You are on page 1of 77

MỤC LỤC

Trang
Chương 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................. 2
1.3.1 Không gian................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 3
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 5
2.1 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels) ....................................... 5
2.1.1 Một số khái niệm....................................................................................... 5
2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản ............................................................... 5
2.1.2.1 Khái niệm............................................................................................ 5
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản ............................................... 5
2.1.2.3 Vai trò của thị trường nông sản............................................................ 6
2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm .....................................................7
2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian ............................................ 8
2.1.5 Chức năng của các kênh marketing ........................................................... 9
2.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ (COST – BENEFIT ANALYSIS) ..............11
2.3 LÝ THUYẾT VỀ MARKETING BIÊN TẾ VÀ LỢI NHUẬN BIÊN TẾ.........12
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................13
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................13
2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................13
Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................15
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG.......................................15
3.1.1 Lịch sử hình thành....................................................................................15

iv
3.1.2
3.1.3* Tình hình dân số .................................................................................16ố
3.1.4 Tình hình nông nghiệp ....................................................................17
3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................17
3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG................................18
3.2.1 Về nông nghiệp ........................................................................................18
3.2.2 Về công nghiệp ........................................................................................19
3.2.3 Về thủ công, mỹ nghệ ..............................................................................19
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG...............................19
3.3.1 Định hướng chung..................................................................................19
3.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009........................................................20
3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác ............................21
3.3.4 Các giải pháp thực hiện .........................................................................21
3.4 GIỚI THIỆU VỀ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG.......................22
3.4.1 Nguồn gốc bưởi Năm Roi........................................................................22
3.4.2 Đặc điểm của bưởi Năm Roi ....................................................................23
3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi ........................................................................24
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ
HỮU TỈNH HẬU GIANG .....................................................................................25
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG .........25
4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ...........................................................25
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi trồng bưởi ............................................26
4.1.2.1 Thuận lợi ............................................................................................26
4.1.2.2 Khó khăn ............................................................................................26
4.1.3 Tình hình sản xuất....................................................................................28
4.1.3.1 Vốn sản xuất.......................................................................................31
4.1.3.2 Lao động............................................................................................31
4.1.3.3 Tình hình canh tác ..............................................................................31
4.1.3.4 Tập quán canh tác...............................................................................32
4.1.3.5 Việc sử dụng đất.................................................................................32

v
4.1.3.6 Giống .................................................................................................32
4.1.3.7 Phân bón và thuốc trừ sâu...................................................................33
4.1.3.8 Thu hoạch...........................................................................................33
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI CỦA NÔNG HỘ Ở
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................................34
4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của hai mô hình trồng bưởi Năm Roi theo từng
giai đoạn.................................................................................................................34
4.2.2 Phân tích Doanh thu – Chi phí - Lợi nhuận của hai mô hình trồng bưởi
Năm Roi theo từng giai đoạn..................................................................................40
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH
HẬU GIANG .........................................................................................................42
5.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
TIÊU THỤ .............................................................................................................42
5.1.1 Tình hình chung về tiêu thụ nông sản .......................................................42
5.1.2 Hoạt động tiêu thụ....................................................................................43
5.1.2.1 Hình thức bán .....................................................................................43
5.1.2. 2 Hình thức thanh toán .........................................................................43
5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi Năm Roi......................44
5.1.3.1 Chất lượng..........................................................................................44
5.1.3.2 Sản lượng ...........................................................................................45
5.1.3.3 Giá, mùa vụ ........................................................................................45
5.2 PHÂN TÍCH KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU
GIANG ..................................................................................................................47
5.2.1 Những tác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi ................47
5.2.1.1 Nông dân trồng bưởi Năm Roi............................................................48
5.2.1.2 Thương lái ..........................................................................................49
5.2.1.3 Vựa.....................................................................................................50
5.2.1.4 Doanh nghiệp .....................................................................................51
5.2.1.5 Người bán sỉ .......................................................................................51
5.2.1.6 Người bán lẻ.......................................................................................52

vi
4.1.1.7 Các tác nhân khác...............................................................................52
5.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM ROI
HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG .............................................................53
5.3.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên ..........................................53
5.3.1.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Thương lái ............53
5.3.1.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Vựa.......................54
5.3.1.3 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Doanh nghiệp .......54
5.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ............................................57
5.4 TÍNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BƯỞI NĂM ROI.................58
Chương 6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG ...............................................63
6.1 GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT ...................................................................63
6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông ...........................................................63
6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân
...............................................................................................................................63
6.1.3 Đối với chính quyền địa phuơng...............................................................63
6.1.4. Về tiêu thụ bưởi Năm Roi .......................................................................64
6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ .....................................................................65
6.2.1. Đối với nông dân.....................................................................................65
6.2.2. Đối với thương lái ...................................................................................65
6.2.3. Đối với doanh nghiệp ..............................................................................65
6.2.4. Đối với chính quyền địa phương .............................................................66
6.2.5. Về phía Nhà nước ...................................................................................67
Chương 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................68
7.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................68
7.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................68

vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 DÂY CHUYỀN PHÂN PHỐI ...................................................................6
Hình 2.2 CÁC DẠNG KÊNH PHÂN PHỐI ...........................................................10
Hình 3.1 BẢN ĐỒ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG........................18
Hình 4.1 DIỆN TÍCH CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU
GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 ).....................................................................29
Hình 4.2 NĂNG SUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU
GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 ).....................................................................30
Hình 4.3 QUY TRÌNH TRỒNG BƯỞI ..................................................................30
Hình 5.1 KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG ...48
Hình 5.2 BIẾN ĐỘNG GIÁ BƯỞI NĂM ROI THEO QUÝ ..................................51
Hình 5.3 GIÁ TRỊ TẠO RA ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH
MARKETING BƯỞI NĂM ROI ...........................................................................57

viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 LỢI ÍCH – CHI PHÍ HÀNG NĂM ..........................................................11
Bảng 4.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞI........25
Bảng 4.2 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG DÂN ............................................25
Bảng 4.3 LÝ DO TRỒNG BƯỞI CỦA NÔNG DÂN.............................................26
Bảng 4.4 KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI ...28
Bảng 4.5 DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI HUYỆN
CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA BA NĂM (2006 – 2008)............................29
Bảng 4.6 NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG BƯỞI .....................................................32
Bảng 4.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIỐNG BƯỞI NĂM ROI .........................33
Bảng 4.8 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA NÔNG DÂN ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐẦU RA CHO
BƯỞI KHI GIÁ BIẾN ĐỘNG ...............................................................................34
Bảng 4.9 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha ........................................35
Bảng 4.10 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha
ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha ................................36
Bảng 4.11 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha ........................................37
Bảng 4.12 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha ........................................38
Bảng 4.13 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha ........................................39
Bảng 4.14 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha ........................................40
Bảng 4.15 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO
TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha ..
...............................................................................................................................41

ix
Bảng 4.16 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO
TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha
...............................................................................................................................41
Bảng 5.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN ................................................................44
Bảng 5.2 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI..............44
Bảng 5.3 TÁC NHÂN QUYẾT ĐỊNH GIÁ ...........................................................46
Bảng 5.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN.......................................46
Bảng 5.5 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA THƯƠNG LÁI................53
Bảng 5.6 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA VỰA ...............................54
Bảng 5.7 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP...........55
Bảng 5.8 CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN BIÊN CỦA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI.............................................56
Bảng 5.9 SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG
KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI VỚI LÃI SUẤT NGÂN HÀNG .............57
Bảng 5.10 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, NĂNG SUẤT, GIÁ GIỮA BƯỞI NĂM ROI
PHÚ HỮU – HẬU GIANG VỚI BƯỞI DA XANH – BẾN TRE...........................60
Bảng 5.11 MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC TÁC
NHÂN....................................................................................................................61
Bảng 5.12 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG .............................61
Bảng 5.13 RÀO CẢN KHI GIA NHẬP NGÀNH ĐỐI VỚI THƯƠNG LÁI .........62

x
TÓM TẮT
Đề tài "Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh
Hậu Giang" được thực hiện tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Nội dung
nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các
phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra phỏng vấn
trực tiếp 138 nông dân trồng bưởi, 23 thương lái, 12 vựa Cái Răng, 2 doanh nghiệp
để tìm hiểu các thông tin về: tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi hiện nay.
Đề tài nghiên cứu về kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi và xác định chi phí
marketing và lợi nhuận biên đối với từng thành phần trong kênh và so sánh lợi
nhuận giữa hai mô hình nông hộ có diện tích trồng bưởi ít và nông hộ có diện tích
trồng bưởi nhiều.
Kết quả khảo sát cho thấy một số vấn đề tồn tại như: đối với nông dân thì thiếu
vốn để sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn để mua bán; các nguồn thông tin
phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao; mức
độ tiếp cận thông tin của nông dân và thương lái chưa cao.
Kết quả này cũng là cơ sở để tôi đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể đối
với từng đối tượng để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi trong quá trình sản xuất
cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ cho huyện.

xi
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của nước ta xuất phát từ
nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, dựa trên thói quen và những kinh nghiệm truyền
thống, không gắn với thị trường. Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nông
nghiệp nước ta đã có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sang
nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình
trạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bù
đắp chi phí, gây thiệt hại lớn cho nông dân và cho cả nền kinh tế.
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp, chúng ta chỉ
xuất khẩu chủ yếu là gạo ra thế giới. Ngày nay, Việt Nam chú trọng phát triển cây
ăn trái, tạo ra nhiều thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng đến bạn bè thế giới. Hầu
hết, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi thuận lợi trồng cây ăn trái
nhất ở Việt Nam, được phổ biến trồng những cây ăn trái đặc sản góp phần tăng sản
lượng xuất khẩu. Điển hình, khóm Cầu Đúc ở thị xã Vị Thanh - Hậu Giang, bưởi
Năm Roi của hợp tác xã Mỹ Hoà– Vĩnh Long, vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang,…với
diện tích trồng và đạt sản lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay bưởi cũng được trồng ở
bảy tỉnh ĐBSCL. Trong đó, Hậu Giang là tỉnh rất thuận lợi trồng cây ăn trái, nơi đây
nổi tiếng với bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất và
kênh phân phối sản phẩm bưởi Năm Roi đang tồn tại một số điểm yếu. Do thực
trạng sản xuất manh mún, chất lượng bưởi không đồng đều, thiếu kiến thức thị
trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường cũng như các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém,...Hiện nay, thị trường cho
bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang vẫn có, nhưng người dân trồng bưởi chưa gắn
kết được, do chưa có kế hoạch sản xuất rõ ràng. Do đó, việc xây dựng chiến lược
sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng, từng bước mở rộng thị trường, quy mô sản

GVHD: TS. Mai Văn Nam 1 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
xuất là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch sản xuất,
chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, khoanh vùng thành từng khu để xử lý ra trái theo
từng tháng đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời theo hợp đồng thì vấn đề xây dựng một
kênh phân phối bưởi hiệu quả là rất cần thiết. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là
nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú
Hữu tỉnh Hậu Giang” nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ cho bưởi Năm Roi, góp
phần phát triển nông sản Hậu Giang cũng như góp phần tăng sản lượng tiêu thụ
nông sản của Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang.
Phân tích kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang và sự
liên kết giữa các tác nhân trong kênh.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi
Phú Hữu - Hậu Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Luận văn thực hiện tại huyện Châu Thành - Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài là 3 tháng từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày
25 tháng 04 năm 2009.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang từ người sản xuất
(nông dân trồng bưởi), thương lái, vựa, người buôn sỉ, người bán lẻ đến người tiêu
dùng cuối cùng. Qua đó, phân tích lợi nhuận biên dựa vào chi phí sản xuất, giá mua,
giá bán và chi phí marketing đối với mỗi thành viên trong kênh phân phối.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 2 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Hứa Thị Thía, 2006: “Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện Chợ
Mới tỉnh An Giang”. Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất hoa màu và tình hình
tiêu thụ hoa màu hiện nay thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân sản xuất
hoa màu và 10 thương lái, bạn hàng xáo. Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổng
hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. Kết quả điều tra cho thấy một số tồn
tại như đối với nông dân thì thiếu vốn sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn mua
bán; bà con nông dân và thương lái chưa biết nhiều về rau an toàn. Kết quả này cũng
là cơ sở để đưa ra kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyện
Chợ Mới cũng như đề ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng trong kênh
tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũng
như là mở rộng thị trường tiêu thụ cho huyện.
- Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải, 2005:
“Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long”: Đề tài tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây Việt
Nam, các chính sách, thể chế của Chính phủ và các cơ quan quản lý ảnh hưởng đến
việc phân phối sản phẩm trái cây của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đề tài sử dụng
mô hình SCP kết hợp cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị tạo ra
giữa các thành viên trong kênh. Xác định giá mua/sản xuất, giá bán, chi phí
marketing, lợi nhuận biên, tỷ suất lợi nhuận của các tác nhân trong kênh marketing
cam. Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữa
các thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa nhưng những dữ liệu thu thập được
nói lên rằng có sự chênh lệch không nhỏ giữa các thành viên này.
- Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: “Phân tích chuỗi giá trị bưởi Năm
Roi Vĩnh Long”. Đề tài phân tích tình hình kinh tế, nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long
trong việc phát triển và trồng trọt cây bưởi Năm Roi. Nêu lên khó khăn khách quan
và chủ quan của từng tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi và đưa ra hướng
khắc phục. Chuỗi giá trị bưởi Năm Roi có ba kênh tiêu thụ, kênh quan trọng là kênh
từ nông dân, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng chiếm 80%
lượng bưởi tiêu thụ tại Vĩnh Long. Hai kênh còn lại là kênh từ nông dân, doanh

GVHD: TS. Mai Văn Nam 3 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
nghiệp, siêu thị hoặc xuất khẩu chiếm 7% và kênh từ nông dân đến người tiêu dùng
chiếm 10%. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích chi phí, lợi nhuận đạt được
của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
thương lái là một tác nhân kiếm được lợi nhuận khá cao và ổn định dù thị trường trái
cây thường hay biến động và nông dân có thu nhập cao hơn so với việc trồng lúa
hay canh tác các sản phẩm trái cây khác tại tỉnh.
- Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng, 2006: “Phân tích ngành hàng bưởi tại
tỉnh Bến Tre”: Báo cáo này đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông
nghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ, tình hình đầu tư
các yếu tố phục vụ sản xuất. Đề tài sử dụng phương pháp chuỗi giá trị để phân tích
chi phí, lợi ích của mỗi tác nhân. Quyết định ai sẽ là người hưởng lợi và lợi nhuận
đó đạt đến mức độ nào. Đề tài phân tích ma trận SWOT, xác định thế mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của bưởi Da Xanh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả việc tiêu thụ bưởi Da Xanh.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 4 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels)
2.1.1 Một số khái niệm
* Nông hộ: Theo Ellis (1993), nông hộ được định nghĩa như hộ mà các hoạt
động của họ gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp.
* Thương lái: là tên gọi dân gian, được ghép bởi hai từ: thương nhân và lái
buôn.
- Thương nhân: là người làm nghề buôn bán.
- Lái buôn: là người chuyên nghề buôn bán và buôn bán đường dài.
* Hàng xáo: là người làm nghề mua bán lúa hoặc một số loại nông sản khác
với số lượng không lớn, vì gần gũi với nông dân nên còn được gọi là “bạn hàng
xáo”.
2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản
2.1.2.1 Khái niệm
Thị trường nông sản là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó người bán và
người mua trao đổi được các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản
Mỗi cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền trên thị trường đều là
sự chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang chủ khác với một giá nhất định.
Nếu chúng ta xem xét hàng loạt biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyển
từ tay người sản xuất đầu tiên đến tay người tiêu dùng sau cùng là những dây
chuyền phân phối (kênh phân phối) thì có nhiều dây chuyền phân phối khác nhau
trong thị trường nông sản. Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phân
phối như sau:
* Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở
thị trường nông sản.
- Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn.
- Người sản xuất, người bán lẻ nông thôn và người tiêu dùng ở nông thôn.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 5 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu
dùng ở nông thôn.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bán
buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, người
bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
* Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như
sau:
Hình 2.1 DÂY CHUYỀN PHÂN PHỐI

Người Người Người Người Người


sản xuất thu gom bán buôn bán lẻ Tiêu dùng

Theo mô tả trong Hình 2.1, hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình
cho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom các
món hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế
biến. Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phía
cuối dây chuyền mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùng
đến hàng triệu người tiêu dùng.
Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần
định giá. Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là
giá của người sản xuất. Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá được ấn
định từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như là giá bán buôn.
2.1.2.3 Vai trò của thị trường nông sản
Các hoạt động của thị trường có những vai trò sau:
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian
Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, nhiều nông sản đáp ứng
yêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng.
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý
Sản phẩm của một vùng, một nước được vận chuyển đến những vùng, những
nước khác không sản xuất để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 6 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức
Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hình
thức “gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng. Như vậy,
lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản.
2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, nối kết
các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị
trường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển
cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì
hoạt động lưu thông phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh
phong phú. Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp
nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn các kênh phân phối thích hợp với sản phẩm
kinh doanh của mình, tổ chức sử dụng có hiệu quả các kênh đó được coi là một bộ
phận quan trọng trong chiến lược Marketing – Mix.
Hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng
được thực hiện thông qua các kênh phân phối. Đó là tổng hợp các tổ chức, doanh
nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ
người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hay nói khác đi kênh phân phối hàng
hóa là tập hợp của các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh
dịch vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất tới thị trường mục tiêu và khách hàng mục
tiêu. Như vậy, trên kênh phân phối nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối
cùng là các nhà trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chế
biến, nhà phân phối….
Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thương nghiệp lớn, tập trung lượng hàng nhiều
từ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu và tiến hành thực
hiện bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất công
nghiệp.
Nhà bán lẻ phần đông là những người buôn bán nhỏ thường mua hàng trực tiếp
từ những người sản xuất hoặc nhận hàng từ các nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng. Ngày nay đối với một số sản phẩm khó tích trữ lớn

GVHD: TS. Mai Văn Nam 7 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
hoặc lâu dài thì xuất hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất
và nhà cung ứng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh
phân phối trên thị trường công nghiệp. Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặt
chẽ trong sản xuất công nghiệp, với số lượng người sử dụng hàng công nghiệp và số
lượng hàng cần mua đã được xác định.
Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phân
phối nhưng không phải là những pháp nhân kinh doanh. Đại lý là người được nhà
sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và được hưởng hoa
hồng theo số lượng bán, theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lỗ lãi như
đơn vị kinh doanh độc lập. Còn môi giới có chức năng chỉ trỏ dẫn môi giới cho
người bán và khách hàng gặp nhau, tiến hành giao dịch thương mại và được hưởng
một khoản tiền thưởng của bên mua hoặc bên bán.
Các khâu trung gian này nối kết với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu với
người sản xuất và người tiêu dùng tạo thành kênh phân phối mà trên đó hàng hóa
được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng tiêu dùng cuối cùng.
2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian
Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện và phát triển gắn liền với kinh tế
hàng hóa, kinh tế thị trường. Sự phân công lao động xã hội càng cao, chuyên môn
hóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng càng
lớn về địa điểm, thời gian và số lượng sản phẩm cần đáp ứng. Do quan hệ cung ứng
trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nên
tốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng qui mô, kìm hãm nền kinh tế phát
triển. Chính cuộc sống kinh tế - xã hội đã dần lựa chọn cho mình phương thức kết
hợp gián tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách thông qua các kênh
phân phối sản phẩm có các chủ thể tham gia. Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hình
như càng làm tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làm cho giá trị hàng
hóa tăng thêm, nhưng thực tế đó là phương thức tiến bộ, thiết yếu và đưa lại cho xã
hội cũng như người sản xuất và người tiêu dùng nhiều lợi ích hơn. Nhờ thông qua

GVHD: TS. Mai Văn Nam 8 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
các trung gian mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giảm thiểu
nhiều lần từ đó đã đưa lại:
- Tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sản xuất, người tiêu dùng và toàn
xã hội.
- Đối với người sản xuất, mối quan hệ làm rõ chỉ còn tập trung vào một số
trung gian khách hàng của mình, nhờ đó họ nắm được tổng hợp và cụ thể cầu thị
trường (khách hàng) về số lượng chất lượng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản
xuất thích ứng với thị trường.
- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, các hãng họ được quan sát
nhiều loại mặt hàng, chọn lựa những mặt hàng cần thiết và ưu thích mà không phải
mất công tìm kiếm.
- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu thông
luôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông người mua,
nắm chắt được khả năng và thế mạnh của người sản xuất và thấy được những ách
tắc trong phân phối vận động hàng hóa. Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấp
buôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng,
cải tiến cơ cấu tổ chức và cách quản lý hoạt động trong công ty, doanh nghiệp và
cửa hàng.
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng
kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa
tăng được tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích
thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ,
đồng thời giúp cho cung và cầu được nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối
cùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp
nhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả.
2.1.5 Chức năng của các kênh marketing
Kênh phân phối được hình thành và phát triển trong nền sản xuất hàng hóa.
Song từ khi sản xuất hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường thì kênh phân phối
được tổ chức, hoạt động theo quan điểm marketing để thực hiện tốt chức năng

GVHD: TS. Mai Văn Nam 9 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
marketing về mặt phân phối trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Cũng từ đây
các kênh marketing xuất hiện và không ngừng được hoàn thiện.
Chức năng tổng quát của kênh marketing là làm cho dòng chảy hàng hóa sản
phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được
thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi
phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn, doanh lợi
cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toán
trở lại đúng giá, dứt điểm và thuận tiện.
Hình 2.2 CÁC DẠNG KÊNH PHÂN PHỐI
Kênh
cấp Nhà sản Người
xuất tiêu dùng
không

Kênh
một Nhà sản Người Người
xuất bán lẻ tiêu dùng
cấp

Kênh
hai Nhà sản Người Người Người
cấp xuất bán sỉ bán lẻ tiêu dùng

Kênh
ba Nhà sản Người Người bán Người Người
xuất bán sỉ sỉ nhỏ bán lẻ tiêu dùng
cấp
(Lưu Thanh Đức Hải (2007), Marketing ứng dụng, NXB Thống kê)

Kênh cấp không (kênh marketing trực tiếp) gồm nhà sản xuất bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng. Ba phương thức bán trực tiếp cơ bản là bán hàng lưu động,
bán qua bưu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 10 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Kênh cấp một bao gồm một người trung gian. Trên các thị trường người tiêu
dùng, người trung gian này là người bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu sản xuất
thì người trung gian là đại lý tiêu thụ hay người môi giới.
Kênh hai cấp bao gồm hai người trung gian. Trên các thị trường người tiêu
dùng, những người trung gian này là người bán sỉ và bán lẻ, còn trên thị trường hàng
tư liệu sản xuất thì có thể là người phân phối hay đại lý công nghiệp.
Kênh ba cấp bao gồm ba người trung gian
Theo quan điểm của người sản xuất, kênh phân phối càng nhiều cấp càng ít
khả năng kiển soát.
2.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ (COST – BENEFIT ANALYSIS)
Phân tích lợi ích – chi phí trong kênh marketing là một phương pháp đánh giá
sự mong muốn tương đối giữa các tác nhân trong kênh, khi sự lựa chọn được đo
lường bằng giá trị kinh tế tạo ra. Sự mong muốn của các tác nhân được thể hiện qua
lợi ích vượt mức chi phí. Nhưng lợi ích – chi phí, gọi chung là “kết quả”, phải được
nhận dạng và đánh giá.
Doanh thu nhận được từ việc bán hàng hóa là một thước đo chính xác của lợi
ích. Giá trị kinh tế là tổng sự sẵn lòng của người tiêu dùng trả cho nó, và giá trị này
có thể vượt quá khoản trả tiền thực tế trên thị trường.
Bảng 2.1 LỢI ÍCH – CHI PHÍ HÀNG NĂM

Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm
1 B1 C1 (B1 - C1)
. . . .
. . . .
T Bt Ct (Bt – Ct)

Việc lập bảng này là một bước đơn giản. Nhưng quá trình liệt kê các kết quả
theo năm phát sinh, và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích
hiểu được dòng lợi ích và chi phí theo thời gian.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 11 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
**Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
* Tổng chi phí sản xuất:
Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất + Tổng chi phí lao động (bao
gồm lao động nhà và lao động thuê).
* Giá trị tổng sản lượng:
Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn giá sản phẩm
* Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất
* Thu nhập:
Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà
* Tỉ suất lợi nhuận/chi phí:
Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận tương ứng.
* Tỉ suất thu nhập/chi phí:
Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng thu nhập tương ứng.
* Lợi nhuận biên:
Lợi nhuận biên = Giá bán bình quân – (giá mua bình quân + chi phí marketing)
2.3 LÝ THUYẾT VỀ MARKETING BIÊN TẾ VÀ LỢI NHUẬN BIÊN TẾ
Marketing biên tế là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân và
giá mua của người tiêu dùng. Marketing biên tế tồn tại bởi hai nguyên nhân:
- Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếu
tố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp.
- Chi phí marketing bao gồm tất cả mọi phí tổn của toàn bộ lượng nhập trong
khâu vận chuyển (từ thương lái, người vận chuyển, người môi giới), khâu chế biến,
dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,...
Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế marketing cao hay thấp: Chi phí
marketing cao làm cho giá về phía người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với giá bán ở

GVHD: TS. Mai Văn Nam 12 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
nông hộ. Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ làm
cho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêu
dùng.
Lợi nhuận biên tế đo lường tỷ lệ của doanh thu sau khi trừ đi toàn bộ chi phí
liên quan đến marketing. Lợi nhuận biên được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế – Chi phí marketing
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: bắng cách quan sát thực tế, phỏng vấn các nhà vườn
trồng bưởi,...
Thu thập số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo chí, niên giám thống kê, tham khảo
một số luận văn và các nghiên cứu trước đây, truyền hình, internet,...
2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp
Phương pháp thống kê (so sánh, phân tích, tổng hợp,…): Phân tích các số liệu
tổng hợp, so sánh qua các năm và đưa ra nhận xét.
Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp
Ngoài việc thu thập thông tin thứ cấp về diện tích, giá cả, sản lượng các năm
trước để đánh giá việc tiêu thụ bưởi. Đề tài được tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế
trong thời gian 2 tháng (tháng 2,3 năm 2009) nhằm thu thập số liệu sơ cấp bằng cách
phỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng câu hỏi đã được mã hoá để lấy thông tin từ nông
dân trồng bưởi, thương lái, vựa, doanh nghiệp, người bán lẻ đến người tiêu dùng
cuối cùng.
Phân tích kênh phân phối – Marketing Channels để chọn kênh phân phối hiệu
quả, những kênh marketing là một hệ thống bao gồm những người sản xuất cùng với
những người trung gian phối hợp nhằm hướng tới lợi ích của người tiêu dùng cuối
cùng.
Đối với mạng lưới kênh phân phối bưởi, những người sản xuất họ sẽ bán sản
phẩm của họ cho những người kinh doanh (người thu gom, thương lái, vựa,…),

GVHD: TS. Mai Văn Nam 13 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
những người kinh doanh này họ sẽ bán sản phẩm lại cho những người buôn lẻ, siêu
thị,…là những người phục vụ người tiêu dùng.
Đề tài sử dụng mô hình CBA (phân tích lợi ích – chi phí) để so sánh chi phí sản
xuất và lợi nhuận giữa hai mô hình nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi nhiều
với nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi ít.
Mỗi tác nhân trong kênh marketing bưởi sẽ được phân tích dựa trên chi phí sản
xuất, giá mua, giá bán và chi phí marketing để xác định việc phân phối lợi nhuận
biên cho các tác nhân. Sau đó, các chỉ số sẽ được sử dụng trong phân tích: lợi nhuận
biên – tổng chi phí nhằm so sánh và xác định tác nhân nào đạt phần trăm lợi nhuận
cao và nguyên nhân của việc phân phối lợi nhuận.
Lợi nhuận biên _ tổng chi phí = Lợi nhuận biên / Tổng chi phí
(Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế – Biến phí marketing)
Thống kê mô tả (sử dụng SPSS 16.0) được sử dụng để phân tích chi phí
marketing, marketing biên tế và lợi nhuận biên theo chiều dọc từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng trong kênh phân phối; mô tả thực trạng và để nhận dạng
những yếu tố chính ảnh hưởng đến kênh marketing bưởi.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 14 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành
Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện
nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu
Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004
tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh
Hậu Giang ngày nay.
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện với 71 xã, phường,
thị trấn: Thị xã Vị Thanh tỉnh lỵ, thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm
2006, Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng
Hiệp và Huyện Vị Thủy.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hậu Giang với diện tích 1.608 km2 là tỉnh ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu
Long, thị xã tỉnh lỵ Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) 240 km về
phía Tây Nam; phía bắc giáp Thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng;
phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh
Bạc Liêu.
Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến
106017'57'' kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp năm tỉnh: phía Bắc giáp
Thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang;
phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng
4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt
Nam.
* Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam

GVHD: TS. Mai Văn Nam 15 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng
năm.
Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.
Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa
cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm
phân hóa theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất
và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và
4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
* Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có
hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; hai trục giao
thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể
chia làm ba vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200
ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát
triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm,…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.
3.1.3 Tình hình dân số
Dân số đạt 799.114, mật độ 497 ng/km2. Mức tăng từ 1,07-1,11%/năm. Sự gia
tăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Số dân
sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là
58,6%.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 16 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
3.1.4 Tình hình nông nghiệp
Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong
những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về
cây lúa và cây ăn quả các loại.
Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt
(hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông
Mái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng. Tỉnh hiện có
139.068 hecta đất nông nghiệp, và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta. Đặc sản
nông nghiệp có : Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát
lát mình trắng (Long Mỹ).
3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển có nhiều chuyển biến
tích cực, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đều đạt và vượt kế
hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 13,07%; thu nội địa 480 tỷ đồng, vượt trên
14,8% dự toán Hội Đồng Nhân Dân tỉnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn
gần 6.282 tỷ đồng, đạt kế hoạch, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa
phương quản lý 1.526,4 tỷ đồng, chiếm 24,29% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu
nhập bình quân đầu người 10,76 triệu đồng/người, tăng 14,8% so cùng kỳ; giải quyết
việc làm 21.400 lao động, vượt 4,4% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
13,66% tổng số hộ, đạt kế hoạch; có 67.434/52.720 người tham gia thực hiện các
biện pháp tránh thai, vượt 20,3% kế hoạch năm; quốc phòng an ninh được đảm bảo,
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội… Mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5 - 13,5%.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 17 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG
Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích là 134.47 km2, dân số
84,545 người, mật độ dân số là 586 người/km2. Huyện Châu Thành gồm bảy xã:
Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Hữu A, Phú An, Đông Phú, Đông
Thạnh và một phường.
Hình 3.1 BẢN ĐỒ HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)

3.2.1 Về nông nghiệp


Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả với đặc sản
bưởi Năm Roi ở xã Phú Hữu. Nguồn thu nhập chính của người dân vùng này là
trồng lúa song vùng này đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùng
rất mạnh, một số loại trái cây được ưa chuộng như bưởi Năm Roi, bưởi ruột đỏ, sầu
riêng. Nơi này nhà nào cũng nuôi một vài con heo, một số gia đình chuyên nuôi vịt
chạy đồng, hiện nay một số nông dân bắt đầu đầu tư nuôi bò sữa. Nơi này cũng là
truyền thống của các thương lái mua bán trái cây, họ mua của nông dân rồi mang đi
các chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã tư Cây Dương, Lái Thiêu (Sài Gòn), Bạc
Liêu, Vĩnh Kim (Tiền Giang), Cần Thơ,...bán lại cho các vựa trái cây.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 18 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
3.2.2 Về công nghiệp
Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởi
công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Ngành công
nghiệp gạch ngói nơi đây nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất
khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,...các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển
mạnh.
3.2.3 Về thủ công, mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ
công từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế
giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng
bằng.
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG
Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009
Năm 2009 là năm có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện để giành thắng lợi kế
hoạch năm năm 2006-2010 trên lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(PTNT). Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm năm của Tỉnh và kết
quả rà soát quy hoạch nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT xây
dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009 cụ thể như sau:
3.3.1 Định hướng chung
Tiếp tục xây dựng nhằm từng bước hình thành một nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, có chất lượng, bền vững và đủ sức cạnh tranh
trên thị trường, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến.
- Xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù
hợp, có kết cấu hạ tầng phát triển, đời sống nông dân được nâng cao.
- Từng bước hình thành các loại hình doanh nghiệp nông thôn, các hợp tác xã,
trang trại, câu lại bộ, hộ nông dân,…chiếm lĩnh thị trường nông thôn phát triển vững
mạnh, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn,
tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định và đảm bảo thu nhập cao cho người dân nông
thôn.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 19 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
3.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 4-5%
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 5-6%
- Tỷ trọng chiếm: 36,58% (giảm 3,76% so năm 2008)
- Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác
lên trên 50 triệu đồng/ha, phấn đấu đạt lợi nhuận bình quân trên 40%; Nâng cao mức
sống của người dân khu vực nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người
nông thôn đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.
- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, rau màu, chăn nuôi làm tiền đề chuyển
đổi cơ cấu sản xuất cho những năm sau.
- Củng cố và từng bước phát triển các loại hình hợp tác hóa nông nghiệp trên
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp theo hướng sản
xuất tập trung khép kín.
- Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 65%, tăng thêm
2% so năm 2008 (theo tiêu chí mới).
* Chỉ tiêu sản xuất nông - lâm - thủy sản:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng: 186.000 ha, trong đó diện tích lúa cao
sản, đặc sản các loại 25.000 ha, năng suất bình quân chung toàn tỉnh: 54 tạ/ha, sản
lượng 1.000.000 tấn.
- Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện tích 29.200 ha, trong đó:
Cây màu: Tập trung xây dựng các vùng sản xuất rau quả tập trung theo tiêu chuẩn
VietGAP, chủ yếu phát triển các loại rau thực phẩm và cây ăn trái đặt sản của tỉnh.
Tổng diện tích kế hoạch 14.200, sản lượng 157.768 tấn (gồm: cây bắp 2.000 ha,
năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng 11.910 tấn; cây khoai các loại: 1.700 ha,
năng suất bình quân 150 tạ/ha, sản lượng 25.300 tấn; rau màu và đậu các loại 10.500
ha, sản lượng 120.500 tấn); Cây mía: 15.000 ha, năng suất bình quân 85 tấn/ha, sản
lượng 1.279.250 tấn.
- Cây ăn trái: Diện tích 22.355 ha, trong đó cây có múi: 8.685 ha, cây ăn quả
các loại 12.120 ha. Sản lượng 177.800 tấn.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 20 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
- Chăn nuôi: Đàn trâu 1.897 con, đàn bò 3.083 con, tăng 10% so năm 2008;
đàn heo 205.000 con, tăng 45% so năm 2008; đàn gia cầm 3,5 triệu con, tương
đương năm 2008.
- Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán 2,5-3 triệu cây lâm nghiệp các loại.
- Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản 13.000 ha, bao gồm diện tích nuôi ruộng
trũng 5.870 ha, diện tích nuôi ao, mương: 7.130 ha, trong đó nuôi thâm canh và bán
thâm canh: 1.386 ha. Tổng sản lượng thủy sản 109.000 tấn (sản lượng tôm: 44 tấn),
trong đó: nuôi trồng 105.000 tấn (cá tra: 40.000 tấn).
3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 để phục vụ sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn theo dự kiến: 288.142 triệu
đồng bao gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn
hỗ trợ có mục tiêu,…được bố trí và thực hiện vào đầu năm để phát huy hiệu quả
phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tổng mức kế hoạch vốn phân bổ năm 2009 cho
ngành Nông nghiệp và PTNT là 47.523 triệu đồng, đạt 16,5% nhu cầu kế hoạch.
3.3.4 Các giải pháp thực hiện
Để hoàn thành tốt chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh
Hậu Giang kế hoạch năm 2009, đồng thời tạo tiền để phát triển nhằm hoàn thành kế
hoạch năm năm 2006-2010 và Nghị quyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT đề ra các giải pháp chính như sau:
1. Triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn được giao. Tập trung chỉ đạo việc giao kế hoạch ngay từ đầu năm 2009
cho các địa phương, đơn vị. Tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh trên cây
trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giống, khuyến
nông, khuyến ngư thông qua nhiều giải pháp cụ thể để người dân có điều kiện áp
dụng để sản xuất có hiệu quả, chất lượng cao, tăng thu nhập. Nâng cao trình độ sản
xuất cho nông dân nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng nhiều kênh thông tin
thiết thực. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình phục vụ cho phát triển
nông nghiệp và nông thôn như:

GVHD: TS. Mai Văn Nam 21 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
- Chương trình hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch giai
đoạn 2009-1010, định hướng 2020.
- Chương trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng thực hành nông
nghiệp tốt (VietGAP) giai đoạn 2009-2010, định hướng 2020.
- Chương trình giống cây trồng vật nuôi chủ lực của tỉnh giai đoạn 2009-2010,
định hướng 2020.
- Chương trình thủy lợi phục vụ vùng nguyên liệu lúa, mía, thủy sản, cây ăn
trái và rau màu giai đoạn 2009-2010, định hướng 2020.
2. Thực hiện tốt quản lý quy hoạch và lập dự án đầu tư, quản lý và triển khai
tốt đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn khác.
3. Tập trung chỉ đạo điều hành đối mới một bước về nâng cao chất lượng hàng
nông sản Hậu Giang nhằm đáp ứng việc gia nhập WTO. Trong đó lưu ý vấn đề
giống, thu hoạch và sau thu hoạch, chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và đặc
biệt chỉ đạo thành công chường trình VietGAP cho 03 cây và 01 con: bưởi Năm Roi
Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, lúa Hậu Giang, cá tra an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng
cường đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi phù hợp từng địa phương.
4. Thường xuyên nắm bắt thông tin, diễn biến thời tiết, dịch bệnh,…chỉ đạo
sâu sát, quyết liệt, để hạn chế đến mức thấp nhất thiên tại, dịch bệnh nếu có xảy ra.
3.4 GIỚI THIỆU VỀ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG
3.4.1 Nguồn gốc bưởi Năm Roi
Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918-1990) người làng Mái Dầm
nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang tìm thấy. Sinh thời, ông
Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu
(vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái
cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng. Xé ra nếm thử thấy vị
ngon, mọng nước ông Bưởi rất thích. Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ Mái
Dầm) để trồng. Sau khi giống bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần Văn
Bưởi, người các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng. Ngày nay, bưởi Năm Roi
được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và Long Hồ, Vĩnh

GVHD: TS. Mai Văn Nam 22 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Long. Có thể nói ở trên thế giới chỉ có hai nơi này là trồng bưởi Năm Roi ít bị sâu
bệnh, trái ngọt và to.
3.4.2 Một số đặc điểm của bưởi Năm Roi
Bưởi Năm roi (Citrus maxima) là giống bưởi đặc sản của tỉnh. Bưởi Năm Roi
có phiến lá hình trứng, cánh lá hình tim màu lá mặt trên xanh đậm. Cây có khả năng
cho quả 2,5-3,5 năm sau trồng (cây ghép/chiết), mùa thu hoạch thường rãi rác quanh
năm nhưng tập trung nhất từ tháng 8 đến tháng 01 năm sau. Thời gian từ khi ra hoa
đến lúc thu hoạch khoảng 7,0-7,5 tháng, năng suất cao (100 quả/cây - cây 8 năm
tuổi), quả có hình quả lê, khi chín vỏ quả có màu vàng, khối lượng trung bình
1,1kg/quả; tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, vị ngọt
chua (Brix 9-11%), tỷ lệ thịt quả ≥ 60%, có mùi thơm, ít đến không hạt.
Cây bưởi Năm Roi cao trung bình từ 7- 8m, cao nhất có thể 15m; có gai dài
khoảng 2,5cm có khi tới 4cm nếu sinh sản bằng hột và không có gai hoặc gai rất
ngắn nếu sinh sản sinh dưỡng, khi còn non thì gai có lông tơ.
Lá có hình từ oval tới hình elip kích thước trung bình từ 5-10 x 2-5cm, có khi
tới 20 x12cm; đế gần tròn hoặc gần hình tim, lá thuộc kiểu lá kép biến dạng, bìa lá
khía tròn, trên 2 mặt lá có nhiều tuyến dầu nằm rải rác, phiến lá rộng có thể tới 5cm
hình tim ngược.
Phát hoa mọc thành chùm ở nách lá có thể nhiều hoặc chỉ một hoa, chùm hoa
ngắn. Hoa lớn chồi dài 2-3cm, khi nở rộng 3-5cm. Cánh hoa màu trắng ngà có mùi
thơm dài 2,5 – 3cm, số cánh là năm, xếp theo kiểu luân xen.
Tất cả các hoa đều được thụ phấn hình thành quả nhưng khi phát triển thường
mỗi cành chỉ còn 1-2 quả. Quả có dạng từ gần tròn tới dạng quả lê, đường kính trung
bình 15- 20cm có khi đạt 30cm, vỏ ngoài dày 2- 2,5cm màu xanh hơi vàng, khi chín
có màu vàng tâm quả rỗng, trên vỏ nổi nhiều tuyến dầu, bề mặt vỏ nhám và vỏ trở
nên mỏng hơn. Múi lớn, tép có màu hơi vàng trong mọng đầy nước. Hương vị ngọt
không the đắng, độ ngọt Brix từ 9,3 – 10,5. Hột thường không có hoặc chỉ là dạng
lép, đôi khi có vài hột có nhiều cạnh màu hơi vàng.
Ở Phú Hữu người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được một trái bưởi 3-4 kg có
trái còn nặng tới 5kg, những trái lớn như vậy chỉ có vào một hai mùa đầu, người dân

GVHD: TS. Mai Văn Nam 23 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
gọi là bưởi tơ. Vào các mùa sau thì bưởi cho trái nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Ngày nay người nông dân có thể cho trái quanh năm, tháng nào cũng có thể được
thưởng thức bưởi Năm Roi chín.
Bưởi Năm Roi Phú Hữu cho thịt trái màu vàng mỡ gà. Trung bình mỗi trái
bưởi 12 múi, thịt trái bóng láng dễ dàng tách ra,… Khi ăn giòn, vị hơi chua, nếu để
lâu sẽ ngọt hơn, những cây trồng đúng kỹ thuật cho trái hương vị rất đậm đà. Đặc
biệt, trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ bình thường, thời gian tồn trữ có thể kéo dài
1 tháng. Số hạt trong trái hầu như không tìm được. Đây là một đặc tính nổi bật mà
các giống bưởi khác không có.
3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh
giá cao, và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi là đặc sản quý của nước ta, có giá trị dinh
dưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Ăn bưởi góp phần hỗ trợ
sức khoẻ con người như giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu. Trong một 100g phần ăn
được có: nước 89g, protêin 0,5g, chất béo 0,4g, tinh bột 9,3g, vitaminC 44g, ngoài
ra còn có narigin trong các hợp chất glucosid.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 24 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU
TỈNH HẬU GIANG
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG
4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ
Qua khảo sát nông hộ ở huyện Châu Thành – Hậu Giang cho thấy kinh nghiệm
trồng bưởi Năm Roi của nông dân trung bình 10 năm, cao nhất là 24 năm và thấp
nhất là 6 năm, nhưng kinh nghiệm có được của các nông hộ chủ yếu là tự đúc kết từ
thực tế trồng và hàng xóm. Những thành viên trồng bưởi trong nông hộ có độ tuổi
trung bình là 47 tuổi, cao nhất là 68 tuổi và thấp nhất là 28 tuổi. Diện tích trồng bưởi
trung bình của địa bàn nghiên cứu khá cao khoảng 6.500 m2, cao nhất là 27.000m2
và thấp nhất là 1.500m2
Bảng 4.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞI
Giá trị lớn Giá trị trung Giá trị nhỏ
Thông tin cơ bản
nhất bình nhất
Kinh nghiệm trồng bưởi (năm) 24 10 6
Số tuổi (tuổi) 68 47 28
Diện tích canh tác (m2 ) 27.000 6.500 1.500
(Nguồn: Khảo sát (2009))

Về trình độ học vấn của nông hộ thì đa số là trình độ cấp hai chiếm 45,2%, với
trình độ này thị việc tiếp cận khoa học kỹ thuật cũng khá thuận lợi, nhưng cũng có
khá cao nông hộ trình độ cấp một chiếm 32,2% nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật
mới trong sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.2 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG DÂN
Trình độ Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Cấp 1 32,2
Cấp 2 45,2
Cấp 3 19,4
Trung học 0,0
Đại học và trên Đại học 3,2
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 25 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Nền kinh tế của nước ta mấy năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định, tất cả
các lĩnh vực đều phát triển, nông sản ngày càng xuất khẩu nhiều, trong đó có sản
phẩm bưởi Năm Roi. Do đó, đa số nông dân trồng bưởi là do bưởi đem lại lợi nhuận
cao cho họ chiếm 18%. Bên cạnh đó, đất ở địa bàn này rất phù hợp với loại bưởi này
chiếm 14%. Phần còn lại là người dân trồng bưởi là hưởng ứng theo phong trào, vốn
đầu tư ít, dễ tiêu thụ.
Bảng 4.3 LÝ DO TRỒNG BƯỞI CỦA NÔNG DÂN
Lý do trồng bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Nhiều lợi nhuận 18
Dễ bán sản phẩm 9
Đất đai phù hợp 14
Có sẵn kinh nghiệm 8
Hưởng ứng phong trào 11
Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính 1
Năng suất cao 9
Vốn đầu tư ít 7
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))

4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ bưởi
4.1.2.1 Thuận lợi
Đất đai màu mỡ phù sa bồi đấp quanh năm, khí hậu rất thích hợp cho cây bưởi
phát triển.
Kinh nghiệm trồng bưởi đã có từ rất lâu đời.
Có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của hợp tác xã.
Nông dân có kinh nghiệm cho trái nghịch mùa.
4.1.2.2 Khó khăn
Chất lượng chưa đồng đều, nguyên nhân do giống, điều kiện tự nhiên và cách
chăm sóc của nông dân không giống nhau.
Chi phí sản xuất cao do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thâm canh chưa
cao làm giảm thu nhập của nông dân.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 26 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Kỹ thuật sản xuất thấp, việc tập huấn kỹ thuật có một số cán bộ chưa xuống tới
nông dân, một số chưa áp dụng khi đã được tập huấn.
Công nghệ sau thu hoạch quá lạc hậu, tỷ lệ hao hụt lớn. Chưa có hướng dẫn
việc thu hoạch xử lý và bảo quản sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng, an toàn và
chi phí thấp.
Khâu tiêu thụ qua nhiều trung gian làm tăng chi phí, chênh lệch giá quá cao
giữa nông dân và người tiêu dùng.
Không có các trung tâm giống tốt để cung cấp giống đạt chất lượng
Chưa khai thác triệt để những cơ hội về thông tin thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi nông dân cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ bưởi. Mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới biến động thất thường
và kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo, nhất là biến động giá xăng dầu của thế
giới tăng ngất ngưỡng làm cho mọi chi phí đầu vào đều tăng. Qua khảo sát cho thấy
chí phí đầu vào cao chiếm 20%, các loại chi phí cho sản xuất như là giá phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật năm 2008 là rất cao lại thêm hiện tượng phân giả làm tăng
thêm chi phí của nông dân trồng bưởi. Bên cạnh đó, khó khăn cũng khá quan trọng
đối với nông dân là giá bán, giá bán biến động mạnh qua mỗi năm, năm được mùa
thì giá lại thấp, năm thất mùa thì giá cao. Kết quả khảo sát có 15% thiếu thị trường
đầu ra, nông dân sản xuất nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm, thiếu sự liên kết giữa người
sản xuất và người tiêu thụ chiếm 8% làm cho đầu ra không ổn định. Ngoài ra, khó
khăn về kỹ thuật tay nghề của nông dân, thiếu lao động, thiếu vốn…

GVHD: TS. Mai Văn Nam 27 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.4 KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI

Khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Thiếu đất canh tác 4
Thiếu lao động 9
Thiếu vốn 8
Kỹ thuật tay nghề thấp 13
Thiếu sự liên lạc giữa người sản xuất và người
tiêu thụ 8
Hệ thống giao thông kém 3
Thiếu người mua 5
Giá bưởi biến động 19
Chi phí đầu vào cao 30
Thiếu giống 1
Thiếu nước 0
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))

4.1.3 Tình hình sản xuất


Qua số liệu Bảng 4.5 tổng diện tích trồng bưởi toàn tỉnh năm 2007 tăng nhiều
so với năm 2006 và giảm nhẹ vào năm 2008. Riêng diện tích trồng bưởi của huyện
Châu Thành giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do nông dân thấy lợi nhuận
của cây bưởi Năm Roi thấp, tỷ lệ cây bưởi đang trong giai đoạn cho trái giảm ở
huyện nhiều, cây bưởi nhiều sâu bệnh nên nông dân chặt bỏ, thu hẹp diện tích trồng
bưởi chuyển sang trồng cam, quýt, chanh, sầu riêng,…Nhưng năng suất trên diện
tích cho sản phẩm và sản lượng thu hoạch tăng dần. Do đất đai phù hợp, nông dân
có nhiều kinh nghiệm trồng bưởi, cây bưởi được chăm sóc tốt,…

GVHD: TS. Mai Văn Nam 28 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.5 DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI HUYỆN
CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Đơn Huyện Huyện Huyện


vị Toàn Châu Toàn Châu Toàn Châu
Diện tích hiện có tính tỉnh Thành tỉnh Thành tỉnh Thành

ha 1.189 528 1.540 520 1.521 435


Trong đó: Diện tích
ha
trồng mới 39 3 74 0 80 0
Diện tích cho
ha
sản phẩm 788 340 1.121 335 1.221 340
Năng suất trên diện
tấn/ha
tích cho sản phẩm 114,68 116,03 110,99 116,9 109,75 116,88
Sản lượng thu hoạch tấn 9.037 3.945 12.442 3.916 13.400 3.974
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)

Hình 4.1 DIỆN TÍCH CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU
GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )
1800

1600

1400

1200
Diện tích (ha)

1000 Toàn tỉnh


800 Huyện Châu Thành

600

400

200

0
2006 2007 2008
Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 29 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Hình 4.2 NĂNG SUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU
GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008 )

118

116

114

Năng suất (tấn/ha) 112 Toàn tỉnh


Huyện Châu Thành
110

108

106
2006 2007 2008
Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Hậu Giang, 2009)

Hình 4.3 QUY TRÌNH TRỒNG BƯỞI

Thành lập Chăm sóc


vườn bưởi

Thu hoạch

Giống bưởi Trồng bưởi

(Nguồn: Khảo sát (2009))

Bưởi là loại cây dễ trồng bởi công chăm sóc nhẹ, dễ phòng bệnh (trừ bệnh mốc
hồng, rầy), không cần nhiều máy móc, qui trình lại đơn giản.
Trước tiên là thành lập vườn bưởi, bưởi là cây không ưa nước nên vườn trồng
bưởi phải cao, làm đất sạch cỏ tránh sâu bệnh sau này, đào hố, khoảng cách hố và bố
trí cây chắn gió giúp cho bưởi thụ phấn đạt hiệu quả.
Giống là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng sau này,
khi chọn giống, giống phải được kiểm tra chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 30 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Sau khi chọn giống, chiết cây, người trồng bưởi thường chọn thời điểm đầu
mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa.
Khâu chăm sóc gồm những bước: tưới nước, bón phân phun thuốc, xử lý ra
hoa, tỉa cành, tạo tán.
Hiện nay việc thu hoạch bưởi, cắt bưởi vẫn sử dụng phương pháp thủ công.
dùng kéo cắt cả cuống quả đó lau sạch cho vào giỏ hoặc cần xé vận chuyển đi.
4.1.3.1 Vốn sản xuất
Theo điều tra cho thấy có đến 59% nguồn vốn sản xuất là vốn của gia đình
nông dân. Chỉ có 41% là từ các nguồn khác như: Vay của nhà nước, mượn vốn của
cửa hàng vật tư nông nghiệp để mua phân, thuốc trừ sâu, giống,...Đây là một trở
ngại cho việc tăng gia sản xuất vì thường nông dân không có đủ vốn để sản xuất.
Nhưng trở ngại này không lớn, phần lớn nông dân chủ yếu có đủ vốn để sản xuất
bưởi, ít sử dụng vốn vay.
4.1.3.2 Lao động
Hầu như bà con nông dân trồng bưởi đều thuê mướn lao động phục vụ trong
quá trình sản xuất, chủ yếu là ở các khâu: Làm đất, lên líp, đắp mô và bồi bùn. Còn
các khâu khác như: Gieo giống, tưới nước, bón phân, xịt thuốc, chăm sóc,...thì đều
do lao động nhà làm. Số lao động này chiếm khoảng 87% trong tổng số nông hộ.
Thường số lao động được thuê mướn khoảng 2 – 8 người tuỳ thuộc vào diện tích
trồng.
4.1.3.3 Tình hình canh tác
Tình hình canh tác của các hộ nông dân vẫn còn manh mún, tự cung tự cấp,
thiếu sự liên kết giữa các nông hộ. Ở huyện có hợp tác xã nhưng các xã viên hiện
nay vẫn hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu sự liên kết, việc nắm bắt thông tin, công
tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho nông dân còn rất chậm và hoạt động không có
hiệu quả. Về phía nhà vườn thì vẫn còn canh tác theo kiểu tự phát, làm theo kinh
nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để cho ra trái ngon, trái sạch, đẹp như tạo tán, tỉa
cành, bao trái, hạn chế thuốc trừ sâu,...đến nay vẫn chưa được quan tâm.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 31 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
4.1.3.4 Tập quán canh tác
Tập quán canh tác nhỏ lẻ, giống cũ, chăm sóc theo truyền thống, xử lý sau thu
hoạch kém, các hộ nông dân và thương lái thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ,
từ đó dẫn đến thiếu độ đồng đều, kích cỡ, chất lượng không cao và giá cả không ổn
định.
4.1.3.5 Việc sử dụng đất
Việc sử dụng đất còn kém hiệu quả, chưa có quy trình cải tạo đất trước khi
gieo trồng. Đa phần người dân làm theo kinh nghiệm là tháo nước trong ao hồ ở
vườn sau đó bồi bùn ở ao lên rồi trồng bưởi. Chính vì việc cải tạo đất không tốt có
đến bệnh ở cây bưởi và làm giảm năng suất bưởi một cách đáng kể.
4.1.3.6 Giống
Theo điều tra cho thấy có đến 58,1% nông dân sử dụng giống nhà, việc chiết
cành do người dân tự làm. Chỉ có 25,8% giống của nông dân khác ở địa phương.
Nhưng hầu hết cây giống không được kiểm tra chất lượng cộng thêm việc chọn
giống theo cách trực quan có thể chọn phải những cành bưởi không khỏe, giống
bưởi không thuần, nhiều sâu bệnh. Và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
chất lượng bưởi.
Bảng 4.6 NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG BƯỞI

Nguồn cung cấp giống bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Cơ sở giống có uy tín 9,7
Giống của nông dân khác 25,8
Giống của nông dân ngoài tỉnh 3,2
Giống nhà 58,1
Khác 3,2
Tổng 100,0
(Nguồn: Khảo sát (2009))

Giá giống bưởi trung bình 5.000 đồng/nhánh, cao nhất là 8.000 đồng /nhánh,
thấp nhất là 4.000 đồng/nhánh. Giá cây giống vẫn còn cao so với giá cây giống trôi
nổi bên ngoài. Nhà nước nên tăng mức hỗ trợ cây giống và cũng nên hỗ trợ tiền vận
chuyển cây giống để từ đó kích thích nông dân sử dụng cây giống đạt chất lượng.
GVHD: TS. Mai Văn Nam 32 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Mặc dù, giống bưởi khi trồng không được kiểm tra chất lượng nhưng chất
lượng bưởi Năm Roi ở địa phương được nông dân đánh giá khá cao chiếm 50%, tỷ
lệ giống bưởi ít sâu bệnh, cho năng suất cao, có 30% nông hộ đánh giá rất cao chất
lượng giống bưởi, 18% chất lượng giống được đánh giá ở mức bình thường.
Bảng 4.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIỐNG BƯỞI NĂM ROI

Chất lượng giống bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân


Rất thấp 0
Thấp 0
Bình thường 18
Khá cao 50
Cao 2
Rất cao 30
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))

4.1.3.7 Phân bón và thuốc trừ sâu


Giai đoạn bưởi mới trồng thì mỗi năm bón trung bình 3 lần phân, 2 lần thuốc,
sau đó tăng số lần bón phân thuốc theo giai đoạn của bưởi, giai đoạn bưởi cho trái
nhiều bón trung bình 4 lần phân, 3 lần thuốc. Nhưng cách thức bón, liều lượng thuốc
sẽ do người nông dân tự quyết định và làm theo kinh nghiệm. Chính cách thức sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn, không theo bốn đúng (đúng thuốc, đúng
lúc, đúng cách, đúng liều) có thể gây dư lượng trên trái bưởi.
4.1.3.8 Thu hoạch
Khi bưởi đến mùa thu hoạch, thương lái đến mua và phần lớn khâu thu hoạch
do thương lái tự tổ chức. Thông thường bưởi được hái sau 2 -3 ngày là được chở đi
tiêu thụ do thương lái đợi thu gom với số lượng lớn. Hiện nay việc cắt bưởi vẫn sử
dụng phương pháp thủ công. Dùng kéo cắt cả cuống quả sau đó cho vào giỏ hoặc
cần xé vận chuyển đi. Ngoài ra, khả năng neo trái cũng là một đặc điểm khá quan
trọng của bưởi chiếm 50% vì khi giá bưởi hạ thì có thể neo quả trên cây từ 15 - 30
ngày để chờ giá lên.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 33 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.8 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA NÔNG DÂN ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐẦU RA CHO
BƯỞI KHI GIÁ BIẾN ĐỘNG

Phương pháp ổn định đầu ra cho bưởi Tỷ lệ % trả lời của nông dân
Không làm gì 18
Liên kết với thương lái 5
Giảm giá để bán được bưởi 18
Hợp tác với nông dân khác 7
Neo trái chờ giá tăng 50
Chuyển sang cây trồng khác 2
Tổng 100
(Nguồn: Khảo sát (2009))

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI CỦA NÔNG HỘ Ở
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của hai mô hình trồng bưởi Năm Roi theo
từng giai đoạn
Vụ thu hoạch bưởi đầu tiên bắt đầu vào năm thứ ba sau khi trồng và giai đoạn
cho trái hiệu quả kéo dài đến năm thứ 12. Chi phí cho ba năm trồng mới trong thời
kỳ kiến thiết cơ bản sẽ được tính toán và phân bổ cho các năm thu hoạch. Các chi
phí trong giai đoạn trồng mới năm thứ nhất bao gồm chi phí chuẩn bị đất, cây giống,
phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, điện, công cụ lao động và nhân công. Chi phí
trong hai năm tiếp theo thấp hơn năm thứ nhất vì không phải chịu hai loại chi phí
chuẩn bị đất và cây giống. Chi phí trung bình của bưởi trên 1ha cho giai đoạn 1 (3
năm) khoảng 2.700.000 đồng cây giống, khoảng 25.920.000 đồng chi phí cơ bản.
Chi phí này sẽ được phân bổ cho các năm cho trái hiệu quả, cụ thể, chi phí cây giống
được phân bổ 300.000 đồng/ha, chi phí cơ bản được phân bổ 2.880.000 đồng/ha.
*Giai đoạn bắt đầu cho trái
Giai đoạn này trung bình khoảng 2 năm trong tổng chu kỳ 12 năm của bưởi
Năm Roi. Chi phí có sự khác biệt giữa các nông hộ có diện tích dưới 1ha và nông hộ
có diện tích từ 1ha trở lên từ giai đoạn bắt đầu cho trái. Giai đoạn này cây bưởi đang
trong thời kỳ phát triển nên chi phí chủ yếu là các loại phân bón và công chăm sóc.
GVHD: TS. Mai Văn Nam 34 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Từ bảng số liệu bảng 4.9 và 4.10 qua khảo sát năm 2009, cho thấy tổng chi
phí hàng năm của nông có diện tích nhỏ hơn 1ha cao hơn các nông hộ có diện tích từ
1ha trở lên. Các nông hộ có diện tích nhỏ hơn 1ha, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng
37,5% và chi phí lao động chiếm 20,83%, trong khi đó các nông hộ có diện tích từ
1ha trở lên chi phí phân bón chiếm tỷ trọng 34,15% và chi phí lao động chiếm
19,51%. Nguyên nhân chủ yếu là những hộ có diện tích ít tổng vốn đầu tư của họ
phải bỏ ra ít hơn so với những hộ kia nên việc đầu tư của họ nhiều hơn. Bên cạnh
đó, việc sử dụng lao động của những hộ có diện tích ít không tối ưu bằng những hộ
có diện tích nhiều.
Bảng 4.9 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha
ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 2,50
Chi phí cơ bản 2.880.000 24,00
Phân bón 4.500.000 37,50
- Ure Kg 333,3 4.500 1.500.000
- NPK Kg 72,7 5.500 400.000
- DAP Kg 57,1 7.000 400.000
- 16.16.8 Kg 140,0 5.000 700.000
- Khác Kg 200,0 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 3.500,0 300 1.050.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,6 16.000 10.000 0,08
Thuốc trừ bệnh Chai 2,8 18.000 50.000 0,42
Thuốc dưỡng cây Chai 3,3 15.000 50.000 0,42
Lao động Ngày/người 50,0 50.000 2.500.000 20,83
Công cụ lao động 1.200.000 10,00
Lãi suất % 510.000 4,25
Tổng 12.000.000 100,00

Ghi chú: Chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ được phân bổ cho các năm thu hoạch
* Cây giống 2.700.000 đồng/ha /9 năm = 300.000 đồng/ha/năm
* Chi phí cơ bản 25.920.000 đồng/ha/ 9 năm = 2.880.000 đồng/ha /năm
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 35 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.10 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 2,93
Chi phí cơ bản 2.880.000 28,10
Phân bón 3.500.000 34,15
- Ure Kg 222,2 4.500 1.000.000
- NPK Kg 54,5 5.500 300.000
- DAP Kg 42,9 7.000 300.000
- 16.16.8 Kg 140,0 5.000 700.000
- Khác Kg 200,0 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 3.333,3 300 1.000.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,6 16.000 10.000 0,10
Thuốc trừ bệnh Chai 2,8 18.000 50.000 0,49
Thuốc dưỡng cây Chai 3,3 15.000 50.000 0,49
Lao động Ngày/người 40,0 50.000 2.000.000 19,51
Công cụ lao động 1.000.000 9,76
Lãi suất % 460.000 4,49
Tổng 10.250.000 100,00
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 36 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
*Giai đoạn cho trái nhiều
Giai đoạn này trung bình kéo dài khoảng 4 năm trong tổng chu kỳ của cây
bưởi. Đây là giai đoạn cây bưởi cho trái hiệu quả nhất nên cần nhiều chi phí nhất.
Theo kết quả khảo sát, tổng chi phí 15.500.000 đồng/ha, trong đó, chi phí phân bón
chiếm 37,42%, lao động 28,06% đối với những hộ có diện tích dưới 1ha. Tổng chi
phí đối với những hộ có diện tích trên 1ha là 15.000.000 đồng/ha,trong đó 36,66%
chi phí phân và 26,67% chi phí lao động. Không có sự khác biệt lớn đối với nông hộ
có diện tích trồng bưởi ít và nhiều. Giai đoạn này cần nhiều phân, nhất là phân lạnh
để cây phát triển mạnh, cho trái nhiều và ít sâu bệnh và một ít phân kali để tăng độ
ngọt cho trái.

Bảng 4.11 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 1,94
Chi phí cơ bản 2.880.000 18,58
Phân bón 5.800.000 37,42
- Ure Kg 500,0 5.000 2.500.000
- NPK Kg 72,7 5.500 400.000
- DAP Kg 05,3 7.500 400.000
- 16.16.8 Kg 127,3 5.500 700.000
- Khác Kg 200,0 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 3.200,0 500 1.600.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,00 18.000 0.000 0,00
Thuốc trừ bệnh Chai 0,25 20.000 50.000 0,32
Thuốc dưỡng cây Chai 20,0 20.000 400.000 2,58
Lao động Ngày/người 72,5 60.000 4.350.000 28,06
Công cụ lao động 1.200.000 7,74
Lãi suất % 520.000 3,35
Tổng 15.500.000 100,00
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 37 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.12 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI
VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 2,00
Chi phí cơ bản 2.880.000 19,20
Phân bón 5.500.000 36,67
- Ure Kg 460,0 5.000 2.300.000
- NPK Kg 90,9 5.500 500.000
- DAP Kg 66,7 7.500 500.000
- 16.16.8 Kg 145,5 5.500 800.000
- Khác Kg 200,0 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 2.400,0 500 1.200.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,00 18.000 0.000 0,00
Thuốc trừ bệnh Chai 2,5 20.000 50.000 0,33
Thuốc dưỡng cây Chai 15,0 20.000 300.000 2,00
Lao động Ngày/người 66,7 60.000 4.000.000 26,67
Công cụ lao động 1.500.000 10,00
Lãi suất % 470.000 3,13
Tổng 15.000.000 100,00
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 38 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
*Giai đoạn cho trái giảm
Giai đoạn này trung bình kéo dài khoảng 2,5 năm trong tổng chu kỳ của cây
bưởi. Chi phí giai đoạn cho trái giảm cao hơn chi phí giai đoạn bắt đầu cho trái và
thấp hơn giai đoạn cho trái nhiều. Lúc này, chi phí phân chủ yếu để dưỡng cây và
trái, chi phí lao động chiếm 23,03%, chi phí phân bón chiếm 39,47% trong tổng chi
phí sản xuất.

Bảng 4.13 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 1,97
Chi phí cơ bản 2.880.000 18,95
Phân bón 6.000.000 39,47
- Ure Kg 569,2 6.500 3.700.000
- NPK Kg 85,7 7.000 600.000
- DAP Kg 58,8 8.500 500.000
- 16.16.8 Kg 76,9 6.500 500.000
- Khác Kg 200,0 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 1.666,7 300 500.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,00 18.000 0,00
Thuốc trừ bệnh Chai 2,5 20.000 50.000 0,33
Thuốc dưỡng cây Chai 22,2 18.000 400.000 2,63
Lao động Ngày/người 58,3 60.000 3.500.000 23,03
Công cụ lao động 1.700.000 11,18
Lãi suất % 370.000 2,43
Tổng 15.200.000 100,00
(Nguồn: Khảo sát (2009)

GVHD: TS. Mai Văn Nam 39 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 4.14 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI VỚI
NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha

Đơn giá Thành tiền Cơ cấu


Loại chi phí Đvt Số lượng
(đồng/kg) (đồng/ha ) chi phí (%)
Cây giống 5.000 300.000 2,20
Chi phí cơ bản 2.880.000 21,33
Phân bón 5.300.000 39,26
- Ure Kg 530,0 6.500 3.500.000
- NPK Kg 71,4 7.000 500.000
- DAP Kg 58,8 8.500 500.000
- 16.16.8 Kg 76,9 6.500 500.000
- Khác Kg 538,5 1.000 200.000
- Hữu cơ Kg 1.000,0 300 300.000
Thuốc trừ cỏ Chai 0,00 18.000 0.000 0,00
Thuốc trừ bệnh Chai 2,5 20.000 50.000 0,37
Thuốc dưỡng cây Chai 15,0 18.000 300.000 2,22
Lao động Ngày/người 50,0 60.000 3.000.000 22,22
Công cụ lao động 1.500.000 11,11
Lãi suất % 170.000 1,26
Tổng 13.500.000 100,00
(Nguồn: Khảo sát (2009)

4.2.2 Phân tích Doanh thu – Chi phí - Lợi nhuận của hai mô hình trồng bưởi
Năm Roi theo từng giai đoạn
Huyện Châu Thành – Hậu Giang đa phần nông hộ trồng bưởi xen canh với
cam, quýt, diện tích trồng bưởi trung bình khoảng 6.500m2, diện tích trồng bưởi ít
dưới 1ha, với tổng doanh thu trung bình hàng năm 55.030.000 đồng/ha, lợi nhuận
trung bình hàng năm 40.800.000 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 286%, có
nghĩa là nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 286 đồng lợi nhuận.
Giai đoạn 2 (giai đoạn cho trái ít) có doanh thu, có lợi nhuận và chi phí ít hơn
giai đoạn 3, do giai đoạn này cây bưởi cho trái ít, chi phí trung bình nên lợi nhuận
trung bình.
Giai đoạn 3 (gian đoạn cho trái nhiều) có tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận
cao so với giai đoạn 2 và giai đoạn 4, đây là giai đoạn cây bưởi cho trái nhiều, cần
GVHD: TS. Mai Văn Nam 40 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
nhiều chi phí chăm sóc nên chi phí cao nhưng sản lượng nhiều nhất do đó lợi nhuận
cao nhất, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 314%.
Giai đoạn 4 có tổng doanh thu trung bình hàng năm 46.100.000 đồng/1ha, lợi
nhuận trung bình hàng năm 30.900.000 đồng/1ha thấp hơn giai đoạn 2 và giai đoạn
3, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 203%, có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra thu được
203 đồng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
Bảng 4.15 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO
TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha

Lợi nhuận/Tổng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận chi phí
Giai đoạn
(đồng/ha) (đồng/ha) (đồng/ha) (%)
Giai đoạn 2 54.800.000 12.000.000 42.800.000 357
Giai đoạn 3 64.200.000 15.500.000 48.700.000 314
Giai đoạn 4 46.100.000 15.200.000 30.900.000 203
Trung bình 55.030.000 14.230.000 40.800.000 286
(Nguồn: Khảo sát (2009))

Bảng 4.16 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO
TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI >=1 ha

Lợi nhuận/Tổng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận chi phí
Giai đoạn
(đồng/ha) (đồng/ha) (đồng/ha)
(%)
Giai đoạn 2 50.840.000 10.250.000 40.230.000 392
Giai đoạn 3 59.500.000 15.000.000 44.500.000 297
Giai đoạn 4 45.940.000 13.500.000 32.440.000 240
Trung bình 51.970.000 12.920.000 39.050.000 302
(Nguồn: Khảo sát (2009))
Tổng doanh thu, lợi nhuận của những hộ có diện tích dưới 1ha và những hộ có
diện tích trên 1ha không có sự chênh lệch đáng kể qua từng giai đoạn, nhưng chi phí
trung bình của những hộ có diện tích trồng bưởi trên 1ha lại thấp hơn và tỷ suất lợi
nhuận lại cao hơn. Điều đó nói lên rằng, hiệu quả sử dụng đồng vốn của những hộ
có diện tích trồng bưởi trên 1ha cao hơn nên mô hình trồng bưởi diện tích trên 1ha
có hiệu quả hơn.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 41 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI
PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
5.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH TIÊU THỤ
5.1.1 Tình hình chung về tiêu thụ nông sản
Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả trong thời gian đã có nhiều chuyển biến
đáng kể: tổng diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng mỗi năm, chủng loại
đa dạng và phong phú hơn, có nhiều loại cây ăn quả tham gia xuất khẩu, trong đó có
nhiều cây ăn quả đặc sản, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản
xuất, một số mô hình sản xuất được công nhận EurepGAP và có khả năng nhân rộng
trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả cũng còn không ít tồn tại:
diện tích sản xuất từng loại cây ăn quả còn nhỏ lẻ, không tập trung, chất lượng quả
không đồng đều, quản lý giống chưa chặt chẽ, thất thoát sau thu hoạch còn cao, công
nghệ bảo quản còn hạn chế, thiết bị chế biến chưa tiên tiến, tiêu thụ nội địa là chính,
lại bị canh tranh bởi trái cây nhập khẩu, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa
chuyên nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ còn nhiều hạn chế, xúc tiến thương mại
còn chậm và thiếu đa dạng, xuất khẩu tăng nhưng chưa bền vững,...Mặt khác, sau
khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành cây ăn quả có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng
cũng gặp không ít khó khăn: áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm cây ăn quả càng
gay gắt hơn do hàng trái cây ngoại nhập tràn vào nước ta với nhiều chủng loại chất
lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, bảo quản tốt đã làm cho trái cây trong nước bị cạnh
tranh ngay tại sân nhà.
Vì vậy, để cây ăn quả có thể phát triển bền vững, hội nhập được với thị trường
khu vực và thế giới, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Trung ương và địa phương, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và sự nỗ lực vươn
lên của bà con nông dân.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 42 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
5.1.2 Hoạt động tiêu thụ
Trong năm 2008, 100% bưởi Phú Hữu được tiêu thụ nội địa, chủ yếu được các
thương lái bán cho các vựa ở Quận 4 – Tp.HCM và vựa ở Cái Răng – Cần Thơ, sau
đó các vựa này bán cho các siêu thị ở Cần Thơ và Tp.HCM (siêu thị METRO), các
doanh nghiệp và các đại lý ở các tỉnh ĐBSCL. Sản lượng bưởi đặc sản hiện nay của
tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa, giá cả biến động,
chất lượng không đồng đều, thiếu đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, cần có sự liên
kết của các thành viên trong kênh marketing bưởi từ người sản xuất đến người tiêu
thụ.
5.1.2.1 Hình thức bán
Nông dân ở địa phương vẫn bán bưởi theo cách truyền thống. Bán mão, bán
thiên (đếm trái trả tiền), chiếm 65,4% sản lượng. Trước mùa thu hoạch bưởi, nông
dân thỏa thuận bán mão toàn bộ sản phẩm trong vườn cho thương lái. Vào những
dịp thị trường đang hút hàng, hình thức bán này được thương lái đặc biệt ưa chuộng.
Nông dân bán theo kg hay bán chục (14 trái). Cách này chiếm khoảng 34,6%
sản lượng. Gần đây, hình thức này khá phổ biến, đặc biệt khi bưởi được thu hoạch
vào mùa nghịch hoặc mùa Tết. Với cách thức buôn bán này người nông dân trồng
bưởi có thể bán theo giá cạnh tranh trên thị trường nhưng họ gặp khó khăn trong
việc tiêu thụ những sản phẩm chất lượng thấp còn tồn đọng lại.
5.1.2.2 Hình thức thanh toán
Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái tương đối tốt. Điều
này cũng dễ hiểu bởi như đã nói ở trên sản lượng cung ứng bưởi luôn nhỏ hơn nhu
cầu của thị trường, vì vậy thương lái phải mua bán trong một môi trường cạnh tranh
cao. Hầu hết thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua. Thương lái ở địa
phương khá uy tín, họ tự thu hoạch và tự vận chuyển.
Ở hai hình thức bán mão, bán theo kg hay theo chục thương lái thường ứng
tiền trước cho nông dân chiếm 66,7%, trả trước toàn bộ chiếm 26,7%, còn 6,7% trả
tiền sau.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 43 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN

Tỷ lệ (%) trả lời đối với các tác nhân


Hình thức thanh toán trong kênh
Nông dân Thương lái Vựa
Trả bằng tiền mặt 26,7 39,1 66,7
Ứng tiền trước 66,7 52,2 33,3
Trả sau một thời gian 6,7 8,7 0,0
(Nguồn: Khảo sát (2009))

5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi Năm Roi
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi thì trong đó có các yếu tố
khách quan và chủ quan như kích cỡ bưởi, chất lượng bưởi, màu sắc, thị trường tiêu
thụ, mùa vụ, các loại trái cây khác,…
5.1.3.1 Chất lượng
Mỗi người tiêu dùng có quan điểm về chất lượng các loại trái cây khác nhau,
người thì thích mùi vị của bưởi, người thì thích độ ngọt hay hình dáng và kích cỡ,...
Yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đến việc tiêu thụ bất kỳ một loại trái cây
nói chung và đối với bưởi nói riêng. Qua khảo sát các tác nhân trong kênh tiêu thụ
bưởi thì đa phần cho rằng chất lượng của bưởi được quyết định bởi kích cỡ của trái
bưởi chiếm 39,1%, kế đến là hình dáng bên ngoài của trái bưởi chiếm 34,8%, sau đó
mới đến độ ngon ngọt và bưởi không có hạt.
Bảng 5.2 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI

Tiêu chuẩn chất lượng Tỷ lệ % trả lời của tác nhân trong kênh
Kích cỡ 39,1
Hình dáng (da đẹp, da sáng) 34,8
Chất lượng tốt, ngon ngọt 17,4
Không hạt 8,7
(Nguồn: Khảo sát (2009))

GVHD: TS. Mai Văn Nam 44 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
5.1.3.2 Sản lượng
Sản lượng bưởi cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu thụ bưởi.
Trong năm, những tháng nghịch mùa giá bưởi tương đối cao nhưng việc tiêu thụ
bưởi lại khá dễ dàng, cho dù bưởi chất lượng không được tốt, kích cỡ nhỏ, hình dạng
không được đẹp. Ngược lại, vào vụ chính của bưởi, trái bưởi to đẹp và chất lượng
tốt nhưng giá bưởi lại thấp việc tiêu thụ lại gặp khá nhiều khó khăn.
5.1.3.3 Giá và mùa vụ
Ngày nay, với kỹ thuật canh tác mới, nông dân trồng bưởi có thể kiểm soát
được thời gian cho trái của bưởi để có thu nhập cao hơn. Bưởi chính vụ là khoảng
tháng 7 - 9, bưởi nghịch mùa cho trái khoảng tháng 2 - 4 và dịp Tết. Bưởi nghịch
mùa chất lượng không đạt được như chính vụ và năng suất thấp hơn, nhưng vì giá
bán vào thời điểm này cao hơn nên nông dân có thu nhập cao hơn. Tuy quả bưởi trái
mùa không đẹp, năng suất không cao nhưng đổi lại giá bán rất hấp dẫn được các
thương lái vào tận vườn tìm mua. Theo các hộ nông dân trồng bưởi nhiều năm ở
huyện cho biết nếu biết cách xử lý cho bưởi ra quả trái mùa thì trong suốt 1 năm,
mỗi ha bưởi có thể thu hoạch được hai vụ: đúng mùa vụ và trái mùa với năng suất cả
hai vụ trên dưới 20 tấn quả, thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đây đang là mô hình
sản xuất lý tưởng mà nhiều nông dân ở hợp tác xã trồng bưởi Năm Roi Phú Thành
thuộc ấp Phú Lễ A đang áp dụng mang lại hiệu quả. Đây cũng là mô hình trồng cây
ăn quả chuyên canh có thu nhập rất cao được ngành nông nghiệp Hậu Giang giới
thiệu và nhân rộng ra các địa phương khác thực hiện.
Hiện nay, giá một chục bưởi (14 trái) trái mùa tại vườn, người dân bán được
120.000 đồng, cao hơn gấp đôi quả bán đúng mùa. Tại xã Phú Hữu và Phú Hữu A
của huyện Châu Thành hiện có hàng chục hộ dân đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
để xử lý cho bưởi ra "trái mùa; nghịch vụ". Hiện tại bưởi trái mùa đang cho thu
họach với năng suất 4 đến 5 tấn trái/ ha.
Giá bán mão, thiên trung bình tại vườn khoảng 5,5 triệu/thiên
Giá bán theo kg: Loại 1: 1,2kg - 2kg khoảng 5.500đ - 7.000đ trên 40% tổng
sản lượng; Loại 2: 800g - <1,2kg 3.000đ – 4.000đ 50% tổng sản lượng; Loại 3:
<800g, loại trái nhỏ vỏ xấu, bị trầy <2.500đ khoảng 10% tổng sản lượng.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 45 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Khi bán cho thương lái, người dân không tham gia vào việc thu họach, vận
chuyển. Việc định giá chủ yếu dựa vào giá thị trường và giá thoả thuận giữa nhà
vườn và thương lái chiếm 59,3%. Hầu hết nông dân vẫn không tính ngày công lao
động của mình vào chi phí. Điều này làm cho giá trị thực của trái bưởi không được
xác định.
Bảng 5.3 TÁC NHÂN QUYẾT ĐỊNH GIÁ

Tỷ lệ (%) trả lời đối với các tác


Nhân tố quyết định giá nhân trong kênh
Nông dân Thương lái Vựa
Người mua (nông dân trồng bưởi) 25,9 25,9 33,3
Người bán (thương lái thu gom) 14,8 14,8 25,0
Thỏa thuận giữa người mua và người bán 59,3 59,3 41,7
(Nguồn: Khảo sát (2009))
Có nhiều yếu tố tác động đến giá bán bưởi như mùa vụ, trọng lượng, chất
lượng, phương thức thanh toán… Qua khảo sát, có đến 25% giá bưởi phụ thuộc vào
mùa vụ, đặc biệt vào mùa nghịch hoặc mùa Tết, thị trường đang hút hàng, giá bưởi
rất cao. Kế đến, yếu tố giống tốt, năng suất cao chiếm 19%, 15% giá bán phụ thuộc
vào phương thức thanh toán và khoảng cách vận chuyển. Giá bán phụ thuộc vào giá
thị trường của nhiều loại trái cây khác chiếm 13%, điều này nói lên rằng, tính cạnh
tranh của bưởi Năm Roi ở mức tương đối thấp.
Bảng 5.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán Tỷ lệ % trả lời của tác nhân trong kênh
Giống tốt, năng suất cao (thương hiệu) 19
Trong lượng 12
Mùa vụ 25
Phương thức thanh toán 15
Khoảng cách vận chuyên dài, ngắn 15
Giá bán hiện tại 13
Khác 1
(Nguồn: Khảo sát (2009))

GVHD: TS. Mai Văn Nam 46 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
5.2 PHÂN TÍCH KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH
HẬU GIANG
5.2.1 Những tác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi
Những tác nhân trong kênh marketing bưởi Năm Roi bao gồm nông dân,
thương lái, vựa, người bán sỉ, người bán lẻ, doanh nghiệp và người tiêu dùng như
được trình bày trong hình 5.1.
Chuỗi giá trị bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang gồm 2 kênh, kênh quan
trọng là kênh: Nông dân -> Thương lái -> Vựa, bán sỉ -> Bán lẻ -> Người tiêu dùng.
Đây là kênh chính, chiếm 99% lượng bưởi tiêu thụ tại Phú Hữu. Kênh còn lại là
kênh: Nông dân -> Bán lẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.
Nông dân trồng bưởi chủ yếu bán cho thương lái đại phương chiếm 66,13%,
32,9% lượng bưởi nông dân bán cho thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài).
Sau đó, các thương lái này bán lại cho vựa và người bán sỉ chiếm 49% trong tổng
lượng bưởi thu gom; có 20% lượng bưởi bán cho người bán lẻ; 18% bán cho thương
lái lớn; 8% bán cho doanh nghiệp và 5% bán cho người tiêu dùng.
Đa phần vựa và người bán sỉ tập trung ở Tp.HCM, Cần Thơ và các tỉnh thành
lớn trong cả nước. Cơ sở kinh doanh của họ thường đặt tại chợ đầu mối. Vựa và
người bán sỉ hầu hết mua bưởi từ các thương lái địa phương và thương lái đường dài
sau đó, chủ yếu họ bán lại cho người mua lẻ chiếm 58% tổng lượng bưởi; 33%
lượng bưởi bán cho thương lái lớn, thương lái lớn là những thương lái gần nơi tiêu
thụ hoặc thuận tiện giao thông; 9% bán cho người tiêu dùng.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 47 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Hình 5.1 KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG

18%

Thương lái lớn 8%


33%

66,13% Thương lái nhỏ Vựa


23%
Nông dân

Thương lái ngoài 26% Bán sỉ Doanh nghiệp


32,9% tỉnh

100%

58% 20% 5% 9%

Bán lẻ Người tiêu dùng


100%

0,97%

(Nguồn: Khảo sát (2009))

5.2.1.1 Nông dân trồng bưởi Năm Roi


Qua khảo sát ở địa bàn huyện Châu Thành – Hậu Giang năm 2008 cho thấy
người nông dân ở đây chủ yếu là trồng bưởi Năm Roi xen canh với cam quýt và có
một phần là trồng chuyên canh bưởi Năm Roi. Bưởi Năm Roi ở Phú Hữu – Châu
Thành – Hậu Giang có đời sống trung bình khoảng 12 năm, năm bắt đầu cho trái là
khoảng năm thứ 3 và giai đoạn cho trái nhiều là từ năm thứ 5 đến năm 9,5 (giai đoạn
3 của cây bưởi). Bưởi cho trái nhiều vào quý 3 của năm và năng suất trung bình
trong năm khoảng là 116,88 tấn/ha và giá bán trung bình khoảng 3.064 đồng/kg.
Những ai đã từng đi đến Hậu Giang thì có lẽ ai cũng biết đến bưởi Năm Roi ở
Phú Hữu, nhờ đó mà việc tiêu thụ của nông hộ trồng bưởi ở đây không gặp mấy khó
khăn về tiêu thụ trong những năm gần đây. Năm 2008 bưởi của các nông hộ ở Phú
Hữu chủ yếu được các thương lái địa phương đến mua chiếm 66,13% tổng sản

GVHD: TS. Mai Văn Nam 48 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
lượng, kế đó là các thương lái ở những tỉnh khác chiếm 32,9% tổng sản lượng và
một phần còn là 0,97% sản lượng bưởi được bán cho người mua lẻ.
5.2.1.2 Thương lái
Thương lái trong hệ thống tiêu thụ bưởi Năm Roi là cầu nối giữa nông dân
trồng bưởi và các trung gian khác trong hệ thống marketing bưởi. Thương lái là một
mắc xích rất quan trọng trong kênh phân phối bưởi của huyện, thương lái bao gồm
thương lái địa phương và thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài). Thương lái
thu gom bưởi tại nhiều nhà vườn để có số lượng lớn hơn và chuyển đi tiêu thụ. Họ
thường là những người ở trong huyện buôn bán nhiều năm với nghề bưởi nên họ am
hiểu rất kỹ về bưởi như mùa vụ, chất lượng,…Họ thu gom bưởi từ các nhà vườn và
giao sỉ cho các người bán sỉ. Những thương lái đa phần là vốn ít và phương tiện thô
sơ. Họ thu gom bưởi trực tiếp tại nhiều nhà vườn và chuyển đến các thương lái lớn
hoặc người buôn sỉ. Thương lái lớn thường là những người cư ngụ gần nơi tiêu thụ
hoặc thuận tiện giao thông.
Tại Châu Thành – Hậu Giang cả thương lái nhỏ và thương lái đường dài tập
hợp thành một mạng lưới mua bán rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Trong những năm
gần đây đội quân thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh ngày một gay gắt nên ai
cũng sắm ghe vào tận các vườn cây ăn trái để mua hàng.
Thương lái đường dài không chỉ thu gom sản phẩm bưởi của Hậu Giang mà
còn thu mua ở các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cần Thơ và bán cho người bán lẻ,
bán ra chợ hoặc đi các tỉnh xa.
Thương lái thường thu mua bưởi quanh năm. Thông thường trong một chuyến
buôn bưởi, thương lái phải đầu tư một số vốn khá lớn, trung bình khoảng từ 12 – 15
triệu/1 chuyến đối với thương lái vừa và nhỏ), 20 – 30 triệu/1 chuyến đối với thương
lái lớn. Một tháng, thương lái thường đi buôn từ 2 – 3 chuyến với sản lượng từ 30 –
50 tấn/1 tháng.
Do hình thức thu mua từ nông dân theo đơn vị vườn (mua mão) là chính nên
thương lái là người đảm trách hết các khâu sau thu hoạch. Đa số thương lái ít quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh nên trình độ ứng dụng công nghệ
sau thu hoạch còn thủ công.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 49 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
*Hao hụt
Thương lái thường là đối tượng chịu hao hụt lớn nhất trong toàn chuỗi giá trị
của bưởi Phú Hữu – Hậu Giang, bao gồm:
- Hao hụt do thời gian kéo dài để thu gom đủ số lượng và hậu quả là số bưởi
tồn trữ bị hụt kg hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, các hao hụt này thường không đáng kể,
chỉ khoảng 0,5 -1% tuỳ vào thời gian để lâu hay mau (khảo sát năm 2009).
- Hao hụt do vận chuyển, bốc vác: Hao hụt này khá cao khoảng 5% (khảo sát
năm 2009).
Ngoài các hao hụt trên đây, đôi khi thương lái cũng phải chịu thêm mất mát do
một số khách hàng không chịu thanh toán theo thỏa thuận. Do không có hợp đồng
pháp lý rõ ràng nên thương lái không thể đòi tiền được, đây cũng là một điểm cần có
hướng khắc phục, bảo vệ quyền lợi cho thương lái.
5.2.1.3 Vựa
Nguồn sản phẩm bưởi của vựa có thể từ thương lái, nông hộ với số lượng lớn,
sau đó về họ phân loại bưởi và tiêu thụ. Vựa là những người cung cấp thông tin thị
trường cho nông hộ trồng bưởi cũng như thương lái ở địa phương. Vựa có kho bảo
quản, dự trữ bưởi và phương tiện chủ yếu để vận chuyển sản phẩm bưởi sau đó đem
bán lại kiếm lời. Những người này họ tiêu thụ bưởi nhờ vào kinh nghiệm và mối
quan hệ tốt với những bán lẻ. Đồng thời họ am hiểu và nắm bắt về sản phẩm bưởi
tốt như giá bán, chất lượng, loại bưởi,…
Qua khảo sát năm 2009 cho thấy giá bán bưởi Năm Roi ở chợ đầu mối Cái –
Răng – Cần Thơ trong năm biến động qua các quý trong năm. Vào vụ giá bưởi
khoảng 4.083 đồng/kg (quý 3) thời gian này bưởi cho sản lượng cao do đó giá giảm,
từ tháng 10 cho đến tháng 12 bưởi nghịch mùa cộng với dịp Tết nên giá bưởi cao
nhất trong năm khoảng 6.969 đồng/kg và giá giảm dần từng quý .

GVHD: TS. Mai Văn Nam 50 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Hình 5.2 BIẾN ĐỘNG GIÁ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG
THEO QUÝ

Giá (đồng/kg)
Giá
8000

7000 6969

6000
5685
5222
5000

4000 4083

3000

2000

1000

0
I II III IV Quý

(Nguồn: Khảo sát (2009))

5.2.1.4 Doanh nghiệp


Theo kết quả khảo sát, doanh nghiệp mua bưởi Năm Roi ở Phú Hữu Hậu
Giang chiếm tỷ lệ thấp khoảng 8%, doanh nghiệp mua chủ yếu từ thương lái địa
phương và thương lái đường dài. Thương lái phải chịu chi phí cho việc bốc vác, vận
chuyển đến doanh nghiệp. Giá mua của doanh nghiệp trung bình khoảng 4.830
đồng/kg.
5.2.1.5 Người bán sỉ
Người bán sỉ thu gom bưởi từ những thương lái để có lượng lớn và phân loại
theo kích cỡ để đưa đi tiêu thụ, chủ yếu là được chuyển đi đến các tỉnh khác.
Đa số người bán sỉ bưởi tập trung tại Tp.HCM và các tỉnh thành lớn trong
nước. Cơ sở kinh doanh của người bán sỉ lớn được đặt tại các chợ đầu mối, trong khi
người bán sỉ nhỏ hơn kinh doanh tại các chợ lẻ. Người bán sỉ không chỉ kinh doanh
bưởi đơn thuần, mà còn kinh doanh nhiều loại trái cây khác như cam sành, thơm,

GVHD: TS. Mai Văn Nam 51 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
dưa hấu…cùng lúc. Một số người bán sỉ lớn tự tìm đến địa phương để mua sản
phẩm, chủ yếu là mua lại từ thương lái.
5.2.1.6 Người bán lẻ
Người bán lẻ là những người với đồng vốn ít và phương tiện đơn giản. Người
bán lẻ tại Hậu Giang thường chủ động tìm đến vựa, thương lái để thu mua sản phẩm.
Đôi khi họ cũng mua lại từ nông dân, rồi đem bán cho người tiêu dùng để kiếm lời.
Người bán lẻ tỉnh khác thường mua lại từ người bán sỉ ở chợ đầu mối hoặc người
bán sỉ nhỏ hơn trực tiếp phân phối sản phẩm đến tận các sạp lẻ. Quy mô bán lẻ tại
các tỉnh, thành phố rất đa dạng. Người bán lẻ có thể là những người đẩy xe đẩy bán
trên đường, họ cũng có thể là những chủ sạp lớn, với vốn kinh doanh có khi tới hàng
chục triệu...
5.2.1.7 Các tác nhân khác
Ngoài những tác nhân trên còn có một số tác nhân cũng khá quan trọng trong
việc tiêu thụ bưởi, đó là những người cho thuê kho dự trữ, thuê xe, những người vận
chuyển sản phẩm, các ngân hàng cung cấp tín dụng, cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra
chất lượng,…
Tóm lại, kênh tiêu thụ chính của bưởi, thực chất bưởi được mua bán, vận
chuyển và phân phối một cách tự phát qua nhiều trung gian làm cho chi phí tăng cao
việc vận chuyển cũng tùy tiện cẩu thả làm tăng hao hụt vận chuyển, trái bưởi đến tay
người tiêu dùng vừa cao giá vừa giảm phẩm chất. Hệ thống phân phối sản phẩm
nông nghiệp nói chung được điều phối theo ngành dọc kết hợp nhuần nhuyễn từ
khâu sản xuất đến thu mua, chế biến từ những năm 1980. Trong khi đó Việt Nam
hiện nay, hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu hệ thống, thiếu kiến thức cơ
bản về kinh doanh hiện tại.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 52 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
5.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM
ROI PHÚ HỮU – HẬU GIANG
5.3.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên
5.3.1.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Thương lái
Bảng 5.5 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với thương lái là 140 đồng/kg, trong
đó chi phí xăng 68 đồng/kg, chiếm 49%, thuê xe vận chuyển 42 đồng/kg, chiếm
30% do giao thông không thuận lợi, thương lái vận chuyển chủ yếu bằng ghe, thiếu
phương tiện phải thuê xe chở đến nơi tiêu thụ. Lợi nhuận biên mà thương lái kiếm
được 1.626 (đồng/kg), chiếm 50,75% trên tổng chi phí, nghĩa là thương lái bỏ ra một
đồng chi phí marketing thu được khoảng 50,75 đồng/kg lợi nhuận.

Bảng 5.5 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA THƯƠNG LÁI

Chi phí marketing Cơ cấu chi phí


Giá và chi phí
(đồng/kg) (%)
1. Giá mua trung bình 3.064
2. Tổng chi phí marketing 140 100,00
- Chi phí nhân công 18 13,00
- Chi phí xăng 68 49,00
- Chi phí bao may miệng 1 0,00
- Chi phí cần xé 1 0,00
- Chi phí thuê xe, ghe 42 30,00
- Chi phí khác 11 8,00
3. Giá bán bình quân 4.830

Ghi chú: * Chi phí nhân công bao gồm chi phí cho thuê mướn lao động và lao động gia đình, chi
phí này được tính dựa vào giá thuê lao động một ngày/người và số ngày thuê mướn bình
quân và số ngày lao động gia đình trong tháng.
* Chi phí khác bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định và lãi vay ngân hàng, các khoảng
hao hụt về số lượng và chất lượng bưởi.

(Nguồn: Khảo sát (2009))

GVHD: TS. Mai Văn Nam 53 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
5.3.1.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Vựa
Bảng 5.6 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với vựa là 226 đồng/kg, trong đó
chi phí nhân công 113 đồng/kg, chiếm 50%, do giá lao động thành thị cao hơn nông
thôn và chủ yếu lao động thuê mướn; chi phí thuê xe vận chuyển 40 đồng/kg, chiếm
18% do giao thông thuận lợi, ít tốn chi phí vận chuyển, chủ yếu bán tại vựa và người
mua họ tự vận chuyển. Lợi nhuận biên mà vựa kiếm được 1.434 đồng/kg, chiếm
28,36% trên tổng chi phí, nghĩa là vựa bỏ ra một đồng chi phí marketing thu được
khoảng 28,36 đồng/kg lợi nhuận. Tuy đơn vị lợi nhuận của vựa thấp hơn so với
thương lái nhưng vựa thường bán với số lượng lớn nên tổng lợi nhuận cao hơn.

Bảng 5.6 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA VỰA

Chi phí marketing Cơ cấu chi phí


Giá và chi phí
(đồng/kg) (%)
1. Giá mua trung bình 4.830
2. Tổng chi phí marketing 227 100,00
- Chi phí nhân công 113 50,00
- Chi phí xăng 9 4,00
- Chi phí bao may miệng 3 1,00
- Chi phí cần xé 28 12,00
- Chi phí thuê xe, ghe 40 18,00
- Chi phí khác 34 15,00
3. Giá bán bình quân 6.490
(Nguồn: Khảo sát (2009))

5.3.1.3 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Doanh nghiệp
Bảng 5.7 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với doanh nghiệp là 1.300 đồng/kg,
trong đó chi phí đóng container, vận chuyển là 890 đồng/kg, chiếm 68,5%, doanh
nghiệp tự vận chuyển. Lợi nhuận biên mà doanh nghiệp kiếm được 1.370 đồng/kg,
chiếm 22,3% trên tổng chi phí, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng một đồng chi phí
marketing thu được khoảng 22,3 đồng/kg lợi nhuận biên. Lợi nhuận của doanh
nghiệp thấp hơn so với thương lái và vựa, nhưng doanh nghiệp kinh doanh đa mặt
hàng và với số lượng lớn nên tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp có được là khá
lớn.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 54 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.7 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

Chi phí marketing Cơ cấu chi phí


Giá và chi phí
(đồng/kg) (%)
1. Giá mua trung bình 4.830
2. Tổng chi phí marketing 1.300 100,00
- Chi phí dán tem 20 1,50
- Chi phí đóng container, vận
chuyển 890 68,50
- Chi phí hao hụt 20 1,50
- Chi phí tiếp thị 100 7,80
- Chi phí khác 270 20,70
3. Giá bán bình quân 7.500
(Nguồn: Khảo sát (2009))

*Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên


Số liệu về lợi nhuận biên, lợi nhuận biên/tổng chi phí của các tác nhân trong
kênh marketing bưởi cho thấy những người vựa và doanh nghiệp đứng ở mức thấp
nhất và lợi nhuận biên của thương lái thu gom là cao nhất .
Đối với thương lái, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 50,57%, trung bình
họ buôn bán bưởi khoảng 3 chuyến/tháng, mỗi chuyến khoảng 10 - 15 tấn và vòng
quay vốn nhanh. Qua khảo sát, thương lái có lợi nhuận biên là khoảng 1.626
đồng/kg . Vì vậy, đây là tác nhân thu được nhiều lợi nhuận nhất.
Đối với vựa, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 28,36% trên tổng chi phí,
nghĩa là vựa bỏ ra một đồng chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 28,36 đồng/kg.
Tuy đơn vị lợi nhuận của vựa thấp, nhưng vựa thường bán với số lượng lớn nên tổng
lợi nhuận cao, vòng quay vốn chậm và đây có thể là tác nhân có mức tổng thu nhập
cao.
Đối với nông dân trồng bưởi, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 14,75% trên
tổng chi phí, nghĩa là nông dân bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thu được lợi nhuận
khoảng 14,75 đồng/kg. Do đa phần nông dân không đóng thuế nông nghiệp và chỉ
thuê mướn lao động ở khâu bồi bùn, làm đất, các khâu còn lại như tưới nước, bón
phân phun thuốc, chăm sóc,…chủ yếu tận dụng lao động nhà, giá lao động thuê lại
thấp. Đây có thể là tác nhân có mức tổng thu nhập khá cao.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 55 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Đối với doanh nghiệp, chi phí marketing là lớn nhất trong các tác nhân, vì các
doanh nghiệp là loại hình kinh doanh có tổ chức hoàn chỉnh họ rất coi trọng uy tín
nên sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn như chất lượng, mẫu
mã, vệ sinh an toàn thực phẩm,…Lợi nhuận biên/tổng chi phí của doanh nghiệp là
22,3%, nghĩa là trong năm doanh nghiệp sử dụng 1 đồng chi phí thì tạo ra được 22,3
đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp thường có vốn rất cao nên với tỷ suất này thì doanh
nghiệp kiếm được lợi nhuận cũng rất cao từ kinh doanh sản phẩm này.
Bảng 5.9 nói lên rằng, khuyến khích các tác nhân tham gia vào kênh marketing
bưởi, bởi vì tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân trong kênh khá cao, cao hơn lãi
suất ngân hàng (Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Tham gia vào
kênh marketing bưởi các tác nhân có lợi nhuận hơn trong cùng đồng vốn bỏ ra so
với gởi tiền vào ngân hàng. Đối với nông dân, thương lái, vựa tính cả chi phí lao
động nhà, lấy công làm lời thì việc tham gia kênh marketing bưởi vẫn có lợi hơn
đem tiền gởi vào ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận biên/tháng là
1,86% vẫn có lợi hơn trong cùng đồng vốn nếu so với việc gởi tiền vào ngân hàng.
Bảng 5.8 CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN BIÊN CỦA CÁC TÁC NHÂN
TRONG KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI
Giá mua/ Marketing Chi phí Lợi nhuận
Giá bán Tổng chi phí
Tác nhân sản xuất biên tế marketing biên
(2) (6) = (1)+(4)
trong kênh (1) (3) = (2)-(1) (4) (5) = (3)-(4)
đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg
Nông dân 2.670 3.064 394 0 2.670 394
Thương lái 3.064 4.830 1.766 140 3.204 1.626
Vựa 4.830 6.490 1.660 226 5.056 1.434
Doanh nghiệp 4.830 7.500 2.670 1.300 6.130 1.370
(Nguồn: Khảo sát (2009))

GVHD: TS. Mai Văn Nam 56 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.9 SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH
MARKETING BƯỞI NĂM ROI VỚI LÃI SUẤT NGÂN HÀNG
Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận Lãi suất
Tổng chi
Tác nhân biên biên/ tổng biên/ tổng chi ngân hàng
phí (%/tháng)
trong kênh chi phí phí/tháng
đồng/kg đồng/kg % % %
Nông dân 394 2.670 14,75 1,23 1
Thương lái 1.626 3.204 50,75 4,23 1
Vựa 1.434 5.056 28,36 2,36 1
Doanh nghiệp 1.370 6.130 22,3 1,86 1
(Nguồn: Khảo sát (2009))

Hình 5.3 GIÁ TRỊ TẠO RA ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH
MARKETING BƯỞI NĂM ROI
1300 1370
Doanh nghiệp

226 1434
Vựa
Tác nhân

Chi phí marketing


140 1626
Lợi nhuận biên
Thương lái

394
Nông dân

0 500 1000 1500 2000 2500 3000


Đồng/kg

(Nguồn: Khảo sát (2009))

5.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp


Dựa trên điều kiện sinh thái ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác
định để phát triển bưởi Năm Roi đem lại giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ
đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật,...), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ
chế và mua lại sản phẩm; bán vật tư nông nghiệp và mua lại sản phẩm trái cây; trực
tiếp tiêu thụ trái cây hàng hóa.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 57 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết
hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách
nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo
quản, sơ chế, chế biến hàng hóa, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về phía doanh nghiệp, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể đối với người sản
xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm; nâng cao tính chủ động để hoạt động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu
quả; có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn
hàng ổn định và đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu.
Về phía các hộ nông dân, được sử dụng đất đai của mình để góp cổ phẩn, liên
doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp thuê đất sản xuất; được
hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài từ
phía doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, người nông dân ngay từ đầu vụ sản xuất
xác định rõ lượng vật tư nông nghiệp cần đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp
lý, các khoản bảo hiểm giá nông sản... để yên tâm sản xuất. Xác định được trách
nhiệm làm vệ tinh của mình, người nông dân chủ động và mạnh dạn hưởng ứng chủ
trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư phát triển sản xuất, giảm giá thành, tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm, gom đủ nguồn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng
với doanh nghiệp.
5.4 TÍNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BƯỞI NĂM ROI
* Mức độ khác biệt của sản phẩm
Trên thị trường có khá nhiều giống bưởi như bưởi Năm Roi Phú Hữu, bưởi Da
Xanh Bến Tre, nhưng sự khác biệt giữa các sản phẩm bưởi chủ yếu là dựa vào các
tiêu chí như giống, chất lượng, kích cỡ hay giá bán. Bưởi thường phân loại theo kích
cỡ và được phân theo ba loại, loại một có giá cao nhất và giảm dần. Giống bưởi Da
Xanh có giá cao hơn bưởi Năm Roi khoảng ba lần nhưng lại có năng suất thấp hơn
bưởi Năm Roi khoảng bảy lần.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 58 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
- Chất lượng: Các loại bưởi chất lượng thường phụ thuộc vào kích cỡ trái bưởi,
bưởi Da Xanh được phân thành ba loại, loại 1 từ 1,5 – 2 kg, loại 2 từ 0,8 – 1,4 kg,
loại 3 < 0,8 kg.
- Giá bán: Bưởi Da Xanh có giá bán cao hơn bưởi Năm Roi Phú Hữu từ 3 – 4
lần, giá loại 1 bán tại vườn khoảng 15.000 – 16.000 đồng/kg.
- Năng suất: Ngược lại với giá và chất lượng, bưởi Da Xanh có năng suất rất
thấp (15 tấn/ha) so với bưởi Năm roi Phú Hữu (116,88 tấn/ha).
- Hình dạng: Bưởi Da Xanh khi chín có màu xanh dạng hình cầu còn bưởi
Năm roi Phú Hứu có màu vàng xanh và dạng hình quả lê dẹp.
- Về thị trường, bưởi Da Xanh đang có thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thị trường Hà Nội đang là nơi có tiềm năng lớn về
tiêu dùng bưởi Da Xanh có nguồn gốc ở Bến Tre, có đến 90% trong tổng sản lượng
bưởi này cung cấp cho thị trường Hà Nội. Bưởi Năm Roi có thị trường tiêu thụ
mạnh nhất ở Tp.HCM và Cần Thơ, 60,9% trong tổng sản lượng bưởi Năm Roi cung
cấp cho thị trường Tp.HCM. Nhờ vào yếu tố giá, năng suất và chất lượng nên bưởi
Năm Roi được trồng nhiều và việc tiêu thụ khá thuận lợi ở thị trường nội địa với
mức thu nhập thấp như nước ta.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 59 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.10 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, NĂNG SUẤT, GIÁ GIỮA BƯỞI NĂM ROI PHÚ
HỮU - HẬU GIANG VỚI BƯỞI DA XANH - BẾN TRE
Bưởi Năm Roi Phú Hữu Bưởi Da Xanh
Tiêu chí
Hậu Giang Bến Tre
- Dạng trái hình quả lê dẹp - Dạng trái hình cầu
- Nặng trung bình 0,9 - 1,45 kg/trái - Có trọng lượng khá to 1,5 - 2 kg
- Vỏ trái khi chín có màu xanh vàng /trái
đến vàng sáng, dễ lột và dày trung - Vỏ trái màu xanh đến xanh vàng
bình (15 - 18 mm) khi chín, dễ lột
- Tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ
tách khỏi vách múi - Tép màu hồng đỏ, bó chặt và dễ
Đặc điểm - Nước quả nhiều có vị ngọt chua tách khỏi vách múi
(độ Brix : 9-11%) - Nước quả khá, vị ngọt, không
- Mùi thơm chua (độ brix 9,5-12 %)
- Ít đến không hột (0-10 hạt/trái), hạt - Mùi thơm
nhỏ - Nhiều hạt (10-30 hạt/trái), hạt to
- Tỷ lệ thịt quả >60%. - Tỷ lệ thịt quả trên 55%

- Chủ yếu tiêu thụ nội địa, 60,9% - Thị trường nội địa và xuất khẩu,
tổng sản lượng tiêu thụ tại Tp.HCM, 90% tổng sản lượng cung cấp cho
Thị trường 31,9% các tỉnh thành lớn. thị trường Hà Nội, 1-2% xuất khẩu
sang HongKong, Singapo…
Năng suất - Năng suất khoảng 116,88 tấn/ha - Năng suất khoảng 15 tấn/ha
- Giá bán trung bình khoảng 3.064 - Giá bán trung bình khoảng
Giá
đồng/kg. 10.000 đồng/kg.
(Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang)

*Tiếp cận thông tin thị trường


Kết quả khảo sát có đến 40 – 65,5% những người kinh doanh bưởi và nông
dân trồng bưởi dễ có được thông tin thị trường. Chỉ có một số ít người kinh doanh
này là cho rằng họ nắm ít thông tin, 40,8% nông dân trồng bưởi tiếp cận thông tin ở
mức bình thường.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 60 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Bảng 5.11 MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CỦA
CÁC TÁC NHÂN

Tác nhân trong hệ thống kênh Tỷ lệ (%) trả lời mức độ tiếp cận thông tin
marketing bưởi Năm Roi Rất dễ Khá dễ Bình thường
Nông dân 22,2 37,0 40,8
Thương lái 27,6 65,5 6,9
(Nguồn: Khảo sát (2009))

Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho những tác nhân trong kênh tiêu thụ
này được mô tả ở Bảng 5.12 có 29,7% nông dân trồng bưởi tiếp cận thông tin từ
những người trung gian trong kênh phân phối như những người thu gom, thương lái
địa phương, vựa…. Nguồn thông tin chủ yếu khác đối với nông dân là qua các cuộc
hội thảo, tập huấn ở địa phương chiếm 26,4%, có 21,9% nông dân tiếp cận thông tin
từ bạn bè, hàng xóm. Đối với những người kinh doanh bưởi, chủ yếu nhất là họ biết
thông tin qua những người kinh doanh khác trong kênh chiếm 48,4%. Những nguồn
thông tin khác là từ bạn bè, hàng xóm chiếm 22,6%, trên báo chí, đài phát thanh
chiếm 19,3%.
Bảng 5.12 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
Tỷ lệ trả lời đối với nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp thông tin
thông tin
Nông dân Thương lái
Báo chí, truyền hình, phát thanh 15,1 19,3
Người trung gian trong kênh phân phối 29,7 48,4
Hàng xóm, bạn bè 21,9 22,6
Các cuộc hội thảo, tập huấn 26,4 0,0
Các nguốn khác 6,9 9,7
Tổng 100,0 100,0
(Nguồn: Khảo sát (2009))

*Rào cản khi gia nhập ngành


Qua khảo sát, những rào cản khi gia nhập ngành đối với thương lái trong kênh
marketing bưởi bao gồm thiếu nguồn cung cấp bưởi, giá cả không ổn định, kinh
doanh không có lời, đây là rào cản lớn nhất đối với họ khi tham gia kinh doanh bưởi
chiếm 27%. Rào cản quan trọng thứ hai của các thương lái khi gia nhập ngành là

GVHD: TS. Mai Văn Nam 61 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
thiếu thông tin chiếm 19% trong tổng thương lái được phỏng vấn, những thông tin
liên quan đến bưởi như giá bán, nơi tiêu thụ, chất lượng bưởi,…Thuế các thương lái
phải nộp cho nhà nước cũng khá cao, giấy phép kinh doanh khi gia nhập của thương
lái thì rườm rà, cạnh tranh của các thương lái và vốn cũng là vấn đề cho gia nhập
ngành của thương lái. Thương lái là một mắc xích khá quan trọng trong việc tiêu thụ
bưởi, đa phần nông dân trồng bưởi của huyện tiêu thụ bưởi qua thương lái. Do đó,
để tiêu thụ bưởi được thuận lợi thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái gia
nhập ngành càng nhiều càng tốt.
Bảng 5.13 RÀO CẢN KHI GIA NHẬP NGÀNH ĐỐI VỚI THƯƠNG LÁI
Mức độ quan trọng
Rào cản khi tham gia kinh doanh bưởi Tỷ trọng (%)
của các rào cản
Thiếu nguồn cung cấp, giá cả không ổn
định, kinh doanh không có lời 1 27
Thiếu thông tin 2 19
Giấy phép kinh doanh 3 19
Thuế cao 4 16
Cạnh tranh 5 14
Thiếu vốn 6 5
(Nguồn: Khảo sát (2009))

GVHD: TS. Mai Văn Nam 62 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
6.1 GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT
6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông
Về cây lâu năm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng và chăm sóc như tưới
nước, cách bón phân, phun thuốc…một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành
trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngành khuyến nông, hợp tác xã nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật
tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao
năng suất.
Xây dựng các câu lạc bộ nông dân là cầu nối chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
cho nông dân.
6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông
dân
Hiện nay tình trạng phân giả đang là một vấn đề khó khăn lớn nhất đối với
nông dân, làm cho chi phí sản xuất tăng cao và chất lượng bưởi không đạt, gây dư
lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề thành lập cửa hàng chuyên
cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân là rất cần thiết, nhằm giúp
nông dân an tâm sản xuất đồng thời chất lượng bưởi được đảm bảo.
6.1.3 Đối với chính quyền địa phuơng
Để cây bưởi phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng
cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể hợp lý, phù hợp với điều kiện ở
từng vùng đất, mùa vụ sản xuất, mặt khác cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập
trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi
nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn
và không mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 63 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản
phẩm, sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân,
của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp.
Hiện nay bưởi Năm Roi là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và
trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở xã Phú Hữu, cho nên đi đôi
với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa
phương nên hướng dẫn bà con nắm vững kỹ thuật chăm sóc để bố trí sản xuất hợp
lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao.
Thực trạng diện tích sản xuất manh mún, nhiều giống cây không đạt chất
lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ, công nghệ sau thu hoạch
yếu kém thì bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, nghĩa là sản xuất theo qui trình kỹ thuật GAP hạn chế phun thuốc hoá học để
tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy
khuyến khích họ làm theo.
* Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có
cho vùng sản xuất chuyên canh. Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi
ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích
mở rộng. Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và
mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện,
máy móc,...Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu
về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao.
* Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao,
tập huấn chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy
trình canh tác bắt buộc.
6.1.4 Về tiêu thụ bưởi Năm Roi
* Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ
ràng. Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng
của mình. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 64 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
* Sự phân công và phối hợp hành động: Thực tế cho thấy rằng, nếu không có
sự đồng tình nhất trí cao cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính
quyền, ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn và nông dân, chắc chắn sẽ có nhiều
khó khăn.
* Các chính sách hỗ trợ: Mở rộng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách
nhiệm cộng đồng dân cư vì lợi ích chung của mọi người. Trước mắt nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi, về tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật,
thông tin thị trường, chính sách thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, cấp giấy
chứng nhận,...
* Hình thành các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi: Cần có
ban điều hành năng động, nhạy bén tình hình thị trường từ đó phân công điều chỉnh
hợp lý kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, đáp ứng cung cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ
6.2.1 Đối với nông dân
Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại
lý thu mua.
Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ cũng như là tìm kiếm
những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ thông qua các trung gian
trong kênh phân phối.
6.2.2 Đối với thương lái
Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời
điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ.
Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa
vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến.
6.2.3 Đối với doanh nghiệp
Chủ động xây dựng và củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thu hút
lượng thương lái địa phương và thương lái đường dài làm vệ tinh cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp chế biến tiến hành nhập mẫu một số loại máy qui mô nhỏ và
vừa phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế

GVHD: TS. Mai Văn Nam 65 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ
giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất
có thể.
6.2.4 Đối với chính quyền địa phương
Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông
sản. Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận
liên quan đến hợp đồng mua bán.
Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng
nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ
tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,...
cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới.
Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần
được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với
nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm
ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có
sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt
nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính
sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa
học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả
nhất.
Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ
nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục
đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã
trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung.
Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của
huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó, vấn đề xây dựng
thương hiệu cho bưởi Năm Roi cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách
nhanh, mạnh và chính xác.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 66 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
6.2.5 Về phía Nhà nước
Đầu tư giống xác nhận trên diện rộng và triệt để loại bỏ những giống bưởi
không đảm bảo chất lượng.
Xây dựng hiệu quả các mô hình kỹ thuật trồng và chế biến nông sản tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ.
Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp nên đi sâu vào phân
tích bản chất một cách có hệ thống. Vì hiện nay phần lớn thông tin về thị trường chỉ
đề cập đến hiện tượng (biến động giá cả, sản lượng tiêu thụ.) mà chưa đi sâu vào
phân tích hệ thống (nguyên nhân của hiện tượng tiêu thụ, dự đoán khả năng và các
ngưỡng của các yêu cầu).

GVHD: TS. Mai Văn Nam 67 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Ngành trồng bưởi huyện Châu Thành có diện tích giảm liên tục qua ba năm
2006 – 2008 nhưng năng suất và sản lượng thu hoạch không giảm. Tuy nhiên, thị
trường đầu ra không đảm bảo, giá cả biến động nhiều gây khó khăn cho các tác nhân
trong kênh marketing bưởi, cụ thể gây khó khăn cho nông dân - tác nhân chính cung
cấp sản phẩm bưởi. Dây chuyền cung cấp bưởi vẫn tồn tại nhiều trung gian phân
phối và thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong kênh. Nông dân trồng
bưởi chủ yếu sản xuất nhỏ, manh mún và làm theo kinh nghiệm, chưa hình thành
được hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ. Các
thành viên trong kênh không quá khó khăn để tiếp cận thông tin, nhưng thông tin có
thể không đảm bảo độ tin cậy. Trong kênh marketing, thương lái thu gom là một
trong những tác nhân kiếm được lợi nhuận biên cao nhất.
Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữa
các thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa và đòi hỏi phải có thêm thông tin để
hỗ trợ trong việc đánh giá nhưng những dữ liệu thu thập được nói lên rằng có sự
chênh lệch lợi ích không nhỏ giữa các thành viên trong kênh marketing bưởi.
7.2 KIẾN NGHỊ
Đề tài đưa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành sản xuất bưởi phát triển ổn
định và gia tăng sức mạnh liên kết ngành.
* Hình thành hệ thống thông tin thị trường. Với hệ thống đó, các thành viên
trong kênh có thể tiếp cận thông tin hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nên tổ chức các
khóa đào tạo và tập huấn cụ thể và chuyên sâu cho từng tác nhân trong kênh riêng
biệt với từng chủ đề liên quan ngay tại vườn (nông dân) hoặc cơ sở kinh doanh
(thương lái/bán sỉ). Ngoài ra, nên nêu bật tầm quan trọng của việc thực hiện công
việc này một cách đồng bộ và xuyên suốt từng khâu trong kênh, không thể chỉ tập
trung vào một đối tượng. Các cơ quan nên tổ chức mô hình kiểu mẫu với một hệ
thống vận hành suôn sẻ từ khâu thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm cho các nhân tố của
chuỗi giá trị đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm đạt chất lượng.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 68 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu


Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
* Xây dựng kênh cung ứng và tiêu thụ bưởi hiệu quả trong hệ thống marketing
bưởi nhằm giảm chi phí bằng cách giảm bớt các trung gian trong kênh.
* Hình thành hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ trái cây nhằm liên kết các nông
dân riêng lẻ, những thương lái nhỏ và các doanh nghiệp. Các khóa học về công nghệ
sau thu họach cần thiết được tổ chức cho tất cả các tác nhân tham gia nhằm tăng
nhận thức và vai trò của từng tác nhân trong kênh.
* Các cơ quan chức năng hoạch định chiến lược về việc tiêu thụ bưởi, cung
cấp thêm nguồn thông tin về sản phẩm và công nghệ áp dụng từ các nước tiên tiến,
xúc tiến thương mại, tìm thị trường xuất khẩu mới cho bưởi Việt Nam, cũng như hỗ
trợ một phần kinh phí cho từng dự án cụ thể.

GVHD: TS. Mai Văn Nam 69 SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu

You might also like