngày càng tăng cao.

7
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

- Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày dần cạn kiệt. Việc sử dụng những nguồn
năng lượng sạch và tái tạo sẽ giúp giải quyết phần nào về vấn đề môi trường và giảm việc
sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.
- Cùng với tính thần tốc của công nghệ 4.0 thì năng lượng sạch đang dần trở thành biểu
tượng cho sự tiến bộ của nhân loại trong thời đại ngày nay.
- Tận dụng được không gian mái nhà của các hộ gia đình, cơ quan, khu công nghiệp.
- Kiến thức của người dân về việc sử dụng các nguồn năng lượng sách đã được nâng
cao, thân thiện và bảo vệ môi trường.
- Có một số nhà máy tại Việt Nam đã có nhà máy sản xuất pin mặt trời đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
- Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời. Thu hút vốn đầu tư từ
các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Khí thiên nhiên là nguồn phụ tải nền hiện có tốt nhất cho năng lượng tái tạo.
1.2.2. Thách thức.
- Chi phí đầu tư cao, dẫn đến giá thành điện năng lượng mặt trời còn khá cao hơn sơ với
các nguồn điện khác.
- Thời gian hoàn vốn lâu.
- Điện mặt trời lên/xuống gần như là tức thời, nhưng điện sản xuất ra là phải tiêu thụ
ngay.
- Vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống điện khi công suất mặt trời lớn.
- Khi mà điện mặt trời không phát nữa thì phải huy động nhiệt điện ngay lập tức để bù
vào phần công suất thiếu hụt như vậy dẫn đến chi phí tăng.
- Diện tích chiếm đất lớn là khó khăn trong đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời bởi
các tấm pin/lưới năng lượng cần diện tích rất rộng.
- Hệ thống điện mặt trời không ổn định. Việc sản xuất năng lượng mặt trời bị ảnh hưởng
bởi sự hiện diện của những đám mây, gây ô nhiễm không khí
- Chất tẩy rửa bề mặt pin mặt trời.
- Hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ tăng trưởng điện mặt trời ở Việt Nam.
1.3. Cơ sở lý thuyết.
1.3.1. Khái niệm pin mặt trời.

8
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Pin năng lượng Mặt trời hay pin mặt trời hay pin quang điện (Solar panel) bao
gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells), thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng
(quang năng) thành năng lượng điện (điện năng). Cường độ dòng điện, hiệu điện thế
hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc vào ánh sáng chiếu lên chúng. Tế
bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin mặt trời (thông thường 60
hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời). Tế bào quang điện có khả năng
hoạt động dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo nhằm mục đích biến đổi năng
lượng ánh sáng thành điện năng. Chúng được dùng như cảm biến ánh sáng. Sự
chuyển đổi này được thực hiện theo hiệu ứng quang điện.

Tế bào quang điện (solar cell)

Pin năng lượng mặt trời có chức năng chyển đổi quang năng thành điện năng đã
được phát triển từ những năm 1960, qua nhiều cải tiến về công nghệ nên hiệu suất của
các tấm pin năng lượng mặt trời đạt mức 16% - 18% cho dòng Polycrystalline (Poly) và
từ 18%-20% cho dòng Monocrystalline (Mono).
Các tấm pin năng lượng mặt trời được hình thành bằng cách mắc nối tiếp nhiều
thành phần nhỏ gọi là solar cell thành một tấm lớn, gọi là solar module. Chuẩn công
nghiệp ngày nay có hai dòng sản phẩm chính được cấu tạo từ 60 solar cells hoặc 72 solar
cells.

Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời

9
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

1.3.2. Cấu tạo của pin mặt trời.

Cấu trúc của pin năng lượng mặt trời gồm các bộ phận chính như sau:

- Khung nhôm: chức năng tạo ra một kết cấu đủ cứng cáp để tích hợp Solar Cell và các
bộ phận khác lên.
- Kính cường lực: giúp bảo vệ Solar Cell khỏi các tác động của thời tiết, giảm các tác
động va đập khác từ bên ngoài, và có độ dày khoảng 2-4mm.
- Lớp mảng EVA: là chất kết dính, tác dụng kết dính Solar Cell với kính cường lức phía
trên và tấm nền phía dưới.
- Solar Cell: là tế vào quang điện.
- Tấm nền pin: có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học, chống ẩm.
- Hộp đấu dây: nằm ở phía sau cùng là nơi tập hợp và chuyển năng lượng điện được
sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài. Vì đây là điểm trung nên được bảo vệ
khá chắc chắn.
- Jack kết nối MC4: là đầu nối điện, được dùng đề kết nối các tấm pin mặt trời.
1.3.3. Nguyên lý hoạt động của tấm pin mặt trời.

Pin năng lượng mặt trời là thiết bị chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt
trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện. Hiệu
ứng quang điện là khả năng phát ra điện tử (electron) khi được ánh sáng chiếu vào vật
chất.
1
0
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Các tế bào quang điện được làm từ các tấm silicon, silicon là 1 chất bán dẫn. Để
tăng độ dẫn điện của silicon thì họ đã “tạp chất hóa” bằng cách kết hợp nó với các vật
liệu khác để tạo ra nhiều electron tự do và lỗ trống. Một tế bào quang điện sử dụng hai
lớp silic khác nhau, loại N có các hạt electron dư thừa và loại P có các khoảng trống cho
các electron dư thừa, gọi là lỗ trống.

Khi chất bán dẫn silicon tiếp xúc với năng lượng, các electron tự do ở điện cực N sẽ
di chuyển sang để lấp đầy các lỗ trống bên điện cực P. Sau đó, các electron từ điện cực N
và điện cực P sẽ cùng nhau tạo ra điện trường. Các tế bào năng lượng mặt trời sẽ trở
thành một diode, cho phép electron di chuyển từ điện cực P sang điện cực N, không cho
phép di chuyển ngược lại.

Để kích hoạt quá trình cần có năng lượng tiếp xúc với lại các tế bào silicon. Ánh
sáng mặt trời bao gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon được tỏa ra từ mặt trời, các hạt nhỏ
năng lượng có thể tiếp xúc với tế bào năng lượng mặt trời và nới lỏng liên kết của các
electron ở điện cực N. Sự di chuyển của các electron tự do từ điện cực N sang điện cực P
tạo ra dòng điện.

Khi điện trường đã đc tạo ra, thì chúng ta cần thu thập và chuyển nó thành dòng
điện có thể sử dụng. Một bộ biến tần được gắn với tế bào năng lượng mặt trời sẽ biến
dòng điện từ một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện xoay chiều là
dòng điện chúng ta sử dụng rộng rãi.

1
1
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

1.3.4. Phân loại tấm pin năng lượng mặt trời.

Vật liệu chính để chế tạo nên các loại pin mặt trời là từ Silic dạng tinh thể và được
chia thành khoảng ba loại khác nhau, cụ thể:

 Monocrystalline.

Tấm pin mặt trời loại Mono

Monocrystalline hay pin mặt trời Mono đơn tinh thể được cắt ra từ những thỏi
Silic hình ống, những tấm đơn tinh thể này có những mặt trống ngay góc nối Module.
Khi nó được cấu tạo bởi tế bào tinh thể duy nhất, các phân tử electron tạo ra dòng
điện có nhiều khoảng trống để chúng di chuyển hơn. Cả tinh thể đơn hay một tinh thể
đều được sản xuất dựa vào quá trình với tên gọi Czochralski. “Một quy trình điều chế
những Silic đơn tinh thể ” Silic rất quan trọng khi chế tạo vi mạch bán dẫn.

Loại pin năng lượng mặt trời Mono hấp thu ánh sáng mặt trời nhanh, kể cả khi
không có nắng, chỉ cần có ánh sáng loại pin này đã tạo ra điện.

 Polycrystalline.

Polycrystalline hay Pin mặt trời Poly đa tinh thể được làm từ những thỏi đúc từ Silic
đã nung chảy, làm nguội và làm rắn. Vì có nhiều tinh thể trong tế bào nên các khoảng
trống ít hơn làm cho các phân tử điện electron di chuyển cũng khó khăn hơn. Loại pin mặt
trời Poly có giá cả thấp hơn loại pin mặt trời Mono và hiệu suất cũng khá thấp. Loại pin

1
2
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Poly hấp thu ánh nắng mặt trời khá chậm và phải đạt đến mức độ ánh nắng mặt trời nhất
định mới có thể hoạt động. Pin ngưng hoàn toàn hoạt động khi thời tiết mây nhiều, âm u.

Tấm pin mặt trời loại Poly

 Pin mặt trời dạng phim mỏng


Pin mặt trời dạng phim mỏng được
tạo từ những miếng phim rất mỏng từ chất
liệu Silic nóng chảy. Pin có cấu trúc đa tinh
thể và cho hiệu suất thấp nhất khi so sánh
với hai dòng pin trên, bởi nó bỏ qua thao
tác cắt thỏi Silicon nên loại pin mặt trời
dạng phim mỏng được xem có giá cả mềm
nhất so với hai loại pin Mono và Poly.
Ngoài ra còn một số dạng pin là sự kết
hợp của các dạng pin cho hiệu suất cao hơn, nhưng loại này giá khá cao và được dùng
nhiều cho các lĩnh vực không gian, quốc phòng.
Mỗi loại pin được tạo ra đều có hiệu quả và ưu điểm riêng của nó. Tuy nhiên nếu
xét về khía cạnh thương mại hóa, loại pin mặt trời Mono và Poly vượt trổi hơn hẳn, tùy
theo vào từng mục đích, thời tiết cụ thể như thế nào mà sẽ chọn dòng pin sao cho phù

1
3
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

hợp nhất. Bởi có như thế chúng mới có thể phát huy hết tác dụng được hiệu năng của
mình.
Bảng so sánh tấm pin năng lượng mặt trời Mono và Poly

Tiêu chí Pin Mono Pin Poly


Tên đầy đủ Monocrystalline Polycrystalline
Hình ảnh trực quan

`
Nguyên liệu tạo Pin Mono với các tế bào năng Các tấm pin năng lượng mặt trời
thành lượng mặt trời được làm bằng đầu tiên được tạo nên từ silicon
monocrystalline silicon (Mono- đa tinh thể như polysilicon (p-Si)
Si), còn được gọi là silicon đơn và silicon đa tinh thể (mc-Si).
tinh thể với độ tinh khiết cao. Nguyên liệu silicon tan chảy và
Chính vì vậy, nhìn bằng mắt được đổ vào khuôn hình vuông,
thường sẽ thấy tấm pin đều màu được làm nguội và cắt thành
và đồng nhất. những tấm wafer vuông hoàn
Các tế bào năng lượng mặt trời hảo.
của pin mono được tạo nên từ
các phôi silicon có hình trụ. Bốn
mặt các phôi hình trụ được cắt ra
khỏi để tối ưu hóa hiệu suất và
giảm chi phí thành phần.

Giá cả Đắt hơn Ít tốn kém


Hiệu suất Hiệu suất hơn Kém hơn
Tính chất thẩm mỹ Màu đen sẫm đồng nhất. Những Màu xanh đậm. Những cell pin
cell pin hình vuông được vạt góc được xếp khít với nhau như một
xếp liền nhau tạo những khoảng mảng lớn nguyên vẹn.
trống hình thoi xen kẽ
1
4
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Tuổi thọ Trên 25 năm Trên 25 năm


Ưu điểm Được làm từ silicon với độ tinh Quá trình sản xuất đơn giản và ít
khiết cao nên hiệu suất sử dụng tốn kém. Do đó giá thành cũng
cao. Tỉ lệ hiệu suất của các tấm thấp hơn so với pin Mono.
pin mono thường ở khoảng 15- Mức độ giãn nở và chịu nhiệt
20%. cao.
Độ bền cao, hiệu quả sử dụng dài
lâu.
Hoạt động hiệu quả hơn so với
pin poly trong điều kiện ánh sáng
yếu.
Nhược điểm Giá thành khá cao do quy trình Hiệu suất hoạt động của pin poly
sản xuất tốn kém. nằm trong khoảng 13 -16%. Do
độ tinh khiết của silicon thấp
hơn nên hiệu suất không cao
bằng pin Mono.

1.3.5. Ưu, nhược điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời.
 Ưu điểm.
Nguồn năng lượng tái tạo: trong số tất cả những lọi ích của các tấm pin mặt
trời, điều quan trọng nhất là năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng thực sự tái
tạo. Nó có thể khai thác
Ở tất cả các khu vực trên thế giới và có sẵn mỗi ngày. Chúng ta không thể hết năng
lượng mặt trời, không giống như một số nguồn năng lượng khác. Năng lượng mặt trời sẽ
có thể truy cập được miễn là chúng ta có mặt trời, do đó, ánh sáng mặt trời sẽ sẵn cho
chúng ta trong ít nhất 5 tỷ năm khi theo các nhà khoa học, mặt trời sẽ chết.
Giảm hóa đơn tiền điện: Hệ thống năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng nhu cầu về
năng lượng của chúng ta, nên hóa đơn năng lượng sẽ giảm. Hơn nữa, không chỉ tiết kiệm
hóa đơn tiền điện mà còn có khả năng nhận thanh toán cho năng lượng dư thừa mà chúng
ta xuất trở lại lưới điện nếu mà chúng ta sản xuất ra nhiều điện hơn chúng ta sử dụng.

1
5
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Ứng dụng da dạng: năng lượng mặt trời có thể sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau. Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sản xuất điện ở các khu vực không có
mạng lưới năng lượng, để chưng cất ở những khu vực có nguồn cung cấp nước sạch hạn
chế và cung cấp năng lượng cho các vệ tinh không gian. Năng lượng mặt trời cũng có
thể được tích hợp vào các vật liệu sử dụng cho các tòa nhà.
Chi phí bảo trì thấp: Các hệ thống nặng lượng mặt trời nói chung không cần nhiều
bảo trì. Chỉ cần giữ chúng tương đối sạch sẽ, vì vậy việc bảo trì làm sạch hệ thống chỉ cần
làm một vài lần mỗi năm. Ngoài ra, biến tần và cáp cũng cần bảo trì để đảm bảo hệ thống
năng lượng chạy với hiệu suất cao nhất.
Phát triển công nghệ: Những đổi mới trong vậy lý lượng tử và công nghê nano có
thể làm tăng hiệu quả của các tấm pin năng lương mặt trời và tăng gấp đôi, hoặc thậm chí
gấp ba, đầu vào của các hệ thống điện năng lượng mặt trời.
 Nhược điểm.

Chi phí: Chi phí ban đầu để mua một hệ thống năng lượng mặt trời là khá
cao. Điều này bao gồm trả tiền cho các tấm pin mặt trời, biến tần, pin, hệ thống
dây điện và lắp đặt. Tuy nhiên, các công nghệ năng lượng mặt trời không ngừng
phát triển, vì vậy có thể an toàn khi cho rằng giá sẽ giảm trong tương lai.

Phụ thuộc vào thời tiết: Mặc dù năng lượng mặt trời vẫn có thể được thu
thập trong những ngày nhiều mây và mưa, nhưng hiệu quả của hệ mặt trời giảm
xuống. Các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để thu thập hiệu quả
năng lượng mặt trời. Do đó, một vài ngày nhiều mây, mưa có thể có ảnh hưởng rõ
rệt đến hệ thống năng lượng.

Lưu trữ năng lượng mặt trời là tốn kém: Năng lượng mặt trời phải được
sử dụng ngay lập tức, hoặc nó có thể được lưu trữ trong pin lớn. Những pin này,
được sử dụng trong các hệ thống năng lượng mặt trời ngoài lưới, có thể được sạc
vào ban ngày để năng lượng được sử dụng vào ban đêm. Đây là một giải pháp tốt
để sử dụng năng lượng mặt trời cả ngày nhưng nó cũng khá tốn kém. Trong hầu
hết các trường hợp, cách sử dụng tối ưu hơn cả là sự dụng năng lượng mặt trời vào
ban ngày và lấy năng lượng từ lưới vào ban đêm.
1
6
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Sử dụng nhiều không gian: Các tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian
và một số mái nhà không đủ lớn để phù hợp với số lượng tấm pin mặt trời mà cần
dùng. Nếu không có không gian cho tất cả các bảng mà bạn muốn, bạn có thể chọn
cài đặt ít hơn để vẫn đáp ứng một số nhu cầu năng lượng.

Liên quan đến ô nhiễm: Mặc dù ô nhiễm liên quan đến hệ thống năng
lượng mặt trời ít hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác, năng lượng mặt
trời có thể liên quan đến ô nhiễm. Vận chuyển và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt
trời có liên quan đến sự phát thải khí nhà kính. Ngoài ra còn có một số vật liệu độc
hại và các sản phẩm độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất các hệ thống
quang điện mặt trời, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, ô
nhiễm năng lượng mặt trời ít hơn nhiều so với các nguồn năng lượng thay thế
khác.

1.4. Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời.

Bảng cấu hình tiêu biểu của hệ thống điện năng lượng mặt trời

STT Tên thiết bị Ghi chú


1 Tấm pin Mono (đơn tinh thể), Poly (đa tinh thể)
2 Bộ điều khiển sạc Lựa chọn tùy mức điện thế và công suất
hệ thống
3 Bộ chuyển đổi Inverter Dạng sóng ra: Step Wave hoặc Sine Wave
4 Battery (ắc quy) Bình khô, kín khí, không cần bảo dưỡng.
5 Khung Chuyên dụng cho hệ thống
6 Dây cáp Chuyên dụng cho hệ thống (ngoài trời và
trong nhà)
7 Phụ kiện lắp đặt Phụ kiện đồng hồ

1.4.1. Tấm pin mặt trời.


Pin mặt trời có trách nhiệm biến đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng. Mỗi tế
bào sẽ có thể tạo ra năng lượng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt trời. Tuỳ thuộc
vào bản chất của các tế bào cũng như kích thước của bảng pin mà chúng có thể tạo ra
dòng điện với mức điện áp và cường độ khác nhau.

1
7
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

1.4.2. Bộ điều khiển sạc.


Bộ điều khiển sạc là một thiết bị điều chỉnh năng lượng điện từ các tấm pin mặt trời
sao cho điện áp và cường độ dòng điện phù hợp với ắc quy. Điều này rất quan trọng để
giữ cho pin lưu trữ hoạt động hiệu quả và an toàn. Bộ điều khiển còn cho biết tình trạng
nạp điện của tấm pin mặt trời vào ắc-quy giúp cho người sử dụng kiểm soát được các phụ
tải.

1.4.3. Bộ chuyển đổi Inverter.


Ắc quy và các tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp dòng điện một chiều (hay còn
gọi là dòng điện trực tiếp, DC). Chính vì vậy, bộ biến tần có nhiệm vụ chuyển đổi dòng
điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có thể sử dụng được.
1
8
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Phân loại các bộ biến tần hiện nay là: Inverter chuỗi (sting inverter), Inverter vi mô
(micro inverter), Inverter chuỗi kết hợp tối ưu hóa (power optimizer).

Sting inverter Micro inverter Power optimizer

a, Sting Inverter.

Biến tần chuỗi (String Inverter) hay còn gọi là biến tần trung tâm; là bộ phận cuối
cùng tiếp nhận tất cả các dòng điện một chiều (DC) thu được từ các tấm pin; và biến đổi
chúng thành dòng điện xoay chiều (AC). Biến tần trung tâm sẽ kết nối với không chỉ một
mà nhiều tấm pin năng lượng khác nhau và chuyển hóa dòng điện thu được từ chúng vì
thế mà nó được gọi là bộ biến tần chuỗi. 
- Ưu điểm:
Với đặc điểm lắp đặt như trên nên ưu điểm của biến tần chuỗi là tối ưu hóa chi phí đầu
tư. Nó giúp cắt giảm tối đa chi phí đầu tư ban đầu do chỉ cần dùng một Inverter cho một
chuỗi các tấm pin hoạt động cùng lúc.
- Nhược điểm:
Toàn bộ hệ thống sẽ giảm hiệu suất khi chỉ một tấm pin trong chuỗi gặp vấn đề.

b, Micro Inverter:

Ngược lại với biến tần chuỗi, Micro Inverter là biến tần chỉ kết nối và chuyển đổi
dòng điện cho một tấm pin mặt trời duy nhất. Do vậy trong hệ thống biến tần vi mô sẽ
không có các chuỗi tấm pin mặt trời mà mỗi tấm pin sẽ được quản lý bởi bộ biến tần
micro của chính nó.
- Ưu điểm:

1
9
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Một hệ thống biến tần vi mô sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động của từng tấm pin và độ
hoạt động ổn định của chúng. Trong hệ thống này khi một tấm pin gặp vấn đề sẽ không
làm ảnh hưởng đến hiệu suất của các tấm pin khác.
Do mỗi Inverter kết nối riêng lẻ với một tấm pin nên hệ thống biến tần vi mô không
yêu cầu tính đồng nhất cao, chính vì thế nên khi lắp đặt sẽ có sự lựa chọn thoải mái trong
việc lựa hướng và độ nghiêng của từng tấm pin để hệ thống tối ưu hóa hiệu suất. Bên
cạnh đó việc không yêu cầu tính đồng nhất và liên kết lẫn nhau nên loại biến tần này
cũng cho phép dễ dàng nâng cấp về sau.
- Nhược điểm:
Do việc kết nối là riêng lẻ nên hệ thống biến tần vi mô đòi hỏi chi phí lắp đặt cao
hơn so với biến tần trung tâm. Ngoài ra do biến tần này được lắp đặt ngay dưới mỗi tấm
pin mặt trời nên việc tháo lắp sửa chữa khi gặp trục trặc kỹ thuật sẽ gặp nhiều trở ngại và
khó khăn hơn.

c, Power opitimizer:

Là hệ thống biến tần trung tâm được gắn thêm bộ tối ưu hóa vào các tấm pin mặt
trời. Các bộ tối ưu hóa cho phép bạn kiểm soát đầu ra của từng tấm pin trong hệ thống
biến tần chuỗi. Khi một tấm pin trong chuỗi gặp vấn đề làm giảm hiệu suất thì các bộ tối
ưu hóa sẽ đảm bảo hoạt động của những tấm pin còn lại không bị ảnh hưởng. Điều này
giúp khắc phục được nhược điểm lớn nhất của hệ thống biến tần chuỗi (Sting Inverter).
- Ưu diểm:
Hệ thống Inverter chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa đã khắc phục được hầu hết các nhược
điểm của bộ biến tần chuỗi. Nó cho phép dễ dàng lắp đặt các tấm pin ở nhiều vị trí khác
nhau nhằm tối ưu hiệu quả thu năng lượng mặt trời. Bộ tối ưu hóa cũng giúp dễ dàng
kiểm tra hoạt động của từng tấm pin khác nhau giúp phát hiện và sửa chữa sớm những
vấn đề của hệ thống.
- Nhược điểm:
Giá thành của bộ tối ưu hóa cao làm cho chi phí đầu tư hệ thống cao gấp đôi so với
hệ thống biến tần chuỗi thông thường. Điều này làm mất đi ưu điểm về chi phí đầu tư của
hệ thống biến tần chuỗi.

2
0
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

1.4.4. Battery (ắc quy).


Ắc quy chính là thiết bị lưu trữ điện cho hệ thống năng lượng mặt trời có tích điện,
giúp lưu trữ lại lượng điện được sản xuất ra từ hệ thống năng lượng mặt trời.
Ắc-quy có nhiều loại, kích thước và dung lượng khác nhau, tùy thuộc vào công suất
và đặc điểm của hệ thống pin panel mặt trời. Hệ thống có công suất càng lớn thì cần sử
dụng ăc-quy có dung lượng lớn hoặc dùng nhiều bình ắc-quy kết nối lại với nhau.

1.4.5. Khung và dây cáp.


Để đảm bảo cho hệ thống pin Panel mặt trời đặt đúng vị trí tốt nhất (nắng nhiều nhất
và lâu nhất) và hiệu suất sử dụng hệ thống luôn được ổn định lâu dài, chúng ta cần dùng
đến bộ khung gá và dây cáp chuyên dụng.
Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống, các tấm pin Panel mặt trời cần được lắp đặt
theo 1 góc nghiêng và 1 hướng nhất định (tùy thuộc từng vị trí lắp đặt cụ thể).
Lưu ý khi lắp đặt tránh các vùng có khả năng bị che, khuất nắng, nên lựa chọn
những vị trí có thể hứng được nắng tốt nhất cho cả ngày.

2
1
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Khung giá đỡ cho tấm pin năng lượng mặt trời

.
Dây cáp đi kèm Đồng hồ
Các phụ kiện đồng bộ đi kèm theo: ống, công tắc, bảng điện, ổ cắm ... để lắp hoàn
chỉnh hệ thống điện mặt trời.

1.5. Các công nghệ pin mặt trời.


Hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm 3 loại chính sau:
 Điện mặt trời độc lập
 Điện mặt trời nối lưới không có dự trữ
 Điện mặt trời nối lưới có dự trữ
1.5.1. Điện mặt trời độc lập.

2
2
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

 Nguyên lý hoạt động:


Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống sử dụng nguồn năng lượng
mặt trời để tạo ra dòng điện sinh hoạt. Với hệ thống điện độc lập như thế này, dòng điện
không phụ thuộc vào điện lưới mà hoạt động độc lập, tự động để cung cấp điện cho các
thiết bị.
Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành
nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC này sẽ được nạp vào bình ắc quy (để lưu trữ
điện) thông qua bộ điều khiển sạc (có chức năng bảo vệ ắc quy, và tấm pin). Sau đó điện
được lưu ắc quy được kích lên 220V chuẩn để sử dụng các thiết bị.
 Cấu tạo:
Các tấm pin năng lượng mặt trời (Solar Panels PV).
Hệ thống lưu trữ.
Bộ điều khiển sạc.
Bộ chuyển đổi điện áp DC-AC (Inverter).

Sơ đồ hệ thống điện mặt trời độc lập


 Ưu điểm:
2
3
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

- Đối với những vùng sâu, vùng xa nơi đón ánh nắng cả ngày, việc sử dụng điện mặt
trời độc lập sẽ đem lại hiệu quả cao khi tận dụng triệt để khoảng không gian mái nhà.
- Hoàn toàn độc lập tự chủ về nguồn điện.
- Vào mùa đông hệ thống vẫn hoạt động ổn định, đem lại nguồn điện đầy đủ cho sinh
hoat.
 Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao (chủ yếu ở ắc quy)
- Chi phí bảo dưỡng lớn, tuổi thọ của ắc quy không cao, chỉ khoảng 2 – 5 năm tùy loại.
- Hiệu suất chuyển đội điện thấp (chủ yếu do hệ thống ắc qui, giữa chu trình phóng và
chu trình nạp bị tiêu hao rất lớn)\
- Acquy hỏng thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, khó xử lý.

Hệ thống lữu trự điện độc lập

1.5.2. Hệ thống điện mặt trời nối lưới không dự trữ.


 Nguyên lý hoạt động:
- Năng lượng mặt trời được hấp thu trực tiếp qua tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra
dòng điện một chiều DC. Sau đó thông qua bộ chuyển đổi điện hòa lưới (DC/AC inverter
on grid). Dòng điện được chuyển đổi thành điện xoay chiều AC, cùng pha, cùng tần số
với điện lưới quốc gia.

2
4
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Sơ đồ hệ thống mặt trời nối lưới không dự trữ.


 Cấu tạo:
- Các tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bộ chuyển đổi điện DC-AC Inverter nối lưới.
- Đồng hồ điện 2 chiều (Nhà nước sẽ mua lại toàn bộ điện xài dư của điện mặt trời).
 Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp, không phải bỏ chi phí cho hệ thống ắc quy.
- Chi phí bảo dưỡng thấp.
- Hiệu quả chuyển đổi năng lượng rất cao.
- Bền vững, lâu dài, tuổi thọ của hệ thống có thể lên tới 25 năm.
- Ứng dụng với quy mô rộng rãi.
 Nhược điểm:
- Hệ thống chỉ hoạt động được khi có điện lưới, nếu mất điện lưới hệ thống cũng
ngừng hoạt động.
- Về mặt chính sách, chưa được cho phép triển khai ở Việt Nam. Do hệ thống phát
điện trực tiếp vào lưới, có thể khiến quay ngược đồng hồ khi tải trong hộ gia đình thấp.

1.5.3. Hệ thống điện mặt trời nối lưới có dữ trự.


2
5
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

 Nguyên lý hoạt động:


- Điện thu được từ các tấm pin mặt trời nối lưới sẽ được nạp đầy cho hệ thống ắc quy.
Hệ thống sẽ luôn kiểm tra tình trạng ắc quy để đảm bảo ắc quy luôn đầy điện.
- Khi ắc quy đầy hệ thống sẽ chuyển qua hòa lưới, giúp giảm lượng điện tiêu thụ, khi
hòa lưới sử dụng tất cả các tải (tải ưu tiên và tải thông thường).
- Trong trường hợp mất điện lưới thì nguồn điện được lấy từ lượng điện được dự trữ
trong ac quy. Khi đó toàn bộ hệ pin mặt trời được cung cấp sạc cho ac quy và chuyển đổi
điện 220V AC. Khi có điện lưới trở lại và khi ắc quy được nạp đầy thì hệ thống sẽ tự
động chuyển sang chế độ hòa lưới bình thường.
 Cấu tạo:
- Hệ thống có dự trữ gần tương tự hệ thống điện nối lưới không dự trữ. Tuy nhiên có
thêm hệ thống ắc quy lưu trữ.

Sơ đồ hệ thống điện mặt trường nối lưới có dự trữ.


 Ưu điểm:
- Khắc phục được nhược điểm mất điện khi không có điện lưới của hệ thống điện mặt
trời nối lưới không có dự trữ.
 Nhược điểm:
- Cấu tạo phức tạp.
- Chi phí lắp đặt cao.
- Thêm chi phí bảo dưỡng và thay thế ắc quy.

2
6
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

- Việc thiết kế và thi công lắp đặt yêu cầu có trình độ chuyên môn cao vì hệ thống có
cấu tạo phức tạp.

1.6. Kết luận chương 1.

Hiện nay, nhu cầu về năng lượng của con người ngày càng tăng lên nhưng nguồn
năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần không đáp ứng đủ, bên cạnh đó những vấn đề về
khí hậu, môi trường như trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính ngày càng gia
tăng... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính con người chính ta và môi trường sống
xung quanh ta. Việc sử dụng năng lượng mặt trời là một giải pháp mang đến giúp chúng
ta giải quyết vấn đề về môi trường, giúp môi trường xanh - sạch – đẹp trở lại, cung cấp
thêm được năng lượng cho con người. Vì vậy, việc đẩy mạnh và nghiên cứu sử dụng
những nguồn năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng là hết sức cần
thiết và cấp bách với nhân loại, đặc biệt là ở đất nước Việt Nam ta.

2
7
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI


VỚI CÔNG SUẤT 120 MWP

2.1. Tổng quan về dự án.

2.1.1. Tên dự án.

Dự án lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái nối lưới công suất lắp
đặt 120 MWp tại xã Cư M’lan, huyện Ea Súp diện tích 200 ha.

2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa dự án.

Ứng dụng các thiết bị công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu năng lượng và khai
thác tối đa nguồn năng lượng mặt trời nhằm:

- Tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, tăng tính ổn định.
- Tiết kiệm được nguồn nhiên liệu truyền thống đang bị cạn kiệt dần.
- Giải pháp giảm nhiệt cho các tòa nhà, tiết kiệm đáng kể chi phí tiêu thụ điện năng của
toà nhà.

2.1.3. Địa điểm.

Địa điểm: xã Cư M’lan, huyện Ea Súp với diện tích 100ha, Tây Nguyên.

2.1.4. Yêu cầu.

- Chất lượng nguồn điện đảm bảo tiêu chuẩn ngành và phù hợp với lưới điện quốc gia.
- Hệ thống ổn định, tiết kiệm.
- Phương án thiết kế và công nghệ phù hợp với điều kiện khí hậu thủy văn của địa
phương.
- Các thiết bị có độ tin cậy cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ của khu vực
lắp đặt.
- Tính toán năng lượng với mức bảo đảm cao nhất và tiết kiệm chi phí.
- Bảo đảm an toàn trong xây dựng, lắp đặt, vận hành, khai thác sử dụng, an toàn trong
phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Theo dõi và giám sát từ xa hệ thống pin năng lượng mặt trời.

2
8
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

2.2. Giải pháp công nghệ.

2.2.1. Giải pháp pin mặt trời nối lưới.

Hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới là giải pháp tối ưu cho
việc giải quyết vấn đề về năng lượng của người dân hiện nay cũng như góp phân
bảo vệ môi trường. Sử dụng nguồn năng lượng sạch và tái tạo là xu hướng chung
và tất yếu của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

A, Cấu hình hệ thống.


- Pin năng lượng mặt trời
- Inverter nối lưới
- Hệ thống giám sát từ xa qua máy tính
- Cáp điện và phụ kiện
- Hệ thống khung đỡ tấm pin.

B, Nguyên lý hoạt động.

2
9
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện
một chiều (DC). Dòng điện DC đó sẽ được chuyển thành hóa thành dòng điện
xoay chiều (AC) bởi inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power
Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.

Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ
điện chính của khu vực, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng
song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới của khu vực
sử dụng.

Khi điện lưới bị mất, inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện. Điều
này đảm bảo chắc chắn trong trường hợp lưới mất điện, hệ thống pin năng lượng
mặt trời không phát vào lưới điện gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa. Chức
năng này gọi là anti-islanding.

Những trường hợp trong hệ thống vận hành của điện mặt trời nối lưới:

Trường hợp 1: Khi năng lượng mặt trời tạo ra bằng nhu cầu sử dụng, tải sẽ
ưu tiên sử dụng hết lượng điện mặt trời tạo ra và không tiêu thụ điện năng từ lưới.

Trường hợp 2: Khi năng lượng mặt trời tạo ra lớn hơn nhu cầu sử dụng,
điện mặt trời sẽ cung cấp cho tải sử dụng và lương năng lượng dư thừa sẽ đẩy lên
lưới điện quốc gia, đây được gọi lượng điện năng trả ngược lưới.

Trường hợp 3: Khi tải tiêu thụ nhiều hơn lượng điện mặt trời tạo ra, tất cả
lượng điện mặt trời tạo ra sẽ cung cấp cho tải và lúc này lưới điện quốc gia sẽ bù
vào thêm lượng điện năng mà tải còn thiếu.

Trường hợp 4: Vào ban đêm khi hệ thống điện mặt trời ngừng hoạt động,
toàn bộ điện năng tải tiêu thụ sẽ cung cấp từ lưới điện quốc gia.

Trường hợp 5: Lưới điên quốc gia bị mất điện, thiết bị chuyển đổi DC-AC
sẽ ngưng hoạt động. Đây là nguyên tắc bảo vệ tải trong hệ thống điện mặt trời nối
lưới và an toàn cho người sửa chữa bảo trì điện trên đường dây.

3
0
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

2.2.2. Giải pháp điện năng.

Sơ đồ nguyên lý đo đếm điện năng tiêu thụ.

Đồng hồ điện thông minh này gồm các tính năng thông minh như:

 Đo chỉ số điện năng từ lưới, điện năng từ hệ pin mặt trời.


 Tổng số điện năng tiêu thụ.
 Khả năng giám sát thông số điện từ xa qua 3G/GPRS/GSM.
 Nhiều chế độ lưu trữ các thời gian sử dụng điện, các biểu giá điện theo từng thời
điểm.
- Ưu điểm:
 Hệ thống đơn giản, gọn nhẹ.
 Khả năng lưu trữ thông tin tốt.
 Khả năng giám sát, thu nhập thông tin từ xa.

2.2.3. Hệ thống giám sát TTPScada.

3
1
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Sơ đồ hệ thống điều khiển và giám sát từ xa.

Các chức năng chính của hệ thống:

- Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu và truyền về liên tục, giúp người dùng theo dõi, giám sát
số liên tục 24/24.
- Quản lý tập trung mọi số liệu có liên quan, dữ liệu luôn được truyền về và hiển thị
đầy đủ, chi tiết.
- Độ tin cậy cao khi mà các số liệu được truyền về và hiển thị một các nhanh chóng,
chính xác, đầy đủ, nhờ vào các thiết bị chất lượng cao, hoạt động ổn định và đã được hiệu
quả cao.
- Đáp ứng tốt các yêu cầu trong môi trường công nghiệp, đảm bảo vận hành ổn định
trong thời gian dài.
- Trong tình huống bất ngờ do mạng truyền thông lỗi, mất kết nối, không ổn định,... thì
dữ liệu vẫn luôn được an toàn và liên tục được đồng bộ hóa với trung tâm dữ liệu sau khi
đường truyền được phục hồi.
- Khi mất điện, mất nguồn, thì dữ liệu vẫn được lưu giữ và tiếp tục cập nhật ngay khi
được cấp nguồn, cấp điện trở lại, không bị mất dữ liệu, không bị gián đoạn, không bị sai
sót số liệu.

3
2
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

- Phần mềm giám sát điện năng lượng mặt trời hỗ trợ các trình duyệt và nền tảng khác
nhau phục vụ nhu cầu theo dõi đa dạng.
- Phân tích, xử lý dữ liệu.
- Lưu trữ dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra, rà soát, xuất báo cáo hệ thống.
- Tạo báo cáo theo yêu cầu hoặc định kỳ.

2.3. Báo cáo khảo sát đánh giá khả thi

2.3.1. Đặc điểm tiềm năng năng lượng mặt trời.

Cường độ bức xạ: Theo thống kê thì Đăk Lăk có cường độ bức xạ 5,1 – 5,3
kWh/m2/ngày và có số giờ nắng lên đến 2000 – 2600 giờ/ năm.

Nhiệt độ trung bình năm của huyện Ea súp là 24 độ, nhiệt độ trung bình cao
nhất là 33 độ, nhiệt độ thấp nhất là 18,2 độ.

2.3.2. Tính toán, thiết kế bố trí lắp đặt tấm pin mặt trời.

Tính toán công suất lắp đặt của hệ thống pin mặt trời.

Với diện tích 100 ha, sử dụng tấm pin mặt trời loại Mono công suất 375Wp
(nhãn hiệu JA Solar). Diện tích mỗi tấm pin là 2 m 2 và số giờ nắng tại khu vực Ea
Súp là khoảng 6,5 giờ trên ngày, ta sẽ tính toán được:

Tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới công suất 120 MWp
sử dụng tấm pin mặt trời Mono công suất 375 Wp:

a) Số lượng tấm pin:


Số lượng tấm pin
= Công suất hệ thống (kWp) / Công suất mỗi tấm pin ( kWp)
= 120.000 / 0,375 = 320.000 (tấm)
b) Diện tích lắp đặt hệ thống:
= Số lượng tấm pin (tấm)× Diện tích mỗi tấm pin (m2)
= 320.000 * 2 = 640.000 (m2)

3
3
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Ngoài diện tích của hệ thống tấm pin mặt trời, ta cần thêm diện tích lối đi và diện tích
khoảng cách giữa các tấm pin. Theo các kỹ sư lắp đặt thực tế, cần khoảng 8 m2/kWp.
Vậy hệ thống công suất 120 MWp cần khoảng 96 ha.
c) Công suất của hệ thống trong một giờ nắng ở điều kiện tiêu chuẩn là:
Công suất của hệ thống trong một giờ:
= Công suất mỗi tấm pin (kWp) × Số lượng tấm pin (tấm)
=0,375 * 320.000 = 120.000 (kWp) = 120 (MWp)
d) Lượng điện tạo ra với hệ thống trong một giờ nắng ở điều kiện tiêu chuẩn là:
Lượng điện trong ngày:
= Công suất của hệ thống trong một giờ × Số giờ nắng
= 120.000 * 6,5 = 780.000 (kWh) = 780 (MWh)
e) Lượng điện tạo ra trong một năm:
Lượng điện tạo ra trong năm
= Lượng điện tạo ra trong một ngày × 365 ngày
= 780.000 * 365 =284.700.000 (kWh)
f) Sản lượng điện tạo ra từ hệ thống trong một năm sau khi trừ tổn thất (đạt 80,2%)
= 284.700.000 * 80,2% = 228.329.400(kWh)

2.4. Kết luận chương 2.

Việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới công suất 120 MWp tại
huyện Ea Súp sẽ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống sử dụng điện tại khu vực.
Góp phần giảm áp lực đến hệ thống điện lưới quốc gia, và giải quyết về nhu cầu
năng lượng của người dân.

3
4
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN THIẾT BỊ, TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN VỐN

3.1. Lựa chọn thiết bị.

3.1.1. Tấm pin năng lượng mặt trời.

Nhà thầu đề xuất sử dụng tấm pin JA Solar: JAM72S03 đáp ứng đầy đủ tiêu
chuẩn đặt ra. JA Solar được thành lập từ 2005, có trụ sở tại Thượng Hải, Trung
Quốc, là nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với các sản
phẩm hiện đại kỹ thuật cao sử dụng năng lượng mặt trời. JA Solar là nhà sản xuất
các sản phẩm quang điện hiệu suất cao (PV) lớn nhất, với danh mục đầu tư kinh
doanh bao gồm các tấm wafer, tế bào, mô đun và trạm quang điện. JA Solar hiện
tại có 11 cơ sở sản xuất và 27 chi nhánh trên toàn thế giới.

Về chi phí, JA Solar tự chủ về sản xuất không thông qua trung gian, công
suất nhà máy lớn, dây chuyền sản xuất tự động hóa nên giảm thiểu được chi phí
nhân công, giúp duy trì được mức giá ổn định và cạnh tranh trên thị trường.

Thông số kỹ thuật của tấm pin năng lượng mặt trời 375 Wp JA Solar.

 Loại sản phẩm: Mono PERC Half Cell.


 Đơn giá: 13,000.
 Thương hiệu: JA Solar.
 Số lượng cell: 144 cell.
 Cân nặng: 22,5.
 Kích thước: 2000 x 991 x 40mm.
 Hiệu suất quang năng: 19,79%.
 Công suất: 375w.
 Cấp bảo vệ:  IP67.
 Cách lắp đặt: hướng nam 1 góc 12 độ.
 Làm mát: Tự nhiên.

3.1.2. Thiết bị chuyển đổi DC – AC (Inverter).

3
5
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều chủng loại Inverter và khi lựa chọn
một Inverter có thông số quan trọng mà chúng ta cần quan tâm như: công suất,
điện áp, tần số, nhiệt độ làm việc... Tuy nhiên xét đến khả năng đáp ứng các kỹ
thuật, tiêu chuẩn đáp ứng và thương hiệu của nhà sản xuất nhà thầu đề xuất lựa
chọn của nhà cung cấp GT Solar do có các ưu điểm sau:
 Biến tần được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng nên rất dễ trong việc lắp đặt và sử dụng.
 Sản phẩm được tích hợp chức năng chống đảo ngược có sẵn.
 Biến tần goodwe được thiết kế không quạt nên đảm bảo không hề ồn ào trong quá
trình sử dụng và tuổi thọ được kéo dài hơn.
 Inverter goodwe được sản xuất với tiêu chuẩn chống bụi, nước IP65.
 Tương thích với mô-đun kính đôi hai chiều.
 Cảm biến nhiệt độ kết nối nên quá trình hoạt động ổn định hơn.
 Cầu chì doanh nghiệp tích hợp để bảo vệ bảng điều khiển tốt hơn.
 Sản phẩm được tích hợp điều khiển sạc và hòa lưới tích hợp.
 Chức năng quản lý điện thông minh.
 Cung cấp điện liên tục.

Thông số kỹ thuật của Inverter nối lưới GOODWE 5000DNS – 5kW:


Thuộc tính Thông số/ mô tả
Điện áp đầu vào khỏi động 120V

Điện áp đầu vào tối đa 600V


Công suất đầu vào tối đa 6.5kW
Dòng điện đầu vào tối đa 11A
Công suất đầu ra định mức 5kW
Điện áp đầu ra định mức 220/230V
Dòng điện đầu ra tối đa 22,8A
Tần số AC 50HZ/60HZ
Hiệu suất tối đa 97,8%
Nhiệt độ hoạt động -25 đến 60 độ
Kích thước 354*433*147 mm
Trọng lượng 13kg

3.1.3. Hệ thống cáp điện.


3
6
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Các yêu cầu cơ bản để lựa chọn cáp DC cho hệ thống PV gồm:
 Cáp điện DC nên có 2 lớp cách điện và được phân cực rõ ràng.
 Nên sử dụng các đầu kết nối cáp điện chuyên dụng
 Cáp điện DC nên đi theo đoạn đường ngắn nhất đến inverter để giảm tổn hao do
truyền dẫn.
 Các cáp điện nên được bố trí song song nhau. Hạn chế các dây cáp điện đặt chồng,
chéo lên nhau.
 Cáp điện không được đặt trong các khu vực nguy hiểm dễ cháy nổ.
 Cáp điện DC không được đặt gần hệ thống cáp điện chống sét.
 Cáp điện phải được kiểm tra và có chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn.

3.1.4. Khung đỡ hệ tấm PV.


Hệ thống khung đỡ pin năng lượng mặt trời lắp trên mái:
 Vật liệu: Nhà thầu đề xuất sử dụng thép mạ kẽm chống ăn mòn.
 Thiết kế theo dạng module dễ dàng thi công lắp đặt.
 Thiết kế tối ưu, giải nhiệt hệ thống tự nhiên giúp tăng tối đa hiệu suất hệ thống.
 Thiết kế hỗ trợ có lối đi phục vụ bảo dưỡng định kỳ.
 Có mô phỏng tính toán khả năng chịu lực và tải trọng của giàn khung đỡ tấm pin chịu
được sức gió từ cấp 10 trở lên.

3.1.5. Hệ thống chống sét (tùy chọn).


Hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thành phần chính là: tấm pin
mặt trời, dây dẫn, bộ điều khiển, Inverter. Tất cả đều được liên kết điện với nhau
nên mỗi khi bộ phận này có rủi ro thì sẽ ảnh hượng đến các thành phần khác.
Mặc khác, các tấm pin mặt trời và dây dẫn luôn nằm ngoài trời (ở vùng trống
trải, trên cao), có thể hòa mạng với hệ thống điện AC nên khả năng bị sét đánh
trực tiếp hoặc gián tiếp xuống hệ thống là rất lớn.
 Tác động trực tiếp: Gây cháy nổ cho các tấm pin mặt trời, các đường dây hoặc bộ
điều khiển.

3
7
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

 Tác động gián tiêp: Tạo các xung điện quá áp đột biến có thể lan truyền trên các
đường dây nguồn DC từ tấm pin về, dây tín hiệu cảm biến, dây nguồn AC nối ra lưới và
các tải tiêu thụ.
Hậu quả nếu bị ảnh hưởng sét: Các tế quang điện và các thành phần khác sẽ bị hư
hỏng ngay lập tức khi bị sét đánh vào, hoặc tối thiểu cũng bị suy giảm hiệu suất hoạt
động của chúng do tác động của quá áp lan truyền gây ra. Kết quả cuối cùng là thời gian
sử dụng sẽ bị rút ngắn lại, tốn kém chi phí thay thế và sửa chữa, hiệu suất đầu tư sẽ không
còn như tính toán ban đầu, và đặc biệt là sự gián đoạn của hệ thống sẽ gây ảnh hưởng cho
các hoạt động khác.
Giải pháp cơ bản để bảo vệ chống sét cho hệ thống PV:
Như vậy, để chống lại sự tác động của sét đánh ta cần phải có giải pháp bảo
vệ tổng thể và đầy đủ gồm:
+ Bảo vệ bên ngoài bằng hệ thống chống sét trực tiếp (tức là không để sét đánh
trúng vào hệ thống PV): Mái nhà xưởng đã có hệ thống chống sét trực tiếp và bao
phủ toàn bộ hệ thống tấm pin mặt trời ở trên mái. Do đó với dự án này nhà thầu đề
nghị không cần lắp đặt thêm hệ thống chống sét trực tiếp.
+ Bảo vệ chống xung quá áp đột biến lan truyền trên đường dây DC, AC: Là thiết
bị rất cần thiết cho việc bảo vệ nguồn điện DC. Bảo vệ chống quá áp, hay bị nhiễu
do sét đánh hoặc do xả tĩnh điện tác động đến các tấm pin. Bảo vệ các tấm pin
khỏi các tác động nhiễu điện ngược từ các inverter hay từ tủ đấu nối điện PV. Do
vậy, trong thiết kế yêu cầu bắt buộc phải lắp đặt thêm thiết bị bảo vệ chống xung
quá áp đột biến lan truyền trên đường dây DC trước khi đấu nối vào inverter và
thiết bị bảo vệ chống xung quá áp đột biến lan truyền trên đường dây AC tại mỗi
đầu ra inverter trước khi đấu nối hòa vào lưới điện.
1. Thiết bị cắt sét lan truyền AC.
- Có chức năng bảo vệ quá áp và quá dòng cho dây dẫn và thiết bị trong hệ thống pin
năng lượng mặt trời.
- Cắt lọc các xung nhiễu gây nguy hại đến thiết bị. (Nhiễu do sét đánh, xả tĩnh điện hay
ảnh hưởng của nguồn tác động ngược từ bộ sạc, inverter về hệ PV).
2. Thiết bị cắt sét lan truyền DC.
3
8
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

- Là thiết bị rất cần thiết cho việc bảo vệ nguồn điện.


- Bảo vệ chống quá áp, hay bị nhiễu do sét đánh hoặc do xả tĩnh điện tác động đến các
modul PV.
- Dễ dàng kiểm tra và theo dõi hiệu suất của hệ PV, rất an toàn trong sử dụng.

3.1.6. Tủ điện Big K.


Về thiết kế của tủ điện:
 Được thiết kế chi tiết cho từng dự án với việc tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt của
các tiêu chuẩn quốc tế IEC 60947-2, IEC 61643-1, IEC 60269, IEC 61439, IEC 60529...
và các tiêu chuẩn Việt Nam như: TCVN7447-5-52, TCXDVN 394:2007.
 Lựa chọn và thiết kế thiết bị chống sét tuân theo tiêu chuẩn IEC 61643-3
Lựa chọn khả năng bảo vệ của MCCB tuân theo tiêu chuẩn IEC60947-2.
 Giúp đảm bảo hệ thống luôn luôn hoạt động hiệu quả an toàn.
Chế độ điều khiển:
 Chế độ điều khiển trực quan, dễ sử dụng với việc sử dụng các màn hình hiển thị, cá
đèn trạng thái giúp người vận hành dễ dàng điều khiển hệ thống.
 Khả năng liên kết với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa qua máy tính, qua
smartphone qua mang internet giúp ta có thể linh hoạt và dễ dàng điều khiển hệ thống ở
bất kỳ nơi đâu.

3.2. Tính toán thời gian hoàn vốn.


- Giá của một tấm pin năng lượng mặt trời 375Wp JA Solar là 4.000.000 vnd, vậy tổng
tiền mua 320.000 tấm là:
= 4.000.000 * 320.000 =1.280.000.000.000 (vnd) =1.280 tỷ
- Giá của Inverter nối lưới GOODWE 5000DNS – 5kW là 14.500.000 vnd, và chúng
ta cần 24 bộ nên tổng tiền là:
= 14.500.000 * 24 = 348.000.000 (vnd)
- Khung giá đỡ tấm pin mặt trời: 156.000.000 (vnd)
- Phụ kiện lắp đặt điện mặt trời như tủ điện, dây cáp DC,...: 98.500.000 (vnd)
- Chi phí lắp đặt và thi công khoảng: 98.500.000 (vnd)
3
9
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Tổng cộng chi phí đầu tư là 1.981.000.000 vnd – bằng chữ: một tỷ chín trăm tám
mươi một triệu việt nam đồng.
( những thông số ở trên em có sự tham khảo trên mạng nguồn dưới đây)

4
0
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Thời gian hoàn vốn:


Theo quyết định 13/2020QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chính thức có
hiệu lực thi hành từ 22/5/2020 thì giá mua điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) là
1.940 đồng/kWh (tương đương với 8,38 UScents/kWh)
Năm thứ kWh/năm Giá điện/kWh Tiền bán điện năm
1 228.329.400 2.134 487.254.939.600
2 226.046.106 2.241 506.569.323.546
3 223.785.665 2.353 526.567.669.745
4 221.547.789 2.471 547.444.586.619
Tổng số tiền thu được sau 4 năm: 2.067.836.519.510
(Ghi chú: bảng tính theo giảm hiệu suất 1%/năm, giá điện tăng bình quân
5%/năm)
Vậy thì sau 4 năm hoạt động thì dự án có thể thu hồi vốn và sinh lời. Dự án khả thi
về mặt kinh tế và tài chính.

3.3. Các ảnh hưởng của hệ thống đến môi trường.


3.3.1. Các ảnh hưởng của hệ thống đến môi trường.
Mặc dù năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng sạch, cần khuyến
khích phát triển nhưng nó cũng có những khuyến điểm mà ảnh hưởng đến môi
trường.
Trong quá trình sản xuất pin mặt trời, nhà sản xuất sử dụng axit HF để làm
sạch tấm nền, xử lý bề mặt, người lao động không được trang bị bảo hộ đạt chuẩn
sẽ khiến các mô bị phá hủy, giảm canxi trong xương. Ngoài ra, sau khi tấm pin
mặt trời hư hỏng, cũng trở thành nguồn rác thải ảnh hưởng đến môi trường, cần
phải xử lý để hạn chế ô nhiễm.
Trong các tấm pin mặt trời có một số chất gọi là kim loại nặng, tuy chỉ 3 -
5% nhưng không phân hủy được, khi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn đất,
nguồn nước giống tro xỉ từ các bãi than thải khi sử dụng nhiệt điện than. . Các tấm
panel, tuy không phát thải hằng ngày nhưng với số lượng các dự án điện mặt trời
cả trung tâm và nhỏ lẻ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay sau giai
đoạn sử dụng khoảng 15 - 20 năm nữa, số lượng tấm pin thải ra cũng phải chất

4
1
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

thành núi, khi đem chôn lấp sẽ ngấm vào đất rất nhiều chất ô nhiễm, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
Trong quan điểm sản xuất điện ở quy mô lớn, các hệ thống năng lượng mặt
trời cần có diện tích lớn để thu thập năng lượng. Do đó, việc triển khai dự án có
thể can thiệp vào việc sử dụng đất hiện có và ảnh hưởng đến các khu vực hoang
dã.
Việc xây dựng các công trình năng lượng mặt trời trên diện tích đất rộng lớn
áp đặt giải phóng mặt bằng, dẫn đến nén đất, thay đổi kênh thoát nước và tăng xói
mòn.
3.3.2. Các phương pháp xử lý tấm pin.
Pin năng lượng mặt trời được chia thành 2 loại: pin mặt trời tinh thể Silicon
và pin mặt trời màng mỏng. Các nghiên cứu được tiến hành về tái chế các tấm pin
mặt trời đã dẫn đến nhiều công nghệ. Một số công nghệ thậm chí đạt hiệu suất tái
chế đáng kinh ngạc là 96%.
Thành phần cấu tạo của 2 loại pin năng lượng mặt trời:

Tái chế pin mặt trời Silicon.


Quy trình được bắt đầu bằng việc tách 3 thành phần chính của tấm pin mặt
trời Silicon: Khung, mặt kính và các tế bào quan điện.
4
2
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Với dàn Khung hầu như tái chế 100% phục vụ công tác đúc khung mới khá
đơn giản.
Mặt kính thủy tính được tái chế đến 95%.
Riêng các tế bào quang điện sẽ được xử lý ở nhiệt độ khoảng 500oC để bóc
tách các thành phần như nhựa và tinh thể Silicon.
Các thành phần nhiệt bay hơi sử dụng làm nguyên liệu cho các giai đoạn phía
sau, riêng tinh thể sẽ được tách rời và tái sử dụng hoặc được nung chảy tạo thành
Wafer để phục vụ chế tạo các Cell pin mới.
Quy trình cho hiệu suất tái chế Silicon lên tới 85%. 

4
3
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Quy trình tái chế pin mặt trời


Quy trình tái chế pin màng mỏng hay pin Thin-film.
Loại pin mặt trời Thin-film hầu như ít sử dụng ở nước ta hiện nay. Do cấu
tạo đặc biệt nên quy trình tái chế cũng trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn.
 Bước 1: Các tấm pin Thin-film được được đưa trực tiếp và máy hủy nghiền các thành
phần về kích thước từ 4-5mm.

4
4
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

 Bước 2. Sau khi nghiền sẽ có được thành phần bao gồm chất lỏng và chất rắn được
đưa vào máy quay ly tâm sẽ giữ lại phần rắn, chất lỏng được tách riêng.
 Bước 3: Sau khi chất lỏng được phân tách sẽ qua quy trình kết tủa và khử nước để tạo
độ tính khiết, tiếp theo là quá trình phân tách kim loại và các chất bán dẫn khác nhau.
Quá trình này cho hiệu suất tái chế lên tới 95%.
Riêng với các vật liệu trắng sẽ sàn lọc, rửa sạch và thu được khoảng 90%
thủy tính và cho quá trình tái chế.
Khi pin năng lượng mặt trời có khả năng tái chế và tái sử dụng sẽ tiết kiệm
được ngân sách đáng kể cho thế giới nói chung và đất nước nói riêng.

3.4. Kết luận chương 3.


Việc lựa chọn thiết bị là một bước rất quan trọng đối với việc đầu tư dự án hệ thống
điện mặt trời nối lưới với công suất 120 MWp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng của hệ thống điện mặt trời. Chính vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp vật liệu
thiết bị uy tín trên thị trường hiện nay là việc rất cần thiết. Với việc đầu tư hệ thống điện
120 MWp thì việc hoàn vốn sẽ chỉ diễn ra trong vòng 4 năm, đem lại hiệu quả cao về
kinh tế cũng như giải quyết được vấn đề năng lượng hiện nay và giải quyết được các vấn
đề về môi trường cấp bách hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


4
5
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

KẾT LUẬN CHUNG

4
6
SVTH: Trần Xuân Thịnh – 18819100002

Sau khi tìm hiểu và thực hiện tiểu luận môn năng lượng mặt trời, em nhận thấy việc
sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là thực sự cần thiết trong thời đại hiện nay. Nhất là
đối với năng lượng mặt trời, bởi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn về việc phát
triển điện năng lượng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời không chỉ đem
lại hiệu quả kinh tế cao mà góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh, giảm thải được
hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất ngày càng nóng lên. Và giải quyết được vấn đề nhu
cầu về năng lượng của nhân loại hiện nay ngày càng tăng lên.
Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển năng lượng mặt trời vẫn còn nhiều hạn
chế và thách thức lớn. Do nhận thức của người dân về hệ thống điện mặt trời vẫn còn hạn
chế, bên cạnh đó là vốn đầu tư của các dự án năng lượng mặt trời còn rất là cao và diện
tích để thi công là rất lớn. Và việc xử lý tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng thì
chúng ta cần phải có kế hoạch để việc tái chế và tái sử dụng đạt hiệu quả cao nhất để
không ảnh hưởng đến môi trường quá nhiều.
Trong quá trình làm tiểu luận em đã gặp phải những khó khăn nhất định, tuy nhiên
em đã cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận này. Trong bài tiểu luận nay do chưa có nhiều
kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót, thiếu sót. Rất mong thầy có thể góp ý để
em rút kinh nghiệm và học hỏi về sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực
hiện

Trần Xuân Thịnh

4
7

You might also like