You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
Bộ môn Điều Khiển Tự Động
**********

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI: SOLAR ENERGY – Cấp cho tải địa
phương có sử dụng Battery

Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thúy Nga

Sinh viên thực hiện:


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...................................................................6

1.1. Giới thiệu về đề tài.........................................................................................6

1.1.1. Yêu cầu của đề tài......................................................................................6

1.1.2. Nội dung cần thực hiện...............................................................................6

1.2. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PV.....................................................7

1.2.1. Cấu tạo pin mặt trời...................................................................................7

1.2.2. Nguyên lý hoạt động pin mặt trời...............................................................9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................11

2.1. Mô hình pin mặt trời.......................................................................................11

2.2. Mô hình nguồn Battery...................................................................................14

2.3. Bộ chuyển đổi Boost converter.......................................................................14

2.4. Điểm làm việc cực đại của pin mặt trời..........................................................18

2.4.1. Điểm làm việc cực đại (MPP).....................................................................18

2.4.2. Phương pháp điều khiển MPPT..................................................................20

2.5. Bộ chuyển đổi DC-DC converter 2 chiều.......................................................21

2.5.1. Chế độ Boost...............................................................................................22

2.5.2. Chế độ Buck................................................................................................22

2.6. Mạch nghịch lưu DC/AC.................................................................................22

CHƯƠNG 3: CÁC BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN........................................................25

3.1. Mạch vòng điều khiển phía nguồn..................................................................25

3.1.1. Điều khiển phía nguồn PV..........................................................................25


3.1.2. Bộ điều khiển phía Battery..........................................................................25

3.2. Mạch vòng điều khiển bộ biến đổi tải.............................................................26

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN..................................................................27

4.1. Thông số của hệ thống:....................................................................................27

4.2. Cấu trúc bộ điều khiển PID............................................................................28

4.3. Điều khiển mạch phía nguồn PV....................................................................29

4.3.1. Xây dựng thuật toán MPPT........................................................................29

4.3.2. Thuật toán MPPT xây dựng trên Matlab....................................................32

4.4. Mạch nối Battery.............................................................................................32

4.4.1. Bộ biến đổi DC/DC 2 chiều........................................................................32

4.4.2. Thiết kế điều khiển......................................................................................33

4.5. Mạch nối tải DC/AC........................................................................................33

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.....................................................................38

5.1. Đánh giá thuật toán MPPT.............................................................................38

5.1.1. Đường đặc tính trên cơ sở lý thuyết............................................................38

5.1.2. Kết quả thực nghiệm...................................................................................39

5.2. Kết quả mô phỏng toàn hệ thống....................................................................39

5.2.1. Đối với phần nguồn....................................................................................39

5.2.2. Đối với phía tải...........................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................42


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Cấu tạo một tấm pin mặt trời...........................................................................8
Hình 1. 2. Sự chuyển đổi ảnh sáng quang điện thành điện năng.......................................9

Hình 2. 1. Đường đặc tính làm việc của pin mặt trời......................................................11
Hình 2. 2. Mạch điện tương đương của nguồn pin mặt trời............................................11
Hình 2. 3. Mô hình mắc các tấm pin nối tiếp song song.................................................14
Hình 2. 4. Sơ đồ nguyên lý mạch Boost.........................................................................15
Hình 2. 5. Dạng sóng điện áp và dòng điện trên L khi S đóng........................................16
Hình 2. 6. Mạch điện khi S đóng....................................................................................16
Hình 2. 7. Dạng sóng điện áp và dòng điện trên L khi S mở..........................................17
Hình 2. 8. Mạch điện khi S mở.......................................................................................17
Hình 2. 9. Điểm làm việc cực đại...................................................................................18
Hình 2. 10. Sơ đồ khối của hệ thống MPPT tiêu biểu.....................................................19
Hình 2. 11. Sự thay đổi của MPP khi bức xạ của mặt trời thay đổi................................19
Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý DC/DC Bidirectional.........................................................21
Hình 2. 13. Sơ đồ nghịch lưu 3 pha................................................................................23
Hình 2. 14. Nguyên lý điều khiển các van......................................................................23
Hình 2. 15. Điện áp trên tải của mạch nghịch lưu...........................................................24

Hình 3. 1. Các mạch vòng điều khiển.............................................................................25

Hình 4. 1. Cấu trúc chung của bộ điều khiển PID...........................................................28


Hình 4. 2. Sơ đồ mạch điều khiển theo phương pháp P&O............................................29
Hình 4. 3. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp P&O........................................................30
Hình 4. 4. Đồ thị thể hiện tốc độ đáp ứng của thuật........................................................30
Hình 4. 5. Luu đồ thuật toán của phương pháp P&O......................................................31
Hình 4. 6. Khối thuật toán MPPT trong Matlab..............................................................32
Hình 4. 7. Sơ đồ nguyên lý của Battery..........................................................................32
Hình 4. 8. Sơ đồ mạch lực của Battery trong matlab......................................................33
Hình 4. 9. Khối điều khiển Battery trong Matlab............................................................33
Hình 4. 10. Sơ đồ 6 van nghịch lưu................................................................................34
Hình 4. 11. Sơ đồ mạch lực nối tải trong Matlab............................................................34
Hình 4. 12. Cấu trúc điều khiển cho bộ điều khiển nghịch lưu.......................................35

Hình 5.1 Đặc tính P-V của tấm pin.................................................................................38


Hình 5.2 Kết quả mô phỏng công suất tấm pin...............................................................39
Hình 5.3 Công suất của nguồn và tải, %SOC, Current, Voltage.....................................39
Hình 5.4 Công suất nguồn và tải, Điện áp tải, Dòng điện tải..........................................40
Hình 5.5 Kết quả chi tiết Điện áp tải và Dòng điện tải...................................................40
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu về đề tài

Nhu cầu điện năng ngày một tăng đòi hỏi phải có giải pháp phát triển nguồn điện, đồng
thời phải giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do các nguồn điện truyền thống
gây nên. Để giải quyết vấn đề trên, năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp hàng
đầu, đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu mạnh mẽ, dần tích hợp vào lưới điện và trong
tương lai gần sẽ trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Với các loại
hình năng lượng tái tạo hiện nay, năng lượng mặt trời (NLMT) ngày càng có xu hướng được
chú trọng cao, nhất là tại Việt Nam. NLMT là dạng nguồn năng lượng tái tạo vô tận với trữ
lượng lớn. Đây là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất. Việc tìm các cách
thức để khai thác, sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời này sao cho hiệu quả và thay thế
dần các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường đang là
mục tiêu nghiên cứu của nhiều quốc gia. NLMT thực chất là nguồn năng lượng nhiệt hạch
vô tận của thiên nhiên. Hàng năm, mặt trời cung cấp cho trái đất một năng lượng khổng lồ,
gấp 10 lần trữ lượng các nguồn nhiên liệu có trên trái đất. Hiện nay, nước ta chủ yếu sử
dụng hệ thống pin mặt trời độc lập, hoặc hệ thống độc lập kết hợp giữa pin mặt trời và các
nguồn năng lượng khác như nguồn ắc quy, pin nhiên liệu..vv.

1.1.1. Yêu cầu của đề tài


Đề tài sử dụng phần mềm mô phỏng Matlab/Simulink xây dựng mô hình và mô phỏng
hệ thống nối tải sử dụng nguồn pin mặt trời kết hợp với nguồn Battery. Bài toán mô phỏng
đặt ra 2 trường hợp mô phỏng như sau:

 Khi công suất nguồn pin mặt trời lớn hơn công suất của tải ( ) thì
công suất dư sẽ được nạp vào Battery.

 Khi công suất nguồn pin mặt trời nhỏ hơn công suất của tải ( ) thì
Battery sẽ bù vào công suất bị thiếu để cung cấp cho tải.
1.1.2. Nội dung cần thực hiện
 Điều khiển bám điểm công suất cực đại cho nguồn pin mặt trời bằng phương
pháp “Bám điểm công suất cực đại” (MPPT).
 Thiết kế điều khiển các bộ biến đổi DC/DC, Bi-directional DC/DC, DC/AC.
 Mô phỏng theo yêu cầu của đề tài.
1.2. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của PV
1.2.1. Cấu tạo pin mặt trời
a. Vật liệu cấu tạo pin mặt trời

Pin năng lượng Mặt trời hay pin mặt trời hay pin quang điện (Solar panel) bao gồm
nhiều tế bào quang điện (solar cells) – là phần tử bán dẫn có thành phần chính là sillic tinh
khiết – có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện
biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Các tế bào quang điện này được bảo
vệ bởi một tấm kính trong suốt ở mặt trước và một vật liệu nhựa ở phía sau. Toàn bộ nó
được đóng gói chân không trong thông qua lớp nhựa polymer càng trong suốt càng tốt.
Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc
bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở
thành pin mặt trời (thông thường 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời).
Cho tới hiện tại thì vật liệu chủ yếu cho pin mặt trời (và cho các thiết bị bán dẫn) là
các silic tinh thể. Pin mặt trời từ tinh thể silic chia ra thành 3 loại:
 Một tinh thể hay đơn tinh thể module sản xuất dựa trên quá trình Czochralski. Đơn
tinh thể loại này có hiệu suất tới 16%. Chúng thường rất mắc tiền do được cắt từ
các thỏi hình ống, các tấm đơn thể này có các mặt trống ở góc nối các module.
 Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc - đúc từ silic nung chảy cẩn thận được làm nguội và
làm rắn. Các pin này thường rẻ hơn các đơn tinh thể, tuy nhiên hiệu suất kém hơn.
Tuy nhiên chúng có thể tạo thành các tấm vuông che phủ bề mặt nhiều hơn đơn
tinh thể bù lại cho hiệu suất thấp của nó.
 Dải silic tạo từ các miếng phim mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể,
Loại này thường có hiệu suất thấp nhất, tuy nhiên loại này rẻ nhất trong các loại vì
không cần phải cắt từ thỏi silicon.
Công nghệ trên là sản xuất tấm, nói cách khác, các lọai trên có độ dày 300 μm
tạo thành và xếp lại để tạo nên module.

b. Cấu trúc một tấm pin mặt trời


Hình 1. 1. Cấu tạo một tấm pin mặt trời

 Khung nhôm: có chức năng tạo ra một kết cấu đủ cứng cáp để tích hợp solar cell và các
bộ phận khác lên. Với thiết kế cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng đủ nhẹ, khung
nhôm có thể bảo vệ và cố định các thành phần bên trong trước tải trọng gió lớn và ngoại
lực tác động bên ngoài. Một số hãng ví dụ như Canadian Solar, thậm chí khung nhôm
còn được anode hóa và gia cố thanh ngang để tăng độ cứng cáp cho tấm pin. Màu sắc
phổ biến của khung nhôm là bạc.
 Kính cường lực: giúp bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ, mưa,
tuyết, bụi, mưa đá (đường kính 2,5cm trở xuống) và các tác động va đập khác từ bên
ngoài. Kính cường lực được thiết kế có độ dày từ 2-4mm (đa số là khoảng 3.2-3.3mm) để
đảm bảo vừa đủ khả năng bảo vệ và duy trì được độ trong suốt cho tấm pin mặt trời (ánh
sáng ít bị phản xạ, khả năng hấp thụ tốt).
 Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate) còn được gọi là chất kết dính, là 2 lớp màng
polymer trong suốt được đặt trên và dưới lớp solar cell có tác dụng kết dính solar cell với
lớp kính cường lực phía trên và tấm nền phía dưới. Lớp này còn có tác dụng hấp thụ và
bảo vệ solar cell khỏi sự rung động, tránh bám bụi và hơi ẩm. Vật liệu EVA có khả năng
chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và có độ bền cực kỳ cao.
 Lớp Solar cell (tế bào quang điện). Pin mặt trời được cấu tạo từ nhiều đơn vị nhỏ hơn là
solar cell. Những loại pin năng lượng mặt trời thông dụng như mono và poly được làm từ
silic, một loại chất bán dẫn phổ biến. Trong một cell, tinh thể silic bị kẹp giữa hai lớp dẫn
điện (ribbon và các thanh busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau,
loại N và loại P.
 Tấm nền pin (phía sau), có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và chống ẩm. Vật liệu
được sử dụng có thể là polymer, nhựa PP, PVF, PET. Tấm nền có độ dày khác nhau tùy
vào hãng sản xuất. Phần lớn tấm nền sẽ có màu trắng.
 Hộp đấu dây (junction box) nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và chuyển năng lượng
điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài. Vì đây là điểm trung tâm nên
được thiết kế bảo vệ khá chắc chắn.
 Cáp điện DC, loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời, có khả năng cách
điện một chiều DC cực tốt, kèm với đó là khả năng chống chịu tốt trước sự khắc nghiệt
của thời tiết (tia cực tím, bụi, nước, ẩm …) và tác động cơ học khác.
 Jack kết nối MC4, là đầu nối điện thường được dùng để kết nối các tấm pin mặt trời.
“MC” trong MC4 là viết tắt của nhà sản xuất Multi - Contact. Loại jack kết nối này giúp
bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với
nhau bằng tay.
1.2.2. Nguyên lý hoạt động pin mặt trời

Hình 1. 2. Sự chuyển đổi ảnh sáng quang điện thành điện năng

Khi hai lớp bán dẫn P và N tiếp xúc nhau, do sự chênh lệch về mật độ các hạt dẫn nên
các điện tử sẽ khuếch tán từ bán dẫn N sang P, lỗ trống khuếch tán ngược lại từ bán dẫn P
sang N. Sự khuếch đại này làm cho phần bán dẫn N sát lớp tiếp xúc tích điện dương, còn
phần bán dẫn P ngay đối diện tích điện âm. Trong miền tiếp xúc lúc này hình thành điện
trường hướng từ bán dẫn N sang P (Điện trường sẽ ngăn cản sự khuếch tán tiếp tục của các
hạt dẫn qua lớp tiếp xúc).
Khi chiếu sáng lớp tiếp xúc P-N, cặp điện tử - lỗ trống được tạo thành, bị tách ra dưới
tác dụng của điện trường tiếp xúc và bị gia tốc về các phía đối diện tạo thành một sức điện
động quang điện. Sức điện động quang điện phụ thuộc vào bản chất chất bán dẫn, nhiệt độ
lớp tiếp xúc, bước sóng và cường độ ánh sáng tới.
Lớp bán dẫn P-N có tính chỉnh lưu như một diode, chỉ có điện tử dẫn và lỗ trống dẫn
trong vùng tiếp xúc di chuyển về phía bán dẫn N và bán dẫn P tương ứng.
Nối các đầu bán dẫn bằng một dây dẫn thì trong dây xuất hiện dòng quang điện đi theo
chiều từ bán dẫn P qua tải về bán dẫn N
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Mô hình pin mặt trời

Pin mặt trời PV (Photovoltaic cell) gồm các lớp bán dẫn chịu tác dụng của quang học
để biến đổi các năng lượng phôton bức xạ mặt trời thành năng lượng điện. Theo quan điểm
năng lượng điện tử, pin mặt trời có thể được coi là những nguồn dòng biểu diễn mối quan hệ
phi tuyến I-V, P-V

Hình 2. 1. Đường đặc tính làm việc của pin mặt trời

Theo đặc tính phi tuyến trên hình 2.1, hiệu suất của tấm pin mặt trời là lớn nhất sẽ xảy

ra tại thời điểm ( ) được gọi là điểm công suất cực đại (Maximum Point Power -
MPP). Hệ bám điểm công suất cực đại (Maximum Point Power Tracking – MPPT) được sử
dụng để đảm bảo rằng pin mặt trời sẽ luôn luôn làm việc ở MPP bất chấp tải được nối vào
pin hoặc những điều kiện thay đổi do môi trường.

Ta có mạch điện tương đương của nguồn pin mặt trời

Hình 2. 2. Mạch điện tương đương của nguồn pin mặt trời
Từ mạch điện trên, ta có:

 Phương trình cân bằng điện áp:

→ Điện áp đầu ra pin mặt trời:

 Phương trình cân bằng dòng điện:

Trong đó:

: Dòng quang điện

: Dòng qua Diode

: Dòng qua điện trở Shunt

 Dòng quang điện phụ thuốc vào năng lượng mặt trời và nhiệt độ làm việc của
pin:

Trong đó:

: Là dòng ngắn mạch ở nhiệt độ 25°C

: Hệ số nhiệt độ của dòng điện ngắn mạch

: Nhiệt độ làm việc của pin

: Nhiệt độ của bề mặt pin (Nhiệt độ tham chiếu)

: Bức xạ của mặt trời ( )

 Dòng qua diode phụ thuộc vào dòng điện bão hòa :
Ở đây, dòng điện bão hòa được tính:

Trong đó:

: dòng ngược bão hòa ở nhiệt độ

: phụ thuộc vào hệ số lý tưởng và công nghệ làm pin

 Dòng điện chảy qua điện trở Shunt:

→ Công thức dòng điện đầu ra của tấm pin mặt trời dưới đây:

Trong đó:

: điện tích electron

: hằng số Boltzmann’s

: hệ số lý tưởng

Mặt khác, một pin mặt trời có điện áp khoảng 0,6V. Do đó muốn có điện áp làm việc
cao thì ta mắc nối tiếp các pin lại, muốn có dòng điện lớn thì mắc song song. Như vậy, dòng
điện một modul tấm pin sẽ là:
Tương đương với:

Hình 2. 3. Mô hình mắc các tấm pin nối tiếp song song

2.2. Mô hình nguồn Battery

Theo [M.Makhlouf, F.Messai , H.Benalla], điện áp của ắc quy và trạng thái nạp (state of
charge – SOC) được xác định theo biểu thức:

Trong đó:

: điện áp thay đổi của ắc quy (V)

: dòng điện (A)

: dung lượng lớn nhất của ắc quy (Wh)

: hệ số nạp và xả
: tỷ lệ xả
Từ biểu thức trên, giá trị điện áp thay đổi của ắc quy được tính như sau:

với : số lượng ắc quy nối tiếp


2.3. Bộ chuyển đổi Boost converter

Bộ biến đổi DC/DC được sử dụng rộng rãi trong nguồn điện một chiều với mục đích
chuyển đổi nguồn một chiều không ổn định thành nguồn điện một chiều có thể điều khiển
được. Trong hệ thống pin mặt trời, bộ biến đổi DC/DC được kết hợp chặt chẽ với MPPT.
MPPT sử dụng bộ biến đổi DC/DC để điều chỉnh nguồn điện áp vào lấy từ nguồn pin mặt
trời, chuyển đổi và cung cấp điện áp lớn nhất phù hợp với tải.
Chúng ta cần điều khiển cả điện áp và dòng điện ngõ ra của pin mặt trời để đạt công
suất cực đại bất kể điều kiện nhiệt độ và bức xạ mặt trời. Muốn làm được điều đó, ta sử dụng
bộ dò tìm điểm công suất cực đại, bộ dò tìm phải đáp ứng một số điều kiện sau:
 Vận hành hệ thống PV càng gần điểm cực đại càng tốt để đạt được MPP bất kể
thay đổi bức xạ.
 Chi phí thấp, hiệu suất chuyển đổi cao.
 Giao điện ngõ ra tương thích với yêu cầu của tải
Mạch Boost converter hay còn được gọi là mạch tăng áp. Bộ biến đổi này phù hợp với
các ứng dụng có điện áp yêu cầu lớn hơn điện áp đầu vào. Nguyên lý hoạt động của bộ biến
đổi này dựa vào đặc tính lưu trữ và tích phóng năng lượng của cuộn dây.

Hình 2. 4. Sơ đồ nguyên lý mạch Boost

Khi S đóng, dòng điện từ nguồn chạy qua cuộn dây, năng lượng từ trường được tích
lũy trong cuộn dây. Không có dòng điện chạy qua điốt D và dòng tải được cung cấp bởi tụ
điện C
Hình 2. 5. Dạng sóng điện áp và dòng điện trên L khi S đóng

Hình 2. 6. Mạch điện khi S đóng


Khi đó:

Suy ra:

Mặt khác:
Hình 2. 7. Dạng sóng điện áp và dòng điện trên L khi S mở
Khi S mở, dòng điện cảm ứng chạy vào tải qua điốt cũng như nạp lại cho tụ điện C.

Hình 2. 8. Mạch điện khi S mở

Suy ra:

Năng lượng lưu trữ trong cuộn dây bằng 0 khi kết thúc chu kỳ:
Từ biểu thức trên, ta có:

2.4. Điểm làm việc cực đại của pin mặt trời
2.4.1. Điểm làm việc cực đại (MPP)

Để khai thác công suất lớn nhất có thể từ pin mặt trời thì pin mặt trời cần được lắp đặt
tại các vị trí thuận lợi ví dụ như hướng nam, thậm chí được điều khiển xoay theo hướng mặt
trời để thu được nguồn năng lượng cực đại. Về cơ bản, trên đường đặc tuyến PV của pin mặt
trời tồn tại một điểm công suất cực đại ứng với dòng điện và điện áp tương ứng.

Hình 2. 9. Điểm làm việc cực đại

Tuy nhiên, điểm cực đại này lại không cố định, chúng luôn thay đổi theo các điều kiện
môi trường. Vì vậy, chúng ta cần điều khiển để điện áp hoặc dòng điện để thu được công
suất cực đại từ pin mặt trời khi nhiệt độ và bức xạ thay đổi sử dụng bộ tìm công suất cực đại.
Hình 2. 10. Sự thay đổi của MPP khi bức xạ của mặt trời thay đổi

Hình 2. 11. Sơ đồ khối của hệ thống MPPT tiêu biểu

Hình trên giới thiệu sơ đồ khối của hệ thống MPPT tiêu biểu. Hầu hết các bộ MPPT
hiện nay gồm có ba phần cơ bản: bộ chuyển đổi DC-DC, bộ phận đo lường và bộ phận điều
khiển

Khi pin mặt trời được nối trực tiếp với tải, điểm vận hành của pin mặt trời được điều
khiển bởi tải. Tổng trở của tải được miêu tả như sau:

Trong đó, và là điện áp và dòng điện phát ra của pin mặt trời.

Tổng trở tối ưu của tải cho pin mặt trời được tính bằng:
Trong đó, và là điện áp và dòng điện phát ra của tấm pin tại điểm tối ưu

Khi giá trị bằng với , công suất cực đại sẽ được truyền từ pin mặt trời đến
tải. Tuy nhiên, trong thực tế hai tổng trở này lại không bằng nhau. Mục đích của bộ MPPT là
điều chỉnh tổng trở tải nhìn từ phía nguồn bằng với tổng trở tối ưu của pin mặt trời.

Thông thường bộ biến đổi DC/DC (tăng áp, giảm áp) được phục vụ cho việc truyền
công suất từ pin mặt trời tới tải. Bộ DC/DC hoạt động như thiết bị giao tiếp giữa tải và pin
mặt trời. Bằng việc thay đổi độ rộng xung, tổng trở tải nhìn từ phía nguồn sẽ được thay đổi
bằng với tổng trở nguồn tại điểm cực đại, vì vậy công suất cực đại được cung cấp cho tải.

Ví dụ với mạch Boost converter, mối quan hệ giữa điện áp đầu vào và đầu ra được
miêu tả như sau:

Giả sử, không có công suất tổn hao, ta có:

Tổng trở đầu vào của bộ biến đổi DC/DC là:

Vì thế tổng trở được duy trì hẳng số bằng việc thay đổi độ rộng xung, khi đó
nhìn từ phía nguồn sẽ được thay đổi.

2.4.2. Phương pháp điều khiển MPPT

Maximum Power Point Tracking (MPPT) là phương pháp dò tìm điểm làm việc có
công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển chu kỳ đóng mở
khóa điện tử dùng trong bộ DC/DC. Phương pháp MPPT được sử dụng rất phổ biến trong hệ
thống pin mặt trời làm việc độc lập và đang dần được áp dụng trong hệ quang điện làm việc
với lưới.

MPPT bản chất là thiết bị điện tử công suất ghép nối nguồn điện PV với tải để khuếch
đại nguồn công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời khi điều kiện làm việc thay đổi, và từ đó có
thể nâng cao được hiệu suất làm việc của hệ. MPPT được ghép với bộ biến đổi DC/DC và
một bộ điều khiển.

Bộ điều khiển MPPT có thể điều khiển tương tự truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng
bộ diều khiển số đang ngày càng thịnh hành vì nó có nhiều ưu diểm hơn bộ điều khiển tương
tự. Thứ nhất là, bộ điều khiển số được thực hiện dễ dàng hơn nhiều so với bộ diều khiển
tương tự. Mặt khác bộ điều khiển số không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nhiệt độ và thời
gian và bộ này hoạt động rời rạc, bên ngoài các thành phần tuyến tính. Vì vậy, bộ điều khiển
số có trạng thái ổn định lâu hơn. Không chỉ vậy, bộ điều khiển MPPT số không phụ thuộc
vào dung sai của các bộ phận khác vì nó thực hiện thuật toán ở phần mềm, nơi mà các thông
số có thể được giữ ổn định hoặc thay đổi được.

2.5. Bộ chuyển đổi DC-DC converter 2 chiều

Hình 2. 12. Sơ đồ nguyên lý DC/DC Bidirectional

Mạch trên có thể hoạt động ở chế độ Buck hoặc Boost tùy thuộc vào sự chuyển đổi của
các Mosfet Q1 và Q2. Các công tắc Q1 hoặc Q2 theo thứ tự với các diode chống song song D 1
hoặc D2 tương ứng, làm cho mạch tăng hoặc giảm điện áp được kết nối qua chúng. Hoạt
động hai chiều của mạch trên có thể được mô tả trong hai chế độ dưới đây như sau:
2.5.1. Chế độ Boost

Trong chế độ này, công tắc Q 2 và diode D1 bắt đầu dẫn điện tùy thuộc vào chu kỳ làm
việc trong khi công tắc Q1 và diode D2 luôn tắt. Ngoài ra, chế độ này có thể được chia thành
hai khoảng thời gian.

Khoảng thời gian 1 (Q2-on, D1-off): Ở chế độ này, Q2 đang bật và do đó có thể được
kiểm tra xem có bị đoản mạch hay không, do đó pin điện áp thấp hơn sẽ sạc cuộn cảm và
dòng điện dẫn tăng cho đến khi không phải là xung cổng được tách ra khỏi Q 2. Cũng vì
diode D1 được phân cực ngược trong chế độ này và công tắc Q 1 tắt, không có dòng điện nào
chạy vào công tắc Q1.

Khoảng thời gian 2 (Q2-off, D1-on): Trong chế độ này, cả Q2 và Q1 đều tắt và do đó có

thể được coi là đã mở mạch. Bây giờ vì dòng điện chạy vào cuộn cảm không thể thay đổi

ngay lập tức, cực tính của điện áp trên nó sẽ đảo ngược và do đó nó bắt đầu tác động nối tiếp

với điện áp đầu vào. Do đó diode D1 được phân cực thuận và dòng điện dẫn nạp tụ điện đầu

ra C1 đến một hiệu điện thế lớn hơn. Do đó điện áp đầu ra tăng lên.

2.5.2. Chế độ Buck

Trong chế độ này, công tắc Q 1 và diode D2 bắt đầu dẫn tùy thuộc vào chu kỳ làm việc
trong khi công tắc Q2 và diode D1 luôn tắt. Ngoài ra, chế độ này có thể được chia thành hai
khoảng thời gian tùy thuộc vào độ dẫn điện trên công tắc Q2 và diode D1.

Khoảng thời gian 1 (Q1-on, D2-off): Ở chế độ này, Q1 bật và D2 tắt. Pin có điện áp lớn
hơn sẽ sạc cuộn cảm và tụ điện sẽ được sạc bằng pin.

Khoảng thời gian 2 (Q1-off, D2-on): Trong chế độ này, cả Q2 và Q1 đều tắt. Một lần
nữa vì dòng điện dẫn không thể thay đổi ngay lập tức, nó được phóng điện qua diode tự do
D2. Điện áp trên tải được giảm xuống tương quan với điện áp đầu vào.

2.6. Mạch nghịch lưu DC/AC

Bộ nghịch lưu dùng để biến đổi điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều ba pha có
thể thay đổi được tần số nhờ việc thay đổi qui luật đóng cắt của các van.
Sơ đồ nghịch lưu áp ba pha được ghép từ ba sơ đồ một pha có điểm trung tính như hình
dưới đây:

Hình 2. 13. Sơ đồ nghịch lưu 3 pha

Để đơn giản hóa việc tính toán ta giả thiết như sau :

 Giả thiết các van là lý tưởng, nguồn có nội trở nhỏ vô cùng và dẫn điện theo hai
chiều.
 Van động lực cơ bản T1, T2, T3, T4, T5, T6 làm việc với độ dẫn điện λ¿ 180 °, Za =
Zb = Zc.
Các diode D1, D2, D3, D4, D5, D6 làm chức năng trả năng lượng về nguồn và tụ C đảm
bảo nguồn cấp là nguồn áp đồng thời tiếp nhận năng lượng phản kháng từ tải.

Ta xét cụ thể nguyên lý và luật điều khiển cho các van như sau:

Hình 2. 14. Nguyên lý điều khiển các van

Để đảm bảo tạo ra điện áp ba pha đối xứng luật dẫn điện của các van phải tuân theo đồ
thị hình (2.15) dưới đây.
Như vậy T1, T4 dẫn điện lệch nhau 180° và tạo ra pha A. T 3, T6 dẫn điện lệch nhau
180° để tạo ra pha B. T5, T2 dẫn điện lệch nhau 180° để tạo ra pha C, và các pha lệch nhau
120°

Hình 2. 15. Điện áp trên tải của mạch nghịch lưu

Dạng điện áp trên các pha UZA, UZB, UZC có dạng như trên hình 2.15 và có giá trị hiệu
dụng được tính bởi công thức sau:

Suy ra:

 Sử dụng phương pháp điều chế xung PWM để điều khiển mạch nghịch lưu DC/AC 3
pha
CHƯƠNG 3: CÁC BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN

Hình 3. 1. Các mạch vòng điều khiển

3.1. Mạch vòng điều khiển phía nguồn


3.1.1. Điều khiển phía nguồn PV

 Sử dụng thuật toán MPPT để tìm kiếm điểm làm việc có sống suất tối ưu của hệ
thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển chu kỳ đóng mở khóa điện tử
dùng trong bộ DC/DC
 Sử dụng bộ Boost có thể xác định điểm làm việc tối ưu ngay cả với cường độ
ánh sáng yếu. Hệ thống làm việc với lưới dùng bộ Boost để tăng áp ra cấp cho
tải cho trước khi đưa vào bộ biến đổi DC/AC.

3.1.2. Bộ điều khiển phía Battery

 Sử dụng bộ biến đổi DC-DC hai chiều điều khiển việc nạp xả ắc quy trong các
trường hợp. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau. Một
bộ biến đổi DC-DC hai chiều là một phần quan trọng của hệ thống pin mặt trời
độc lập để giao tiếp giữa PV với hệ thống lưu trữ pin ắc quy. Hiệu quả cao của
bộ biến đổi đạt được nhờ tối ưu hóa các thành phần được sử dụng cho mỗi
bước. Bộ biến đổi DC-DC hai chiều với tốc độ công suất cao đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống lưu trữ điện, trong khi nó biến đổi DC điện áp hoặc dòng
điện một chiều cho ắc quy lưu trữ điện.
 Bộ biến đổi DC-DC hai chiều hoạt động như một bộ giảm áp khi sạc điện hoặc
như bộ tăng áp khi xả điện ở bất kỳ trường hợp nào.

3.2. Mạch vòng điều khiển bộ biến đổi tải

 Sử dụng bộ điều khiển DC/AC để biến đổi nguồn 1 chiều sau từ PV và ắc quy,
cung cấp nguồn xoay chiều cho tải
 Bộ chuyển đổi DC/AC biến đổi (từ nguồn một chiều thành nguồn xoay chiều)
để thực hiện nối tải xoay chiều (AC).
 Điều khiển điện áp đầu ra phía tải.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN
4.1. Thông số của hệ thống:

Công suất max của 1 module 213,15W

Điện áp hở mạch Voc 36.6V


Điện áp tại điểm công suất max Vmp 29V

Bảng 1. 1. Thông số một module

Số module mắc nối tiếp trong 1 array 6

Số array mắc song song 16

Công suất max của hệ thống 20,4624W

Điện áp hở mạch Voc 217,8V


Điện áp tại điểm công suất max Vmp 174V

Bảng 1. 2. Thông số hệ thống PV

Loại tải 3 pha RLC


Điện áp 120 V
Công suất của tải 1 5000 W
Công suất của tải 2 3000 W
Tần số f 50 Hz
Bảng 1. 3. Thông số của tải

Type Lithium-Ion
Nominal voltage (V) 150
Rated capacity (Ah) 50
Initial state-of-charge (%) 45
Bảng 1. 4. Thông số của Battery
4.2. Cấu trúc bộ điều khiển PID

Bộ điều khiển PID là một bộ điều khiển thông dụng được sử dụng từ lâu trong công
nghiệp. Đây được coi là những bộ điều khiển cổ điển, tuy nhiên hiện nay vẫn được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp do tính ưu việt của nó. Lý do bộ điều khiển này được sử dụng
rộng rãi là vì tính đợn giản của nó cả về cấu trúc lẫn nguyên lý làm việc, bên cạnh đó nó còn
có khả năng triệt tiêu sai số xác lập, tăng đáp ứng quá độ, giảm độ quá điều chỉnh nếu các
tham số bộ điều khiển được chọn lựa thích hợp. Do sự thông dụng của nó nên nhiều hãng
sản xuất thiết bị điều khiển đã cho ra đời các bộ điều khiển thương mại rất thông dụng. Một
bộ điều khiển PID nói chung là một bộ điều khiển bao gồm vòng điều chỉnh và vòng phản
hồi tín hiệu . Cấu trúc chung của bộ PID được trình bày như sau:

Hình 4. 1. Cấu trúc chung của bộ điều khiển PID

Một bộ điều chỉnh PID có thể bao gồm đầy đủ 3 thông số P,I,D hoặc tùy yêu cầu của hệ
thống mà có thể là bộ điều khiển P, PI, PD. Việc tính toán điều khiển PID bao gồm tính toán
riêng biệt các tham số: khâu tỷ lệ, khâu tích phân và khâu vi phân:

 Khâu tỷ lệ chính là độ lợi và công năng của nó là làm thay đổi giá trị đầu ra và
có tỷ lệ với giá trị sai số.
 Khâu tích phân có tỉ lệ thuận với biên độ sai số và quãng thời gian xáy ra sai số
đó
 Khâu vi phân để tính tốc độ thay đổi của sai số trong quá trình dung cách xác
định độ dốc của sai số theo thời gian

Thông qua việc điều chỉnh 3 thông số trong các thuật toán điều khiển PID, bộ điều
khiển có thể kiểm soát quá trình cụ thể mà hệ thống yêu cầu. Tùy từng đối tượng khác nhau
mà trong bộ điều khiển PID có thể có các thành phần P,I.,D nếu như đổi tượng đã có khâu
tích phân rồi thì trong bộ điều khiển ta không cần phải đưa thêm khâu tích phần vào nữa, lúc
đó ta chỉ cần sử dụng bộ điều khiển PD, hay khi tín hiệu trong đối tượng thay đổi tương đối
chậm và bản thân bộ điều khiển cung không nhất thiết phải có sự thay đổi thật nhanh với sự
thay đổi của đối tượng thì trong bộ điều khiển không cần phải có khâu D, lúc đó ta chỉ cần
sử dụng bộ điều khiển PI là được.

4.3. Điều khiển mạch phía nguồn PV

Hình 4. 2. Sơ đồ mạch điều khiển theo phương pháp P&O

4.3.1. Xây dựng thuật toán MPPT

a. Nguyên lý của thuật toán Perturb & Observe (P&O)


Trong bài toán này sử dụng phương pháp P&O theo một cách dễ hiểu là nhiễu loạn và
quan sát. Nguyên lý của phương pháp này là cho điện áp đầu ra của hệ thống pin mặt trời

Hình 4. 3. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp P&O


biến đổi 1 lượng nhỏ, sau đó quan sát sự thay đổi của công suất hệ thống pin. Nếu ra cho
điện áp đầu ra của các tấm pin (tức là điện áp vào của hệ thống DC/DC) tăng 1 lượng cố
định, quan sát thấy kết quả làm cho công suất cũng tăng 1 lượng là ∆ P tức là công suất của
hệ thống pin mặt trời đang tăng tới điểm MPPT và chúng ta sẽ giữ chiều biến đổi điện áp
như vậy. Nếu ngược lại quan sát thấy công suất đầu ra lại giảm một lượng là ∆ P tức là công
suất của hệ thống pin mặt trời đang giảm và cách xa dần điểm MPPT như vậy chúng ta sé
phải đảo chiều thay đổi điện áp tực là giảm điện áp đầu ra của các tấm pin mặt trời để cho
công suất đầu ra lại tăng. Quá trình cứ diễn ra như vậy cho đến khi ổn định thì công suất của
hệ thống pin mặt trời sẽ dao động quanh điểm MPPT.

Dựa vào hình 4.3 ta thấy được phương thức hoạt động của tấm pin sẽ xảy ra theo các
trường hợp sau:

 Nếu hệ thay đổi theo hướng mũi tên màu Đỏ và Vàng thì hệ cần giảm D.
 Nếu hệ thay đổi theo hướng mũi tên màu Hồng và Xanh thì hệ cần tăng D.
Cứ như vậy có đến khi đạt được MPP và điểm hoạt động sẽ luôn dao động xung quanh
MPP. Tiếp theo, ta có đồ thị thể hiện khả năng đáp sứng của thuật toán dưới trường hợp điều
kiện môi trường thay đổi nhanh:

Hình 4. 4. Đồ thị thể hiện tốc độ đáp ứng của thuật

Nhìn từ đồ thị ta thấy khi điều kiện môi trường thay đổi nhanh thì tốc độ đáp ứng của
thuật toán P&O chậm và điểm công suất làm việc tức thời bị dịch về bên trái điểm MPPT.
Lúc đó thuật toán P&O lại điều chỉnh và sau 1 khoảng thời gian nhất định lại đưa điểm công
suất tức thời về điểm MPPT. Chúng ta thấy tuy thuật toán có tốc độ đáp ứng không thực sự
tốt nhất nhưng bù lại tính đơn giản và chi phí thấp nên thuật toán này vẫn phổ biến. Thêm
nữa thuật toán luôn bám theo điểm MPP liên tục do nó dao động quanh điểm MPP. Để cải
thiện độ chính xác của hệ thống chúng ta có thể thay đổi bước nhảy ∆ V khi công suất dao
động quanh điểm MPPT (lúc này công suất thay đổi không nhiều). Do đó nâng cao tính khả
thi của thuật toán.
b. Lưu đồ thuật toán:

Hình 4. 5. Luu đồ thuật toán của phương pháp P&O


4.3.2. Thuật toán MPPT xây dựng trên Matlab

Hình 4. 6. Khối thuật toán MPPT trong Matlab

Nguyên lý điều khiển: Hệ thống sử dụng dòng điện và điện áp từ nguồn pin mặt
trời làm đầu vào cho bộ điều khiển, sau khi đưa vào thuật toán điều khiển thì đầu ra của khối

MPPT là điện áp đặt của pin mặt trời . Tiếp theo sẽ sử dụng sai lệch điện áp:

để đưa vào bộ điều khiển PI, đầu ra của bộ PI là Duty cycle sẽ được so sánh
với xung rang cửa và tạo thành xung điều khiển để đóng mở van của bộ tăng áp Boost
converter.

4.4. Mạch nối Battery


4.4.1. Bộ biến đổi DC/DC 2 chiều

Hình 4. 7. Sơ đồ nguyên lý của Battery

Nguyên lý hoạt động:


 Khi van S1 khóa, S2 mở thì mạch hoạt động ở chế độ Boost converter (Battery
xả)
 Khi van S1 mở, S2 khóa thì mạch hoạt động ở chế độ Buck converter (Battery
nạp)

Hình 4. 8. Sơ đồ mạch lực của Battery trong matlab

4.4.2. Thiết kế điều khiển

Hình 4. 9. Khối điều khiển Battery trong Matlab

Nguyên lý điều khiển: Hệ thống lấy sai lệch điện áp: đưa vào bộ điều

khiển PI, đầu ra của bộ điều khiển là dòng điện đặt của Battery . Tiếp theo lấy sai lệch

dòng điện đưa vào bộ điều khiển PI, và đầu ra của bộ điều khiển tiếp theo sẽ
đưa vào khối tạo xung PWM, tín hiệu dạng xung xuất ra 2 kênh đảo nhau và cấp tín hiệu
đóng mở van Q2 với dạng xung không đảo và van Q1 với dạng xung đảo.
4.5. Mạch nối tải DC/AC

Sơ đồ mạch điều khiển và tổng quan hệ thống:

Sơ đồ mạch lực nối tải trong Matlab:

Hình 4. 10. Sơ đồ 6 van nghịch lưu


Hình 4. 11. Sơ đồ mạch lực nối tải trong Matlab

Hình 4. 12. Cấu trúc điều khiển cho bộ điều khiển nghịch lưu

Cấu trúc và xây dựng khối điều khiển:

 Hệ thống sử dụng 2 mạch vòng điều khiển:


o Mạch vòng điều khiển điện áp
o Mạch vòng điều khiển dòng điện
 Thiết kế bộ biến đổi từ hệ tọa độ tĩnh sang hệ tọa độ quay dq: Sử dụng phép biến
đổi Park:

 Xây dựng bộ điều khiển dòng điện:


 Phương trình đóng cắt trong hệ tọa độ dq

 Lấy trung bình từ hệ tọa độ dq


 Từ PT trung bình trong hệ dq, các thành phần đan kênh ω iq , ω id và nhiễu
điện áp tải sẽ được khử bằng bù chéo kết hợp thành phần tích phân trong bộ
điều chỉnh dòng điện:

 Hàm truyền của mạch vòng điều khiển dòng điện PI:

 Tham số bộ điều chỉnh dòng điện

 Thiết kế bộ điều khiển điện áp:

o Từ PT Kirchoff trong hệ tọa độ abc:

o Chuyển đổi sang hệ tọa độ dq:


o Các thành phần đan kênh và nhiễu dòng điện tải sẽ được khử
bằng bù chéo kết hợp thành phần tích phân trong bộ điều chỉnh điện áp. Suy

ra:
o Hàm truyền của mạch vòng điều khiển điện áp PI:

o Tham số bộ điều chỉnh điện áp:

o Chọn hằng số thời gian cỡ 5 lần hằng số thời gian của mạch vòng dòng
điện và hệ số tắt dần là 0,71

Nguyên lý hoạt động: Đo dòng điện và điện áp sau bộ biến đổi DC/AC sau đó chuyển

từ tọa độ abc → dq. Lấy sai lệch điện áp ; đưa vào bộ điều khiển
PI, đầu ra của bộ điều khiển là dòng điện đặt ở hệ tọa độ dq. Lấy sai lệch dòng điện

; đưa vào bộ điều khiển PI tiếp theo, đầu ra này sẽ được làm giảm

biên độ ta thu được tín hiệu và , chuyển từ tọa độ dq về tọa độ abc ta thu đc ,
điện áp đặt này được so sánh với xung tam giác và tạo thành các xung đóng mở 6 van tương
ứng.

 Tính toán bộ lọc LC:


 Xác định giá trị tụ lọc C:
Có CL = 10%s  CL = 12,5664.103 (rad/s). Vậy:

Ta chọn C=12 μF
 Xác định giá trị điện cảm Ls:
Lấy sụt áp tại tần số cơ bản bằng 10%U0
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Thông số mô phỏng:

Vdc ref 220V

Usdref 120V

Usqref 0V

Tần số góc w 100π

Điện cảm Ls 0.5078mH

Tụ lọc

Điện trở trong cuộn cảm rL 0

Hệ số dao động tắt dần 0.71

Tần số đóng cắt PWM 20kHz

Hằng số thời gian Toc Toc=1/fs=5x10-5

Hằng số thời gian Tov Tov=5*Toc=2.5x10-4

5.1. Đánh giá thuật toán MPPT


5.1.1. Đường đặc tính trên cơ sở lý thuyết

Hình 5.1 Đặc tính P-V của tấm pin


5.1.2. Kết quả thực nghiệm

Hình 5.2 Kết quả mô phỏng công suất tấm pin

Nhận xét: Kết quả mô phỏng với đầu vào bức xạ Irr = 1000W/𝑚2 tương ứng mức công suất
Ppv = 20000W, với Irr = 900W/𝑚2 tương ứng với mức công suất Ppv = 18000W và với Irr =
200W/𝑚2 tương ứng với mức công suất Ppv = 2000W có mức công suất cực đại giống với
đồ thị ở phần lý thuyết.
 Thuật toán MPPT đã hoạt động hiệu quả, bắt được điểm công suất cực đại.
5.2. Kết quả mô phỏng toàn hệ thống
5.2.1. Đối với phần nguồn

Hình 5.3 Công suất của nguồn và tải, %SOC, Current, Voltage.
Nhận xét:
+ Khi Ppv > Pload: %SOC tăng, Ib < 0 → Battery đang được nạp
+ Khi Ppv < Pload: %SOC giảm, Ib > 0 → Battery xả.
 Kết quả mô phỏng thỏa mãn yêu cầu bài toán.
5.2.2. Đối với phía tải

Hình 5.4 Công suất nguồn và tải, Điện áp tải, Dòng điện tải

Hình 5.5 Kết quả chi tiết Điện áp tải và Dòng điện tải

Nhận xét:
Với kịch bản mô phỏng cho bức xạ mặt trời lần lượt thay đổi:
- 0.4s đầu: Irr = 1000W/m2 thì Ppv > Pload;
- 0.4s tiếp theo: Irr = 200W/m2 thì Ppv < Pload
- 0.4s cuối: Irr = 900W/m2 thì Ppv > Pload.
- Từ 0.3s đến 0.7s mắc thêm 1 tải 2kW.
Ta nhận thấy:
- Dạng điện áp và dòng điện sau bộ nghịch lưu hình sin cho thấy bộ điều khiển biến đổi
DC/AC hoạt động ổn định.
- Độ lớn điện áp pha bằng điện áp tải.
- Tại những thời điểm bức xạ mặt trời thay đổi thì dạng điện áp 3 pha của tải bị nhiễu như
trên đồ thị tuy nhiên sau thời gian đáp ứng thì dạng đầu ra của dòng và áp không còn nhiễu.
 Bộ điều khiển cho bộ biến đổi nối tải đã biến đổi được thành điện áp 3 pha, điều khiển
được điện áp theo điện áp tải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide “Hệ thống điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo” – Giảng viên Vũ Thị Thúy
Nga.
2. Giáo trình Điện tử công suất – thầy Trần Trọng Minh.
3. Mô hình hóa và thiết kế điều khiển cho các bộ biến đổi Điện tử công suất – thầy Trần
Trọng Minh, thầy Vũ Hoàng Phương.

You might also like