You are on page 1of 42

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ

KHOA ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỒ ÁN 2
Điều chỉnh tốc độ động cơ 1 chiều 12V

Nhóm sinh viên 1. Mai Khắc Nguyên DT010125


2. Nguyễn Văn Nam DT010123
3. Lê Thị Huyền DT010116
Giảng viên hướng dẫn ThS. Phùng Văn Quyền

Hà Nội, 2020
Lời nói đầu
Trong các ngành công nghiệp, công tác điều khiển vận hành các thiết bị theo
một quy trình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phầm
đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất giữ một vị chí quan trọng.
Với ưu điểm là điều khiển tốc độ động cơ đơn giản, dễ dàng, độ ổn định cao lên
động cơ một chiều được sử dụng khá phổ biến như: Truyền động cho một số
máy như máy nghiền, máy nâng, điều khiển băng tải, điều khiển robot… Nhưng
gắn liền với việc sử dụng động cơ điện một chiều là quá trình điều khiển tốc độ
động cơ sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu đó
nhóm chúng em thực hiện đề tài:” Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều 12V”.
Đồ án được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển động cơ một chiều 12V
MỤC LỤC
1.1 Giới thiệu về động cơ một chiều...........................................................................1
1.1.1 Cấu tạo động cơ một chiều.............................................................................1
1.1.2 Nguyên lí hoạt động của động cơ một chiều...............................................3
1.1.3 Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều.............................................................5
Chương 2: Phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM............................................9
2.1 Giới thiệu về phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM.....................................9
2.2 Nguyên lí của phương pháp PWM.....................................................................10
2.3 Các cách để tạo xung PWM để điều khiển.........................................................12
2.3.1 Tạo bằng phương pháp so sánh....................................................................12
2.3.2 Tạo bằng phương pháp tạo IC dao động.......................................................13
2.3.3.Tạo xung bằng phần mềm............................................................................13
2.4.Tạo xung PWM bằng IC555...............................................................................13
2.4.1 Giới thiệu.....................................................................................................13
2.4.2 Thông số.......................................................................................................14
2.4.3 Cấu trúc chân và sơ đồ nguyên lí.................................................................14
2.4.4 Chức năng từng chân....................................................................................17
2.4.5 Mạch đa hài dùng IC 555.............................................................................18
2.5. Một số sơ đồ IC555 hay sử dụng.......................................................................23
2.5.1 Bộ tạo dao động 555 đơn giản......................................................................23
2.5.2 Bộ dao động 555 nhanh nhất........................................................................25
2.5.3 Bộ dao động 555 chậm nhất.........................................................................25
2.5.4 Cấu hình có thể thay đổi được hệ số điều chỉnh...........................................26
2.5.5 Mạch cải thiện hệ số điều chỉnh trong một chu kỳ.......................................28
2.5.6 Bộ tạo dao động 555 độc lập........................................................................28
2.6. Mạch cầu H.......................................................................................................29
Chương 3: Thiết kế....................................................................................................34
3.1. Sơ đồ nguyên lí..................................................................................................34
3.2. Sơ đồ khối.........................................................................................................34
3.3Chức năng từng khối...........................................................................................34
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................38
Mục lục hình ảnh

Hình 1. 1 Cấu tạo động cơ điện 1 chiều.........................................................................1


Hình 1. 2 Cấu tạo Stato..................................................................................................2
Hình 1. 3 Cấu tạo động Roto.........................................................................................3
Hình 1. 4 Cổ góp và chối than.......................................................................................3
Hình 1. 5 Nguyên lý hoạt động động cơ 1 chiều............................................................4
Hình 1. 6 Sơ đồ thay thế................................................................................................5
Hình 1. 7 Đồ thị đặc tính cơ khi thay đổi từ thông θ......................................................5
Hình 1. 8 Đồ thị đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phụ Rf..............................................6
Hình 1. 9 Sơ đồ khối......................................................................................................7
Hình 1. 10 Đồ thị thay đổi đặc tính cơ khi thay đổi điện áp...........................................8
Y
Hình 2. 1 Dạng xung PWM...........................................................................................9
Hình 2. 2 Sơ đồ đóng ngắt nguồn với tải.....................................................................11
Hình 2. 3 Sơ đồ xung của van điều khiển và đầu ra.....................................................11
Hình 2. 4 Tạo xung vuông bằng phương pháp so sánh................................................12
Hình 2. 5 Phương pháp tạo IC dao động......................................................................13
Hình 2. 6 Cấu trúc chân và sơ đồ nguyên lí.................................................................14
Hình 2. 7 Sơ đồ cấu tạo bên trong................................................................................15
Hình 2. 8 Sơ đồ cấu trúc..............................................................................................15
Hình 2. 9 Sơ đồ nguyên lý...........................................................................................16
Hình 2. 10 Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................16
Hình 2. 11 Sơ đồ chân..................................................................................................18
Hình 2. 12 Mạch đa hài dùng IC 555...........................................................................19
Hình 2. 13 Dạng xung ra..............................................................................................21
Hình 2. 14 Mạch đơn đa hài dùng IC555.....................................................................21
Hình 2. 15 Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................22
Hình 2. 16 Dạng xung ta tại chân 2, 3, 6......................................................................23
Hình 2. 17 Mạch dao động tự do 555...........................................................................24
Hình 2. 18 Bộ dao động 555 nhanh nhất......................................................................25
Hình 2. 19 Bộ dao động 555 chậm nhất.......................................................................26
Hình 2. 20 Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................27
Hình 2. 21 Mạch cải thiện hệ số điều chỉnh trong một chu kỳ.....................................28
Hình 2. 22 Mạch tạo dao động 555 độc lập.................................................................29
Hình 2. 23 Mạch cầu H................................................................................................30
Hình 2. 24 Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................32
Hình 3. 1 Sơ đồ nguyên lí............................................................................................34
Hình 3. 2 Khối hiển thị................................................................................................35
Hình 3. 3 Khối điều khiển............................................................................................35
Hình 3. 4 Khối thay đổi tần số.....................................................................................36
Hình 3. 5 Khối công suất.............................................................................................36
Hình 3. 6 Kết hợp với 2 relay để tắt, bật và đảo chiều động cơ...................................37
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Đặt vấn đề
Trong nền sản xuất hiện đại, động cơ một chiều vẫn được coi là là một loại máy
quan trọng mặc dù ngày nay có rất nhiều loại máy móc hiện đại sử dụng nguồn
điện xoay chiều thông dụng.
So với động cơ xoay chiều, để chế tạo động cơ một chiều cùng cỡ thì giá thành
đắt hơn do sử dụng nhiều kim loại màu hơn, chế tạo và bảo quản cổ góp phức
tạp hơn nhưng do ưu điểm của nó mà động cơ một chiều vẫn không thể thiếu
trong nền sản xuất hiện đại. Ưu điểm của động cơ một chiều là có thể dùng làm
động cơ hay máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau. Song ưu
điểm lớn nhất của động cơ một chiều là điều chỉnh tốc độ và khả năng tải. Nếu
như bản thân động cơ xoay chiều không thể đáp ứng được hoặc nếu đáp ứng
được thì cũng phải tốn chi phí cho các thiết bị đi kèm ( như bộ biến tần) đắt tiền
thì động cơ một chiều có thế điều chỉnh tốc độ chính xác với mạch điều khiển
đơn giản, chính xác đồng thời đạt chất lượng cao. Vì vậy trong đồ án này chúng
em xin đề cập đến vấn đề “ điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều 12V”.
Giải quyết vấn đề
Phương pháp được nhóm em lựa chọn là bộ thay đổi độ rộng xung ( PWM ), đây
là phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao và được sử dụng rộng dãi.

1.1 Giới thiệu về động cơ một chiều

1.1.1 Cấu tạo động cơ một chiều

Hình 1. 1 Cấu tạo động cơ điện 1 chiều


Cấu tạo động cơ một chiều gồm các phần chính: Phần tĩnh (Stato), phần
động (Rôto), cổ góp và chổi than.
 Phần tĩnh: Là stato và luôn luôn là phần cảm. Phần cảm là phần
nhận năng lượng điện một chiều để tạo ra từ trường kích từ trong máy.

Hình 1. 2 Cấu tạo Stato


 Phần động: Là Rôto và luôn là phần ứng. Phần ứng là phần cảm ứng ra
sức điện động xoay chiều. Phần ứng bao gồm:
 Lõi thép: Là mạch từ của rôto được cấu tạo từ các là thép kỹ thuật điện có
độ dày ( 0.35-0.5) mm ghép lại với nhau. Chu vi mặt ngoài của rôto được xẻ
rãnh đều đặn để đặt dây.
 Dây quấn: Là dây đồng bọc cách điện hay dây ê-may, kiểu quấn là dải
đều trên chu vi mặt ngoài của rôto.
 Trục Rôto được làm bằng thép hợp kim có độ bền cơ khí rất cao. Trục
dùng để đỡ rôto và quay tự do bởi hai đầu có hai vòng bi.
Hình 1. 3 Cấu tạo động Roto
 Cổ góp và chổi than: Là bộ phận để chỉnh lưu hay nghịch lưu dòng điện
qua rôto. Đây có thể coi là bộ chỉnh lưu hay nghịch lưu cơ khí.
 Cổ góp hay còn gọi là vành góp hay vành đổi chiều, có cấu tạo bởi nhiều
phiến góp bằng đồng , các phiến góp được cách điện với nhau. Các đầu dây của
các mô bin được nối đến các phiến góp.
 Chổi than: Là thiết bị đưa dòng điện vào hoặc ra khỏi rôto, chổi than có
cấu tạo từ than granit vừa có độ bền cơ, vừa chống mài mòn, vừa có độ dẫn điện
cao.

Hình 1. 4 Cổ góp và chối than


1.1.2 Nguyên lí hoạt động của động cơ một chiều.
Khi cho điện áp một chiều vào phần cảm (Stato) thì trong phần cảm xuất hiện từ
trường kt. Đồng thời đặt điện áp một chiều vào phần ứng thì trong dây quấn
phần ứng (rôto) xuất hiện dòng điện iư. Do đó thanh dẫn phần ứng chịu một lực
tác động F, có chiều được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. F=BLI lực F sẽ tạo
mômen quay làm quay rôto.
Để chứng minh nguyên lí làm việc trên, đơn giản ta xét cho máy điện có rôto là
khung dây, stato là một nam châm điện 2 cực Bắc- Nam(N-S).

Hình 1. 5 Nguyên lý hoạt động động cơ 1 chiều


Trên hình 1.5 (h.1) khi mặt phẳng khung dây ABCD trùng với các đường sức từ
của từ trường kt, nếu điện áp mạch ngoài U dương ở chổi C1 âm ở chổi C2 thì
chiều dòng điện chạy trong rôto có chiều là: (+) C1 V2 ABCD V1 C2 (-). Dùng
quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều của lực F và từ đó suy ra chiều
mômen M.
Trên hình 1.5 (h.2) tương tự khi mặt phẳng ABCD quay đi 180º so với
hình 1, ta thấy chiều dòng điện chạy trong phần ứng là: (+) C1 V2 DCBA V1 C2
(-), và tương tự ta cũng xác định được chiều của lực F và chiều của mômen M.
1.1.3 Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều.
Theo lý thuyết máy điện ta có phương trình tính tốc độ động cơ sau:
U
E U −I u ( R M + R f ) n =0
C .θ
Công thức 1.1: n= C .θ = =n0−∆ n với ¿ I ( R + R ) ¿
e

e Ce . θ ∆ n=
u

C .θ
M f

U ( Ru + R f ) . M
hay n= C . θ −
e C M C e θ2
Từ 2 phương trình trên ta thấy n(tốc độ của động cơ) phụ thuộc vào θ(từ thông),
R (điện trở phần ứng), U(điện áp phần ứng). Vì vậy để điều chỉnh tốc độ của
động cơ điện một chiều ta có 3 phương pháp.
 Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông θ.
 Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ R f trên mạch phần
cứng.
 Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp.
* Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông θ.

Hình 1. 6 Sơ đồ thay thế

Hình 1. 7 Đồ thị đặc tính cơ khi thay đổi từ thông θ


 Đồ thị trên cho thấy đường đặc tính cơ của động cơ điện một chiều ứng
với các giá trị khác nhau của từ thông. Khi từ thông giảm n 0 tăng nhưng ∆ n còn
tăng nhanh hơn do đó ta mới thấy độ dốc của các đường đặc tính cơ này khác
nhau. Phương pháp cho phép điều chỉnh tốc độ lớn hơn tốc độ định mức. Tuy
nhiên nhược điềm khi sử dụng phương pháp này là phải sử dụng các biện pháp
khống chế đặc biệt do đó cấu tạo và công nghệ chế tạo phức tạp, khiến giá thành
máy tăng.
 Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ Rf trên mạch phần ứng
ta có:
U ( Ru + R f ) . M
 Công thức 1.2: n= C . θ − 2
e CM Ceθ
 Do từ thông không đổi nên n0 không đổi, chỉ có ∆ n là thay đổi. Một điều
dễ thấy nữa là, do ta chỉ có thể tăng thêm R f chứ không thể giảm Ru nên phương
pháp này chỉ điều chỉnh được tốc độ dưới tốc độ định mức. Do R f càng lớn đặc
tính cơ càng mền nên tốc độ thay đổi nhiều khi tải thay đổi.

Hình 1. 8 Đồ thị đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phụ Rf
 Từ đồ thị cho thầy, khi I biến thiên thì ứng với dùng dải biến thiên của I
đường đặc tính cơ nào mềm hơn thì tốc độ sẽ thay đổi nhiều hơn. Phương pháp
này cũng ít được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ một chiều.
 Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp.
Hình 1. 9 Sơ đồ khối
 Phương pháp này cho phép điều chỉnh tốc độ cả trên và dưới định mức.
Khi U giảm thì n0 giảm nhưng ∆ n là const nên tốc độ n giảm. Vì vậy thường chỉ
điều chỉnh tốc độ nhỏ hơn tốc độ định mức. Còn nếu lớn hơn thì chỉ điều chỉnh
trong phạm vi rất nhỏ. Đặc điểm quan trọng của phương pháp là khi điều chỉnh
tốc độ thì mômen không đổi vì từ thông và dòng điện phần ứng đều không thay
đổi.
 Phương pháp này có từ thông không đổi nên đặc tính cơ có độ cứng
không đổi. Tốc độ không tải lý tưởng phụ thuộc vào giá trị điện áp U đk của hệ
thống do đó có thể nói phương pháp này là điều khiển triệt để. Dải điều chỉnh
tốc độ của hệ thống bị chặn bởi các đặc tính cơ bản, là đặc tính ứng với điện áp
định mức và từ thông định mức. Tốc độ nhỏ nhất của dải điều khiển bị giới hạn
bởi yêu cầu về sai số tốc độ và mômen khởi động. Khi mômen tải là định mức
thì các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tốc độ là:
Công thức 1.3:
M đm
ω max=ω0 max −
| β|
M đm
ω min =ω0 min −
|β|
 Để thỏa mãn khả năng quá tải thì đặc tính thấp nhất của giải điều chỉnh
phải có mômen ngắn mạch là:
Công thức 1.4:
M nmmin=M cmax =K M . M đm
 Trong đó KM là hệ số quá tải về mômen. Vì đặc tính cơ là đường thẳng
song song nhau, nên theo định nghĩa về độ cứng đặc tính cơ ta có thể viết:
Công thức 1.5:
1 M đm
ω min =( M nmmin−M đm ) . = ( K −1)
|β| |β| M
M đm ω 0max .|β|
ω0 max − −1
| β| M đm
D= =
M đm K M −1
( K M −1)
| β|
 Với ω 0 max , Mđm, KM xác định ở mỗi máy, vì vậy phạm vi điều chỉnh D phụ
thuộc tuyến tính vào giá trị của của độ cứng β . Khi điều chỉnh điện áp phần ứng
của động cơ điện một chiều bằng các thiết bị nguồn điều chỉnh thì điện trở tổng
mạch phần ứng gấp khoảng 2 lần điện trở phần ứng động cơ. Do đó có thể tính
sơ bộ được:
Công thức 1.6
ω0 max .|β|
≤ 10
M đm
 Do đó phạm vi điều chỉnh tốc độ động cơ không vượt quá 10 khi tải có
đặc tính mômen không đổi. Điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều bằng PWM
chính là sử dụng phương pháp này.

Hình 1. 10 Đồ thị thay đổi đặc tính cơ khi thay đổi điện áp
 Kết luận: Cả 3 phương pháp trên đều điều chỉnh tốc độ động cơ 1 chiều
nhưng chỉ có phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều bằng cách thay
đổi điện áp U đặt vào phần ứng của động cơ là tốt nhất và hay được sử dụng
nhất vì nó thu được đặc tính cơ có độ lớn không đổi, điều chỉnh tốc độ bằng
phẳng và ít bị tổn hao.
Chương 2: Phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM
 Nội dung của phương pháp này là thay đổi t1( thời gian xung cao), giữ
nguyên T( thời gian 1 chu kì xung). Giá trị trung bình của điện áp ra khi thay đổi
độ rộng là:
Công thức 2.1:
t1. U
U tb = =γ .U
T
t1
 Trong đó: γ = là hệ số lấp đầy, còn gọi là tỷ số chu kỳ.
T
 Như vậy giải điều chỉnh của Ura là rộng (0<ε <1).

2.1 Giới thiệu về phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM.
 Phương pháp điều chế PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp
điều chỉnh điện áp ra tải hay nói cách khác là phương pháp điều chế dựa trên sự
thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông dẫn đến việc thay đổi điện áp ra.
 Sử dụng phương pháp PWM điều khiển tốc độ nhanh chậm của động cơ
hay cao hơn nữa nó còn được dùng để điều khiển ổn định tốc độ động cơ. Ngoài
lĩnh vực điều khiển hay hay ổn định tải thì phương pháp PWM còn tham gia vào
điều khiển các mạch nguồn như: Buck converter, Boost converter, nghịch lưu 1
pha và 3 pha… Phương pháp PWM chúng ta còn gặp nhiều trong thực tế và các
mạch điện điều khiển. Điều đặc biệt là phương pháp PWM chuyên dùng để điều
khiển các phần tử điện tử công suất có đường đặc tính là tuyến tính khi có sẵn
một nguồn một chiều cố định.

Hình 2. 1 Dạng xung PWM


 Sơ đồ trên biểu thị dạng xung điều chế trong một chu kì, thời gian xung
lên (xung ở mức cao) có thể thay đổi dãn ra hoặc co vào và độ rộng của nó được
tính bằng phần trăm, độ rộng được tính như sau:
Công thức 2.2:
t1
Độrộng = .100 %
T
Như vậy thời gian xung lên trong một chu kì càng lớn thì điện áp đầu ra càng
lớn. Điện áp đầu ra sẽ được tính như sau:
Công thức 2.3:
t1
U t =U max . . 100 %
T
Ưu, nhược điểm khi sử dụng mạch PWM để điều khiển tốc độ động cơ một
chiều.
a) Ưu điểm
 Transistor ở lối ra chỉ có duy nhất hai trạng thái (ON hoặc OFF) do đó
hạn chế được tổn thất về năng lượng phát nhiệt hay năng lượng rò rỉ tại nối ra.
 Dải điều khiển rộng hơn so với mạch điều chỉnh tuyến tính.
 Tốc độ mô tơ quay nhanh hơn khi cấp chuỗi xung điều chế theo kiểu
PWM so với khi cấp một điện áp tương đương với điện áp trung bình của chuỗi
xung PWM.
b) Nhược điểm.
 Cần các mạch điện tử bổ trợ giá thành cao.
 Các xung kích lên 12 volt có thể gân ra tiếng ồn nếu mô tơ không được
gắn chặt và tiếng ồn này sẽ tăng lên nếu gặp phải trường hợp cộng hưởng của
vỏ.
 Ngoài ra việc dùng chuỗi xung điều chế PWM có thể làm giảm tuổi thọ
của mô tơ.

2.2 Nguyên lí của phương pháp PWM.


 Đây là phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc đóng ngắt nguồn tới
tải và một cách có chu kì theo theo luật điều chỉnh thời gian đóng cắt. Phần tử
thực hiện nhiệm vụ đóng trong mạch là các van bán dẫn.
 Xét hoạt động đóng cắt của một van bán dẫn. Dùng van đóng cắt bằng
Mosfet
Hình 2. 2 Sơ đồ đóng ngắt nguồn với tải

Hình 2. 3 Sơ đồ xung của van điều khiển và đầu ra


 Trên là mạch nguyên lý điều khiển tải bằng PWM và giản đồ xung của
chân điều khiển và điện áp đầu ra khi dùng PWM.
 Nguyên lý 2.1: Trong khoảng thời gian 0-to ta cho van G mở toàn bộ điện
áp nguồn Ud được đưa ra tải. Còn thời gian từ to-T cho van G khóa cắt nguồn
cung cấp cho tải .Vì vậy với to thay đổi từ 0-T ta sẽ cung cấp toàn bộ ,1 phần
hay khóa hòa toàn điện áp cung cấp cho tải .
 Công thức tính giá trị trung bình của điện áp ra tải :
 Gọi to là thời gian xung ở sườn dương ,T là thời gian cả sườn âm và
dương Umax là điện áp nguồn cung cấp cho tải
t
Công thức 2.4: U d =U max . 1 (V ) hay U D=U max . D
T
t
Với D = 1 là hệ số điều chỉnh và được tính bằng phần trăm
T
2.3 Các cách để tạo xung PWM để điều khiển
 Để tạo được PWM thì hiện nay có 2 cách thông dụng : bằng phần cứng và
bằng phần mềm .Trong phần cứng có thể tạo bằng phương pháp so sánh hay là
trực tiếp từ các IC dao động tạo xung vuông như : 555,LM556,…Trong phần
mềm được tạo bằng các chip có thể lập trình được.Tạo bằng phần mềm thì độ
chính xác cao hơn là tạo bằng phần cứng nên người ta hay sử dụng phần mềm để
tạo PWM.

2.3.1 Tạo bằng phương pháp so sánh


Để tạo bằng phương pháp so sánh thì cần 2 điều kiện sau đây :
 Tín hiệu răng cưa : Xác định tần số của PWM .
 Tín hiệu tựa là 1 điện áp chuẩn xác định mức công suất điều chế (tín hiệu
DC)

Hình 2. 4 Tạo xung vuông bằng phương pháp so sánh


Chúng ta sử dụng 1 bộ so sánh điện áp 2 đầu vào là 1 xung răng cưa và 1 tín
hiệu 1 chiều (Ref).
- Khi SAW < Ref thì cho ra điện áp 0V
- Khi SAW > Ref thì cho ra điện áp là Umax
Cứ như vậy mỗi khi chúng ta thay đổi Ref thì OUTPUT lại có chuỗi xung độ
rộng D thay đổi với tần số xung vuông OUTPUT = tần số xung răng cưa SAW.
2.3.2 Tạo bằng phương pháp tạo IC dao động
Như chúng ta đã biết thì có rất nhiều IC có thể tạo được trực tiếp ra xung vuông
mà không cần phải tạo tín hiệu tam giác vì trong đó nó đã tích hợp sẵn .
Ví dụ 2.1: IC555..

Hình 2. 5 Phương pháp tạo IC dao động


Với tần số xác định là f = 1/(ln.C1.(R1+2R2) nên chỉ cần điều chỉnh R2 là có thể
thay đổi độ rộng xung dễ dàng.

2.3.3.Tạo xung bằng phần mềm


Với cách này cho độ chính xác cao về tần số và độ rộng xung .Xung này được
tạo dựa trên xung nhiệt của CPU .

2.4.Tạo xung PWM bằng IC555.


Sơ lược về IC 555

2.4.1 Giới thiệu


Về cơ bản, IC 555 là một mạch định thời nguyên khối tạo ra độ trễ hoặc dao
động thời gian chính xác và rất ổn định. Khi so sánh với các ứng dụng của op-
amp trong cùng vùng làm việc, IC 555 cũng đáng tin cậy không kém và có giá
thành rẻ. Ngoài các ứng dụng của nó như là một bộ dao động đơn ổn và bộ dao
động bất ổn, bộ định thời 555 cũng có thể được sử dụng trong bộ chuyển đổi
nguổn dc-dc, đầu dò logic số, máy phát sóng, máy đo tần số tương tự và máy đo
tốc độ, máy đo và điều chỉnh nhiệt độ, bộ điều chỉnh điện áp, v.v.IC 555 có thể
được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ từ 0° đến 70°C.
2.4.2 Thông số
- Điện áp đầu vào: 5-18 V
- Dòng tiêu thụ 6-15mA
- Điện áp logic ở mức cao:0.5-15V
- Điện áp logic ở mức thấp : 0.03-0.06V
- Công suất tiêu thụ tối đa: 600mW
- Dòng ra tối đa 200mA

2.4.3 Cấu trúc chân và sơ đồ nguyên lí

Hình 2. 6 Cấu trúc chân và sơ đồ nguyên lí


Như hình trên NE555 có 2 loại là hình tròn, 8 chân và Hình chữ nhật ,8 chân. Ở
thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng loại 8 chân, hình chữ nhật.
Hình 2. 7 Sơ đồ cấu tạo bên trong
Ic 555 gồm 25 bóng bán dẫn ,2 diode và 15 điện trở ,có thể mô tả nó thông qua
sơ đồ khối gồm 2 bộ so sánh, 1 Flip flop,một bộ chia điện áp và một bóng bán
dẫn và đầu ra như hình trên.
Sơ đồ cấu trúc:

Hình 2. 8 Sơ đồ cấu trúc


Bộ chia điện áp gồm ba điện trở 5k giống hệt nhau ,tạo ra 2 điện áp tham chiếu
là 1/3 và 2/3 điện áp được cũng cấp có thể dao động từ 5V đến 15V

Hình 2. 9 Sơ đồ nguyên lý
Tiếp theo là hai bộ so sánh ,ở đây nó dùng Ic thuật toán để tạo mạch so sánh.Bộ
so sánh là một phần tử mạch so sánh hai điện áp đầu vào dương (không đảo) và
đầu vào âm ( đảo) của nó.Nếu điện áp đầu vào tại cực dương cao hơn điện áp
đầu vào tại cực âm thì bộ so sánh sẽ cho tín hiệu ra là 1 .Ngược lại,nếu điện áp
tại cực âm cao hơn điện áp tại cực dương thì bộ so sánh sẽ xuất tín hiệu ra là 0 .

Hình 2. 10 Sơ đồ nguyên lý
Ta thấy đầu của Opam 1 được nối với mức áp tham chiếu là 2/3Vcc còn đầu
đươc nối với chân 6 và đầu của Opam 2 được nối với mức áp tham chiếu là
1/3Vcc còn đầu được nối với chân 2 .Vì vậy sử dụng ba chân Trigger,Threshold
và control chúng ta có thể kiểm soát đầu ra của hai bộ so sánh sau đó được nạp
vào đầu vào R và S của flip flop. Flip-Flop sẽ xuất ra 1 khi R = 0 và S =1 ,và
ngược lại nó sẽ xuất 0 khi R = 1 và S = 0 còn khi R = 0 và S = 0 thì flip flop giữ
nguyên trạng thái truoc đó của nó. Ngoài ra Flip Flop có thể được đặt lại về 0
thông qua chân Reset.
2.4.4 Chức năng từng chân

Hình 2. 11 Sơ đồ chân
- Chân số 1: “GND” là chân nối đất, tất cả các mức điện áp điều được so sánh
với áp tại đường dây nối đất.
- Chân số 2: “Trigger” là chân kích : chân trigger được dùng để cung cấp đầu
vào kích cho IC 555 hoạt động ở chế độ đơn ổn. Chân này là đầu vào đảo của bộ
so sánh có nhiệm vụ làm cho transistor của flip flop chuyển trạng thái từ set
sangreset. Ngõ ra của bộ định thời phụ thuộc vào độ lớn xung bên ngoài đưa vào
chân trigger. Một xung âm
- Chân số 3: “Output” là chân xuất tín hiệu ra : Ngõ ra của bộ định thời. Có hai
cách để 1 tải có thể kết nối với chân output. Cách 1 là kết nối giữ chân 3
(output) và chân 1 (GND) hoặc giữa chân 3 và chân 8 (chân nguồn). Tải nối
giữa chân output và chân nguồn được gọi là tải thường mở, tải nối giữa chân
outpur và chân GND được gọi là tải thường đóng.
- Chân số 4: “Reset” là chân reset vi mạch: Bất cứ khi nào bộ định thời bị reset,
một xung âm được đưa đến chân 4. Đầu ra được thiết lập lại trạng thái ban đầu
bất kể điều kiện đầu vào. Khi chân này không được sử dụng, ta nối lên Vcc để
tránh mọi khả năng kích hoạt sai.
- Chân số 5: “Control voltage” là chân điện áp điều khiển. Chân ngưỡng
(threshold) và chân kích (trigger) điều khiển sử dụng chân này. Biên độ sóng ra
được quyết định bởi một biến trở hoặc một điện áp bên ngoài được đưa vào chân
này. Vì vậy, lượng điện áp trên chân này sẽ quyết định khi nào bộ so sánh được
chuyển đổi, và do đó thay đổi biên độ của đầu ra. Khi không sử dụng chân này,
ta nên nối đất thông qua 1 tụ 0,01 micro Farad để chống nhiễu.
- Chân số 6: “Threshold” là chân ngưỡng. Nó là ngõ vào không đảo của bộ so
sánh 1, được so sánh với ngõ vào đảo với điện áp tham chiếu là 2/3Vcc, bộ so
sánh trên chuyển sang +Vsat và đầu ra được đặt lại.
- Chân số 7: “discharge” là chân xả điện. Chân này nối vào cực C của transistor
và thường có một tụ điện nối giữa chân xả điện và chân nối đất. Nó được gọi là
chân xả điện vì khi transistor dẫn bão hòa, tụ C xả điện thông qua transistor. Khi
transistor ngắt, tụ được nạp thông qua điện trở và tụ bên ngoài.
- Chân số 8: “Vcc” là chân cấp nguồn. Nguồn cung cấp trong khoảng từ 5V đến
18V.

2.4.5 Mạch đa hài dùng IC 555


Vcc
R1 4 8
3 out
7
6 555
R2

2 5
1
C 0.01μF

Hình 2. 12 Mạch đa hài dùng IC 555


Trong mạch trên chân ngưỡng (6) được nối với chân nhớ (2), và 2 chân này có
chung 1 điện áp trên tụ là UC. Để so với điện áp chuẩn 1/3 Vcc và 2/3Vcc của 2
bộ so sánh 1 và 2 ở lối vào của IC555.
Tụ 0.01 µF nối chân 5 với đất để lọc nhiễu tần số cao có ảnh hưởng đến điện áp
chuẩn lối vào 2/3Vcc.
- Chân 4 được nối lên nguồn Vcc để không sử dụng chức năng Reset IC555.
- Chân 7 được nối với điện trở R1 và R2 để tạo đường phóng nạp cho tụ.
- Chân 3 có dạng xung vuông.
Nguyên lý hoạt động của mạch:
Khi mới đóng điện, điện áp trên tụ C là UC = 0 V tương ứng với điện áp chân 2
và chân 6 bằng 0V (U2(-) < 1/3Vcc, U6(+) < 2/3Vcc) qua 2 bộ so sánh IC555 lối
ra Out ở mức cao(xấp xỉ Vcc), khi đó transistor chân 7 ở trạng thái cấm và tụ C
được nạp điện. Tụ được nạp điện từ Vcc qua R1 qua R2 và qua C xuống đất, điện
áp trên tụ C tăng dần với hằng số thời gian nạp là:
Công thức 2.5: τnạp = (R1 + R2)C
- Điện áp trên tụ tăng dần:
−t
Công thức 2.6: U C =VCC .(1−e τ )
nạp

Khi điện áp trên tụ tăng đến mức ¿ 1/3 Vcc (và < 2/3Vcc) thì khi đó điện áp
trên chân 2 của bộ so sánh thứ 1 (U2(-) > 1/3 Vcc) và bộ so sánh 2 với (U6(+) <
2/3Vcc) lối ra ở trạng thái nhớ Out ở mức cao. Khi điện áp trên tụ tăng đến mức
¿ 2/3 Vcc thì khi đó điện áp trên chân 2 của bộ so sánh thứ 1 (U2(-) > 1/3 Vcc)

và bộ so sánh 2 với (U6(+) > 2/3Vcc) lối ra đổi trạng thái từ lối ra Out (3) ở mức
cao sang lối ra Out (3) ở mức thấp (tương ứng 0V). Lúc này transistor ở chân 7
chuyển sang trạng thái mở bão hòa và điện áp chân 7 xấp xỉ 0V và tụ C lúc này
bắt đầu phóng điện, tụ phóng điệ từ C qua R2 và qua chân 7 và transistor trong
IC555 xuống đất với hằng số thời gian là:
Công thức 2.8: τphóng = R2C
- Lúc này điện áp trên tụ C lại giảm dần từ mức điện áp 2/3Vcc xuống 0V
Công thức 2.9:
−t

=VCC . ( 1−e )
τ phóng
UC
Khi điện áp trên tụ giảm ở mức >1/3 Vcc (và < 2/3Vcc) thì khi đó điện áp trên
chân 2 của bộ so sánh thứ 1 (U2(-) > 1/3 Vcc) và bộ so sánh 2 với (U6(+) <
2/3Vcc) lối ra ở trạng thái nhớ Out ở mức thấp.
Khi điện áp trên tụ giảm đến mức ¿ 1/3 Vcc thì khi đó điện áp trên chân 2 của
bộ so sánh thứ 1 (U2(-) < 1/3 Vcc) và bộ so sánh 2 với (U6(+) < 2/3Vcc) lối ra
đổi trạng thái từ lối ra Out (3) ở mức thấp sang lối ra Out (3) ở mức cao (tương
ứng Vcc). Lúc này transistor ở chân 7 chuyển sang trạng thái cấm và tụ C lúc
này lại được nạp điện lại.
Quá trình này được lặp đi lặp lại và mạch tự dao động
Điện áp trên tụ C được nạp từ giá trị 1/3Vcc đến 2/3Vcc (trừ chu kỳ đầu tiên khi
đóng mạch là tụ được nạp từ 0V đến 2/3Vcc). Tụ phóng điện từ điện áp 2/3Vcc
xuống tới 1/3Vcc.
Chu kỳ dao động:
- Thời gian tụ nạp điện là:
Công thức 2.10: tnạp = 0.69* τnạp = 0.69(R1 + R2)C
- Thời gian tụ phóng là:
Công thức 2.11: tphóng = 0.69* τphóng = 0.69R2C
- Chu kỳ dao động của mạch là:
Công thức 2.12: T = tnạp + tphóng = 0.69(R1 + 2R2)C
Do thời gian phóng và thời gian nạp không bằng nhau (thường tnạp > tphóng) nên
xung vuông ở lối ra không đối xứng và có thời gian có xung lớn hơn thời gian
không có xung.
Dạng xung ra:

Hình 2. 13 Dạng xung ra

Hình 2. 14 Mạch đơn đa hài dùng IC555

Vcc
R1 4 8
3 out
7
555
6
Uv
2 5
1
C
0.01μF

Hình 2. 15 Sơ đồ nguyên lý
Nguyên lý hoạt động của mạch:
Chân ngưỡng 6 được nối với chân xả điện 7 của mạch R1C.
Lối vào 2 được nối với xung kích biên độ âm có điện áp khi không có xung kích
>1/3Vcc và khi có xung kích lối vào điện áp <1/3Vcc.
Đặc điểm của mạch đơn ổn là khi không có xung kích lối vào thì lối ra ở trạng
thái ổn định định là Out = 0.
Khi có xung kích hẹp tác động tới lối vào tác động tới lối vào Trigger nhớ chân
2 làm cho lối ra sẽ có xung dương (do điện áp chân 6 ¿ 0V với lối vào
ngưỡng). Thời gian kéo dài xung ra phụ thuộc vào thời gian nạp điện cho tụ C.
Khi có xung lối ra thì chân 7 tương ứng ở mức cao và tụ C được nạp điện, tụ
được nạp từ Vcc qua R1 qua C xuống đất và điện áp trên tụ C khi này tăng dần
theo hàm số mũ từ 0V đến Vcc, với gía trị điện áp trên tụ là:
Công thức 2.13:
−t x
R 1 .C
U C =V CC .(1−e )
Khi tụ nạp điện đến giá trị điện áp 2/3Vcc khi đó tương ứng với giá trị điện áp
ngưỡng chân 6 và điện áp chân 2 là lớn hơn1/3Vcc do đó lối ra IC555 sẽ lật
trạng thái từ mức cao sang trạng thái mức thấp và ở trạng thái ổn định bền chờ
xung kích tiếp theo tác dụng tới lối vào 2. Khi lối ra lật trạng thái sang mức thấp
tương ứng chân 7 ở mức thấp và tụ C sẽ phóng điện nhanh qua chân 7 xuống đất
và điện áp trên chân 7 và chân 6 nhanh chóng về điện áp thấp.
Thời gian kéo dài xung ra tương ứng với thời gian tụ được nạp điện từ giá trị
điện áp 0V đến giá trị điện áp 2/3Vcc. Khi đó ta có:
−tx
(
Công thức 2.14: U C =V CC . 1−e R . C = 2 V CC
1
) 3
¿>t x =ln ( 3 ) . R1 .C (*)
Hình 2. 16 Dạng xung ta tại chân 2, 3, 6

2.5. Một số sơ đồ IC555 hay sử dụng

2.5.1 Bộ tạo dao động 555 đơn giản


Mạch dao động tự do 555 đơn giản nhất, kết nối chân 3 trực tiếp với tụ điện C
thông qua một điện trở R duy nhất.

Hình 2. 17 Mạch dao động tự do 555


Khi đầu ra chân 3 ở mức cao tụ điện sẽ tích điện qua điện trở .Khi điện áp
trên tụ đạt 2/3 giá trị điện áp Vcc,chân 6 làm cho đầu ra ở chân 3 thay đổi trạng
thái và khi ở mức thấp thì tụ sẽ phóng điện trở lại qua cùng 1 điện trở cho đến
khi chân 2 đạt bằng 1/3 giá trị điện áp Vcc để đầu ra thay đổi trạng thái 1 lần
nữa .
Tụ điện liên tục sạc và phóng điện qua lại giữa 2/3Vcc và 1/3Vcc qua cùng 1
điện trở tạo ra trạng thái cao và thấp ở đầu ra.
Khi tụ điện nạp và phóng điện qua cùng 1 điện trở ,chuỗi xung đầu ra sóng
vuông được tạo ra có thời gian chu kỳ T và tần số f:
Công thức 2.15:
T =2 ( 0,693 ) . R . C
0,722
f=
R .C
2.5.2 Bộ dao động 555 nhanh nhất

Hình 2. 18 Bộ dao động 555 nhanh nhất


Bằng cách thay đổi giá trị của R và C mạch đa vi điều khiển 555 có thể được tạo
ra để dao động ở bất kì tần số đầu ra mong muốn.
Để có được 555 hoạt động ở tần số cao nhất ,cần phải liên tục kích hoạt lại nó
ngay khi đầu ra thay đổi trạng thái từ cao xuống thấp hoặc thấp đến cao. Tốc độ
chuyển mạch nhanh nhất có thể đạt được bằng cách loại bỏ cả 2 thành phần định
thời Rvà C cà cấp tín hiệu đầu ra trực tiếp trở lại các đầu vào chân số 2 và số 6.
Bằng cách kết nối đầu ra, chân 3 với cả đầu vào kích hoạt chân sô 2 và đầu vào
ngưỡng chân số 6,mỗi khi đầu ra thay đổi trạng thái nó kích hoạt IC555 để thay
đổi trạng thái 1 lần nữa. Tuy nhiên ,dạng sóng đầu ra sẽ không phải là đối xứng
hoặc là sóng vuông mà là một chuỗi các xung âm.
Tần số dao động cao nhất thu được khi sử dụng cách sắp xếp này sẽ phụ thuộc
vào điện áp cung cấp ,loại chip 555 được sử dụng .

2.5.3 Bộ dao động 555 chậm nhất


Nếu ta quay lại mạch dao động 555 ban đầu và thay tụ điện định thời bằng tụ
điện có giá trị lớn.
Hình 2. 19 Bộ dao động 555 chậm nhất
Trong mạch trễ thời gian,đầu ra vẫn thấp cho đến khi 555 được kích hoạt trên
chân 2 sau đó tăng cao trong một số thời gian được tính trước và sau khi nhận
kích hoạt . Ở đây chân ngưỡng 6 và chân phóng điện 7 được gắn với nhau tại
điểm nối của các thành phần định thời RC. Chân 7 kích hoạt được giữ ở mức
cao qua điện trở R1 cho đến khi nút bấm S1 đóng. Khi nút bấm đóng nó sẽ ngắt
chân 7 xuống GND và do đó điện áp sẽ xuống dưới 1/3VCC và bắt đầu thời
gian trễ. Sau khi được kích hoạt, bộ định thời 555 sẽ khồn phản hồi với bất kỳ
kích thích bổ sung nào cho tới khi đặt đến khoảng thời gian trễ. Điều này làm
cho mạch hữu ích trong các ứng dụng gỡ lỗi công tắc vì một xung đơn tạo ra bất
kể công tắc bị ngắt bao nhiêu lần.
Trong khoảng thời gian trễ đó đầu ra ở mức cao và có giá trị bằng: 1.1RC (s),
trong đó R tính bằng ohms và C tính bằng Farads. Bằng cách chọn các giá trị
thích hợp của R và C, đầu ra có thể thu được đỗ trễ từ vài micro giây đến nhiều
giờ với độ trễ dài.

2.5.4 Cấu hình có thể thay đổi được hệ số điều chỉnh.


Hệ số điều chỉnh D là tỷ lệ thời gian bật t1(thời gian mức cao) trên tổng
thời gian trong một chu kỳ, được giới hạn trong khoảng từ 50% đến 100% đối
với mạch dao động 555 tiêu chuẩn. Nhưng một số ứng dụng có thể yêu cầu một
hệ số điều chỉnh được thiết lập dưới 50% , tức là t1(thời gian mức cao) ngắn hớn
t2(thời gian mức thấp), thời gian đó phụ thuộc vào tỷ lệ của RA và RB
Khi điện trở RA lớn hơn nhiều so với RB, hệ số điều chỉnh tăng và bằng 100%
khi RB bằng 0. Ngược lại khi RB lớn hơn RA thì hệ số điều chỉnh giảm tới gần giá
trị 50%. Để hệ số tỷ lệ có giá trị bằng 50% thì RA phải bằng 0 ohms, điều này
không được sảy ra vì nó sẽ làm VCC tiếp với GND thông qua chân 7. Để khắp
phục được điều này và làm giảm hệ số điều chỉnh giảm xuống dưới 50% ta cần
mắc một diode trong mạch định thời RC như hình dưới đây.

Hình 2. 20 Sơ đồ nguyên lý
Việc bổ xung diode D1 sẽ làm ngắn mạch điện trở RB trong chu kỳ sạc.
Trong chu kỳ xả tụ khi đầu ra chân 3 ở mức thấp, diode D1 được phân cực
ngược nên mạch hoạt động trước khi xả tụ qua điện trở RB vào chân 7. Do đó
trong chu kỳ sạc khi đầu ra ở nức cao, RA và C kiểm soát khoảng thời gian
t1(thời gian mức cao), trong khi ở chu kỳ xả khi đầu ra ở mức thấp thì RB và C sẽ
kiểm soát thời gian t2(thời gian mức thấp).
Lưu ý: Do sự xuất hiện của diode D1 nên điện áp qua diode sẽ bị tổn hao
đi 0,7 volt làm cho mạch nhạy cảm hơn so với các biến đổi của điện áp cung cấp
VCC. Do đó, biểu thức định thời t1 là xấp xỉ 0.8RC.
- Thời gian mức cao t1:
Công thức 2.16: t 1=0,8. R A .C
- Thời gian mức thấp t2:
Công thức 2.17: t 2=0,7. R B . C
- Thời gian trong một chu kỳ :
Công thức 2.18: T =t 1+ t2
- Hệ số điều chỉnh D:
A R
Công thức 2.19: D= R + R
A B

2.5.5 Mạch cải thiện hệ số điều chỉnh trong một chu kỳ


Ta có thể cải thiện mạch trong phần 2.5.4 bằng cách thêm một diode thứ 2, D2
nối tiếp với điện trở RB như hình vẽ:

Hình 2. 21 Mạch cải thiện hệ số điều chỉnh trong một chu kỳ


Với sự tham gia của diode D2, bất kỳ dòng điện rò song song nào chạy qua RB
trong chu kỳ sạc sẽ bị chặn hoàn toàn do diode D2 phân cực ngược trong khoảng
thời gian này. Trong chu kỳ xả điện, tụ xả thông qua D2 và RB làm cho diode D1
được phân cực ngược trong chu kỳ này. Vì vậy cả hai đường nạp và xả cho tụ
định thời trở lên giống nhau khi tụ nạp qua RA và D1, xả qua RB và D2 cho phép
điều chỉnh một trong hai khoảng thời gian mà không ảnh hưởng đến khoảng thời
gian khác.

2.5.6 Bộ tạo dao động 555 độc lập.


Có thể cải thiện mạch trong phần 2.5.4 bằng cách sử dụng một hoặc hai triết áp
nối tiếp với hai diode để giúp khoảng thời gian nạp và xả tụ hoàn toàn độc lập
với nhau.
Hình 2. 22 Mạch tạo dao động 555 độc lập
Với sơ đồ mạch trên ở hình 1, cho thấy việc sử dụng hai triết áp trong việc thiết
kế bộ dao động, sử dụng hai triết áp VR1 và VR2, mỗi triết áp nối với một diode,
khoảng thời gian cho cả chu kỳ xả( đầu ra thấp) và chu kỳ nạp( đầu ra cao) có
thể được điều chỉnh độc lập cho phép kiểm soát hoàn toàn chu kỳ làm việc mà
không ảnh hưởng đến tần số đầu ra.
Với sơ đồ như ở hình 2, sử dụng một chiết áp duy nhất để điều khiển khoảng
thời gian ở mức cao và mức thấp tại đầu ra. Khi chiết áp thay đổi vị trí, xoay về
phía điểm A thì hệ số tỉ lệ D sẽ giảm và ngược lại, khi xoay chiết áp sang vị trí
điểm B thì hệ số tỉ lệ D sẽ tăng. Do đó có thể thay đổi chu kỳ làm việc của dạng
sóng đầu ra từ thấp đến cao mà không làm thay đổi tần số sóng ra. Đây chính là
cách được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ một chiều mà chúng em lựa
chọn

2.6. Mạch cầu H


Mạch cầu H là một mạch đơn giản dùng để điều khiển động cơ DC quay thuận
hoặc quay nghịch. Trong thực tế, có nhiều kiểu mạch cầu H khác nhau tùy vào
cách chúng ta lựa chọn linh kiện có dòng điện, áp điều khiển lớn hay nhỏ, tần số
xung PWM… Và chúng sẽ quyết định đến khả năng điều khiển của cầu H. 
 Mô hình mạch cầu H.
Hình 2. 23 Mạch cầu H
 Một động cơ DC có thể quay thuận hoặc quay nghịch tùy thuộc vào cách bạn
mắc cực âm và dương cho motor đó. Ví dụ, động cơ DC có hai đầu A và B. Nếu
bạn nối A vào cực dương (+) và B vào cực âm (-) của nguồn thì động cơ quay
theo chiều thuận (giả sử cùng chiều kim đồng hồ). Bây giờ bạn nối ngược lại, A
vào (-) và B vào (+), động cơ sẽ quay nghịch ( giả sử ngược chiều kim đồng hồ).
 Tương tự, khi ta đóng S1 và S4, ta đã cho A nối với cực dương (+) và B nối với
cực âm (-) của nguồn, một dòng điện chạy từ nguồn qua S1 qua động cơ qua S4
về mass làm động cơ quay theo chiều thuận.
Ngược lại, khi ta đóng S2 và S3, động cơ quay nghịch.

 Như vậy, mạch cầu H dùng để đảo chiều quay động cơ .


 Lưu ý, bạn không bao giờ được phép đóng cùng lúc S1 và S2 hoặc S3 và S4
hoặc thậm chí là đóng cùng lúc 4 công tắc. Nếu bạn làm như vậy, bạn đã tạo ra
một đường dẫn trực tiếp từ Vcc xuống GND và gây ra hiện tượng ngắn mạch.
Acquy của bạn sẽ bị hỏng và nghiêm trọng hơn có thể cháy nổ mạch.
 Vậy nếu ta đóng cùng lúc S1 và S3 hoặc S2 và S4 thì chuyện gì sẽ xảy ra? Với
trường hợp này, cả 2 đầu A, B của động cơ cùng nối với một mức điện áp, sẽ
không có dòng điện nào chạy qua, mạch cầu H không hoạt động. Đây có thể coi
là một cách “thắng” động cơ (nhưng không phải lúc nào cũng có tác dụng). Nói
chung, chúng ta nên tránh trường hợp này xảy ra, nếu muốn mạch cầu không
hoạt động thì nên mở tất cả các khóa thay vì dùng trường hợp này.
 Sau khi đã cơ bản nắm được nguyên lý hoạt động của mạch cầu H, phần tiếp
theo chúng ta sẽ khảo sát cách thiết kế mạch này bằng các loại linh kiện cụ
thể. Thành phần chính của mạch cầu H chính là các “khóa”, việc chọn linh kiện
để làm các khóa này phụ thuộc vào mục đích sử dụng mạch cầu, loại đối tượng
cần điều khiển, công suất tiêu thụ của đối tượng và cả hiểu biết, điều kiện của
người thiết kế. Nhìn chung, các khóa của mạch cầu H thường được chế tạo bằng
rờ le (relay), BJT (Bipolar Junction Transistor) hay MOSFET (Metal Oxide
Semiconductor Field-Effect Transistor). Phần thiết kế mạch cầu H vì vậy sẽ tập
trung vào 3 loại linh kiện này.
Thiết kế mạch cầu H.
Hình 2. 24 Sơ đồ nguyên lý
Lưu ý khi chọn transistor:
Dòng điện.
 Transistor phải chọn loại có dòng điện định mức lớn hơn dòng điện của tải. Nếu
không, transistor sẽ bị cháy. Ví dụ, nếu động cơ hút dòng 1A, bạn cần phải chọn
loại transistor có dòng điện định mức tối thiểu là 1A. Tốt nhất là lớn hơn 1A.
Thiết kế Transistor PNP ở phía trên (S1 và S3).
  Trong thực tế nếu ta thiết kế NPN phía ở trên (cực C nối trực tiếp với nguồn)
và PNP ở phía dưới (cực C của PNP nối mass) thì mạch vẫn hoạt động  nhưng
sẽ không hiệu quả, vì lúc này   khi transistor NPN hoạt động nếu chưa đảm bảo
nó làm việc ở chế độ bão hoà thì sẽ gây ra sự ghim áp giữa cực C và cực E
(Vce>0), đồng nghĩa điện áp tại cực E nhỏ hơn tại cực C (sụt áp so với nguồn),
mà điện áp cấp cho động cơ xuất phát từ cực E của transistor NPN nên động cơ
sẽ không tận dụng được tối đa điện áp từ nguồn. Nhưng nếu ta thiết kế PNP ở
phía trên (cực E nối nguồn), NPN phía dưới ( cực E nối mass) thì chỉ cần điện
áp tại chân B của PNP bằng 0V thì chắc chắn transistor PNP sẽ hoạt động tại
chế độ bão hoà, điện áp tại cực C và cực E lúc này bằng điện áp nguồn, khi điện
áp nguồn được cấp cho động cơ thông qua chân C của PNP thì động cơ sẽ tận
dụng được điện áp của nguồn một cách tối đa nhất mà không có sự sụt áp nào.
 Điện áp rơi giữa cực C và cực E nhỏ.
  Mạch đầu tiên tôi sử dụng transistor TIP120 và TIP127, động cơ 2V, khi tôi
cấp nguồn 5V vào mạch, động cơ không hoạt động.
 Lý do là transistor TIP 12x có điện áp rơi giữa cực C và E là 2V. Như vậy, khi
tôi cấp 5V vào mạch, tôi đã bị mất hết 4V, động cơ chỉ còn 1V.
 Chúng ta không nên dùng transistor loại TIP, vì con TIP bị sụt áp rất lớn.
Chúng ta nên sử dụng transistor BD135/ BD136 hoặc MOSFET.
Các diode bảo vệ ngược dòng.
Chúng ta mắc các diode vào mạch là để khắc phục dòng điện ngược sinh ra  từ
động cơ (vì động cơ có cuộn cảm), khi mạch cầu đang hoạt động và động cơ có
dòng điện DC chạy qua đột ngột bị ngắt nguồn cấp điện, các transistor ngưng
hoạt động, do động cơ có cuộn cảm nên động cơ sẽ phát ra năng lượng điện khá
lớn (hiện tượng cảm ứng điện từ), vì dòng điện sinh ra bởi động cơ khá lớn và
có nguy cơ lớn hơn dòng chịu đựng của transistor. Lúc đó transistor sẽ bị đánh
thủng bởi dòng điện sinh ra bởi động cơ, nếu các mắc thêm hệ thống diode bảo
vệ vào thì dòng điện sinh ra bởi động cơ sẽ phóng qua diode về nguồn, bảo vệ
được mạch.
Chương 3: Thiết kế

3.1. Sơ đồ nguyên lí

Hình 3. 1 Sơ đồ nguyên lí

3.2. Sơ đồ khối.

Thay đổi
tần số

Điều Công suất


Hiển thị khiển

3.3Chức năng từng khối.


Khối hiển thị.
Hình 3. 2 Khối hiển thị
Bao gồm 1 màn hình LCD có chức năng hiển thị các chế độ tùy chọn, tốc độ
điều chỉnh động cơ

Khối điều khiển.

Hình 3. 3 Khối điều khiển


Bao gồm 1 vi điều khiển 8051 để điều khiển các chế độ điều khiển động cơ, Các
nút nhấn để lựa chọn các chế độ cho động cơ và thay đổi tốc độ.
Khối thay đổi tần số.

Hình 3. 4 Khối thay đổi tần số


Chức năng để thay đổi tần số điều khiển động cơ thông qua biến trở RV.

Khối công suất.

Hình 3. 5 Khối công suất


Chức năng: Nhận tín hiệu PWM để đóng cắt nguồn điện cung cấp cho động cơ,
từ đó có thể thay đổi được tốc độ của động cơ
Kết hợp với 2 relay để tắt, bật và đảo chiều động cơ.

Hình 3. 6 Kết hợp với 2 relay để tắt, bật và đảo chiều động cơ
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ
, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh .
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi đến quý thầy cô trong khoa Điện Tử
Viễn Thông- Trường Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã đã cùng với tâm huyết và tri
thức của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Và chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo Phùng Văn Quyền người đã hướng dẫn chỉ bảo, cung cấp kiến thức và
tài liệu cần thiết để chúng em hoàn thành đề tài này.

You might also like