You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

TÊN ĐỀ TÀI:Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động

Người hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Điệp


Sinh viên thực hiện : Đặng Hùng Mạnh
Mã sinh viên : 1781410023
Lớp : D12CNTD

Hà nội, tháng … năm 2020


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Họ tên sinh viên: Đặng Hùng Mạnh


Mã số sinh viên: 1781410023 Lớp: D12CNTD
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
1. Tên đề tài đồ án:
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động
2. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
-Điện áp lưới đầu vào: 220V; ±10%; 50Hz
-Công suất Ptải = 3kW, Udm = 120V, Idm = 25A
-Thời gian lưu điện: 30 phút
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 12/11/2020
4. Ngày hoàn thành đồ án: 24/12/2020
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2020

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Ths.Nguyễn Thị Điệp Đặng Hùng Mạnh


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ẮC QUY ................................................................... 2
1.1. Giới thiệu chung về ắc quy ........................................................................... 2
1.1.1. Cấu tạo của bình ắc quy axit (ắc quy chì) ............................................... 2
a, Vỏ bình .......................................................................................................... 2
b, Bản cực, phân khối bản cực và khối bản cực .................................................. 2
c, Tấm ngăn ....................................................................................................... 3
d, Dung dịch điện phân ...................................................................................... 3
e, Nắp, nút và cầu nối ........................................................................................ 4
1.1.2. Các đặc tính của ắc quy axit ................................................................... 5
a, Sức điện động của ắc quy axit ........................................................................ 5
b, Dung lượng của ắc quy .................................................................................. 6
c, Đặc tính phóng của ắc quy axit ...................................................................... 6
d, Đặc tính nạp của ắc quy................................................................................. 7
1.2. Các phương pháp nạp cho ắc quy ................................................................ 8
1.2.1. Phương pháp nạp ắc quy với dòng nạp không đổi.................................. 8
1.2.2. Phương pháp nạp ắc quy với điện áp nạp không đổi .............................. 8
1.2.3. Phương pháp nạp dòng-áp ...................................................................... 9
1.3. Giới thiệu chung về chỉnh lưu ...................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc, phân loại mạch chỉnh lưu ..................................... 9
a, Khái niệm....................................................................................................... 9
b, Cấu trúc ....................................................................................................... 10
c, Phân loại...................................................................................................... 10
1.3.2. Van Thyristor ........................................................................................ 12
a, Đặc tính vôn-ampe của thyristor .................................................................. 12
b, Mở, khóa thyristor ....................................................................................... 13
c, Các thông số cơ bản của thyristor ................................................................ 14
1.3.3. Chọn, phân tích sơ đồ chỉnh lưu đã chọn ............................................. 16
Chương 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH LỰC......................................... 18
2.1. Thiết kế mạch lực ....................................................................................... 18
2.2. Tính chọn van mạch lực (thyristor và diot) ............................................... 19
2.3. Tính chọn bộ lọc LC ................................................................................... 20
2.4. Tính chọn các phần tử bảo vệ .................................................................... 20
2.4.1. Bảo vệ quá dòng, ngắn mạch ................................................................ 20
2.4.2. Bảo vệ quá áp,tốc độ tăng điện áp cho van ........................................... 20
2.4.3. Hạn chế tốc độ tăng dòng ..................................................................... 21
2.5. Tính chọn dung lượng ắc quy theo thời gian lưu điện .............................. 21
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ................................ 23
3.1. Yêu cầu chung và cấu trúc của mạch điều khiển ...................................... 23
3.1.1. Yêu cầu chung của mạch điều khiển .................................................... 23
3.1.2. Cấu trúc của mạch điều khiển .............................................................. 23
3.2. Sơ đồ khối và chức năng ............................................................................. 25
3.3. Xây dựng mạch điều khiển ......................................................................... 26
3.3.1. Khâu đồng pha ...................................................................................... 26
3.3.2. Khâu tạo điện áp tựa hay điện áp răng cưa .......................................... 27
3.3.3. Khâu so sánh ......................................................................................... 29
3.3.4. Khâu dạng xung, tách xung .................................................................. 30
3.3.5. Khâu khuếch đại xung .......................................................................... 31
Chương 4: MÔ PHỎNG KIỂM CHỨNG .............................................................. 35
4.1. Giới thiệu chung về phần mềm mô phỏng PSIM ........................................ 35
a) Giới thiệu chung ............................................................................................. 35
b) Phần mềm mô phỏng PSIM ............................................................................. 35
4.2. Sơ đồ mạch và đồ thị kết quả mô phỏng trong mạch điều khiển PSIM ..... 36
4.2.1 Đồ thị kết quả .......................................................................................... 37
a, Ứng với góc α=10° ....................................................................................... 37
b,Ứng với góc α=90° ....................................................................................... 39
c,Ứng với góc α=120° ...................................................................................... 41
4.3. KẾT LUẬN ................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 44
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. 1 Đồ thị ảnh hưởng của dung dịch điện phân tới trở và sức điện động của ắc
quy ............................................................................................................................... 4
Hình 1. 2 Đặc tính phóng của ắc quy ........................................................................... 6
Hình 1. 3 Đặc tính nạp của ắc quy ............................................................................... 7
Hình 1. 4 Quá trình nạp ổn dòng và ổn áp ................................................................... 9
Hình 1. 5 Cấu trúc của mạch chỉnh lưu...................................................................... 10
Hình 1. 6 Các sơ đồ mạch chỉnh lưu không điều khiển ............................................... 11
Hình 1. 7 Các sơ đồ chỉnh lưu có điều khiển .............................................................. 11
Hình 1. 8 a, Cấu trúc bán dẫn b, Ký hiệu ................................................................ 12
Hình 1. 9 Đặc tính vôn-ampe của thyristor ................................................................ 13
Hình 1. 10 Hiệu ứng dU/dt tác dụng như dòng điều khiển.......................................... 15
Hình 1. 11 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha có điều khiển không đối xứng ...................... 16

Hình 2. 1 Sơ đồ mạch lực ........................................................................................... 18

Hình 3. 1 Nguyên tắc điều khiển ngang...................................................................... 24


Hình 3. 2 Đồ thị minh họa nguyên tắc điều khiển ngang ............................................ 24
Hình 3. 3 Nguyên tắc điều khiển dọc .......................................................................... 24
Hình 3. 4 Đồ thị minh họa nguyên tắc điều khiển dọc ................................................ 24
Hình 3. 5 Sơ đồ khối .................................................................................................. 25
Hình 3. 6 Sơ đồ mạch tạo điện áp đồng pha Udp ....................................................... 26
Hình 3. 7 Sơ đồ mạch tạo điện áp răng cưa ............................................................... 27
Hình 3. 8 Sơ đồ mạch so sánh .................................................................................... 29
Hình 3. 9 Sơ đồ khâu dạng xung và tách xung............................................................ 30
Hình 3. 10 Sơ đồ khâu khuếch đại xung ..................................................................... 32

Hình 4. 1 Giao diện phần mềm PSIM ......................................................................... 35


Hình 4. 2 Sơ đồ mạch nguyên lý PSIM ....................................................................... 36
Hình 4. 3 Đồ thị điện áp ra tải ................................................................................... 37
Hình 4. 4 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển .......................................... 38
Hình 4. 5 Đồ thị điện áp ra tải ................................................................................... 39
Hình 4. 6 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển .......................................... 40
Hình 4. 7 Đồ thị điện áp ra tải ................................................................................... 41
Hình 4. 8 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển .......................................... 42
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các thiết bị trong mạch lực ......................................................................... 21

Bảng 3. 1 Các linh kiện trong khâu đồng pha ....................................................................... 27


Bảng 3. 2 Các linh kiện trong khâu tạo điện áp tựa .............................................................. 29
Bảng 3. 3 Các linh kiện trong khâu so sánh.......................................................................... 30
Bảng 3. 4 Các linh kiện trong khâu dạng xung và tách xung................................................. 31
Bảng 3. 5 Các linh kiện trong khâu khuếch đại xung ............................................................ 33
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giải đoạn nước ta đang tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các ngành
công nghiệp hoá – hiện đại hoá cùng với sự thúc đẩy của cuộc cách mạng 4.0 thì lĩnh
vực tự động hoá và điền khiển quá trình sản xuất cũng đang rất được quan tâm . Trong
lĩnh vực điều chình tự động hoá nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng thì
việc luôn cần nguồn điện để duy trì hệ thống là rất quan trọng . Tuy nhiên trên thực tế
có những lúc rất cần năng lượng điện mà ta không thể lấy năng lượng điện từ lưới điện
được vì một số lí do nhất định vì vậy việc sử dụng nguồn điện acc quy là hoàn toàn có
thể nhằm để duy trì , dự trữ cho các máy móc thiết bị mà có thể đáp ứng được chỉ tiêu
kinh tế kĩ thuật đó cũng chính là lí do việc nghiên cứu về bộ chỉnh lưu nạp ắc quy tự
động được chú trọng rất nhiều . Sau đây chúng em sẽ trình bày về đề tài : ‘ Thiết kế bộ
chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động’.
Mắc dù rất cố gắng trong việc thiết kế nhưng do kiến thức có hạn nên không thể tránh
khỏi những sai sót,hạn chế nhất định. Mong các thầy, cô đóng góp ý kiến để đồ án được
hoàn thiện hơn
Chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Điệp đã hướng dẫn tận tình nhóm em
về đề tài này

1
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ẮC QUY

1.1. Giới thiệu chung về ắc quy


Ắc quy là nguồn hóa hoạt động trên cơ sở hai điện cực có điện thế khác nhau, nó
cung cấp dòng điện một chiều cho các thiết bị điện trong công nghiệp cũng như trong
dân dụng.
Khi ắc quy phóng hết dung lượng ta tiến hành nạp điện cho nó và sau đó ắc quy
lại tiếp tục phóng điện được. Ắc quy có thể thực hiện nhiều chu kỳ phóng nạp nên ta có
thể sử dụng dược lâu dài.
Trong thực tế kĩ thuật có nhiều loại ắc quy nhưng phổ biến gồm có ba loại: ắc
quy axit (ắc quy chì), ắc quy kiềm và ắc quy pin lithium. Tuy nhiên hiện nay thông dụng
nhất vẫn là ắc quy axit vì so với hai loại còn lại nó có nhiều tính năng tốt hơn như:
+ Giá thành thấp hơn nhiều so với ắc quy pin lithium và rẻ hơn so với ắc
quy kiềm.
+ Sức điện động cao (2,1V/1 cell).
+ Trong quá trình hoạt động, sự sụt áp nhỏ.
+ Điện trở trong của ắc quy axit nhỏ hơn so với ắc quy kiềm.
Vì vậy trong đồ án này chúng em chọn loại ắc quy axit để nghiên cứu và thiết kế
bộ chỉnh lưu trong nguồn nạp tự động của nó.
1.1.1. Cấu tạo của bình ắc quy axit (ắc quy chì)
Bình ắc quy axit thông thường gồm có vỏ bình, các bản cực, các tấm ngăn và
dung dịch điện phân, nắp nút và các cầu nối.
a, Vỏ bình
Vỏ bình ắc quy axit hiện nay được chế tạo bằng nhựa êbônit hoặc anphantơpéc
hay cao su nhựa cứng. Để tăng độ bền và khả năng chịu axit cao cho bình, khi chế tạo
người ta ép vào bên trong bình một lớp lót chịu axit là polyclovinyl, lớp lót này dày
khoảng 0,6 mm. Nhờ lớp lót này mà tuổi thọ của bình ắc quy tăng lên từ 2-3 lần.
Phía trong vỏ bình tùy theo điện áp danh định mà chia thành các ngăn riêng biệt
và các vách ngăn này dược ngăn cách bởi các ngăn kín và chắc. Mỗi ngăn được gọi là
một ngăn ắc quy đơn, nhiệm vụ nghiên cứu là ắc quy với điện áp là 48V nên ta có 24
ngăn ắc quy đơn.
Ở đáy các ngăn có các sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống giữa đáy
bình và mặt dưới của khối bản cực, nhờ đó mà tránh được hiện tượng chập mạch giữa
các bản cực do chất tác dụng bong ra rơi xuống đáy gây lên.
Bên ngoài vỏ bình được đúc hình dạng gân chịu lực để tăng độ bền cơ và có thể
gắn các quai xách để việc di chuyển được dễ dàng hơn.

b, Bản cực, phân khối bản cực và khối bản cực


Bản cực gồm cốt hình lưới và chất tác dụng. Cốt đúc bang hợp kim chì (Pb) –
antimony (Sb) với tỉ lệ (87-95)% Pb và (5-13)% Sb. Phụ gia antimony thêm vào có tác
dụng tăng độ cứng, giảm han gỉ và cải thiện tính đúc cho cốt.
2
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

Cốt để giữa chất tác dụng và phân khối dòng điện khắp bề mặt bản cực. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bản cực dương vì điện trở của chất tác dụng (ôxit
chì PbO2) lớn hơn rất nhiều so với điện trở của chì nguyên chất, do đó càng tăng chiều
dày của cốt thì điện trở trong của acqui sẽ càng nhỏ.
Cốt đúc dạng khung bao quanh, có vấu để hàn nối các bản cực thành phân khối
bản cực và có hai chân để tỳ lên các sống đỡ ở đáy bình ắc quy.
Vì điện cốt của bản cực âm không phải là yếu tố quyết định vả lại chúng cũng ít
bị han gỉ nên người ta thường làm mỏng hơn bản cực dương. Đặc biệt là hai tấm bên
của phân khối bản cực âm lại càng mỏng vì chúng chỉ làm việc có một phía với các bản
cực dương.
Chất tác dụng được chế tạo từ bột chì, axit sunfuric đặc và khoảng 3% các muối
của axit hữu cơ đối với bản cực âm, còn đối với các bản cực dương thì chất tác dụng
được chế tạo từ các ôxit chì Pb3O4, PbO và dung dịch axitsunfuric đặc. Phụ gia muối
của axit hữu cơ trong bản cực âm có tác dụng tăng độ xốp, độ bền của chất tác dụng,
nhờ đó mà cải thiện được độ thấm sâu của dung dịch điện phân vào trong lòng bản cực
đồng thời điện tích thực tế tham gia phản ứng hoá học cũng được tăng lên.
Các bản sau khi được trát đầy chất tác dụng được ép lại, sấy khô và thực hiện quá
trình tạo cực, tức là chúng được ngâm vào dung dịch axit sunfuric loãng và nạp với dòng
điện một chiều với trị số nhỏ. Sau quá trình như vậy chất tác dụng ở các bản cưc dương
hoàn toàn trở thành PbO2 (màu gạch sẫm). Sau đó các bản cực dương được đem rửa,
sấy khô và lắp ráp.
Những phân khối bản cực cùng tên trong một acqui được hàn với nhau tạo thành
các khối bản cực và được hàn nối ra các vấu cực làm bằng chì hình côn để nối ra tải tiêu
thụ. Với chú ý rằng, nếu ta muốn tăng dung lượng của ăcqui thì ta phải tăng số tấm bản
cực mắc song song trong một acqui đơn. Thường người ta lấy từ 5 ÷ 8 tấm. Còn muốn
tăng điện áp danh định của acqui thì ta phải tăng số tấm bản cực mắc nối tiếp.
c, Tấm ngăn
Các bản cực âm và dương được lắp xen kẽ với nhau và cách điện với nhau bởi
các tấm ngăn và để đảm bảo cách điện tốt nhất các tấm ngăn được làm rộng hơn so với
các bản cực.
Các tấm ngăn có tác dụng chống chập mạch giữa các bản cực âm và dương, đồng
thời để đỡ các tấm bản cực khỏi bị bong rơi ra khi sử dụng acqui. Các tấm ngăn ở đây
phải là chất cách điện tốt, bền, dẻo, chịu được axit và có độ xốp thích hợp dể không ngăn
cản chất điện phân thấm đến các bản cực.
Các tấm ngăn hiện nay được chế tạo từ vật liệu polyvinyl xốp, mịn, dày khoảng
từ 0,8 ÷ 1,2 mm và có dạng mặt phẳng hướng về phía bản cực âm còn một mặt có hình
sóng hoặc gồ hướng về phía bản cực dương nhằm tạo điều kịên cho dung dịch điện phân
dễ luân chuyển hơn đến các bản cực dương và dung dịch lưu thông tốt hơn.
d, Dung dịch điện phân
Dung dịch điện phân trong bình acqui là loại dung dịch axit sunfuric (H2SO4)
được pha chế từ axit nguyên chất với nước cất theo nồng độ qui định tuỳ thuộc vào điều
kiện khí hậu mùa và vật liệu làm tấm ngăn. Nồng độ dung dịch axit sunfuric γ = (1,1 ÷
1,3) g/cm3. Nồng độ dung dịch điện phân có ảnh hưởng lớn đến sức điện động của acqui.

3
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

Hình 1.1 dưới đây trình bày ảnh hưởng của dung dịch điện phân tới điện trở và sức điện
động của acqui:

Hình 1. 1 Đồ thị ảnh hưởng của dung dịch điện phân tới trở và sức điện động của
ắc quy
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn đến nồng độ dung dịch điện phân với các
nước ở trong vùng xích đạo nồng độ dung dịch điện phân quy định không quá 1,1 g/cm3.
Với các nước lạnh (vùng cực), nồng độ dung dịch điện phân cho phép tới 1,3 g/cm3.
Trong điều kiện khí hậu nước ta thì mùa hè nên chọn nồng độ dung dịch khoảng (1,25
÷ 1,26) g/cm3, mùa đông ta nên chọn nồng độ khoảng 1,27 g/cm3. Cần nhớ rằng: nồng
độ quá cao sẽ làm chóng hỏng tấm ngăn, chóng hỏng bản cực, dễ bị sunfat hoá trong các
bản cực nên tuổi thọ của acqui cũng giảm đi rất nhanh. Nồng độ quá thấp thì điện dung
và điện ápđịnh mức của acqui giảm và ở các nước xứ lạnh thì dung dịch vào mùa đông
dễ bị đóng băng.
* Những chú ý khi pha chế dung dịch điện phân cho ăcqui:
- Không được dùng axit có thành phần tạp chất cao như loại axit kỹ thuật thông
thường và nước không phải là nước cất vì dung dịch như vậy sẽ làm tăng cường độ quá
trình tự phóng địên của acqui.
- Các dụng cụ pha chế phải làm bằng thuỷ tinh, sứ hoặc chất dẻo chịu axit. Chúng
phải sạch, không chứa các muối khoáng, dầu mỡ hoặc chất bẩn…
- Để đảm bảo an toàn trong khi pha chế, tuyệt đối không được đổ nước vào axít
đặc mà phải đổ từ từ axit vào nước và dùng que thuỷ tinh khuấy đều.
e, Nắp, nút và cầu nối
Nắp làm bằng nhựa êbônit hoặc bằng bakêlit. Nắp có hai loại:
- Từng nắp riêng cho mỗi ngăn

4
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

- Nắp chung cho cả bình, loại này kết cấu phức tạp nhưng độ kín tốt. Trên
nắp có lỗ đổ để đổ dung dịch điện phân vào các ngăn và để kiểm tra mức dung dich điện
phân, nhiệt độ và nồng độ dung dịch trong acqui.
Lỗ đổ được đậy kín bằng nút có ren để giữ cho dung dịch điện phân trong bình
khỏi bị bẩn và sánh ra ngoài. Ở nút có lỗ nhỏ để thông khí từ trong bình ra ngoài lúc nạp
acqui.
Nắp một số loại acqui có lỗ thông khí riêng nằm sát lỗ đổ, kết cấu như vậy rất
thuận tiện cho việc điều chỉnh mức dung dịch trong bình acqui. Trong trường hợp này,
ở nút không có lỗ thông khí nữa.
Cầu nối thường làm bằng chì, dùng để nối các ngăn acquy đơn với nhau.

1.1.2. Các đặc tính của ắc quy axit


Mỗi ngăn của bình acqui là một acqui đơn có đầy đủ các tính chất đặc trưng cho
cả bình. Sở dĩ người ta nối tiếp nhiều ngăn lại thành bình acqui là để tăng điện áp định
mức của bình acqui. Do đó khi ngiên cứu đặc tính của bình acqui ta chỉ cần khảo sát
một bình acqui đơn là đủ.
a, Sức điện động của ắc quy axit
Sức điện động của acqui axit phụ thuộc chủ yếu vào điện thế trên các cực, tức là
phụ thuộc vào đặc tính lý hoá của vật liệu làm các bản cực và dung dịch điện phân mà
không phụ thuộc vào kích thước của các bản cực.
Sức điện động phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch điện phân và có thể xác định
được một cách khá chính xác bằng công thức thực nghiệm sau:
𝐸0 = 0,85 + 𝛾 (V)
Trong đó:
E0: Sức điện động tĩnh của ắc quy đơn
γ: Nồng độ dung dịch điện phân (tính bằng vol)
Ngoài ra sức điện động còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch điện phân nữa.
Trong quá trình phóng điện, sức điện động của ắc quy được tính theo công thức:
𝐸𝑝 = 𝑈𝑝 + 𝐼𝑝 . 𝑟𝑎𝑞
Trong đó:
Ip: Dòng điện phóng (A)
Up: Điện áp đo trên các cực của ắc quy khi phóng điện (V)
raq: Điện trở trong của ắc quy khi phóng điện (raq = 0,02ῼ)
Trong quá trình nạp điện, sức điện động được tính theo công thức:
𝐸𝑛 = 𝑈𝑛 − 𝐼𝑛 . 𝑟𝑎𝑞
Trong đó:
In: Dòng điện nạp (A)
Un: Điện áp đo trên các cực ắc quy khi nạp điện (V)
raq: Điện trở trong của ắc quy khi nạp điện. Khi nạp no
raq=0,005-0,01 ῼ

5
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

b, Dung lượng của ắc quy


Dung lượng phóng của phóng của acqui là đại lượng đánh giá khả năng cung cấp năng
lượng của acqui cho phụ tải và được tính theo công thức :
Cp = Ip.tp (Ah)
Trong đó:
Cp: Dung lượng thu được trong quá trình phóng điện (Ah)
Ip: Dòng điện phóng ổn định (A) trong thời gian phóng điện tp (h)
Dung lượng nạp của acqui là đại lượng đánh giá khả năng tích trữ năng lượng của acqui
và được tính theo công thức:
Cn = In.tn (Ah)
Trong đó:
Cn: Dung lượng thu được trong quá trình nạp điện (Ah)
In: Dòng điện nạp ổn định trong quá trình nạp điện (A)
c, Đặc tính phóng của ắc quy axit
Đặc tính phóng của acqui là đồ thị biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc của sức điện động,
điện áp acqui và nồng độ dung dịch điện phân theo thời gian phóng khi dòng điện phóng
không thay đổi.

Hình 1. 2 Đặc tính phóng của ắc quy


Từ đồ thị hình 1.2 ta có các nhận xét sau:
Trong khoảng thời gian phóng từ tp =0 cho tới thời điểm tp = tgh, sức điện động,
điện áp và nồng độ dung dịch điện phân giảm dần, tuy nhiên trong khoảng thời gian này
độ dốc của các đồ thị là không lớn, ta gọi đó là giai đoạn phóng ổn định hay thời gian
phóng điện cho phép tương ứng với mỗi chế độ phóng điện (dòng điện phóng) của acqui.
Từ thời điểm tgh trở đi, độ dốc của đồ thị thay đổi đột ngột nếu ta tiếp tục cho
acqui phóng điện sau tgh thì sức điện động, điện áp của acqui sẽ giảm rất nhanh, mặt
khác các tinh thể sunfat chì (PbSO4) tạo thành trong phản ứng sẽ có dạng thô, rắn, khó
hoà tan (biến đổi hoá học) trong quá trình nạp điện trở lại cho acqui sau này. Thời điểm
tgh gọi là giới hạn phóng điện cho phép của acqui, các giá trị Ep, Up, γ tại tgh gọi là các
giá trị giới hạn phóng điện cho phép của acqui.
Sau khi đã ngắt mạch phóng một khoảng thời gian, các giá trị sức điện động, điện
áp của acqui, nồng độ của dung dịch điện phân lại tăng lên, ta gọi đó là thời gian hồi
6
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

phục hay khoảng nghỉ của acqui. thời gian phục hồi này phụ thuộc vào chế độ phóng
điện của ăcqui (dòng điện phóng và thời gian phóng ).
Để đánh giá khả năng cung cấp điện của các acqui có cùng điện áp danh nghĩa,
người ta quy định so sánh dung lượng phóng điện thu được của các acqui khi tiến hành
thí nghiệm ở chế độ phóng điện cho phép là 20h (10h). Dung lượng phóng trong trường
hợp này được kí hiệu là C20 (C10).
d, Đặc tính nạp của ắc quy
Đặc tính nạp của ắc quy là đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc của sức điện động, điện
áp ăcqui và nồng độ dung dịch điện phân theo thời gian nạp khi trị số dòng điện nạp
không thay đổi.

Hình 1. 3 Đặc tính nạp của ắc quy


Từ đồ thị đặc tính nạp hình 1.3 ta có nhận xét sau:
- Trong khoảng thời gian nạp từ tn = 0 đến tn = ts, sức điện động, điện áp, nồng
độ dung dịch điện phân tăng dần lên.
- Tới thời điểm tn = ts trên bề mặt các bản cực xuất hiện các bọt khí do dòng điện
điện phân nước thành ôxy và hyđrô (còn gọi là hiện tượng sôi ), lúc này trên điện thế
giữa các cực của acqui đơn tăng tới giá trị 2,4 V. Nếu ta vẫn tiếp tục nạp giá trị này
nhanh chóng tăng tới 2,7 V và giữ nguyên. Thời gian nạp này gọi là thời gian nạp no,
có tác dụng làm cho các phần chất tác dụng ở sâu trong lòng các bản cực được biến đổi
hoàn toàn, nhờ đó sẽ làm tăng thêm dung lượng phóng điện của acqui. Trong sử dụng,
thời gian nạp no cho acqui thường kéo dài từ 2÷3 giờ, trong suốt thời gian đó, hiệu điện
thế trên các cực của acqui và nồng độ dung dịch điện phân là không thay đổi. Như vậy
dung lượng thu được khi acqui phóng điện luôn nhỏ hơn dung lượng cần thiết để nạp no
acqui.
-Sau khi ngắt mạch nạp, điện áp, sức điện động của acqui, nồng độ dung dịch
điện phân giảm xuống và ổn định. Thời gian này cũng gọi là khoảng nghỉ của acqui sau
khi nạp.
7
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

-Trị số dòng điện nạp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của acqui.
Dòng điện nạp định mức đối với acqui qui định bằng 0,05.C20 (0,01.C10).
1.2. Các phương pháp nạp cho ắc quy
1.2.1. Phương pháp nạp ắc quy với dòng nạp không đổi
Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chon dòng điện nạp
thích hợp đối với từng loại acqui, đảm bảo cho acqui được nạp no. Đây là phương pháp
sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa để nạp điện cho các acqui mới hoặc nạp
điện cho các acqui bị sunfat hoá.
Với phương pháp nạp này các acqui được mắc nối tiếp với nhau và phải thoả mãn
điều kiện:
Un ≥2,7. Naq
Trong đó: Un: Điện áp nạp (V).
Naq: Số ngăn acqui đơn mắc trong mạch nạp.
Trong quá trình nạp, sức điện động của acqui tăng dần, để duy trì dòng điện nạp
không đổi ta phải bố trí trong mạch nạp biến trở R. Trị số giới hạn của biến trở được xác
định theo công thức:
𝑈𝑛 − 2. 𝑁𝑎𝑞
𝑅=
𝐼𝑛
Nhược điểm của phương pháp nạp với dòng nạp không đổi là thời gian nạp kéo
dài và yêu cầu các acqui đưa vào nạp phải có cùng cỡ dung lượng định mức.
Để khắc phục nhược điểm thời gian nạp kéo dài người ta sử dụng phương pháp
nạp với dòng điện nạp thay đổi hai hay nhiều nấc. Trong trường hợp nạp hai nấc thì
dòng địên nạp ở nấc thứ nhất chọn bằng (0,3 ÷ 0,5).C20, và kết thúc nạp ở nấc một khi
acqui bắt đầu sôi. Dòng điện nạp ở nấc thứ hai bằng 0,05.C20.

1.2.2. Phương pháp nạp ắc quy với điện áp nạp không đổi
Phương pháp nạp acqui với điện áp nạp không thay đổi yêu cầu các acqui được
mắc song song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không thay đổi và được tính
bằng từ 2,3 ÷ 2,5 V cho một ngăn acqui đơn.
Hiệu điện thế của nguồn nạp phải được giữ ổn định với độ chính xác đến 3% và
được theo dõi bằng vol kế.
𝑈𝑛 −𝐸𝑎𝑞
Dòng nạp 𝐼𝑛 = lúc đầu sẽ rất lớn sau đó khi Eaq tăng dần lên thì In giảm đi
𝑅𝑎𝑞
khá nhanh.
Phương pháp nạp với điện áp nạp không thay đổi có thời gian nạp ngắn, dòng
điện nạp tự động giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên dùng phương pháp này acqui không
được nạp no, vì vậy phương pháp nạp với điện áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ
xung cho acqui trong quá trình sử dụng.
Để khắc phục những nhược điểm và tận dụng được hết những ưu điển của các
phương pháp nạp trên, ta kết hợp hai phương pháp nạp lại thành phương pháp dòng -
áp.

8
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

1.2.3. Phương pháp nạp dòng-áp


Quá trình nạp theo phương pháp nạp dòng áp được thể hiện ở hình 1.4:
Ban đầu ta nạp acqui vói dòng nạp không đổi với trị số qui định là In = 0,05.C20.
Tới khi thấy acqui "sôi" - ứng với thời điểm hiệu điện thế giữa các cực của của ăcqui
đơn tăng tới giá trị 2,4V - tiếp tục nạp thì giá trị này nhanh chóng tăng tới giá trị là 2,7
V. Đến đây ta chuyển sang chế độ nạp ổn áp với giá trị điện áp nạp không đổi là Un =
2,7V. Giai đoạn nạp ổn áp kéo dài từ 2 đến 3 giờ, hoặc khi dòng nạp tiến tới không (In
= 0) thì kết thúc quá trình nạp.

Hình 1. 4 Quá trình nạp ổn dòng và ổn áp


Kết luận: Qua phân tích kĩ những đặc tính của acqui, đặc biệt là đặc tính nạp, ta
chọn phương pháp nạp dòng - áp để nạp cho acqui. Như vậy bộ nguồn nạp acqui tự động
mà ta thiết kế cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Ban đầu tự động nạp ổn dòng với dòng nạp đặt trước In = 0,05 .C20/1ngăn ăcqui
đơn.
- Khi phát hiện thấy hiệu điện thế trên các cực của acqui đơn tăng tới 2,7 V thì tự
động chuyển từ nạp ổn dòng sang chế độ nạp ổn áp với điện áp nạp đặt trước Un = 2,7V/
1 ngăn acqui đơn.
- Nạp ổn áp cho tới khi dòng điện nạp tiến về không.
1.3. Giới thiệu chung về chỉnh lưu
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc, phân loại mạch chỉnh lưu
a, Khái niệm
Bộ chỉnh lưu là thiết bị dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện
một chiều nhằm cung cấp cho phụ tải điện một chiều.

9
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

b, Cấu trúc
Chỉnh lưu là thiết bị điện tử công suất được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế.Sơ
đồ hình 1.5 dưới đây thể cấu trúc thường gặp của mạch chỉnh lưu:

Hình 1. 5 Cấu trúc của mạch chỉnh lưu


Trong sơ đồ bao gồm:
1. Máy biến áp (BA) : biến ổi điện áp quy chuẩn từ lưới điện xoay chiều U1 sang
U2 thích hợp với yêu cầu của tải.
2. Mạch chỉnh lưu: gồm các van bán dẫn mắc với nhau theo một sơ đồ nhất định
để có thể tiến hành quá trình chỉnh lưu.
3. Mạch lọc: nhằm đảm bảo điện áp (hoặc dòng điện) một chiều cấp cho tải bằng
phẳng thêo yêu cầu.
c, Phân loại
Chỉnh lưu được phân loại theo một số cách sau đây:
1. Phân loại theo số pha nguồn cấp cho mạch van: một pha,hai pha,ba pha,6
pha,……
2. Phân loại theo loại van bán dẫn trong mạch van:
Đối với mạch van chỉnh lưu ,hiện nay chủ yếu dùng hai loại van là diot là thyristor,vì
thế có 3 loại mạch sau:
 Mạch van dùng toàn diot, gọi là chỉnh lưu ko điều khiển (hình 1.6).
 Mạch van dùng toàn thyristor, gọi là chỉnh lưu điều khiển (hình 1.7).
 Mạch chỉnh lưu dùng hai loại diot và thyristor, gọi là chỉnh lưu bán điều
khiển.(hình 1.7 h,i,k)
Phân loại theo sơ đồ van mắc với nhau:
-Có 2 kiểu van mắc:
 Sơ đồ hình tia: Ở sơ đồ này số lượng van bằng số lượng pha nguồn cấp cho
mạch van. Tất cả các van đều mắc chung một đầu nào đó hoặc anot chung hoặc
catot chung.
 Sơ đồ cầu: Ở sơ đồ này số lượng van gấp đôi số lượng pha nguồn cấp cho mạch
van. Trong đó một của van mắc chung catot với nhau, nửa kia mắc chung nhau
anot.

10
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

Hình 1. 6 Các sơ đồ mạch chỉnh lưu không điều khiển


a) Tia một pha một nửa chu kỳ
b) Tia hai pha (Một pha có điểm giữa)
c) Tia ba pha
d) Cầu một pha
e) Cầu ba pha
g) Tia sáu pha có cuộn kháng cân bằng

Hình 1. 7 Các sơ đồ chỉnh lưu có điều khiển


11
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

a) Chỉnh lưu một pha một nửa chu kỳ (Tia một pha)
b) Chỉnh lưu một pha có điểm trung tính (Tia hai pha)
c) Chỉnh lưu tia ba pha
d) Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển hoàn toàn
e) Chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển hoàn toàn
g) Chỉnh lưu tia sáu pha có cuộn kháng cân bằng
h) Chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển có thyristor đầu thẳng hàng
i) Chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển với thyristor đấu katôt chung
k) Chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển các thyristor đấu katôt chung

1.3.2. Van Thyristor


Cấu tạo: Thyristor là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn p-n-p-n ,tạo ra ba tiếp
giáp p-n p-n: J1, J2,J3. Thyristor có ba cực:anôt A, catôt K, cực điều khiển G (hình 1.8).

Hình 1. 8 a, Cấu trúc bán dẫn b, Ký hiệu


a, Đặc tính vôn-ampe của thyristor
Đặc tính vôn-ampe của thyristor gồm hai phần. Phần thứ nhất nằm trong góc
phần tư thứ I là đặc tính thuận tương ứng với trường hợp điện áp UAK> 0; phần thứ hai
nằm trong góc phần tư thứ III, gọi là đặc tính ngược, tương ứng với trường hợp UAK< 0
(đồ thị minh họa hình 1.9).
1. Trường hợp dòng điện vào cực điều khiển bằng không (IG = 0)
Khi dòng vào cực điều khiển của thyristor bằng 0 hay khi hở mạch cực điều khiển
thyristor sẽ cản trở dòng điện ứng với cả hai trường hợp phân cực điện áp giữa anôt-
catôt. Khi điện áp UAK< 0, theo cấu tạo bán dẫn của thyristor, hai tiếp giáp J1, J3 đều
phân cực ngược, lớp J2 phân cực thuận, như vậy thyristor sẽ giống như hai điôt mắc nối
tiếp bị phân cực ngược. Qua thyristor chỉ có một dòng điện nhỏ chạy qua, gọi là dòng
rò. Khi UAK tăng đạt đến một giá trị điện áp lớn nhất Ung.max sẽ xảy ra hiện tượng thyristor
bị đánh thủng, dòng điện có thể tăng lên rất lớn. Giống như ở đoạn đặc tính ngược của
điôt, quá trình bị đánh thủng là quá trình không thể đảo ngược, nghĩa là nếu có giảm
điện áp UAK xuống dưới mức Ung.max thì dòng điện cũng không giảm được về mức dòng
rò. Thyristor đã bị hỏng.
Khi tăng điện áp anôt-catôt theo chiều thuận, UAK> 0, lúc đầu cũng chỉ có một dòng điện
rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Điện trở tương đương mạch anôt-catôt vẫn có giá trị
12
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

rất lớn. Khi đó tiếp giáp J1, J3 phân cực thuận, J2 phân cực ngược. Cho đến khi UAK tăng
đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất, Uth.max, sẽ xảy ra hiện tượng điện trở tương đương
của mạch anôt-catôt độ ngột giảm, dòng điện chạy qua thyristor sẽ chỉ bị giới hạn bởi
điện trở mạch ngoài.

Hình 1. 9 Đặc tính vôn-ampe của thyristor


Nếu khi đó dòng qua thyristor lớn hơn mức dòng tối thiểu, gọi là dòng duy trì Idt, thì khi
đó thyristor sẽ dẫn dòng trên đặc tính thuận, giống như đường đặc tính thuận ở điôt.
Đoạn đặc tính thuận được đặc trưng bởi tính dẫn dòng có thể có giá trị lớn nhưng điện
áp rơi trên anôt-catôt nhỏ và hầu như không phụ thuộc vào giá trị của dòng điện.
2. Trường hợp có dòng vào cực điều khiển (IG> 0)
Nếu có dòng điều khiển đưa vào giữa cực điều khiển và catôt, quá trình chuyển
điểm làm việc trên đường đặc tính thuận sẽ xảy ra sớm hơn, trước khi điện áp thuận đạt
đến giá trị lớn nhất, Uth.max. Điều này được mô tả trên hình … bằng những đường nét đứt,
ứng với giá trị dòng điều khiển khác nhau IG1, IG2, IG3,... Nói chung, nếu dòng điều khiển
lớn hơn thì điểm chuyển đặc tính làm việc sẽ xảy ra với UAK nhỏ hơn. Quá trình xảy ra
trên đường đặc tính ngược sẽ không có gì khác so với trường hợp dòng điều khiển bằng
0.
b, Mở, khóa thyristor
Thyristor có đặc tính giống điôt, nghĩa là chỉ cho phép dòng chạy qua theo một
chiều, từ anôt đến catôt, và cản trở dòng chạy theo chiều ngược lại. Tuy nhiên khác với
điôt, để thyristor có thể dẫn dòng, ngoài điều kiện phải có điện áp UAK> 0 còn cần thêm
một số điều kiện khác. Do đó thyristor được gọi là phần tử bán dẫn có điều khiển để
phân biệt với điôt là phần tử không điều khiển được.
1. Mở thyristor
Khi được phân cực thuận, UAK> 0, thyristor có thể mở bằng hai cách. Thứ nhất,
có thể tăng điện áp anôt-catôt cho đến khi đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất, Uth.max,
điện trở tương đương trong mạch anôt-catôt sẽ giảm đột ngột và dòng qua thyristor sẽ
hoàn toàn do mạch ngoài xác định. Phương pháp này trong thực tế không được áp dụng
do nguyên nhân mở không mong muốn và không phải lúc nào cũng có thể tăng được
điện áp đến giá trị Ung.max. Và lại như vậy sẽ xảy ra trường hợp thyristor tự mở ra dưới
tác dụng của các xung điện áp tại một thời điểm ngẫu nhiên, không định trước. Phương
13
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

pháp thứ hai, phương pháp được áp dụng thực tế, là đưa một xung dòng điện có giá trị
nhất định vào giữa cực điều khiển và catôt. Xung dòng điện điều khiển sẽ chuyển trạng
thái của thyristor từ trở kháng cao sang trở kháng thấp ở mức điện áp anôt- catôt nhỏ.
Khi đó nếu dòng qua anôt-catôt lớn hơn một giá trị nhất định, gọi là dòng duy trì (Idt) thì
thyristor sẽ tiếp tục ở trong trạng thái mở dẫn dòng mà không cần đến sự tồn tại của
xung dòng điều khiển. Điều này có nghĩa là có thể mở các thyristor bằng các xung dòng
có độ rộng xung nhất định, do đó công suất của mạch điều khiển có thể là rất nhỏ, so
với công suất của mạch lực mà thyristor là phần tử đóng cắt, khống chế dòng điện.
2. Khoá thyristor
Một thyristor đang dẫn dòng sẽ trở về trạng thái khoá (điện trở tương đương mạch
anôt-catôt tăng cao) nếu dòng điện giảm xuống nhỏ hơn dòng duy trì, Idt. Tuy nhiên để
thyristor vẫn ở trạng thái khoá, với trở kháng cao, khi điện áp anôt-catôt lại dương (UAK>
0), cần phải có một thời gian nhất định để các lớp tiếp giáp phục hồi hoàn toàn tính chất
cản trở dòng điện của mình.
Khi thyristor dẫn dòng theo chiều thuận, UAK> 0, hai lớp tiếp giáp J1, J3, phân cực thuận,
các điện tích đi qua hai lớp này dễ dàng và lấp đầy tiếp giáp J2 đang bị phân cực ngược.
Vì vậy mà dòng điện có thể chạy qua ba lớp tiếp giáp J1, J2, J3. Để khoá thyristor lại cần
giảm dòng anôt-catôt về dưới mức dòng duy trì (Idt) bằng cách hoặc là đổi chiều dòng
điện hoặc áp một điện áp ngược lên giữa anôt và catôt của thyristor. Sau khi dòng về
bằng không phải đặt một điện áp ngược lên anôt-catôt (UAK< 0) trong một khoảng thời
gian tối thiểu, gọi là thời gian phục hồi, tr, chỉ sau đó thyristor mới có thể cản trở dòng
điện theo cả hai chiều. Trong thời gian phục hồi có một dòng điện ngược chạy giữa catôt
và anôt. Dòng điện ngược này di chuyển các điện tích ra khỏi tiếp giáp J2 và nạp điện
cho tụ điện tương đương của hai tiếp giáp J1, J3 được phục hồi. Thời gian phục hồi phụ
thuộc vào lượng điện tích cần được di chuyển ra ngoài cấu trúc bán dẫn của thyristor và
nạp điện cho tiếp giáp J1, J3 đến điện áp ngược tại thời điểm đó. Thời gian phục hồi là
một trong những thông số quan trọng của thyristor. Thời gian phục hồi xác định dải tần
số làm việc của thyristor. Thời gian phục hồi tr, có giá trị cỡ 5 – 50 µs đối với các
thyristor tần số cao và cỡ 50 – 200 µs đối với các thyristor tần số thấp.
c, Các thông số cơ bản của thyristor
1. Giá trị dòng trung bình cho phép chạy qua thyristor, Itbv (A)

Đây là giá trị dòng trung bình cho phép chạy qua thyristor với điều kiện nhiệt độ của
cấu trúc tinh thể bán dẫn của thyristor không vượt quá giá trị cho phép. Trong thực tế
dòng điện cho phép chạy qua thyristor còn phụ thuộc vào các điều kiện làm mát và nhiệt
độ môi trường. Thyristor có thể được gắn lên các bộ tản nhiệt tiêu chuẩn và làm mát tự
nhiên. Ngoài ra, thyristor có thể phải được làm mát cưỡng bức nhờ quạt gió hoặc dùng
nước để tải nhiệt lượng toả ra nhanh hơn. Vấn đề làm mát van bán dẫn sẽ được đề cập
đến ở phần sau, tuy nhiên có thể lựa chọn dòng điện theo các điều kiện làm mát theo
kinh nghiệm như sau:
- Làm mát tự nhiên: dòng sử dụng cho phép đến một phần ba dòng Itbv.
- Làm mát cưỡng bức bằng quạt gió: dòng sử dụng bằng hai phần ba dòng Itbv.
- Làm mát cưỡng bức bằng nước: có thể sử dụng 100% dòng Itbv.
2. Điện áp ngược cho phép lớn nhất, Ung.max (V)

14
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

Đây là giá trị điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên thyristor. Trong các ứng dụng
phải đảm bảo rằng, tại bất kỳ thời điểm nào điện áp giữa anôt-catôt UAK luôn nhỏ hơn
hoặc bằng Ung.max. Ngoài ra phải đảm bảo một độ dự trữ nhất định về điện áp, nghĩa là
phải được chọn ít nhất là bằng 1,2 đến 1,5 lần giá trị biên độ lớn nhất của điện áp trên
sơ đồ đó.
3. Thời gian phục hồi tính chất khoá của thyristor, tr (µs)
Đây là thời gian tối thiểu phải đặt điện áp âm lên giữa anôt-catôt của thyristor sau khi
dòng anôt-catôt đã về bằng không trước khi lại có thể có điện áp dương mà thyristor vẫn
khoá. Thời gian phục hồi tr là một thông số rất quan trọng của thyristor, nhất là trong
các bộ nghịch lưu phụ thuộc hoặc là nghịch lưu độc lập, trong đó phải luôn đảm bảo
rằng thời gian dành cho quá trình khoá phải bằng 1,5 đến 2 lần tr.
4. Tốc độ tăng điện áp cho phép, dU/ dt (V / µs)
Thyristor được sử dụng như một phần tử điều khiển, nghĩa là mặc dù được phân cực
thuận (UAK>0) nhưng vẫn phải có tín hiệu điều khiển thì nó mới cho phép dòng điện
chạy qua. Khi thyristor được phân cực thuận, phần lớn điện áp rơi trên lớp tiếp giáp J2
như được chỉ ra trên hình 1.10.

Hình 1. 10 Hiệu ứng dU/dt tác dụng như dòng điều khiển
Lớp tiếp giáp J2 bị phân cực ngược nên độ dày của nó nở ra, tạo ra vùng không gian
nghèo điện tích, cản trở dòng điện chạy qua. Vùng không gian này có thể coi như một
tụ điện có điện dung CJ2. Khi có điện áp biến thiên với tốc độ lớn, dòng điện của tụ có
thể có giá trị đáng kể, đóng vai trò như dòng điều khiển. Kết quả là thyristor có thể mở
ra khi chưa có tín hiệu điều khiển vào cực điều khiển G.
Tốc độ tăng điện áp là một thông số phân biệt thyristor tần số thấp với các thyristor tần
số cao. Ở thyristor tần số thấp dU/dt vào khoảng 50 đến 200 V/µs ; với các thyristor tần
số cao dU/dt có thể đạt 500 đến 2000 V/µs.
5. Tốc độ tăng dòng cho phép, dI/ dt( A/ µs)
Khi thyristor bắt đầu mở, không phải mọi điểm trên tiết diện tinh thể bán dẫn của nó đều
dẫn dòng đồng đều. Dòng điện sẽ chạy qua bắt đầu ở một số điểm, gần với cực điều
khiển nhất, sau đó sẽ lan toả sang các điểm khác trên toàn bộ tiết diện. Nếu tốc độ tăng
dòng quá lớn có thể dẫn đến mật độ dòng điện ở các điểm dẫn ban đầu quá lớn, sự phát
nhiệt cục bộ quá mãnh liệt có thể dẫn đến hỏng cục bộ, từ đó dẫn đến hỏng toàn bộ tiết
diện tinh thể bán dẫn.
Tốc độ tăng dòng cũng phân biệt thyristor tần số thấp, có dI/dt cỡ 50-100 A/ µs, với các
thyristor có tần số cao với dI/dt cỡ 500-2000 A/ µs. Trong các ứng dụng phải luôn đảm
bảo tốc độ tăng dòng dưới mức cho phép. Điều này đạt được nhờ mắc nối tiếp các van
15
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

bán dẫn với các cuộn kháng trị số nhỏ. Cuộn kháng có thể có lõi không khí hoặc lõi ferit.
Có thể dùng những xuyến ferit lồng lên thanh dẫn để tạo các điện kháng giá trị khác
nhau tuỳ theo số lượng xuyến sử dụng. Khi dòng qua thanh dẫn nhỏ, điện kháng sẽ có
giá trị lớn để hạn chế tốc độ tăng dòng; khi dòng điện lớn. cuộn kháng bị bão hoà, điện
cảm giảm gần như bằng không. Như vậy cuộn kháng kiểu này không gây sụt áp trong
chế độ dòng định mức qua thanh dẫn.
1.3.3. Chọn, phân tích sơ đồ chỉnh lưu đã chọn
Phân tích chọn sơ đồ:
 Với số liệu đã cho có công suất lớn nhất trên tải bằng: Pd = 120.25 =3 kW < 5
kW, như vậy nên dùng chỉnh lưu một pha.
 Do đòi hỏi điều chỉnh điện áp ra nên chọn mạch chỉnh lưu có điều khiển. Trị số
điện áp Ud là không thấp do đó ta sẽ chọn sơ đồ cầu.
 Do phạm vi điện áp điều chỉnh ra tải không quá lớn, ta có thể dùng mạch chỉnh
lưu bán điều khiển để giảm bớt thyristor.
Từ các phân tích trên,sơ đồ ta lựa chọn là: Sơ đồ ''Chỉnh lưu cầu một pha không đối
xứng với thyristor đấu thẳng hàng''.

Hình 1. 11 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha có điều khiển không đối xứng
*Nguyên lý:
- Ở nửa chu kì dương của U2 khi α ≤ β hay α ≥ π – β (hình 1.11b) mà cho xung điều
khiển mở T1 (IG1) thì T1 và cả D1 đều không mở được do trong mạch có sức điện động
E làm cho thế UAK của tiristor âm.
-Khi β<α<π-β (hình 1.11b), ta cho xung điều khiển mở T1 (IG1) thì D1 cũng mở cho
dòng chạy qua tải theo đường: A-T1-(R+E)-D1-O.
Như vậy, ở nửa chu kì dương của U2, nếu góc mở α nằm trong khoảng (β; π-β)

16
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 1:Tổng quan về ắc quy

-Ở nửa chu kì âm của U2, tương tự như trên khi π -β < α < 2π − β , ta cho xung điều
khiển mở T2 thì D2 cũng mở ngay cho dòng chảy qua tải theo đường: O- D2 - (R+E)
- T2 - A
-Như vậy, ở nửa chu kỳ âm của U2, nếu góc mở α nằm trong khoảng (π + β; 2π − β )
thì T2 và D2 mở cho dòng chảy qua tải.
Góc dẫn dòng của điốt và của tiristor trong sơ đồ này bằng nhau và: λD = λT = π − 2β
Về nguyên tắc, α có thể thay đổi được trong khoảng (0; π) nhưng do sự có mặt của
sức điện động E của tải nên góc mở α được khống chế trong khoảng ( β ;π − β ).
- Trị trung bình của điện áp trên tải:
1 𝜋−𝛽 𝐸
𝑈𝑑 = ∫𝛼 (√2𝑈2 sin 𝛼) 𝑑𝜃 + (𝛽 + 𝛼)
𝜋 𝜋
√2𝑈2 𝐸
= [cos 𝛼 − cos(𝜋 − 𝛽)] + (𝛽 + 𝛼)
𝜋 𝜋
-Trị trung bình của dòng qua tải:
𝑈𝑑 −𝐸 √2𝑈2 𝐸
𝐼𝑑 = = [cos 𝛼 − cos(𝜋 − 𝛽)] + [(𝛽 + 𝛼) − 𝜋]
𝑅 𝜋𝑅 𝜋𝑅
-Trị trung bình của dòng qua tiristo và diot:
1 𝜋−𝛽 𝐼𝑑
𝐼𝑇 = 𝐼𝐷 = ∫ 𝐼𝑑 𝑑𝜃 = [𝜋 − (𝛼 + 𝛽 )]
2𝜋 𝛼 2
𝐼𝑑
-Trị hiệu dụng dòng qua van và diot: 𝐼ℎ𝑑𝑣 =
√2

17
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 2: Tính toán và thiết kế mạch lực

Chương 2: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH LỰC

2.1. Thiết kế mạch lực


Sơ đồ mạch lực:

Hình 2. 1 Sơ đồ mạch lực


Sơ đồ mạch lực hình 2.1 bao gồm:
 Aptomat: bảo vệ ngắn mạch (AT)
 Máy biến áp lực (BA)
 Van thyristor
 Van Diot
 Bảo vệ quá áp, tốc độ tăng điện áp cho van RC
 Bộ lọc LC1
 Tải ắc quy
18
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 2: Tính toán và thiết kế mạch lực

2.2. Tính chọn van mạch lực (thyristor và diot)


Để chọn van ta phải dựa vào chế độ làm việc nặng nề nhất mà van phải chịu.
Chỉ tiêu điện áp:
-Van phải chịu điện áp nặng nề khi ắc quy được nạp no: Mỗi ngăn có điện áp là 2V. Để
120
ắc quy có 120V ta cần = 60 ngăn
2
-Điện áp nạp no mỗi ngăn là 2,7V. Khi đó:
120
𝑈𝑑 = 2,7. = 162 (𝑉)
2
𝑈 162
-Điện áp thứ cấp 𝑈2 = 𝑑 = = 180 (𝑉)
𝑘𝑠𝑑 0,9
(sơ đồ cầu một pha ksd = 0,9, tra theo bảng 1.1 phụ lục 1)
-Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van:
𝑈𝑛𝑔𝑚𝑎𝑥 = √2𝑈2 = √2. 180 = 254,5 (𝑉)
-Do thực tế van phải được chọn với một hệ số sự trữ điện áp nhất định:
Uv > Ku.Ungmax
với Ku là hệ số dự trữ cho van (Ku có thể chọn trong khoảng 1,7 đến 2,2). Ta chọn Ku =
1,7 ta có:
Ungmax = 254,5 . 1,7 = 432,65 (V)
Chỉ tiêu dòng điện:
-Dòng điện trung bình thực tế qua van:
𝐼𝑑 25
𝐼𝑡𝑏𝑣 = = = 12,5 (𝐴)
2 2
-Thực tế phải chọn van chịu được hệ số quá dòng KI = 1,2:
Iv = KI . Itbv = 1,2 . 12,5 = 15 (A)
Trong sơ đồ này, chế độ làm việc của thyristor với diot là giống nhau nên điều
kiện chọn van là giống nhau:
-Ungmax ≥ 432,65 (V)
-Iv ≥ 15 (A)
Lựa chọn van:
-Diot: chọn loại Diode 40EPS12PbF của hãng VISHAY
Ungmax = 1200 (V)
Imax = 40 (A)
Nhiệt độ giới hạn: TJ = -40°C đến 150°C
-Thyristor : chọn loại Thyristor 40TPS12A của hãng VISHAY
Imax = 40 (A)
Ungmax = 1200 (V)
Uđk = 2 (V)
Iđk = 150 (mA)
di/dt = 100 (A/μs), dv/dt = 1000(V/μs)

19
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 2: Tính toán và thiết kế mạch lực

2.3. Tính chọn bộ lọc LC


Chức năng của mạch lọc: nhằm đảm bảo điện áp (hoặc dòng điện) một chiều cấp
cho tải bằng phẳng theo yêu cầu. Ta chọn bộ lọc LC.
Tính toán chọn bộ lọc:
Tra bảng 1.1 phụ lục 1 ta có: số lần đập mạch: mđm=2, hệ số đập mạch đầu vào kđmv =
0,67 và hệ số đập mạch đầu ra cần kđmr = 0,003. Khi đó:
𝑘đ𝑚𝑣 0,67
𝑘𝑠𝑏 = = = 223
𝑘đ𝑚𝑟 0,003
𝑈𝑑 162
Tổng tất cả điện trở tải: 𝑅𝑑 = = = 6,48 ῼ
𝐼𝑑 25
Tham số L, C có quan hệ:
10(𝑘𝑠𝑏 +1)
𝐿. 𝐶 = 2 [μF.H] (2.1)
𝑚đ𝑚
Chọn trước trị số điện cảm L theo biểu thức:
2𝑅𝑑
𝐿 > 𝐿𝑚𝑖𝑛 = 2 −1) (𝐻)
𝑚đ𝑚 𝜋𝑓1 (𝑚đ𝑚
2 . 6,48
= = 13,75. 10−3 (𝐻)
2. 𝜋. 50. (22 − 1)
Từ đó ta chọn L = 15 mH thay vào công thức 2.1 ta có:
10.(223+1)
𝐶= . [μF.H] = 37333,33(μF)
22 . 15 . 10−3 𝐻
Ta chọn C = 47000 μF, 250V và L = 15mH
2.4. Tính chọn các phần tử bảo vệ
2.4.1. Bảo vệ quá dòng, ngắn mạch
Sử dụng Aptômat (AT) để đóng cắt mạch lực, bảo vệ khi quá tải và ngắn mạch
tiristor, ngắn mạch đầu ra của bộ biến đổi, ngắn mạch thứ cấp máy biến áp.
Chọn loại Aptomat 2 pha: Aptomat MCB 2 pha 40A Schneider
2.4.2. Bảo vệ quá áp,tốc độ tăng điện áp cho van
Bảo vệ quá điện áp do quá trình đóng cắt các tiristor được thực hiện bằng cách
mắc R – C song song với thyristor. Khi có sự chuyển mạch, các điện tích tụ trong các
lớp bán dẫn phóng ra ngoài tạo dòng điện ngược trong khoảng thời gian ngắn. Sự biến
thiên nhanh chóng của dòng điện ngược gây ra sức điện động cảm ứng rất lớn trong các
điện cảm làm cho quá điện áp giữa anôt và katôt của thyristor. Khi có mạch R – C mắc
song song với thyristor nó tạo ra vòng phóng điện trong quá trình chuyển mạch nên bảo
vệ được thyristor không bị quá điện áp.
Nếu tốc độ biến thiên điện áp vượt quá du/dt cho phép của van thì van sẽ dẫn mà
không cần dòng điều khiển.Do đó ta phải mắc thêm R-C song song với thyristor , nó sẽ
làm giảm tốc độ tăng điện áp trên thyristor.Ta phải bố trí sao cho Thyristor phải nằm sát
C. Điện trở R có tác dụng hạn dòng phóng của tụ khi van dẫn.
Chọn C1 = 0,1μf, R1 = 82ῼ

20
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 2: Tính toán và thiết kế mạch lực

2.4.3. Hạn chế tốc độ tăng dòng


Vì với tải là ắc quy không có tính cảm nên tốc độ tăng dòng có thể rất lớn có thể
gây hiện tượng đốt nóng cục bộ trong van vì vậy ta phải có biện pháp hạn chế nó.
Biện pháp đơn giản nhất là mắc nối tiếp với tải một cuộn cảm.
Tuy nhiên vì ta sử dụng nguồn biến áp cho chỉnh lưu nên điện cảm trong cuộn
dây máy biến áp cũng đã đủ để đảm bảo điều kiện trên.
Bảng 2.1 Các thiết bị trong mạch lực

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Aptomat Aptomat MCB 2 Số cực: 2P 1
pha 40A Schneider Dòng định mức: 40A
Điện áp định mức: 240VAC
Dòng cắt: 4.5kA
Van 40TPS12A của Imax = 40 (A) 2
Thyristor hãng VISHAY Ungmax = 1200 (V)
Uđk = 2 (V)
Iđk = 150 (mA)
di/dt = 100 (A/μs)
dv/dt = 1000 (V/μs)
Van Diot 40EPS12PbF của Ungmax = 1200 (V) 2
hãng VISHAY Imax = 40 (A)
Nhiệt độ giới hạn: TJ = -40°C đến
150°C
Tụ C1 0,1μf 2
Trở R1 82ῼ 2
Tụ C 47000 μf, 250V 1
Cuộn 15 mH 1
cảm L

2.5. Tính chọn dung lượng ắc quy theo thời gian lưu điện
-Ta có công thức tính tổng dung lượng ắc quy:
𝑇. 𝑃𝑡ả𝑖
𝐴𝐻 = (2.2)
𝑉. 𝑝𝑓
Trong đó: -T: Thời gian lưu điện
-Ptải: Công suất tải
-V: Hiệu điện thế cảu mạch nạp bình ắc quy 12V (10 bình V=120V)
21
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 2: Tính toán và thiết kế mạch lực

-pf: hệ số năng suất của bộ lưu điện (thường chọn từ 0,6-0,9)


-Theo đề bài ra ta có: T=30 (phút) = 0,5 (h); Ptải = 3kW;V=120V (10 bình ắc quy 12V),
chọn pf=0,7. Áp dụng công thức (2.2) ta có:
0,5 . 3000
𝐴𝐻 = = 17,86 (𝐴𝐻)
120 . 0,7
-Do trên thực tế không có loại ắc quy 17,86 (AH) nên ta chọn loại ắc quy có dung lượng
cao hơn và gần nhất với giá trị ta tính toán được.
-Như vậy ta cần phải mua ít nhất 10 bình ắc quy 12V/20AH để đảm bảo yêu cầu.

22
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

3.1. Yêu cầu chung và cấu trúc của mạch điều khiển
3.1.1. Yêu cầu chung của mạch điều khiển
Mạch điều khiển phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
+ Phát xung điều khiển (xung để mở van) đến các van lực theo đúng phương pháp điều
khiển cần thiết.
+ Đảm bảo phạm vi điều chỉnh góc điều khiển αmin– αmax tương ứng với phạm vi thay
đổi điện áp ra của mạch lực.
+ Có độ đối xứng điều khiển tốt , không vượt quá 1°-3° điện ,tức là góc điều khiển với
mọi van không được qua lệch giá trị trên .
+ Đảm bảo mạch hoạt động ổn định và tin cậy khi lưới điện xoay chiều dao động cả về
giá trị điện áp và tần số.
+ Cho phép bộ chỉnh lưu làm việc bình thường với các chế độ khác nhau do tải yêu cầu
như chế độ khởi động ,chế độ nghịch lưu , chế độ dòng điện liên tục hay gián đoạn , chế
độ hãm hay đảo chiều
+ Có khả năng chống nhiễu côn nghiệp tốt .
+ Độ tác động của mạch điều khiển nhanh ,dưới 1ms.
+Đảm bảo xung điều khiển phát tới các van phù hợp để mở chắc ch ắn các van ,có nghĩa
là phải thoả mãn các yêu cầu :
 Đủ công suất (về điện áp và dòng điều khiển ).
 Có sườn dóc đứng để mở van chiónh xác vào thời điểm quy định ,thường
tốc độ tăng áp điều khiển phải đạt 10V/us ,tốc độ tăng dòng điều khiển đạt
0,1A/us .
 Độ rộng xung điều khiển đủ cho dòng qua van vượt trị số dòng điện duy
trì Idt của nó , để khi ngắt xung van vẫn giữ được trạng thái dẫn .
 Có dạng phù hợp với sơ đồ chỉnh lưu và tính chất tải.
+ Ngoài ra hệ thống điều khiển phải có nhiệm vụ ổn định dòng điện ra tải và bảo vệ hệ
thống khi xảy ra sự cố quá dòng hay ngắn mạch tải.
3.1.2. Cấu trúc của mạch điều khiển
a, Các hệ điều khiển chỉnh lưu
Có hai hệ điều khiển cơ bản là hệ đồng bộ và hệ không đồng bộ .
+ Hệ đồng bộ : trong hệ này góc điều khiển mở van luôn được xác định xuất phát từ một
thời điểm cố định của điện áp lực .Vì vậy trong mạch điều khiển phải có một khâu thực
hiện nhiệm vụ này gọi là khâu đồng pha để đảm bảo mạch điều khiển hoạt động theo
nhịp của điện áp lực .
+ Hệ không đồng bộ : trong hệ này góc điều khiển mở van không được xác định theo
điện áp lực mà được tính dựa vào trạng thái của tải chỉnh lưu và vào góc điều khiển của
lần phát xung mở van ngay trước đấy .Do đó , mạch điều khiển này không càn khâu

23
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

đồng pha ,tuy nhiên để bộ chỉnh lưu hoạt độngbình thường bắt buộc phải thực hiện điều
khiển theo mạch vòng kín , không thể thực hiện với mạch hở.
b, Các nguyên tắc điều khiển trong hệ đồng bộ
Có hai nguyên tắc điều khiển:
 Nguyên tắc điều khiển ngang:

Hình 3. 1 Nguyên tắc điều khiển ngang

Hình 3. 2 Đồ thị minh họa nguyên tắc điều khiển ngang

 Nguên tắc điều khiển dọc:

Hình 3. 3 Nguyên tắc điều khiển dọc

Hình 3. 4 Đồ thị minh họa nguyên tắc điều khiển dọc


24
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

3.2. Sơ đồ khối và chức năng


Dựa vào nguyên tắc điều khiển và yêu cầu của công nghệ ta thiết lập được sơ đồ khối
của bộ điều khiển:

Hình 3. 5 Sơ đồ khối
Khâu đồng pha (ĐB)
Có nhiệm vụ tạo điện áp trùng pha với điện áp thứ cấp biến áp mạch lực. Khâu
này có chức năng xác định điểm gốc để tính góc điều khiển α. Vì vậy nó có góc pha liên
hệ chặt chẽ với điện áp mạch lực. Thông thường khâu đồng pha còn làm nhiệm vụ cách
ly giữa mạch lực điện áp cao với mạch điều khiển điện áp thấp.
Khâu tạo điện áp tựa (Utựa)
Tạo điện áp có dạng cố định ( tam giác, răng cưa, cosin ) có chu kỳ làm việc theo
nhịp của điện áp đồng pha.
Khâu so sánh (SS)
Nhận tín hiệu điện áp tựa(Utựa )và điện áp điều khiển(Uđk)và tiến hành so sánh
giữa điện áp tựa Utựa và điện áp điều khiển Uđk, tìm thời điểm hai điện áp này bằng nhau
(Uđk = Utựa) để phát xung điều khiển tức là xác định góc mở α.
Khâu dạng xung (DX)
Nhằm tạo ra các xung có dạng phù hợp để mở chắc chắn van chỉnh lưu. Ở mọi
chế độ làm việc các xung này được khởi động nhờ mạch so sánh, thường được sử dụng
xung chùm.
Khâu khuếch đại xung (KĐX)
Tiến hành khếch đại xung từ mạch dạng xung đưa lên sao cho có công suất (U,
I) đủ để mở chắc chắn tiristor. Khâu này cũng thường làm nhiệm vụ cách ly giữa mạch
điều khiển và mạch lực.
Trong trường hợp mạch lực chạy ở điện áp thấp thì chúng ta có thể bỏ cách ly.

25
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

3.3. Xây dựng mạch điều khiển


3.3.1. Khâu đồng pha
a, Sơ đồ và nguyên lý
VP12

15

10

-5

-10

-15

+E R3
Ucl Ung

R4 12

Ung 10

R5 VR 8

R2 4

badp Udb 2

Udb

Udp D1 Ucl R1 15

Ulực 10

-5

D2 -10

-15

0.01 0.02 0.03 0.04


Time (s)

a) b)
Hình 3. 6 Sơ đồ mạch tạo điện áp đồng pha Udp
* Nguyên lý:
Điện áp chỉnh lưu UCL được so sánh với điện áp trên biến trở VR. Điện áp chỉnh
lưu UCL được đưa tới cửa (+) của khuếch đại thuật toán OP_AMP1, điện áp ngưỡng Ung
lấy từ biến trở VR được đưa tới cửa (-).
Điện áp đồng bộ sẽ tuân theo quan hệ: Udb = A0(U+ - U-) = A0 (UCL – Ung)
Do đó: nếu UCL> Ung thì Udb dương và bằng điện áp bão hòa của OP_AMP1: Udb
= +Ubh. Tương tự nếu UCL< Ung thì Udb âm và Udb = -Ubh
𝑅5
Điện áp tại cửa (-): U- = Ung=E.
𝑉𝑅+ 𝑅3
Điện áp tại cửa (+): U = UCL +

Kết quả ta sẽ có chuỗi xung như hình 3.4b.


b, Tính toán và chọn linh kiện
Điện áp sau khi chỉnh lưu của biến áp đồng pha được dạng điện áp một chiều nửa
hình sin. Ta chọn điện áp xoay chiều Udp=12 (V).
Diot D1,D2 ta chọn loại diot chỉnh lưu 1N4002: U=100 (V), I= 1(A)
Điện trở R1,R2 được dùng để hạn chế dòng vào KĐTT OP_AMP1. Thường chọn
𝑈𝑑𝑝
dòng nhỏ hơn 1mA do đó R1=R2> = 9000 (ῼ)
𝐼
Chọn R2=R1= 10 (kῼ), E=12 (V)
Chọn phạm vi góc điều chỉnh là 170°, ta suy ra góc αmin= (180°-170°).0,5 = 5° và điện
áp Ud:
𝑈𝑑 = √2𝑈 sin 5° = √2. 12. sin 5° = 1.48 (𝑉)
26
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

𝑅5
Ta có Ung =E . =1.48 (V), Chọn R3=10 (kῼ), VR=2 (kῼ).
𝑉𝑅+ 𝑅3

Chọn Khuếch đại thuật toán là loại TL084 có:


Nguồn cung cấp Vcc= ± 12V
Nhiệt độ làm việc : t=-25 ÷ 850 C
Công suất tiêu thụ: P=680 mW
Tổng trở đầu vào : Rin=106 M Ω
Dòng điện ra : Ira=30pA
Bảng 3.1 Các linh kiện trong khâu đồng pha

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Diode 1N4002 U=100 (V), I= 1(A) 2
Trở R1,R2,R3 10 kῼ 3
Biến trở VR 2 kῼ 1
Khuếch OP_AMP1 Vcc= ± 12V , t=-25 ÷ 850 C 1
đại thuật TL084 P=680 mW
toán
Rin=106 M Ω, Ira=30pA

3.3.2. Khâu tạo điện áp tựa hay điện áp răng cưa


a, Sơ đồ và nguyên lý

Ucl Ung

12

10

+E R3 2

DZ 0

R4 Udb

Ung 15
C
R5 VR 10

5
R2 OP_AMP1 0

badp Udb D3 R6 -5

Urc -10

-15

Udp D1 Ucl R1 Urc

Ulực +E R7 OP_AMP2 8

D2 2

0 0.01 0.02 0.03 0.04


Time (s)

Hình 3. 7 Sơ đồ mạch tạo điện áp răng cưa

27
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

*Nguyên lý:
Điện áp đồng bộ được đưa vào cửa đảo của khâu tạo điện áp răng cưa.
Khi Udp = -Ubh, khi đó D3 dẫn, tụ C nập điện, điện áp trên tụ C bằng điện áp đầu
ra OP_AMP2. Điện áp trên tụ C nạp tăng tuyến tính đến trị số ngưỡng của điôt ổn áp
DZ và giữ điện áp ở trị số này.
Ở nửa chu kỳ sau, khi Udb = +Ubh thì D3 khóa nên dòng qua D3=0, tụ phóng điện,
điện áp trên tụ C (điện áp ra) giảm tuyến tính. Khi điện áp giảm đến 0 rồi âm thì điôt DZ
dẫn như điôt bình thường giữ cho điện giá trị 0.
Kết quả ta sẽ có chuỗi điện áp răng cưa như hình 3.6b
b, Tính toán chọn linh kiện
Chọn OP_AMP2 loại TL084.
170.10𝑚𝑠
Thời gian tụ C phóng tương ứng với phạm vi góc α nên ta có:𝑡𝑝 = = 9,44 𝑚𝑠
180
Thời gian tụ C nạp: tn = 10 – 9,44 = 0,56 ms
Chọn tụ C = 0,22μf
Ở nửa chu kì đầu Udb<0 ta có:
 Điện áp trên tụ C bằng điện áp đầu ra OP_AMP2: uc = urc.
 Điện áp trên điện trở R7 bằng điện áp đầu ra của OP_AMP1: UR7=Udb.
-Thông thường mạch thiết kế với điều kiện R6 << R7 nên ta có thể bỏ qua iR7 trong giai
đoạn này: iC=iR6. Từ các điều kiên trên ta có:
1 𝐼𝐶 1 𝑈𝑏ℎ
𝑈𝑑𝑏 = 𝑈𝑐 = ∫ 𝑖𝐶 𝑑(𝑡) = . 𝑡𝑛 = ∫ 𝑖𝑅6 𝑑 (𝑡 ) = .𝑡 (3.1)
𝐶 𝐶 𝐶 𝐶𝑅6 𝑛
𝐼𝐶 𝑈𝐶 𝐼𝐶 6,2
Ta có: 𝑈𝐶 = 𝑡𝑛 , suy ra: = = = 11071
𝐶 𝑡𝑛 𝐶 0,56.10−3

Vậy: IC = 11071.C =11071. 0,22. 10-6 = 2,44.10-3 (A)


𝑈𝑏ℎ 6,2
Tính R6 theo (3.1): 𝑅6 = = = 2545,55 (Ω)
𝐼𝐶 2,44.10−3

Chọn R6 = 3 (kΩ).
Chọn diode D3 loại 1N4002 với U=100 (V), I=1 (A)
Chọn diode Zenner ổn áp 6,2 (V).
Ở nửa chu kì sau Udb>0, diode D3 khóa nên dòng qua R6 bằng không, tụ phóng điện:
1 1 𝐸 𝐸
𝑈𝑟𝑐 = 𝑈𝑐 = 𝑈𝐷𝑍 − ∫ 𝑖𝑅3 𝑑 (𝑡) = 𝑈𝐷𝑍 − ∫ 𝑑 (𝑡) = 𝑈𝐷𝑍 − 𝑡 (3.2)
𝐶 𝐶 𝑅3 𝐶. 𝑅3 𝑝
𝐸.𝑡𝑝 12 . 9,44.10−3
Từ (3.2), ta rút R7: 𝑅7 = = = 83 . 103 (Ω)
𝑈𝐷𝑍 .𝐶 6,2 . 0,22.10−6

Chọn R7 bao gồm một điện trở 33(kΩ) nối tiếp một biến trở VR1 có giá trị 50(kΩ).

28
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

Bảng 3.2 Các linh kiện trong khâu tạo điện áp tựa

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Diode D3: 1N4002 U=100 (V), I= 1(A) 1
Diode ổn Zenner ổn áp 6,2V 1
áp
Trở R6 3 kῼ 1
R7 33 kῼ
Tụ điện C 0,22μF 1
Khuếch OP_AMP2 Vcc= ± 12V , t=-25 ÷ 850 C 1
đại thuật TL084 P=680 mW
toán
Rin=106 M Ω, Ira=30pA
Biến trở VR1 50 kῼ 1

3.3.3. Khâu so sánh


a, Sơ đồ và nguyên lý
Urc Udk

Uss

Urc
15

Uss 10

Udk 0

-5

-10

-15

0 0.01 0.02 0.03 0.04


Time (s)

Hình 3. 8 Sơ đồ mạch so sánh


*Nguyên lý:
Ta so sánh điện áp tựa URC và điện áp điều khiển Uđk, điểm cân bằng của hai điện
áp này là thời điểm mở thyristor.
Khi Uđk> URC thì điện áp ra của khâu so sánh: USS = +Ubh
Khi Uđk < URC thì điện áp ra của khâu so sánh: USS = -Ubh
Kết quả ta có chuỗi xung như hình 3.8b

29
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

b, Tính toán chọn linh kiện


Chọn loại OP_AMP3 loại TL084.
Chọn 2 điện trở hạn dòng R15 = R16 = 10 (kΩ).
Bảng 3.3 Các linh kiện trong khâu so sánh

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Trở R15,R16 10 kῼ 2
Khuếch OP_AMP2 Vcc= ± 12V , t=-25 ÷ 850 C 1
đại thuật TL084 P=680 mW
toán
Rin=106 M Ω, Ira=30pA

3.3.4. Khâu dạng xung, tách xung


a, Sơ đồ và nguyên lý
Uss

Uss AND 15
Uss
Uxc 10

-5

-10

-15

V1

1
Udd
0.8

C1 0.6

R9 0.4

0.2

V26

Udp R10 OP_AMP4 12

R11 10

D4 -2

Utx

1
Uxc
0.8

0.6

0.4

0.2

0 0.01 0.02 0.03 0.04


Time (s)

Hình 3. 9 Sơ đồ khâu dạng xung và tách xung


*Nguyên lý:
-Khâu dạng xung:
Đây là khâu nhằm tạo ra dạng xung phù hợp để thỏa mãn yêu cầu hoạt
động của mạch lực.
Ta sử dụng xung chùm bằng cách tạo ra bộ dao động dùng IC logic rồi
and với điện áp khâu so sánh.
Khâu tách xung:
Sau khâu dạng xung ta nhận được 2 chùm xung điều khiển do đó trong
một chu kì điện áp xoay chiều mỗi van sẽ nhận được 2 chùm xung điều khiển ở cả 2 nửa
chu kì. Nhưng ta không mong muốn có điện áp âm nên ta sẽ sử dụng khâu tách xung để
xác định chu kì phát xung cho thyristor là dương.
Điện áp Udp được lấy từ khâu đồng pha sẽ được đưa qua chân âm của
OP_AMP4 và đưa vào cổng logic AND cùng với Uss và Udđ. Do đó ta sẽ chỉ được một
chùm xung ở một nửa chu kì (như hình 3.9b).
30
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

b,Tính toán, chọn linh kiện


*Khâu tạo dao động:
-Chọn tần số dao động 50 kHz, chu kỳ tương ứng là:
1 1
𝑇= = = 2. 10−5 (𝑠)
𝑓 50. 103
Chọn tụ C1 = 10nF
Dùng IC logic CD4584 để thực hiện dao động.
Ta có chu kỳ dao động: T=0,4R9.C1
Ta suy ra:
𝑇 2. 10−5
𝑅9 = = = 5000 (Ω)
0,4. 𝐶1 0,4 . 10.10−9
Ta chọn R9= 5,1 (kΩ).
*Khâu tách xung:
Chọn KĐTT OP_AMP4 loại TL084.
Chọn điện trở hạn dòng R10 = R11 =10 (kΩ).
Chọn diode D4 loại 1N4002 với U=100V, I=1A.
Bảng 3.4 Các linh kiện trong khâu dạng xung và tách xung

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Diode D4: 1N4002 U=100 (V), I= 1(A) 1
Trở R9 5,1 kῼ 1
R10,R11 10 kῼ 2
Tụ điện C1 10 nF 1
Khuếch OP_AMP2 Vcc= ± 12V , t=-25 ÷ 850 C 1
đại thuật TL084 P=680 mW
toán
Rin=106 M Ω, Ira=30pA
IC logic 74LS08 IC logic có 4 cổng AND 1
AND
IC logic CD4584 IC có 6 mạch đảo dạng schmitt 1

3.3.5. Khâu khuếch đại xung


a,Sơ đồ và nguyên lý
*Nguyên lý khâu khuếch đại xung hình 3.10: Cả hai bóng T1 ,T2 đều chọn theo điều kiện
điện áp như nhau là chịu được trị số nguồn Ecs.Về dòng điện bóng T1 chọn theo dòng
𝐼𝑔
điện qua cuộn sơ cấp I1 của biến áp xung: Ic = I1 = .
𝑘

31
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

Trong đó: 𝐼𝑔 – Dòng điều khiển mở van;


k - tỉ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp biến áp xung thường
nằm trong phạm vi (1 ÷ 3).

Hình 3. 10 Sơ đồ khâu khuếch đại xung


Sau khi chọn được T1 để có hệ số khuếch đại 𝛽1 sẽ chọn được T2 vì dòng qua colecto T2
chính là dòng qua bazo T1,vậy bóng T2 luôn nhỏ hơn T1 do chịu dòng nhỏ hơn 𝛽1 lần.Vì
độ rộng xung điều khiển nhỏ hơn nhiều chu kì phát xung nên công suất phát nhiệt trên
transistor không đáng kể và không quan tâm đến vấn đề này khi tính toán. Điện trở R1
chọn từ điều kiện mở bão hòa tốt cho T1, T2 đồng thời không gây quá tải cho tầng trước
của khâu khuếch đại xung:
𝑼𝒗𝒎𝒂𝒙 𝜷𝟏 𝜷𝟐 𝑬𝒄𝒔
≤R1≤
𝑰𝒗𝒎𝒂𝒙 𝒔𝑰𝟏𝒎𝒂𝒙
Nếu điện áp khuếch đại xung có phần âm ,cần phải mắc diode bảo vệ cho các
transistor.Diode D2 ,hoặc diode ổn áp Dz,nhằm chống quá áp gây hỏng các bóng khi
chúng chuyển từ dẫn sang khóa ảnh hưởng của sức điện động tự cảm trên cuộn dây sơ
cấp biến áp xung.
b,Tính toán chọn linh kiện
-Chọn Ecs=12V.
-Chọn diode D5,D6,D7 loại 1N4002.
-Chọn điện trở R13 = R14 = 10 (kΩ).
-Ở phần mạch lực van thyristor có: Ug = 2 (V), Ig = 0,2 (A)
-Máy biến áp xung có tỉ số các cuộn dây k=2. Điện áp và dong điện cuộn sơ cấp:
U1=Ug.k= 4 (V); I1= Ig/k = 0,1 (A).
-Về dòng điện qua Collecter bóng T1 chọn theo dòng điện qua cuộn sơ cấp: ICT1=I1=0,1
(A).
Vậy chọn bóng T1 loại BD135 có tham số UCE = 45V; ICmax= 1,5 (A); hệ số khuếch đại
βmin = 40. Dòng qua collector của T2 chính là dòng qua bazo T1:
𝐼𝑇1 1,5
IT2= = =0,0375 (A)
𝛽𝑚𝑖𝑛 40
-Chọn bóng T2 loại BC107 có tham số UCE = 45 (V); ICmax=0,1 (A); hệ số công suất βmin
= 110.

32
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 3: Tính toán thiết kế mạch điều khiển

β1 β2 𝐸𝑐𝑠 40 . 110 . 12
R12 ≤ = = 29,3 (kΩ).
𝑠.𝐼1𝑚𝑎𝑥 1,2 . 1,5
Chọn R12 = 30(kΩ).
*Tính chọn biến áp xung:
- Tỷ số máy biến áp xung: chọn k=2 (thường k=2÷3)
- Do chế độ làm việc của biến áp xung là từ hóa một phần nên ta chọn ΔB= 0,3T;
ΔH=30 A/m.
- Ta có thể tích:
𝑘𝑈2 𝐼2 𝑡𝑥 𝛥𝑈𝑥 2.2.0,2.100. 10−6 . 0,1
𝑉= = = 0,89. 10−6 𝑚3 = 0,89 𝑐𝑚3
𝛥𝐵. 𝛥𝐻 0,3.30
- Tra bảng phụ lục 7(Sách “Hướng dẫn thiết kế Điện tử công suất” , Phạm Quốc
Hải, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.)cho trường hợp từ hóa một phần chọn
loại lõi hình trụ ký hiệu 1811 (đường kính ngoài bằng 18 mm, đường kính trong
bằng 11 mm) có tiết diện lõi tương ứng bằng 0,443 cm2.
- Vậy số vòng dây cuộn sơ cấp:
𝑈1 𝑡𝑥 4.100. 10−6
𝑤1 = = = 30,1 vòng
ΔB. 𝑆𝑏𝑎 0,3.0,443. 10−4
- Lấy w1= 32 vòng, suy ra w2= 32/2 = 16 vòng.
Bảng 3.5 Các linh kiện trong khâu khuếch đại xung

Các phần Tên Thông số Số Ghi


tử lượng chú
Diode D5,D6,D7: 1N4002 U=100 (V), I= 1(A) 3
Trở R13,R14 10 kῼ 2
R12 30 kῼ 1
Transitor T1 loại BD135 T1: UCE = 45V; ICmax= 1,5 (A) 1
T2 loại BC107 T2: UCE = 45 (V); ICmax=0,1(A) 1
Biến áp Biến áp xung U1=4V,I1=0,1A 1
xung U2=2V,I2=0,2A
Tỉ số máy biến áp: k=2
Số vòng sơ cấp: w1=32 vòng
Số vòng thứ cấp: w2=16 vòng

33
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

Chương 4: MÔ PHỎNG KIỂM CHỨNG

4.1. Giới thiệu chung về phần mềm mô phỏng PSIM


a) Giới thiệu chung
PSIM là phần mềm mạch do hãng LABVOLT (Hoa Kỳ) thiết kế và đưa ra thị
trường. Phần mềm này được thiết kế để mô phỏng những mạch điện tử, đặc trưng là đối
với những mạch điện tử công suất.
Thư viện được chia khá hợp lý và các phần tử được chia thành bốn nhóm:
 Phần tử mạch công suất (Power)
 Phần tử mạch điều khiển (Control)
 Phần tử nguồn (Sources)
 Các phần tử khác (Others)
Nhìn chung, PSIM được đánh giá là một phần mềm dễ sử dụng, trực quan, dung lượng
nhẹ, và khá mạnh trong lĩnh vực điện tử công suất.
b) Phần mềm mô phỏng PSIM
PSIM gồm 3 chương trình:
+) PSIM Schematic: Chương trình soạn thảo mạch nguyên lý, dùng để vẽ mạch
cần mô phỏng (kết quả cho file với đuôi .sch).
+) PSIM Simulator: Trình mô phỏng mạch nguyên lý (cho kết quả đuôi là .txt).
+) SIMVIEW: Trình vẽ dạng sóng kết quả mô phỏng và phân tích sóng.
-Ưu điểm của phần mềm PSIM:
+) PSIM có giao diện đơn giản (hình 4.1), dễ sử dụng đối với các mạch điện tử
công suất, dung lượng nhẹ.
+) PSIM mô phỏng rất trực quan.
+) Thư viện khá đầy đủ, dễ tìm kiếm.
-Nhược điểm:
+) Sử dụng khá phức tạp đối với những mạch vi xử lý hay các mạch cần chỉnh
sửa các tính chất linh kiện.
+) Một số linh kiện ở dạng lý tưởng, không phải thực tế nên khó điều chỉnh thông
số.

Hình 4. 1 Giao diện phần mềm PSIM


35
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

4.2. Sơ đồ mạch và đồ thị kết quả mô phỏng trong mạch điều khiển PSIM
Urc Udk

Uss

15

10

-5

-10

-15

0 0.01 0.02 0.03 0.04


Time (s)

Hình 4. 2 Sơ đồ mạch nguyên lý PSIM

36
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

4.2.1 Đồ thị kết quả


Khi nạp, ắc quy sẽ có hai quá trình nạp đó là nạp ổn dòng và nạp ổn áp như hình
1.4. Do đó, đầu ra tải sẽ có hai giá trị ta cần quan tâm đó là Ud và Id, và từ đó có thể quy
đổi tải ắc quy thành một điện trở Rd để có thể thể hiện được hai giá trị trên. Và do đề tài
chỉ yêu cầu kiểm tra vòng hở của cả hệ thống nên ở đây sẽ chỉ mô phỏng kiểm chứng
quá trình sạc ổn áp (U=const khi Rd tăng).
a, Ứng với góc α=10°
 Nhận xét:
Đối với mạch điều khiển:
Đặt Uđk = 6 (V) tương ứng với góc α=10° như hình 4.2. Đối với khâu tạo dao
động, chọn f=50 kHz, kết quả mô phỏng cho ta một dao động xung khá phù hợp với yêu
cầu bài toán.
Đổi với kết quả điện áp ra tải:
Ứng với góc α=10°, nhìn vào đồ thị điện áp hình 4.3, ta nhận thấy kết quả mô
phỏng Utb=162,2 (V) đã đáp ứng được với các yêu cầu bài ra và trùng khớp với kết quả
ta tính toán được ở phần thiết kế mạch lực đó là điện áp Ud = 162 (V)
Ud

250

200

150

100

50

0 1 2 3 4
Time (s)

Hình 4. 3 Đồ thị điện áp ra tải

37
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

-15
-10
10
12

10
15
-2

-5
0

0
2
4
6
8

0
5

8
0

Uxc2

Uxc

Utx

Udd

Uss

Urc
Udk
0.01
Time (s)
0.02
0.03
0.04

Hình 4. 4 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển

38
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

b,Ứng với góc α=90°


*Nhận xét:
Đối với mạch điều khiển:
Đặt Uđk = 3,2 (V) tương ứng với góc α=90° như hình 4.5. Đối với khâu tạo dao
động vẫn giữ nguyên với tần số f=50 kHz, kết quả mô phỏng cho ta một dao động xung
khá phù hợp với yêu cầu bài toán.
Đổi với kết quả điện áp ra tải:
Ứng với góc α= 90°, nhìn vào đồ thị điện áp hình 4.4, ta nhận thấy kết quả mô
phỏng Utb=150,3 (V), đã bị giảm so với trường hợp α=10°
Ud

200

150

100

50

0 1 2 3 4
Time (s)

Hình 4. 5 Đồ thị điện áp ra tải

39
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

-15
-10
10
12

10
15
-2

-5
0

0
2
4
6
8

0
5

8
0

Uxc2

Uxc

Utx

Udd

Uss

Urc
Udk
0.01
Time (s)
0.02
0.03
0.04

Hình 4. 6 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển

40
Đặng Hùng Mạnh
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động

c,Ứng với góc α=120°


*Nhận xét:
Đối với mạch điều khiển:
Đặt Uđk = 2 (V) tương ứng với góc α=120° như hình 4.7. Đối với khâu tạo dao
động vẫn giữ nguyên với tần số f=50 kHz, kết quả mô phỏng cho ta một dao động xung
khá phù hợp với yêu cầu bài toán.
Đổi với kết quả điện áp ra tải:
Ứng với góc α= 120°, nhìn vào đồ thị điện áp hình 4.6, ta nhận thấy kết quả mô
phỏng Utb= 98,9 (V), đã bị giảm khá nhiều so với trường hợp α=10°.
Ud

120

100

80

60

40

20

0 1 2 3 4
Time (s)

Hình 4. 7 Đồ thị điện áp ra tải

Đặng Hùng Mạnh 41


Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

0.2
0.4
0.6
0.8

-15
-10
10
12

10
15
-2

-5
0

0
2
4
6
8

0
5

8
0

Uxc2

Uxc

Utx

Udd

Uss

Urc
Udk
0.01
Time (s)
0.02
0.03
0.04

Hình 4. 8 Đồ thị ứng với các khâu trong mạch điều khiển
Đặng Hùng Mạnh 42
Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp ắc quy tự động

4.3. KẾT LUẬN


Sau gần 2 tháng được tìm tòi và nghiên cứu đề tài “Thiết kế bộ chỉnh lưu trong bộ nạp
ắc quy tự động”, chúng em đã đúc kết được một số kết quả sau:
1) Chúng em đã hiểu được tổng quan về ắc quy axit về các mặt:
 Về cấu tạo của bình ắc quy
 Về các đặc tính của ắc quy
 Về các phương pháp nạp cho bình ắc quy
2) Chúng em đã nắm rõ được về phần chỉnh lưu:
 Đã nắm rõ được khái niệm, cấu trúc của một bộ chỉnh lưu
 Nhận biết cơ bản về một số dạng sơ đồ chỉnh lưu
 Hiểu được về các đặc tính; mở, khóa; các thông số cơ bản của thyristor
3) Chúng em đã thiết kế và tính toán được sơ bộ phần mạch lực
4) Về phần mạch điều khiển, chúng em cũng đã hiểu và đã thiết kế được sao cho
phù hợp với đề tài và van đã chọn.
5) Chúng em đã được tiếp cận với phần mềm mô phỏng PSIM và đã sử dụng khá
thành thạo được nó để mô phỏng cả quá trình thiết kế.
6) Từ những mô phỏng mà chúng em đã làm, chúng e đã điều khiển được điện áp
nạp cho ắc quy dựa vào việc tăng giảm góc mở α.
7) Hướng phát triển tiếp theo cho đề tài này là nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống
vòng kín để hệ thống trở thành tự động hóa hoàn toàn.
8) Chúng em cảm ơn những ý kiến đóng góp, hướng dẫn từ cô Nguyễn Thị Điệp
để chúng em hoàn thành được đồ án.

Đặng Hùng Mạnh 43


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách “Hướng dẫn thiết kế Điện tử công suất” , Phạm Quốc Hải, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật.
2. Sách “Giáo trình điện tử công suất” , Trần Trọng Minh, NXB Khoa học và kỹ
thuật
3. Kỹ thuật mạch điện tử , Phạm Minh Hà
4. Các tài liệu về ắc quy.
PHỤ LỤC 1

1. Bảng tham số của các mạch chỉnh lưu:

Chú thích bảng 1.1:


Ud0: Trị số trung bình của điện áp chỉnh lưu điot hay chỉnh lưu điều khiển khi α = 0.
U2: Trị số hiệu dụng của điện áp pha cuộn thứ cấp biến áp nguồn.
Iv: Trị số trung bình của dòng điện qua van.
Ungmax: Điện áp ngược lớn nhất mà van phải chịu khi làm việc.
I2: Trị số hiệu dụng dòng điện cuộn thứ cấp biến áp nguồn.
Id: Trị số trung bình dòng điện ra tải.
I1: Trị số hiệu dụng dòng điện cuộn sơ cấp biến áp nguồn.
kba: hệ số máy biên áp nguồn.
Sba: Công suất tính toán máy biến áp nguồn.
Pd: Công suất một chiều trên tải: Pd= Ud0.Id.
ΔUγ: Sụt áp do điện cảm phía xoay chiều La gây ra:
ΔUγ = kγ.Xa.Id = kγ.2πf.La.Id
mđm: số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu trong một chu kỳ lưới xoay chiều.
fđm: tần số sóng hài bậc 1 của điện áp chỉnh lưu, phụ thuộc vào sơ đồ chỉnh lưu theo quan hệ:
fđm = mđm.f1; trong đó f1 là tần số lưới điện xoay chiều (f1 = 50Hz).
U1m
kđm: hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu: kđm = , trong đó U1m là biên độ sóng hài cơ bản
Ud
của điện áp chỉnh lưu theo khai triển Furier.
hγ: hệ số sơ đồ để tính góc trùng dẫn γ theo biểu thức chung:
𝑋𝑎 𝐼𝑑
cos(𝛼 + 𝛾) = cos 𝛼 − ℎ𝛾
√2𝑈2

You might also like