You are on page 1of 92

i

MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1. Tổng quan về năng lượng mặt trời............................................................3
1.1.1. Khái niệm chung....................................................................................3
1.1.2. Các nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời trên thế giới.................4
1.1.3. Các nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam.................7
1.1.3.1. Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời..................................7
1.1.3.2. Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời..........................................11
1.1.3.3. Các ứng dụng khác............................................................................13
1.2. Tổng quan về các khu vực nghiên cứu....................................................14
1.2.1. Tổng quan vùng Tây Bắc.....................................................................14
1.2.2. Tổng quan vùng Việt Bắc....................................................................15
1.2.3. Tổng quan vùng Đông Bắc..................................................................15
1.2.4. Tổng quan vùng Đồng Bằng Bắc Bộ...................................................16
1.2.5. Tổng quan vùng Bắc Trung Bộ...........................................................17
1.2.6. Tổng quan vùng Trung Trung Bộ........................................................19
1.2.7. Tổng quan vùng Nam Trung Bộ..........................................................20
1.2.8. Tổng quan vùng Nam Bộ.....................................................................21
1.2.9. Tổng quan vùng Tây Nguyên..............................................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................25
2.1.1. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng....................................................25
2.1.1.1. Tổng quát chung về quan trắc khí tượng...........................................25
2.1.1.2. Các cơ sở phát triển mạng lưới trạm quan trắc trong quy hoạch từng
giai đoạn:.........................................................................................................26
2.1.1.3. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng hiện tại....................................29
2.1.2. Thời gian nắng.....................................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................30
2.2.1. Phương pháp đo thời gian nắng...........................................................30
2.2.2. Phương pháp thu thập, chiết xuất, thống kê, tổng hợp số liệu.............30
2.2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm ArcView GIS 3.2.....31
2.2.3.1. Khái niệm..........................................................................................31
2.2.3.2. Cấu trúc dữ liệu trong ArcView........................................................31
2.2.3.3. Lập bản đồ.........................................................................................33
2.2.4. Phương pháp đánh giá tiềm năng........................................................33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................34
3.1. Tiềm năng năng lượng mặt trời theo từng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam.
.................................................................................................................34
3.1.1. Khu vực Tây Bắc...................................................................................34
3.1.1.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................34

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
ii

3.1.1.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................38


3.1.2. Khu vực Việt Bắc..................................................................................38
3.1.2.1. Đặc điểm phân bố nắng.....................................................................38
3.1.2.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................42
3.1.3. Khu vực Đông Bắc................................................................................42
3.1.3.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................42
3.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng năng lượng mặt trời........46
3.1.4. Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.................................................................47
3.1.4.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................47
3.1.4.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................51
3.1.5. Khu vực Bắc Trung Bộ.........................................................................52
3.1.5.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................52
3.1.5.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................55
3.1.6. Khu vực Trung Trung Bộ......................................................................56
3.1.6.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................56
3.1.6.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................60
3.1.7. Khu vực Nam Trung Bộ........................................................................60
3.1.7.1. Đặc điểm phân bố nắng.....................................................................60
3.1.7.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................64
3.1.8. Khu vực Nam Bộ...................................................................................64
3.1.8.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................64
3.1.8.2. Đánh giá tiềm năng............................................................................68
3.1.9. Khu vực Tây Nguyên............................................................................68
3.1.9.1. Đặc điểm phân bố nắng......................................................................68
3.2. Đánh giá tổng hợp tiềm năng năng lượng mặt trời trên lãnh thổ Việt
Nam 72
3.2.1. Số giờ nắng trong năm..........................................................................72
3.2.1.1. Đánh giá, so sánh các khu vực trên toàn quốc...................................72
3.2.1.2 Bản đồ số giờ nắng..............................................................................73
3.2.2. Số ngày có nắng....................................................................................75
3.2.2.1. Đánh giá, so sánh các khu vực trên toàn quốc...................................75
3.2.2.2 Bản đồ số ngày nắng...........................................................................75
3.2.4. Chênh lệch số giờ nắng giữa các tháng trong năm................................79
3.2.5. Đánh giá tổng hợp.................................................................................80
3.2.5.1. Đánh giá, so sánh tiềm năng...............................................................80
3.2.5.2. Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam 82
KẾT LUẬN....................................................................................................84
KIẾN NGHỊ...................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Các số liệu về nước nóng mặt trời đã lắp đặt (cho đến cuối năm
2005)..................................................................................................................5
Bảng 1.2. Các số liệu về công suất pin mặt trời đã lắp đặt...............................5
Bảng 1.3. Lộ trình phát triến nước nóng mặt trời...........................................10
Bảng 3.1. Phân chia các mức giờ nắng năm...................................................72
Bảng 3.2. Điểm đánh giá số giờ nắng.............................................................73
Bảng 3.3. Điểm đánh giá số ngày có nắng......................................................75
Bảng 3.4. Đánh giá độ chênh số giờ nắng giữa các trạm................................79
Bảng 3.5. Đánh giá độ chênh số giờ nắng giữa các tháng..............................80
Bảng 3.6. Đánh giá tổng hợp..........................................................................81

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời theo kiểu
đối lưu tự nhiên.................................................................................................9
Biểu đồ 3.1. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây Bắc
.........................................................................................................................34
Biểu đồ 3.2. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây Bắc
.........................................................................................................................35
Biểu đồ 3.3. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn La....36
Biểu đồ 3.4. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kim Bôi..36
Biểu đồ 3.5. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây Bắc
.........................................................................................................................37
Biểu đồ 3.6. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây Bắc
.........................................................................................................................37
Biểu đồ 3.7. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Việt Bắc
.........................................................................................................................39
Biểu đồ 3.8. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Việt Bắc
.........................................................................................................................39
Biểu đồ 3.9. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Lào Cai...40
Biểu đồ 3.10. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Thái
Nguyên............................................................................................................40
Biểu đồ 3.11. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Việt
Bắc...................................................................................................................41
Biểu đồ 3.12. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Việt
Bắc...................................................................................................................41
Biểu đồ 3.13. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đông
Bắc...................................................................................................................43
Biểu đồ 3.14. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đông
Bắc...................................................................................................................43
Biểu đồ 3.15. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Bạch Long
Vĩ.....................................................................................................................44
Biểu đồ 3.16. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đình Lập
.........................................................................................................................45
Biểu đồ 3.17. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đông
Bắc...................................................................................................................45
Biểu đồ 3.18. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đông
Bắc...................................................................................................................46
Biểu đồ 3.19. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ....................................................................................................47
Biểu đồ 3.20. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ....................................................................................................48

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
v

Biểu đồ 3.21. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn Tây 49
Biểu đồ 3.22. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Láng.....49
Biểu đồ 3.23. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ....................................................................................................50
Biểu đồ 3.24. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ....................................................................................................50
Biểu đồ 3.25. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Bắc
Trung Bộ..........................................................................................................52
Biểu đồ 3.26. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Bắc
Trung Bộ..........................................................................................................53
Biểu đồ 3.27. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Hà Tĩnh 53
Biểu đồ 3.28. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hương
Khê..................................................................................................................54
Biểu đồ 3.30. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Bắc
Trung Bộ.........................................................................................................55
Biểu đồ 3.31. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Trung
Trung Bộ..........................................................................................................56
Biểu đồ 3.32. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Trung
Trung Bộ..........................................................................................................57
Biểu đồ 3.33. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Lý Sơn..58
Biểu đồ 3.34. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Tuyên Hóa
.........................................................................................................................58
Biểu đồ 3.35. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Trung
Trung Bộ..........................................................................................................59
Biểu đồ 3.36. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Trung
Trung Bộ..........................................................................................................59
Biểu đồ 3.37. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam
Trung Bộ..........................................................................................................61
Biểu đồ 3.38. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam
Trung Bộ..........................................................................................................61
Biểu đồ 3.39. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Phan Thiết
.........................................................................................................................62
Biểu đồ 3.40. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hoài Nhơn
.........................................................................................................................62
Biểu đồ 3.41. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam
Trung Bộ..........................................................................................................63
Biểu đồ 3.42. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam
Trung Bộ..........................................................................................................63
Biểu đồ 3.43. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam
Bộ....................................................................................................................65

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
vi

Biểu đồ 3.44. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam
Bộ....................................................................................................................65
Biểu đồ 4.45. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Mộc Hóa
.........................................................................................................................66
Biểu đồ 3.46. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Cà Mau.66
Biểu đồ 3.47. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam Bộ
.........................................................................................................................67
Biểu đồ 3.48. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam Bộ
.........................................................................................................................67
Biểu đồ 3.49. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây
Nguyên............................................................................................................69
Biểuđồ 3.50. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây
Nguyên............................................................................................................69
Biểu đồ 3.51. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kon Tum
.........................................................................................................................70
Biểu đồ 3.52. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đà Lạt. .70
Biểu đồ 3.53. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây
Nguyên............................................................................................................71
Biểu đồ 3.54. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây
Nguyên............................................................................................................71

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
1

MỞ ĐẦU
Con người đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về năng lượng do các
nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành
cao, nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được các
nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Khai thác năng lượng tái tạo là chiến lược của cả
thế giới, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Theo ước tính đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu nguồn cung cấp năng lượng
từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống, cần được bổ sung từ nguồn năng lượng tái tạo.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất 5% điện năng từ năng lượng
tái tạo. Cho dù đến nay, cả nước mới chỉ có 20 turbine gió với công suất 1.5 MW/
turbine đặt tại Ninh Thuận, còn nguồn năng lượng mặt trời vẫn còn là tiềm năng bị
bỏ ngỏ ở Việt Nam.

Tiềm năng năng lượng mặt trời được phản ánh qua số giờ nắng. Trung bình
năm ở nước ta có khoảng 1400 – 3000 giờ nắng. Việt Nam với lợi thế là một trong
những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên
bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới. Với dải bờ biển dài hơn 3.000km, có hàng
nghìn đảo hiện có cư dân sinh sống nhưng nhiều nơi không thể đưa điện lưới đến
được. Việc sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại chỗ để thay
thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của dân cư các đảo là
một giải pháp có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc ứng
dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho đến nay còn có nhiều hạn chế, cho dù
giải pháp này có tác dụng giảm nhẹ hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong các khó khăn hạn chế khả năng sử dụng rộng rãi năng lượng mặt trời trong
cuộc sống người dân là: giá thành đầu tư và chi phí sản xuất điện mặt trời còn khá
cao, trang thiết bị sử dụng còn chưa phổ biến ở Việt Nam; hơn thế nữa đó là thiếu
các thông tin khoa học cần thiết để đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời.

Với mục đích góp phần vào việc cung cấp thông tin khoa học cho việc nghiên
cứu triển khai áp dụng công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời, tôi đã

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
2

chọn đề tài theo tiêu đề: “Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam theo
số liệu quan trắc khí tượng thủy văn”. Số liệu đặc trưng nhất có thể phản ánh được
tiềm năng năng lượng mặt trời là số liệu về số giờ nắng và số ngày có nắng. Trong
phạm vi luận văn thạc sỹ tôi tập trung đánh giá theo số liệu số giờ nắng và số ngày
có nắng trong hai năm 2009 và 2010. Nhiệm vụ đầu tiên của đề tài là xử lý các số
liệu hiện có thu được từ các trạm khí tượng trong phạm vi toàn quốc để đánh giá và
xây dựng bản đồ về số giờ nắng chi tiết cho từng vùng ở Việt Nam. Hy vọng rằng,
luận văn sẽ là đóng góp nhỏ cho phương hướng phát triển năng lượng mặt trời nói
riêng và năng lượng tái tạo nói chung ở Việt Nam.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
3

Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về năng lượng mặt trời
1.1.1. Khái niệm chung
Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ với đường kính trung bình khoảng 1,36 triệu km
ở cách Trái đất khoảng 150 triệu km. Theo các số liệu hiện có, nhiệt độ bề mặt của
Mặt trời vào khoảng 6000 0K, trong khi đó nhiệt độ ở vùng trung tâm của Mặt trời
rất lớn, vào khoảng 8x106 0K đến 40x106 0K. Mặt trời được xem là một lò phản ứng
nhiệt hạch hoạt động liên tục. Do luôn luôn bức xạ năng lượng vào trong Vũ trụ nên
khối lượng của Mặt trời sẽ giảm dần. Điều này dẫn đến kết quả là đến một ngày nào
đó Mặt trời sẽ thôi không tồn tại nữa. Tuy nhiên, do khối lượng của Mặt trời vô
cùng lớn, vào khoảng 1,991x1030kg, nên thời gian để Mặt trời còn tồn tại được tính
hang tỷ năm. Bên cạnh sự biến đổi nhiệt độ rất đáng kể theo bán kính, một điểm đặc
biệt khác của Mặt trời là sự phân bố khối lượng rất không đồng đều. Ví dụ, khối
lượng riêng ở vị trí gần tâm Mặt trời vào khoảng 100g/cm3, trong khi đó khối lượng
riêng trung bình của Mặt trời chỉ vào khoảng 1,41g/cm3.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất không
hoàn toàn ổn định mà dao động trong khoảng ±1,7% xoay quanh giá trị trung bình
đã trình bày ở trên. Trong kỹ thuật năng lượng mặt trời, người ta rất chú ý đến khái
niệm hằng số mặt trời (Solar Constant). Về mặt định nghĩa, hằng số mặt trời được
hiểu là lượng bức xạ mặt trời nhận được trên bề mặt có diện tích 1m2 đặt bên ngoài
bầu khí quyển và thẳng góc với tia tới. Tại khoảng cách trung bình từ trái đất đến
mặt trời (1.5x1011 m), hằng số mặt trời là S 0 = 1367 W/m2. Mặt trời phát ra dòng
năng lượng gần như không đổi được gọi là độ chói của mặt trời, có giá trị: L 0 =
3.9x1026 W.
Trong tự nhiên, bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của quá trình
phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các
hành tinh trong hệ mặt trời. Ngày nay, con người đã có thể biến đổi năng lượng bức
xạ mặt trời ra nhiều dạng năng lượng khác để sử dụng:
- Biến đổi ra nhiệt năng nhờ các kỹ thuật làm nóng và làm lạnh.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
4

- Biến đổi ra nhiệt năng rồi từ nhiệt năng thành cơ năng bằng các quá trình
nhiệt động lực và từ cơ năng thành điện năng.
- Biến đổi trực tiếp ra điện năng nhờ các pin quang điện.
- Biến đổi ra nhiệt năng rồi từ nhiệt năng ra hóa năng nhờ các phản ứng nhiệt
hóa.
- Tạo ra sinh khối bằng quá trình quang hợp rồi từ sinh khối thu được hóa
năng nhờ các quá trình lên men và nhiệt phân.
Ngoài ra, người ta dự đoán trong tương lai còn có thể biến đổi trực tiếp năng
lượng mặt trời ra hóa năng nhờ các phản ứng quang hóa. Tuy nhiên, hiện nay năng
lượng mặt trời khai thác chủ yếu dưới dạng nhiệt năng và quang năng. Các phương
tiện kỹ thuật được sử dụng để biến đổi năng lượng mặt trời ra các dạng năng lượng
khác bao gồm nhiều thứ khác nhau, từ các dàn đun nước đơn giản đến các lò mặt
trời, các nhà máy điện mặt trời. Nói chung các hệ thống thiết bị mặt trời có 2 loại
khác nhau về tính năng sử dụng năng lượng mặt trời:
- Loại không tập trung năng lượng mặt trời, loại này hoạt động do tác dụng
của tổng xạ, tức là có thể sử dụng được cả trực xạ lẫn tán xạ mặt trời.
- Loại hội tụ năng lượng mặt trời, loại này hầu như chỉ sử dụng được trực xạ
mặt trời.
Hiệu quả hoạt động của các hệ thống thiết bị này chủ yếu phụ thuộc vào cường
độ tổng xạ và trực xạ, phân phối tần suất tổng xạ và trực xạ, phân phối phổ trực xạ
và tán xạ, ngoài ra cũng còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng khác như
nhiệt độ, gió, độ ẩm v..v… Trong phạm vi luận văn cao học này, tác giả chỉ sử dụng
thông số số giờ nắng là thông số đặc trưng nhất để đánh giá tiềm năng năng lượng
mặt trời.
1.1.2. Các nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời trên thế giới
Các số liệu từ REN 21: Renewables Global Status Report 2006 Update,
18.7.2006 cho thấy: đến cuối năm 2005, tổng công suất lắp đặt các hệ thống nước
nóng mặt trời trên toàn thế giới vào khoảng 88GWth, trong đó phần lớn được lắp đặt
ở Trung Quốc và các nước thuộc khối EU. Bảng 1.1 trình bày cụ thể các số liệu đó

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
5

ở một vài nước tiêu biểu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tốc độ lắp đặt các hệ
thống nước nóng mặt trời ở các nước đứng đầu trong bảng gia tăng rất đáng kể. Cụ
thể, nếu vào năm 2005 các nước EU có 11,2GWth đã lắp đặt, thì vào năm 2007 con
số đó đã tăng lên đến 15,37GWth.

Bảng 1.1. Các số liệu về nước nóng mặt trời đã lắp đặt (cho đến cuối năm 2005)
Nước Số liệu đã lắp đặt, 106 m2 collector Số liệu đã lắp đặt, GWth
Trung Quốc 79,3 55,5
EU 16 11,2
Thổ Nhĩ Kỳ 8,1 5,7
Nhật Bản 7,2 5
Israel 4,7 3,3
Brazil 2,3 1,6
Mỹ 2,3 1,6
Úc 1,7 1,2
Ấn Độ 1,5 1,1
Ghi chú: 1m2 collector có thể được qui đổi thành 0,7kWth.
Theo Renewables 2007, Global Status Report, công suất lắp đặt pin mặt trời trên
toàn thế giới đến năm 2007 là 10.300 MWp, trong đó Đức hiện đang dẫn đầu với
3.862MWp. Bảng 2 trình bày các số liệu về công suất pin mặt trời đã được lắp đặt ở
một số nước.

Bảng 1.2. Các số liệu về công suất pin mặt trời đã lắp đặt
Nước Công suất pin mặt trời đã lắp đặt, MWp
Đức 3862
Nhật 1919
Mỹ 831
Tây Ban Nha 655
Ý 120
Ấn Độ 110
Trung Quốc 100
Úc 82
Thái Lan 36
Indonesia 8
Malaysia 5,5
Philippines 4
Cambodia 3
Lào 1
Nguồn: Renewables 2007, Global Status Report

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
6

Các bảng 1.1 và 1.2 cho thấy, các nước đang thi đua khai thác nguồn năng
lượng vô tận từ Mặt trời để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người. Trong đó,
có thể nói tốc độ khai thác sử dụng năng lượng mặt trời ở Trung Quốc là rất ấn
tượng. Các nước trong khu vực cũng đang có cuộc cạnh tranh rất quyết liệt trong
lĩnh vực này.
Ngoài ra, trong cuộc chạy đua tìm kiếm những nguồn năng lượng mới nhằm
thay thế cho nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt trên trái đất, giới khoa học đã tìm
mọi cách tận dụng nguồn năng lượng vô tận từ vũ trụ, mà đặc biệt là năng lượng
mặt trời. Nguồn năng lượng đó đã giúp các nhà khoa học ứng dụng và vận hành
thành công nhiều phát minh khoa học độc đáo, đồng thời mở ra những cơ hội khai
thác năng lượng mới cho toàn nhân loại:
- Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời từ lâu đã được một số quốc gia như
Anh, Mỹ, Nhật Bản... tìm cách phát triển và đã thu được thành công lớn. Chiếc máy
bay chạy bằng năng lượng mặt trời hiện đại nhất hiện nay của Mỹ là loại máy bay
với sải cánh dài 70 m, trọng lượng khoảng 1,6 tấn đã thực hiện thành công nhiều
chuyến bay không cần đến bất kỳ một nhiên liệu nào khác. Theo dự tính của các
nhà khoa học Mỹ, đến năm 2011, nước này sẽ hoàn tất việc chế tạo máy bay sử
dụng năng lượng mặt trời và thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới.
- Thành công đầu tiên trong ứng dụng năng lượng mặt trời vào việc cung cấp
năng lượng cho điện thoại di động thuộc về nhà cung cấp điện thoại di động
Samsung, sau khi hãng này cho ra đời loại điện thoại di động thân thiện với môi
trường được chế tạo từ nhựa tái chế, và đặc biệt là có thể gọi, hoặc nghe liên tục mà
không cần sạc pin. Thay vào đó, người sử dụng chỉ việc để mặt sau chiếc điện thoại
tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và nó sẽ tự nạp năng lượng thông qua pin năng
lượng mặt trời. Chiếc điện thoại này của Samsung được đánh giá là điểm nhấn của
khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI.
- Ý tưởng trạm xe buýt chiếu sáng tự động bắt đầu được đưa ra thực hiện tại
Florence - Italia. Vào ban đêm, những trạm xe buýt này trở thành những công trình
chiếu sáng công cộng hết sức thu hút và sang trọng. Ngoài ra, trong trạm xe buýt,

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
7

còn cài đặt thêm hệ thống cho phép người đợi xe kết nối wifi và sử dụng điện thoại
truy cập Internet miễn phí trong lúc chờ đợi.
- Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời là sản phẩm của các nhà sản xuất ôtô
Thụy Sĩ từng được trưng bày trong triển lãm xe ôtô tại Geneva. Chiếc ôtô này được
phủ bởi một lớp film quang điện mỏng cho phép hấp thụ năng lượng từ mặt trời và
có thể giúp nó vận hành liên tục trong 20 phút. Tuy chỉ có thể tích trữ và cung cấp
năng lượng trong một thời gian ngắn, song loại xe được đánh giá là thân thiện với
môi trường này đang được các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới nghiên
cứu phát triển.
1.1.3. Các nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng rất đáng kể về năng lượng mặt trời,
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỉ trọng của năng lượng mặt trời trong cán
cân năng lượng sử dụng chung của toàn đất nước vẫn còn rất bé. Tuy vậy, có thể
thấy rõ năng lượng mặt trời đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ rất lâu ở
Việt Nam. Bên cạnh các phương thức khai thác truyền thống, đơn giản, mang tính
dân gian như phơi lúa và sấy khô các loại thủy hải sản, các hoạt động nghiên cứu và
sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho đến hiện nay thường tập trung vào các
lĩnh vực như cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện ở qui mô nhỏ.
Các hoạt động khác như sấy, nấu ăn, chưng cất nước, làm lạnh,…có được chú ý đến
nhưng vẫn còn ở qui mô lẻ tẻ, chưa đáng kể.

1.1.3.1. Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời
Đây là lĩnh vực có sự phát triển rất đáng kể trong những năm gần đây, nhất là ở
các tỉnh phía nam. Về nguyên tắc, có thể có hai loại phương án sử dụng năng lượng
mặt trời để cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt gia đình (dùng để tắm hoặc
rửa chén bát):
- Phương án 1: kết hợp với điện, có bơm nước để thực hiện quá trình trao đổi
nhiệt theo kiểu đối lưu cưỡng bức.
- Phương án 2: chỉ sử dụng năng lượng mặt trời, quá trình trao đổi nhiệt theo
kiểu đối lưu tự nhiên.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
8

Hiện nay trên thị trường đều có cả hai loại phương án đã nêu ở trên. Tuy
nhiên, do các hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời thuộc phương
án 1 thường đắt hơn rất nhiều lần so với phương án 2, cho nên trong thực tế thường
gặp hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời theo phương án 2 nhiều
hơn phương án 1.
Hình 1.1 dưới đây trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ thống cung cấp nước
nóng bằng năng lượng mặt trời theo phương án 2. Từ hình vẽ ta thấy, dưới tác động
của các tia bức xạ mặt trời, nước trong collector mặt trời 1 sẽ gia tăng nhiệt độ và
dần dần đi lên theo đường ống dẫn nước nóng 2. Tương ứng, nước có nhiệt độ thấp
hơn sẽ chảy từ bình chứa 3 đặt ở phía trên để đi vào collector 1 theo đường ống dẫn
nước lạnh tuần hoàn 4 và tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Trong trường hợp này
chuyển động của nước là hoàn toàn tự nhiên, có nghĩa là không do tác động của
bơm, chuyển động này được tạo nên là do sự sụt giảm khối lượng riêng của nước
khi nhiệt độ nước gia tăng. Cứ tiếp tục như thế nhiệt độ của nước trong bình chứa sẽ
tăng dần. Khi bức xạ mặt trời ở mức còn đủ để làm nóng nước thì nước trong bình
chứa bị phân lớp khá đáng kể theo nhiệt độ, theo đó nhiệt độ của nước ở vị trí cao
hơn sẽ có giá trị lớn hơn. Khi nước không còn chuyển động nữa thì nhiệt độ của
nước trong bình chứa cũng không hoàn toàn đồng đều, tuy nhiên mức sai biệt nhiệt
độ sẽ giảm bớt.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
9

Nước nóng đến nơi sử dụng


2

1 Cấp nước lạnh

4
1- Collector mặt trời 2- Ống nước nóng tuần hoàn
3- Bình chứa nước nóng 4- Ống nước lạnh tuần hoàn
Hình 1.1. Hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời theo kiểu đối
lưu tự nhiên
Nguyên tắc làm việc cơ bản của các hệ thống loại này là sự tích lũy dần dần
nhiệt lượng nhận được từ các tia bức xạ mặt trời từ sáng cho đến chiều, do vậy
thường chỉ nên sử dụng nước nóng mặt trời từ cuối buổi chiều trở đi.
Thực tế cho thấy, ở các tỉnh phía nam, gần như có thể sử dụng nước nóng
mặt trời trong suốt cả năm. Tùy vào đặc điểm của từng hệ thống cụ thể, và tùy vào
tình hình thời tiết cụ thể, mà nhiệt độ trung bình của nước vào cuối mỗi buổi chiều
có thể biến đổi trong khoảng từ 45oC cho đến khoảng gần 70oC.
Với các hệ thống thuộc phương án 1, do có sử dụng điện trở cho nên chắc
chắn nhiệt độ của nước khá ổn định, có thể kiểm soát được, có nghĩa là không phụ
thuộc vào thời tiết. Trong hệ thống này ngoài điện trở sẽ có thêm rơ le kiểm soát
nhiệt độ và bơm nước.
Do chưa có các số liệu thống kê đáng tin cậy cho nên thật khó có thể xác
định số lượng các hệ thống nước nóng mặt trời đã được lắp đặt trong phạm vi cả
nước. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là nước nóng mặt trời ngày càng được nhiều
người quan tâm. Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 30 công ty
kinh doanh các sản phẩm nước nóng mặt trời. Nếu trước đây nước nóng mặt trời

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
10

còn rất xa lạ với mọi người, thì ngày nay nước nóng mặt trời đã trở nên quen thuộc
hơn, các sản phẩm nước nóng mặt trời đã và đang trở thành mặt hàng cạnh tranh
quyết liệt giữa các công ty kinh doanh cùng ngành hàng này. Ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay có khá nhiều gia đình và một số khách sạn đang sử dụng nước nóng
mặt trời, đặc biệt ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP Hồ Chí Minh) hầu
như nhà nào cũng sử dụng nước nóng mặt trời. Nhiều người vẫn ái ngại, liệu các
tỉnh ở phía bắc có thể sử dụng nước nóng mặt trời được hay không? Có thể nhìn vào
tốc độ tăng trưởng các sản phẩm nước nóng mặt trời ở Trung Quốc trong những
năm gần đây để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu lắp đặt ở các tỉnh
phía bắc, cần chú ý lựa chọn chủng loại hợp lý của collector mặt trời để có thể đạt
được mức hiệu quả như mong muốn. So với collector tấm phẳng loại thông thường,
tổn thất nhiệt của collector ống thủy tinh chân không hầu như không phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, collector ống thủy tinh chân không
được xem là phương án thích hợp với điều kiện khí hậu của các tỉnh phía bắc, nơi
mà nhiệt độ môi trường xung quanh thường giảm khá thấp vào mùa đông.
Nhằm mục đích đẩy mạnh việc sử dụng nước nóng mặt trời, bắt đầu từ ngày
01.8.2008 Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Hỗ trợ sản xuất và tiêu
dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời”, theo đó, khi mua một sản phẩm nước
nóng mặt trời người dân sẽ được hỗ trợ một triệu đồng, chương trình này dự kiến sẽ
được kéo dài trong 5 năm.
Như đã trình bày ở trên, trong điều kiện Việt Nam, tính khả thi của việc ứng
dụng nước nóng mặt trời là rất cao, đặc biệt các tỉnh ở phía nam. Bảng 1.3 dưới đây
trình bày lộ trình phát triển nước nóng mặt trời trong những năm sắp tới. Các số liệu
trong bảng tương ứng với lượng nước nóng mặt trời dự kiến khai thác đã được qui
đổi sang đơn vị TOE (tấn dầu tương đương), đây là lộ trình ứng với chỉ tiêu ở mức
cao.

Bảng 1.3. Lộ trình phát triến nước nóng mặt trời


Năm 2010 2015 2020 2025
TOE 8600 21500 43000 107500

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
11

Ghi chú: TOE (The tonne of oil equivalent) là đơn vị được sử dụng để đo năng
lượng, đó là lượng nhiệt sinh ra khi đốt một tấn dầu thô, có giá trị xấp xỉ khoảng
42GJ.

1.1.3.2. Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời


Cho đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã được lắp đặt trên phạm vi toàn
quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp. Trong tất cả các trường hợp, theo ngôn ngữ thông
dụng, thiết bị dùng để biến đổi trực tiếp bức xạ mặt trời thành điện là pin mặt trời.
Đây là những hệ thống nhỏ lẻ, không nối lưới, thường được sử dụng trực tiếp ở
dạng điện một chiều để thắp sáng, trong một số trường hợp có thể được biến thành
điện xoay chiều để sử dụng cho các nhu cầu khác. Trong vài năm trở lại đây, theo
xu thế chung, đã có một số cố gắng nghiên cứu nối lưới điện mặt trời. Tuy nhiên,
các hoạt động này hiện chỉ đang dừng ở mức thử nghiệm, chưa ứng dụng được
trong đời sống xã hội.
Về mặt nguyên lý, pin mặt trời được tạo nên từ những chất bán dẫn. Dưới
tác động của các tia bức xạ mặt trời, các điện tử sẽ được tách ra khỏi các nguyên tử,
sự chuyển động của các điện tử khi được đấu nối qua vật dẫn điện sẽ tạo nên dòng
điện. Quá trình biến đổi từ các tia sáng mặt trời (Photons) thành điện (Voltage)
được gọi là hiệu ứng quang điện (Photovoltaic Effect). Cho đến hiện nay, về mặt thị
trường, vật liệu thường được sử dụng trong công nghiệp chế tạo pin mặt trời là Silic
tinh thể và Silic vô định hình. Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu có
xu hướng chuyển sang chế tạo pin mặt trời trên cơ sở nano-TiO 2 tẩm chất nhạy
quang (Dye-Sensitized Nanocrystalline TiO2 Solar Cell). Tùy theo cấu tạo và loại
vật liệu được sử dụng mà hiệu suất pin mặt trời có thể biến đổi trong khoảng từ
11,1% cho đến 27,3%. Thông thường mỗi tấm pin mặt trời được tạo nên từ nhiều
module giống nhau, bằng cách ghép các module theo một cách nào đó người ta có
thể chế tạo ra các tấm pin mặt trời có mức điện áp và công suất khác nhau. Do khả
năng cung cấp điện của pin mặt trời có quan hệ chặt chẽ với cường độ bức xạ mặt
trời, mà cường độ bức xạ mặt trời lại thường xuyên biến đổi, cho nên không thể
biểu diễn công suất của pin mặt trời ở dạng W (Watt) mà phải là Wp (Watt-peak).

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
12

Theo định nghĩa, Wp là công suất điện một chiều của pin mặt trời được đo đạc trong
các điều kiện tiêu chuẩn như sau:
- Cường độ sáng: 1000W/m2
- Nhiệt độ môi trường: 25oC
- Quang phổ của nguồn sáng thử nghiệm phải tương tự như quang phổ của
bức xạ mặt trời tương ứng với hệ số khối lượng không khí là 1,5.
Nhìn chung, cho đến hiện nay, kinh phí để lắp đặt pin mặt trời hầu hết đều đến từ
các dự án hợp tác quốc tế hoặc đến từ ngân sách nhà nước, rất ít có trường hợp
người dân tự bỏ tiền túi để lắp đặt. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tình hình đã
dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây,
đã xuất hiện một vài công ty chuyên kinh doanh về pin mặt trời, đã có một số dự án
thành lập các nhà máy sản xuất pin mặt trời, và trong thực tế đã và đang xây dựng
nhà máy sản xuất pin mặt trời. Có thể xem SELCO-Vietnam là công ty chuyên kinh
doanh về pin mặt trời đầu tiên ở Việt Nam, đây là công ty 100% vốn nước ngoài,
được thành lập vào năm 1997. Nhà máy pin mặt trời thuộc Công ty cổ phần Năng
lượng Mặt trời đỏ được xem là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực này,
nhà máy được khởi công vào ngày 20.3.2008 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An,
công suất dự kiến của giai đoạn 1 là 3MWp/năm và của giai đoạn 2 là 5MWp/năm.
Cũng như các nước khác trong khu vực, việc sử dụng pin mặt trời ở Việt Nam có
tính khả thi rất cao và có nhu cầu tiềm năng rất lớn. Bằng cách triển khai rộng rãi
pin mặt trời, có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho các hộ gia đình, các tổ
chức và các đơn vị trú đóng ở các vùng sâu, vùng xa. Ưu điểm cơ bản của pin mặt
trời là tuổi thọ rất lâu, nhưng nhược điểm cơ bản của pin mặt trời là giá thành vẫn
còn cao, chưa phù hợp với phần lớn các hộ gia đình nghèo thật sự có nhu cầu.
Chính vì vậy, trong những năm sắp tới, nên tập trung đẩy mạnh việc sử dụng pin
mặt trời ở các đơn vị thuộc khu vực nhà nước trú đóng ở các vùng xa xôi như các
đơn vị bộ đội, các trạm bưu điện, các trạm y tế, các trường học và hệ thống đèn báo
hiệu giao thông,…Riêng đối với đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa, nhà nước cần

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
13

có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp mới hy vọng thúc đẩy được việc sử dụng
pin mặt trời.
Các số liệu khảo sát sơ bộ cho thấy, nhu cầu lắp đặt pin mặt trời cho các tổ chức,
đơn vị thuộc khu vực nhà nước trú đóng ở các vùng xa xôi không ít hơn 450MWp.
Riêng với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, thật khó xác định chính xác nhu cầu
lắp đặt. Mặc dù vậy, trong vòng 10 năm sắp tới, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế
giới, Chính phủ đang xây dựng dự án 30000 hệ điện mặt trời cho các hộ gia đình
với tổng công suất lắp đặt dự kiến khoảng 1,4MWp.

1.1.3.3. Các ứng dụng khác


Như đã trình bày ở trên, ngoại trừ nước nóng mặt trời và pin mặt trời, ở Việt
Nam việc ứng dụng năng lượng mặt trời vào các lĩnh vực khác được xem là không
đáng kể. Tuy nhiên, trong số các ứng dụng ít ỏi còn lại, sấy và nấu ăn bằng năng
lượng mặt trời có vẻ vẫn được chú ý nhiều hơn do giá thành rẻ và công nghệ chế tạo
đơn giản. Hiện nay, ở một số nơi người ta ứng dụng năng lượng mặt trời để sấy
nông hải sản, chủ yếu là nông sản. Phương pháp sấy thường được ứng dụng là làm
nóng không khí trực tiếp bằng năng lượng mặt trời, có nghĩa là không thông qua
trung gian của những chất tải nhiệt khác. Tuy nhiên, do cấu tạo của hệ thống sấy thô
sơ cho nên hiệu quả vẫn còn khá thấp. Để làm nóng không khí người ta thường
dùng collector mặt trời dạng phẳng, trong trường hợp này không khí có thể được
cho đi phía trên hay phía dưới của bề mặt hấp thụ. Trong một số trường hợp khác,
việc làm nóng không khí có thể được thực hiện bởi các ống 2 lớp bọc bằng plastic
có tiết diện tròn. Cùng với sấy, hiện đang có một vài dự án triển khai các bếp mặt
trời cho đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa. Phương án thường được sử dụng là chảo
parabol. Trong trường hợp này người ta đặt vật cần nhận nhiệt ở tiêu điểm của
parabol. Nói chung công nghệ sản xuất chảo parabol khá đơn giản. Thỉnh thoảng
cũng xuất hiện các bếp mặt trời dạng hình hộp. Nhìn chung bếp mặt trời vẫn chưa
hấp dẫn được nhiều người do vận hành không ổn định và do những bất tiện khác.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
14

1.2. Tổng quan về các khu vực nghiên cứu


1.2.1. Tổng quan vùng Tây Bắc
Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên. Các
trạm trong khu vực Tây Bắc nằm trong dải kinh độ từ 102 050 đến 105047, vĩ độ từ
20027 đến 22025 với địa hình đặc trưng là vùng núi cao, điểm cao nhất là trạm Sìn
Hồ nằm trên độ cao 1533,73 m , sau đó là trạm Pha Đin nằm trên độ cao 1377,7 m.
Tây Bắc là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư sống không tập trung thường
rải rác do đặc điểm địa hình là vùng núi. Tây Bắc là vùng núi cao hiểm trở, có địa
hình sắp xếp gần theo một hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam, gồm những dãy núi
chạy dài xen kẽ những thung lũng sông hẹp và những cao nguyên khá rộng. Vùng
Tây Bắc có địa hình phân tầng lớn, chia cắt mạnh
Sự hình thành những đặc điểm riêng biệt của khí hậu Tây Bắc là một trong
những trường hợp thể hiện rõ rệt nhất tác dụng của địa hình trong sự kết hợp với
hoàn lưu khí quyển. Đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Tây Bắc là có một mùa
đông tương đối ấm và suốt mùa duy trì tình trạng khô hanh điển hình cho khí hậu
gió mùa. Đặc biệt, hiện tượng mưa phùn rất quen thuộc ở Đồng Bằng Bắc Bộ đã
giảm sút đột ngột khi lên tới vùng núi Tây Bắc. Toàn mùa chỉ quan sát được trên
dưới 10 ngày mưa phùn (so với 30-40 ngày ở Đồng Bằng Bắc Bộ và 50-70 ngày ở
vùng núi Việt Bắc).
Tây Bắc là vùng có xuất phát điểm thấp trong cả nước, hầu hết là đều thuộc
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm tỷ lệ cao, nên đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao so
với các vùng trong cả nước (năm 2009 là 24%), nên sức mua thấp. Cơ cấu dân số
cũng đã phần nào phản ánh sự bất cập về nguồn nhân lực. Ở Vùng, thiếu trầm trọng
lao động qua đào tạo; chất lượng lao động giản đơn cũng thấp hơn các Vùng khác
trong cả nước. Vùng Tây Bắc trong những năm qua cũng đã nhận được sự quan tâm
chung của Đảng và Nhà nước, đã có lưới điện quốc gia cũng như chương trình nước
sạch…tuy nhiên cùng với những khó khăn chung thì Tây Bắc thường xuyên thiếu
điện, thiếu nước sạch sinh hoạt.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
15

1.2.2. Tổng quan vùng Việt Bắc


Khu vực Việt Bắc gồm các tỉnh: Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Yên. Vị trí địa lý các trạm có kinh độ từ
103049 đến 105050, vĩ độ từ 21010 đến 22049, là khu vực có địa hình phức tạp, gồm
những dãy núi chiều hướng khác nhau, xen giữa là những thung lũng của những con
sông lớn (sông Hồng, sông Lô) và các phụ lưu của chúng. Đại bộ phận là vùng núi
thấp có độ cao từ 100m đến 500m, địa hình nâng lên vùng thượng nguồn sông
Chảy (1000- 1500m), nổi bật là ở phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn có một số đỉnh
vượt quá 2500-3000m. Trong mạng lưới trạm thuộc khu vực Việt Bắc thì cao nhất
là trạm Sapa ở độ cao trên 1.584m, thấp nhất là trạm Vĩnh Yên có độ cao 9,941m.
Trong chiến tranh, Việt Bắc được gọi là “thủ đô kháng chiến” với nhiều di tích lịch
sử cách mạng còn được lưu giữ đến ngày nay.
Vùng núi Việt Bắc là vùng có khí hậu khắc nghiệt, lạnh buốt về mùa đông có khả
năng băng giá và sương muối, còn về mùa hè lại oi bức. Các tháng thường có
khoảng từ 15 đến 20 ngày có dông, tổng số giờ nắng trung bình trong cả vùng
thường chỉ khoảng 1450 giờ / năm.
Vùng Việt Bắc có nhiều điều kiện trong phát triển kinh tế, như kinh tế cửa khẩu
(Lào Cai, Hà Giang), có tiềm năng trong phát tiển công nghiệp với nguồn lực
khoáng sản do đặc điểm địa chất của vùng. Tuy nhiên, vùng Việt Bắc vẫn chưa phát
huy hết các thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế xã hội. Với phần lớn người
dân tộc thiếu số sống ở vùng này, Việt Băc có sự khác biệt lớn về kinh tế giữa các
địa phương trong vùng. Quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế cho vùng dân tộc thiểu
số là cần thiết.
Việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở vùng Việt Bắc gần như còn
bỏ ngỏ.
1.2.3. Tổng quan vùng Đông Bắc
Khu vực Đông Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang,
Hải Phòng, Bắc Ninh. Các trạm thuộc khu vực nằm từ kinh độ 105 040 (Bảo Lạc)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
16

đến kinh độ 107058 (Móng Cái), từ vĩ độ 20008 (Bạch Long Vĩ) đến vĩ độ 22057
(Bảo Lạc).
Đông Bắc là vùng đồi núi và cao nguyên thấp, xen giữa có những mẳng trũng và
những thung lũng rộng. Ngoài biển, gần sát đất liền là cả một vùng quần đảo chi
chít hàng ngàn cù lao lớn nhỏ kéo dài thành một cánh cung song song với cánh cung
Đông Triều trong đó có một số đảo khá lớn như Cái Bàu, Côtô …So với các vùng
núi khác thì vùng Đông Bắc có địa hình ít chia cắt, ngay trên lưng chừng núi cũng
có những mặt bằng khá rộng.
Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu vùng núi Đông Bắc là có mùa đông lạnh nhất
so với tất cả các vùng khác trên toàn quốc. Do có vị trí ở địa đầu Đông Bắc của lãnh
thổ, vùng núi Đông Bắc tiếp nhận sớm nhất gió mùa Đông Bắc tràn xuống Việt
Nam, cho nên đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới. Mùa
bão ở bờ biển Đông Bắc đến sớm hơn các vùng bờ biển phía Nam, hai tháng nhiều
bão nhất ở đây là tháng tháng 7 và tháng 8.
Đông Bắc là vùng có nền kinh tế khá phát triển, nằm trong khu vực tam giác kinh
tế phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, còn có sự thông thương
với nước ngoài bằng cả đường biển và đất liền, là vùng có cơ sở hạ tầng tương đối
tốt so với các khu vực miền núi khác của cả nước, Đông Bắc tập trung nhiều tiềm
lực phát triển kinh tế: khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch….
Giống như các vùng khác của miền Bắc, miền núi và trung du Đông Bắc chưa phát
triển các ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời.
1.2.4. Tổng quan vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là một khu vực gồm các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Các trạm thuộc Đài Khí
tượng thủy văn Đồng Bằng Bắc Bộ có vị trí địa lý kinh độ từ 105 025 ( Ba Vì) đến
106023 (Chí Linh) có vĩ độ từ 20007 (Văn Lý) đến 21009 (Ba Vì).
Đồng Bằng Bắc Bộ bao gồm toàn bộ châu thổ và trung du Bắc Bộ, đại bộ phận
có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, trừ một vài ngọn núi sót, độ cao của địa hình
không quá 100m. Đồng Bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, ruộng đất phì

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
17

nhiêu, thực vật phong phú, thích hợp với đời sống và sản xuất. Nhờ có những thuận
lợi đó nên từ lâu, Đồng Bằng Bắc Bộ đã trở thành một trung tâm kinh tế phát triển,
nơi tập trung đông dân cư nhất của Bắc Bộ.
Là một vùng trung tâm của Miền khí hậu phía Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ có khí
hậu mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu miền: có một mùa đông lạnh hơn
nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối
khô, còn nửa cuối thì cực kỳ ẩm ướt; mùa hạ mưa nhiều; khí hậu biến động mạnh.
Tính đến cuối năm 2009 vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp
được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha
đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng Bằng Bắc Bộ chiếm
26% về số lượng khu công nghiệp và 23% về diện tích đất tự nhiên các khu công
nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, sản
lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha ( 1995 ) lên là 58,9 tạ /ha ( 2008 ). Không
chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà
chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng, đem lại hiệu quả
cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi lợn , bò và
gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng. Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Thái Bình,
Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát
triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ
tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều
đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng. Đồng Bằng Bắc Bộ có nhiều
tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ sớm có những
ứng dụng và nghiên cứu sử dụng tiềm năng năng lượng mặt trời, tuy nhiên nó chưa
thực sự được phát triển và quan tâm đúng mức.
1.2.5. Tổng quan vùng Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 20
trạm thuộc đài có tọa độ địa lý, kinh độ từ 104026 (Tương Dương) đến 106017 (Kỳ
Anh), vĩ độ từ 18005 (Kỳ Anh) đến 20022 (Hồi Xuân).

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
18

Phía Đông giáp biển là những đồng bằng tương đối rộng châu thổ sông Mã, sông
Chu và sông Cả. Địa hình nâng cao về phía Tây từ 100 đến 200m ở vùng đồi
chuyển tiếp tới vùng núi giáp biên giới Việt – Lào, mà từ phía Nam sông Cả đã bắt
đầu dãy Trường Sơn. Vùng núi phía Tây có những đỉnh vượt quá 1000-1500m, địa
hình phức tạp bị chia cắt sâu bởi những thung lũng sông bắt nguồn từ bên Lào và có
chỗ hạ thấp độ cao thành đèo cắt ngang Trường Sơn (đèo Noọng Dẻ, đèo Keo Nưa).
Đặc biệt ở phía Nam của vùng có dãy Hoành Sơn là một dãy núi ngang từ Trường
Sơn tiến ra biển.
Đặc điểm quan trọng nhất của vùng Bắc Trung Bộ là sự xuất hiện một thời kỳ
khô nóng gió Tây (gió Lào) vào đầu mùa Hạ, liên quan với hiệu ứng fochn của
Trường Sơn đối với luồng gió mùa Tây Nam. Đặc biệt ở đồng bằng Nghệ An – Hà
Tĩnh và trong thung lũng sông Cả, thời tiết gió Tây phát triển rất mạnh (hàng năm
có tời 20-30 ngày gió Tây và trên nữa).
Về sự phân hóa khí hậu trong phạm vi vùng trước hết có thể nhận xét đến sự biến
thiên khí hậu khá mạnh theo chiều từ Bắc xuống Nam. Khí hậu khu vực Thanh Hóa
có tính chất chuyển tiếp với khí hậu đồng bằng Bắc Bộ: mùa Đông lạnh hơn, gió
Tây khô nóng ít hơn. Khí hậu khu vực Nghệ An đặc trưng bằng sự hoạt động mạnh
của gió Tây khô nóng, đem lại một thời kỳ khô nóng gay gắt đầu mùa Hạ và một
tình trạng ít mưa nói chung. Khu vực Hà Tĩnh có khí hậu khô ẩm đặc biệt phong
phú liên quan với tác dụng chắn gió của dãy Hoành Sơn. Lượng mưa ở đây lớn gấp
2 lần lượng mưa ở khu vực Nghệ An và khu vực này đã trở thành một trong những
trung tâm mưa lớn ở nước ta với lượng mưa năm đạt tới 2500-3000mm.
Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học – công
nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và
Bắc Trung Bộ nói riêng. Do vậy giai đoạn từ năm 1991 đến 2002, kinh tế Bắc
Trung Bộ tăng trưởng ở mức khá, đạt 8,4%/năm; ngành nông – lâm- thuỷ sản tăng
5,29%/năm. Tuy nhiên, đến nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế còn nhiều khó
khăn. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm 2002, bằng 52%
mức trung bình cả nước. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
19

cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong các năm giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm
1,3%). Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
vẫn chiếm tỷ trọng lớn (37,8%). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm,
giá trị sản phẩm tính trên một ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình 15-17 triệu
đồng/ha. Lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
Ảnh hưởng khắc nghiệt khô nóng của khí hậu cộng thêm phải gánh chịu hầu hết
các cơn bão từ biển Đông đổ vào Việt Nam khiến khu vực Bắc Trung Bộ có nền
kinh tế khó khăn, nông nghiệp kém phát triển do chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai. Để
có thể phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời ở khu vực này cần sự hỗ trợ chính
sách lớn của Chính phủ.
1.2.6. Tổng quan vùng Trung Trung Bộ
Khu vực Trung Trung Bộ gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. 15 trạm thuộc Đài khu vực có kinh độ từ
106001 (Tuyên Hóa) đến 109009 (Lý Sơn), vĩ độ từ 14046 (Ba Tơ) đến 17053 (Tuyên
Hóa).
Khu vực Trung Trung Bộ là một dải hẹp uốn theo hình vòng cung phù hợp với
đường bờ biển, bao gồm một vùng núi nằm gọn bên sườn đông dốc đứng của dãy
Trường Sơn cùng với dải đồng bằng ven biển.
Địa hình rất phức tạp với nhiều nhánh núi ngang nhô ra sát biển (dãy Bạch Mã,
dãy Vọng Phu..) chia cắt dải đồng bằng thành nhiều cánh đồng nhỏ nối tiếp từ Bắc
xuống Nam. Trên dải ven biển đâu đâu cũng hiện lên một quang cảnh giống nhau:
sát bờ biển là những cồn cát trắng xóa, xen giữa có những đầm phá đang bồi đắp dở,
phần giữa là những cánh đồng phù sa.
Nếu khí hậu Miền khí hậu phía Bắc đặc sắc vì sự tồn tại một mùa đông lạnh hơn
nhiều so với điều kiện nhiệt đới thì khí hậu Miền vùng Trung Trung Bộ lại độc đáo
vì những nét dị thường với khí hậu gió mùa trong sự phân hóa mùa mưa ẩm, mùa
mưa ẩm bắt đầy từ giữa mùa hạ kéo dài đến giữa mùa đông. Sự sai lệch đó trong
diễn biến gió mùa đã từng được nhắc đến như một trường hợp dị thường của khí
hậu gió mùa (kiểu khí hậu Huế). Trong mùa gió mùa mùa hạ, luồng gió ấm từ phía

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
20

Tây thổi tới bị dãy Trường Sơn ngăn cản. Sau khi để lại một lượng ấm đáng kể dưới
dạng mưa bên sườn Tây, vượt qua núi dưới tác dụng của “fochn”, đã đem lại cho
sườn Đông và vùng đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ một kiểu thời tiết khô
nóng rất đặc trưng (thời tiết gió Tây).
Mặc dù chịu sự phân hóa về địa hình cũng như khí hậu, nhưng thiên nhiên đã ban
tặng cho vùng đất Trung Trung Bộ nhiều tài nguyên khoáng sản cũng như những
vùng đất với phong cảnh đẹp. Trung Trung Bộ là vùng có kinh tế phát triển, tuy
nhiên các ứng dụng trong công nghệ năng lượng mặt trời chưa được sử dụng nhiều
ở khu vực này.
1.2.7. Tổng quan vùng Nam Trung Bộ
Khu vực Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận. Các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam
Trung Bộ có vị trí địa lý, kinh độ từ 107046(La Gi) đến 114020 (Song Tử Tây), vĩ độ
từ 8039 (Trường Sa) đến 14031 (Hoài Nhơn).
Nam Trung Bộ có núi tiến ra gần biển nên đồng bằng bị thu hẹp. Đằng sau
những cồn cát trắng xóa chạy dài hàng chục kilomet là những cánh đồng phù sa có
nhiều sông nhỏ chạy qua. Vùng cửa sông thường bị cát chắn, nước ứ lại tạo ra
những bãi lầy sú vẹt và những cây nước mặn mọc. Phần sát núi là những dãy đồi
hoa cương. Phía Tây của vùng là khối núi Nam Trung Bộ đồ sộ cao vượt 1500 –
2000m nằm án ngữ, với những nhánh núi ngang tiến ra sát biển ôm lấy cánh đồng
Khánh Hòa và cánh đồng Phan Rang.
Đặc điểm quan trọng nhất và rất độc đáo của khí hậu vùng Nam Trung Bộ là
tình trạng khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa - ẩm, liên quan với vị trí che khuất
của vùng này bởi các vòng cung núi bao bọc khắp các phía Bắc, Tây, Nam với các
luồng gió trong cả hai mùa.
Lượng mưa năm chỉ vào khoảng 1300 – 1400mm ở vùng Bắc (Khánh Hòa),
giảm xuống dưới 1000mm ở phía Nam (Ninh Thuận) với trung tâm khô hạn nhất
toàn quốc là Phan Rang với lượng mưa trung bình năm không tới 700mm. Độ ẩm

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
21

rất thấp, mưa ít nắng nhiều, nhiều nhất toàn quốc với số giờ nắng năm lên tới 2500
giờ.
Khí hậu khô hạn, số giờ nắng cao vùng Nam Trung Bộ rất phù hợp cho việc
ứng dụng các thiết bị năng lượng mặt trời. Ninh Thuận, Bình Thuận cũng là vùng
được đầu tư nghiên cứu các loại hình năng lượng khác như, năng lượng gió (phong
điện), năng lượng hạt nhân.
1.2.8. Tổng quan vùng Nam Bộ
Khu vực Nam Bộ gồm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Mỹ Tho. 23 trạm thuộc Đài Khí
tượng thủy văn khu vực Nam Bộ có vị trí địa lý, kinh độ từ 103 058 (Phú Quốc) đến
107014 (Long Khánh), vĩ độ từ 8001 (DK1-7) đến 11050 (Phước Long).
Vùng này bao gồm toàn bộ đồng bằng Nam Bộ, cộng thêm với phần đồng bằng
cực Nam Trung Bộ.
Đây là một đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước, trải rộng từ chân
các cao nguyên Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.
Trừ phần phía Bắc tiếp liền với khối núi Nam trung Bộ là những bậc thềm phù sa
ở độ cao 100-200m, đại bộ phận Nam Bộ thuộc châu thổ sông Cửu Long, xưa là
vịnh, nay được phù sa của con sông lớn nhất Đông Nam Á này bồi đắp mà thành,
nên địa hình rất bằng phẳng và chỉ thấp sàn sàn mực nước biển. Đôi chỗ còn là đất
trũng lầy bùn, mưa thường bị ngập sâu. Thấp hơn cả là miền Tây đồng bằng, từ Cần
Thơ đến mũi Cà Mau và vịnh Thái Lan, ở đây có những bãi lầy mênh mông, rừng
được vẹt mọc đầy.
Về phía An Giang – Kiên Giang, lẻ tẻ nhô lên vài ngọn núi thấp từ dãy Con Voi
bên Campuchia lấn sang.[10]
Đất đai Nam Bộ phì nhiêu, mạng lưới sông rạch chằng chịt, lại thêm chế độ khí
hậu và thủy văn điều hòa, đó là những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời
sống và sản xuất nông nghiệp. Cho nên từ lâu, đồng bằng Nam Bộ đã trở thành nơi
trung tâm kinh tế quan trọng nhất của phần phía Nam đất nước.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
22

Trong những đặc điểm chung của khí hậu Miền khí hậu phía Nam là có một nền
nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm và có sự phân hóa theo mùa sâu
sắc trong chế độ mưa-ẩm phù hợp với mùa gió, khí hậu đồng bằng Nam Bộ biểu
hiện những nét riêng rất đáng chú ý của môi trường địa lý đặc biệt ở vùng này.
Một là do ở gần xích đạo hơn cả, lại có địa hình bằng phẳng và thấp sàn sàn mực
nước biển, nên đồng bằng Nam Bộ có một nền nhiệt độ cao và đồng đều trên toàn
vùng. Ở hầu khắp các nơi trong vùng, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26-27 oC
đảm bảo tổng nhiệt độ năm lên tới 9.500-10.000oC. Đó là những giá trị cao nhất mà
không một vùng nào khác ở nước ta đạt được. Thêm vào đấy, do gần xích đạo trên
đường diễn biến hàng năm của nhiệt độ, đã xuất hiện hai cực đại (cực đại chính vào
tháng 4, phụ vào tháng 8) và hai cực tiểu (cực tiểu chính vào tháng 12, phụ vào
tháng 7) chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng cực đại và cực tiểu rất nhỏ chỉ khoảng
3-40C (biên độ nhỏ nhất so với cả nước).
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ rất khởi sắc, là
vựa lúa lớn, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời được ứng dụng khá nhiều ở vùng
này, nhiều nhất cả nước.
1.2.9. Tổng quan vùng Tây Nguyên.
Khu vực Tây nguyên gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk
Nông. 17 trạm thuộc đài khu vực Tây Nguyên có vị trí địa lý, kinh độ từ 107 041
(Đắk Nông) đến 108046 (M’ Đrak), vĩ độ từ 11032 (Bảo Lộc) đến 14039 (Đắk Tô).
Tâu Nguyên là vùng cao nguyên có độ cao trung bình các trạm 641,918m. Cao nhất
là trạm Đà Lạt với độ cao 1508,563m. Thấp nhất là trạm A Jun Pa với đọ cao
159,697m.
Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của Miền khí hậu
phía Nam, khí hậu Tây Nguyên biểu hiện những nét đặc sắc liên quan với ảnh
hưởng của độ cao địa hình và ảnh hưởng chắn gió của dãy Trường Sơn. Khí hậu
Tây Nguyên có sự hạ thấp nền nhiệt độ nói chung theo quy luật giảm nhiệt độ theo
độ cao địa hình. Tuy nhiên hàng năm giữa mùa nóng và lạnh không có sự chênh

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
23

lệch nhiệt độ đáng kể. bên cạnh đó một yếu tố khác cũng tạo nên nét đặc sắc của khí
hậu vùng này đó chính là phân hóa rõ rệt hai mùa khô - ẩm. Tình trạng khô hạn
trong mùa khô ở đây còn trầm trọng hơn mùa khô ở Nam Bộ, nhiều nơi, có từ 1 đến
3 tháng lượng mưa trung bình không quá 2 -3mm. Trái lại vào mùa hạ, quá trình
hình thành mưa trong luồng gió Tây Nam bão hòa hơi nước lại được tăng cường
thêm nhờ tác dụng của dãy Trường Sơn chắn ngang hướng gió. Kết quả là lượng
mưa mùa hạ ở đây rất lớn, đóng góp trên 90% lượng mưa toàn năm, năng lượng
mưa toàn năm khoảng 1800- 2800mm vào loại cao ở nước ta. [10]
Tây Nguyên có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường đặc biệt vào loại bậc
nhất ở nước ta. Dân cư có nhiều dân tộc sinh sống: Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho,
Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế -
xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở
hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và
với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên
nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất
bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu,
dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích
cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả
nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn
Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn
thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là
vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc
Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh chấp.
Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống các
nông lâm trường quốc doanh (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí nghiệp
nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển thành các nông, lâm trường
thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức kinh tế này trong thực tế bao chiếm
gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắak, đến năm 1985, ba xí nghiệp Liên hiệp
nông lâm công nghiệp quản lý 1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh, cộng

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
24

với 1.600.000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai
toàn tỉnh. Ở Gia Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc
doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển
đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26%. Tài nguyên rừng
và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy
giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích
rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản
xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác
lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản
lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 -
đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm. Hiện nay, chính
quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ
gia đình và cộng đồng trong buôn, làng. Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác
nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu
quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW)
trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên
sông [Serepôk]. Mới đây, công trình thủy điện Ya ly (700.000 kW) đưa điện lên
lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như
Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản,
chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Theo tài liệu cũ của Liên Xô để lại,
Tây Nguyên có trữ lượng Bô xít khoảng 8 tỉ tấn. Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm
2025 và hiện nay, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư
một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc
làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa
vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội Tây
Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa. Ngoài ra, tiềm năng lớn
về năng lượng mặt trời ở Tây Nguyên chưa được phát huy.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
25

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.


2.1.1. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng
2.1.1.1. Tổng quát chung về quan trắc khí tượng
Đặc điểm của quan trắc khí tượng là đo đạc, quan sát, theo dõi sự biến đổi
các quá trình vật lý, các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển và trên mặt đất
như: nhiệt độ, mây, khí áp, gió, mưa, độ ẩm, số giờ nắng, tổng lượng bức xạ mặt
trời, bốc hơi nước, các hiện tượng khí tượng như: dông, bão, lốc, tố, vòi rồng, sương
mù ... Truyền các kết quả số liệu quan trắc về các trung tâm dự báo khí tượng thuỷ
văn để phục vụ cho công tác dự báo, đồng thời số liệu kết quả quan trắc khí tượng
cũng được lưu trữ lâu dài để nghiên cứu khí hậu phục vụ các ngành kinh tế quốc
dân và cho toàn xã hội. Phần lớn các hoạt động của con người đều chịu ảnh hưởng
của thời tiết, để giảm bớt tới mức tối thiểu các ảnh hưởng không thuận lợi của các
hiện tượng khí quyển đối với các hoạt động đó, con người ngay từ đầu dã sớm
nghiên cứu các định luật chi phối thời tiết.
Thu thập các kiến thức về thời tiết là mục tiêu của ngành khoa học được gọi
là khí tượng học. Người ta nghiên cứu các hiện tượng thông qua quan trắc, các thực
nghiệm và các phương pháp phân tích khoa học. Quan trắc khí tượng là đánh giá
hoặc đo một hay nhiều yếu tố khí tượng bằng các dụng cụ đo qua đó các quan trắc
khí tượng ghi nhận và bản thân quan trắc viên tiến hành công việc không dùng dụng
cụ mà người ta gọi là các phép đo khí tượng không thực hiện bằng các dụng cụ khí
tượng. Địa điểm mà tại đó tiến hành đánh giá một hay nhiều yếu tố khí tượng được
tiến hành đều đặn gọi là trạm khí tượng. Các trạm quan trắc khí tượng được thiết lập
một cách lý tưởng trên mặt đất hoặc trên biển và cách xa nhau một khoàng sao cho
đáp ứng được các các tiêu chuẩn của khí tượng được gọi là mạng lưới quan trắc khí
tượng. Khoảng cách hợp lý giữa các trạm quan trắc là khoảng cách mà chi phí cần
thiết phụ thuộc vào mục đích sử dụng số liệu, vào khả năng biến đổi theo không
gian và thời gian của yếu tố khí tượng quan sát được và vào bản chất địa hình của

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
26

bề mặt trái đất tại vùng nơi đặt trạm. tại các trạm khí tượng thì các dụng cụ đo đạc
lắp đặt tại trạm phải tuân thủ chặt chẽ mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật chung.

2.1.1.2. Các cơ sở phát triển mạng lưới trạm quan trắc trong quy hoạch từng giai đoạn:
* Quy hoạch lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV)
Là một trong những công tác quan trọng của Ngành Khí tượng thủy văn
nhằm góp phần giữ vững, củng cố và phát triển mạng lưới quan trắc KTTV, nâng
cao hiệu quả của việc đầu tư nhân lực, vật lực cho lưới trạm KTTV, không ngừng
hoàn thiện chất lượng của mọi công việc nghiên cứu và nghiệp vụ KTTV, thiết thực
phục vụ sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Quy hoạch lưới trạm KTTV là
bước chuẩn bị cần thiết cho việc kiểm kê đánh giá tài nguyên và điều kiện KTTV,
phục vụ đắc lực cho dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai, phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là sản xuất nông nghiệp
và khai thác năng lượng trong những năm tới và lâu dài về sau.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
27

*Tổ chức Lưới trạm KTTV


Lưới trạm KTTV đang hoạt động có tổ chức, có hiệu quả như ngày nay là
thành quả to lớn của Ngành KTTV, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
cao có thể và cần thiết phải có một số thay đổi trong cơ cấu lưới trạm, từng bước
hợp lý hóa hợp lý hóa lưới trạm.
* Quá trình hợp lý hóa lưới trạm KTTV đã, đang và sẽ tiến hành trên cơ sở những
nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo đầy đủ tính khoa học của lưới trạm.
- Phục vụ đắc lực cho các ngành khoa học, phát triển kinh tế quốc dân và an ninh
quốc phòng.
- Kế thừa và bảo vệ cơ cấu chủ yếu và tính hợp lý của lưới trạm đã có
- Tôn trọng hoàn cảnh thực tế, trước hết là điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ và
kỹ thuật có liên quan với việc duy trì hoạt động của các trạm
* Quá trình quy hoạch lưới trạm KTTV
Là quá trình điều chỉnh lưới trạm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu vừa đạt
được về các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới trạm. Công việc này được tiến hành theo các
bước sau đây:
- Kiểm điểm những ưu điểm, khuyết điểm của công tác hợp lý hóa lưới trạm trước đó.
Kiểm tra các kết quả nghiên cứu và vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoàn cảnh
thực tế.
- Phát hiện những tồn tại trong lưới trạm KTTV hiện tại.
- Phân định các loại trạm và các hạng trạm trong lưới trạm KTTV. Xác định chức
năng nhiệm vụ quan trắc và nhiệm vụ phát báo của mỗi hạng trạm.
- Kiến nghị giải thể một số trạm không đủ tiêu chuẩn tồn tại
- Kiến nghị thành lập một số trạm cần thiết
* Lưới trạm KTTV này được chia thành 7 loại
Căn cứ vào bản chất vật lý của đối tượng quan trắc, vào nội dung trang thiết
bị quan trắc và mục đích thu thập số liệu đó là: (trạm khí tượng bề mặt, trạm khí

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
28

tượng cao không, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm hải văn, trạm thủy văn, trạm
quan trắc môi trường)
* Quá trình phát triển
Mỗi một loại trạm được chia thành nhiều hạng, căn cứ vào trang thiết bị quan
trắc và vai trò của trạm trong quá trình nghiên cứu đặc tính thống kê của từng yếu tố
KTTV và trong công tác chỉnh lý số liệu.
Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của nước ta đã có lịch sử trên 100 năm
xây dựng và phát triển, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm
1867, trạm khí tượng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam là trạm Sài gòn Hospital.
Đến năm 1902, khi Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đài
Quan sát Từ trường và Khí tượng Trung ương Đông Dương -Cơ quan quản lý mạng
lưới trạm khí tượng đầu tiên tại Việt Nam, nước ta mới chỉ có 51 trạm (khí tượng 38
trạm, thủy văn 13 trạm). Đến nay, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn nước ta bao
gồm khí tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng thủy văn biển, thủy văn và
đo mưa (dưới đây gọi chung là mạng lưới trạm khí tượng thủy văn) đã có trên 1200
trạm và điểm đo các loại. Các trạm này được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt
Nam từ Bắc vào Nam, từ miền núi cao đến đồng bằng ven biển, các hải đảo xa xôi
và thực hiện quan trắc tương đối càng đầy đủ các yếu tố về khí tượng thủy văn.
Mạng lưới đó đã hòa nhập vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn toàn cầu và thực
hiện tốt nhiệm vụ không chỉ đối với quốc gia mà còn cả đối với quốc tế.
Để có được mạng lưới trạm như hiện nay, Nhà nước đã đầu tư cho nghiên cứu
quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới một cách khá cơ bản và toàn diện:
- Năm 1960, Nha khí tượng đã có quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng.
- Năm 1961, Bộ Thủy lợi với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc đã
có quy hoạch mạng lưới trạm thủy văn cơ bản Miền Bắc Việt Nam.
- Năm 1976 sau khi thống nhất đất nước, Bộ Thủy lợi đã có quy hoạch mạng
lưới trạm thủy văn cơ bản tối thiểu từ Nam Bình Trị Thiên trở vào.
- Năm 1987, Tổng cục KTTV đã ban hành Quyết định số 85 KTTV/QĐ ngày
1-4-1987 về quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn cơ bản, năm 1991 ban

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
29

hành Quyết định số 88 KTTV/QĐ ngày 1-3-1991 về quy hạch mạng lưới trạm đo
mưa cơ bản và năm 1998 ban hành Quyết định số 176 KTTV/QĐ ngày 17-3-1998
về qui hoạch mạng lưới rađa thời tiết thuộc bộ môn khí tượng cao không.
- Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-
TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc
tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.[8].

2.1.1.3. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng hiện tại
Mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng thuộc trung tâm khí tượng thủy văn
quốc gia, Bộ Tài nguyên và môi trường gồm 176 trạm. Trong đó được phân ra các
hạng trạm, hạng I, hạng II và hạng III. Được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt
Nam, đại diện cho nhiều địa hình khác nhau ở từng khu vực: đồng bằng, miền núi,
hải đảo… Các trạm được quản lý theo các đài Khí tượng thủy văn khu vực, có 9
đài:
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
30

2.1.2. Thời gian nắng


Thời gian nắng là một trong những yếu tố quan trắc cơ bản tại tất cả các
trạm quan trắc khí tượng. Thuật ngữ “nắng” liên quan với năng lượng bức xạ mặt
trời, chủ yếu ở phần bức xạ nhìn thấy, với ánh sáng khuếch tán của bầu trời, mây và
một số hiện tượng khí tượng khác. Thời gian nắng được tính đến 0,1 giờ và đường
ghi bắt đầu từ lúc cường độ trực xạ của bức xạ mặt trời đạt tới ≥ 0,1 KW/m 2 (≥ 0,2
calo/cm2ph).

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Phương pháp đo thời gian nắng
Các trạm khí tượng đo thời gian nắng bằng nhật quang ký Campell Stokes.
Bộ phận cảm ứng của nhật quang ký là một quả cầu thủy tinh có tác dụng hội tụ các
tia nắng chiếu tới tiêu điểm. Khi đặt quả cầu hướng về phía mặt trời, trên “mặt tiêu”
của cầu đặt một giản đồ chuyên dùng bằng giấy, một vệt cháy sẽ tự in trên giản đồ
từ Tây sang Đông, khi mặt trời đi từ Đông sang Tây.
Nhật quang ký được đặt trong vườn khí tượng, tại vị trí quang đãng, quanh năm
các tia sáng mặt trời từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn đều có thể chiếu tới.
Nhật quang ký đặt trên cột gỗ, cột sắt… cách mặt đất 1m50, phía Bắc cột xây bậc
đủ để quan trắc viên đứng thay giản đồ, lau chùi bảo quản máy. Máy đặt đúng quy
cách phải đạt 3 yêu cầu:
- Máy ngang bằng
- Đúng vĩ độ trạm
- Trục cầu thủy tinh đúng hướng Bắc Nam
Giản đồ lắp đặt vào 5 giờ sáng hằng ngày, được ghi tên trạm, ngày tháng thay
giản đồ, tên người thay và lấy giản đồ ra vào 19 giờ. [2]

2.2.2. Phương pháp thu thập, chiết xuất, thống kê, tổng hợp số liệu
Thu thập các nguồn tài liệu từ kho lưu trữ của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy
văn và môi trường thuộc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiết xuất riêng
số liệu về giờ nắng trong các bảng, biểu quan trắc khí tượng. Công tác này tác giả
làm hoàn toàn bằng ghi chép thủ công do chưa có phần mềm hay dữ liệu số nào về

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
31

vấn đề này. Từ các số liệu thô do quan trắc viên các trạm khí tượng chuyển về, dùng
phương pháp quy toán giản đồ để tính số giờ nắng trong ngày. Cách quy toán giản
đồ nhật quang ký Campell:
Quy toán giản đồ nắng chính xác tới 1/10 giờ.
Nếu cả giờ có nắng, ghi 1,0; kéo dài 1/10 ghi 0,1; kéo dài 5/10 ghi 0,5…
Nếu phần lẻ ≥ 0,5 của 0,1 giờ (≥3 phút )quy thành 0,1 giờ; <0,5 của 0,1 giờ thì
bỏ đi.
Vết nắng gồm vết cháy đen, vết vàng và cả những vết đổi màu do nắng tạo nên.
Nếu cả ngày chỉ có 1 chấm, dù chấm rất bé vẫn tính 0,1 giờ. Nếu trong một khoảng
giờ có từ hai chấm trở lên, phải tính gộp lại và căn cứ vào độ dài tổng cộng để xác
định thời gian có nắng. Nếu những chấm nhỏ (< 0,5 của 0,1 giờ) nằm rải rác trong
một số khoảng giờ mà tổng lượng vẫn chỉ ≤ 0,1 giờ, thì tính là 0,1 giờ và ghi 0,1
vào trong các khoảng đó.
(Nguồn: Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt)
Thống kê, phân loại các tài liệu thu được sau đó tổng hợp các số liệu theo trật tự
và logic, dùng các phầm mềm tính toán đưa ra các số liệu về tổng số giờ nắng trong
các tháng, các ngày có nắng trong năm….

2.2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm ArcView GIS 3.2
2.2.3.1. Khái niệm
ArcView là một phần mềm ứng dụng công nghệ Hệ Thông Tin Địa Lý (GIS)
với một giao diện đồ hoạ thân thiện, tiện lợi, cho phép làm việc với các dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính, hiển thị dữ liệu này dưới dạng bản đồ, bảng biểu
và đồ thị. ArcView cung cấp những công cụ truy vấn và phân tích dữ liệu, cho phép
trình bày kết quả cuối cùng dưới dạng các bản đồ có chất lượng cao

2.2.3.2. Cấu trúc dữ liệu trong ArcView


Các dữ liệu trong hệ GIS thường rất nhiều và lưu trữ trong các tệp tin khác
nhau. Tập hợp các tệp dữ liệu như vậy gọi là cơ sở dữ liệu. Làm việc với các tệp dữ
liệu lớn như vậy rất phức tạp nên người ta phải xây dựng cấu trúc chặt chẽ cho các
cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho việc quản lý.
Trong ArcView cũng như các hệ thông tin địa lý khác : cơ sở dữ liệu có hai dạng

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
32

cấu trúc cơ bản sau : cấu trúc dạng raster và cấu trúc dạng vector
Cấu trúc Raster
Trong cấu trúc này, thực thể được biểu diễn thông qua các ô (cell) hoặc ô ảnh
(pixel) của một lưới các ô và mỗi pixel đều mang giá trị của thông số đặc trưng cho
đối tượng. Trong máy tính, lưới ô này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi
ô là giao điểm của một hàng, một cột trong ma trận. Ở cấu trúc này, điểm được xác
định bởi một pixel, đường được xác định bởi một số các pixel kề nhau theo một
hướng, vùng được xác định bởi số các pixel mà trên đó thực thể phủ lên. Biểu diễn
raster được xây dựng trên cơ sở hình học phẳng Ơcơlit. Mỗi một ô sẽ tương ứng với
một diện tích vuông trên thực tế. Ðộ lớn của cạnh của ô vuông này còn được gọi là
độ phân giải của dữ liệu. Trong cấu trúc này , mỗi một pixel được ấn định bởi một
giá trị, do đó, những thuộc tính khác nhau của thế giới thực được lưu trữ trong các
tệp tin riêng (Ví dụ : các kiểu đất được lưu vào 1tệp, các kiểu rừng được lưu vào 1
tệp khác).
ArcView lưu trữ dữ liệu raster trong Arc/Info grids, thường là các file ảnh
(ảnh vệ tinh, ảnh máy bay) theo cấu trúc mảng. Đây là dạng cấu trúc đơn giản nhất
trong đó ảnh được thể hiện bởi các điểm ảnh (pixel) tổ chức thành mảng có tọa độ
tính theo các dòng, cột và có gốc toạ độ nằm ở góc trên bên trái. Khi nhập ảnh vào
ArcView sẽ chuyển từ hệ toạ độ ảnh sang hệ toạ độ thế giới thực(x,y). Kích thước
pixel càng nhỏ thì khả năng thể hiện đối tượng càng chi tiết. Thông thường các đối
tượng có kích thước lớn hơn 1/2 pixel sẽ được mã hóa thành 1 pixel và nhỏ hơn 1/2
pixel thì sẽ không được ghi lại. Ðiều này làm hạn chế về khả năng định vị chính
xác.
Cấu trúc vector
Là dạng cấu trúc để biểu diễn các đối tượng thông qua điểm, đường và vùng
với yếu tố căn bản là điểm có toạ độ. Trong đó đường là tập hợp các điểm và vùng
là các đường khép kín.
+ Ðiểm : được biểu diễn bởi một cặp toạ độ (x,y) (VD: thể hiện một ngôi nhà của
thế giới thực trên mô hình dữ liệu vector)
+ Ðường : là tập hợp của một loạt các cặp tọa độ (x1,y1 ; x2,y2 ; x3,y3 ;... xn,yn );

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
33

nếu là đoạn thẳng thì ít nhất gồm 2 điểm ; nếu là đường gấp khúc thì có thể coi là
tập hợp của các đoạn thẳng
(VD : thể hiện đường giao thông, các sông )
+ Vùng : bao gồm các đường khép kín, được biểu diễn bằng một dãy toạ độ có điểm
đầu và điểm cuối trùng nhau (x1,y1 ; x2,y2 ; x3,y3 ... xn,yn ; x1,y1 )
(VD : thể hiện giới hạn của một khu rừng; ranh giới các xã, huyện...)
- một vùng được giới hạn bởi các đường thẳng khép kín gọi là một polygon.
2.2.3.3. Lập bản đồ
Để lập một bản đồ chuyên đề trong ArcView, ta sử dụng tool Legend Editor.
Khi đã nhập dữ liệu vào máy, muốn thể hiện chúng trên một bản đồ để thấy
rõ sự phân bố, mối quan hệ và phương hướng của các đối tượng mà không dễ nhìn
thấy thông qua các dữ liệu biểu bảng. Việc lựa chọn thế nào để hiển thị là rất quan
trọng. Việc cần thực hiện là chọn màu và biểu tượng thích hợp cho những đối tượng
khác nhau hay tạo ra những bản đồ chuyên đề khác nhau dựa trên các giá trị thuộc
tính của các đối tượng.
Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện chuyên sâu một nội dung nào đó gọi là
chuyên đề của bản đồ. Một bản đồ chuyên đề thường có 2 phần chính :
- Phần bản đồ nền : bao gồm các lớp thông tin về thủy hệ, địa hình, thực vật,
giao thông, dân cư... tức là thông tin của một bản đồ địa lý. Phần bản đồ nền
trong bản đồ chuyên đề thường khá đơn giản, mang tính chất định hướng
- Phần chuyên đề:gồm các lớp đi sâu vào chuyên đề (ví dụ phân vùng số giờ
nắng, bức xạ, mây, mưa….)
2.2.4. Phương pháp đánh giá tiềm năng
Dựa vào các kết quả nghiên cứu về số giờ nắng, các công nghệ ứng dụng
năng lượng mặt trời đánh gia tiềm năng năng lượng mặt trời cho từng khu vực trên
lãnh thổ Việt Nam, so sánh tiềm năng giữa các vùng. Phân loại vùng theo tiêu chí
thuận lợi cho việc ứng dụng năng lượng mặt trời:
- Vùng rất thuận lợi
- Vùng tương đối thuận lợi
- Vùng ít thuận lợi
- Vùng không thuận lợi.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
34

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tiềm năng năng lượng mặt trời theo từng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam
3.1.1. Khu vực Tây Bắc
3.1.1.1. Đặc điểm phân bố nắng
Với trung bình số ngày nắng trong năm là 311/365 ngày chiếm 85% số ngày
có nắng, thuộc vào hàng khu vực có số ngày có năng cao, thêm vào đấy là tổng bình
quân số giờ nắng trong toàn vùng là 1870 giờ/ năm có thể thấy vùng Tây Bắc có
tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.

3.1.1.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.1. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây Bắc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
35

Biểu đồ 3.2. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây Bắc
Từ biểu đồ 3.1 và 3.2 trên có thể thấy, trong các tháng số giờ nắng phân bố
khá đồng đều giao động trong khoảng từ 116,2 giờ (tháng 12 năm 2010) đến 203,1
giờ (tháng 5 năm 2010), các tháng ít nắng hơn thường vào cuối mùa đông (tháng 12,
tháng 1)
Do đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc thường có nhiều mây và nhiều dạng mây,
phân bố mây không đồng đều nên việc phân bố nắng từng tháng trong các năm
thường có sự xáo trộn, chủ yếu việc phân bố nắng phụ thuộc vào phân bố các mùa
trong năm.
Các trạm trong khu vực Tây Bắc thường trạm Sơn La có số giờ nắng nhiều
hơn các trạm trong vùng, đặc điểm phân bố giờ nắng giữa các tháng cũng có sự
khác biệt (biểu đồ 3.3). Các tháng mùa hè (tháng 6,7) thường có nhiều mây gây mưa
lũ, sạt lở nên các tháng này, số giờ nắng thường ít.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
36

Biểu đồ 3.3. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn La
Bên cạnh đó, trạm Kim Bôi thường có số giờ nắng ít nhất trong vùng, các tháng
mùa đông số giờ nắng xuống còn 40,3 giờ (tháng 1 năm 2010) (biểu đồ 3.4), do
vùng này được nhận định là có nhiều dông nhất Việt Nam mỗi năm có khoảng 111
ngày dông.

Biểu đồ 3.4. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kim Bôi

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
37

3.1.1.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.5. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây Bắc

Biểu đồ 3.6. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây Bắc
Từ biểu đồ 3.5 và 3.6 ta thấy, tổng số giờ nắng trong các năm của các trạm
không thay đổi nhiều, các trạm trong khu vực Tây Bắc có trung bình tổng số giờ
nắng trong năm khoảng 1870 giờ. Trạm Kim Bôi thường có số giờ nắng ít, các trạm
Tuần Giáo, Sơn La thường có số giờ nắng nhiều nhất trong khu vực (trên 2000 giờ/
năm).

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
38

3.1.1.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.1.2.1. Thuận lợi
- Với việc có số ngày có nắng trong năm lớn, 85% số ngày trong năm có nắng, vùng
Tây Bắc rất thuận lợi cho việc áp dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện
nay, đặc biệt là sử dụng pin mặt trời dùng cho các thiết bị chiếu sáng cũng như sinh
hoạt.
- Đặc tính là khu vực miền núi, các hộ gia đình sống rải rác, việc tự cung cấp điện
đối với từng hộ gia đình, nơi mà điện lưới khó đến được, đặc biệt là ở những vùng
sâu, vùng xa.
- Tổng số giờ nắng khoảng 1870 giờ/ năm đủ cung cấp nhu cầu điện thắp sáng hay
các thiết bị về nhiệt khác trong thời điểm hiện tại.
3.1.1.2.2. Khó khăn
- Khó khăn hàng đầu phải kể đến là chi phí ban đầu lớn, khi mà giá thành cho
những tấm pin mặt trời hay các thiết bị thu năng lượng mặt trời còn quá lớn so với
thu nhập của người dân, thì việc có ứng dụng được các thiết bị sử dụng năng lượng
mặt trời ở vùng Tây Bắc được hay không còn phụ thuộc rất lớn vào các chính sách
hỗ trợ cho vùng núi và hải đảo của nhà nước cũng như các tổ chức nước ngoài khác.
- Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện cũng như các
thiết bị năng lượng mặt trời lớn hơn, với các thiết bị thu năng lượng mặt trời hiện tại
chỉ có hiệu suất nhỏ(< 5%), thì tổng số giờ nắng trong năm không nhiều cũng là
một khó khăn khi ứng dụng các công nghệ năng lượng mặt trời.
3.1.2. Khu vực Việt Bắc
3.1.2.1. Đặc điểm phân bố nắng
Với số ngày nắng trung bình năm là 287/365 ngày (chiếm 78,6%), tổng số giờ
nắng trong năm trung bình toàn vùng là 1463 giờ, trung bình mỗi ngày có hơn 4 giờ
nắng, với số giờ nắng như vậy cộng với áp dụng các công nghệ hiện nay thì khu vực
Việt Bắc có thể đáp ứng được nhu cầu về bếp đun năng lượng mặt trời cũng như
điện thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.
3.1.2.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
39

Đặc trưng khí hậu theo mùa của vùng dẫn đến phân hóa mạnh mẽ số giờ nắng
giữa các tháng trong năm , thời kỳ nắng nhiều là thời kỳ mùa hạ và đầu thu, từ
tháng 5 đến tháng 10, có tháng lên tới 213 giờ nắng (tháng 8 năm 2009). Vào những
tháng mùa đông, trung bình mỗi ngày chỉ có khoảng từ 2 đến 3 giờ nắng.

Biểu đồ 3.7. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Việt Bắc

Biểu đồ 3.8. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Việt Bắc
Từ biểu đồ 3.7 và 3.8 ta thấy, trong các trạm thuộc khu vực Việt Bắc trạm
Lào Cai thường có số giờ nắng cao, trạm Lào Cai là một trong những trạm có lịch

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
40

sử lâu đời với kho số liệu nhiều năm về khí tượng. Các tháng thường có số giờ nắng
nhiều là các tháng mùa hè ( tháng 5, 6, 7, 8) với khoảng gần 200 giờ nắng (biểu đồ 3.9).

Biểu đồ 3.9. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Lào Cai
Bên cạnh đó, trạm Thái Nguyên lại có ít số giờ nắng hơn, có tháng chỉ có 32,6
giờ nắng (tháng 1 năm 2010). Sự phân hóa rõ rệt về số giờ nắng giữa các tháng
trong năm thường diễn ra ở trạm này (biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3.10. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Thái Nguyên

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
41

3.1.2.1.2 Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.11. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Việt Bắc

Biểu đồ 3.12. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Việt Bắc
Từ biểu đồ 11 và 12 ta thấy, tổng giờ nắng các trạm trong khu vực Việt Bắc
không khác biệt nhiều. Tuy nhiên vùng Việt Bắc có tổng số giờ nắng ít hơn các
vùng khác, do vùng này tập trung nhiều vùng là trung tâm mưa của cả nước. Là
vùng có chế độ mưa phong phú, đại bộ phận vùng thu được lượng mưa vào khoảng
1800 đến 2400mm/năm, nhiều trung tâm mưa lớn trên sườn đón gió và trong một
vài thung lũng có cửa mở rộng đón gió ấm. Nổi bật nhất là trung tâm mưa Bắc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
42

Quang (> 4000mm/năm), trung tâm mưa Tam Đảo (2800-3000mm/năm),Hoàng


Liên Sơn(2500- 3000mm/năm). Số ngày mưa trong các trung tâm này cũng lớn nhất
toàn quốc (180-200 ngày/năm).

3.1.2.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.2.2.1. Thuận lợi
- Với số giờ nắng không lớn, nhưng với khoảng 78,6% số ngày trong năm có nắng,
vùng Việt Bắc vẫn là vùng hứa hẹn nhiều tiềm năng năng lượng mặt trời, khi công
nghệ năng lượng mặt trời hiện đại hơn có thể tích trữ nhiều hơn năng lượng trong
những có nắng để phục vụ cho những ngày mưa.
-Việt Bắc có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có kinh tế phát triển, nên vận động các
doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời như một hành động quảng bá.
- Với tổng số giờ nắng khoảng 1463 giờ/ năm tức là trung bình khoảng 4 giờ nắng
mỗi ngày, Việt Bắc tương đối phù hợp trong việc ứng dụng các thiết bị năng lượng
mặt trời hiện nay.
3.1.2.2.2. Khó khăn
- Việt Bắc tập trung phần lớn các dân tộc thiểu số của cả nước, những người ít có
điều kiện kinh tế, chi phí để có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời gần như là
không thể. Các chương trình phát triển cho vùng núi, vùng dân tộc ít người nên tập
trung thêm về vấn đề này.
- Số giờ nắng không nhiều, lại tập trung nhiều trung tâm mưa của cả nước, nên rất
khó để sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời công nghệ thấp.
- Là vùng có nhiều thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất vào mùa mưa lũ nên việc lắp đặt,
bảo quản các thiết bị cũng cần tính, toán khảo sát kỹ lưỡng.

3.1.3. Khu vực Đông Bắc


3.1.3.1. Đặc điểm phân bố nắng
Trung bình số ngày nắng trong năm là 274,7 ngày/năm chiếm 75,3% số ngày
trong năm có nắng gần tương đương với vùng Việt Bắc, tổng số giờ nắng trong năm
là 1474,2 giờ tức là trung bình một ngày có từ 4 đến 5 giờ nắng như vậy có thể cung

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
43

cấp năng lượng cho các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt như bếp đun năng lượng
mặt trời, bình nước nóng hay thắp sáng bằng năng lượng mặt trời.
3.1.3.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.13. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đông Bắc

Biểu đồ 3.14. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đông Bắc
So với vùng Tây Bắc và Việt Bắc, vùng Đông Bắc đã có sự khác biệt lớn về số
giờ nắng giữa các tháng trong năm, các tháng mùa đông và mùa xuân có lượng nắng
ít, do đặc điểm khí hậu của vùng thường giá rét vào mùa đông, sang mùa xuân thì

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
44

lại đón mưa phùn, các tháng mùa đông , xuân chỉ có 1 đến 3 giờ nắng mỗi ngày.
Tuy có nhiều mưa bão vào các tháng mùa hè khoảng tháng 7 tháng 8 nhưng do đặc
điểm là cứ trước hoặc sau bão đều có “nắng to” nên khu vực Đông Bắc thường có
nhiều nắng vào các tháng này (khoảng 200 giờ nắng/tháng) (biểu đồ 3.13, 3.14).

Biểu đồ 3.15. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Bạch Long Vĩ
Các trạm trong khu vực Đông Bắc, trạm Bạch Long Vĩ là một trạm đảo, thường
có số giờ nắng nhiều (1834,7 giờ năm 2009), các tháng 5, 6, 7, 8 thường có hơn 200
giờ nắng, tháng 7 năm 2010 có tới 266,2 giờ nắng (biểu đồ 3.15) trung bình một
ngày có gần 9 giờ nắng, với công suất của pin Asi do Việt Nam sản xuất thì chỉ cần
1 ngày có từ 8 đến 9 giờ nắng thì có thể sử dụng điện thắp sáng cho 7 đến 8 ngày
mưa tiếp theo. Trạm có ít giờ nắng trong khu vực là trạm Đình Lập, năm 2010 trạm
chỉ đo được 248 ngày có nắng, tổng số giờ nắng năm 2010 là 1239,6 giờ trung bình
mỗi ngày có hơn 3 giờ nắng (biểu đồ 3.16).

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
45

Biểu đồ 3.16. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đình Lập

3.1.3.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.17. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đông Bắc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
46

Biểu đồ 3.18. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đông Bắc
Từ biểu đồ 3.17 và 3.18 ta thấy, các trạm trong khu vực tuy có khác biệt lớn về
mặt địa hình, trạm vùng núi, trạm vùng biển, trạm đảo, trạm vùng châu thổ nhưng
tổng số giờ nắng trong năm thường không có cách biệt lớn. Tổng số giờ nắng trung
bình các trạm năm 2009 là 1580 giờ, năm 2010 là 1368 giờ. Nổi bật là trạm đảo
Bạch Long Vĩ thường có số giờ nắng nhiều nhất khu vực.

3.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng năng lượng mặt trời
3.1.3.2.1. Thuận lợi
- Vùng có lượng nắng đủ để cung cấp cho các thiết bị năng lượng mặt trời hoạt
động và duy trì trong cả năm với khoảng trung bình ít nhất có từ 2 đến 3 giờ nắng
mỗi ngày.
- Kinh tế khu vực không quá khó khăn như các vùng núi khác, có thể tập trung hỗ
trợ cho vùng sâu vùng xa.
- Nhiều trạm đảo, nơi mà đầu tư điện lưới rất tốn kém, có thể thay thế bằng năng
lượng tái tạo tại nơi, số giờ nắng nhiều, rất phù hợp cho việc sử dụng các thiết bị
năng lượng mặt trời.
3.1.3.2.1. Khó khăn
- Đông Bắc là vùng có lưới điện tương đối tốt, người dân đã quen với việc dùng
điện lưới, để thay đổi thói quen của họ, thuyết phục họ chuyển sang sử dụng các

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
47

thiết bị năng lượng tái tạo không phải là chuyện một sớm một chiều, nhất là kinh
phí đầu tư thiết bị mới không nhỏ.
- Số giờ nắng không nhiều, với các thiết bị hiệu suất thu năng lượng thấp sẽ không
đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời hàng ngày.

3.1.4. Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ


3.1.4.1. Đặc điểm phân bố nắng
Với trung bình số ngày nắng trong năm là 269 ngày/ năm chiếm 73, 7 số ngày
trong năm có nắng, mỗi năm trung bình có 1414,7 giờ nắng thuộc vào hàng có số
giờ nắng thấp trong cả nước, tuy nhiên đây lại là vùng có nhiều thuận lợi cho phát
triển ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời.
3.1.4.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.19. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
48

Biểu đồ 3.20. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ
Từ biểu đồ 3.19 và 3.20 ta thấy, số giờ nắng giữa các tháng trong năm ở khu vực
này có sự phân hóa rõ rệt, biến động theo khí hậu mùa, số giờ nắng các tháng ở mỗi
năm cũng có sự khác biệt do khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ có khí hậu đặc biệt với
việc thay đổi thất thường của thời tiết, có nhiều yếu tố tác động vào và tạo nên đặc
trưng khí hậu của khu vực này. Nắng thường có nhiều vào các tháng mùa hè và ít
hơn vào mùa đông. Trong các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ, trạm Sơn Tây thường có số giờ nắng nhiều hơn. Việc phân bố số giờ
nắng giữa các tháng trong năm đo được ở trạm cũng không nằm ngoài sự phân hóa
chung của toàn vùng, các tháng mùa hè có số giờ nắng cao hơn, thường là vào các
tháng 6, 7, 8 (biểu đồ 3.21)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
49

Biểu đồ 3.21. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn Tây
Trạm Láng là một trạm trọng điểm của khu vực cũng như cả nước, số liệu của
trạm Láng đại diện làm số liệu nền cho các số liệu khí tượng và môi trường trong
công tác điều tra cơ bản cho khu vực thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, kinh tế,
chính trị của cả nước.

Biểu đồ 3.22. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Láng
Trong các tháng mùa hè, số giờ nắng thường cao hơn, tuy nhiên vào tháng
“ngâu” hàng năm (tháng 7 âm lịch) thường xuyên có mưa, độ ẩm cao, số giờ nắng
thường ít hơn các tháng mùa hè khác (biểu đồ 3.22). Số giờ nắng giữa các tháng

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
50

trong năm và so sánh giữa các năm đều thấy sự biến động, đây cũng là nét đặc trưng
của khí hậu khu vực Hà Nội.
3.1.4.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.23. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ

Biểu đồ 3.24. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ
Các trạm có số giờ nắng nhiều thường là Sơn Tây, Cúc Phương, Chí Linh,
Hải Dương. Các vùng Láng, Ba Vì, Hà Nam có ít năng hơn chỉ khoảng 1350 giờ
nắng mỗi năm (biểu đồ 3.23, 3.24), trung bình mỗi ngày có khoảng 3 đến 4 giờ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
51

nắng, tuy là ít trong khu vực nhưng với số giờ nắng như vậy cũng hoàn toàn đáp
ứng được nhu cầu về năng lượng cho một số loại thiết bị sử dụng công nghệ năng
lượng mặt trời thông thường.
3.1.4.2. Đánh giá tiềm năng
3.1.4.2.1. Thuận lợi
- Là vùng có nền kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, ứng dụng công nghệ mới
không quá khó khăn như các khu vực vùng núi.
- Số giờ nắng vào hàng trung bình, trạm ít nắng nhất cũng có khoảng từ 3 đến 4 giờ
năng, đáp ứng đủ yêu cầu của thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Hà Nội, đại diện cho cả khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều các nhà
khoa học hàng đầu cả nước, khi được đặt mục tiêu đúng hướng, tiềm năng năng
lượng mặt trời sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ.
- Nhiều ứng dụng dân dã cổ xưa về năng lượng mặt trời đã được người nông dân sử
dụng, nhận thức về vai trò to lớn của năng lượng mặt trời từ lâu đã được người dân
vùng Đồng Bằng Bắc Bộ biết đến.
- Khu vực này tập trung rất nhiều các khu công nghiệp, về nông nghiệp thì là một
trong hai vựa thóc lớn của cả nước, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ,
điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hao phần lớn nguồn năng lượng hiện tại, phát triển
tại chỗ năng lượng mặt trời nhằm giảm tải cho các nguồn năng lượng truyền thống
là việc làm hợp lý, được Chính phủ quan tâm ưu tiên nghiên cứu.
3.1.4.2.1. Khó khăn
- Thay đổi thói quen sử dụng điện lưới rất khó khăn, so sánh giữa việc trả chi phí
cho việc sử dụng điện lưới cho sinh hoạt và chi phí lắp đặt thiết bị, đường dẫn cho
các ứng dụng năng lượng mặt trời, họ vẫn chọn phương án đầu, nhất là những hộ
gia đình khang trang, đã được xây kiên cố. Tầm nhìn xa về tiết kiệm chi phí vẫn
chưa được nhìn nhận, chỉ có những hộ gia đình bắt đầu xây mới, tu sửa toàn diện
mới nghĩ đến lắp đặt hệ thống tiết kiệm năng lượng, nhưng cũng chỉ giới hạn ở thể
loại bình nước nóng năng lượng mặt trời.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
52

-Số giờ nắng không nhiều, để xây dựng hệ thống điện mặt trời ở khu vực này cần
được tính toán kỹ lưỡng, cần sử dụng loại công nghệ có hiệu suất cao.

3.1.5. Khu vực Bắc Trung Bộ


3.1.5.1. Đặc điểm phân bố nắng
Trung bình có 272 ngày có nắng chiếm 74,5 % số ngày trong năm. Khí hậu khô
nóng nhưng số giờ nắng chỉ vào hàng trung bình so với số giờ nắng các vùng trong
cả nước. Có 1497,2 giờ nắng mỗi năm Bắc Trung Bộ hứa hẹn nhiều tiềm năng về
ứng dụng năng lượng mặt trời.
3.1.5.1.1. Phân bố giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.25. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Bắc Trung Bộ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
53

Biểu đồ 3.26. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Bắc Trung Bộ
Từ biểu đồ 3.25 và 3.26 ta thấy, do ảnh hưởng của khí hậu cũng như các cơn bão
thất thường vào cuối mùa hè, số giờ nắng giữa các tháng trong năm và các tháng
trong từng năm cũng có sự khác biệt. Các tháng mùa hè thường có nhiều nắng hơn có
khi lên tới hơn 200 giờ (tháng 7 năm 2010). Các tháng mùa đông, xuân có ít nắng
hơn, tháng 1 năm 2010 hầu hết các trạm khí tượng thuộc đài Khí tượng thủy văn khu
vực Bắc Trung Bộ chỉ đo được quanh phạm vi trên dưới 50 giờ nắng.
Các trạm trong khu vực thường cũng đo được các giờ nắng khác nhau, ngay cả
khi so sánh hai trạm thuộc cùng một tỉnh.

Biểu đồ 3.27. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Hà Tĩnh

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
54

Trạm Hà Tĩnh thường có số giờ nắng nhiều hơn các trạm khác, trung bình năm
có tới 1778 giờ nắng, khoảng hơn 5 giờ nắng mỗi ngày phân bố không đồng đều các
tháng trong năm (biểu đồ 3.27). Bên cạnh đó, trạm Hương Khê có vị trí không xa so
với trạm Hà Tĩnh lại có số giờ nắng ít (tháng 1 năm 2010 chỉ có 22,6 giờ nắng). Số
giờ nắng giữa các tháng trong năm cũng có sự phân hóa rõ rệt (biểu đồ 3.28).

Biểu đồ 3.28. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hương Khê
3.5.2.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.29. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Bắc Trung Bộ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
55

Biểu đồ 3.30. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Bắc Trung Bộ
Tổng số giờ nắng bình quân các trạm khoảng 1529,9 giờ/ năm, trong khoảng thời
gian nhất định có thể giữa các trạm có sự khác biệt lớn về số giờ nắng, tuy nhiên
tổng thể thì các trạm không có sự biến động lớn. Các trạm thường có số giờ nắng
nhiều là Tương Dương, Hà Tĩnh, Kỳ Anh. Các trạm ít nắng hơn là Hồi Xuân, Yên
Định, Hương Khê (biểu đồ 3.29, 3.30).
3.1.5.2. Đánh giá tiềm năng
3.1.5.2.1. Thuận lợi
- Số giờ nắng xếp vào hàng trung bình, đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho các
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay.
- Bắc Trung Bộ được chính phủ ưu tiên phát triển, đặc biệt chú trọng phát triển du
lịch, ứng dụng năng lượng sạch trong đó có năng lượng mặt trời đã và đang được
quan tâm nghiên cứu, ứng dụng. Những vùng du lịch sử dụng năng lượng mặt trời
luôn được khách du lịch thiện cảm và hưởng ứng, đây cũng là một yếu tố mà các
công ty du lịch, lữ hành dùng để quảng bá du lịch. Bắc Trung Bộ có dải bờ biển dài
và đẹp, nhiều điểm đến lý tưởng cho du khách, nên phát triển sử dụng thiết bị năng
lượng mặt trời ở khu vực này là bước đi đúng hướng.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
56

3.1.5.2.2. Khó khăn


- Số giờ nắng không nhiều lại phân bố không đồng đều vào các thời điểm trong
năm, việc bố trí sử dụng loại thiết bị theo mục đích sử dụng cần được nghiên cứu kỹ
lưỡng.
- Kinh tế cá nhân còn nhiều khó khăn, việc phát triển sử dụng năng lượng mặt trời ở
khu vực này cần phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác(chính sách, mục tiêu phát
triển…).
- Sự đa dạng về địa hình cũng như khí hậu trong vùng khiến việc lựa chọn địa điểm
vị trí lắp đặt thiết bị gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nơi hàng năm thường xảy ra bão,
gió giật, lốc, xoáy…tính an toàn của thiết bị không được đảm bảo.

3.1.6. Khu vực Trung Trung Bộ


3.1.6.1. Đặc điểm phân bố nắng
Khu vực Trung Trung Bộ có số giờ nắng xếp vào hàng cao, với khoảng trên
1900 giờ nắng mỗi năm, số ngày có nắng trong năm là 301 ngày, chiếm 82,5% các
ngày trong năm có nắng. Dễ nhận thấy khu vực Trung Trung Bộ hứa hẹn tiềm năng
lớn về năng lượng mặt trời.
3.1.6.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.31. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Trung Trung Bộ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
57

Biểu đồ 3.32. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Trung Trung Bộ
Do các đặc tính về khí hậu vùng mà Trung Trung Bộ có sự phân hóa về số giờ
nắng rõ rệt (biểu đồ 3.31 và 3.32), số giờ nắng thường ít vào các tháng mùa mưa,
tháng 10, tháng 11 hàng năm. Ở Huế có những năm vào những tháng mùa mưa có
khi chỉ có vài giờ nắng mỗi tháng. Các tháng mùa hè (tháng 5,6,7) có số giờ nắng
nhiều, tháng 6 năm 2010 số giờ nắng lên tới 247,653 giờ/tháng, tức là trung bình
mỗi ngày có hơn 8 giờ nắng.
Các trạm thuộc đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, có trạm đảo Lý
Sơn thường có số giờ nắng lớn khoảng 2500 giờ nắng mỗi năm, tiềm lực về năng
lượng mặt trời rất dồi dào. Số giờ nắng lên tới 299,6 vào tháng 5 năm 2010. Sự
phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm không quá lớn (biểu đồ 3.33), tháng
11 do vào mùa mưa nên số giờ nắng ít.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
58

Biểu đồ 3.33. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Lý Sơn
Bên cạnh đó trạm Tuyên Hóa có số giờ nắng ít nhất trong khu vực và sự phân bố
số giờ nắng các tháng trong năm không đồng đều (biểu đồ 3.35), nhưng tổng số giờ
nắng trong năm cũng trên 1400 giờ. Có thể thấy khu vực này có nhiều thuận lợi
trong phát triển tiềm năng năng lượng mặt trời.

Biểu đồ 3.34. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Tuyên Hóa

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
59

3.1.6.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.35. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Trung Trung Bộ

Biểu đồ 3.36. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Trung Trung Bộ
Từ biểu đồ 3.35 và 3.36 ta thấy, số giờ nắng các trạm khu vực Trung Trung Bộ
có sự thay đổi rõ rệt, tăng dần từ Bắc vào Nam tính theo vĩ tuyến, càng vào phía
Nam, số giờ nắng càng tăng. Riêng trạm đảo Lý Sơn có số giờ nắng cao hơn hẳn,
đây là một khu vực lý tưởng cho phát triển các ứng dụng năng lượng mặt trời.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
60

3.1.6.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.6.2.1. Thuận lợi
- Nằm trong dải phân bố số lượng số giờ nắng lớn là một thuận lợi cho việc ứng
dụng các công nghệ năng lượng mặt trời.
- Nằm trong vùng có nhiều di sản thiên nhiên (Phong Nha Kẻ Bàng, Ngũ Hành Sơn,
Bà Nà…) được ưu tiên phát triển các ứng dụng năng lượng mặt trời nhằm duy trì,
bảo tồn, quảng bá và khai thác các di sản thiên nhiên này.
3.1.6.2.2. Khó khăn
- Là vùng địa hình phức tạp bị những dải núi chia cắt phân bố nắng trong khu vực
không đồng đều, có những vùng số giờ nắng nhiều nhưng vào tháng mùa mưa, mưa
có khi kéo dài suốt tháng, điều này là chở ngại lớn khi nghiên cứu áp dụng các thiết
bị năng lượng mặt trời.
- Những vùng khó khăn về kinh tế (Quảng Bình, Quảng Trị) việc phát triển ứng
dụng các công nghệ năng lượng mặt trời hiện đại phụ thuộc lớn vào hỗ trợ chính
sách của chính phủ.

3.1.7. Khu vực Nam Trung Bộ


3.1.7.1. Đặc điểm phân bố nắng
Trung bình năm có 313 ngày nắng chiếm 85,7% số ngày trong năm, khoảng
2543,542 giờ nắng một năm Nam Trung Bộ có số giờ nắng dồi dào, số giờ nắng cao
rất thích hợp cho các ứng dụng năng lượng mặt trời.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
61

3.1.7.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.37. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam Trung Bộ

Biểu đồ 3.38. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam Trung Bộ
Từ biểu đồ 3.37 và 3.38 ta thấy, tất cả các tháng trong năm hầu như có sự phân
bố khá đồng đều về số giờ nắng, riêng các tháng cuối năm thỉnh thoảng có số giờ
nắng ít đi, năm có tháng ít nhất thì cũng có tới hơn 100 giờ nắng (tháng 10, tháng 11
năm 2010) còn lại các tháng đều giao động ở mức 200 – 250 giờ nắng mỗi tháng.
Trong các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, trạm
Phan Thiết có số giờ nắng lớn nhất, việc phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
62

năm tương đối đồng đều, các tháng cuối năm thường có số giờ nắng ít hơn. Các
tháng nhiều nắng có số giờ nắng gần đạt mức 300 giờ/ tháng (biểu đồ 3.39), điều
này quả không ngoa khi người ta nói “đặc sản” của Phan Thiết là nước mắm và
nắng.

Biểu đồ 3.39. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Phan Thiết

Biểu đồ 3.40. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hoài Nhơn
Bên cạnh đó trạm Hoài Nhơn thường có số giờ nắng ít hơn, các tháng cuối
năm có số giờ nắng rất ít, do đặc điểm khí hậu của khu vực này, lượng mưa cũng

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
63

nhiều hơn cac vùng khác, cá biệt có tháng số giờ nắng chỉ 37,6 giờ nắng, đây là hiện
tượng rất hiếm ở khu vực này, vì ngay cùng vào tháng 11 năm 2009 số giờ nắng ở
Hoài Nhơn cũng ít nhất so với các tháng trong năm nhưng vẫn ở mức 121,8 giờ
nắng (biểu đồ 3.40).
3.1.7.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.41. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam Trung Bộ

Biểu đồ 3.42. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam Trung Bộ
Từ biểu đồ 3.41 và 3.42 ta thấy, phân bố nắng trên toàn khu vực tương đối đồng
đều, giao động quanh mức 2500 giờ nắng/ năm. Các trạm Phan Rang, Phan Thiết

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
64

luôn có số giờ nắng cao hơn, Hoài Nhơn, Sơn Hòa có số giờ nắng thấp hơn, tuy
nhiên các trạm này vẫn có tổng số giờ năng năm cao vào hàng nhất cả nước (hơn
2300 giờ nắng/ năm).
3.1.7.2. Đánh giá tiềm năng
3.1.7.2.1. Thuận lợi
Số giờ nắng cao nhất cả nước phân bố khá đồng đều trong toàn khu vực và
tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm là thuận lợi gần như tuyệt đối cho
phát triển ứng dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời, đặc biệt vùng này
còn có thể sử dụng hệ thống điện mặt trời để hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
3.1.7.2.2. Khó khăn
Hầu hết các dự án, mang tầm chiến lược về an ninh năng lượng quốc gia, sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo (phong điện, điện hạt nhân…) đều tập trung ở
vùng Nam Trung Bộ do các điều kiện tự nhiên rất phù hợp, do vậy, năng lượng mặt
trời không được sử dụng tập trung cũng như không phát huy được hết thế mạnh về
nguồn năng lượng này của vùng.

3.1.8. Khu vực Nam Bộ


3.1.8.1. Đặc điểm phân bố nắng
Phân bố nắng trong vùng khá đồng đều, với khoảng 355/365 ngày có nắng,
số ngày có nắng gần như tuyệt đối trong năm, số giờ nắng trung bình 2451,6 giờ/
năm cộng với nền nhiệt ổn định, Nam Bộ là vùng rất thuận lợi, tiềm năng lớn cho
phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời.
3.1.8.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
65

Biểu đồ 3.43. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam Bộ

Biểu đồ 3.44. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam Bộ
Từ biểu đồ 3.43 và 3.44 trên, ta thấy vào các tháng mùa khô, số giờ nắng cao có
tháng lên tới 274,2 giờ (tháng 3/2010). Các tháng mùa mưa số giờ nắng thấp hơn,
các tháng ít nắng nhất thường vào tháng 9 tháng 10 hàng năm thì cũng có tới hơn
100 giờ nắng.
Các trạm thuộc đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, trạm Mộc Hóa có số giờ
nắng cao nhất, khoảng 2771,3 giờ/ năm.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
66

Biểu đồ 4.45. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Mộc Hóa
Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm thuộc trạm Mộc Hóa chia ra làm
hai phần rõ rệt theo mùa mưa và mùa khô (biểu đồ 4.45). Các tháng mùa khô có số
giờ nắng cao có tháng cao nhất lên đến 286 giờ (tháng 3/2010). Các tháng mùa
mưa, số giờ nắng ít hơn, nhưng tháng ít nhất cũng có 166,2 giờ (tháng 10/2010),
trung bình mỗi ngày cũng có tới hơn 5 giờ nắng.

Biểu đồ 3.46. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Cà Mau
Trong khi đó trạm có số giờ nắng ít nhất là trạm Cà Mau với 2019,1 giờ/
năm, phân bố nắng của trạm này cũng chia ra hai mùa rõ rệt (biểu đồ 3.46). Vào các

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
67

tháng mùa mưa số giờ nắng ở tháng thấp nhất cũng có tới 81,6 giờ (tháng 10/2010),
đủ thấy tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời trong vùng này.
3.1.8.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.47. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam Bộ

Biểu đồ 3.48. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam Bộ
Từ biểu đồ 3.47 và 3.48 ta thấy, các trạm thuộc đài khu vực Nam Bộ có số
giờ nắng tương đối đồng đều trong các năm thường dao động quanh mức 2000 -
2500 giờ/ năm. Hai trạm thường có số giờ nắng ít hơn là Tân Sơn Hòa và Cà Mau
cũng có số giờ nắng khoảng trên dưới 2000 giờ/ năm.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
68

3.1.8.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.8.2.1. Thuận lợi
- Số giờ nắng cao và phân bố đồng đều trong khu vực là điều kiện thuận lợi
hàng đầu trong việc ứng dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.
- Trong thời kỳ hiện nay, có nhiều thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có
sensor phụ thuộc vào nền nhiệt bên ngoài môi trường là trở ngại lớn đối với những
vùng có diễn biến nhiệt phức tạp như các vùng phía Bắc, thì đây lại là lợi thế lớn
cho Nam Bộ, bởi Nam Bộ có nền nhiệt rất ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong đường
diễn biến rất thấp, chỉ 3-40C.
- Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển, tập trung nhiều các nhà khoa học,
nhà sản xuất, đặc biệt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, là điều kiện thuận lợi cho
nghiên cứu, sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Nhìn chung, Nam Bộ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát huy tiềm năng
năng lượng mặt trời.
3.1.8.2.2. Khó khăn
- Thiếu kinh phí cũng như chính sách hỗ trợ nghiên cứu về năng lượng mặt
trời.
- Là khu vực tập trung đông dân cư, mật độ dân số dày đặc, việc nghiên cứu,
lắp đặt các thiết bị nhất là những tấm pin mặt trời có thiết diện lớn, chiếm nhiều
diện tích, hay các thiết bị cồng kềnh khác sẽ gặp khó khăn.

3.1.9. Khu vực Tây Nguyên


3.1.9.1. Đặc điểm phân bố nắng
Trung bình 345/365 ngày có nắng chiếm 94,5% số ngày trong năm, tổng số giờ
nắng năm là 2327 giờ Tây Nguyên vẫn chưa phát huy được các thế mạnh năng
lượng măt trời.
3.1.9.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
69

Biểu đồ 3.49. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây Nguyên

Biểuđồ 3.50. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây Nguyên
Phân bố số giờ nắng ở khu vực Tây Nguyên chia làm 2 phần khá đồng đều (biểu
đồ 3.49 và 3.50), các tháng mùa khô số giờ nắng dao động quanh mức 250 giờ/
tháng tức là khoảng hơn 8 giờ nắng mỗi ngày. Các tháng mùa mưa lượng nắng giảm
đi đáng kể, có tháng giảm xuống còn 87,7 giờ (tháng 11 năm 2010).
Trong các trạm thuộc khu vực Tây Nguyên trạm Kon Tum có số giờ nắng cao
nhất, số giờ nắng tại trạm phân bố theo các tháng giống như phân bố số giờ nắng
của cả khu vực. Các tháng mùa khô số giờ nắng cao hơn và thường dao động quanh

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
70

mức 250 giờ/ tháng. Các tháng mùa mưa số giờ nắng thấp hơn dao động trong
khoảng 100 -150 giờ/tháng (biểu đồ 3.51).

Biểu đồ 3.51. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kon Tum
Trạm có số giờ nắng ít nhất lại chính là cao nguyên Đà Lạt, vùng có khí hậu và
cảnh quan đẹp xếp vào hàng hạng nhất ở nước ta. Phân bố nắng tại trạm cũng có sự
cách biệt giữa các tháng trong năm. Tháng ít nhất chỉ có khoảng 75 giờ nắng (tháng
10/2010) tức là trung bình mỗi ngày chỉ có 2,5 giờ nắng (biểu đồ 3.52). Đặc điểm
phân bố nắng trong năm cùng các điều kiện tự nhiên khác đã giúp cho Đà Lạt trở
thành xứ sở các loài hoa tuyệt đẹp của Việt Nam.

Biểu đồ 3.52. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đà Lạt

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
71

3.1.9.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.53. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây Nguyên

Biểu đồ 3.54. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây Nguyên
Các trạm trong khu vực Tây Nguyên có số giờ nắng khá đồng đều, dao động
quanh mức 2000 – 2500 giờ/ năm (biểu đồ 3.53 và 3.54). Các trạm có số giờ nắng ít
hơn là Đà Lạt, Bảo Lộc, Đăk Mil. Còn lại hầu hết các trạm có số giờ nắng năm
chênh lệch rất ít.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
72

3.1.9.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.9.2.1. Thuận lợi
- Có số giờ nắng cao, phân bố nắng khá đồng đều Tây Nguyên có tiềm năng khá tốt
về năng lượng mặt trời.
- Được chính phủ hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các dự
án phát triển này có thể phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời bằng cách cung cấp
các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho đồng bào vùng sâu vùng xa, hay có thể
áp dụng điện mặt trời sử dụng điện thắp sáng thay vì đầu đường dây điện lưới đến
từng buôn làng.
3.1.9.2.2. Khó khăn
- Phần lớn dân cư là người dân tộc trình độ học vấn thấp, sử dụng các thiết bị hiện
đại, thay đổi tập tục, thói quen là rất khó khăn.
- Là khu vực đa sắc tộc, rất nhiều dân tộc khác nhau sống trên lãnh thổ khu vực Tây
Nguyên, việc phân bổ chính sách nói chung phân bổ lắp đặt các thiết bị sử dụng
năng lượng mặt trời nói riêng cần tính toán kỹ lưỡng bởi đây là vấn đề nhạy cảm.

3.2. Đánh giá tổng hợp tiềm năng năng lượng mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam
Việc đánh giá dựa theo các kết quả nghiên cứu của 9 khu vực đã được trình bày ở
mục 3.1.
3.2.1. Số giờ nắng trong năm
3.2.1.1. Đánh giá, so sánh các khu vực trên toàn quốc
- Số giờ nắng được đánh giá theo các mức điểm:

Bảng 3.1. Phân chia các mức giờ nắng năm


Số giờ nắng
Điểm
Trung bình ngày Tổng năm (365 ngày)
2-3 730-1095 1
>3-4 >1095-1460 2
>4-5 >1460-1825 3
>5-6 >1825-2190 4
>6-7 >2190-2555 5

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
73

- Từ bảng 3.1 đánh giá số giờ nắng theo từng khu vực như sau:

Bảng 3.2. Điểm đánh giá số giờ nắng


Số giờ nắng năm
TT Khu vực Điểm
2009 2010 Trung bình
1 Tây Bắc 1903,9 1833,2 1868,6 4
2 Đông Bắc 1580,5 1368,0 1474,3 3
3 Việt Bắc 1496,9 1430,6 1463,8 3
4 Đồng Bằng Bắc Bộ 1490,9 1328,4 1409,7 2
5 Bắc Trung Bộ 1571,3 1488,5 1529,9 3
6 Trung Trung Bộ 1879,9 1934,6 1907,3 4
7 Nam Trung Bộ 2488,3 2598,8 2543,6 5
8 Nam Bộ 2398,5 2504,6 2451,6 5
9 Tây Nguyên 2282,4 2371,1 2326,8 5
3.2.1.2 Bản đồ số giờ nắng
Dựa trên các số liệu về số giờ nắng của các trạm khí tượng trên toàn quốc
trong 2 năm 2009 và 2010, xây dựng bản đồ phân bố số giờ nắng năm trên phạm vi
cả nước. Bản đồ được xây dựng theo tỉ lệ 1:7,000,000. Các lá cờ là vị trí của các
trạm. Có một số trạm là trạm đảo ngoài khơi xa đất liền.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
74

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
75

Dựa theo bản đồ có thể thấy, số giờ nắng phân chia rõ rệt từ Bắc Trung Bộ
trở ra phía Bắc số giờ nắng ít hơn, từ Bắc Trung Bộ trở vào phía Nam số giờ nắng
nhiều hơn rõ rệt. Tiềm năng năng lượng mặt trời khu vực phía Nam rất dồi dào.
Riêng khu vực Tây Bắc, số giờ nắng nhiều hơn hẳn các khu vực xung quanh là Việt
Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ. Khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên có số
giờ nắng nhiều nhất cả nước.
3.2.2. Số ngày có nắng
3.2.2.1. Đánh giá, so sánh các khu vực trên toàn quốc
Số ngày có nắng được đánh giá theo các mức phân chia như sau:
- Dưới 70% số ngày trong năm: 1 điểm
- Từ 71% đến 80% số ngày trong năm: 2 điểm
- Từ 81% đến 90% số ngày trong năm: 3 điểm
- Từ 91% đến 100% số ngày trong năm: 4 điểm
Dựa theo các mức phân chia trên ta có bảng phân loại đánh giá tiềm năng
năng lượng mặt trời theo số ngày có nắng trong năm.

Bảng 3.3. Điểm đánh giá số ngày có nắng


Trung bình số % số ngày
TT Khu vực Điểm
ngày nắng trong năm
1 Tây Bắc 311,9 85,5 3
2 Đông Bắc 274,3 75,2 2
3 Việt Bắc 287,3 78,7 2
4 Đồng Bằng Bắc Bộ 269,9 73,9 2
5 Bắc Trung Bộ 272,9 74,8 2
6 Trung Trung Bộ 301,1 82,5 3
7 Nam Trung Bộ 313,0 85,8 3
8 Nam Bộ 355,0 97,3 4
9 Tây Nguyên 345,1 94,5 4
3.2.2.2 Bản đồ số ngày nắng
Giá trị % trên bản đồ biểu thị giá trị % số ngày trong năm có nắng (tổng số
ngày của năm là 365 ngày).
Những trạm có lá cờ biểu thị giá trị <80%, là thể hiện số ngày có nắng < 292
ngày/năm.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
76

Những trạm có lá cờ biểu thị giá trị 80-90% là những trạm có số ngày có
nắng từ 292 đến 328,5 ngày/năm.
Những trạm có lá cờ biểu thị giá trị 90-100% là những trạm có số ngày có
nắng từ 328,5 đến 365 ngày/năm.
Dựa vào bản đồ có thể thấy khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có số ngày có
nắng cao nhất, tiếp theo là khu vực Nam Trung Bộ và Tây Bắc. Phía bắc có khu vực
Tây Bắc là tiềm năng năng lượng mặt trời dồi dào nhất. Khu vực có số ngày có
nắng ít nhất là Đồng Bằng Bắc Bộ cũng có tới 269, 9 ngày nắng cho thấy Việt Nam
là đất nước có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
77

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
78

3.2.3. Chênh lệch số giờ nắng giữa các trạm


Đánh giá theo sự phân chia số giờ nắng giữa các trạm trong cùng môt khu
vực bằng hiệu số giữa số giờ nắng của trạm nhiều nắng nhất và trạm ít nắng nhất.
Độ chênh năm 2009:
Đài Số giờ nắng cao nhất Số giờ nắng thấp nhất Hiệu số
Tây Bắc 2232,400 1429,600 802,800
Đông Bắc 1824,700 1430,800 393,900
Việt Bắc 1733,500 1232,700 500,800
Đồng bằng Bắc Bộ 1573,300 1390,500 182,800
Bắc Trung Bộ 1850,700 1270,000 580,700
Trung Trung Bộ 2408,900 1435,900 973,000
Nam Trung Bộ 2804,500 2133,500 671,000
Tây nguyên 2465,800 2029,100 436,700
Nam Bộ 2713,200 1914,300 798,900
Độ chênh năm 2010:
Đài khu vực Số giờ nắng cao nhất Số giờ nắng thấp nhất Hiệu số
Tây Bắc 2163,100 1249,400 913,700
Đông Bắc 1748,300 1239,600 508,700
Việt Bắc 1697,100 1205,800 491,300
Đồng bằng Bắc Bộ 1428,100 1254,700 173,400
Bắc Trung Bộ 1781,100 1227,700 553,400
Trung Trung Bộ 2517,100 1434,000 1083,100
Nam Trung Bộ 2845,100 2307,900 537,200
Tây nguyên 2559,100 2061,700 497,400
Nam Bộ 2771,300 2019,100 752,200
Từ độ chênh của 2 năm trên, ta có bảng tính trung bình độ chênh và phần
trăm độ chênh so với tổng số giờ nắng trung bình năm của khu vực.
Đánh giá điểm theo các mức:
- Chênh > 50 % : 1 điểm
- Chênh 50 – 40%: 2 điểm
- Chênh 39 – 30%: 3 điểm
- Chênh 29 – 20%: 4 điểm
- Chênh < 20% : 5 điểm

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
79

Bảng 3.4. Đánh giá độ chênh số giờ nắng giữa các trạm
T Độ chênh % độ chênh so với
Khu vực Điểm
T trung bình tổng số giờ nắng
1 Tây Bắc 858,25 45,9 2
2 Đông Bắc 451,3 30,6 3
3 Việt Bắc 496,05 33,9 3
4 Đồng Bằng Bắc Bộ 178,1 12,6 5
5 Bắc Trung Bộ 567,05 37,1 3
6 Trung Trung Bộ 1028,05 53,9 1
7 Nam Trung Bộ 654,1 25,7 4
8 Nam Bộ 775,1 31,6 3
9 Tây Nguyên 467,05 20,1 4
3.2.4. Chênh lệch số giờ nắng giữa các tháng trong năm
Độ chênh năm 2009:
Đài khu vực Tháng nhiều nắng nhất Tháng ít nắng nhất Hiệu số
Tây Bắc 197,490 136,138 61,352
Đông Bắc 205,225 52,375 152,850
Việt Bắc 214,200 72,052 142,148
Đồng bằng Bắc Bộ 194,314 46,721 147,593
Bắc Trung Bộ 193,930 78,415 115,515
Trung Trung Bộ 233,153 81,887 151,267
Nam Trung Bộ 263,885 159,792 104,092
Nam Bộ 264,117 120,330 143,787
Tây nguyên 250,629 99,576 151,053

Độ chênh năm 2010:


Đài Tháng nhiều nắng nhất Tháng ít nắng nhất Hiệu số
Tây Bắc 203,062 116,171 86,890
Đông Bắc 208,638 41,288 167,350
Việt Bắc 174,188 64,348 109,840
Đồng bằng Bắc Bộ 210,6 36,250 174,350
Bắc Trung Bộ 214,235 47,010 167,225
Trung Trung Bộ 247,653 45,627 202,027
Nam Trung Bộ 295,531 101,492 194,038
Nam Bộ 274,2 131,161 143,039
Tây nguyên 258,5 87,676 170,824

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
80

Từ độ chênh của 2 năm trên, ta có bảng tính trung bình độ chênh và phần
trăm độ chênh hiệu số tháng có số giờ nắng cao nhất và tháng có số giờ nắng thấp
nhất so với tổng số giờ nắng trung bình tháng của khu vực.
Đánh giá điểm theo các mức:
- Chênh >120%: -2 điểm (âm 2 điểm)
- Chênh 101 – 120%: -1 điểm (âm 1 điểm)
- Chênh 80- 100% : 1 điểm
- Chênh 60 - 79%: 2 điểm
- Chênh 40 – 59%: 3 điểm
- Chênh 20 – 39%: 4 điểm
- Chênh < 20% : 5 điểm

Bảng 3.5. Đánh giá độ chênh số giờ nắng giữa các tháng
Giờ nắng Hiệu số % độ chênh so
Điể
TT Khu vực trung bình chênh trung với giờ nắng
m
tháng bình tháng
1 Tây Bắc 155,7167 74,121 47,59991 3
2 Đông Bắc 122,8583 160,1 130,3127 -2
3 Việt Bắc 121,9833 125,994 103,2879 -1
4 Đồng Bằng Bắc -2
Bộ 117,475 160,9715 137,0262
5 Bắc Trung Bộ 127,4917 141,37 110,8857 -1
6 Trung Trung Bộ 158,9417 176,647 111,1395 -1
7 Nam Trung Bộ 211,9667 149,065 70,32474 2
8 Nam Bộ 204,3 143,413 70,19726 2
9 Tây Nguyên 193,9 160,9385 83,00077 1

3.2.5. Đánh giá tổng hợp


3.2.5.1. Đánh giá, so sánh tiềm năng
Từ bốn phần trên ta có thể đánh giá bằng việc đưa ra bảng so sánh về tiềm năng
năng lượng mặt trời trên cả nước. Ở bảng dưới đây ta coi bốn yếu tố so sánh trên có
vị trí và vai trò như nhau nên cho trọng số của mỗi yếu tố là 1. Trong những trường
hợp đánh giá khác, ví dụ như cụ thể để đánh giá việc ưu thế của một loại thiết bị hay

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
81

mục tiêu của một dự án phát triển nào khác mà có thể cho trọng số của từng yếu tố
khác nhau sẽ có kết quả đánh giá tương đối chính xác.
Cho các yếu tố có trọng số bằng 1 ta có bảng kết quả sau:

Bảng 3.6. Đánh giá tổng hợp


Độ Độ
Số giờ Số ngày chênh chênh
Tổng
TT Khu vực nắng có nắng giữa giữa
điểm
năm năm các các
trạm tháng
1 Tây Bắc 4 3 2 3 12
2 Đông Bắc 3 2 3 -2 6
3 Việt Bắc 3 2 3 -1 7
4 Đồng Bằng Bắc Bộ 2 2 5 -2 7
5 Bắc Trung Bộ 3 2 3 -1 7
6 Trung Trung Bộ 4 3 1 -1 7
7 Nam Trung Bộ 5 3 4 2 14
8 Nam Bộ 5 4 3 2 14
9 Tây Nguyên 5 4 4 1 14

Từ bẳng 3.6 có thể thấy vùng ít thuận lợi nhất cho ứng dụng thiết bị năng lượng
mặt trời là Đông Bắc , tuy nhiên theo đánh giá ở mục 3.1.2 thì vùng này vẫn chứa
đựng nhiều tiềm năng về năng lượng mặt trời. Chúng ta chỉ phân chia các vùng theo
chiều thuận lợi nhiều xuống ít thuận lợi, theo sự so sánh giữa các khu vực.
- Khu vực rất thuận lợi: Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ
- Khu vực thuận lợi: Tây Bắc
- Khu vực tương đối thuận lợi: Trung Trung Bộ, Việt Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
- Khu vực ít thuận lợi: Đông Bắc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
82

3.2.5.2. Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
83

Dựa theo cách cho điểm đánh giá ở phần trên, lập bản đồ thể hiện mức độ
đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam.
Vùng tiềm năng lớn nhất có cơ hội rất tốt cho các mục tiêu phát triển ứng
dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam là từ Nam Trung Bộ trở vào trong bao gồm
các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.
Vùng có tiềm năng rất lớn chỉ đứng sau các vùng trên không nhiều là vùng
núi Tây Bắc, đây cũng là vùng tiềm năng lớn nhất trong các khu vực phía Bắc.
Các vùng Việt Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có
cơ hội ngang nhau khi xét tổng thể về tính ứng dụng cho các thiết bị sử dụng năng
lượng mặt trời.
Khu vực Đông Bắc khi xét tổng thể lại có cơ hội ít hơn các vùng khác, tuy
nhiên Đông Bắc cũng chỉ kém các vùng đứng trên nó không đáng kể.
Nhìn chung, năng lượng mặt trời trên toàn lãnh thổ Việt Nam là nhiều tiềm
năng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển tiềm năng năng lượng quý giá này.

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
84

KẾT LUẬN
1. Tiềm năng năng lượng mặt trời các khu vực
- Khu vực Tây Bắc mỗi năm có trung bình 1868,6 giờ nắng và 311,9 ngày có
nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5,1 giờ nắng.
- Khu vực Đông Bắc mỗi năm có trung bình 1474,3 giờ nắng và 274,3 ngày có
nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 giờ nắng.
- Khu vực Việt Bắc mỗi năm có trung bình 1463,8 giờ nắng và 287,3 ngày có
nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 giờ nắng.
- Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mỗi năm có trung bình 1409,7 giờ nắng và 269,9
ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3,9 giờ nắng.
- Khu vực Bắc Trung Bộ mỗi năm có trung bình 1529,9 giờ nắng và 272,9 ngày
có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4,2 giờ nắng.
- Khu vực Trung Trung Bộ mỗi năm có trung bình 1907,3 giờ nắng và 301,1
ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5,2 giờ nắng.
- Khu vực Nam Trung Bộ mỗi năm có trung bình 2543,6 giờ nắng và 313 ngày
có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 7 giờ nắng.
- Khu vực Nam Bộ mỗi năm có trung bình 2451,6 giờ nắng và 355 ngày có
nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 6,7 giờ nắng.
- Khu vực Tây Nguyên mỗi năm có trung bình 2326,8 giờ nắng và 345,1 ngày
có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 6,4 giờ nắng.
2. Đánh giá tổng hợp
- Trong trường hợp đánh giá chung, cho các trọng số các yếu tố đánh giá bằng
nhau và đều bằng 1 cho thấy các vùng có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn nhất ở
Việt Nam là Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Tiếp theo là khu vực Tây
Bắc. Các vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ, Việt Bắc có
tiềm năng được đánh giá là ngang nhau, thấp hơn một chút là vùng Đông Bắc.
- Phân bố nắng trên lãnh thổ Việt Nam ở từng địa phương, từng thời điểm trong
năm là khác nhau, nhiều vùng có sự phân hóa mạnh, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước
khi đưa vào ứng dụng các loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời nhằm phát huy

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
85

tiềm năng một cách tối ưu nhất có thể. Ví dụ có vùng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tại
chỗ, có vùng tiềm năng lớn có thể chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng
năng lượng khác có thể vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ vừa cung cấp thêm cho các khu
vực khác hay rộng hơn là cả quốc gia và các nước trong khu vực.
KIẾN NGHỊ
- Đối với chính phủ: Cần có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát
triển ứng dụng năng lượng mặt trời nhằm phát huy tiềm năng năng lượng lớn này.
- Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ: cần tập trung nghiên cứu nhiều hơn ưu
tiên hơn cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Đối với Bộ Công thương: phát huy vai trò của tổng cục năng lượng, chỉ đạo tổ
chức phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng nhằm
giúp giải bài toán về vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
- Đối với Bộ Tài nguyên và môi trường: Vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao
nhận thức về tiềm năng to lớn của nguồn năng lượng mặt trời.
- Đối với các bộ ngành khác, các địa phương cần khuyến khích các nhà máy,
công ty sản xuất nghiên cứu ứng dụng, sản xuất các thiết bị chạy bằng năng lượng
mặt trời (đây là mẳng còn rất yếu ở Việt Nam). Hỗ trợ chuyển đổi từ sử dụng năng
lượng truyền thống sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
(năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, sinh học…)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân
86

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Cục Mạng lưới và trang thiết bị kỹ thuật KTTV (2001), “Quy phạm quan
trắc khí tượng bề mặt”, Hà Nội.
2. Cục kỹ thuật điều tra cơ bản – Tổng cục Khí tượng thủy văn (1990), “Quy
phạm quan trắc bức xạ”, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Cự, Lưu Đức Hải, Trần Thanh Lâm, Trần Văn Quy (2008),
“Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt
Nam”, chương trình nghị sự 21, Hà Nội.
4. Đài Khí tượng thủy văn TP. HCM (1983), “Tuyển tập nghiên cứu khí tượng
thủy văn – Tập I”, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Hướng Điền (2002), “Khí tượng vật lý”, Hà Nội.
6. Phạm Ngọc Hồ, Lê Đình Quang (2009), “Giáo trình động lực học môi trường
lớp biên khí quyển”, Hà Nội.
7. Phân viện Khí tượng thủy văn TP.HCM (1986), “Thông báo kết quả nghiên
cứu – Tập IV”, TP. Hồ Chí Minh.
8. Trần Văn Sáp, Vũ Văn Đĩnh và nnk (2007), “Nghiên cứu, đánh giá hệ thống
quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, các loại máy và thiết bị đo trong hệ
thống quan trắc Khí tượng – Thủy văn – Hải văn ở nước ta”, Trung tâm Khí
tượng thủy văn quốc gia, Hà Nội, tr 9 – 19.
9. Phan Văn Tân, Trần Công Minh, Phạm Văn Huấn (2002), “Khí hậu vật lý
toàn cầu”, Biên dịch tài liệu của Dennis L. Hartmann, Hà Nội.
10. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), “Khí hậu Việt Nam”, Hà Nội.
11. Tổng cục khí tượng thủy văn (1979), “Hướng dẫn quan trắc bức xạ”, Hà Nội.
12. Viện Khí tượng thủy văn (1986), “Tập Báo cáo công trình nghiên cứu khoa
học”, Hội nghị khoa học lần thứ III, Hà Nội.
13. Viện Khí tượng thủy văn (1985), “Phân vùng bức xạ mặt trời trên lãnh thổ
Việt Nam”, Hà Nội.
Tiếng Anh
14. WMO (2006) “Guide to Meteorological Instruments and Methods of
Observation”, (Preliminary seventh edition) -No.8
15. Demers M.N (1997), “Fundamentals of geographical information systems”,
John Wiley & Sons, New York.
16. Polger, P.D., B.S. Goldsmith, R.C. Przywarty, and J.R. Bocchieri, 1994:
National Weather Service warning performance based on the WSR-88D.
Bull. Amer. Meteor. Soc

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân

You might also like