You are on page 1of 160

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Chủ biên: TS Huỳnh Thanh Điền


Lê Tuấn Anh - Nguyễn Mỹ Chương - Đào Thị Thu Hiền
Chu Bảo Hiệp - Trần Thị Thùy Linh - Phan Hồng Tâm

KINH TẾ VĨ MÔ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 12
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ ........................................................ 12
1.1 NỀN TẢNG CỦA KINH TẾ HỌC ......................................................................... 12
1.2 HAI NHÁNH CỦA KINH TẾ HỌC ....................................................................... 13
1.3 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ ............... 14
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ .................................... 15
1.5 KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ ..................................... 15
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 18
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA ........................................................................... 18
2.1 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA (SNA – system national account)................. 18
2.1.1 Các chỉ tiêu của SNA Việt Nam............................................................................. 18
2.1.2 Các qui định giá trong SNA Việt Nam .................................................................. 19
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA ......................................... 19
2.2.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế ....................................................................... 20
2.2.1.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế ................................................................ 20
2.2.1.2 Các thành phần trong nền kinh tế .................................................................... 21
2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic Product): ................................. 23
2.2.2.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ..................................................... 23
2.2.2.2 Một số phương pháp đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ..................... 25
2.2.2.2.1 Phương pháp chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng ................................. 25
2.2.2.2.2 Phương pháp phân phối (thu nhập): ............................................................ 25
2.2.2.2.3 Phương pháp giá trị sản xuất (giá trị gia tăng: VA – Value added): ........... 26
2.2.3. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross national product) ................................... 27
2.2.4.Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product) ....................................... 28
2.2.5.Thu nhập quốc dân (NI- National Income) ............................................................ 29
2.2.6. Thu nhập cá nhân (PI - Personal Income) ............................................................. 29
2.2.7. Thu nhập khả dụng (DI - Diposable Income) ....................................................... 29
2.2.8. Các chỉ tiêu khác ................................................................................................... 29
2.3. GIÁ TRỊ THỰC VÀ DANH NGHĨA .......................................................................... 30
2.4. CÁN CÂN THANH TOÁN......................................................................................... 31
2.4.1. Tài khoản vãng lai (CA - current account) ............................................................ 31
2.4.2. Tài khoản vốn (KA – capital account) .................................................................. 32
2.4.3. Khoản viện trợ chính thức ..................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 38
TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG .......................................... 38
3.1.TỔNG CẦU(AD).......................................................................................................... 38
3.1.1. Thành phần của tổng cầu ....................................................................................... 38
3.1.1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm .................................................................................... 38
3.1.1.2. Đầu tư ............................................................................................................. 40
3.1.1.3. Chi tiêu của chính phủ .................................................................................... 41
3.1.1.4. Xuất khẩu và Nhập khẩu ................................................................................ 41
3.1.1.5. Hàm tổng cầu theo sản lượng ......................................................................... 44
3.1.1.6. Số nhân của tổng cầu và chính sách tài khóa ................................................. 44
3.1.2. Đường tổng cầu theo giá ....................................................................................... 45
3.1.2.1 Khái niệm: ....................................................................................................... 45
3.1.2.2 Sự hình thành đường tổng cầu ......................................................................... 45
3.1.2.3 Tính chất của đường tổng cầu.......................................................................... 46
3.1.3 Giải thích độ dốc âm của đường tổng cầu ............................................................. 46
3.1.4 Ba tác động của mức giá đối với đường tổng cầu .................................................. 47
3.1.4.1 Tác động tiền thực ........................................................................................... 47
3.1.4.2 Tác động thay thế mang tính thời gian ............................................................ 47
3.1.4.3 Tác động thay thế mang tính quốc tế ............................................................... 48
3.1.5 Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu ....................................................... 48
3.1.5.1 Thay đổi tổng cầu do các nhân tố cấu thành IS ............................................... 48
3.1.5.2Thay đổi tổng cầu do các nhân tố cấu thành LM.............................................. 49
3.2. TỔNG CUNG (AS) ..................................................................................................... 49
3.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 49
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung .................................................................. 49
3.2.3. Đường tổng cung ................................................................................................... 50
3.2.4. Đường tổng cung dài hạn (LAS – Long-run Aggregate Supply) .......................... 50
3.2.4.1 Khái niệm: ....................................................................................................... 50
3.2.4.2 Đo lường sản lượng tiềm năng: ....................................................................... 51
3.2.4.3 Sự hình thành đường LAS ............................................................................... 51
3.2.4.4 Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn: ............................................. 52
3.2.5 Đường tổng cung ngắn hạn (SAS- Short-run Aggregate Supply).......................... 53
3.2.5.1 Khái niệm: ....................................................................................................... 53
3.2.5.2 Đường biểu diễn SAS ...................................................................................... 54
3.2.5.3 Sự dốc lên của đường SAS: ............................................................................. 54
3.2.5.4 Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn ....................................................... 55
3.2.5.5 Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn. ........................ 57
3.3. CÂN BẰNG KINH TẾ VĨ MÔ ................................................................................... 58
3.3.1 Khái niệm: .............................................................................................................. 58
3.3.2 Ba trường hợp cân bằng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn: ......................................... 58
3.3.3 Cân bằng trong dài hạn........................................................................................... 59
3.4 SỰ THAY ĐỔI CỦA TRẠNG THÁI CÂN BẰNG .................................................... 61
3.4.1 Cú sốc cầu: ............................................................................................................. 61
3.4.2 Các cú sốc cung: ..................................................................................................... 61
3.4.3.1 Chính sách trong ngắn hạn: ............................................................................. 61
Chính phủ có thể thay đổi tổng cầu để đạt mục tiêu ngắn hạn mong muốn như: tăng
sản lượng, giảm thất nghiệp, giảm lạm phát … ........................................................... 61
3.4.3.2 Chính sách trong dài hạn: ................................................................................ 62
Trong dài hạn, muốn tăng sản lượng của nền kinh tế, phải áp dụng các chính sách tác
động về phía cung, như: .............................................................................................. 62
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 67
THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ............................................. 67
4.1. THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ ĐƯỜNG IS (IS - Investment and Saving)............. 67
4.1.1. Khái niệm: ............................................................................................................. 67
4.1.2. Cách dựng đường IS. ............................................................................................. 67
4.1.3. Ý nghĩa của đường IS ........................................................................................... 68
4.1.4. Phương trình đường IS: ......................................................................................... 68
4.1.5. Độ dốc của đường IS ............................................................................................. 69
4.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƯỜNG LM. (LM – Liquidity Preference and Money
Supply). ............................................................................................................................... 71
4.2.1. Tiền tệ và sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng ............................ 71
4.2.1.1. Tiền tệ ............................................................................................................. 71
4.2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng .............................. 75
4.2.1.3. Hệ thống Ngân hàng hiện đại ......................................................................... 75
4.2.2. Thị trường tiền tệ. .................................................................................................. 79
4.2.2.1. Hàm cung tiền tệ: SM (Supply Money) .......................................................... 79
4.2.2.2. Hàm cầu tiền tệ ............................................................................................... 80
4.2.2.3. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ .................................................................. 81
4.2.3. Đường LM. ....................................................................................................... 83
4.2.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 83
4.2.3.2. Cách dựng đường LM..................................................................................... 83
4.2.3.3. Ý nghĩa đường LM: ....................................................................................... 84
4.2.3.4. Phương trình đường LM: ................................................................................ 84
4.2.3.5. Độ dốc của đường LM:................................................................................... 84
4.2.3.6. Các yếu tố làm dịch chuyển đường LM ......................................................... 84
4.3.CÂN BẰNG ĐỒNG THỜI TRÊN HAI THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ. 85
4.4. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. .................................................................................................... 87
4.4.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái: ................................................................................ 88
4.4.2. Tỷ giá hối đoái cân bằng ....................................................................................... 88
4.4.3. Cơ chế tỷ giá hối đoái............................................................................................ 89
4.4.4. Tỷ giá hối đoái thực (er) ........................................................................................ 89
4.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU 91
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 97
TĂNG TRƯỞNG VÀ CHU KỲ KINH TẾ ........................................................................ 97
5.1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ......................................................... 97
5.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 97
5.1.2. Phát triển kinh tế. ................................................................................................. 98
5.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................... 100
5.2.1 Tốc độ tăng trưởng hàng năm:............................................................................. 100
5.2.2.Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ : ............................................................... 100
5.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........................... 100
5.3.1. Các nhân tố thuộc tổng cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế :......................... 101
5.3.2.Các nhân tố thuộc tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế:......................... 101
5.3.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế: ....................................................................... 103
5.3.3.1. Trường phái cổ điển với mô hình tăng trưởng của David Ricardo............... 103
5.3.3.2.Mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas)
................................................................................................................................... 105
5.3.3.3. Mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar ................................................... 105
5.3.3.4. Mô hình tăng trưởng của R.Solow : ............................................................. 106
5.3.3.5. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson : ............................................ 107
5.4. CHU KỲ KINH TẾ ................................................................................................... 108
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế ...................................................................................... 109
Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế: ................................................ 109
Dự báo chu kỳ kinh tế: .................................................................................................. 111
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................................... 116
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT .................................................................................... 116
6.1 THẤT NGHIỆP .......................................................................................................... 116
6.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................... 116
6.1.2. Các dạng thất nghiệp: ......................................................................................... 118
6.1.3. Tác động của thất nghiệp:................................................................................... 119
6.2. LẠM PHÁT ............................................................................................................... 121
6.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 121
6.2.2. Phân loại lạm phát: ............................................................................................. 122
6.2.3. Các nguyên nhân của lạm phát:.......................................................................... 123
6.2.4. Tác động kinh tế của lạm phát: ........................................................................... 124
6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT ...................................... 125
6.3.1. Đường cong Phillips ngắn hạn ........................................................................... 125
6.3.2. Đường cong Phillips dài hạn .............................................................................. 126
6.4. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ............................................................................... 126
6.4.1. Hạn chế thất nghiệp: ........................................................................................... 126
6.4.2. Kiềm chế lạm phát ............................................................................................... 127
TÓM TẮT ......................................................................................................................... 128
CHƯƠNG 7 ...................................................................................................................... 132
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ............................................................................... 132
7.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ................................................................ 132
7.1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 132
7.1.2. Mục tiêu của chính sách vĩ mô ............................................................................ 132
7.1.3. Các hình thức ban hành chính sách vĩ mô ........................................................... 133
Nếu phân theo công cụ điều tiết, chính sách vĩ mô được phân thành hai loại cơ bản là
chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. .................................................................. 133
7.1.4. Độ trễ của chính sách .......................................................................................... 133
7.2. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ....................................................................................... 134
7.2.1 Khái niệm và công cụ ........................................................................................... 134
7.2.2. Nguyên tắc và công cụ ........................................................................................ 134
7.2.3. Chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp ............................................................. 136
7.2.4. Số nhân tài khóa .................................................................................................. 136
7.3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ........................................................................................... 137
7.3.1 Khái niệm: ............................................................................................................ 137
7.3.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ:...................................................................... 137
7.3.3 Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ ............................................................ 138
7.3.4 Hạn chế của chính sách tiền tệ ............................................................................. 139
7.3.5 Những tranh luận về chính sách tiền tệ: ......................................................... 140
7.4. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG ....................................................................... 140
7.4.1. Khái niệm ............................................................................................................ 140
7.4.2. Phân loại chính sách ngoại thương...................................................................... 141
7.4.2.1. Căn cứ vào quan điểm và mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt
động ngoại thương, chính sách ngoại thương gồm chính sách mậu dịch tự do và chính
sách bảo hộ mậu dịch. ............................................................................................... 141
7.4.2.2. Căn cứ vào mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới,
chính sách ngoại thương gồm chính sách hướng nội và chính sách hướng ngoại. .. 143
CHƯƠNG 8 ...................................................................................................................... 150
THỂ CHẾ KINH TẾ ......................................................................................................... 150
8.1 THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ ..................................................................... 150
8.1.1. Thể chế ................................................................................................................ 150
8.1.2. Thể chế kinh tế .................................................................................................... 151
8.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................... 152
8.3. TRỤC TRẶC TRONG THỂ CHẾ KINH TẾ ............................................................ 153
8.3.1. Trục trặc trong cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước ........................................... 154
8.3.2. Hệ thống các quy tắc điều chỉnh các hoạt động kinh tế ................................. 155
8.3.3. Công cụ thực thi các chính sách pháp luật .......................................................... 155
8.3.4. Kênh phản hồi chính sách pháp luật ............................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 158
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI


AD Aggregate Demand: Tổng Cầu
ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á
AS Aggregate Supply - Tổng cung
AVA Agriculture value-added – giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp
BOP Balance of Payments – cán cân thanh toán
C Consumption - Tiêu dùng của hộ gia đình
CA Current account – Tài khoản vãng lai
CPI Consumer Price Index - Chỉ số giá người tiêu dùng
De Depreciation - Khấu hao
De Depreciation: Khấu hao tài sản cố định
DI Diposable income – Thu nhập khả dụng
DM Demand of Money - Cầu tiên
E Equilibrium: Cân bằng
e Exchange Rate - Tỷ giá hối đoái
e Nominal Exchange Rate - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
er Real Exchange Rate - Tỷ giá hối đoái thực
G Government purchase - Chi tiêu chính phủ
G Government Expenditure: Chi tiêu của chính phủ về hàng hóa dịch vụ
GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross national product – Tổng sản phẩm quốc gia
I Investment - Đầu tư
ICOR Incremental Capital - Output Ratio: Hệ số sử dụng vốn
ILO International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế
IMF International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
IN Net investment - Đầu tư ròng
IN Net Investment: Đầu tư ròng (đầu tư mua mới)
IS Investment equalsSavings: Đường IS là tập hợp các điểm (r,Y) khi thị
trường hàng hóa cân bằng
IS Investment and Saving - Đầu tư và tiết kiệm
IVA Industry value-added – giá trị gia tăng khu vực công nghiệp
K Capitals: Vốn tư bản
KA Capital account – Tài khoản vốn
L Labor: Lao động
LAS Long-run Aggregate Supply: Tổng cung dài hạn
LM Liquidity Preference equals Money Supply: Đường LM là tập hợp các
điểm (r,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng
LM Liquidity Preference and Money Supply – Tính ưa thích thanh khoản và
cung tiền
M Import - Nhập khẩu
M Money – Tiền
MPC Marginal Propensity to Consume: Khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm)
MPI Marginal Propensity to Investment: Đầu tư biên theo sản lượng (Im)
MPM Marginal Propensity to Import: Nhập khẩu biên theo sản lượng (Mm)
MPS Marginal Propensity to Saving: Khuynh hướng tiết kiệm biên (Sm)
NI National income – Thu nhập quốc gia
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
NIA Net income abroad – Thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài
NFA Net factor abroad – Thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài
NFFI Net foreign factor income – Thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài
NNP Net national product – Sản phẩm quốc gia ròng
NTR Net tranfers - Chuyển nhượng ròng
Pr Profit - Lợi nhuận
P Price – Giá
PI Personal income – Thu nhập cá nhân
PI Price Index - Chỉ số giá
Q Quantity - Sản lượng
r Interest rate – Lãi suất
S Saving - Tiết kiệm
SAS Short-run Aggregate Supply: Tổng cung ngắn hạn
SM Supply of Money – Cung tiền
SNA System national account – Tài khoản quốc gia
SVA Service value-added – giá trị gia tăng khu vực dịch vụ
Td Direct taxes - Thuế trực thu
Ti Indirect taxes- Thuế gián thu
TN Net Tax: Thuế ròng (Thuế sau khi đã trừ Chi chuyển nhượng) TN= T- Tr
Tr Tranfers - Chuyển nhượng
Tr Transfer Payment: Chi chuyển nhượng của chính phủ
W Wage: Tiền lương
X Export - Xuất khẩu
X Export: Xuất khẩu
XN Xí nghiệp
Y Output: Sản lượng
YP Potential Output: Sản lượng tiềm năng
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế học vĩ mô là một nhánh quan trọng của kinh tế học, là một môn học tập
trung nghiên cứu, lý giải các quy luật thay đổi của các hiện tượng tổng quát của nền kinh
tế như tăng trưởng, thất nghiệp, lạm phát và các cân đối trong nền kinh tế. Đứng góc độ
của nhà hoạch định và điều hành chính sách kinh tế, mục tiêu của bất kỳ chính phủ nào
cũng hướng đến đạt sự tăng trưởng ổn định, thất nghiệp, lạm phát ở mức vừa phải và đảm
bảo được các cán cân ngân sách, thương mại,…Kinh tế học vĩ mô giúp các nhà hoạch định
và điều hành chính sách đưa ra cách lý giải và định hướng chính sách nhằm đạt được các
mục tiêu đó.
Đối với doanh nghiệp, điều họ đặc biệt quan tâm là sự thay đổi của môi trường kinh
doanh tác động tạo ra cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô giúp doanh nghiệp nắm bắt và dự báo được các quy
luật tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế, tận dụng được các cơ hội và tránh né các thách
thức từ các biến động vĩ mô như giá cả, lãi suất, tỷ giá, chính sách tài khóa, tiền tệ, ngoại
thương.
Giáo trình kinh tế học vĩ mô biên soạn với mục đích cung cấp tài liệu thống nhất
trong giảng dạy môn học kinh tế vĩ mô cho bậc cao đẳng, đại học của nhà trường. Giáo
trình được kết cấu gồm 8 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về các vấn đề kinh tế vĩ mô: trình bày bức tranh tổng quát về
các vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, và khung phân tích kinh
tế học vĩ mô.
Chương 2. Đo lường sản lượng quốc gia. Trình bày các chỉ tiêu đo lường thành tựu
phát triển kinh tế của một quốc gia, trước hết là trình bày hệ thống tài khoản quốc gia bao
gồm tài khoản sản xuất, tài khoản thu nhập và chi tiêu, tài khoản vốn, tài chính và tài
khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài. Kế đến là trình bày khái niệm và phương pháp tính
chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia và cán cân thanh toán.
Chương 3. Tổng cung, tổng cầu và sản lượng cân bằng: Trình bày các khái niệm và
cấu trúc của tổng cầu, tổng cung và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế. Phân tích rõ
những biến động kinh tế vĩ mô như sản lượng, việc làm, lãi suất, lạm phát.
Chương 4. Thị trường hàng hóa và tiền tệ: Trình bày cấu trúc của thị trường hàng
hóa, tiền tệ và sự tương tác giữa hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ thông qua mô
hình IS - LM.
Chương 5. Tăng trưởng và chu kỳ kinh tế: Trình bày phương pháp đo lường và các
yếu tố ảnh hưởng đến quy luật tăng trưởng kinh tế thông qua nghiên cứu chu kỳ kinh tế.
Chương 6. Thất nghiệp và lạm phát: Trình bày được các khái niệm thất nghiệp và
lạm phát, các loại hình thất nghiệp và các nhân tố tác động đến lạm phát. Phân tích được
các tác động của thất nghiệp và lạm phát đến nền kinh tế, và sự can thiệp của Chính phủ
bằng các chính sách vĩ mô nhằm giảm thiểu thất nghiệp và kiềm chế lạm phát.
Chương 7. Phân tích chính sách vĩ mô: Trình bày tổng quan về chính sách vĩ mô
điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế từ nhận diện khái niệm, mục tiêu, đến các công
cụ, hình thức ban hành và cách thức đánh giá hiệu quả của chúng. Kế đến là đi sâu phân
tích các chính sách tài khóa, tiền tệ và ngoại thương.
Chương 8. Thể chế kinh tế: Trình bày mô hình thể chế điều tiết các hoạt động kinh
tế, bao gồm các yếu tố cấu thành của thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước
(chiều dọc, chiều ngang), hệ thống các quy tắc điều tiết các hoạt động kinh tế, công cụ
thực thi và kênh phản hồi các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh tế; các trục trặc
thường gặp trong thiết kế mô hình thể chế của các quốc gia; vấn đề đạo đức, trách nhiệm
của công chức tác động đến tính hiệu quả của thể chế; cuối cùng là kênh tiếp nhận phản
hồi của thể chế.
Mỗi chương được kết cấu gồm phần giới thiệu (mục tiêu), nội dung và cuối mỗi
chương là câu hỏi và bài tập để giúp học viên tự kiểm tra lại kiến thức sau khi học mỗi
chương.
Hy vọng giáo trình là tài liệu hữu ích để sinh viên cao đẳng, đại học học tập môn
kinh tế vĩ mô hiệu quả. Do lần đầu xuất bản nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đọc để lần tái bản tiếp theo được hoàn thiện
hơn.
TÁC GIẢ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VĨ MÔ
Chương 1 giới thiệu tổng quan về những vấn đề kinh tế học vĩ mô, bao gồm lý luận
về nền tảng của kinh tế học, mục tiêu, phương pháp, đối tượng nghiên cứu và khung phân
tích kinh tế học vĩ mô.
1.1. NỀN TẢNG CỦA KINH TẾ HỌC
Trong nền kinh tế ở bất kỳ không gian (quốc gia, địa phương) và thời gian nào đều
tồn tại các hoạt động sử dụng nguồn lực khan hiếm sao cho thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
con người. Trong phạm vi một quốc gia với các nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên
nhiên, khoáng sản ở dưới lòng đất, mặt nước, trên không trung; lao động; các nguồn
vốn…. thường là khan hiếm. Các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình luôn tìm cách sử
dụng các nguồn lực đó để phục vụ cho cuộc sống và sự phát minh của chính họ thông qua
trả lời các câu hỏi là sử dụng nguồn lực để sản xuất cái gì (What), sản xuất cho ai (Who),
khi nào sản xuất (When), tại sao sản xuất (Why), sản xuất ở đâu (Where), và sản xuất như
thế nào (How). Việc tính toán phương án sử dụng nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn tốt
nhất nhu cầu con người chính là khái niệm về kinh tế học.
Dựa trên đặc trưng của hoạt động sử dụng nguồn lực có thể tạm chia thành hai nhóm
chủ thể tham gia trong nền kinh tế là nhà sản xuất và hộ gia đình. Nhà sản xuất được biểu
hiện bởi đặc trưng là sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm để bán cho hộ
gia đình. Còn hộ gia đình sau khi cung ứng các yếu tố đầu vào cho nhà sản xuất, thu được
tiền và sử dụng đồng tiền đó để mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp.
Hoạt động trao đổi giữa nhà sản xuất và hộ gia đình diễn ra trên hai loại thị trường
bao gồm: thị trường yếu tố sản xuất, và thị trường hàng hóa, dịch vụ. Thị trường yếu tố sản
xuất là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán các yếu tố sản xuất, trong đó hộ gia đình sẽ
bán nguyên liệu, thiết bị, làm thuê, cho vay, cho thuê tài sản… cho nhà sản xuất. Còn thị
trường hàng hóa dịch vụ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hộ gia
đình và nhà sản xuất. Mối quan hệ giữa hộ gia đình và nhà sản xuất được thể hiện qua
Hình 1.1.
Thị trường hàng
hóa và dịch vụ

Hộ gia đình Nhà sản


xuất
Thị trường các yếu
tố sản xuất

Hình 1.1. Quan hệ trao đổi giữa hộ gia đình và nhà sản xuất
Do mối quan hệ trao đổi giữa hộ gia đình và nhà sản xuất được thực hiện thông qua
thị trường, nên thị trường là dấu hiệu chỉ dẫn tốt nhất đối hành vi của các nhà sản xuất và
hộ gia đình tham gia các hoạt động kinh tế. Chẳng hạn như khi hàng hóa khan hiếm, nhu
cầu mua nhiều hơn nguồn cung ứng sẽ đẩy gía cả tăng cao và nhà cung ứng những hàng
hóa đó sẽ có lợi nhuận cao, lúc đó sẽ thu hút nhiều nhà sản xuất tham gia sản xuất mặt
hàng đó; và ngược lại. Các nhà kinh tế học thuộc trường phái thị trường tự do cạnh tranh
đưa ra quan điểm “thị trường dẫn dắt các hoạt động trong nền kinh tế” là cơ chế tốt nhất
dẫn đến nguồn lực được phân phối hiệu quả, Chính phủ không nên can thiệp thị trường.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng đưa ra chỉ dẫn tốt nhất cho các hành
vi trong nền kinh tế, bởi vì chúng dễ bị thao túng bởi một số nhóm lợi ích, hoặc dễ xuất
hiện những “cú sốc” từ không gian và bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn như thị trường tự do
cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa 1929-1933. Ở Việt Nam, sự sôi
động trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đến khủng hoảng tài chính kéo
dài từ năm 2007-2011.
Do vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động trong nền
kinh tế nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra liên tục, ổn định. Hoạt động điều tiết
của Chính phủ vào tổng thể các hoạt động trong nền kinh tế thường được gọi là các chính
sách điều tiết kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì tăng
trưởng ổn định, phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm, kiểm soát được lạm phát, tạo ra
sự bình đẳng cho các đối tượng, thành phần kinh tế tham gia các hoạt động kinh tế.

Thị trường hàng


hóa và dịch vụ

Hộ gia đình Chính phủ Nhà sản


xuất

Thị trường các yếu


tố sản xuất

Hình 1.2. Quan hệ ba chủ thể: hộ gia đình, nhà sản xuất và chính phủ

1.1 HAI NHÁNH CỦA KINH TẾ HỌC


Như trên đã đúc kết, kinh tế học là "khoa học của sự lựa chọn", tập trung vào
nghiên cứu hành vi sử dụng và quản lý các nguồn lực khan hiếm để đạt được thỏa mãn tối
đa của con người. Đó là hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ trong thế giới có nguồn lực hạn chế của ba chủ thể tham gia chính là người tiêu dùng,
nhà sản xuất và chính phủ.
Nếu nghiên cứu các hoạt động kinh tế (hành vi) đối với từng thị trường hàng hóa
riêng lẻ như thị trường gạo, quần áo, vải…thì đó là phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi
mô. Còn nếu nghiên cứu hoạt động kinh tế xét trên tổng thể quốc gia thì đó là phạm vi
nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô.
Định nghĩa cụ thể hai nhánh kinh tế học vi mô và vĩ mô xem Bảng 1.1
Bảng 1.1. Phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô
Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô
Nghiên cứu hành vi và quyết định của Nghiên cứu hành vi và quyết định của nhà sản
nhà sản xuất, tiêu dùng đối với từng thị xuất, tiêu dùng đối với từng thị trường hàng hóa,
trường hàng hóa, dịch vụ, yếu tố sản dịch vụ, yếu tố sản xuất trên tổng thể nền kinh tế.
xuất riêng lẻ. - Tổng cung trong nền kinh tế: xu hướng chung
- Nhà sản xuất: quyết định sản xuất về các quyết định của các nhà sản xuất.
nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận trong sự - Tổng cầu trong nền kinh tế: xu hướng chung về
ràng buộc về vốn, lao động, công nghệ hành vi chi tiêu của người tiêu dùng, chính phủ,
trong từng thị trường riêng lẻ. doanh nghiệp.
- Người tiêu dùng: lựa chọn tiêu dùng - Chính phủ: Điều tiết hành vi của nhà sản xuất,
tối ưu trong ràng buộc về ngân sách người tiêu dùng, sửa các khuyết tật của thị trường
trong từng thị trường riêng lẻ nhằm tăng trưởng kinh tế ổn định, thất nghiệp
- Chính phủ: Điều tiết hành vi của nhà thấp, lạm phát vừa phải và đảm bảo các cân đối
sản xuất, người tiêu dùng cho từng thị trong nền kinh tế.
trường riêng lẻ.

1.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ


Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích và dự báo các vấn đề kinh tế ở góc
độ tổng thể quốc gia, toàn cầu, để xây dựng chính sách phát triển kinh tế. Mục tiêu cụ thể
như sau:
- Lý giải mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế: doanh nghiệp, hộ gia đình,
chính phủ và khu vực nước ngoài.
- Giải thích và dự báo các chỉ số đo lường sức mạnh của một nền kinh tế.
- Giải thích và dự báo tổng cung, tổng cầu và mối quan hệ giữa chúng trong nền kinh
tế.
- Giải thích và dự báo sự tương tác trong dòng di chuyển hàng hóa, tiền tệ giữa các
quốc gia.
- Giải thích các công cụ của chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế.
- Thiết lập thể chế kinh tế hỗ trợ cho phát triển kinh tế của quốc gia.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô. Tùy
vào đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Thông thường
có hai cách tiếp cận phổ biến với tên gọi là thực chứng và chuẩn tắc.
Nghiên cứu thực chứng là cách tiếp cận quan tâm tới việc miêu tả và giải thích các
hiện tượng kinh tế, tập trung vào các sự kiện và các quan hệ nhân-quả, phát triển và thử
nghiệm các lý luận kinh tế. Nó không quan tâm tới việc phán xét giá trị kinh tế. Tiếp cận
nghiên cứu chuẩn tắc quan tâm đến việc đưa ra các chỉ dẫn về chính sách kinh tế để đạt
được mục tiêu đáng có, nhấn mạnh sự cần thiết có các chính sách kinh tế.
Cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế học khác nhau dễ dẫn đến có sự bất đồng. Chẳng
hạn, một Nhà Kinh tế ủng hộ chính sách tự do thương mại, trong khi đó, một Nhà Kinh tế
khác cho rằng Chính phủ nên tăng cường rào cản thương mại. Về các tiếp cận Thực chứng,
cả hai Nhà Kinh tế đều thừa nhận rằng mở rộng thương mại là có lợi cho tổng thể nền kinh
tế. Mặc dù, điều này cũng có ảnh hưởng đến một số thành phần nào đó của nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự bất đồng của họ về chính sách là do các giá trị khác nhau. Nhà Kinh tế thứ
nhất nhấn mạnh lợi ích của tổng thể nền kinh tế, trong khi Nhà Kinh tế thứ hai nhấn mạnh
vào việc hạn chế ảnh hưởng của chính sách đối với một nhóm hay ngành nào đó cần được
bảo hộ. Tuy rằng cả hai Nhà Kinh tế cùng có kết luận thực chứng như nhau, nhưng kết
luận chuẩn tắc thì lại khác nhau do các giá trị khác nhau về chính sách của Chính phủ.
Trong bất kỳ cách tiếp cận nào, các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu kinh
tế vĩ mô bao gồm: phương pháp quan sát thực nghiệm để khái quát các quy luật kinh tế;
phương phân tích nhân quả để khám phá mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế vĩ mô.
Các công cụ dùng để phân tích, lý giải các hiện tượng kinh tế vĩ mô bao gồm: đồ thị, biểu
đồ thống kê các loại, kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hồi quy.
1.4. KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ
Mục tiêu của nghiên cứu kinh tế học vĩ mô là nhằm giải thích và dự báo các vấn đề
kinh tế ở góc độ tổng thể quốc gia để xây dựng chính sách phát triển kinh tế nhằm đạt
được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, lạm phát ở mức vừa phải, đảm
bảo các cân đối trong nền kinh tế.
Một nền kinh tế được gọi là trong trạng thái tốt khi tăng trưởng kinh tế luôn trong
điều kiện lý tưởng, thất nghiệp luôn ở mức thấp, lạm phát ở mức vừa phải, và đảm bảo
được các cân đối trong thu – chi ngân sách của Chính phủ, thương mại (xuất- nhập khẩu)
hai chiều, cán cân tài khoản vốn theo hướng có lợi.
Các mục tiêu trên chịu ảnh hưởng của các biến số giải thích như tình hình tổng chi
tiêu (hay còn gọi là tổng cầu), tổng cung (mức sản xuất trong nền kinh tế), tính hiệu quả và
cân bằng của các loại thị trường hàng hóa và tiền tệ; tỷ giá, bối cảnh hội nhập và thể chế
kinh tế. Để ban hành các chính sách vĩ mô nhằm đưa nền kinh tế đạt được trạng thái tốt
nhất, các chính sách vĩ mô cần tập trung điều tiết các biến giải thích này.
Các chính sách vĩ mô bao gồm chính sách tài khóa với các công cụ điều tiết các
khoản thu và chi của Chính phủ, chính sách tiền tệ nhằm điều tiết thị trường tiền tệ, chính
sách ngoại thương can thiệp vào tỷ giá để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, điều tiết
dòng vốn đầu tư ra vào của một quốc.
Các vấn đề nêu trên thuộc khuôn khổ nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô, được khái
quát thành khung phân tích nghiên cứu như Hình 1.3.
Hình 1.3. Khung phân tích kinh tế vĩ mô
Chính sách vĩ mô Nhóm biến số giải thích Mục tiêu

Chính sách tài khóa Tổng chi tiêu (tổng cầu) Tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ Tổng cung Chu kỳ kinh tế

Chính sách ngoại Thị trường hàng hóa và thị Tỷ lệ thất nghiệp
thương trường tiền tệ

Thế chế ban hành Tỷ giá Lạm phát


chính sách

Thể chế kinh tế Các cân đối vĩ mô

Bối cảnh hội nhập


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
A. CÂU HỎI:

Câu 1.1: Kinh tế học là gì?

Câu 1.2: Mối quan hệ giữa các nhóm chủ thể trong nền kinh tế như thế nào?

Câu 1.3: Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?

Câu 1.4: Nêu các mục tiêu nghiên cứu kinh tế học vĩ mô?

Câu 1.5: Nêu các cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế học.

Câu 1.6: Nêu các phương pháp và công cụ nghiên cứu kinh tế học vĩ mô.

Câu 1.7: Đánh giá trạng thái của nền kinh tế qua những biến số gì ?

Câu 1.8: Các biến số nào giải thích các biến số đo lường trạng thái của nền kinh tế.

Câu 1.9: Các chính sách vĩ mô thường điều tiết những biến số nào? Nêu cụ thể cho chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách ngoại thương.

B. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

Câu 1.10: Hãy xây dựng khung phân tích để xây dựng chính sách nhằm mục tiêu cải thiện
tình trạng thất nghiệp của một quốc gia (người đọc tự chọn quốc gia mình quan tâm).

Câu 1.11: Hãy xây dựng khung phân tích để xây dựng chính sách nhằm mục tiêu cải thiện
tình trạng nhập siêu của một quốc gia (người đọc tự chọn quốc gia mình quan tâm).
CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Chương 2 trình bày các chỉ tiêu đo lường thành tựu phát triển kinh tế của một quốc
gia. Trước hết là trình bày hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm tài khoản sản xuất, tài
khoản thu nhập và chi tiêu, tài khoản vốn, tài chính và tài khoản quan hệ kinh tế với nước
ngoài. Kế đến là trình bày khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu đo lường sản lượng
quốc gia và cán cân thanh toán.
2.1 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA (SNA – system national account)
Hệ thống tài khoản quốc gia là tập hợp các tài khoản ghi chép các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ giữa các thành phần kinh tế bên trong và bên ngoài lãnh thổ của
quốc gia tại một thời kỳ nhất định (thường là một năm).Trọng tâm các tài khoản của SNA
Việt Nam bao gồm: tài khoản sản xuất, tài khoản thu nhập và chi tiêu, tài khoản vốn, tài
chính và tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài.
2.1.1 Các chỉ tiêu của SNA Việt Nam
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của SNA được phân chia trên khía cạnh phạm vi lãnh
thổ và khía cạnh sở hữu như sau:
- Các chỉ tiêu theo phạm vi lãnh thổ quốc gia: tổng sản phẩm quốc nội (GDP -
Gross Domestic Product) và Sản phẩm quốc nội ròng (NDP – Net Domestic Product).
- Các chỉ tiêu trên khía cạnh sở hữu: đây là các chỉ tiêu phản ánh quá trình phân
phối, phân phối lại GDP như tổng thu nhập quốc dân (GNP – Gross National Product); sản
phẩm quốc dân ròng (NNP – Net National Product); thu nhập quốc gia (NI – National
Income); thu nhập cá nhân hay lợi tức cá nhân (PI – Personal Income) và Thu nhập khả
dụng (DI – Disposable Income).

Một số chỉ 2010 2011 2012 2013


tiêu tài khoản quốc gia
ĐVT (Tỷ Đồng theo giá năm hiện hành)
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP/GNI) 2,075,578 2,660,076 3,115,227 3,433,515
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2,157,828 2,779,880 3,245,419 3,584,262
Thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài
(NFA/NFFI) -82,250 -119,804 -130,192 -150,746
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2.157.828 2.292.483 2.412.778 2.543.596
Một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia 2010 2011 2012 2013
ĐVT (Tỷ Đồng theo giá năm 2010)
Tổng tích luỹ tài sản 770.211 717.544 734.577 774.611
Tổng tài sản cố định 704.401 649.365 661.526 696.578
Thay đổi tồn kho 65.810 68.179 73.051 78.033
Tiêu dùng cuối cùng 1.565.602 1.633.657 1.716.565 1.808.572
Nhà nước 129.313 138.524 148.481 159.261
Cá nhân 1.436.289 1.495.133 1.568.084 1.649.311
Cán cân thương mại -177.215 -80.563 25.959 28.050
Sai số -770 21.845 -64.323 -67.637
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
2.1.2 Các qui định giá trong SNA Việt Nam
Các chỉ tiêu trong SNA được tính theo giá hiện hành (chỉ tiêu danh nghĩa) và giá cố
định (chỉ tiêu thực).
Giá hiện hành là giá thị trường bình quân của kỳ báo cáo hay năm thực hiện báo
cáo. Cụ thể nếu tính GDP năm 2014 thì giá cả của hàng hóa và dịch vụ tính theo giá năm
2014 gọi là GDP theo giá hiện hành hay còn gọi là GDP danh nghĩa.
Giá cố định là giá hiện hành của một năm nào đó được chọn là năm gốc. Năm gốc
là năm được chọn trước và thường là năm mà nền kinh tế bên trong và bên ngoài quốc gia
ít có biến động. Chẳng hạn, Việt Nam chọn năm gốc là năm 1994 thì GDP của các năm
2000, 2001, 2002 v.v… tính theo giá năm 1994 gọi là GDP tính theo giá cố định.
Giá thị trường (hay giá người tiêu dùng) là số tiền người tiêu dùng cuối cùng thực
trả (hay giá bao gồm thuế gián thu) để nhận được một đơn vị hàng hóa và dịch vụ tại thời
gian và địa điểm người mua yêu cầu. Ví dụ: một chiếc ti vi SamSung được niêm yết bao
gồm thuế VAT (5%) là 10.000.000VNĐ thì giá 10.000.000 VNĐ gọi là giá thị trường
Giá yếu tố sản xuất (hay giá người sản xuất) là số tiền người bán thực nhận từ
người mua do bán một đơn vị hàng hóa và dịch vụ, trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) và các
khoản thuế đầu vào mà người mua phải trả. Tương tự giá tivi SamSung được niêm yết là
10.000.000 VNĐ bao gồm VAT 5% thì giá yếu tố sản xuất là 9.523.810VNĐ
Tóm lại, chỉ tiêu tính theo giá thị trường lớn hơn chỉ tiêu tính theo giá yếu tố sản
xuất do hai yếu tố sau:
+ Giá trị của các loại thuế VAT không được khấu trừ do người mua phải trả.
+ Chi phí vận chuyển của người mua phải trả khi mua hàng hóa.
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
2.2.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế
2.2.1.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế
Để đo lường hoạt động sản xuất cũng như thu nhập của một quốc gia, trước tiên
xem xét cách vận hành các hoạt động của nền kinh tế mở có ngoại thương thông qua sơ đồ
sau:

KHU VỰC
Nhập khẩu NƯỚC NGOÀI

Xuất khẩu
Tiêu dùng Thị trường hàng hóa và
dịch vụ

Mua hàng
Đầu tư chính phủ

Tiết kiệm Thị trường tài


chính
Thuế
gián
Trợ cấp (Tr) thu
HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP
Thuế trực thu Tr

Khấu hao

Thu nhập
Thị trường yếu tố sản xuất
Chi phí lao động,
vốn, đất đai v.v
HÌNH 2.1. SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN KINH TẾ
Sơ đồ chu chuyển kinh tế mô phỏng đơn giản cách thức hoạt động của nền kinh tế
diễn ra giữa bốn chủ thể chính là doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ và khu vực nước
ngoài thông qua ba thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường các yếu tố sản xuất và thị
trường tài chính. Hoạt động của nền kinh tế là quá trình di chuyển khép kín của dòng tiền
giữa các thị trường, chẳng hạn thị trường hàng hóa và dịch vụ đo lường hoạt động sản xuất
của nền kinh tế; trong khi thị trường yếu tố sản xuất đo lường thu nhập tạo ra từ quá trình
hoạt động sản xuất, còn thị trường tài chính đóng vai trò trung gian bơm vào (đầu tư) và
hút ra (tiết kiệm) các dòng tiền để góp phần tái tạo và phát triển khu vực sản xuất của một
quốc gia. Phần nội dung tiếp theo sẽ trình bày chi tiết từng hoạt động của các chủ thể trong
nền kinh tế.
2.2.1.2 Các thành phần trong nền kinh tế
Hộ gia đình bao gồm toàn bộ các gia đình trong một quốc gia, hộ gia đình đóng
vai trò cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để tạo ra thu nhập. Từ thu nhập
có được hộ gia đình sử dụng vào hai mục đích là tiêu dùng và tiết kiệm.
Tiêu dùng hộ gia đình ( C – Consumption) là tổng số tiền hộ gia đình dùng để mua
hàng hóa và dịch vụ như chi phí học tập, lương thực thực phẩm (gạo, cá, thịt, trứng,…)
v.v. Thông thường hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình được chia thành ba loại: hàng hóa
không lâu bền, hàng hóa lâu bền và dịch vụ.
Tiết kiệm của hộ gia đình (S – Saving) là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng.
Doanh nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong mọi lĩnh
vực sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Doanh nghiệp là bộ phận chủ lực tạo ra hàng
hóa và dịch vụ của một quốc gia thông qua các hoạt động đầu tư và tái đầu tư hoạt động
sản xuất.
Đầu tư (I – Investment) bao gồm khoản chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ cho mục
đích sử dụng trong tương lai. Đầu tư chia thành ba loại: đầu tư tài sản tư bản mới của
doanh nghiệp (mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng cho doanh nghiệp), đầu tư vốn vào giá
trị hàng tồn kho và đầu tư cố định của hộ gia đình (xây nhà mới). Một cách tổng quát, tổng
đầu tư được xác định như sau:

I = Tiền đầu tư vào tài sản tư bản mới + (Giá trị tồn kho đầu năm – Giá trị tồn kho cuối năm)

Ngoài ra, đầu tư còn tính dựa vào nguồn vốn bao gồm hai phần khấu hao (De) và đầu tư
ròng (IN):

I = Đầu tư ròng + Khấu hao = IN + De

Khấu hao (De - Depreciation) là khoản tiền bù đắp khoản hao mòn tài sản cố định
như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công cụ dụng cụ có giá trị và sử dụng nhiều lần trong
sản xuất. Đây là khoản đầu tư duy trì khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Đầu tư ròng (IN – Net invesment) chính là tiền đầu tư vào tài sản tư bản mới được
xem là khoản đầu tư mở rộng năng lực sản xuất. Nguồn vốn dùng để đầu tư tài sản tư bản
mới có thể vay từ tiết kiệm của hộ gia đình và phần lợi nhuận giữ lại không chia của doanh
nghiệp.
Theo sơ đồ chu chuyển kinh tế có thể thấy doanh nghiệp là nơi hoạt động sản xuất
ra hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế nên phải chi trả các khoản chi trả các yếu tố sản
xuất cho hộ gia đình và một phần nộp thuế cho chính phủ và được xác định cụ thể như sau:
Tiền lương (W – Wage) bao gồm các khoản thu nhập nhận được của người lao
động kể cả tiền thưởng, tiền trợ cấp cơm trưa, các khoản trợ cấp khác.
Tiền thuê (R – Rent) thu nhập có được từ cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài
sản khác.
Tiền lãi (i – interest) được xem khoản thu nhập từ các khoản tiền cho vay vốn, tiền
gửi tiết kiệm, tiền của người cho vay.
Lợi nhuận (Pr – Profit)là khoản lợi nhuận trước thuế bằng tổng doanh thu trừ tổng
chi phí bao gồm chi phí chi trả lãi vay. Lợi nhuận trước thuế thông được chia thành ba
phần: lợi nhuận nộp (thuế thu nhập doanh nghiệp và các quỹ an sinh xã hội: quỹ cứu trợ xã
hội, quỹ phục vụ dịch vụ xã hội v.v), lợi nhuận giữ lại và dự phòngcho doanh nghiệp, và
lợi tức cổ đông (phần chia lãi cho các thành viên góp vốn cho doanh nghiệp).
Chính phủ đóng vai trò điều tiết các hoạt động nền kinh tế thông qua các hoạt
động chi tiêu, trợ cấp và thu thuế.
Chi tiêu chính phủ (G - Government purchase) là khoản chi mua hàng hóa và dịch
vụ được của chính phủ cấp trung ương và cấp địa phương. Các loại chi tiêu chính phủ này
bao gồm chi quốc phòng (mua trang thiết bị phục vụ quân đội), chi đầu tư cơ sở hạ tầng
(xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học, và v.v) và chi dịch vụ như tiền công nhân viên
chính phủ. Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển nhượng như phúc lợi và
bảo hiểm xã hội.
Chi chuyển nhượng (Tr – tranfer payments) là khoản trợ cấp của chính phủ cho
khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp mà không cần nhận lại hàng hóa và dịch vụ như trợ
cấp thất nghiệp, quỹ hưu trí, bảo hiểm xã hội hay thậm chí là khoản bù lỗ cho các doanh
nghiệp nhà nước.
Thuế là nguồn thu quan trọng tài trợ cho hoạt động chi tiêu của chính phủ và nguồn
thu thuế chủ yếu từ hai nguồn thuế trực thu (Td) và thuế gián thu (Ti).
Thuế trực thu (Td - Direct Taxes) là khoản thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của cá
nhân và người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế. Các khoản thuế trực thu phổ biến
thuế thu nhập cá nhân, thuế thừa kế, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế gián thu (Ti - Indirect Taxes) là khoản thuế đánh gián tiếp thu nhập của cá
nhân và cá nhân chỉ chịu thuế thu nhập khi mua hàng hóa và dịch vụ nên đây là loại thuế
mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế. Các khoản thuế gián thu thông thường
là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Khu vực nước ngoài là phần còn lại của thế giới trao đổi với hàng hóa trong nước
và được chia thành hai thành phần chính như sau:
Xuất khẩu (X – export) là chi tiêu của nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ sản
xuất trong nước. Đây là giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhập khẩu (M – import)là phần chi tiêu trong nước cho hàng hóa và dịch vụ sản
xuất ở nước ngoài. Đây là giá trị trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào trong nước.
2.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic Product):
2.2.2.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh
thổ của quốc gia trong thời kỳ nhất định (thường thời kỳ là một năm). GDP bao gồm giá trị
hàng hóa được sản xuất như là nhà cửa, gạo và .v.v , và giá trị dịch vụ như đi máy bay,
tiền học phí đi học và v.v. Giá trị sản lượng của mỗi loại hàng hóa được tính theo giá thị
trường của sản phẩm, sau đó cộng giá trị của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong phạm vi
một lãnh thổ tạo thành GDP.
Công thức tổng quát: 𝐺𝐷𝑃𝑡 = ∑𝑛𝑖=1 𝑃𝑖𝑡 𝑄𝑖𝑡
Trong khái niệm này cần làm rõ thế nào hàng hóa và dịch vụ cuối cùng và có sự
khác biệt giữa thuật ngữ này với thuật ngữ hàng hóa và dịch vụ trung gian.
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là hàng hóa và dịch vụ cho mục đích sử dụng cuối
cùng.
Hàng hóa và dịch vụ trung gian là hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho mục đích sản
xuất để tạo ra hàng hóa và dịch vụ khác trong một thời kỳ nhất định. Các loại hàng hóa
trung gian chỉ các hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp như nguyên vật liệu (sắt, thép, xi
măng, v.v); nhiên liệu (xăng, dầu, v.v); điện nước v.v; và các loại chi phí dịch vụ trung
gian của các doanh nghiệp như phí vận tải, phí quảng cáo, phí đào tạo và các loại chi phí
khác trong hoạt động doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ cuối cùng và hàng hóa và dịch vụ
trung gian chỉ có tính chất tương đối. Bởi vì, cùng một loại hàng hóa và dịch vụ nhưng nếu
người mua là người tiêu dùng cuối cùng thì đó là sản phẩm cuối cùng. Ngược lại, nếu
người mua là nhà sản xuất sử dụng hàng hóa và dịch vụ đó làm đầu vào để sản xuất thì
hàng hóa và dịch vụ đó là sản phẩm trung gian.Chẳng hạn, nếu ruột xe gắn máy nhãn hiệu
Casumina được mua bởi người tiêu dùng cần phải thay ruột xe để sử dụng thì ruột xe gắn
máy trở thành sản phẩm cuối cùng. Nhưng nếu ruột xe gắn máy này được hãng Honda
mua để lắp ráp vào xe gắn máy thì ruột xe này trở thành hàng hóa trung gian. Như vậy, sự
khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ cuối cùng và trung gian là mục đích sử dụng.
Điểm đáng chú ý về chỉ tiêu đo lường GDP là rằng GDP không chỉ đo lường giá trị
sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia mà còn đo lường tổng thu nhập và tổng chi
tiêu của tất cả mọi thành phần kinh tế của một quốc gia.Thật vậy, qua sơ đồ chu chuyển
của nền kinh tế có thể hình dung tổng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất đem trao đổi trên
thị trường hàng hóa và dịch vụcho phép đo lường được tổng chi tiêu của các thành phần
kinh tế của một quốc gia như hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và chi tiêu nước ngoài
ròng cho hàng hóa sản xuất trong nước. Quá trình giao dịch trên thị trường hàng hóa và
dịch vụ tạo ra tổng thu nhập cho nền kinh tế. Thông qua thị trường yếu tố sản xuất trong sơ
đồ chu chuyển của nền kinh tế có thể thấy tổng thu nhập này chính các khoản chi phí chi
trả cho nguồn cung đầu vào sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền thuê,
lợi tức, lợi nhuận v.v. mà doanh nghiệp thuê mướn các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế và thành phần đại diện cho tổng thể là hộ gia đình (vì xét cho cùng chủ doanh
nghiệp hay bất kỳ nhân viên của chính phủ cũng là thành viên của hộ gia đình). Vì vậy,
nếu giả định cơ chế hoạt động nền kinh tế vận hành như sơ đồ dòng chu chuyển (hình 2.1)
thì tổng sản phẩm quốc nội còn gọi là tổng thu nhập quốc nội hay tổng chi tiêu quốc nội.
Ví dụ: giả sử một nền kinh tế có sơ đồ chu chuyển kinh tế năm 2014 như hình 2.2,
ta thấy tổng sản lượng quốc nội theo định nghĩa có thể được ước tính theo tổng dòng tiền
chi tiêu của từng thành phần trong nền kinh tế bao gồm hộ gia đình (C), doanh nghiệp (I),
chính phủ (G) và khu vực nước ngoài (X và M) trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Khi
đó:
GDP = C + I + G + X – M = 1010 (đơn vị tiền)
Nguồn thu được trong quá trình sản xuất của nền kinh tế mà thành phần đại diện
cho khu vực sản xuất là doanh nghiệp phải nộp thuế (T), trả lương công nhân (W), tiền lãi
vay (i), tiền thuê đất đai (R) và lợi nhuận (Pr) và khi đó tổng thu nhập quốc nội của nền
kinh tế cũng bằng 1.010 đơn vị tiền.
KHU VỰC
M = 100 NƯỚC NGOÀI

X = 100
C = 480 Thị trường hàng hóa và dịch
vụ

G=240
I = 290

S = 230 Thị trường tài


chính
Chính phủ vay = 40
Ti = 210
Tr = 40
HỘ GIA ĐÌNH CHÍNH PHỦ DOANH NGHIỆP
Td = 30

De = 100

Thu nhập
Thị trường yếu tố sản xuất W = 490, i = 30

R= 30, Pr = 150
HÌNH 2.2. SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN KINH TẾ
2.2.2.2 Một số phương pháp đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
2.2.2.2.1 Phương pháp chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
Phương pháp này tính toán dựa vào sơ đồ chu chuyển kinh tế của các thành
phầnchi tiêu dùnghộ gia đình (C), đầu tư doanh nghiệp (I), chi tiêu chính phủ (G) vào hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Ngoài ra, các khoản
chi tiêu của nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước (X) và khoản chi tiêu
mua hàng ở nước ngoài (M). Khi đó, GDP tính theo phương pháp chi tiêu hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng là đồng nhất thức sau:
GDP = C + I + G + X − M
Ví dụ minh họa: xem ví dụ tại mục 2.2.2.1
2.2.2.2.2 Phương pháp phân phối (thu nhập):
Phương pháp này tính toán dựa vào dòng chu chuyển thu nhập bao gồm tất cả các
khoản chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ sau khi trừ các
chi phí trung gian như chi phí khấu hao máy móc thiết bị (De - Depreciation); chi phí thuê
lao động mà gọi chung là tiền lương (W - Wage), chi phí thuê đất đai, nhà xưởng và các tài
sản khác (R – rent) và tiền lãi vay (i - Interest); các loại thuế gián thu phải nộp (Ti – Tax
indirection) và lợi nhuận (Pr- Profit) chi trả cho chủ doanh nghiệp và người hùn vốn. Tóm
lại, GDP tính theo phương pháp phân phối như sau:
GDP = De + W + R + i + Pr +Ti
Ví dụ minh họa: xem ví dụ mục 2.2.2.1
2.2.2.2.3 Phương pháp giá trị sản xuất (giá trị gia tăng: VA – Value added):
GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của từng công đoạn sản xuất trong
các khu vực sản xuất thuộc phạm vi lãnh thổ quốc gia và giá trị gia tăng được hiểu đơn giá
là doanh số trừ chi phí nguyên vật liệu đầu vào của nhà sản xuất khác(không tính chi phí
lao động). Theo SNA Việt Nam, các khu vực sản xuất của Việt Nam chia thành ba ngành
sản xuất:
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng và khai
thác lâm sản, thủy hải sản.
Khu vực công nghiệp và xây dựng bao gồm giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm; ngành công nghiệp chế tạo công nghiệp khai khoáng; ngành sản xuất
nhiên liệu, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; và ngành
xây dựng.
Khu vực dịch vụ bao gồm các dịch vụ hoạt động thương nghiệp, lưu trú, ăn uống,
du lịch và dịch vụ kinh doanh khác. Khi đó, GDP sẽ là:

GDP = ∑ VAi = AVA + IVA + SVA

Trong đó: VAi = Giá trị xuất lượng của doanh nghiệp i – Chi phí trung gian
AVA: giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
IVA: giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
SVA: giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
Giá trị xuất lượng của doanh nghiệp là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và
dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trong năm.
Chi phí trung gian bao gồm các chi phí và dịch vụ mua hàng hóa và dịch vụ đầu
vào cho quá trình sản xuất.
Ví dụ: một nền kinh tế nhỏ Instantrice sản xuất ra ba sản phẩm (gạo, muối và cháo
ăn liền), mỗi sản phẩm được sản xuất bởi một công ty riêng biệt. Sản phẩm của công ty
sản xuất gạo và muối vừa là sản phẩm bán cho người tiêu dùng vừa là các nguyên liệu để
sản xuất ra cháo ăn liền; công ty sản xuất cháo ăn liền sử dụng gạo và muối từ hai công ty
trên để sản xuất ra cháo ăn liền và cháo ăn liền chỉ sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu
dùng . Các thông tin về chi phí sản xuất của ba công ty như sau:
Công ty gạo Công ty muối Công ty cháo ăn liền

Chi phí nguyên liệu 0 VNĐ 0 VNĐ 40 tỷ VNĐ gạo

15 tỷ VNĐ muối

Tiền lương 35 tỷ VNĐ 10 tỷ VNĐ 105 tỷ VNĐ

Giá trị sản phẩm 60 tỷ VNĐ 20 tỷ VNĐ 250 tỷ VNĐ

Hãy xác định GDP của nền kinh tế nhỏ Instantrice.
GIẢI
Vận dụng các cách tính GDP, GDP của nền kinh tế Instantrice:
1. Theo phương pháp chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng ta có:
GDP = (60-40) + (20 – 15) + 250 = 275 tỷ VNĐ
2. Theo phương pháp phân phối ta có:
GDP = (35+10+105) + {(60–35) + (20 – 10) + (250–105–40–15)} = 275 tỷ
VNĐ
3. Theo phương pháp giá trị gia tăng
GDP = (60 – 0) + (20 – 0) + (250 – 40 – 15) = 275 tỷ VNĐ
Từ kết quả cho thấy nếu nền kinh tế không có thuế cả ba cách tính GDP đều cho
cùng một kết quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn GDP theo giá trị sản xuất thực chất là GDP
theo giá yếu tố sản xuất và nhận giá trị chênh lệch so với hai cách tính còn lại là phần thuế
gián thu.
2.2.3. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross national product)
Tổng sản phẩm quốc dân là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất bởicác yếu tố sản xuất của công dân một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường thời kỳ là một năm).
Hay nói cách khác, GNP là tổng thu nhập mà người dân của một quốc gia kiếm
được kể cảtrong nước và ngoài nước, nhưng không bao gồm thu nhập của người nước
ngoài kiếm được ở trong nước và được tính theo cách tính thông qua chỉ số GDP như sau:
GNP = GDP + NIA
Trong đó:
NIA (Net income abroad): thu nhập ròng từ nước ngoài
NIA = Thu nhập từ yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ yếu tố nhập khẩu.
Thu nhập từ yếu tố xuất khẩu là thu nhập của công dân quốc gia tại nước ngoài và
nguồn thu nhập này chủ yếu từ xuất khẩu lao động (kể cả tiền lương và phúc lợi của người
lao động) và thu nhập ròng từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công dân một nước giữ
tài sảnở nước ngoài. Ngược lại, thu nhập từ yếu tố nhập khẩu là thu nhập của người lao
động nước ngoài và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công dân nước ngoài giữ tài sản
trong nước.
Sơ bộ
Một số chỉ tiêu tài khoản quốc gia 2010 2011 2012
2013
ĐVT (Tỷ Đồng theo giá iện hành)
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP/GNI) 2,075,578 2,660,076 3,115,227 3,433,515
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2,157,828 2,779,880 3,245,419 3,584,262
Thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài
(NFA/NFFI) -82,250 -119,804 -130,192 -150,746
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
Sự khác biệt của GNP và GDP sẽ được trình bày thông qua ví dụ sau: người Việt
Nam sang Hàn Quốc làm việc, thu nhập người này kiếm được ở Hàn Quốc được tính vào
GDP của Hàn Quốc vì người này đang làm việc tại Hàn Quốc, nhưng khoản thu nhập này
không được tính vào GNP của Hàn Quốc mà tính vào GNP của Việt Nam vì người này
không mang quốc tịch Hàn Quốc. Một ví dụ khác, lợi nhuận kiếm được của Metro Việt
Nam là một phần của GDP Việt Nam, nhưng lợi nhuận này là một phần của GNP Đức vì
lợi nhuận này là thu nhập từ vốn của nhà đầu tư người Đức.
2.2.4.Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product)
Sản phẩm quốc dân ròng đo lường giá trị sản phẩm cuối cùng của phần có giá trị
sáng tạo mới do công dân của một quốc gia sản xuất ra trong thời kỳ nhất định.

NNP = GNP - De
2.2.5.Thu nhập quốc dân (NI- National Income)
Thu nhập quốc dânlà tổng yếu tố thu nhập của công dân một quốc gia vàđược đo
lườngtheo giá yếu tố sản xuất.
NI = NNP − Ti
Qua đó có thể nhận thấy sự khác biệt giữa tổng thu nhập quốc dân (GNP) và thu
nhập quốc dân (NI) là GNP tính theo giá thị trường vàtrong NI giá trị khấu hao đã được
giảm trừ.
2.2.6. Thu nhập cá nhân (PI - Personal Income)
Thu nhập cá nhân là lượng thu nhập của mỗi người dân trước thuế cá nhân bao
gồm một phần hộ gia đình nhận được từ hoạt động cho thuê mướn các yếu tố sản xuất kể
cả sức lao động và phần còn lại nhận được do chuyển nhượng phúc lợi xã hội của chính
phủ và doanh nghiệp.
PI = NI − 𝑃𝑟 𝑛ộ𝑝+𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑎 − Ti + Tr
2.2.7. Thu nhập khả dụng (DI - Diposable Income)
Thu nhập khả dụng là thu nhập cuối cùng mà mỗi cá nhân có toàn quyền sử dụng
và DI thường là khoản tạo nên lượng tiêu dùng của hộ gia đình (C) và tiết kiệm (S-
Saving) của nền kinh tế.
DI = PI − Thuế cá nhân
2.2.8. Các chỉ tiêu khác
Ngoài một số chỉ tiêu nằm trong hệ thống SNA như đã trình bày bên trên, năm
1972 các nhà kinh tế đưa ra thêm chỉ tiêu khác đo lường sự thịnh vượng của người dân của
một quốc gia là chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng (NEW do hai nhà kinh tế W.D Nordhous và
J.Torbin) và Jigme Singye Wangchuck (nhà vua đời thứ 4 của Bhutan) đề xuất tổng hạnh
phúc quốc dân (GNH).
Chỉ tiêu phúc lợi ròng (NEW – Net Economic Wefare) được tính như sau:
NEW = GNP + giá trị thời gian nhàn rỗi + giá trị của những sản phẩm và dịch vụ
tự làm – chi phí ngoại tác (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông,…)
Chỉ tiêu tổng hạnh phúc quốc dân (GNH – Gross National Happiness) dựa trên 4
giá trị cốt lõi là thúc đẩy phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo
tồn môi trường tự nhiên và thiết lập nền quản trị tốt.
Rõ ràng các chỉ tiêu NEW và GNH đo lường tốt sự thịnh vượng của một quốc gia
nhưng việc định lượng các chi phí ngoại tác cũng như đo lường 4 giá trị của GNH khó
khăn nên chỉ số GNP và GDP được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
* Lưu ý: riêng đối với cấp tỉnh và thành phố của Việt Nam dùng chỉ số tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) để đo lường giá trị mới tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ
được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (quý, 6 tháng, 9
tháng, năm). Tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Mục
đích của việc dùng chỉ số GRDP nhằm tránh bất cập về số liệu công bố tổng sản phẩm sản
xuất tại các địa phương luôn cao hơn số liệu công bố về tổng sản phẩm của cả nước. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch này do bộ phân thống kê cấp địa
phương có những hạn chế nguồn dữ liệu thu thập nên dẫn đến việc tính trùng đặc biệt đối
với doanh nghiệp có nhiều cơ sở đặt tại các địa phương khác nhau. Ngoài ra, phương pháp
tính toán chỉ số GRDP phổ biến cấp tỉnh/thành phố hiện nay là phương pháp sản xuất.
Công thức tính chỉ số GRDP theo phương pháp sản xuất như sau:
GRDP = Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành + Thuế nhập khẩu
của tỉnh/thành phố - Trợ cấp sản xuất.
2.3. GIÁ TRỊ THỰC VÀ DANH NGHĨA
Giá trị danh nghĩa (nominal value) đo lường giá trị sản lượng trong một thời kỳ
nhất định theo giá của kỳ thực hiện báo cáo (tháng/quý/năm hiện hành).
Giá trị thực (real value) đo lường giá trị sản lượng trong một thời kỳ nhất định theo
giá năm gốc và năm gốc thường được chọn là năm có ít biến động của các điều kiện ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nền kinh tế.
Vì vậy, so với chỉ tiêu danh nghĩa thì chỉ tiêu thực phản ánh tốt sự thay đổi của các
hoạt động trong nền kinh tế vì chỉ tiêu thực loại bỏ yếu tố giá chỉ so sánh mức độ tăng
giảm về mặt sản lượng sản xuất ra tại năm hiện hành so với năm gốc. Để tính mức độ
thịnh vượng của nền kinh tế có thực sự tăng hay không thường dùng chỉ tiêu GDP thực
hoặc GNP thực.
Ví dụ: một nền kinh tế SmartFood sản xuất ba mọi sản phẩm sau: điện thoại di
động, gạo và cháo ăn liền. Số liệu về giá cả và sản lượng của từng loại sản phẩm trong 3
năm 2012, 2013 và 2014 tại quốc gia SmartFood như sau
Điện thoại di động Gạo Quần áo
Năm Giá Số lượng Giá Số lượng Giá Số lượng
(VNĐ/Cái) (Cái) (VNĐ/kg) (Kg) (VNĐ/Cái) (Cái)
2012 6.000 35.000 12 6.000.000 300 90.000
2013 8.000 40.000 13 6.500.000 350 95.000
2014 9.000 30.000 13 7.000.000 360 85.000
Xác định GDP danh nghĩa và thựctrong ba năm, sử dụng giá của năm 2012.
GIẢI
GDP danh nghĩa:
GDP2012 = 6.000x35.000 + 12x6.000.000 + 300x90.000 = 309.000 ngàn VNĐ
GDP2013 = 8.000x40.000 + 13x6.500.000 + 350x95.000 = 437.750 ngàn VNĐ
GDP2014 = 9.000x30.000 + 13x7.000.000 + 360x85.000 = 289.500 ngàn VNĐ
GDP thực:
GDP2013 = 6.000x40.000 + 12x6.500.000 + 300x95.000 = 346.500 ngàn VNĐ
GDP2014 = 6.000x30.000 + 12x7.000.000 + 300x85.000 = 289.500 ngàn VNĐ
Từ kết quả tính toán, nếu xétchỉ tiêu danh nghĩa có thể kết luận rằng GDP năm
2014tăng so với năm 2013. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán chỉ tiêu thực thì tổng sản
lượng quốc nội năm 2014 giảm so với năm 2013.

2.4. CÁN CÂN THANH TOÁN


Cán cân thanh toán (balance of payments) là bản ghi chép tất cả các giao dịch kinh
tế giữa công dân, doanh nghiệp và chính phủ của một quốc gia với các nước còn lại của
thế giới trong một thời kỳ nhất định (thường 1 năm). Hệ thống tài khoản của BOP có thể
được chia thành hai loại tài khoản chính: (1) tài khoản vãng lai (current account, CA)bao
gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thu nhập từ yếu tố xuất khẩu và nhập
khẩu, (2) tài khoản vốn (capital account) gồm các dòng vốn vào và dòng vốn ra. Hay BOP
là bảng trình bày tóm tắt cầu và cung tiền tệ của một quốc gia về nhu cầu ngoại tệ của một
quốc gia và nhu cầu tiền của một quốc gia ở nước ngoài, và (3) các khoản mục viện trợ
khác (ODA). Cho nên, bảng BOP nhằm làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu cạnh
tranh của một quốc gia. Cán cân thanh toán cân bằng khi dòng ngoại tệ vào bằng với dòng
ngoại tệ ra, cụ thể như sau:

BOP = CA + KA + ODA = 0

2.4.1. Tài khoản vãng lai (CA - current account)


Tài khoản vãng lai được xác định bằng tổng cán cân thương mại (xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ), thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA – Net income abroad)
và chuyển nhượng ròng (Net tranfers).

CA = X - M + NIA + NTR
Chuyển nhượng ròng (NTR) là các khoản viện trợ nước ngoài vào trong nước và từ
trong nước viện trợ ra nước ngoài.
Nếu tài khoản vãng lai đạt giá trị dương (thặng dư) chỉ ra quốc gia này cho vay
ròng với các quốc gia còn lại của thế giới. Trong khi nếu chỉ số này âm (thâm hụt) chỉ ra
rằng quốc gia này đang mượn ròng từ các quốc gia khác trên thế giới.
2.4.2. Tài khoản vốn (KA – capital account)
Tài khoản vốn là dòng vốn đầu tư quốc tế của khu vực công và tư nhân vào và ra
của một quốc gia. Tài khoản vốn cho thấy sự thay đổi tài sản sở hữu ròng của một quốc gia
tại một thời điểm. Tài khoản vốn bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – foreign
direct investment), danh mục đầu tư nước ngoài (FPI – foreign portfolio investment), các
khoản đầu tư khác và dự trữ ngoại tệ. Tài khoản vốn là hàm số phụ thuộc vào lãi suất trong
nước (r) và lãi suất nước ngoài (r*).
KA = f(r-r*)
Nếu lãi suất trong nước lớn hơn lãi suất nước ngoài dòng vốn đi vào và ngược lại.
Tài khoản vốn thặng dư khi dòng vốn vào nhiều hơn so với dòng vốn ra, và dòng vốn vào
đại diện các khoản vay mượn hay bán tài sản. Tài khoản vốn thâm hụt dòng vốn ra quốc
gia này nhiều hơn so với nhận nên quốc gia này đang gia tăng quyền sở hữu tài sản ở nước
ngoài.
2.4.3. Khoản viện trợ chính thức
Ngoài hai tài khoản chính là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn trong BOP còn ghi
nhận các khoản viện trợ chính thức. Theo tiêu chí của DAC (Development assistance
committee), các khoản viện trợ chính thức là hình thức đầu tư nước ngoài nhằm vào mục
tiêu hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vànâng cao phúc lợi cho các quốc gia đang phát
triển, và các khoản viện trợ này luôn có phần viện trợ không hoàn lại thấp nhất 25%. Theo
quy ước, dòng vốn viện trợ chính thức bao gồm sự đóng góp của cơ quan chính phủ các
nước tài trợ cho các quốc gia nhận viện trợ. Chẳng hạn, ngân hàng Tokyo Mitsubishi cho
vay thương mại để xây dựng đường cao tốc TPHCM – Trung Lương không phải là viện
trợ, nhưng một khoản trợ cấp từ chính phủ Nhật Bản cho vay để xây dựng đường cao tốc
đây là khoản viện trợ chính thức.
Các hình thức viện trợ chính thức theo tiêu chí của DAC bao gồm viện trợ phát
triển chính thức (official development assistance, ODA), viện trợ chính thức (official
assistance, OA) và viện trợ tự nguyện tư nhân (private voluntary assistance). Trong đó,
ODA là khoản viện trợ lớn nhất bao gồm viện trợ của chính phủ các nước tài trợ dành cho
các nước thu nhập thấp và trung bình. OA là khoản viện trợ chính thức của chính phủ tài
trợ cho các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 9.000USD. Viện trợ tự
nguyện tư nhân là các khoản trợ cấp từ các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tôn giáo, các
tổ chức từ thiện, các quỹ và các công ty tư nhân.
TÓM TẮT CHƯƠNG
Chương này đã cung cấp đầy đủ thông tin cách thức đo lường chỉ tiêu sản phẩm
quốc gia và sự chuyển dịch của các luồng tiền tệ cũng như luồng hàng hóa giữa các quốc
gia. Trong đó, GDP là chỉ tiêu đo lường tổng sản phẩm quốc nội quan trọng nhất ảnh
hưởng đến kết quả của tất cả các chỉ tiêu đo lường sản phẩm, thu nhập một quốc gia. Bên
cạnh đó, điều đáng được quan tâm trong quá trình đo lường các chỉ tiêu này không chỉ
theo giá thị trường hay giá yếu tố sản xuất của năm hiện hành (còn gọi là chỉ tiêu danh
nghĩa) mà còn xác định theo giá năm gốc (còn gọi là chỉ tiêu thực). Bởi lẽ, chỉ tiêu thực
mới phản ánh tốt nhất sự tăng trưởng lượng hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia vì đã
loại sự gia tăng của mức giá trong nền kinh tế. Mặc dù, chỉ tiêu GDP được đo lường bằng
nhiều phương pháp để tránh sai sót nhưng vẫn còn hạn chế đối với hàng hóa và dịch vụ
giao dịch không thông qua thị trường, tự cung tự cấp trong nền kinh tế (còn gọi là giao
dịch ngầm trong nền kinh tế). Ngoài ra, đối với việc đo lường giá trị tổng sản phẩm của
quốc gia khi có giao dịch với nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác nhau tạo ra sai sót về
tỷ giá nên các giao dịch hàng hóa và dịch vụ xuyên quốc gia được thể hiện trong cán cân
thanh toán (BOP).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


A. Câu hỏi ôn tập
Câu 1.Hãy nhận xét đúng hoặc sai các câu phát biểu bên dưới và giải thích sự lựa chọn
của Anh/Chị:
a. GDP danh nghĩa được đo lường bởi sản lượng hiện hành và giá hiện hành, GDP
thực được đo bởi giá của một năm cho trước nào đó.
b. GDP là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh
tế.
c. Khi thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài bằng 0 thì GDP bằng GNP.
d. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình bằng GDP trừ đi khấu hao.
e. GDP tính theo giá yếu tố chi phí sản xuất bằng GDP thực.
Câu 2. Hãy giải thích mỗi giao dịch sau đây sẽ ảnh hưởng thế nào đến GDP Việt Nam?
Những yếu tố cấu thành nào của GDP sẽ chịu ảnh hưởng (nếu có)?
a. Hãng đại lý Honda (chuyên bán Honda nhập khẩu) tại TPHCM giảm 500 tỷ đồng
lượng hàng tồn kho của hãng.
b. Chính phủ tăng 10% lương cho giáo viên các trường công lập.
c. Ông A bán lại 100 cổ phiếu của 1 công ty cổ phần.
d. Do thay đổi công tác, Ông A đã bán một ngôi nhà ở Hà Nội trong năm.
e. Nhà máy bia Sài Gòn sản xuất bia 333 và bán cho một khách hàng ở Phnom Penh,
Combodia
B. Bài tập
Câu 3. Một nền kinh tế giả định có 3 doanh nghiệp, doanh nghiệp A chuyên sản xuất sản
phẩm trung gian; doanh nghiệp B chuyên sản xuất sản phẩm đầu tư; doanh nghiệp C
chuyên sản xuất tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp A được bán cho doanh nghiệp B
và C và được 2 doanh nghiệp này sử dụng hết vào sản xuất. Giá trị sản xuất của doanh
nghiệp A trong năm là 350 tỷ đồng, của doanh nghiệp B là 450 tỷ đồng; của doanh nghiệp
C là 600 tỷ đồng. Hãy tính giá trị đóng góp của doanh nghiệp B và C vào GDP của nền
kinh tế.
Câu 4. Theo số liệu thống kê năm 2014 trên lãnh thổ quốc gia có các chỉ tiêu như sau:
tổng đầu tư 300, đầu tư ròng 100, tiền lương 460, tiền thuê đất 70, tiền trả lãi vay 50, lợi
nhuậnlà 120, thuế gián thu 100, thu nhập ròng từ nước ngoài 100.Chỉ số giá năm 2010 là
150(%) và chỉ số giá năm 2009 là 120(%).
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường.
b. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường và giá yếu tố sản xuất.
c. Tính GNP thực năm 2010.
d. Tính thu nhập quốc dân.
Câu 5. Một nền kinh tế có các dữ liệu như sau:
Chi tiêu tiêu dùng: 80.000
Thu nhập từ cho thuê tài sản: 2.000
Thu nhập ròng từ nước ngoài: -4.000
Mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: 15.000
Thuế gián thu: 2.000 Lợi nhuận: 18.000
Khấu hao: 6.000 Đầu tư ròng: 12.000
Xuất khẩu: 30.000 Tiền lương: 70.000
Nhập khẩu: 35.000 Lợi tức cho vay: 10.000
Thuế trực thu: 10.000 Chuyển giao: 5.000
a. Tính GDP theo giá thị trường bằng 2 phương pháp chi tiêu và phân phối.
b. Tính GNP theo giá thị trường và giá yếu tố sản xuất, thu nhập quốc dân và thu nhập
khả dụng (Giả định nền kinh tế không có lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận phải nộp chỉ
bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế trực thu bao gồm thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân).

Phần C. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam năm 1989?
Doanh thu của:
A. Một chiếc điện thoại di động thông minh sản xuất tại Trung Quốc năm 1989
B. Dịch vụ cắt tóc
C. Dịch vụ của công ty môi giới chứng khoán
D. Một ngôi nhà xây dựng năm 1988 và được bán lần đầu tiên trong năm 1989
Câu 2. Khoản chi tiêu 1.000USD mua một chiếc Apple được sản xuất tại Trung Quốc
của bạn được tính vào GDP của Việt Nam như thế nào:
A. Đầu tư tăng 1.000USD và xuất khẩu ròng tăng 1.000USD
B. Tiêu dùng tăng 1.000USD và xuất khẩu ròng giảm 1.000USD
C. Nhập khẩu tăng 1.000USD và xuất khẩu ròng giảm 1.000USD
D. Nhập khẩu tăng 1.000USD
Câu 3 Thước đo tốt nhất mức sống của người dân của một quốc gia là
A. GDP thực bình quân đầu người
B. GDP thực
C. GD danh nghĩa bình quân đầu người
D. GDP danh nghĩa
Câu 4. Hạng mục nào sau đây không được tính vào GNP
A. Lương cán bộ công nhân viên biên chế của Ủy ban cấp huyện
B. Chi trả bảo hiểm thất nghiệp
C. Chi tiền lương nhân viên dịch vụ công ích
D. Chi tiêu vào nhu cầu giải trí nghỉ ngơi
Câu 5. Cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ thay đổi khi
A. Lãi suất trong nước thay đổi C. Sản lượng quốc gia thay đổi
B. Tỷ giá hối đoái thay đổi D. Các câu trên đều đúng
Câu 6. Tất cả các yếu tố dưới đây là bộ phận của thu nhập quốc dân (NI) ngoại trừ:
A. Tiền lương cán bộ của Phòng kinh tế cấp huyện
B. Tiền lương của nhân viên làm cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
C. Tiền trả lãi vay của doanh nghiệp
D. Tiền lương của những người hưu trí
Câu 7. Trong nến kinh tế đơn giản (nền kinh tế đóng và không có chính phủ):
A. Ngân sách cân bằng C. Thuế bằng 0
B. Cán cân thương mại cân bằng D. Các câu trả lời đều sai
Câu 8. GDP tính bằng phương pháp giá trị gia tăng bằng
A. Tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước
B. Tổng giá trị gia tăng của toàn bộ các ngành trong nền kinh tế
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trừ khấu hao
D. Tổng chi phí tăng thêm của các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và v.v
Câu 9.GNP tính theo giá thị trường và GNP tính theo giá yếu tố sản xuất khác nhau
A. Thuế trực thu B.Thuế gián thu
B. Khấu hao D. Trợ cấp
Câu 10. Khoản nào trong các khoản chi tiêu của chính phủ không được tính vào GDP
A. Chi quốc phòng C. Chi lương cán bộ trực thuộc trung ương
B. Chi đầu tư cơ sở hạ tầng D. Trợ cấp người già neo đơn
Câu 11. Nếu GDP=800, tiêu dùng C=500, thuế T=100 và chi tiêu chính phủ G=100 thì
A. S = 400 và I = 200 C. S = 200 và I = 400
B. S = 200 và I = 200 D. S = 100 và I = 100
Câu 12. GDP danh nghĩa của năm 2003 lớn hơn GDP danh nghĩa của năm 2002 có nghĩa là (1đ):
A. Sản lượng tăng
B. Sản lượng không đổi
C. Sản lượng giảm
D. Sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi vì thông tin này chưa đủ để biết về sản
lượng thực tế.
Câu 13: Nếu công ty Honda ViệtNam mua bánh xe từ Casumina trị giá 100 triệu đồng và trả tiền
thuê lao động Việt Nam là 50 triệu đồng để sản xuất ra những chiếc xe bán cho người tiêu dùng
với tổng giá trị là 300 triệu đồng thì giá trị đóng góp của Cty Honda Việt Nam vào GDP Việt Nam
là:
A. 300 triệu đồng C. 200 triệu đồng
B. 150 triệu đồng D. 50 triệu đồng
Câu 14: Tại mức sản lượng cân bằng Y = 5300 tỷ đồng, tiêu dùng hộ gia đình là 4030 tỷ
đồng, đầu tư là 1100 tỷ đồng, xuất khẩu là 820 tỷ đồng, nhập khẩu là 1550 tỷ đồng. Chi
tiêu chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ ở mức sản lượng cân bằng là:
A. 9700 C. 900
B. 8960 D. Thiếu thông tin để xác định.
Câu 15: GNP theo giá thị trường bằng:
A. GDP theo giá thị trường cộng thu nhập ròng từ nước ngoài
B. GDP theo giá thị trường trừ thu nhập ròng từ nước ngoài
C. Sản phẩm quốc dân ròng cộng khấu hao
D. Cả A và C đều đúng
Câu 16: GDP thực tế đo lường theo mức giá …, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức
giá ….:
A. Năm gốc, Năm hiện hành C. Quốc tế, Trong nước.
B. Năm hiện hành, Năm gốc D. Của hàng hóa trung gian, Của hàng hóa cuối cùng
Câu 17: Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 1000 và cChi tiêu chính phủ cho hàng hóa và
dịch vụ ở mức sản lượng bằng 900 và chi chuyển nhượng bằng 200. Ngân sách sẽ
A. Thặng dư 300 C. Thặng dư 100
B. Thâm hụt 300 D. Thâm hụt 100
Câu 18: Muốn tính GNP từ GDP chúng ta phải
A. Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài
B. Cộng với xuất khẩu ròng
C. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ
D. Cộng với thuế gián thu ròng
Câu19: Khoản mục nào sau đây không phải là một thành phần của GDP theo phương
pháp phân phối:
A. Thu nhập của người lao động
B. Lợi nhuận công ty
C. Chi tiêu của hộ gia đình
D. Thu nhập của người nông dân
Câu 20. Hàng hóa trung gian là hàng hóa được:
A Mua trong năm nay nhưng sử dụng cho những năm sau
B. Bán cho nguời tiêu dùng cuối cùng
C. Sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác
D. Được tính trực tiếp vào GDP
CHƯƠNG 3
TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG

Chương 3 trình bày các khái niệm và cấu trúc của tổng cầu, tổng cung và sản lượng
cân bằng trong nền kinh tế. Sau khi học xong chương 3, sinh viên có thể phân tích các
thành phần của tổng cầu (AD), tổng cung (AS), phân tích sự hình thành của sản lượng cân
bằng và sự thay đổi của điểm cân bằng. Người học cũng biết khái niệm, cách tính số nhân
tổng cầu, ứng dụng của số nhân tổng cầu khi muốn tính toán thay đổi của tổng cầu để làm
thay đổi sản lượng quốc gia. Người học cũng phân tích được những tác động của việc thay
đổi (cú sốc) của tổng cầu và tổng cung làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như
thất nghiệp, lãi suất, lạm phát.

3.1.TỔNG CẦU (AD)


3.1.1. Thành phần của tổng cầu
Tổng cầu (AD-Aggregate Demand) là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các
tác nhân trong nền kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kỳ nhất định.
Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ:
tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption), đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment),
chi tiêu về hàng hoá dịch vụ của chính phủ (G: Government expenditures),và xuất khẩu
ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu (EX: export) và nhập khẩu ( IM:
import).
AD = C + I + G + (X- M).
3.1.1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm
- Khảo sát hàm tiêu dùng
Tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập khả dụng C= f(Yd)
Hàm tiêu dùng tuyến tính: C=C0+CmYd
C0: chi tiêu tự định (C0>0)
Cm: khuynh hướng tiêu dùng biên. Còn có ký hiệu là MPC (Marginal Propensity to
Consume); phản ánh thay đổi của chi tiêu khi thu nhập khả dụng Yd thay đổi 1 đơn vị.
∆𝐂
𝐂𝐦 = ∆𝐘
𝐝

0<Cm<1: tốc độ tăng của tiêu dùng nhỏ hơn tốc độ tăng của Yd
Hình 3.1: Đồ thị hàm tiêu dùng

- Khảo sát hàm tiết kiệm


Hàm tiết kiệm: S = S0 + SmYd(s0 = - c0 )
S0: tiết kiệm tự định
Sm: khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS- Marginal Propensity to Saving); phản ánh
∆𝐒
thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị. 𝐒𝐦 = ∆𝐘
𝐝

Hình 3.2: Đồ thị hàm tiết kiệm


- Mối liên hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm
Tổng thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình Yd bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng và tiết
kiệm.
Biểu diễn mối quan hệ như sau: Yd = C+ S hay S = Yd – C hay C = Yd - S
Ta có các quan hệ sau:
C0 = - S0 hay S0 = - C0
Cm = 1- Sm hay Sm = 1- Cm
3.1.1.2. Đầu tư
- Khảo sát hàm đầu tư
Đầu tư (I- Investment) là lượng tiền để mua sắm nhằm tạo lập vốn hiện vật và hàng
tồn kho. Gồm đầu tư ròng (mua mới) và khấu hao (bù đắp hao mòn tài sản cố định).
I= IN + De
IN: Net Investment – Đầu tư ròng: là đầu tư để mua mới
De: Depreciation – Khấu hao: lượng tiền để bù đắp hao mòn tài sản cố định
Trong mô hình đơn giản với giả thiết không có thị trường tiền tệ, ta chỉ sử dụng hàm đầu
tư theo sản lượng, thì hàm đầu tư tuyến tính biểu diễn bằng biểu thức: I=I0+ImY
I0: đầu tư tự định
Im: đầu tư biên theo sản lượng. Còn gọi là MPI (Marginal Propensity to
∆𝑰
Investment) ; phản ánh thay đồi của đầu tư khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị 𝑰𝒎 = ∆𝒀

Hình 3.3: Đồ thị hàm đầu tư


Trong mô hình có thị trường tiền tệ, đầu tư là một hàm theo sản lượng và lãi suất:
I=I0+ImY+Imr r.
Imr : đầu tư biên theo lãi suất; phản ánh thay đổi của đầu tư khi lãi suất thay đối 1
∆𝑰
đơn vị. (Imr<0: đầu tư và lãi suất thay đổi ngược chiều nhau). 𝑰𝒓𝒎 = ∆𝒓

- Tính hiệu quả của đầu tư


Để đo lường tính hiệu quả của đầu tư, người ta thường dùng chỉ số ICOR. Đây là
viết tắt các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Incremental Capital - Output Ratio.
ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất
định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Trong tiếng Việt, ICOR
còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản
lượng tăng thêm.
∆𝐊
Công thức: 𝐈𝐂𝐎𝐑 = ∆𝐘

∆K: thay đổi của đầu tư trong kỳ. ∆K= Kt - Kt-1


∆Y: thay đổi của sản lượng trong kỳ. ∆Y= Yt - Yt-1
Lưu ý:
+ Gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn
đầu tư. Chính vì thế, khi tính ICOR người ta thường giả định:
- Mọi yếu tố khác không thay đổi
- Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng
+ Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém
hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa
các thời kỳ dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và
lao động ít khi giống nhau. Điều này càng đúng khi so sánh các nền kinh tế khác
nhau.
3.1.1.3. Chi tiêu của chính phủ
Chi: Phần chi của chính phủ gồm hai phần:
 Chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ (G)
 Chi chuyển nhượng (Tr)
Hàm chi tiêu theo sản lượng: G=f(Y) là một hàm hằng, vì G được ấn định trong kế
hoạch ngân sách: G=G0
Hình 3.4: Đồ thị hàm chi tiêu của chính phủ

Thu: Nguồn thu của chính phủ là thuế Tx


Tx - Tr =TN gọi là thuế ròng (để gọn, dùng ký hiệu T). Hàm thuế ròng theo sản lượng là 1
hàm đồng biến: T = T0 + TmY

Hình 3.5: Đồ thị hàm thuế ròng

3.1.1.4. Xuất khẩu và Nhập khẩu


- Xuất khẩu (Export, ký hiệu X): Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu trong một
thời kỳ.
Hàm xuất khẩu: Hàm xuất khẩu theo sản lượng X=f(Y) là một hàm hằng vì lượng mua của
nước ngoài không phụ thuộc vào sản lượng X=X0
Hình 3.6: Đồ thị hàm xuất khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu bao
gồm:
Thu nhập của nước ngoài: Thu nhập của nước ngoài tăng (tăng trưởng kinh tế của
nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ),
thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá trị hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ, khi quy
đổi về tiền nội tệ trở nên cao hơn.
- Nhập khẩu (Import, ký hiệu M): Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu trong một
thời kỳ.
Hàm nhập khẩu: Hàm nhập khẩu theo sản lượng M=f(Y) là một hàm đồng biến vì
khi sản lượng tăng thì nhập khẩu tăng: M = M0+MmY
M0: Nhập khẩu tự định
Mm: Nhập khẩu biên. Còn gọi là MPM – Marginal Propensity to Import. Thể hiện
∆𝐌
số đơn vị tăng của nhập khẩu khi sản lượng tăng 1 đơn vị. 𝐌𝐦 = ∆𝐘
Hình 3.7: Đồ thị hàm nhập khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu: Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập trong nước
và vào tỷ giá hối đoái.
Thu nhập trong nước: Thu nhập của người dân trong nước càng cao (sản lượng tăng)
thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Điều này thể hiện ở
hàm nhập khẩu ở trên.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ trở nên mất giá so với đồng ngoại
tệ), thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu
giảm đi.

3.1.1.5. Hàm tổng cầu theo sản lượng


Khi cộng tất cả các thành phần của tổng cầu, ta có: AD= C+ I+ G +X- M
Và được hàm tổng cầu: AD= A0 + AmY
Trong đó: A0 = C0 + I0 + G0 + X0 - M0 – CmT0
Am = Cm (1- Tm ) + Im – Mm
A0 gọi là tổng cầu tự định (autonomous aggregate demand) không phụ thuộc vào sản
lượng.
Am gọi là tổng cầu biên (marginal aggregate demand), hay chi tiêu biên (marginal
expenditure), phản ánh sự thay đổi của tổng cầu, tức tổng chi tiêu cho việc mua sắm hàng
hoá dịch vụ, khi sản lượng thay đổi một đơn vị .
Tích AmY gọi là tổng cầu kéo theo (induced aggregate demand) hoặc chi tiêu ứng dụ
(induced expenditure) là sự thay đổi của tổng cầu do sự thay đổi của sản lượng gây ra.

3.1.1.6. Số nhân của tổng cầu và chính sách tài khóa


- Công thức tính và ý nghĩa của số nhân
Số nhân của tổng cầu là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi tổng
∆𝐘
cầu thay đổi 1 đơn vị. 𝐤 = ∆𝐀𝐃
𝟏 𝟏
Công thức tính số nhân tổng cầu: 𝐤 = 𝟏−[𝐂 hay 𝐤 = 𝟏−𝐀
𝐦 (𝟏−𝐓𝐦 )+𝐈𝐦 −𝐌𝐦 ] 𝐦

- Chính sách tài khóa:


Mục tiêu: ổn định, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải
Công cụ: thuế, chi tiêu chính phủ
Nguyên tắc thực hiện:
o Khi nền kinh tế suy thoái: áp dụng chính sách tài khoá mở rộng (tăng chi ngân sách,
giảm thuế)
- Khi tăng G: AD tăng, sản lượng Y tăng
- Khi giảm T: Yd tăng, tiêu dùng C tăng, tổng cầu AD tăng, sản lượng Y tăng.
Khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, ngân sách sẽ có chiều hướng thâm hụt.

o
450

AD2
E1
AD1

Yp
Hình 3.7: Sự dịch chuyển của đường tổng cầu và thay đổi của sản lượng cân bằng

o Khi nền kinh tế có lạm phát cao: áp dụng chính sách tài khoá thu hẹp (giảm chi ngân
sách, tăng thuế)
- Khi giảm G: AD tăng => Y giảm
- Khi tăng T: Yd tăng , C giảm, AD tăng => Y giảm
Ngân sách sẽ có khuynh hướng thặng dư
Trong dài hạn, ngân sách sẽ cân đối theo chu kỳ.
3.1.2. Đường tổng cầu theo giá
3.1.2.1 Khái niệm:
Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá
chung.Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiều với
mức giá chung của nền kinh tế. AD = f(P)

AD

Hình 3.8: Đường tổng cầu theo giá.


3.1.2.2 Sự hình thành đường tổng cầu

Hình 3.9: Sự hình thành đường tổng cầu theo giá

• Cho P thay đổi, các yếu tố khác không đổi


• Ban đầu tổng cầu tự định là A0 thị trường hàng hoá cân bằng ở bất cứ điểm nào
̅
trên đường IS. Còn thị trường tiền tệ với mức cung tiền cho trước là M
• Với mức giá P0 thị trường tiền tệ cân bằng trên đường LM0; điểm cân bằng
E0(r0,Y0)
• Với mức giá P1 điểm cân bằng là E1(r1,Y1) ...
• Đường AD là tập hợp các phối hợp của mức giá và sản lượng mà tại đó thị trường
hàng hoá và thị trường tiền tệ luôn cân bằng.
3.1.2.3 Tính chất của đường tổng cầu
Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng ngược chiều
đến tổng cầu.
3.1.3 Giải thích độ dốc âm của đường tổng cầu
Độ dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
Mức giá và tiêu dùng - hiệu ứng của cải: ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm
tăng giá trị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một khối lượng
tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước.
Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất: khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ ít tiền
hơn để mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn. Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay
nhiều hơn. Điều này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay
tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị, khi đó tổng cầu sẽ tăng.
Mức giá và xuất khẩu ròng - Hiệu ứng thay thế quốc tế: trong nền kinh tế mở, sự
giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại.
Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; khi đó tổng cầu tăng.
Cả ba hiệu ứng này hàm ý rằng, với mọi yếu tố khác giữ nguyên, có một mối quan hệ
ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hoá dịch vụ được yêu cầu. Nói cách khác
đường tổng cầu có độ dốc âm.
3.1.4 Ba tác động của mức giá đối với đường tổng cầu
3.1.4.1 Tác động tiền thực
Là tác động của sự thay đổi trong khối tiền thực đối với GDP thực yêu cầu
– Khối lượng tiền danh nghĩa là tổng số tiền trong nền kinh tế
– Khối lượng tiền thực là khối lượng sản phẩm dịch vụ mua được với tiền
danh nghĩa
– Mức giá tăng có nghĩa là khối lượng tiền thực giảm, làm giảm tổng cầu
– Mức giá giảm làm tăng khối lượng tiền thực, làm mức cầu về sản phẩm
dịch vụ tăng lên
3.1.4.2 Tác động thay thế mang tính thời gian
Đó là sự thay thế sản phẩm mua được bây giờ bằng sản phẩm sẽ mua được trong
tương lai, hoặc ngược lại
Mức giá thay đổi lầm thay đổi khối lượng tiền thực
Khối lượng tiền thực thay đổi làm thay đổi lãi suất
Lãi suất thay đổi làm thay đổi lượng tiền vay mượn và chi tiêu, đầu tư
– Mức giá giảm:
• Khối lượng tiền thực tăng: cung tiền tăng
• Cung tiền tăng đãn đến lãi suất giảm
• Lãi suất giảm đẫn đến vay mượn nhiều, khuyến khích chi tiêu và
đầu tư ngay trong hiện tại
• Các thành phần của tổng cầu tăng làm tổng cầu tăng
– Mức giá tăng:
• Khối lượng tiền thực giảm: cung tiền giảm
• Cung tiền giảm làm lãi suất tăng
• Khi lãi suất tăng: dân cư và doanh nghiệp sẽ hạn chế vay, chi tiêu và
đầu tư bị hoãn lại
• Chi tiêu tiêu dùng và đầu tư giảm làm tổng cầu giảm
3.1.4.3 Tác động thay thế mang tính quốc tế
Là sự thay thế các sản phẩm nội địa bằng các sản phẩm nhập khẩu. Cơ chế thay đổi
như sau:
- Khi mức giá giảm, sản phẩm sản xuất nội địa rẻ hơn cùng loại (và cùng chất
lượng) sản xuất ở nước ngoài (xem như tỉ giá hối đoái tăng). Xuất khẩu tăng, nhập
khẩu giảm. Cuối cùng làm tăng tổng cầu
- Khi mức giá tăng: tỉ giá hối đoái giảm, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá sản
xuất trong nước, khi ấy xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Cuối cùng là tổng cầu
giảm.
3.1.5 Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu
Ta thấy GDP thực yêu cầu nghịch biến với mức giá. Những tác động của sự thay
đổi mức giá lên GDP thực yêu cầu được biểu thị bởi một chuyển động dọc theo đường
tổng cầu, không tạo ra một dịch chuyển nào đối với đường tổng cầu trên đồ thị và biểu
tổng cầu. Nhưng trong thực tế biểu tổng cầu và đường cầu không phải là cố định. Có nhiều
yếu tố tác động làm thay đổi tổng cầu:
3.1.5.1 Thay đổi tổng cầu do các nhân tố cấu thành IS
- Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Bất cứ một sự kiện nào làm thay đổi
tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Một trong
những chính sách có ảnh hưởng đến tiêu dùng là mức thuế. Khi chính phủ cắt giảm thuế,
mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang
phải. Khi chính phủ tăng thuế mọi người tiêu dùng ít hơn, làm cho đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của
các doanh nghiệp tại mỗi mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Nếu
các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lạc quan trong tương lai họ sẽ tăng đầu tư làm cho
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nhưng khi các doanh nghiệp thấy bi quan thì đầu
tư sẽ giảm lúc này tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái.
- Chính sách thuế: cũng có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư. Nếu chính
phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chi tiêu đầu tư thì sẽ làm tăng lượng cầu về hàng đầu
tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá. Do đó, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải.
Việc hủy bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển
sang trái.
- Chi tiêu chính phủ: Một trong những cách trực tiếp mà các nhà hoạch định chính
sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu chính phủ. Chính phủ
cắt giảm chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Ngược lại chính phủ tăng chi tiêu
thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải.
- Thay đổi xuất khẩu ròng: Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại
một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Khi xuất khẩu ròng tăng
do bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm làm cho đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải. Một biến cố làm giảm xuất khẩu ròng như suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá
hối đoái tăng, đẩyđường tổng cầu dịch chuyển sang trái
3.1.5.2. Thay đổi tổng cầu do các nhân tố cấu thành LM
Cung tiền: Chính sách khác có thể ảnh hưởng đến tổng cầu là cung ứng tiền tệ. Sự
gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ làm cho lãi suất giảm trong ngắn hạn. Chi phí đi vay cho
đầu tư giảm đi khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Khi cung ứng tiền tệ
giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng cầu dịch chuyển
sang trái.

3.2. TỔNG CUNG (AS)


3.2.1. Khái niệm
Tổng cung (AS- Aggregate Supply) trong nền kinh tế là tổng giá trị hàng hoá, dịch
vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ
nhất định. Được đo bằng GDP thực.
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung
- Các nguồn lực: Lao động; tài nguyên thiên nhiên; tư bản (máy móc, thiết bị và các
công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất); và công nghệ. Các nhà kinh tế sử
dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra khi
các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu.
- Mức giá chung.
- Chi phí sản xuất: Phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào như tiền lương, giá nguyên
liệu nhập khẩu…
3.2.3. Đường tổng cung
Đường tổng cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung và mức giá
của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào không thay đổi.
Hàm của đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung và đường tổng cung.
AS = f (P)
Đường tổng cung xây dựng cho cả ngắn hạn và dài hạn.
3.2.4. Đường tổng cung dài hạn (LAS – Long-run Aggregate Supply)
3.2.4.1 Khái niệm:
Theo các nhà kinh tế cổ điển, giá cả các yếu tố sản xuất là linh hoạt cho nên thị
trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất (Trong dài hạn giá của các yếu
tố có thể điều chỉnh theo cùng một tỉ lệ thay đổi của mức giá, mỗi doanh nghiệp hoạt động
ở năng lực tối ưu, nền kinh tế đạt sự toàn dụng). Do đó, sản lượng không phụ thuộc vào
tổng cầu mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có (tức là
sản lượng phụ thuộc vào tổng cung). Nền kinh tế luôn cân bằng tại mức sản lượng toàn
dụng các nguồn lực. Tổng cầu thay đổi chỉ làm thay đổi giá cả chứ không ảnh hưởng tới
sản lượng quốc gia.

LAS

Y
YP
Hình 3.10: Đường tổng cung dài hạn

Đường tổng cung của phái cổ điển là một đường thẳng đứng ứng với một mức sản
lượng toàn dụng các nguồn lực gọi là sản lượng tiềm năng (Yp: Potential Output)
Sản lượng tiềm năng: là mức sản lượng mà quốc gia đạt được trong tình trạng nền
kinh tế toàn dụng các nguồn lực (tồn tại một mức thất nghiệp gọi là thất nghiệp tự nhiên).
Đường tổng cung thẳng đứng cho thấy sản lượng không phụ thuộc vào mức giá.
Nền kinh tế đạt mức sản xuất tối ưu: Là mức sản xuất mà các xí nghiệp đạt được
ở mức chi phí trung bình cho mỗi sản phẩm là thấp nhất.
- Tăng giá bán có kích thích tăng sản lượng của doanh nghiệp ? Không.
- Vì trong dài hạn, giá các yếu tố cũng tăng cùng mức tăng của giá bán
- Xí nghiệp không tăng được lợi nhuận khi tăng sản lượng, do đó sẽ duy trì mức
sản lượng như cũ
Sự toàn dụng (full employment):
- Là tình trạng ngang bằng giữa khối lượng lao động yêu cầu và khối lượng lao
động cung ứng.
- Nền kinh tế chỉ có thất nghiệp cọ xát: thay đổi để tìm việc làm thích hợp.
- Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Sự tăng giá có làm thay đổi tỉ lệ thất nghiệp?
Trong ngắn hạn, nếu tiền lương không đổi thì tiền lương thực tế giảm, các
xí nghiệp tuyển dụng nhiều, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp
Nhưng trong dài hạn, tiền lương sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ với sự thay
đổi của mức giá, tiền lương thực tế không đổi, tỉ lệ thất nghiệp không đổi,
và duy trì ở mức tỷ lệ tự nhiên, tức là có sự toàn dụng.
3.2.4.2 Đo lường sản lượng tiềm năng:
GDP thực chỉ đo khối lượng sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, không đo được
tổng cung dài hạn. Ta chỉ có thể ước lượng:
- Ước lượng theo xu hướng: từ mức tăng của GDP thực qua nhiều năm, người ta
tính ra mức tăng trung bình hàng năm, từ đó ước lượng các mức tổng cung dài hạn cho các
năm sau đó
- Ước lượng theo hàm số sản xuất: theo cơ sở vật chất kỹ thuật và mức toàn dụng
nhân công
Không thể biết chắc chắn đường tổng cung dài hạn nằm ở vị trí nào trên đồ thị. Chỉ
biết rằng nó nằm thẳng đứng.
3.2.4.3 Sự hình thành đường LAS
Để xây dựng đường LAS, chỉ có P và W thay đổi, các yếu tố khác giữ nguyên.
Ban đầu mức giá là P0, lương danh nghĩa W0, thị trường lao động cân bằng ở mức
lương thực tế Wr0 = W0/P0 số lao động sử dụng là L0 sản lượng tương ứng là YP. Nền kinh
tế nằm ở điểm E.
Giả sử mức giá tăng lên P1 lương danh nghĩa tăng tương ứng đến W1 để đạt Wr
như cũ, số lao động sử dụng vẫn là L0 sản lượng cung ứng vẫn là YP. Nền kinh tế nằm ở
điểm A.
Nối các điểm E và A ta có đường LAS
Y
Y E Y
E
YP

Y
L

S LAS
L
P1
E A
E
D P0
L
L
L0
YP

Hình 3.11: Sự hình thành đường LAS


Đường LAS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa giá cả và sản lượng
cung ứng cho nền kinh tế trong điều kiện các doanh nghiệp đều tối đa hoá lợi
nhuận và thị trường lao động cân bằng.
3.2.4.4 Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn:
Bất kỳ yếu tố nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên
cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Các yếu tố làm thay đổi mức sản
lượng tự nhiên là:

- Lao động: Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài,
do đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả
là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công
nhân rời bỏ nến kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang
trái. Ngoài ra thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn. Nếu tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang trái, và ngược lại.
- Tư bản: sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng
lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải.
Ngược lại, sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng
cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang
trái.
- Tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó như đất đai, khoáng sản thời tiết…việc khám
phá ra một mỏ khoáng sản có thể làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
sang bên phải. Sự thay đổi khí hậu có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn
và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái.
- Tri thức công nghệ: Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản
xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công
nghệ. Việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và
dịch vụ với lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ kết quả là điều
này làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.

Y
Y E1 Y1
E1
YP1
Y E
YP
E

Y
L

LAS LAS1
S P
L

E1 E E1
P0
E
D1
L
D
L L

L0 L1 YP YP1
Hình 3.12: Sự thay đổi của LAS

3.2.5 Đường tổng cung ngắn hạn (SAS- Short-run Aggregate Supply)
3.2.5.1 Khái niệm:
Tổng cung ngắn hạn là quan hệ giữa GDP thực cung cấp với mức giá khi giá các
yếu tố sản xuất không đổi, đặc biệt là lương danh nghĩa (W) không đổi.
Trong ngắn hạn, giá các yếu tố không thể điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá,
tổng cung phụ thuộc vào lượng lao động.
Theo J.M.Keynes, trong ngắn hạn:
- Giá cả và tiền lương là cứng nhắc.
- Sản lượng không phụ thuộc vào giá, chỉ phụ thuộc vào mức tổng cầu.
- Đường tổng cung theo lý thuyết Keynes là đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

3.2.5.2 Đường biểu diễn SAS

P SAS

Y
Hình 3.13: Đường tổng cung ngắn hạn SAS

3.2.5.3 Sự dốc lên của đường SAS:


Trong ngắn hạn đường tổng cung có hướng dốc lên. Nghĩa là trong vòng một hay
hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá
và dịch vụ trong nền kinh tế; và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về
hàng hoá.

Đường tổng cung ngắn hạn là một đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản
lượng thấp, và rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Điều này đã đưa đến câu hỏi
tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên?
Khi mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi
mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó. Trong
ngắn hạn một sự giảm giá làm tổng cung giảm. Mối quan hệ này có thể do nhận thức sai
lầm, tiền lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và
giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.
Lý thuyết nhận thức sai lầm: Theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá
chung có thể tạm thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra các
thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm của mình trong
ngắn hạn, các nhà cung cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá bằng cách cắt giảm
sản lượng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá giảm hay họ sẽ tăng cung hàng hoá và
dịch vụ khi thấy giá tăng, phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.
Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: Cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn
hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung
ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong
ngắn hạn. Sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương là do ràng buộc của các hợp đồng giữa
người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã hội hay do cảm nhận về sự công
bằng. Tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng đến quy định tiền lương và chỉ thay đổi
chậm chạp theo thời gian. Vì vậy trong ngắn hạn xem như tiền lương danh nghĩa không
đổi.
Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơn
làm tăng tiền lương thực tế, sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các
doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Trái lại, sự gia tăng mức giá làm
giảm tiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế
thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều
sản lượng hơn.
Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và
dịch vụ cũng chậm điều chỉnh đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm
chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn
(những chi phí này bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các
nhãn giá…) vì lý do này giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn.
Do không phải tất cả các loại giá cả đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh
tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá có thể làm cho các doanh nghiệp
giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng.
Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên
trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh.
3.2.5.4 Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn
Theo Keynes, trong ngắn hạn:
– Tiền lương danh nghĩa không đổi do đã ấn định trong hợp đồng
– Năng lực của nền kinh tế vẫn còn thừa, cầu lao động luôn được đáp ứng,
mức nhân dụng của nền kinh tế là do nhu cầu về lao động của doanh nghiệp
quyết định
Đường SAS mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung P và sản lượng Y mà các
doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Đường SAS được xây dựng dựa trên hàm sản xuất ngắn hạn của doanh nghiệp
Để xây dựng đường SAS, tiền lương danh nghĩa W0 được giữ cố định, chỉ
cho mức giá chung P thay đổi

Y
Y Y
B
Y1
A
Y0

Y
L
L0 L1

SAS
B
P1
W 0/P0

W 0/P1 A
MPL P0

L0 L1 Y0 Y1

Hình 3.14: Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn SAS

- Mức giá ban đầu P0 Tiền lương thực W0/P0; Số lao động là L0 ; Sản lượng là Y0;
Nền kinh tế ở điểm A
- Mức giá tăng là P1; Tiền lương thực tế giảm xuống thành W0/P1; Số lao động thuê
được tăng lên là L1; Sản lượng là Y1 ; Nền kinh tế ở điểm B
- Nối các điểm A và B ta có đường tổng cung ngắn hạn SAS, tương ứng với tiền
lương danh nghĩa không đổi W0 , kho vốn K0 và trình độ công nghệ Tec0
Đường tổng cung ngắn hạn phản ánh những phối hợp khác nhau giữa mức giá và
sản lượng cung ứng, mà ở đó các doanh nghiệp đều tối đa hoá lợi nhuận
Khi mức giá chung tăng lên, tiền lương thực tế giảm xuống, để tối đa hoá lợi
nhuận, các doanh nghiệp sẽ thuê lao động nhiều hơn, sản lượng cung ứng cho nền kinh tế
tăng lên; đường tổng cung ngắn hạn dốc lên
Đường SAS ngày càng dốc lên do năng suất biên của lao động có qui luật giảm
dần. Khi mức giá tăng, tiền lương thực tế giảm nhiều, hiệu quả sử dụng lao động càng
thấp, sản lượng tăng với tốc độ chậm dần
Trở nên thẳng đứng tại một mức sản lượng nào đó:
Năng lực sản xuất của nền kinh tế là có giới hạn.
Khi giá bán tăng, các XN sẽ tăng mức sản lượng trên mức tối ưu. Tuy nhiên mức
tăng sẽ dừng ở một giới hạn, không thể hơn được nữa
3.2.5.5 Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn.
Sự di chuyển dọc đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của tổng mức cung do sự
thay đổi của mức giá chung.
Sự dịch chuyển của đường tổng cung phản ánh sự thay đổi tổng mức cung do sự
thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào hay là sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế.
Các trường hợp sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung:
-Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của lượng lao động hiện có
(tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.Sự giảm sút
lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng ) làm dịch chuyển đường tổng cung
sang trái.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản: Sự tăng khối lượng tư bản làm dịch chuyển
đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản làm dịch chuyển đường tổng
cung sang trái.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: Sự gia tăng tài nguyên
thiên nhiên có làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm của tài nguyên
thiên nhiên hiện có làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ công nghệ: Tiến bộ trong công nghệ làm cho
đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Sự giảm sút của công nghệ làm cho đường tổng
cung dịch chuyển sang trái.
- Sự dịch chuyển phát sinh từ mức giá dự kiến: sự giảm sút của mức giá dự kiến
làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự gia tăng của mức giá dự kiến
làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái.
3.3. CÂN BẰNG KINH TẾ VĨ MÔ
3.3.1 Khái niệm:
Cân bằng kinh tế vĩ mô là trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá được xác
định tại giao điểm của các đường tổng cung và tổng cầu. Tại đó, chúng ta xác định được
mức sản lượng và giá cả cân bằng hay tổng khối lượng hàng hoá yêu cầu bằng tổng khối
lượng hàng hoá được cung ứng.

AS
P

E
P*
0 AD

Y* Y
YP
Hình 3.15: Cân bằng kinh tế vĩ mô

Nếu mức giá cao hơn mức giá cân bằng thì tổng cung lớn hơn tổng cầu, dư cung. Các
xí nghiệp sẽ giảm giá bán cho đến khi thị trường hấp thu hết lượng cung thặng dư.
Nếu mức giá thấp hơn mức giá cân bằng thì tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, dư cầu. Các
xí nghiệp sẽ tăng giá bán cho đến khi thị trường cân bằng lượng cung và cầu.
3.3.2 Ba trường hợp cân bằng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn:
Khi nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn:TT hàng hoá, TT tiền tệ cân bằng, đồng thời
các doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Cân bằng khiếm dụng: GDP thực nhỏ hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch
suy thoái. P AS

E
P
0 AD

Y0 Yp Y

Hình 3.16: Cân bằng khiếm dụng


Cân bằng toàn dụng: GDP thực bằng GDP tiềm năng nền kinh tế đang ở trạng thái toàn
dụng.
P AS

E
P
0
AD

Y0=Yp Y
Hình 3.17: Cân bằng toàn dụng
- Cân bằng trên toàn dụng: GDP thực lớn hơn GDP tiềm năng, nền kinh tế có chênh lệch
lạm phát.

P AS

E
P AD
0

Yp Y0 Y

Hình 3.18: Cân bằng toàn dụng

3.3.3 Cân bằng trong dài hạn


Trong dài hạn, tiền lương danh nghĩa sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức giá để thị
trường lao động cân bằng (tại đó nền kinh tế đạt toàn dụng lao động, thất nghiệp là thất
nghiệp tự nhiên)
Khi nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn:TT hàng hoá, TT tiền tệ và TT lao động đều cân
bằng, đồng thời các doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

P
LAS

E
P
0
AD

Y
Y0=Yp

Hình 3.19: Cân bằng dài hạn


Ví dụ về cân bằng:
Một nền kinh tế có các hàm số sau đây(đơn vị tính: nghìn tỷ đồng; lãi suất r tính bằng %)
Tiêu dùng: C = 300 + 0,9Yd
Chi tiêu chính phủ: G = 850
Đầu tư: I = 420 – 15r
Thuế ròng: T = 50 + 0,3Y
Nhập khẩu: M = 120 + 0,12Y
Xuất khẩu: X = 280
Cầu tiền tệ: LM = 480 – 20r
Cung tiền tệ: SM=420
Sản lượng tiềm năng: Yp = 4150
Yêu cầu:
a) Tính sản lượng cân bằng.
b) Tính số nhân tổng cầu
c) Nếu muốn đạt sản lượng tiềm năng, trong ngắn hạn, chính phủ cần áp dụng chính
sách tài khóa như thế nào? Tính lượng thay đổi cần thiết của tổng cầu để đạt sản
lượng tiềm năng.
Giải:
a/ Tính sản lượng cân bằng
Sản lượng cân bằng khitổng cung bằng tổng cầu: AS = AD
Tính tổng cầu: AD=C+ I+ G+ X- M
Với C= 300+ 0,9Yd = 300+ 0,9(Y- 50- 0,2Y)
C= 255+ 0,72Y
Tìm I: Lãi suất cân bằng: SM = LM→ 420= 480- 20r → r = 3 (%)
I= 420- 15r = 420- 15*3= 375
G= 850
X= 280
M= 12+ 0,12Y
Tổng cầu AD= (255+ 0,72Y)+ 375+ 850+ 280- (12+ 0,12Y)
AD= 1640+ 0,6Y
Tổng cung AS= Y
Cân bằng khi AS= AD ↔ Y= 1640+ 0,6Y → 0,4Y= 1640 → Y= 4100
b/ Tính số nhân tổng cầu
𝟏
Công thức: 𝐤 = 𝟏−𝐀 với Am= Cm(1-Tm)- Im + Mm
𝐦
Như tính được ở trên (hàm tổng cầu), ta có Am= 0,6
𝟏 𝟏
Vậy 𝐤 = 𝟏−𝟎,𝟔 = 𝟎,𝟒 → k= 4

c/ Đạt sản lượng tiềm năng


Ta thấy sản lượng cân bằng Y= 4100, thấp hơn sản lượng tiềm năng một lượng là:
∆Y= YP – Y → ∆Y= 4200- 4100 → ∆Y= 100
Vậy đề đạt sản lượng tiềm năng, sản lượng cân bằng phải tăng thêm một lượng ∆Y= 100
Để tăng sản lượng cân bằng, chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa mở rộng (như tăng
chi tiêu của chính phủ, giảm thuế), hoặc áo dụng chính sách tiền tệ mở rộng (giảm tỉ lệ dự
trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, mua vào chứng khoán chính phủ để gia tăng lượng
cung tiền).
∆𝐘 𝟏𝟎𝟎
Tổng cầu cần tăng một lượng là: ∆𝐀𝐃 = → ∆𝐀𝐃 = → ∆AD= 25
𝐤 𝟒

Vậy chính phủ phải áp dụng chính sách mở rộng sao cho tổng cầu tăng một lượng là 25
nghìn tỷ đồng.

3.4 SỰ THAY ĐỔI CỦA TRẠNG THÁI CÂN BẰNG


3.4.1 Cú sốc cầu:
Khi đường tổng cung có độ đốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng
cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và giá cả. Điều này thường được coi là tốn kém
và không mong muốn.Vì chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua các chính
sách kinh tế vĩ mô, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn
định nền kinh tế.

3.4.2 Các cú sốc cung:


Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các
nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc bất lợi
(thời tiết xấu, OPEC tăng giá dầu thế giới…). Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung
được gọi là cú sốc cung có lợi.

3.4.3 Tác động của chính sách


Khi chính phủ dùng một loại chính sách để can thiệp vào nền kinh tế thì đầu tiên
sản lượng sẽ thay đổi do tác động trực tiếp từ chính sách, sau đó do tác động điều chỉnh
của giá, nền kinh tế sẽ đạt cân bằng ngắn hạn. Trong dài hạn, sản lượng sẽ điều chỉnh về
mức tiềm năng.
3.4.3.1 Chính sách trong ngắn hạn:
Chính phủ có thể thay đổi tổng cầu để đạt mục tiêu ngắn hạn mong muốn như: tăng
sản lượng, giảm thất nghiệp, giảm lạm phát …
3.4.3.2 Chính sách trong dài hạn:
Trong dài hạn, muốn tăng sản lượng của nền kinh tế, phải áp dụng các chính sách
tác động về phía cung, như:
- Khuyến khích đầu tư: giảm thuế, cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động: tập trung cho giáo dục đào tạo, đầu tư các
trường dạy nghề chất lượng cao
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu phát triển để tìm ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới,
công nghệ mới
Khả năng của nền kinh tế sẽ tăng lên, thể hiện đường LAS dịch qua phải, nâng cao
sản lượng tiềm năng lên mức mới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 đã giới thiệu cho người học về tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế.
Người học đã hiểu được cách hình thành điểm cân bằng kinh tế vĩ mô, sự dịch chuyển của
điểm cân bằng do tác động của các thay đổi trong tổng cầu và tổng cung. Chương 3 cũng
giới thiệu sơ lược về tác động của các chính sách đối với sản lượng cân bằng, từ đó thay
đổi được tình hình thất nghiệp, lạm phát. Người học sẽ được giới thiệu chi tiết về các
chính sách kinh tế vĩ mô trong phần sau của giáo trình này ở chương Các chính sách kinh
tế vĩ mô.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:


A.Câu hỏi:
Câu 1: Đường tổng cầu AD là gì? Đặc điểm? Sự hình thành của đường AD? Các yếu tố
làm dịch chuyển đường AD?
Câu 2: Phân tích các thành phần của tổng cầu.
Câu 3: Số nhân tổng cầu là gì? Công thức tính số nhân tổng cầu?
Câu 4: Đường tổng cung ngắn hạn SAS có dạng như thế nào? Sự hình thành của SAS ?
Câu 5:Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn?
Câu 6: Mức sản lượng toàn dụng là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng, tỷ lệ thất nghiệp và
tỷ lệ lạm phát có bằng zero?
Câu 7: Phân biệt cân bằng ngắn hạn và dài hạn của kinh tế vĩ mô.
Câu 8: Phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô trong mô hình AD-AS.
B.Bài tập:
Một nền kinh tế có các hàm số sau:
Tiêu dùng: C = 200 +0,75Td
Đầu tư: I = 100 + = 0,2Y – 10r
Thuế ròng: T = 40 + 0,2Y
Xuất khẩu X = 300
Nhập khẩu: M = 150 + 0,05Y
Cầu tiền tệ: LM = 200 + 0,2Y – 20r
Cung tiền tệ SM = 210000/P
Tiền lương thực: Wr = 2000/P
Cầu về lao động: LD= 25 - Wr
Hàm sản xuất : Y = 4600 + 2000/LD
Chi tiêu của chính phủ: G = 380
Sản lượng tiềm năng: Yp = 5500
a. Thiết lập phương trình đường tổng cung, tổng cầu.
b. Xác định sản lượng cân bằng và mức giá cân bằng.
C. Trắc nghiệm:
1) Đường tổng cầu là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng mà tại đó:
a. Thị trưởng trái phiếu và thị trường tiền tệ cân bằng
b. Thị trường hàng hóa và thị trường trái phiếu cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động cân bằng
2) Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
b. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư của chính phủ
c. Thu nhập quốc dân thay đổi
d. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay đổi.
3) Đường tổng cung dài hạn (LAS) dịch chuyển diễn ra trong thời gian:
a. Tức thời c. Dài hạn
b. Ngắn hạn d. Không câu nào đúng
4) Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển là do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
b. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi
c. Các nhân tố tác động đến C, I, G, X, M thay đổi
d. Các câu trên đều sai.
5) Đường SAS dịch chuyển sang trái do:
a. Đầu tư tăng lên
b. Chi tiêu của chính phủ tăng lên
c. Chi phí sản xuất tăng lên
d. Cung tiền tệ tăng.
6) Đường SAS dịch chuyển sang phải khi:
a. Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm
b. Giảm thuế thu nhập cá nhân
c. Tăng chi tiêu cho quốc phòng
d. Giá các yếu tố sản xuất tăng lên.
7) Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi:
a. Chính phủ tăng chi cho giáo dục và quốc phòng
b. Chính phủ giảm thuế thu nhập
c. Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên nhờ những dự kiến tốt đẹp về tương lai
d. Các trường hợp trên đều đúng.
8) Yếu tố nào sau đây không có ảnh hưởng đối với tổng cầu?
a. Khối lượng tiền c. Lãi suất
b. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ d. Chính sách tài khóa của chính phủ
9) Trường hợp nào sau đây chỉ có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn (không có ảnh
hưởng đối với tổng cung dài hạn):
a. Tiền lương danh nghĩa tăng
b. Nguồn nhân lực tăng
c. Công nghệ được đổi mới
d. Thay đổi chính sách thuế của chính phủ.
10) Khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng, những chính sách kích thích tổng cầu sẽ
có tác dụng dài hạn:
a. Làm tăng nhanh lãi suất và sản lượng
b. Làm tăng nhanh sản lượng thực tế, mức giá không đổi
c. Làm tăng nhanh mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi
d. Làm tăng nhanh sản lượng.
11) Đường tổng cung ngắn hạn là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng
mà tại đó:
a. Thị trường lao động cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b. Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
12) Đường tổng cung dài hạn là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng
mà tại đó:
a. Thị trường lao động cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b. Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
13) Nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn khi:
a. Thị trường hàng hóa cần bằng, thị trường tiền tệ cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối
đa hóa lợi nhuận
b. Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
14) Nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn khi:
a. Thị trường hàng hóa cần bằng, thị trường tiền tệ cân bằng, thị trường lao động cân
bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b. Thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động đều cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận và thị trường lao động cân bằng
15) Khi ngân hàng trung ương giảm cung tiền tệ thì:
a. Đường tổng cung dịch qua phải
b. Đường tổng cung dịch qua trái
c. Đường tổng cầu dịch qua phải
d. Đường tổng cầu dịch qua trái
16) Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh:
a. Sự thay đổi lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh
b. Sự thay đổi sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh
c. Lượng thay đổi của sản lượng khi thay đổi một đơn vị tổng cầu
d. Lượng thay đổi của tổng cầu khi thay đổi một đơn vị sản lượng
17) Nếu hàm tiêu dùng có dạng: C = 800 + 0,75Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:
a. S = 800 + 0,25Yd
b. S = -800 + 0,25Yd
c. S = -800 + 0,75Yd
d. S= 200+ 0,75Yd
18) Khi tổng cung vượt tổng cầu, việc gì sẽ xảy ra ở các doanh nghiệp?
a. Tăng lợi nhuận
b. Giảm hàng tồn kho
c. Tăng hàng tồn kho
d. Tồn kho không đổi và sản lượng sẽ giảm.
19) Nếu lượng tồn kho tăng hơn so với kế hoạch thì tổng cầu dự kiến lúc đó:
a. Nhỏ hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.
b. Lớn hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng.
c. Nhỏ hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng
d. Lớn hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng
20) Cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ là một trong những biện pháp để:
a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
b. Giảm tổng cung
c. Tăng đầu tư công
d. Hạn chế lạm phát
CHƯƠNG 4
THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Chương 4 giúp cho người học nắm được cấu trúc của thị trường hàng hoá, tiền tệ và
sự tương tác giữa hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ thông qua mô hình IS - LM.
Mô hình IS-LM được nhà kinh tế học người Anh John Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế
học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển.

4.1. THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ ĐƯỜNG IS (IS - Investment and Saving)
4.1.1. Khái niệm:
Thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi
suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu
nhập mới. Như vậy ta có thể kết luận: “Đường IS là tập hợp những tổ hợp khác nhau
giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng”.
4.1.2. Cách dựng đường IS.
Như đã đề cập ở trên “Đường IS phản ánh sự tác động của lãi suất đến sản lượng cân
bằng trên thị trường hàng hóa”. Do đó, khi xây dựng đường IS chúng ta chỉ cho lãi suất
thay đổi, các yếu tố khác coi như không thay đổi. Khi xây dựng đường IS chúng ta sẽ nghiên
cứu sự tác động giữa lãi suất (r) đến sản lượng (Y) thông qua nhân tố đầu tư (I) trong hàm
tổng cầu AD. Chính vì vậy, trong chương này hàm đầu tư ngoài biến sản lượng (Y) sẽ có
thêm biến lãi suất (r). Hàm đầu lúc này tư sẽ là: I = I0 + Im.Y + Im.r. r
Đầu tiên nếu mức lãi suất ban đầu là r1 thì tổng chi tiêu là AD1 và sản lượng cân bằng là
Y1, điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa lúc này là E1. Từ đó ta xác định được điểm E1 có
toạ độ (r1 , Y1).
Giả sử sau đó lãi suất giảm xuống mức r2 khi đó đầu tư (I) tăng thêm một lượng là ΔI,
tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AD1 đến AD2, sản lượng cân bằng của nền kinh tế
tăng từ Y1 đến Y2. Từ đó ta xác định được E2 có toạ độ (r2 , Y2). Đường đi qua hai điểm E1
và E2 chính là đường IS.
AD
E2 AD2 (r2)
AD1 (r1)
E1

45o

r Y1 Y2 Y

r1 E1

r2 E2
IS

Y1 Y2 Y

Hình 4.1. Cách dựng đường IS


Đường IS có độ dốc âm, điều đó chứng tỏ khi lãi suất (r) giảm thì sản lượng (Y) tăng
và ngược lại. Do đó, ta có thể kết luận: “Đường IS phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa
lãi suất và sản lượng”.
4.1.3. Ý nghĩa của đường IS Lãi suất (r)
- Đường IS biểu diễn quan hệ nghịch biến giữa lãi
suất (r) và sản lượng hay thu nhập (Y) để đảm bảo
cần bằng thị trường hàng hóa cân bằng. Do đó, tất
cả các điểm nằm trên đường IS thì thị trường hàng
hóa cân bằng: AS = AD Đường IS

- Những điểm nằm ngoài đường IS thể hiện thị


Sản lượng (Y)
trường hàng hóa không cân bằng: AS ≠ AS. Hình 4.2. Ý nghĩa đường IS
- Bên phải đường IS : Lượng cung hàng hóa > Lượng cầu hàng hóa (dư thừa hàng hóa)
- Bên trái đường IS : Lượng cung hàng hóa < Lượng cầu hàng hóa (thiếu hụt hàng hóa)
4.1.4. Phương trình đường IS:
Đường IS biểu diễn sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa phụ thuộc vào lãi suất
trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, có thể biểu diễn phương trình đường IS bằng cách giải
phương trình cân bằng sản lượng (Y) theo biến lãi suất (r):
Ta có:
AS = AD
r
= <=> Y = A0 + Amr .Y + Im.r
r
<=> (1- Am).1Y = A0 + Im.r
1 - Am
r
<=> Y = [1/(1
r - Am) ].(A0 + Im.r)

<=> Đặt k =

Từ đó ta thấy đây chính là phương trình đường IS theo biến lãi suất (r).
Ví dụ: Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số.
C = 100 + 0,75Yd M = 70 + 0,15 Y
T = 40 + 0,2 Y X = 150
G = 300 I = 100 + 0,15Y – 50.r
 Ta có phương trình tổng cầu:
AD = C + I + G + X – M
<=> AD = 550 + 0,5.Y – 50.r
 Ta có phương trình đường IS như sau:
AS = AD
<=> Y = 550 + 0,5.Y – 50.r
=> Y = 1100 – 100.r
=> Đó chính là phương trình đường IS, có dạng Y = f(r)
4.1.5. Độ dốc của đường IS
- Đường IS dốc xuống về bên phải thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất (r) và
sản lượng cân bằng (Y).
- Độ dốc của IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất, giá trị của số nhân
chi tiêu.
Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất:
+ Đầu tư rất nhạy cảm: một sự thay đổi nhỏ của lãi suất sẽ làm cho đầu tư và chi tiêu thay
đổi một lượng lớn qua đó sản lượng thay đổi nhiều, đường IS sẽ thoải.
+ Đầu tư ít nhạy cảm: Một sự thay đổi lớn của lãi suất sẽ làm cho đầu tư và chi tiêu thay đổi
một lượng nhỏ qua đó sản lượng thay đổi ít, đường IS sẽ dốc.
Giá trị của số nhân chi tiêu (k):
+ Nếu số nhân chi tiêu lớn thì thu nhập cân bằng tăng nhiều. Do vậy đường IS sẽ thoải.
+ Nếu số nhân chi tiêu nhỏ thì thu nhập cân bằng tăng ít. Do đó đường IS sẽ dốc.
Việc phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính
sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến sản lượng, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền
kinh tế như thế nào.
4.1.6. Các yếu tố làm dịch chuyển đường IS
Như ta đã phân tích đường IS phản ánh sự tác động của lãi suất (r) đến sản lượng (Y)
cân bằng trên thị trường hàng hóa. Do đó, nếu lãi suất (r) không đổi các nhân tố khác thay
đổi sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu (AD), qua đó sẽ làm dịch chuyển đường IS.
Với một mức lãi suất (r) nhất định, sự gia tăng niềm lạc quan của các hãng về những
khoản lợi nhuận trong tương lai sẽ dịch chuyển đường nhu cầu đầu tư đi lên, làm tăng nhu
cầu đầu tư tự định (I0); sự gia tăng trong kỳ vọng của các hộ gia đình về thu nhập (Yd) trong
tương lai sẽ dịch chuyển hàm tiêu dùng (C) lên trên, làm tăng nhu cầu tự định; hay sự gia
tăng trong chi tiêu của Chính phủ (G) có thể trực tiếp làm tăng chi tiêu của Chính phủ trong
nhu cầu tự định. Bất kỳ sự gia tăng nào như thế này cũng sẽ dịch chuyển đường tổng cầu lên
trên tại một mức lãi suất nhất định. Do đó sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm ở bất kỳ lãi suất
nào.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích sự dịch chuyển của đường IS khi một trong các nhân tố
khác thay đổi ngoài nhân tố lãi suất (r). Giả sử, sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ từ G1 lên
mức G2 trong điều kiện lãi suất không đổi r1. Tổng cầu của nền kinh tế tăng lên từ AD1 đến
AD2, sản lượng của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1
đến IS2.
Hình 6.3 chỉ rõ sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất
không đổi r1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AD1 đến AD2, sản lượng cân bằng
của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2.
AD
AD2 (r1)
E2
AD1 (r1)

E1

Y
Y1 Y2
r

E1 E2
r1

r2 IS2
∆Y IS1

Y1 Y2 Y

Hình 4.3. Sự dịch chuyển đường IS khi G tăng


 Nguyên tắc dịch chuyển đường IS:
+ Nếu các yếu tố khác làm tăng AD => Đường IS dịch chuyển sang phải
+ Nếu các yếu tố khác làm giảm AD => Đường IS dịch chuyển sang trái

4.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƯỜNG LM


(LM – Liquidity Preference and Money Supply).
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường tiền tệ và sự hình thành đường LM.
Nói đến thị trường tiền tệ chúng ta không thể bỏ qua vai trò của ngân hàng trong việc hình
thành nên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về sự hình thành và hoạt động của
ngân hàng là cần thiết trước khi chúng ta phân tích về thị trường tiền tệ và đường LM.
4.2.1. Tiền tệ và sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
4.2.1.1. Tiền tệ
a. Khái niệm:
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự phát triển của nhân loại, nó là sản
phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị
trong cuộc sống. Đồng thời nó cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động
và phân công lao động của xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền
tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy: “Tiền là
bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để làm trung gian cho việc mua bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ”.
b. Chức năng của tiền
Nói đến chức năng của tiền tệ, hầu hết các nhà kinh tế học hiện nay đều thống nhất
với nhau tiền có 3 chức năng cơ bản và chủ yếu là: Phương tiện trao đổi, thước đo giá trị
và cất trữ giá trị.
- Chức năng phương tiện trao đổi:
Ý nghĩa của chức năng này là tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mua bán
hàng hóa. Tiền tệ làm cho việc trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thuận tiện và nhanh
chóng. Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời
gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hoá (chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình
lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà
mình muốn). Qua đó, việc lưu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng
được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này,
tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng
hoá hoạt động trơn tru, dễ dàng. Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi đồng
tiền phải được thừa nhận rộng rãi, số lượng tiền tệ phải được cung cấp đủ lượng để đáp
ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời hệ thống tiền tệ phải bao gồm
nhiều mệnh giá để đáp ứng mọi quy mô giao dịch.
- Chức năng phương tiện cất trữ giá trị:
Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi và thanh toán,
nó được cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai. Khi đó, tiền có
tác dụng như một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian. Tiền tệ được cất
trữ do nó vẫn tiếp tục có giá trị trong tương lai. Cất trữ một lượng tiền thì trong điều kiện
giá cả không thay đổi, cũng có ý nghĩa là cất trữ một lượng hàng hóa có giá trị tương
đương. Tuy nhiên, trong điều kiện có lạm phát thì tiền tệ bị giảm dần giá trị theo thời gian.
- Chức năng thước đo giá trị:
Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hoá đều được đổi ra tiền tệ. Để có thể đổi
ra được như vậy tiền tệ phải có khả năng biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác. Biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hoá được gọi là giá cả hàng hoá. Thông quá giá cả hàng hóa
chúng ta có thể đo lường giá trị của các loại hàng hóa trong nền kinh tế với nhau. Việc đưa
tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho việc tính toán giá hàng hoá trong trao đổi trở
nên đơn giản hơn nhiều so với khi chưa có tiền.

c. Các hình thái của tiền tệ


Theo lịch sử, tiền tệ đã trải qua 3 hình thái : tiền hàng hóa, tiền quy ước và tiền qua
ngân hàng.
 Thứ nhất: Tiền hàng hóa
Tiền bằng hàng hóa hay hóa tệ là một loại hàng hóa nào đó được nhóm người hay một
dân tộc, một quốc gia công nhận để làm vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa. Hóa tệ
có hai loại : hóa tệ không phải là kim loại và hóa tệ kim loại. Nguyên tắc chung của hóa tệ
là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm tiền. VD: Nếu một đồng tiền vàng có
giá trị ghi trên bề mặt là 1.000.000 VNĐ thì có nghĩa là số lượng vàng và tiền công đúc
của đồng vàng đó có giá trị bằng đúng 1.000.000 VNĐ.
 Thứ hai: Tiền quy ước
Tiền quy ước còn được gọi là chỉ tệ là loại tiền được lưu hành do chỉ thị hay do sự cho
phép của chính phủ. Nó được gọi là tiền quy ước bởi vì giá trị ghi trên mặt đồng tiền chỉ
là giá trị tượng trưng, nó lớn hơn rất nhiều so với giá trị của vật dùng làm tiền. Các nhà
kinh tế Việt Nam còn gọi loại tiền này là tín tệ, nghĩa là tiền tệ do sự tín nhiệm mà có. Tuy
nhiên, tiền quy ước cũng có hai dạng: tiền kim loại và tiền giấy. Cả hai dạng cùng được
lưu hành trên thế giới.
Tiền giấy được chia làm hai loại: tiền giấy có khải hoán và tiền giấy bất khải hoán.
Tiền giấy có khải hoán: có nghĩa là khi có một lượng tiền nào đó bạn có thể đến
nơi mà chính phủ quy định để đổi lấy một lượng bạc hay vàng tương đương. Nếu định
nghĩa theo vàng thì gọi là chế độ bản vị vàng (kim bản vị), nếu định nghĩa theo bạc thì gọi
là chế độ bản vị bạc (ngân bản vị)
VD: Chính phủ Mỹ vào năm 1775 đã định nghĩa 1 USD bằng 25,92 gram bạc
0,9999; vào năm 1900 định nghĩa bằng 1,504 mg vàng 0,9999.
Khi sử dụng tiền giấy có khải hoán đòi hỏi chính phủ phải có lượng dự trữ vàng
hoặc bạc tương đương với lượng tiền phát hành. Mục đích của chế độ phát hành này là
muốn bảo đảm giá trị của đồng tiền đang lưu hành. Cho đến giữa thập kỷ 1930 thì hầu hết
các quốc gia đều bãi bỏ chế độ tiền giấy có khả hoán. Xét về mặt lý thuyết thì lượng tiền
cần lưu thông phải tương ứng với lượng hàng hóa. Mà lượng hàng hóa sản xuất ra ngày
càng nhiều do đó đòi hỏi phải có một lượng vàng tương đương với lượng tiền là điều vô lý
và không thực tế.
Tiền giấy bất khải hoán: là loại tiền bắt buộc lưu hành, dân chúng không thể mang
tiền đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Còn việc phát hành tiền mà gây lạm phát do
bản thân khối lượng tiền phát hành không phù hợp với sức sản xuất của quốc gia, làm cho
đồng tiền bị mất giá.
 Thứ ba: Tiền qua ngân hàng
Tiền qua ngân hàng còn gọi là tiền ký thác hay tiền ký thác không kỳ hạn sử dụng séc
hay tiền ghi nợ. Đó là loại tiền được tạo ra từ tài khoản séc. Điều cần lưu ý là bản thân
những tờ séc không phải là tiền, vì khi nhận tờ séc từ tay một người nào đó ta không thể
dùng nó vào việc mua bán hàng hóa hay thanh toán nợ nần và bản thân cũng chưa có
quyền sở hữu đối với lượng tiền ghi trong đó. Do đó, chỉ khi nào ngân hàng thực hiện một
bút toán chuyển tiền vào tài khoản người nhận thì ta mới có quyền sử dụng số tiền đó vào
giao dịch. Như vậy tiền qua ngân hàng còn được gọi là bút tệ.
Hiện nay, chỉ còn lại hai hình thái là tiền quy ước và tiền qua ngân hàng. Nền kinh
tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng càng hoàn thiện thì cai trò của tiền ngân hàng
càng quan trọng.
d. Khối lượng tiền tệ
Quan niệm về khối lượng tiền tệ được đưa ra nhằm nghiên cứu tác động của tiền
đối với hoạt động của nền kinh tế. Để đo lường lượng cung và cầu về tiền tệ trên thị
trường người ta sử dụng khái niệm khối lượng tiền tệ.
 Theo định nghĩa hẹp trước năm 1980 thì:
M = CM + DM
Trong đó
CM = Tiền mặt ngoài ngân hàng
DM = Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc
Tiền mặt ngoài ngân hàng bao gồm lượng tiền giấy và tiền kim loại đang được mọi
người năm giữ trong tay. Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc là loại tiền qua ngân hàng.
Khối lượng tiền tệ M1 bao gồm các khoản tiền có thể sử dụng ngay lập tức. Khối
lượng tiền tệ M1 còn được gọi là tiền giao dịch hay tiền theo nghĩa hẹp.
 Theo quan điểm rộng từ năm 1980 đến nay thì:
M1 = CM + DM
M2 = M1 + Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
M3 = M2 + Tiền gửi theo các định chế tài chính khác
...
M2 được gọi là chuẩn tệ, tức là gần với tiền chứ không phải là tiền. Bởi vì khi gửi
tiền tiết kiệm không thể dùng sổ tiết kiệm hay một cái gì khác để mua hàng hóa hoặc thanh
toán nợ giống như tiền ký thức không kỳ hạn.
Tuy nhiên trong chương trình kinh tế vĩ mô căn bản thì ta hiểu
M = M1
4.2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng
Trước công nguyên 3500 năm đã có bằng chứng về sự hoạt động dưới dạng ký thác
của nhà thờ. Dân chúng chủ yếu tin tưởng ở nhà thờ và ký gửi tài sản của mình mà không sợ
bị mất.
Đến trước thế kỷ thứ 6 (trước công nguyên) xuất hiện những người cho vay lấy lãi
nhưng dần dần bị mai một do bản thân hoạt động kinh tế xã hội không phát triển và sự cấm
đoán của nhà thờ trong việc cho vay lấy lãi.
Đến thế kỷ 15 – 16 thì việc cấm cho vay lấy lãi đã được bãi bỏ hoàn toàn. Hoạt động
cầm đồ công lập cũng ra đời được cả Chính phủ và nhà thờ ủng hộ.
Thế kỷ 17 -18 nhiều ngân hàng ra đời như Ngân hàng Amsterdam (1609), Ngân hàng
nước Anh (1694), ngân hàng Mỹ (1791) … Các Ngân hàng ra đời với các nghiệp vụ tương
đối hoàn thiện, đồng thời về mặt tổ chức, pháp lý chuẩn mực hơn trước tạo tiền đề phát triển
hệ thống ngân hàng hiện đại như ngày nay.
Sự ra đời và phát triển của ba ngân hàng nêu trên cho ta một ý nghĩa quan trọng:
- Ngân hàng chính là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ
- Cần thiết phải có sự tách biệt giữa chính phủ và ngân hàng
- Những bài học quan trọng về mối quan hệ giữa các ngân hàng trong một hệ thống ngân
hàng.
4.2.1.3. Hệ thống Ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng hiện đại được tổ chức thành hệ thống thống nhất. Trong đó bao gồm 2
cấp: Ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian. Mỗi cấp có vai trò, chức năng,
nhiệm vụ và mối quan hệ hoàn toàn khác nhau.
- Ngân hàng trung ương
Xét về mặt lý thuyết, Ngân hàng trung ương phải là ngân hàng của chính phủ, nhưng
mặt khác nó phải là một định chế độc lập với chính phủ ở một mức độ nhất định. Ngân hàng
Trung ương có các nhiệm vụ cơ bản:
+ Quản lý các ngân hàng trung gian: Các hoạt động chủ yếu như cấp giấy phép hoạt động
và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng này, mục tiêu nhằm đảm bảo hệ thống ngân
hàng trung gian hoạt động lành mạnh, không bị trục trặc.
+ Phát hành tiền tệ: Ở phần lớn các nước hiện nay, ngân hàng trung ương là cơ quan duy
nhất có quyền in tiền và phát hành tiền tệ.
+ Ngân hàng của các ngân hàng: Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết
khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ
chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất thị trường). Ngoài ra, ngân hàng trung ương
còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. Ngân hàng
trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các
ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền
này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại,
gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Ngân hàng của chính phủ: Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền cho
chính phủ, đồng thời là cơ quan đại diện thay mặt chính phủ về mặt tài chính. Chính phủ sẽ
mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước,
chẳng hạn như ở Việt Nam thì chức năng này do kho bạc nhà nước đảm nhiệm.
+ Cứu vãn hệ thống ngân hàng khi cần thiết: Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp
nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương
sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi
là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh).
+ Thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế
vĩ mô như: Kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá v.v.v…
- Ngân hàng trung gian:
Bao gồm nhiều loại ngân hàng với tên gọi như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu
tư, ngân hàng xuất nhập khẩu …có chức năng kinh doanh tiền tệ và đầu tư nhằm mục đích
kiếm lợi nhuận. Ngân hàng trung gian có các chức năng cơ bản sau:
+ Kinh doanh tiền tệ: Chức năng kinh doanh tiền tệ được xem là chức năng quan trọng nhất
của các ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối
giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại
vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là
khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả
các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng
nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, cần lưu ý các NHTM không thể dùng hết nguồn tiền có được để cho vay hay đầu
tư, bởi vì hàng ngày còn phải đáp ứng một lượng tiền cho khách hàng rút tiền ra, vì vậy đòi
hỏi phải để lại một lượng “dự trữ” nhất định.
Tổng dự trữ của ngân hàng thương mại gồm 2 phần: dự trữ tùy ý và dự trữ bắt buộc.
- Dự trữ tùy ý: Là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian dùng để đáp ứng nhu cầu
chi trả khách hàng hàng ngày.
- Dự trữ bắt buộc: Là lượng tiền mặt mà các ngân hàng trung gian bắt buộc phải ký
gửi vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương.
+ Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh
nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi
của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung
cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm
thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn
cho mình phương thức thanh toán phù hợp.
+ Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của
NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình
trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. (Quá trình tạo tiền của NHTM diễn ra
như thế nào sẽ được chúng ta tìm hiển ở phần sau).
 Cách tạo tiền và hủy tiền qua Ngân hàng trung gian:
Như đã đề cập ở phần trên, chức năng tạo tiền là một chức năng vô cùng quan trọng của
các NHTM. Chức năng tạo tiền của các NHTM được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác
của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian
tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được
khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của
xã hội.
 Chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức tạo tiền qua NHTM:
 Trước khi nghiên cứu ta đưa ra một số giả định như sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ dữ trữ chung (bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ tùy ý) của Ngân
hàng trung gian là d = 10%
Thứ hai: Mọi người có tiền mặt đều gửi hết vào ngân hàng.
Thứ ba: Các Ngân hàng trung gian đều cho vay hết số tiền gửi còn lại sau khi trừ đi phần dự
trữ chung.
 Quá trình tạo tiền thông qua các NHTM
Đầu tiên: Anh A mang 10.000 $ gởi vào ngân hàng tài khoản tại NHTM I, theo giả định
phần trên NTHM sẽ dự trữ 1.000 $ (10%) và cho vay 9.000 $ (90%)
Sau đó: NHTM I cho anh B vay 9.000 $ này để trả nợ cho ông C,
Tiếp theo: Ông C sẽ gởi số tiền 9.000 $ vào NHTM II. Tiếp theo NHTM II sẽ dự trữ 900 $
(10%) và cho vay 8.100 $ (90%).
Kế đến: Quá trình trên cứ tiếp diễn như vậy thì từ 10.000 $ ban đầu lượng tiền qua ngân
hàng sẽ là:
∆M = 10.000 + 9.000 + 8.100 + …… = 100.000 $
∆M = ∆ H + (1-d). ∆ H + (1-d)². ∆ H + ….. = 1 .∆H
1 – (1 –d)
1 .∆H
∆M=
d

Nhận xét: Từ ví dụ trên cho chúng ta thấy từ 10.000$ ban đầu các ngân hàng thương
mại có thể tạo ra 100.000 $. Tuy nhiên, khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại
không phải là một con số vô hạn, độ lớn của khối lượng tiền tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ
của ngân hàng (d). Ở ví dụ trên, với tỷ lệ dự trữ là 10% thì ngân hàng sẽ tạo được một lượng
tiền lớn gấp 10 lần (=1/10%) lần lượng tiền cơ sở ban đầu. Do vậy, ngân hàng trung ương có
thể tăng hay giảm tỉ lệ này khi cần thiết.
Cũng tương tự như vậy, quá trình “hủy tiền” sẽ xảy ra khi khách hàng rút tiền khỏi
ngân hàng 10.000$, cuối cùng lượng tiền sẽ giảm 100.000$.
Từ ví dụ trên ta có thể nhận thấy số nhân đơn giản của tiền chính là nghịch đảo của tỷ
lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại: 1/d
- Số nhân tiền tệ (kM)
Khái niệm: Số nhân tiền tệ (kM) là hệ số phản ánh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ khi
lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị.

M M
kM  hoặc k
M

H H
Trong đó:
 M : Cung tiền
 H : Tiền mạnh hay tiền cơ sở
 KM: Số nhân tiền tệ
Nếu ta gọi c là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với lượng tiền gởi ta có: c = CM / D ;
d là tỷ lệ dự trữ chung trong hệ thống ngân hàng so với lượng tiền gởi: d = RM / D. ( Với RM
là dự trữ trong hệ thống ngân hàng).
Ta có:
H = CM + RM = c.D + d.D = (c+d).D
M = M1 = CM + DM = c.D + D = (c + 1).D
M
kM  = (c + 1).D
H
(c + d).D
=> kM = (c + 1)/(c + d) với c = CM/DM và d = RM/DM
Giới hạn: c > 0; d < 1 => kM > 1

4.2.2. Thị trường tiền tệ.


4.2.2.1. Hàm cung tiền tệ: SM (Supply Money)
Khái niệm: Mức cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối
lượng tiền có thể hiểu theo nghĩa M1, M2, M3. Tuy nhiên, trong chương này chúng ta chỉ sử
dụng khối lượng tiền M1 để nhiên cứu.
Chúng ta giả định rằng ngân hàng trung ương hoàn toàn quyết định được lượng tiền tệ
cung ứng. Tùy tình hình kinh tế mà ngân hàng trung ương cho tăng hay giảm bớt tiền, do đó
lượng cung tiền không phụ thuộc vào lãi suất. Như vậy, hàm cung tiền theo lãi suất là một
hằng số, tức là đường cung SM thẳng đứng.

SM

0 Lượng tiền
M

Hình 4.4. Đường cung tiền tệ


4.2.2.2. Hàm cầu tiền tệ
 Khái niệm:
- Cầu về tiền là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ trong tay. Lượng tiền nắm giữ có
thể là tiền mặt ngoài ngân hàng hoặc tiền gởi sử dụng Séc.
- Theo John Maynard Keynes có ba động cơ mà mọi người muốn nắm giữ tiền trong tay đó
là: động cơ giao dịch; động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ. Giữ tiền phải chấp nhận chi phí
cơ hội, tối thiểu cũng bằng tiền lãi có thể nhận được từ số tiền đó. Do đó, lượng tiền nắm giữ
nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố lãi suất (r) và sản lượng (Y). Chính vì vậy, hàm cầu
tiền có dạng như sau: LM = f(r;Y)
 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ gồm có :
- Lãi suất tiền tệ (r): Lãi suất chính là cái giá phải trả khi chúng ta vay tiền, hay nói
đúng hơn là cái giá phải trả khi chúng ta muốn nắm giữ tiền trong tay.
+ Đối với cầu tiền giao dịch và dự phòng, khi lãi suất có xu hướng tăng lên thì cầu
tiền về giao dịch dự phòng sẽ giảm xuống. Bởi vì, khi đó nếu nắm giữ tiền trong tay người ta
phải chịu một khoản chi phí cơ hội cho dù đó là tiền mặt hay tiền trong tài khoản Séc. Chi
phí cơ hội của việc giữ tiền ở đây là lãi suất mà bạn lẽ ra được hưởng bằng cách này hay
cách khác nếu như chúng ta không giữ tiền. Như vậy nếu lãi suất càng cao thì chi phí cơ hội
của việc giữ tiền ngày càng lớn, do đó lúc này người ta ít muốn nắm giữ tiền trong tay tức
cầu tiền về giao dịch và dự phòng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất thấp thì chi phí cơ hội của
việc nắm giữ tiền càng nhỏ dẫn đến lúc này người ta muốn nắm giữ tiền trong tay nhiều hơn
tức cầu tiền về giao dịch và dự phòng sẽ tăng lên.
+ Đối với cầu tiền về đầu cơ, theo John Maynard Keynes thì lãi suất tăng sẽ làm giảm
cầu về tiền đầu cơ và ngược lãi nếu lãi suất giảm sẽ làm tăng cầu tiền về đầu cơ.
- Sản lượng hay thu nhập thực tế (Y):
+ Đối với cầu tiền về giao dịch dự phòng khi sản lượng tăng sẽ làm cho cầu tiền về
giao dịch và dự phòng tăng. Bởi vì, khi sản lượng hay thu nhập quốc gia càng lớn thì khi đó
nhu cầu về tiền càng tăng để đáp ứng cho những chi tiêu thông thường (giao dịch) và dự
phòng cao hơn.
+ Đối với cầu đầu cơ, sản lượng tăng sẽ làm tăng cầu đầu cơ. Lý do, khi thu nhập tăng
sẽ làm tăng nguồn tiền cất giữ như một loại tài sản. Do đó, cầu tiền đầu cơ tăng khi sản
lượng tăng và ngược lại.
- Hàm cầu tiền tệ:
Như đã tìm hiểu ở phần trên, ta thấy hàm cầu tiền tệ phụ thuộc cả vào sản lượng và lãi
suất. Hàm cầu tiền tỷ lệ nghịch với biến lãi suất (r) và tỷ lệ thuận với sản lượng hay thu nhập
(Y).
Do đó, ta có thể biểu diễn làm cầu tiền theo biến lãi suất và sản lượng như sau:

r
LM = L0 + Lm.Y + Lm.r

Ví dụ: LM = 600 + 0,5.Y – 100r


- Đồ thị hàm cầu tiền:
r

LM

0
Lượng tiền

Hình 4.5. Đường cầu tiền tệ


4.2.2.3. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền và cầu tiền bằng nhau (SM=LM). Tại đây
mức lãi suất cân bằng r0 được xác định, tất cả các mức lãi suất khác đều không tồn tại lâu
dài, thị trường sẽ tự điều chỉnh để đưa lãi suất trở về mức cân bằng.
r

SM

r0
LM

0
Lượng tiền
M
Hình 4.6. Cân bằng của thị trường tiền tệ
- Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của:
 Lượng cung tiền
 Thu nhập
 Tính chất cạnh tranh của các Ngân hàng trung gian
 Mức giá
Tiếp theo ta sẽ nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất khi có sự thay đổi của lượng cung tiền
trong nền kinh tế. Giả sử nếu ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền thí lúc đó đường
cung tiền SM sẽ dịch chuyển sang phải, lãi suất cân bằng sẽ giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng
trung ương làm giảm mức cung tiền (SM) thì lúc này đường SM sẽ dịch sang trái và lãi suất
cân bằng sẽ tăng (hình 4.7).

r
SM3 SM1 SM2

r3 ∆M

r1
r2
LM
∆M

0 Lượng tiền

Hình 4.7. Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của cung tiền
Tương tự như vậy, nếu vì lý do nào đó, như sản lượng tăng làm tăng cầu tiền, lúc này đường
LM sẽ dịch chuyển sang phải => lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
r
SM
r1

r1
LM2
LM1

S
Hình 4.8. Lãi suất cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của cầu tiền
4.2.3. Đường LM.
4.2.3.1. Khái niệm
Thị trường tiền tệ cân bằng khi cầu tiền bằng cung tiền tương ứng với một mức lãi suất cho
trước. Khi sản lượng thay đổi, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển và cho một mức lãi suất mới.
Như vậy ta có thể kết luận: “Đường LM là tập hợp các mức sản lương và lãi suất sao cho
thị trường tiền tệ cân bằng ứng với mức cung tiền tệ thực không đổi”
4.2.3.2. Cách dựng đường LM
Theo khái niệm ở trên thì: “Đường LM phản ánh sự tác động của sản lượng đến lãi suất
cân bằng trên thị trường tiền tệ”. Do đó, khi xây dựng đường LM chúng ta chỉ cho sản
lượng thay đổi, các yếu tố khác coi như không thay đổi. Khi xây dựng đường LM chúng ta
sẽ nghiên cứu sự tác động giữa sản lượng (Y) đến lãi suất (r) thông qua cầu tiền tệ (LM).
Như đã phân tích ở phần trước, hàm cầu tiền đồng biến với sản lượng và nghịch biến lãi suất
và có dạng như sau: LM = L0 + Lm.Y + Lm.r. r
1
M
Giả sử rằng mức cung tiền cố định tại S =
M
, với mức sản lượng tại Y1, đường cầu
P
tiền là LM ( r, Y1 ) và điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là E1 với lãi suất cân bằng là r1, từ
đó có thể xác định điểm E1 của tổ hợp ( r1 , Y1 ). Khi sản lượng tăng đến Y2, đường cầu tiền
dịch chuyển lên LM ( r, Y2 ) với điểm cân bằng E2 lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định
điểm E2 của tổ hợp ( r2 , Y2 ). Đường đi qua hai điểm E1, E2 trên đồ thị chính là đường LM.

r r
SM
LM

E2(Y2;r2) r2
r2 E2(Y2;r2)

E1(Y1;r1) r1
r1
LM (r;Y2) E1(Y1;r1)

LM (r;Y1)
Y1 Y2 Y
M
Hình 4.9. Xây dựng đường LM
Nhận xét: Đường LM có độ dốc dương, điều đó chứng tỏ khi sản lượng hay thu nhập (Y)
tăng thì lãi suất (r) tăng và ngược lại. Từ đó ta có thể kết luận: “Đường LM phản ánh mối
quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập và lãi suất”.
4.2.3.3. Ý nghĩa đường LM: Lãi suất (r)
- Đường LM biểu diễn quan hệ đồng biến giữa
sản lượng hoặc thu nhập (Y) với lãi suất (r) để
đảm bảo cần bằng thị trường tiền tệ cân bằng.
Do đó, tất cả các điểm nằm trên đường LM thì
thị trường tiền tệ cân bằng: SM = LM
- Những điểm nằm ngoài đường LM thể hiện thị
Đường LM
trường tiền tệ không cân bằng: SM ≠ LM.
+ Bên phải đường LM: Lượng cung tiền < Lượng cầu tiền (thiếu tiền)
+ Bên trái đường LM: Lượng cung tiền > Lượng cầu tiền (thừa tiền)
4.2.3.4. Phương trình đường LM:
Đường LM biểu diễn lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào sản lượng
trên thị trường hàng hóa. Do đó, có thể biểu diễn phương trình đường LM bằng cách giải
phương trình cân bằng lãi suất theo biến sản lượng (Y):
Ta có:
SM = LM
r
<=> M = L0 + Lm.Y + Lm.r
r r

<=> r = (M – L0)/Lm - (Lm/Lm). Y

Ví dụ: SM = 800 ; LM = 600 + 0,15.Y – 100.r


Ta có : SM = LM <=> 800 = 600 + 0,15.Y – 100.r
<=> r = -2 + 0,0015.Y
=> Đó chính là phương trình đường LM, có dạng r = f(Y)
4.2.3.5. Độ dốc của đường LM:
- Độ dốc của đường LM phản ánh mối quan hệ đồng biến giữa sản lượng (Y) và lãi suất
(r).
- Độ dốc của đường LM cao hay thấp phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hàm cầu tiền
(LM) đối với sản lượng (Y). Khi cầu tiền nhạy cảm với sản lượng (Y) và kém nhạy cảm với
lãi suất (r) thì đường LM sẽ rất dốc.
4.2.3.6. Các yếu tố làm dịch chuyển đường LM
Như ta đã phân tích ở phần trước, đường LM phản ánh sự tác động của sản lượng (Y)
đến lãi suất (Y) cân bằng trên thị trường tiền tệ. Do đó, nếu sản lượng (Y) không đổi mà
lượng cung tiền (SM) thay đổi sẽ làm thay đổi lãi suất cân bằng dẫn đến đường LM dịch
chuyển.
Giả sử ngân hàng nhà nước giảm cung tiền, lúc này đường cung tiền dịch chuyển từ
SM1 → SM2, ứng với mức thu nhập không đổi Y1. Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
tăng lên từ r1 đến r2, đường LM lúc này dịch chuyển sang trái từ LM1 đến LM2.

r r LM2
SM2 SM1

LM1
E2 r2
r2 E2

E1 r1
r1
E1

Y1 Y
M2 M1
Hình 4.11. Sự dịch chuyển đường LM khi lượng cung tiền giảm
- Nguyên tắc dịch chuyển đường LM:
+ Nếu ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền => Đường LM sẽ dịch chuyển xuống dưới
(hoặc qua phải)
+ Nếu ngân hàng trung ương giảm mức cung tiền => Đường LM sẽ dịch chuyển lên trên
(hoặc qua trái).

4.3. CÂN BẰNG ĐỒNG THỜI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ
Các kết quả khảo sát ở trên cho ta thấy: Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của
thị trường hàng hoá với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất (r) và sản lượng (Y) .
Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ với các tổ hợp khác
nhau giữa lãi sản lượng (Y) và suất (r). Qua đó sự cân bằng đồng thời của thị trường hàng
hóa và thị trường tiền tệ chỉ xảy ra khi nền kinh tế vừa nằm trên đường IS và vừa nằm trên
đường LM, tức phải nằm trên giao điểm giữa hai đường. Qua đó chúng ta xác định được
mức lãi suất và sản lượng cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường tại ( r0 , Y0).
r (lãi suất)
LM

Lãi suất cân bằng E0


r0

IS

Y0 Y (sản lượng)
Sản lượng cân bằng
Hình 4.12. Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hoá và tiền tệ
Tại điểm cân bằng E0 ta xác định được mức lãi suất cân bằng r0 và sản lượng cân bằng
Y0. Mọi mức sản lượng và lãi suất khác với r0 và Y0 đều có ít nhất một loại thị trường bị mất
cân bằng. Lúc này nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để đưa lãi suất và sản lượng trở về mức cân
bằng.
Điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất và sản lượng không nằm ở mức cân bằng E0 ( r0 , Y0).
Nhìn vào hình 5.12, giả sử mức lãi suất tại r1, ta có mức sản lượng Y1 trên đường IS. Tổ hợp
( r1, Y1 ) đưa đến sự cân bằng của thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, với mức lãi suất r1 thì cần
phải có mức sản lượng Y1’ cho sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất r1, mức
sản lượng Y1 là quá thấp đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nhu cầu về tiền trở nên
thấp hơn lượng cung ứng tiền sẵn có (hay cung tiền > cầu tiền). Do đó, khi lượng cung ứng
tiền quá cao vượt quá cầu tiền thì lãi suất sẽ giảm. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới lúc lãi
suất giảm xuống tới r0. Tại mức lãi suất này, tổng cầu và sản lượng đã tăng lên mức làm cho
nhu cầu về tiền tăng đủ để dẫn tới sự cân bằng trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ tại
điểm E0 ( r0 , Y0).
r (lãi suất)
LM
r1 E1(r1; Y1)
E1’(r1; Y1’)
E
r0
0

IS

Y1 Y0 Y1’ Y (sản lượng)


Hình 4.13. Sự mất cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ.
Tương tự như vậy giả sử nếu mức lãi suất r2, ta có mức sản lượng Y2 cần thiết cho thị
trường hàng hoá cân bằng. Tuy nhiên mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa là Y2
thì lớn hơn mức sản lượng Y2’ cần thiết để thị trường tiền tệ cân bằng. Khi sản lượng cao đối
với sự cân bằng của thị trường tiền tệ, lúc này nhu cầu về tiền sẽ cao và đẩy lãi suất lên. Tiến
trình này tiếp diễn đến khi đạt mức lãi suất r0 và mức thu nhập Y0 thì cả hai thị trường đều
cân bằng

r (lãi suất)
LM

E0
r0
E2’(r2; Y2’) E2(r2; Y2)
r2
IS

Y2’ Y0 Y2 Y (sản lượng)

Hình 4.14. Sự mất cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ.
Nhận xét: “Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng bên trong khi lãi suất (r) và sản
lượng (Y) được duy trì tại mức ở đó mà cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ đều cân
bằng”.
Trong chương này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sự cân bằng bên trong của nền khi
tế khi tại đó thị trường hàng hóa và tiền tệ cân bằng. Tuy nhiên, ở mức cân bằng này Chính
Phủ và Ngân hàng nhà nước có thể làm thay đổi lãi suất (r) và sản lượng (Y) thông qua
chính sách tài khóa và tiền tệ. Việc nghiên cứu chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ tác động
và làm dịch chuyển đường IS và LM như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ.

4.4. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


Trong điều kiện hội nhập như hiện nay thương mại quốc tế trở nên rất phổ biến, việc
thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để
thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ của các nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tác động như thế nào tới cán cân thương mại của
mỗi quốc gia…. những điều này sẽ được làm rõ trong phần này.
4.4.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (exchange rate): Là mức giá mà tại đó hai đồng tiền của hai quốc gia
có thể chuyển đổi cho nhau, nói một cách chính xác thì đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Chẳng hạn, tỷ giá giữa USD và VND được viết là USD/VND, chính là số lượng VND cần
thiết để mua 1 USD.
Ví dụ: 1USD = 21.780 VND
Tỷ giá hối đoái ký hiệu là e.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ số phản ánh lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn
vị ngoại tệ hoặc lượng ngoại tệ thu được khi đổi một đơn vị nội tệ.
Lượng nội tệ thu được = Lượng ngoại tệ x e
4.4.2. Tỷ giá hối đoái cân bằng
Cầu ngoại tệ sinh ra từ các nguồn sau:
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài
- Để đầu tư ra nước ngoài
- Để chuyển nhượng ra nước ngoài
- Để cất trữ
Cung ngoại tệ sinh ra từ các nguồn sau:
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài
- Để đầu tư trong nước
- Để chuyển nhượng thu nhập vào trong nước.
Tỷ giá hối đoái cân bằng là mức tỷ giá mà ở đó lượng cung và lượng cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối bằng nhau.
e
S

ecb
E

0
Lượng ngoại tệ

Hình 4.15. Sự mất cân bằng trên thị trường ngoại hối.
- Khi e tăng: lượng cung ngoại tệ tăng, lượng cầu ngoại tệ giảm.
- Khi e giảm: lượng cung ngoại tệ giảm, lượng cầu ngoại tệ tăng.
4.4.3. Cơ chế tỷ giá hối đoái.
Khái niệm: Cơ chế tỷ giá hối đoái là tổng hợp tất cả những điều kiện mà ngân hàng nhà
nước cho phép xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
- Có 3 cơ chế tỷ giá hối đoái là:
+ Tỷ giá hối đoái cố định: Là tỷ giá mà chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển
đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Theo cơ chế tỷ giá cố định, ngân hàng
nhà nước sẽ công bố mức tỷ giá chính thức và cam kết sẽ duy trì khả năng chuyển đổi đồng
tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo mức đã công bố. Khi thực hiện theo cơ chế tỷ
giá cố định, tùy vào tình hình mà ngân hàng nhà nước sẽ phải mua hoặc bán ngoại tệ nhằm
giữ ổn định mức tỷ giá do ngân hàng nhà nước đã công bố.
+ Tỷ giá hối đoái thả nổi: Là tỷ giá được tự do biến động để đạt được mức cân bằng
của thị trường ngoại hối hay tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.
Khi thực hiện theo cơ chế thả nổi ngân hàng nhà nước sẽ không quan tâm cũng như can
thiệp vào việc điều hòa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
+ Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: Là kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định.
Theo cơ chế này thì tỷ giá sẽ được quyết định bởi cả cung, cầu ngoại tệ và sự can thiệp của
ngân hàng nhà nước vào thị trường ngoại hối. Thông thường khi thị trường ít biến động, tỷ
giá sẽ được thả nổi theo cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Trường hợp tỷ giá có sự biến
động mạnh và nhiều thì ngân hàng nhà nước sẽ can thiệp để bình ổn tỷ giá. Do đó, tỷ giá hối
đoái thả nổi có quản lý là sự dung hòa giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. Hiện nay hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều quản lý tỷ giá theo cách thức này, tuy nhiên mức độ can thiệp
vào thị trường ngoại hối có phần khác nhau.
4.4.4. Tỷ giá hối đoái thực (er)
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hóa của
hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó.
GIÁ HÀNG NƯỚC NGOÀI TÍNH BẰNG NỘI TỆ (Po)
er =
GIÁ HÀNG TRONG NƯỚC TÍNH BẰNG NỘI TỆ (P)

Giả sử P và P0 không đổi thì khi e tăng thì er cũng tăng. Do đó tác động làm giá hàng
hóa nước ngoài tăng lên tương đối so với giá hàng hóa trong nước. Như vậy làm hàng hóa
trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn so với hàng ngoại nhập và từ đó cải thiện cán
cân thương mại quốc gia. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các tác động của tỷ giá thực tới khả năng
cạnh tranh của hàng hóa trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Giả sử nếu một chiếc áo sơ mi may sẵn tại NewYord bán giá 10 USD/áo.
Tương tự như vậy, một áo sơ mi may sẵn (được sản xuất trong những điều kiện tương tự về
chất liệu, khích cỡ, mẫu mã ….) bán tại TP.HCM với giá 210.000 VND/áo. Nếu tỷ giá hối
đoái danh nghĩa giữa USD/VND: là 1USD = 21.000 VND. Như vậy, nếu chiếc áo sơ mi may
sẵn tại NewYord quy ra tiền đồng = 10x21.000VND = 210.000 VND. Qua đó, ta có thể thấy
tỷ giá hối đoái thực lúc này sẽ là:
GIÁ HÀNG NƯỚC NGOÀI TÍNH BẰNG NỘI TỆ
er =
GIÁ HÀNG TRONG NƯỚC TÍNH BẰNG NỘI TỆ

er = 210.000VND/210.000VND = 1.
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực trong trường hợp này er = 1. Tỷ số này cho ta biết chiếc áo
sơ mi may sẵn tại NewYord có giá bằng với chiếc áo sơ mi may tại Việt Nam. Như vậy,
trong trường hợp này Việt Nam và Mỹ không thể có giao dịch thương mại vì giá chiếc áo sơ
mi sản xuất ở Việt Nam và Mỹ là ngang nhau.
- Trường hợp 2: Giả sử nếu tỷ giá giữa USD/VND tăng lên là: 1USD = 22.000VND. Trong
điều kiện các yếu tố khác như về chất liệu, khích cỡ, mẫu mã…không đổi. Như vậy lúc này,
nếu chiếc áo sơ mi may sẵn tại NewYord quy ra tiền đồng = 10x22.000VND = 210.000
VND, vậy tỷ giá hối đoái thực sẽ là: er = 220.000/210.000 = 1,048
Tỷ giá hối đoái thực trong trường hợp này er = 1,048. Tỷ số này cho ta biết chiếc áo sơ mi
may sẵn tại NewYord có giá cao hơn so chiếc áo sơ mi may tại Việt Nam. Do đó, trong
trường hợp này Việt Nam có thể xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường Mỹ.
- Trường hợp 3: Tương tự như vậy nếu tỷ giá giữa USD/VND giảm xuống là: 1USD =
19.000VND. Như vậy lúc này, nếu chiếc áo sơ mi may sẵn tại NewYord quy ra tiền đồng =
10x19.000VND = 190.000 VND, vậy tỷ giá hối đoái thực sẽ là: er = 190.000/210.000 =
0,905. Nhìn vào tỷ giá hối đoái thực này ta thấy chiếc áo sơ mi may sẵn tại NewYord có giá
thấp hơn so chiếc áo sơ mi do Việt Nam sản xuất. Do vậy, trong trường hợp này Mỹ có thể
xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường Việt Nam.
4.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI XUẤT, NHẬP KHẨU
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới thì tỷ giá hối đoái giữ một vai trò đặc
biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của một quốc gia. Việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái
có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái
thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng xuất nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu trên thị trường quốc tế. (như chúng ta đã phân tích ở trên)
Thông thường khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ tốt cho hoạt động xuất khẩu, trong trường
hợp các điều kiện khác được giữ nguyên. Bởi vì, khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là số
đơn vị tiền tệ trong nước đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng (còn gọi là đồng tiền nội tệ mất
giá).. Chính vì vậy khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ kích thích xuất khẩu vì các nhà xuất khẩu nội
địa được hưởng lợi thông qua chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Đối với hoạt động nhập khẩu thì khi tỷ giá hối đoái tăng, giá cả hàng hoá nhập
khẩu vào thị trường nội địa trở nên đắt tương đối. Kết quả là hoạt động nhập khẩu bị hạn
chế vì lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu giảm do họ phải mua hàng hóa với mức
giá đắt đỏ hơn.
Do đó khi khi tỷ giá hối đoái tăng thì => Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm =>
Cán cân thương mại tích cực.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì
giá hàng hoá nội địa tính ra ngoại tệ sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Qua đó, làm giảm khả năng
cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế lúc này các nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn
khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới. Mặt khác, do giá cả hàng hoá nhập khẩu tính
bằng đồng nội tệ trở nên rẻ hơn trên thị trường nội địa, nhập khẩu sẽ được khuyến khích,
mở rộng cạnh tranh với hàng hoá được sản xuất trong nước.
Do đó khi khi tỷ giá hối đoái giảm => Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng =>
Cán cân thương mại tiêu cực.
Chính vì tính chất quan trọng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế và xu
thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách
tỷ giá phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong
phần này chỉ dùng lại ở việc phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới cán cân thương mại, việc
nghiên cứu chính sách tỷ giá chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần chính sách ngoại thương.

TÓM TẮT:
Đường IS phản ánh sự tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng trên thị trường
hàng hóa. Lãi suất giảm làm tăng đầu tư, qua đó làm gia tăng tổng cầu dẫn tới sản lượng
cân bằng tăng lên. Như vậy, sản lượng cân bằng nghịch biến với lãi suất và đường IS dốc
xuống.
Đường LM phản ánh sự tác động của sản lượng đến lãi suất cân bằng trên thị trường
tiền tệ. Sản lượng tăng làm tăng cầu về tiền, qua đó làm lãi suất cân bằng tăng lên. Như
vậy, lãi suất cân bằng đồng biến với sản lượng và đường LM dốc lên.
Mọi mức sản lượng nằm trên đường IS đều là sản lượng cân bằng trên thị trường
hàng hóa cân bằng. Mọi mức sản lượng trên đường LM đều là lãi suất cân bằng trên thị
trường tiền tệ. Thị trường hàng hóa và tiền tệ căn bằng đồng thời khi nền kinh tế nằm tại
giao điểm của đường IS và LM.
Tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó hai đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi
cho nhau. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ số phản ánh lượng nội tệ thu được khi đổi một
đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá và đồng nội tệ
giảm giá, điều này sẽ có tác dụng khích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


A. Câu hỏi ôn tập chương
Câu 4.1. Đường IS là gì ? Ý nghĩa của đường IS
Câu 4.2. Tại sao đường IS dốc xuống ?
Câu 4.3. Đường LM là gì ? Ý Nghĩa của đường LM
Câu 4.4. Tại sao đường LM dốc lên ?
Câu 4.5. Điểm cân bằng trong mô hình IS – LM thể hiện điều gì ?
Câu 4.6. Cung tiền tệ là gì ?
Câu 4.7. Cầu tiền tệ là gì ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu tiền.
Câu 4.8. Tỷ giá hối đoái là gì ? cho ví dụ minh họa
Câu 4.9. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các cơ chế tỷ giá hối đoái
Câu 4.10. Tỷ giá hối đoái thực là gì ? Lấy ví dụ về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực tới
hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
B. Bài tập
Bài 1: Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số.
C = 100 + 0,75.Yd M = 51 + 0,15.Y
T = 50 + 0,1.Y X = 100
G = 150 I = 50 + 0,2.Y – 30.r
SM = 800 LM = 600 + 0,2.Y – 100.r
Câu hỏi:
a. Xây dựng phương trình đường IS
b. Xây dựng phương trình đường LM
c. Xác định mức lãi suất và sản lượng cân bằng của nền kinh tế
d. Tình trạng cán cân thương mại của nền kinh tế như thế nào
Bài 2: Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số.
C = 106 + 0,9.Yd M = 200 + 0,06.Y
T = 40 + 0,1.Y X = 100
G = 200 I = 180 – 30.r
M/P = 270 LM = 370 + 0,2.Y – 50.r
Câu hỏi :
a. Xây dựng phương trình đường IS
b. Xây dựng phương trình đường LM
c. Xác định mức lãi suất và sản lượng cân bằng của nền kinh tế
d. Tình trạng cán cân thương mại của nền kinh tế như thế nào

Bài 4: Câu hỏi tình huống


Tình huống 1: Ngày 7/5/2015, Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định nâng tỷ
giá thêm 1%. Theo bạn việc Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá lên như vậy sẽ tác động như
thế nào tới cán cân thương mại của Việt Nam trong sáu tháng cuối năm 2015.
Tình huống 2: Trong 2 tuần đầu tháng 06 lãi suất huy động được khá nhiều Ngân
hàng điều chỉnh tăng, đa phần ở các kỳ hạn dài. Lý do được các Ngân hàng đưa ra là để
cân đối nguồn vốn cho vay, đồng thời khuyến khích khách hàng gửi vốn dài hạn. Theo bạn
việc tăng lãi suất như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới.

C. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Đường tổng cầu là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng mà tại đó:
a. Thị trưởng trái phiếu và thị trường tiền tệ cân bằng
b. Thị trường hàng hóa và thị trường trái phiếu cân bằng
c. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d. Thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động cân bằng
2. Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
b. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư của chính phủ
c. Thu nhập quốc dân thay đổi
d. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay đổi.
3. Đường tổng cung dài hạn (LAS) dịch chuyển diễn ra trong thời gian:
a. Tức thời b. Dài hạn
c. Ngắn hạn d. Không câu nào đúng
4. Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển là do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
b.Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi
c.Các nhân tố tác động đến C, I, G, X, M thay đổi
d. Các câu trên đều sai.
5. Đường SAS dịch chuyển sang trái do:
a.Đầu tư tăng lên
b.Chi tiêu của chính phủ tăng lên
c.Chi phí sản xuất tăng lên
d.Cung tiền tệ tăng.
6. Đường SAS dịch chuyển sang phải khi:
a.Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm
b.Giảm thuế thu nhập cá nhân
c.Tăng chi tiêu cho quốc phòng
d.Giá các yếu tố sản xuất tăng lên.
7. Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi:
a.Chính phủ tăng chi cho giáo dục và quốc phòng
b.Chính phủ giảm thuế thu nhập
c.Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên nhờ những dự kiến tốt đẹp về tương lai
d.Các trường hợp trên đều đúng.
8. Yếu tố nào sau đây không có ảnh hưởng đối với tổng cầu?
a.Khối lượng tiền b.Lãi suất
c.Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ d.Chính sách tài khóa của chính phủ
9. Trường hợp nào sau đây chỉ có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn (không có ảnh
hưởng đối với tổng cung dài hạn):
a.Tiền lương danh nghĩa tăng
b.Nguồn nhân lực tăng
c.Công nghệ được đổi mới
d.Thay đổi chính sách thuế của chính phủ.
10. Khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng, những chính sách kích thích tổng cầu sẽ
có tác dụng dài hạn:
a.Làm tăng nhanh lãi suất và sản lượng
b.Làm tăng nhanh sản lượng thực tế, mức giá không đổi
c.Làm tăng nhanh mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi
d.Làm tăng nhanh sản lượng.
11. Đường tổng cung ngắn hạn là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng
mà tại đó:
a.Thị trường lao động cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b.Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c.Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d.Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
12. Đường tổng cung dài hạn là tập hợp các phối hợp giữa mức giá chung và sản lượng mà
tại đó:
a.Thị trường lao động cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b.Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c.Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d.Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
13.Nền kinh tế đạt cân bằng ngắn hạn khi:
a.Thị trường hàng hóa cần bằng, thị trường tiền tệ cân bằng, các doanh nghiệp đạt
tối đa hóa lợi nhuận
b.Thị trường hàng hóa và thị trường lao động cân bằng
c.Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d.Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
14.Nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn khi:
a.Thị trường hàng hóa cần bằng, thị trường tiền tệ cân bằng, thị trường lao động
cân bằng, các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận
b.Thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động đều cân bằng
c.Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng
d.Các doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận và thị trường lao động cân bằng
15. Khi ngân hàng trung ương giảm cung tiền tệ thì:
a.Đường tổng cung dịch qua phải
b.Đường tổng cung dịch qua trái
c.Đường tổng cầu dịch qua phải
d.Đường tổng cầu dịch qua trái
16. Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh:
a. Sự thay đổi lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh
b. Sự thay đổi sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh
c. Lượng thay đổi của sản lượng khi thay đổi một đơn vị tổng cầu
d. Lượng thay đổi của tổng cầu khi thay đổi một đơn vị sản lượng
17. Nếu hàm tiêu dùng có dạng: C = 800 + 0,75Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:
a. S = 800 + 0,25Yd
b. S = -800 + 0,25Yd
c. S = -800 + 0,75Yd
d. S= 200+ 0,75Yd
18. Khi tổng cung vượt tổng cầu, việc gì sẽ xảy ra ở các doanh nghiệp?
a. Tăng lợi nhuận
b. Giảm hàng tồn kho
c. Tăng hàng tồn kho
d. Tồn kho không đổi và sản lượng sẽ giảm.
19. Nếu lượng tồn kho tăng hơn so với kế hoạch thì tổng cầu dự kiến lúc đó:
a. Nhỏ hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.
b. Lớn hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng.
c. Nhỏ hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng
d. Lớn hơn sản lượng thực tế và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng
20. Cắt giảm các khoản chi tiêu của chính phủ là một trong những biện pháp để:
a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
b. Giảm tổng cung
c. Tăng đầu tư công
d. Hạn chế lạm phát
CHƯƠNG 5
TĂNG TRƯỞNG VÀ CHU KỲ KINH TẾ

Chương 5 sẽ trình bày khái niệm và cách tính toán tăng trưởng kinh tế và phân biệt
chúng với khái niệm phát triển kinh tế. Chương này đi sâu bàn luận về các nhân tố tác
động đến tăng trưởng kinh tế; chu kỳ kinh tế; sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và những lý
luận về tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh tế.

5.1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Tăng trưởng và phát triển kinh tế là những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, bởi
vì tăng trưởng và phát triển kinh tế biểu hiện sự lớn mạnh của nền kinh tế, nó giúp cho xã
hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của
đất nước đó.
5.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tê là sự gia tăng quy mô vê mặt số lượng của các yếu tố kinh tế
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhât định so với kỳ gốc.
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập
bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).( GDP và GNP (đã được nghiên cứu ở
chương 3)
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân
đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng
của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao
nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình
trạng nghèo khổ.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản
lượng nền kinh tế của thời kỳ sau so với thời kỳ trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đổi : Δ = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/Yo. 100%
Ví dụ:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt nam : tổng sản phẩm trong nước (GDP)
năm 2013 đạt: 2.543.596 tỷ đồng và năm 2012 là: 2.412.778 tỷ đồng (tính theo giá so
sánh năm 2010).
- Mức tăng trưởng tuyệt đối của tổng sản phẩm trong nước ( GDP) năm 2013 so
với năm 2012 là: 2.543.596 tỷ đồng – 2.412.778 tỷ đồng = 130.818 tỷ đồng.
- Mức tăng trưởng tương đối của tổng sản phẩm trong nước ( GDP) năm 2013
so với năm 2012 là: 2.543.596 tỷ đồng: 2.412.778 tỷ đồng x 100% = 5,42 %
5.1.2. Phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để cải thiện mức sống chung của số
đông dân chúng, nhất là ở những nước có mức GDP đầu người thấp. Thứ nhất, khi lợi ích
từ tăng trưởng được đưa vào những dự án tốn kém (như xây dựng lãng phí, bành trướng
quân đội…) nó thường ít mang lại phúc lợi cho dân chúng. Thứ hai, đối với các nước theo
mô hình chính phủ chuyên quyền thường lợi ích tiêu dùng bị trì hoãn để đầu tư cho tăng
trưởng. Thứ ba, thu nhập và tiêu dùng có thể gia tăng, nhưng có thể người nghèo vẫn
nghèo. Do đó để đánh giá sự thay đổi về mọi mặt của nền kinh tế, người ta sử dụng khái
niệm phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay
đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cà về kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình
quân đầu người dài hạn.
- Cơ câu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đối với các nước đang phát
triển, đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Đó không chỉ là quá trình thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo ngành theo hướng tiến bộ, mà
còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ, gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nên kinh tế, tạo cơ sở cho việc đạt được
tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.
- Là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực khoa học và
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
- Nâng cao chât lượng cuộc sống của mọi người dân từ kết quả tăng trưởng.
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế:
a/ Đánh giá chất lượng cuộc sống gồm:
- Tuổi thọ bình quân: tuổi thọ trung bình cao, phát triển kinh tế cao.
- Tốc độ tăng dân số: tốc độ tăng dân số cao đồng nghĩa phát triển kinh tế chậm.
- Số calo bình quân đầu người.
- Tỉ lệ người biết chữ trong dân số.
b/Một số chỉ tiêu khác:
- Tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh
- Số giường bệnh/1000 dân
- Số bác sĩ/1000 dân
- Trình độ học vấn dân cư.
- Số người sử dụng vô tuyến/1000 dân
- Số người sử dụng điện thoại /1000 dân.
Như vậy tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Nhưng tăng
trưởng kinh tế là trọng tâm của phát triển kinh tế, và phát triển bền vững không thể diễn ra
nếu không có tăng trưởng kinh tế.
Phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế
Khái niệm Sự gia tăng quy mô về Sự thay đổi cả về lượng và chất, là
mặt số lượng của các yếu quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và
tố kinh tế xã hội của một quốc gia.
Nội dung Thể hiện bằng tổng sản Tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế;
phẩm quốc nội (GDP) năng lực nội sinh của nền kinh tế
hoặc tổng sản phẩm quốc gồm: năng lực khoa học và công
gia (GNP), hoặc tổng sản nghệ; chất lượng nguồn nhân lực;
phẩm bình quân đầu Nâng cao chất lượng cuộc sống của
người hoặc thu nhập bình mọi người dân từ kết quả tăng
quân đầu người trưởng.

Cách đánh giá Mức tăng trưởng tuyệt Tuổi thọ bình quân; tốc độ tăng dân
đổi : Δ = Y1 - Yo. số; số calo bình quân đầu người; tỷ
Mức Tăng trưởng tương lệ người biết chữ trong dân số; tỷ lệ
đổi: = Y1/Yo. 100% chết của trẻ sơ sinh; số giường bệnh
/ 1000 dân; số bác sĩ/ 1000 dân; trình
độ học vấn dân cư;….
Phân biệt phát triển và kém phát triển
Để xác định một quốc gia là phát triển hay kém phát triển, phải trả lời ba câu hỏi
sau đây:
Một là: Mức sống trong một quốc gia có được nâng cao hay không? tình hình thất
nghiệp có được quan tâm giải quyết không? Các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ văn
hóa – xã hội khác đã được cải thiện không?
Hai là: Sự phát triển kinh tế có nâng cao được vị thế của quốc gia với các quốc gia
khác trong khu vực và bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, các nhóm trong một quốc
gia hay không?
Ba là: Sự phát triển kinh tế có giúp thoát khỏi sự lệ thuộc và ràng buộc với bên
ngoài hay không?

5.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


Có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế:
5.2.1 Tốc độ tăng trưởng hàng năm:
Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
GDPR1 − GDPR0
g%) = × 100
GDPR0

Trong đó:
- GDPR1 và GDPR0 là sản lượng thực tế cuối năm và đầu năm nghiên cứu
-g là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
5.2.2.Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ :
Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
( n−1 GDP
a̅ (%) = √GDPRn − 1 × 100 = ( Tốc độ phát triển bình quân − 1). 100
R0

Trong đó:
-GDPRn là sản lượng thực tế của năm báo cáo kỳ nghiên cứu
-GDPR0 là sản lượng thực tế của năm gốc kỳ nghiên cứu.

5.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


Tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác tăng trưởng GDP thực tế là kết quả tác
động qua lại của tổng mức cung và tổng mức cầu của nên kinh tế. Vì vậy, để xem xét các
nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét các nhân tố tác động đến tổng
cung và các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
5.3.1. Các nhân tố thuộc tổng cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế :
Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các doanh
nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP=C+I+G+X-M. Do dó, sự biến đổi của các yếu tố
tạo nên GDP sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh
tế. Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo hai hướng: suy giảm hay gia tăng tổng cầu. Theo
hai hướng đó, tác động của sự thay đổi tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau:
- Nếu tổng cầu giảm sút sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố nguồn lực vì
một bộ phận không được huy động vào hoạt động kinh tế.
- Nếu tổng cầu gia tăng sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế như sau:
+ Nếu nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng
cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
+ Nếu nền kinh tế hoạt động đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng (đường cung thẳng
đứng) thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế (nghĩa là
không thúc đẩy tăng trưởng) mà chỉ làm gia tăng mức giá. ( Hình 5.1 )
P

P2
AD2

P1 AD1

Q1 Q
Hình 5.1 Đường cung thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng giá
5.3.2.Các nhân tố thuộc tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Tổng mức cung đề cập đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà các ngành kinh doanh
sản xuất bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định.
Như vậy tổng cung liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng. Trong dài hạn, sự gia tăng
sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Các
nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng do đó quyết định đến tổng mức cung chính là
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Thông thường, các yếu tố sản xuất chủ yếu
thường được kể đến là: vốn (K); lao động (L); tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ
(T). Cũng vì thế, hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ hàm số giữa kết quả đầu ra của nền
kinh tê (Y) với các yếu tố sản xuât đầu vào được biểu thị khái quát dưới dạng sau: Y =
F(K,L,R,T)
Nguồn vốn (K): Vốn trong kinh tế học được hiểu là vốn hiện vật, là tổng khối lượng
nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất…. để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ khác.
Nếu muốn tăng khối lượng vốn này thì phải tăng tổng đầu tư ròng. Đầu tư ròng được xác
định theo công thức:
Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – Khấu hao
Đầu tư ròng giúp tích lũy thêm vốn cho nền kinh tế. Nguồn này được lấy từ tiết kiệm,
do đó muốn tăng vốn thì phải tăng tiết kiệm. Khi sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng,
chúng ta muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng nhân tố vốn thì phải khuyến khích gia
tăng tiết kiệm, để số tiền tiết kiệm được chuyển thành đầu tư. Điều này đòi hỏi phải giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai. Muốn tăng tiêu
dùng trong tương lai thì phải cắt giảm tiêu dùng hiện tại.
Trong nền kinh tế, khi vốn tăng cùng tỷ lệ với yếu tố lao động, nghĩa là lượng vốn gia
tăng bình quân trên mỗi lao động không thay đổi, thì nền kinh tế được coi là đầu tư theo
chiều rộng. Khi tốc độ tăng vốn nhanh hơn tốc độ gia tăng của lao động, như vậy nền
kinh tế đã đầu tư theo chiều sâu.
Nguồn nhân lực(L) :Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn nhân lực phải
thông qua hai yếu tố sau đây:
Một là, số lượng lao động có việc làm. Tuy nhiên, nguồn lao động chỉ có thể biến
thành động lực tăng trưởng khi có đủ công ăn việc làm. Khi xem xét đến tăng trưởng của
nền kinh tế, cần quan tâm đến quan hệ giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng sản lượng.
Dân số tăng nhanh nhiều khi tạo gánh nặng cho nền kinh tế. Vì đối với các nước giàu dân
số tăng chậm thì họ coi lao động là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng; trong khi đó
những nước nghèo dân số tăng nhanh thì họ lại coi sự gia tăng dân số là một gánh nặng
đối với nền kinh tế.
Hai là, trình độ lao động chuyên môn và kỹ năng của người lao động, tức là số lượng
lao động đã qua đào tạo. Yếu tố này phụ thuộc vào trình độ giáo dục, quản lý và sử dụng
lao động. Trong thời đại của một nền kinh tế toàn cầu hóa, giáo dục có vai trò rất quan
trọng cho việc tạo ra một lực lượng lao động có chuyên môn cao để đáp ứng yêu cầu cạnh
tranh của nền kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên (R) : Bao gồm đất đai và các tài nguyên khác (khoáng
sản, thủy sản, điều kiện khí hậu, thời tiết). Quốc gia nào có nguồn tài nguyên dồi dào,
điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo ra mức tăng trưởng nhanh.
Đối với đất đai có tổng cung không co giãn, tuy nhiên cung về đất đai của một
ngành cụ thể thì có thể có sự thay đổi.
Đối với các tài nguyên khác, cần phân theo hai loại sau đây:
+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh là loại tài nguyên chỉ được khai thác một lần
như: dầu mỏ, vàng, than đá... Các quốc gia đều đứng trước một trữ lượng xác định đối với
nguồn tài nguyên này. Vì vậy, tác động của nó đối với quá trình tăng trưởng được thể hiện
ở khả năng tìm kiếm khai thác nó.
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh là loại tài nguyên có thể tái tạo lại sau khi khai thác
như: gỗ, cá, tôm… Để phục vụ cho tăng trưởng lâu dài thì việc khai thác loại tài nguyên
này cần đi đôi với nuôi dưỡng bảo vệ và đồng thời có kế hoạch tái tạo chúng.
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật (T) : Tiến bộ khoa học làm tăng hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư, giúp khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy tăng năng xuất
lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất. Đây là loại
đầu tư cần vốn lớn, tính rủi ro cao.
Tóm lại, các nguồn thúc đẩy tăng trưởng có thể là nguồn nhân lực và vật lực, làm tăng
số lượng của chính những nguồn lực sản xuất này và làm tăng năng suất của một số hay
toàn bộ nguồn lực thông qua tiến bộ công nghệ là nhân tố chính kích thích tăng trưởng
kinh tế.
5.3.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế:
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chuyển qua rất nhiều giai đoạn khác nhau và ở
mỗi giai đoạn đó đã hình thành các lý thuyết và mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng. Sau
đây là một số mô hình tăng trưởng kinh tế với những quan điểm về yếu tố nguồn lực và tác
động của chúng tới tăng trưởng kinh tế.
5.3.3.1. Trường phái cổ điển với mô hình tăng trưởng của David Ricardo
Trường phái này xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XIX với hai đại diện tiêu biểu
là Adam Smith và David Ricardo.
Adam Smith (1723-1790) coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định đến tăng trưởng
kinh tế. Ông đưa ra hai học thuyết cơ bản:
- Học thuyết về “Giá trị lao động” : ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản
tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình” : phủ nhận vai trò của Chính phủ trong việc điều
tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo học thuyết này nếu không bị chính
phủ kiểm soát, thông qua thị trường tự do doanh nghiệp sẽ bị lợi nhuận thúc đẩy
để sản xuất hàng hóa và dich vụ từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
David Ricardo (1772-1823) đã kế thừa các tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng
của tư tưởng dân số học của T.H Malthus để sáng lập ra học thuyết của riêng mình “Mô
hình tăng trưởng của Ricardo”.
Các giả định của mô hình tăng trưởng của Ricardo:
- Lao động (L) là nguồn gốc tạo ra của cải.
- Yếu tố nguồn vốn (K) là yếu tố trực tiếp tăng sản lượng. Nên không có sự xuất
hiện của chính phủ vì chi của chính phủ không sinh lời và làm giảm động lực
tích lũy của doanh nghiệp.
- Nền kinh tế truyền thống : nông nghiệp là yếu tố chi phối.
- Quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô. Yếu tố công nghệ tác động yếu ớt,
coi như bằng không.
Nội dung của mô hình :
Theo Ricardo có 3 yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động(L), vốn(K), và đất
đai (R).
Như vây có hàm sản xuất như sau : Y = f (L, K, R )
Theo Ricardo trong 3 yếu tố nêu trên thì đất đai (R) là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai
chính là giới hạn của tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai
kém màu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa
tăng lên, lợi nhuận của nhà tư bản giảm. Cho tới khi đất đai đạt điểm dừng tại Ro và Y sẽ
đạt sản lượng tối đa, tại đó sẽ là giới hạn của tăng trưởng. Khi đó nền kinh tế chia làm hai
khu vực, khu vực 1: nông nghiệp trì trệ tuyệt đối, khu vực 2 là khu vực công nghiệp. Như
vậy, khi chưa đến điểm dừng Ro thì R là yếu tố quyết định tăng trưởng, khi đạt điểm dừng
Ro thì tích lũy cho khu vực công nghiệp mới là yếu tố quyết định tăng trưởng.
Như vậy lý luận của Ricardo là: tăng trưởng là hàm của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi
nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất lương thực
phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng.
5.3.3.2.Mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas)
Trường phái tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX là thời kì đánh dấu sự chuyển biến
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật với một loạt các phát minh khoa học và các nguồn tài
nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Người đứng đầu của trường phái
này là Marshall (1842-1924) với tác phẩm chính “các nguyên lý của kinh tế học”.
Giả định của mô hình :
- Đặt nền kinh tế dưới tác động mạnh của yếu tố công nghệ.
- Vốn là yếu tố trực tiếp tạo nên sản lượng.
- Quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô vẫn chi phối.
Nội dung của mô hình :
Theo mô hình của trường phái tân cổ điển các yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao
động (L), vốn (K),tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa hoc – công nghệ (T). Như vậy hàm
sản xuất là:
Y = f ( K, L, R, T )
Theo mô hình này các nhà kinh tế học tân cổ điển đã chia các yếu tố nguồn lực ra làm 2
nhóm:
- K, L, R : nhóm các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng
- T : yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu.
Tính chất kế thừa và sự tiến bộ của mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển :
trường phái tân cổ điển đã kế thừa mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển và phát
triển nó lên bậc cao hơn, hoàn thiện hơn.
Tính kế thừa: cũng giống như mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển mô hình của
các tân cổ điển cũng bao gồm các yếu tố: lao động, vốn, đất đai ( L,K,R ) là các nhân tố
tăng trưởng kinh tế. Cả hai mô hình đều phủ nhận vai trò của chính phủ trong viêc điều tiết
nền kinh tế, ủng hộ thị trường tự do chịu điều tiết của “ bàn tay vô hình “.
Sự tiến bộ : mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển đã nhận ra vai trò của yếu
tố công nghệ và cho rằng nó là yếu tố quan trọng nhất tác động tới tăng trưởng, nhờ có
công nghệ mà có nhiều cách kết hợp đầu vào trong sản xuất.
5.3.3.3. Mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar
Các giả định của mô hình tăng trưởng Harrob – Domar :
- Cố định công nghệ. Hàm sản xuất không có yếu tố T.
- Quy luật lợi tức cận biên giảm dần không chi phối sản xuất.
- Tổng đầu tư = tổng tiết kiệm = tổng mức vốn sản xuất gia tăng
Nội dung của mô hình :
Hàm sản xuất : Y = f ( L, K, R )
Theo đó các nhân tố tác động tới tăng trưởng chỉ gồm có : lao động L, nguồn vốn K , và
đất đai R. Để tăng trưởng kinh tế cần đầu tư vào vốn dự trữ. Hay nói cách khác tiết kiệm
(S) và đầu tư (I) là yếu tố quyết định tăng trưởng trong mô hình Harrob – Domar. Chính vì
vậy ở đây đã có sự xuất hiện vai trò của chính phủ trong việc điều tiết các nguồn tiết kiệm,
tích lũy, đầu tư.
Mô hình cũng đưa ra cách tính hệ số ICOR.
Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. ICOR xác định
kinh tế kỳ này tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư lên bao nhiêu phần trăm so
với kỳ trước.
ICOR được tính bằng công thức sau:
ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)x 100%
trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng
vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:
-Mọi nhân tố khác không thay đổi;
-Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.

Có thể nói mô hình Harrob – Domar được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát
triển và là một phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hệ tăng trưởng và nhu cầu đầu
tư vốn.
Tính chất kế thừa và sự tiến bộ của mô hình :
Tính kế thừa : mô hình tăng trưởng Harrob Domar đã kế thừa và phát triển từ mô hình
tăng trưởng của Ricardo như đều đưa ra 3 nhân tố tác động tới tăng trưởng là : L, K, R và
đều không đưa yếu tố T vào trong hàm sản xuất.
Sự tiến bộ : mô hình khẳng định vai trò quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết,
ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Yếu tố nguồn lực R ở đây không chỉ đơn thuần là đất
đai mà được mở rộng lên thành tài nguyên thiên nhiên.
5.3.3.4. Mô hình tăng trưởng của R.Solow :
Năm 1956 dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái tân cổ điên Robert
Solow đã xây dựng mô hình tăng trưởng mới. Ông chia các yếu tố nguồn lực ra làm hai
nhóm : L, K, R là nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, T là yếu tố tăng trưởng theo
chiều sâu tuy nhiên T vẫn là yếu tố ngoại sinh. Ông cho rằng T mới là yếu tố quyết định
tới tăng trưởng, các nhân tố còn lại sẽ vấp phải điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có T
mới tạo nên tăng trưởng liên tục.
Hàm sản xuất : Y = f ( K, L, R, T ) . Theo mô hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân số và
tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng lớn tới sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một điểm
đáng chú ý của mô hình là Solow đã đưa những tính toán của mình trên các con số bình
quân trên đầu người, điều này đảm bảo một sự tăng trưởng một cách hợp lý, công bằng
hơn và đơn giản hóa tính toán.
Solow đã kế thừa và hoàn thiện mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar với việc thêm
yếu tố công nghệ T vào mô hình tăng trưởng đã khắc phục được khiếm khuyết của mô
hình Harrob Domar. Hơn nữa cho dù ủng hộ thị trường tự do nhưng Solow cũng không
phủ định hoàn toàn vai trò của Chính phủ. Như vậy rõ ràng mô hình của Solow đã có sự kế
thừa kết hợp cả hai mô hình tăng trưởng của hai trường phái tân cổ điển và Keynes và phát
triển lên thành một mô hình tăng trưởng mới.
5.3.3.5. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson :
Vào những năm 40 của thế kỷ XX, ra đời một lý thuyết kinh tế mới ủng hộ xây
dựng một nền kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp một cách hợp lý giữa “ bàn tay hữu hình “ và
“bàn tay vô hình”. Thực chất đó là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển
và học thuyết kinh tế của Keynes.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh tế
tân cổ điển về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên
nhiên chứ không chỉ là đất đai như trước. Và thống nhất kiểu phân tích của hàm Cobb –
Douglas về sự tác động của các yếu tố nguồn lực.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống nhất với quan điểm của trường
phái tân cổ điển về mối quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa
chọn sử dụng công nghệ nhiều vốn hoặc nhiều lao động. Và do đó mô hình cũng thống
nhất với mô hình Harrob Domar về vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế.
Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại là “ kỹ
thuật tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn là yếu tố quan trọng để
phát huy tác động của yếu tố khác, quy luật cận biên không chi phối bởi có hai loại đầu tư,
đó là đầu tư vào tư bản cố định và đầu tư vào tri thức, giáo dục, công nghệ mà đầu tư này
không chịu ảnh hưởng của quy luật lợi tức cận biên mà còn tác động tới tăng trưởng nhiều
hơn khi đầu tư. Vì vậy, trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở
để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, có thể nói lý thuyết kinh tế học hiện đại đã giải quyết các vướng mắc,
khắc phục những nhược điểm của các mô hình kinh tế trước đó, và hơn nữa nó đã đánh giá
một cách có hệ thống chính xác, đầy đủ và rõ ràng vai trò của các yếu tố nguồn lực và mối
quan hệ giữa chúng.

5.4. CHU KỲ KINH TẾ


Trên thực tế, quá trình tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia không đều đặt mà theo
hình thái chu kỳ. Hiện nay, tính chu kỳ của hoạt động kinh tế được công nhận là quy luật
phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các chu kỳ kinh tế của một nước có thể có
những độ dài khác nhau và chu kỳ kinh tế ở những quốc gia khác nhau cũng có những đặc
điểm khác nhau.
Chu kỳ phát triển kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn.
Recession Recovery Prosperous
(suy thoái) (phục hồi) (hưng thịnh)

Peak (đỉnh)
(đỉnh)

Peak (đỉnh)
(đỉnh)
Bottom
(đáy)

Narrowing Development
(thu hẹp) (phát triển)
Hình 5.2 : Chu kỳ kinh tế ( tổng hợp từ nhiều nguồn)
Mặc dù tên gọi có thể không giống nhau, nhưng về cơ bản các giai đoạn này
chuyển tải nội dung tương tự.
(1) Suy thoái (Recession)
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho
trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Từ đó, dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng và việc đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm dẫn đến kết quả là GDP thực
tế giảm sút. Các doanh nghiệp giảm đầu tư, thậm chí có doanh nghiệp phá sản, nhu cầu về
lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do
giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm
nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh
nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận
được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm
xuống trong thời kỳ suy thoái.
Thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP sẽ suy giảm trong 2 hay 3 quý liên tiếp.
(2) Đáy của suy thoái (Low Point, bottom)
Nền kinh tế trong giai đoạn này có đặc điểm là tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm
sút, nguồn cung hàng hóa ứ đọng, tỷ lệ hàng tồn kho cao. Khi GDP bắt đầu ngừng suy
giảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì nền kinh tế đã đạt đáy của chu kỳ. Nền kinh tế sẽ ở
thời kỳ “Đáy” trong bao lâu rất khó xác định. Trong cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ
những năm 1930, đáy của chu kỳ kéo dài hàng năm trời.
(3) Hưng thịnh và Phục hồi (Expansion, Recovery)
Trong thời kỳ hưng thịnh và phục hồi , GDP bắt đầu tăng trưởng trở lại, và nền
kinh tế hồi phục khỏi suy thoái. Hoạt động kinh doanh bắt đầu tiến triển, nhiều doanh
nghiệp sẽ khởi động lại việc mở rộng sản xuất và tuyển nhân viên, sẽ có nhiều công ăn
việc làm hơn giúp người lao động cải thiện thu nhập và sau đó tăng chi tiêu, thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng.
(4) Đạt đỉnh (Peak)
Giai đoạn này, GDP thực của nền kinh tế ngừng tăng trưởng thêm và bắt đầu có dấu
hiệu đi xuống. Tại đỉnh của chu kỳ, hoạt động kinh doanh sẽ ngừng mở rộng thêm, việc
làm, tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cao nhất. Giống như điểm đáy của
suy thoái, thời kỳ đạt đỉnh này có thể dài hoặc ngắn. Khi thời kỳ đạt đỉnh kéo dài thì chúng
ta sẽ được hưởng lợi từ một giai đoạn thịnh vượng của nền kinh tế.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ
kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo
chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt
là pha suy thoái sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng
giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường
vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những
thời kỳ suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì
thế cần nghiên cứu nguyên nhân gây ra chu kỳ để có những biện pháp chống chu kỳ. Các
trường phái kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế có khác nhau,
nên biện pháp chống chu kỳ kinh tế do họ đề xuất cũng khác nhau:
Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến
cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách
quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính
sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế phát triển thì lại chuyển hướng các chính sách đó
sang thắt chặt. ( Hình 5.3) minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch
chuyển từ AD1 sang 'AD2 khiến cho sản lượng giảm từ Q1 xuống Q2 và giá cả giảm từ p1
đến p2 ' (lạm phát giảm)
P AD2 AD1 AS

Q2 Q1 Q
Hình 5.3 . Suy thoái do tổng cầu giảm
Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do
sự can thiệp của chính phủ hoặc do cung tăng ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu
kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả.
(Hình 5.4 ) minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ
giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS1 xuống AS2 khiến cho sản lượng giảm từ
Q1 xuống Q2 nhưng giá cả lại tăng từ P1 lên P2' (lạm phát tăng).

P AD AS2

AS1
P2
P1

Q2 Q1 Q

Hình 5.4: Suy thoái do tổng cung giảm


Theo quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta
phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ
thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước
này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy
thoái biến thành khủng hoảng.
Dự báo chu kỳ kinh tế
Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những
thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như
sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng (thép,...), khối lượng hàng hóa vận chuyển...
rồi công thức hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự
phát triển của công nghệ thông tin, người ta đã xây dựng những mô hình kinh tế lượng
phức tạp với hàng chục nghìn biến số cùng những hệ phương trình phức tạp để dự báo.
Nhờ đó, dự báo biến động kinh tế vĩ mô đã có độ tin cậy lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ
chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách lớn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Bất kỳ quốc gia nào cũng luôn quan tâm đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và chu
kỳ kinh tế. Tăng trưởng kinh tê là sự gia tăng quy mô vê mặt số lượng của các yếu tố kinh
tế của nền kinh tế trong một thời kỳ nhât định so với kỳ gốc.Tăng trưởng kinh tế là sự gia
tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất
định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Để biểu thị sự
tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời
kỳ sau so với thời kỳ trước.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay
đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cà về kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế là: tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự gia tăng
tổng thu nhập của nền kinh tê và thu nhập bình quân đầu người dài hạn. Cơ câu kinh tê -
xã hội chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng
lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguôn nhân lực, chât lượng cuộc sống của mọi
người dân được nâng cao từ kêt quả tăng trưởng.
Từng thời kỳ có thể sử dụng hai chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng hàng năm và tốc độ
tăng trưởng bình quân thời kỳ để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế,
hay nói cách khác tăng trưởng GDP thực tế là kêt quả tác động qua lại của tổng mức cung
và tổng mức cầu của nên kinh tê. Vì vậy, để xem xét các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tê cần phải xem xét các nhân tố tác động đến tổng cung và các nhân tố tác động đến
tổng câu của nền kinh tế. Các nhân tố thuộc tổng cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế là
từ sự biến đổi của các yếu tố tạo nên GDP (GDP=C+I+G+X-M) gây nên sự biến đổi của
tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố thuộc tổng cung tác động
đến tăng trưởng kinh tế gồm có: Các nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng,chính là
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. vốn (K); lao động (L); tài nguyên thiên nhiên
(R) và công nghệ (T).
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã biết đến các mô hình tăng trưởng kinh tế theo
lý thuyết của các trường phái David Ricardo, tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas),
Harrob – Domar, R.Solow , Samuelson
Chu kỳ phát triển kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn: Suy thoái, đáy của suy thoái,
Hưng thịnh và Phục hồi, Đạt đỉnh. Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính
quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công
thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều
khó khăn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay người ta đã có thể dự báo
biến động kinh tế vĩ mô với độ tin cậy lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. Câu hỏi ôn tập
5.1. Hãy cho biết nguyên nhân tăng trưởng kinh tế.
5.2.Trình bày các phương pháp đo lường tốc độ tăng trưởng.
5.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
5.4.Phân tích những đặc điểm của tăng trưởng kinh tế hiện đại.
5.5.Trình bày phương pháp xác định nguồn tăng trưởng của các nhân tố sản xuất.
5.6.Trình bày nội dung mô hình tăng trưởng của Harrod – Domar.
5.7.Trình bày mô hình Solow khi có tác động của dân số.
5.8.Trình bày mô hình Solow khi có tác động của tiến bộ công nghệ.
5.9.Một quốc gia nên tiết kiệm nhiều hay ít thì có lợi?
5.10.Một quốc gia nên đầu tư vào loại tư bản (vốn hiện vật) nào thì có lợi?
5.11.Một quốc gia cần có chính sách gì tác động vào tiến bộ công nghệ?
5.12.Hàm ý của Phát triển là gì?
5.13.Trình bày các quan điểm mới về phát triển.
5.14.Phân tích ba giá trị cơ bản và mục tiêu của phát triển.
5.15.Phân tích các tiêu chí phân biệt phát triển và kém phát triển.
5.16.Nêu các giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
5.17.Những nguyên nhân nào tác động đến chu kỳ kinh tế
B. Bài tập
Bài 1. Giả sử nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái. Nếu các nhà hoạch định chính sách
không có hành động gì, thì nền kinh tế sẽ diễn biến như thế nào? Hãy giải thích.
Gợi ý :
Nền kinh tế đang suy thoái với Y0 < Y* -> nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh theo xu hướng
tăng AS -> Đường AS sẽ dịch chuyển -> sản lượng.... tăng dần cho đến khi đạt mức sản
lượng tiềm năng và nền kinh tế đạt mức toàn dụng.
Bài 2. Cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Hãy bình luận về
việc chính phủ có nên áp dụng chính sách để khuyến khích tăng trưởng không? Chính sách
nên hướng tới những yêu tố nào ?

C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1.Tăng trưởng kinh tê là:
A. .Sự gia tăng quy mô vê mặt chất lượng của các yếu tố kinh tế trong một thời kỳ
nhât định so với kỳ gốc.
B.Sự gia tăng quy mô vê mặt số lượng của các yếu tố kinh tế của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhât định so với kỳ gốc.
C..Sự gia tăng quy mô vê mặt số lượng của các yếu tố đo lường phát triển kinh tế.
D..Sự gia tăng các yếu tố kinh tế của nền kinh tế trong một thời kỳ nhât định so với
kỳ gốc.
2.Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng:
A. GDP hoặc GNP
B. Tiêu dùng trong nhân dân.
C. Hàng tồn kho.
D. Đầu tư.
3.Tăng trưởng kinh tế thể hiện:
A. Thay đổi về chất của nền kinh tế.
B. Thay đổi về lượng của nền kinh tế.
C. Thay đổi về cơ cấu kinh tế.
D. Thay đổi chi tiêu chính phủ
4.Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế:
A. Người ta dùng mức tăng thêm của lao động của thời kỳ sau so với thời kỳ trước.
B. Người ta dùng mức tăng thêm của vốn đầu tư của thời kỳ sau so với thời kỳ tr-
ước.
C. Người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ sau so
với thời kỳ trước.
A. Người ta đo lường tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ hiện tại.
5. Phát triển kinh tế là:
A. Quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về
lượng và chất.
B. Sự thay đổi về chất lượng nền kinh tế.
C. Sự tăng trưởng kinh tế. bao gồm sự thay đổi về chất lượng nền kinh tế.
D. Quá trình tăng tiến các yêu tố tăng trưởng kinh tế.
6.Để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế cần sử dụng :
A. Chỉ tiêu tăng trưởng dân số và lao động.
B. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
C. Chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.
D. Chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế.
7 Những nhân tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế:
A. Nhân tố tâm lý tiêu dùng
B. Các nhân tố thuộc tổng cung
C. Các mô hình kinh tế.
D. Cả ba câu trên đều sai.
8. Chu kỳ kinh tế trải qua mấy giai đoạn:
A. 5
B. 6
C.4
D.3
9. Đâu là các giai đoạn của chu kỳ kinh tế:
A. . Suy thoái, Hưng thịnh, Phục hồi và Đạt đỉnh.
B. . Suy thoái, thoái trào, Đạt đỉnh.
C. . Suy thoái, đáy của suy thoái, Hưng thịnh và Phục hồi.
D. Suy thoái, Đáy của suy thoái, Hưng thịnh và Phục hồi, Đạt đỉnh.
10. Đặc điểm của giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế được thể hiện như thế nào:
A. Tiêu dùng tăng, hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng.
B. Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng.
C. Tiêu dùng giảm mạnh, lãi suất giảm
D. Thất nghiệp giảm dần, GDP tăng.
CHƯƠNG 6
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT

Sau khi học xong chương 6, người học sẽ: trình bày được các khái niệm thất nghiệp
và lạm phát, các loại hình thất nghiệp và các nhân tố tác động đến lạm phát; phân tích
được các tác động của thất nghiệp và lạm phát đến nền kinh tế; và phân tích mối quan hệ
giữa thất nghiệp và lạm phát để hiểu được sự can thiệp của Chính phủ bằng các chính sách
vĩ mô nhằm giảm thiểu thất nghiệp và kiềm chế lạm phát.

6.1 THẤT NGHIỆP


6.1.1. Khái niệm:
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, mặc dù có rất nhiều việc cần phải làm nhưng nạn
thất nghiệp tràn lan lại gây trở ngại cho nền kinh tế. Tại sao lại có hàng triệu người bị thất
nghiệp như vậy? họ có thể là những ai và việc ngồi chơi của người lao động ảnh hưởng
đến sản lượng của nền kinh tế như thế nào?
Ai được gọi là thất nghiệp?
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người
trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức
lương mong muốn.
Lực lượng lao động của một quốc gia gồm tất cả những người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động và sẵn sàng tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động gồm
những người đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hoá, xã hội, … hoặc các công việc mang tính chất tự
tạo khác nhằm đem lại thu nhập cho bản thân.
Một lao động được coi là thất nghiệp nếu có đầy đủ các đặc điểm sau:
 Trong độ tuổi lao động;
 Có khả năng và sẵn sàng lao động;
 Đang mong muốn và nỗ lực tìm kiếm việc làm;
 Chưa có việc làm với mức lương mong muốn.
Như vậy, theo khái niệm của ILO, sẽ có những trường hợp lao động không có việc làm
nhưng lại không được coi là thất nghiệp: những người ngoài độ tuổi lao động như những
người đã về hưu nhưng vẫn còn sức khoẻ để lao động, mong muốn tìm kiếm việc làm để
bổ sung thu nhập; những người trong độ tuổi lao động nhưng lại chưa sẵn sàng đi làm như
học sinh, sinh viên; hoặc không mong muốn tìm việc như người nội trợ, ….
Mô phỏng các khái niệm theo tổng dân số:

Người già
Người có việc làm
Tổng Lực lượng lao động
Dân số trong độ Người thất nghiệp
dân
tuổi lao động Không thuộc LLLĐ
số
(Nội trợ, HSSV, ….)
Trẻ em

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng:


 Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ số người thất nghiệp so với tổng lực lượng lao động:

Số người thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp = --------------------------- X 100
Lực lượng lao động

Lực lượng lao động


Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = --------------------------- -------- X 100
Dân số trong độ tuổi lao động

Theo IMF và ADB, thời điểm 2007, dân số Việt Nam là 85 triệu người. Số người có việc
làm là 43 triệu người, thất nghiệp là 1,5 triệu người và có 4,5 triệu người trong độ tuổi lao
động không nằm trong lực lượng lao động.
Yêu cầu tính:
1. Lực lượng lao động của Việt Nam năm 2007?
2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu?
3. Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
4. Hãy tìm các số liệu tương tự của Việt Nam tại thời điểm hiện nay?
Định luật OKUN:
Nhà kinh tế học người Mỹ Athur Okun (1929 - 1979) là người đã phát hiện ra mối
quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng, phát biểu thành định luật Okun: “Nếu GDP giảm đi
2% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1%”.
Nội dung định luật Okun đưa ra mối quan hệ sống còn giữa thị trường đầu ra và thị
trường lao động. Nó mô tả mối quan hệ giữa những biến động ngắn hạn của GDP thực tế
với những thay đổi của thất nghiệp, do đó, có thể đưa ra các định hướng chính sách: (i)
GDP thực có phải tăng nhanh bằng GDP tiềm năng để giữ tỷ lệ thất nghiệp không tăng
lên? Hay (ii) nếu muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống thì GDP thực có phải tăng nhanh hơn
GDP tiềm năng?
Định luật Okun còn có thể giúp dự báo được tỷ lệ thất nghiệp sẽ vận động như thế
nào nếu tính toán được sự thay đổi của GDP so với GDP tiềm năng.
6.1.2. Các dạng thất nghiệp:
Các nhà kinh tế học phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc, gồm: thất nghiệp tạm
thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cổ điển.
Thất nghiệp tạm thời phát sinh do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm
công việc khác, gồm những người bị mất việc làm trong thời gian ngắn khi họ di chuyển
chỗ ở hoặc chuyển từ công việc này sang công việc khác. Thất nghiệp tạm thời là số người
thất nghiệp tối thiểu mà thị trường lao động luôn vận động phải có.
Thất nghiệp cơ cấu là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối khi lượng cung
lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân là do thay đổi cơ cấu kinh tế, do
lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.
Khi cơ cấu kinh tế thay đổi, những ngành phát triển hơn sẽ gia tăng nhu cầu lao động, như
công nghiệp và dịch vụ, ngược lại, những ngành khác sẽ sụt giảm nhu cầu lao động (ví dụ,
năm 1900, 70% dân số thế giới làm việc trong ngành nông nghiệp, đến năm 2000, lực
lượng này chỉ còn 3%) làm cho lao động tại các ngành này hoặc phải tự đào tạo lại hoặc
tìm các công việc ở ngành khác.
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): khi nền kinh tế lâm vào tình trạng
suy thoái, tổng cầu giảm và tổng sản lượng giảm, sản xuất thu hẹp dẫn đến nhu cầu về lao
động giảm. Tình trạng thất nghiệp xảy ra ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế.
Thất nghiệp cổ điển phản ánh số người thất nghiệp do tác động của luật tiền lương
tối thiểu. Khi mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương cân bằng, chi phí
lương của doanh nghiệp tăng lên và các nhà sản xuất sẽ tiết kiệm chi phí bằng cách giảm
nhu cầu lao động.
Lương Thất nghiệp
SL
Lương tối thiểu

Lương cân bằng


E
DL

Lao động cân bằng Lao động

Hình 6.1. Thất nghiệp do tác động của lương tối thiểu
Theo tính chất thất nghiệp, thất nghiệp gồm có thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tự
nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, tồn
tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng. Thất nghiệp tự nhiên gồm thất nghiệp tạm
thời và thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp tự nguyện là số người lao động thất nghiệp do không chấp nhận mức
lương đưa ra. Nếu chấp nhận công việc với mức lương hiện có, đó là thất nghiệp không tự
nguyện (thất nghiệp bắt buộc).

SL
Lương Thất nghiệp không tự nguyện

Lương thị trường


TN tự nguyện

WE
Có việc làm

DL

LE Lao động
LLLĐ

Hình 6.2 Các loại hình thất nghiệp


6.1.3. Tác động của thất nghiệp:
Thất nghiệp cao, vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Là vấn đề kinh tế, nó
là sự lãng phí nguồn nhân lực quý giá và khan hiếm. Là vấn đề xã hội, khi người lao động
mất việc làm, thu nhập không có, sự cùng cực về kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình
cảm và đời sống gia đình của mọi người, các tệ nạn xã hội phát sinh.
Tác động tới cá nhân người lao động
Nếu là thất nghiệp tạm thời, cá nhân người lao động sẽ nhận được trợ cấp nếu từng
tham gia vào quỹ bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp tạm thời sẽ là
khoảng thời gian nghỉ ngơi hữu ích nếu giá trị của việc nghỉ ngơi được đánh giá cao hơn
lợi ích của khoản thu nhập mà cá nhân có được khi làm việc. Hơn nữa, một số người kỳ
vọng sẽ tìm được việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn và có nhiều lựa chọn hơn sau thời
gian tạm thời nghỉ việc. Đó là những lợi ích cá nhân mà những người thất nghiệp tự
nguyện có được.
Thất nghiệp không tự nguyện không có các lợi ích trên. Khoản trợ cấp thất nghiệp
chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn, nếu chưa tìm được việc làm ngay, người lao
động không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và chi tiêu bắt buộc phải cắt
giảm theo.
Về mặt tâm lý, những nỗ lực tìm việc nhưng không thành công dễ dẫn tới tâm
trạng chán nản, bất mãn và tự coi mình là người thừa trong gia đình và trong xã hội. Đây
chính là căn nguyên của nhiều tệ nạn xã hội: trộ cắp, cướp giật, tự tử, …..
Tác động kinh tế:
Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, trên thực tế, nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng
hoá và dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản xuất ra. Như vậy, tổng sản lượng
trong nền kinh tế sẽ giảm và dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế đang trong thời kỳ suy
thoái.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp tăng và sản lượng giảm trong thời kỳ suy thoái
sẽ dẫn tới sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát.
Hy Lạp và bài toán thất nghiệp:
Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bìnhquân ở mức 4.2%/năm trong giai đoạn
2002-2007. Năm 2008 – 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng nặng nề tới kinh
tế Hy Lạp, kéo dài sang các năm tiếp theo. Tăng trưởng (GDP) năm 2011: -6,9% khiến tỉ
lệ thất nghiệp tại Hy Lạp tăng kỷ lục, từ 17,7% năm 2011lên mức 21,7% vào tháng
2/2012. 54% người dân Hy Lạp trong độ tuổi 15 đến 25 không có việc làm. Tổng cộng, có
tới 1,1 triệu người thất nghiệp tại quốc gia này, tăng 42% so với hồi tháng 2/2011.
Nền kinh tế Hy Lạp liên tiếp suy giảm trong 5 năm qua. Thị trường việc làm ảm
đạm cộng với việc cắt giảm lương theo chương trình thắt lưng buộc bụng đã khiến người
dân nước này tỏ ra bất mãn với chính phủ lâm thời.
Việc cắt giảm chi tiêu ngân sách theo các điều khoản của gói cứu trợ từ Liên minh
châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã gây ra làn sóng giải thể và phá sản trong
giới doanh nghiệp. Điều này càng khiến tình trạng thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn.
Thất nghiệp và chất lượng cuộc sống suy giảm cũng gây ra nhiều hệ lụy xã hội tại
Hy Lạp. Trong nửa đầu năm 2011, tỷ lệ tự tử tại quốc gia này đã tăng 40% so với cùng kỳ
năm trước.
6.2. LẠM PHÁT
6.2.1. Khái niệm
Theo nhà kinh tế học Gregory Mankiw: “Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức
giá chung hoặc chỉ số giá theo thời gian”.
Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Việc đo lường mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ là rất khó
khăn vì không thể thống kê được tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ của một nền kinh tế. Do
vậy, thay vì đo lường mức giá chung, người ta chỉ lấy những hàng hoá, dịch vụ đại diện
cho các nhóm, ngành hàng cơ bản trong nền kinh tế. Mức giá bình quân hoặc có quyền số
của các mặt hàng đại diện (giỏ hàng hàng) đó được gọi là chỉ số giá (PI).
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung/chỉ số giá, được tính bằng công thức:

Có hai loại chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ
số giá sản xuất (PPI).
Thông thường, các mặt hàng tiêu dùng được chọn đại diện theo nhóm hàng: Lương thực,
thực phẩm; phương tiện giao thông; thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hoá, giải trí; giáo
dục; y tế; …. và gắn trọng số của các mặt hàng trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu
dùng (CPI).

PPI (Producer Price Index) còn được gọi là chỉ số giá bán buôn hay chỉ số giá sản xuất
được tính tương tự như CPI, nhưng ít được sử dụng hơn trong việc tính tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát còn được tính dựa vào chỉ số giảm phát (GDP Deflator - DGDP)
Việc tính toán tỷ lệ lạm phát chủ yếu dựa vào CPI và DGDP, trong khi CPI chỉ phản
ánh mức giá của người tiêu dùng thì DGDP lại phản ánh giá của cả doanh nghiệp và chính
phủ mua. Vì thế, DGDP sát với mức giá chung hơn. Tuy vậy, DGDP lại chỉ tính toán mức giá
của hàng hoá được sản xuất trong nước, CPI tính cả giá của hàng hoá được sản xuất trong
nước và cả hàng hoá nhập khẩu mà người tiêu dùng thực mua. Trên thực tế, số liệu thống
kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.
Giảm lạm phát diễn ra khi tỷ lệ lạm phát năm t+1 thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm t.
Trường hợp ngược lại của lạm phát, khi mức giá chung/chỉ số giá giảm liên tục
trong một khoảng thời gian, là giảm phát (tỷ lệ lạm phát âm).

Tỷ lệ lạm phát nước Anh (1918 - 1924)


Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát 25

20 Giảm lạm phát


15
10
5
0
-51916 1918 1920 1922 1924 1926
-10
-15
-20 Giảm phát

Hình 6.3. Tỷ lệ lạm phát nước Anh (1918 - 1924)


(Nguồn: ONS, www.economicshelp.org)
6.2.2. Phân loại lạm phát:
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của lạm phát, có ba loại lạm phát là lạm phát vừa phải,
lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải là tỷ lệ lạm phát hàng năm chỉ gồm một con số (dưới 10%). Lạm phát
vừa phải có đặc trưng là giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Khi giá cả tương đối ổn
định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền hoặc ký kết những hợp đồng
dài hạn.
Lạm phát phi mã là tỷ lệ lạm phát trong phạm vi hai hoặc 3 chữ số như 11% hay đến tận
999%. Với mức lạm phát phi mã, giá cả đang tăng nhanh hơn, lâu dài, nó sẽ làm biến dạng
nền kinh tế. Khi đồng tiền bị mất giá trị nhanh, mọi người chỉ dám giữ lượng tiền tối thiểu,
vừa đủ cần thiết cho những thanh toán hàng ngày. Các thị trường tài chính sẽ khó khăn vì
vốn chảy ra ngoài nhiều, mọi người thích tích trữ hàng hoá, nhà cửa và không bao giờ cho
vay lại nếu lãi suất danh nghĩa thấp.
Siêu lạm phát là khi nền kinh tế để tỷ lệ lạm phát nhiều hơn bốn con số. Nếu như nền kinh
tế rơi vào lạm phát phi mã, các biện pháp can thiệp của Chính phủ có thể sẽ vẫn duy trì
được hoạt động của nền kinh tế hoặc thậm chí đi lên mặc dù hệ thống giá cả đang quá cao.
Tuy nhiên, siêu lạm phát lại mang sức mạnh của kẻ huỷ diệt nền kinh tế. Ở đó, mọi hàng
hoá đều khan hiếm, trừ tiền. Giá cả đảo lộn hàng ngày, tiền lương thực tế thay đổi chóng
mặt và mọi người chỉ muốn giữ hàng và đẩy tiền ra, xã hội gia tăng nhanh chóng bất bình
đẳng.
6.2.3. Các nguyên nhân của lạm phát:
Lạm phát quán tính: là tỷ lệ lạm phát được đưa vào trong các hợp đồng và những
thoả thuận không chính thức.
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát thường có tính ỳ cao. Tức là, nó sẽ giữ nguyên tỷ lệ
cho tới khi nào các sự kiện kinh tế làm cho nó thay đổi. Vì nó giữ nguyên qua các năm nên
người ta có thể dự đoán được nó, đưa nó vào dự tính đầy đủ.
Khi các sự kiện kinh tế như những thay đổi trong tổng cầu, thay đổi giá dầu mạnh, mùa
màng thất bát, tỷ giá hối đoái biến động, …. sẽ làm tỷ lệ lạm phát cao hơn hay thấp hơn tỷ
lệ lạm phát quán tính của nó. Những loại biến động kinh tế lớn dẫn tới lạm phát là cầu kéo
và chi phí đẩy.
Lạm phát cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế có những thay đổi lớn trong đầu tư, chi
tiêu của Chính phủ hay xuất khẩu ròng, làm tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất
của một nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu.

Bắt đầu từ mức cân bằng E, giả sử có P


một sự mở rộng chi tiêu làm đường tổng
AS
cầu AD dịch sang phải. Điểm cân bằng
P’ E’
AD’
P E
AD
mới của nền kinh tế là E’ với mức sản lượng
cầu cao hơn. Tại mức cầu này, giá đã tăng
từ P lên P’. Lạm phát xảy ra do cầu kéo.

Hình 6.4 Minh hoạ quá trình lạm phát cầu kéo
Lạm phát chi phí đẩy: là lạm phát xảy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn
thất nghiệp cao và mức huy động nguồn lực yếu.
Nguyên nhân đầu tiên gây ra lạm phát chi phí đẩy là mức tiền lương tăng. Xu hướng mong
muốn của người lao động nói chung và sự đấu tranh của công đoàn luôn nhằm tăng lương,
ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao. Lương là một bộ phận quan trọng của chi phí doanh
nghiệp, do đó, khi lương tăng, về dài hạn tổng cung sẽ
sụt giảm. Các cú sốc kinh tế cũng làm chi phí tăng như
giá dầu thế giới tăng, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái hay
giá thực phẩm, … cũng là những nguyên nhân làm cho
P AS’
chi phí sản xuất tăng cao, tổng cung sụt giảm.
AS
Khi tổng cung giảm, tổng cầu không đổi, mức cung mới
của nền kinh tế sụt giảm làm giá cả tăng lên (lạm phát chi
P’ E’
phí đẩy).
P E
Hình 6.5 Minh hoạ
AD
quá trình lạm phát chi phí đẩy
6.2.4. Tác động kinh tế của lạm phát: Qp Q

Các ngân hàng trung ương đều thống nhất với nhau
về quyết tâm cùng chống lạm phát vì lạm phát được coi là kẻ thù số một của nền kinh tế.
Tại sao lại như vậy? Vì trong thời kỳ lạm phát, mọi giá cả tiền lương đều thay đổi nhưng
lại không theo một tỷ lệ, tức là có những thay đổi của thu nhập thực tế. Hai ảnh hưởng
chắc chắn của lạm phát là:
 Sự phân phối lại thu nhập và của cải giữa những nhóm người khác nhau;
 Những sai lệch trong giá tương đối và sản lượng của những hàng hóa khác nhau.
Lạm phát tác động đến sự phân phối thu nhập và của cải: xuất phát từ sự khác nhau
giữa các loại tài sản có và tài khoản nợ mà mọi người nắm giữ, khi có lạm phát thì thu
nhập sẽ bị phân phối lại.
Đối với người đang vay tiền, lạm phát cao sẽ có lợi cho họ bởi các khoản vay phải trả
về danh nghĩa thì không đổi, nhưng chi phí thực tế đã giảm do lương và thu nhập tăng lên.
Theo suy nghĩ này, thời kỳ lạm phát cao, người dân rất tích cực vay tiền để mua nhà cửa,
đất đai và thậm chí tiêu dùng.
Ngược lại, đối với người có tiền cho vay, có trái phiếu dài hạn thì lạm phát cao sẽ làm
mất đi giá trị thực tế của tài sản mà họ đang có, dù giá trị danh nghĩa không hề thay đổi.
Nếu lạm phát kéo dài, mọi người sẽ dự đoán trước được và các thị trường sẽ bắt đầu
thích nghi. Một khoản bù cho lạm phát sẽ dần dần được đưa vào lãi suất thị trường. Sẽ
không có sự phân phối lại thu nhập của cải lớn nào khi lãi suất đã thích nghi với lạm phát.
Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế:
Lạm phát có hại đến hiệu quả kinh tế do nó làm sai lệch những tín hiệu giá. Trong
thời kỳ lạm phát thấp, nếu giá thị trường của một loại hàng hoá nào đó tăng lên thì cả
người mua và người bán đều sẽ biết có sự thay đổi nào đó của cung hoặc cầu về hàng hoá
đó. Họ sẽ có những phản ứng phù hợp như mua hàng ít hơn hoặc tìm hàng thay thế. Tuy
nhiên, trong thời kỳ lạm phát cao, rất khó phân biệt thay đổi của giá là do cung, cầu với
riêng thị trường đó hay do mức giá chung.
Về ngắn hạn, lạm phát và sản lượng có mối quan hệ thuận chiều khi mà các nhà
sản xuất luôn mong muốn có được nhiều hàng cung ứng với mức giá cao. Tuy vậy, các
ngân hàng trung ương lại luôn đề phòng và phản ứng trước những đe dọa của lạm phát.
Các biện pháp giảm lạm phát như giảm tốc độ tăng tiền tệ, tăng lãi suất, theo đó, sẽ giảm
mức tăng của sản lượng thực tế khi lạm phát được kiểm soát. Thất nghiệp sẽ nhiều hơn.
Suy thoái có thể sẽ bắt đầu và ngày càng nghiêm trọng.

6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT


Năm 1958, giáo sư Philips của trường kinh tế Luân Đôn đã phát hiện ra mối quan
hệ thống kê giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Anh. Những mối
quan hệ tương tự cũng được phát hiện ở các quốc gia khác.
Đường Philips chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp
thấp hơn. Nó hàm ý chúng ta có thể đánh đổi nhiều lạm phát hơn để có được tỷ lệ thất
nghiệp thấp và ngược lại. Do đó, đường Philips là một công cụ hữu ích để đưa ra các lựa
chọn chính sách kinh tế vĩ mô.
6.3.1. Đường cong Phillips ngắn hạn
Tỷ lệ lạm phát

Đường Philips ngắn hạn

Tỷ lệ thất nghiệp

Bằng cách lựa chọn các chính sách tài khoá và tiền tệ, chính phủ có thể tác động
đến tổng cầu và do vậy là mức thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu là mức tổng cầu cao
hơn, mức lương và giá cũng sẽ tăng, và lạm phát tăng, tuy nhiên thất nghiệp lại sẽ giảm
xuống.
6.3.2. Đường cong Phillips dài hạn

Tỷ lệ lạm phát Đường Philips dài hạn

U* Tỷ lệ thất nghiệp

Khác với hình dáng đường Philips ngắn hạn, đường Philips trong dài hạn là đường
thẳng dốc xuống. Tại trạng thái cân bằng dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và sản lượng
tiềm năng được duy trì. Do là sản lượng tiềm năng nên mức sản lượng của nền kinh tế
không chịu sự tác động của lạm phát, do vậy, về dài hạn, đường Philips thẳng đứng tại
mức thất nghiệp tự nhiên.
Trong dài hạn, mức lạm phát không thay đổi nên mọi người sẽ dự kiến chính xác
mức lạm phát và điều chỉnh tốc độ tăng lương danh nghĩa để giữ cho mức lương thực tế
không đổi, mức lương thực tế sẽ duy trì ở mức lương cân bằng dài hạn. Tương tự, lãi suất
danh nghĩa cũng đủ lớn để bù đắp mức lạm phát và duy trì mức lãi suất thực tế ở trạng thái
cân bằng của nó. Mọi người sẽ thích nghi với lạm phát và dự kiến được đầy đủ về nó.

6.4. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ


6.4.1. Hạn chế thất nghiệp:
Gắn với từng loại hình thất nghiệp lại có những nguyên nhân khác nhau, do vậy, để
hạn chế được thất nghiệp, Chính phủ cần có tổng thể các giải pháp khác nhau. Có những
nhóm giải pháp sau đây:
Nhóm các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô:
- Giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tỷ lệ thất nghiệp đạt tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên;
- Quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế dài hạn gắn với đào tạo lao động;
- Đầu tư phát triển kinh tế, xã hội đồng đều, ưu tiên các khu vực kinh tế khó khăn;
- Chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách bảo hiểm, chính sách tài chính – tiền tệ hiệu
quả;
- Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường lao động.
Nhóm các giải pháp thuộc chính sách việc làm và thị trường lao động:
- Định hướng, tư vấn và hỗ trợ lựa chọn nghề nghiệp sớm cho người lao động;
- Phát triển thị trường lao động, tổ chức thị trường và thông tin thị trường lao động;
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đào tạo,
hỗ trợ người lao động học tập suốt đời;
- Hỗ trợ vốn vay với lao động tự do, thiếu việc làm, thất nghiệp để tự tạo việc làm;
- Thực hiện đầy đủ chính sách trợ cấp thất nghiệp;
- Hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động – việc làm.
Nhóm các giải pháp về xã hội – dân số:
- Ổn định xã hội, an ninh, chính trị;
- Giữ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vừa phải;
- Đặc biệt hỗ trợ các vấn đề xã hội cho người thiếu việc, thất nghiệp.
Các giải pháp nêu trên của Chính phủ, thực hiện riêng hoặc kết hợp cùng nhau, cũng
đều nhằm nâng cao chất lượng của nguồn cung lao động, điều chỉnh nguồn cung phù hợp
với cầu lao động, nhằm đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động và làm tăng quy mô việc
làm, tạo ra nhiều việc làm mới.
6.4.2. Kiềm chế lạm phát
Mặc dù lạm phát có nhiều tác động không tốt đối với nền kinh tế, tuy nhiên, lạm phát
quán tính lại là động cơ khuyến khích của các nhà sản xuất khi giá đang tăng. Trường hợp
lạm phát cao hơn lạm phát quán tính và có nguy cơ đối với nền kinh tế, Chính phủ cần có
những biện pháp ngắn hạn và lâu dài để kiềm chế lạm phát.
Đối với giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, khi cung tiền giảm và lãi suất
tăng, giá cả tương đối sẽ giảm. Đây là cách truyền thống nhất mà các ngân hàng trung
ương thường sử dụng để giảm hoặc kiềm chế lạm phát. Tác động ngược của giải pháp
kiềm chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ thắt chặt chính là giảm sản lượng.
Đối với lạm phát cầu kéo, trường hợp tổng cầu trong nền kinh tế tăng cao đột ngột,
Chính phủ có thể sử dụng trực tiếp một hoặc kết hợp các giải pháp giảm cầu như:
- Giảm chi tiêu công, đầu tư công của Chính phủ;
- Hạn chế nhập khẩu tiêu dùng thông qua thuế hoặc các biện pháp phi thuế;
- Hạn chế chi tiêu cá nhân thông qua thuế thu nhập cá nhân.
Đối với lạm phát chi phí đẩy, để tránh các loại chi phí tăng bất ngờ đối với doanh
nghiệp, Chính phủ cần có các chính sách kiểm soát giá các đầu vào sản xuất quan trọng,
như: điện, dầu, tiền thuê đất, lương lao động, …. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong
việc kiểm soát chi phí, Chính phủ cũng cần có các hỗ trợ liên quan đến thuế, lương, giá
cả…
Trong nền kinh tế hỗn hợp, vai trò của Chính phủ và sự cần thiết phải có sự can thiệp
của Chính phủ đối với sự vận hành của nền kinh tế là tất yếu. Lịch sử phát triển kinh tế
nhân loại, các trường phái kinh tế, các nhà kinh tế học đã bàn nhiều về lạm phát, thất
nghiệp, mối quan hệ lạm phát – thất nghiệp và các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp, kiềm
chế lạm phát. Tuy vậy, đâu đó trong nền kinh tế, vẫn có những hậu quả rất nặng nề của
lạm phát hay thất nghiệp, bởi sự chậm trễ, hy sinh hoặc thất bại của các chính sách của
Chính phủ.

TÓM TẮT
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm
việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức lương mong muốn. Mặc dù người lao
động không muốn nhưng có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp, lý do từ phía
người lao động, từ thị trường lao động và từ nền kinh tế vĩ mô. Thất nghiệp không những
là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đề xã hội khi hậu quả của thất nghiệp chính là các vấn
đề xã hội nảy sinh. Các chính phủ luôn luôn đặt ra mục tiêu kinh tế vĩ mô về tỷ lệ thất
nghiệp và có nhiều chính sách để đạt được mục tiêu đó.

Lạm phát là tình trạng mức giá chung trong nền kinh tế gia tăng liên tục. Sự gia tăng
của giá có thể do sự dự tính (lạm phát quán tính), có thể do cầu tăng (lạm phát cầu kéo) và
cũng có thể do chi phí tăng (lạm phát chi phí đẩy). Một mức lạm phát vừa phải sẽ là sự
kích thích sản xuất, tăng cung của các doanh nghiệp nhưng mức tăng giá quá cao lại gây ra
sự sai lệch giá nghiêm trọng, phân hóa thu nhập và của cải trong nền kinh tế. Vì vậy, kiểm
soát lạm phát là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các ngân hàng trung ương thông qua chính
sách tài chính – tiền tệ, hay các chính sách giá, lương, thuế khác của chính phủ.

Lạm phát và thất nghiệp được chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều và phải đánh đổi
với nhau trong ngắn hạn. Đường Philips biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp có hình dáng của một đường thẳng có chiều dốc xuống. Tuy vậy, về dài hạn, để
duy trì mức sản lượng cân bằng (sản lượng tiềm năng), tỷ lệ thất nghiệp nên được kiểm
soát ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát chỉ ở mức vừa phải. Chính phủ cần kết hợp
nhiều chính sách, giải pháp khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô về thất
nghiệp và lạm phát.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

A. Câu hỏi ôn tập

Câu 6.1.Thất nghiệp là gì? Tỷ lệ thất nghiệp là gì?


Câu 6.2.Phân biệt các loại hình thất nghiệp?
Câu 6.3.Phân tích các tác động kinh tế - xã hội của của thất nghiệp?
Câu 6.4.Lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát là gì?
Câu 6.5.Phân tích các nguyên nhân dẫn tới lạm phát?
Câu 6.6.Phân tích tác động của lạm phát tới nền kinh tế?
Câu 6.7.Phân tích mối quan hệ thất nghiệp – lạm phát cả trong ngắn hạn và dài hạn?
Câu 6.8.Phân tích các biện pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm hạn chế thất nghiệp? Liên
hệ các giải pháp với thực tế hiện nay?
Câu 6.9.Phân tích các biện pháp mà Chính phủ sử dụng kiểm soát lạm phát? Liên hệ các
giải pháp với thực tế hiện nay?
Câu 6.10.Hãy đề xuất các giải pháp khác với chính phủ để vừa hạn chế thất nghiệp, vừa
kiểm soát lạm phát?
B. Bài tập

Câu 1: Tỷ lệ lạm phát vừa phải là:


A. Tỷ lệ lạm phát thấp, dưới 10% năm
B. Tỷ lệ lạm phát 2 hoặc 3 con số
C. Tỷ lệ lạm phát từ 4 con số trở nên
D. Cả ba đáp án đều sai.
Câu 2:Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
A. Mức giá chung
B. GDP danh nghĩa
C. Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa
D. Giá cả của một loại hàng hoá thiết yếu
Câu 3:Tỷ lệ lạm phát có thể dự đoán được thuộc phân loại:
A. Lạm phát cầu kéo
B. Lạm phát chi phí đẩy
C. Lạm phát dự đoán
D. Lạm phát quán tính
Câu 4:Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ số người thất nghiệp so với:
A. Tổng dân số
B. Lực lượng lao động
C. Người đang có việc
D. Người thất nghiệp
Câu 5:Nhóm người nào KHÔNG thuộc lực lượng lao động:
A. Giảng viên đã về hưu nhưng vẫn tiếp tục đi dạy tại các trung tâm từ thiện
B. Những người khuyết tật đang làm việc tại trung tâm nhân đạo Quê Hương
C. Nhóm sinh viên năm cuối đang thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất
D. Cả A, B và C
Câu 6: Đường cong Philips cho thấy mối quan hệ giữa:
A. Lạm phát và sản lượng
B. Thất nghiệp và sản lượng
C. Lạm phát và thất nghiệp
D. Lạm phát, thất nghiệp và sản lượng

Câu 7:Khi cung lao động vượt quá cầu lao động, thị trường lao động sẽ bị dư thừa, lượng
lao động thất nghiệp này là:
A. Thất nghiệp tự nguyện
B. Thất nghiệp không tự nguyện
C. Thất nghiệp tạm thời
D. Thất nghiệp tự nhiên
Câu 8: Khi tỷ lệ lạm phát phát tăng cao, nhóm người nào sẽ được hưởng lợi:
A. Những người đi vay tiền, trả góp hàng tháng
B. Những người cho vay tiền, nhận lãi hàng tháng
C. Những người mua trái phiếu dài hạn, nhận lãi cuối kỳ.
D. Cả A, B và C
Câu 9: Thất nghiệp sẽ là khoảng thời gian nghỉ ngơi có giá trị hoặc cơ hội tìm kiếm những
việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn là lợi ích của:
A. Thất nghiệp cơ cấu
B. Thất nghiệp tự nguyện
C. Thất nghiệp không tự nguyện
D. Thất nghiệp tự nguyện tạm thời
Câu 10: Chính sách tiền tệ thắt chặt thường được ngân hàng trung ương áp dụng nhằm:
A. Tăng trưởng kinh tế
B. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
C. Giảm tỷ lệ lạm phát
D. Tăng mức cung tiền

C. Tình huống:

Tình huống 1. Giả sử rằng Quốc hội đang xét một dự luật về mức lương tối thiểu nhằm ấn
định mức lương tối thiểu trên mức cân bằng thị trường đối với thanh niên nhưng nằm dưới
mức lương đó đối với công nhân lớn tuổi. Sử dụng mô hình cung - cầu, chứng minh tác
động của mức lương tối thiểu đối với việc làm, thất nghiệp và thu nhập của cả hai nhóm
người lao động trên. Thất nghiệp đó là thất nghiệp tự nguyện hay không tự nguyện? Bạn
sẽ kiến nghị gì với Quốc hội nếu bạn được yêu cầu giải trình ưu, nhược điểm của biện
pháp đó?

Tình huống 2. Nhiều sinh viên Việt Nam có thể vay mười triệu đồng một năm để trả học
phí học đại học tại Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0%. Điều gì sẽ xảy ra với
những viên này nếu tiền lương và giá cả bắt đầu giảm 5% một năm?
CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ

Mọi hoạt động trong nền kinh tế khó có thể tự nó dẫn đến nguồn lực trong xã hội
được phân phối hiệu quả, nên cần đến sự điều tiết chính sách của chính phủ. Các chính
sách can thiệp vào các hoạt động kinh tế ở góc độ vi mô lẫn vĩ mô. Chương 7 trình bày
tổng quan về chính sách vĩ mô điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế từ nhận diện khái
niệm, mục tiêu, đến các công cụ, hình thức ban hành và cách thức đánh giá hiệu quả của
chúng.

7.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ


7.1.1 Khái niệm
Chính sách kinh tế biểu hiện các hành động của Chính phủ điều tiết các hoạt động
phân phối nguồn lực trong nền kinh tế. Chính sách kinh tế chịu sự chi phối bởi hệ thống
chính trị, chính đảng nắm quyền lãnh đạo, và các quy định của các hiệp định thương mại
mà quốc gia tham gia làm thành viên (như WTO, ASEAN…), cũng như các cơ quan quốc
tế trung lập như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á,
Liên Hiệp quốc…
Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế
vĩ mô, phát triển kinh tế, giảm thiểu thất nghiệp. Các nhà kinh tế theo trường phái Tổng
cầu (đại diện tiêu biểu là Keynes) đề cập đến chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động
đến tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận toàn diện hơn của chính sách vĩ mô
điều tiết cả hai thái cực tổng cầu lẫn tổng cung.
7.1.2. Mục tiêu của chính sách vĩ mô
Theo trường phái tổng cầu, các chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế thông qua tác
động các thành phần của tổng cầu nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái
toàn dụng lao động. Ổn định kinh tế vĩ mô được hiểu là giữ ổn định các chỉ tiêu về tốc độ
tăng trưởng (tiệm cận với mức tăng trưởng tiềm năng; thúc đẩy, hỗ trợ, ổn định tốc độ tăng
trưởng), mức giá cả (lạm phát ở mức vừa phải) và tỷ lệ thất nghiệp, ổn định tỷ giá.
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô có nghĩa là giảm thiểu biến động trong ngắn hạn
của những chỉ tiêu này; đồng thời phải tạo được điều kiện thúc đẩy đầu tư làm cải thiện
tăng trưởng trong dài hạn. Mục tiêu này rất dễ bị nhầm lẫn, chẳng hạn như người ta hay
nhầm mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô” là chỉ ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, chứ
không bao hàm các hoạt động của chính phủ nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, ổn định tăng trưởng
kinh tế. Vì lẽ đó, có những lúc chính sách ổn định vĩ mô gặp phải sai lầm do chỉ trọng tâm
vào ổn định mức giá, tỷ giá nhưng quên đi việc hỗ trợ và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng (Hộp
7.1).
7.1.3. Các hình thức ban hành chính sách vĩ mô
Việc ban hành chính sách kinh tế vĩ mô được ban hành dưới nhiều hình thức khác
bởi các quốc gia khác nhau. Chủ thể ban hành chính sách của các các cơ quan quản lý nhà
nước các cấp như Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương của mỗi
quốc gia theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tên gọi của các văn bản ban hành
chính sách cũng khác nhau giữa các cấp quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước.
Mặc dù, tên gọi và cấp ban hành chính sách khác nhau, nhưng xét về mục đích của
chính sách có thể phân loại theo các dạng chính sách như sau:
Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế: là các chính sách nhằm mục tiêu điều chỉnh
các hoạt động kinh tế, quy định các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế được phép làm gì
và không được làm gì để có lợi nhất cho nền kinh tế. Chẳng hạn như làm gì để thành lập
doanh, doanh nghiệp không được làm gì trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chính sách kinh tế đối ngoại: là các công cụ dùng để điều tiết đến các hoạt động
giao thương giữa quốc gia này với quốc gia khác. Chúng bao gồm các chính sách thương
mại, chính sách đối với tài khoản vốn.

Chính sách phát triển kinh tế: là hệ thống các biện pháp của chính phủ tác động tới
các cơ chế văn hóa, xã hội, kinh tế và thể chế để đạt được những tiến bộ kinh tế.

Nếu phân theo công cụ điều tiết, chính sách vĩ mô được phân thành hai loại cơ bản
là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
7.1.4. Độ trễ của chính sách
Thông thường khi ban hành chính sách rất ít khi chúng phát huy hiệu ứng ngay,
chúng thường gặp độ trễ nhất định. Sở dĩ có độ trễ chính sách là luôn tồn tại một khoản
thời gian nghiên cứu, khảo sát, thẩm định lựa chọn chính sách từ khi phát hiện vấn đề trục
trặc của nền kinh tế vĩ mô.
Mặt khác, từ khi chính sách tài khóa được ban hành cho đến khi nó được triển khai
và bắt đầu phát huy tác dụng cũng có thêm một độ trễ nhất định. Những quốc gia thiết kế
thể chế quản trị nhà nước yếu kém thường dẫn đến độ trễ chính sách cao hơn các quốc gia
có thể chế kinh tế được thiết kế hiệu quả.
Ngoài những lý do nên trên, trong quá trình nghiên cứu hoạch định đến thực thi
chính sách tài khóa có thể xuất hiện nhiều yếu tố làm cho tình hình thay đổi, dẫn đến các
chính sách không phù hợp với bối cảnh và các vấn đề mới phát sinh.

7.2. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


7.2.1 Khái niệm và công cụ
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ
thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ
mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Chỉ có
Chính phủ (chính quyền trung ương) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài
khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này.
Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm thuế (T), công cụ chi tiêu (G), và
công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có nhiều loại thuế khác nhau chẳng hạn như thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế bất động sản, v.v... nhưng tựu trung lại có thể chia ra làm hai loại thuế là thuế trực thu
(direct taxes) và thuế gián thu (indirect taxes). Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài
sản và/hoặc thu nhập của người dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng
hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Chính sách chi tiêu (G) của chính phủ có thể tạm chia thành hai phần chính là chi
tiêu thường xuyên (chẳng hạn như chi lương cho công chức, chi cho các hoạt động giáo
dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng) và chi đầu tư phát triển (chẳng hạn
như chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội).
Có ba trạng thái của cán cân ngân sách chính phủ (T – G):
Nếu T > G: gọi là thặng dư ngân sách
Nếu T < G: gọi là thâm hụt ngân sách
Nếu T = G: gọi là cân bằng ngân sách
7.2.2. Nguyên tắc và công cụ
Trong trường hợp ngân sách thặng dư (T > G), chính phủ khi đó có khoản tiết kiệm
dương có thể được dùng để trả nợ công (do thâm hụt tích lũy trong những năm tài khóa
trước) hoặc cho vay nền kinh tế trong nước hay nước ngoài.
Ngược lại, nếu ngân sách thâm hụt thì chính phủ sẽ phải đi vay để tài trợ cho phần
thâm hụt đó. Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ lựa chọn các công cụ như phát
hành tín phiếu/trái phiếu chính phủ, khai thác tài nguyên hay bán cổ phần trong các doanh
nghiệp nhà nước, hoặc có thể in tiền.
Chính phủ phải cân nhắc các lựa chọn trên để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, bởi vì
mỗi một lựa chọn như đều có lợi ích và chi phí kinh tế kèm theo trong các trường hợp cụ
thể như sau:
 Nếu lựa chọn phương án vay nợ nước ngoài sẽ phải trả lãi suất, sẽ còn chịu rủi ro
biến động tỷ giá hối đoái.
 Nếu khai thác tài nguyên sẽ làm suy giảm nguồn lực của thế hệ tương lai.
 Nếu in tiền có thể gây áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô.
Dù lựa chọn biện pháp tài trợ nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản là “chính
phủ không nên đi vay để chi tiêu mà phải dùng cho đầu tư phát triển”. Bởi vì việc đi vay
để chi tiêu sẽ không thể tạo ra nguồn tiền cho việc trả nợ trong tương lai, sẽ gia tăng tính
nợ công; ngược lại, nếu đi vay được dùng để đầu tư sẽ có khả năng thu hồi vốn, nâng cao
năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Thâm hụt ngân sách và tài trợ thâm hụt cũng tạo ra tác động chèn lấn (crowding
out) đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân. Khi chính phủ đi vay để tài trợ thâm hụt sẽ
làm tăng nhu cầu vay vốn trên thị trường tài chính, việc chính phủ tăng nhu cầu vay mượn
sẽ làm tăng lãi suất của nền kinh tế. Lãi suất tăng lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn
đầu tư của khu vực doanh nghiệp và nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng của khu vực hộ gia
đình. Việc chính phủ tăng chi tiêu cũng tạo ra tác động chèn lấn theo cách tương tự với tài
trợ thâm hụt.
Mặc khác, việc chính phủ tăng chi tiêu và tài trợ thâm hụt cũng dẫn đến gia tăng
tổng cầu của nền kinh tế. Bởi vì, khi chính phủ tăng cường vay mượn trong hiện tại thì sẽ
phải tìm cách tăng thuế để trả nợ trong tương lai, nên ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng và
chi tiêu của người dân trong tương lai. Khi người dân nghĩ như vậy, thì ở hiện tại họ đã
giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm để dành tiền nộp thuế trong tương lai. Lúc đó, cầu tiêu dùng
của khu vực hộ gia đình và cầu đầu tư của doanh nghiệp đã giảm trong thời điểm hiện tại.
Hay nói cách khác, khoản chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ được bù đắp bởi khoản sụt
giảm trong chi tiêu của hộ gia đình và đầu tư của tư nhân.
Trong nền kinh tế mở, việc tăng chi tiêu chính phủ và tài trợ thâm hụt còn dẫn đến
hiện tượng chèn lấn thông qua các thay đổi về tỷ giá và cơ chế dịch chuyển của dòng vốn
quốc tế. Trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn yếu kém thì việc gia tăng chi tiêu
chính phủ thường sẽ dẫn đến tình trạng nhập siêu nặng nề hơn. Có nhiều quốc gia tăng chi
tiêu thông qua các chính sách “kích cầu” nhưng lại vô tình hỗ trợ cho nền kinh tế nước
khác.
7.2.3. Chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp
Trong điều hành chính sách tài khóa, có ba thiên hướng là tài khóa trung lập
(neutral fiscal policy), chính sách tài khóa mở rộng (expansionary fiscal policy), và chính
sách tài khóa thu hẹp (contractionary fiscal policy).
 Chính sách tài khóa trung lập là nhằm mục tiêu cân bằng ngân sách, tức chi tiêu
của chính phủ được tài trợ từ nguồn thu của chính phủ.
 Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng chi tiêu của chính phủ (G > T)
và/hoặc giảm nguồn thu thuế.
 Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách giảm chi tiêu hoặc/và tăng nguồn thu của
chính phủ.
Trong nền kinh tế, nhiều khi chính sách tài khóa tự thân nó điều chỉnh do những
biến động của chu kỳ kinh tế. Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng, nguồn thu thuế
sẽ tăng lên trong khi nhu cầu chi tiêu hay trợ cấp của chính phủ sẽ giảm đi. Ngược lại, khi
nền kinh tế suy thoái thì nguồn thu thuế sẽ giảm và nhu cầu trợ cấp của chính phủ cũng sẽ
tăng lên.
Việc điều hành chính sách tài khóa cũng có nhiều điểm khác nhau giữa chính phủ
của hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển. Đối với các quốc gia phát triển, khi
nền kinh tế suy thoái, chính phủ có thiên hướng thực thi chính sách tài khóa mở rộng và
ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng thì chính phủ sẽ thực thi chính sách tài khóa thu hẹp
(thường áp dụng đối với các nước phát triển). Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát
triển thì điều hành chính sách tài khóa ngược lại, tức là khi nền kinh tế suy thoái thì thu
hẹp tài khóa, còn khi nền kinh tế tăng trưởng nóng thì mở rộng tài khóa.
7.2.4. Số nhân tài khóa
Chính phủ nên hiểu rằng một chính sách tài khóa mở rộng hay thu hẹp sẽ làm
đường tổng cầu dịch chuyển bao nhiêu, chứ không chỉ dừng lại ở mức nhận dịch chuyển
sang phải hay sang trái. Khái niệm số nhân tài khóa dùng để biểu hiện cho điều đó.
Số nhân tài khóa (fiscal multiplier) là tỷ số biểu hiện mức độ thay đổi GDP thực
khi chính phủ thay đổi chi tiêu hoặc thuế. Do vậy, việc lựa chọn công cụ chính sách tài
khóa như thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất cũng phụ thuộc vào độ lớn của các số
nhân được ước lượng.
Gọi k là số nhân, k cho biết số đơn vị tăng thêm của tổng sản lượng (Y) khi tổng
cầu (AD) tăng thêm một đơn vị.
- Ta có, hàm chi tiêu: C = Co + Cm.Yd
- Mà thu nhập khả dụng: Yd = Y - T
- Và hàm thuế: T = To + Tm.Y
- Suy ra: C = Co + Cm.(Y – T)
- Hàm đầu tư: I = Io + Im.Y
- Chi tiêu chính phủ: G = G0
- Xuất khẩu: X = Xo
- Nhập khẩu: M = Mo + Mm.Y

Y
Ta có, số nhân tổng cầu: k
AD
Suy ra: 1
k
1  Cm (1  Tm)  Im  Mm

7.3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


7.3.1 Khái niệm:
Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply)
của cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong
muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế -
như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay
tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có
thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt
buộc; thay đổi lãi suất chiết khấu; hoặc thay đổi tỷ giá trên trên thị trường ngoại hối.
7.3.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ:
Có 3 công cụ chính để thực hiện chính sách tiền tệ: lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
Lãi suất chiết khấu:
 Ngân hàng trung ương (NHTW) thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay,
thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở (MB) thay đổi, thì lượng
cung tiền (MS) cũng thay đổi theo.
 MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự
trữ trong các ngân hàng.
 Khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thương mại
vay của NHTW (từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá) giảm xuống, khả năng
cho vay của các ngân hàng giảm sút làm lượng tiền cơ sở MB giảm.
 Khi lãi suất chiết khấu tăng, các ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ dự trữ tùy ý (để
chi trả cho NHTW) làm cho số nhân tiền tệ giảm xuống, điều này cũng làm giảm cung tiền
MS.
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở, có thể tạo ra một lượng cung tiền gấp
kM lần.
𝑐+1
- Số nhân tiền kM = 𝑐+𝑑 ; với c là tỉ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi (c= C/D) của các

ngân hàng; d là tỷ lệ dự trữ (gồm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tỉ lệ dự trữ tùy ý); d=R/D.
- Do đó khi d thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng
cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể thay đổi số nhân tiền để
điều tiết cung tiền với một lượng tiền cơ sở bất kỳ.
Nghiệp vụ thị trường mở
Khi NHTW mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước thì tăng
lượng tiền cơ sở. Khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, có
thể điều chỉnh được lượng cung tiền.
7.3.3 Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ
Thay đổi M → thay đổi r → thay đổi I→ thay đổi AD → thay đổi Y
Khi nền kinh tế suy thoái (Y<Yp ): áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách:
mua chứng khoán vào, giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Khi đó, cung
tiền tăng, lãi suất giảm, đầu tư và sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm.

LM1
r

LM2
E1

r1
E2

r2
F

r’

IS

Y1 Y2 Yp
Khi nền kinh tế lạm phát (Y> Yp): áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách:
bán chứng khoán ra, tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Khi đó cung tiền
giảm, lãi suất tăng, đầu tư và sản lượng giảm, lạm phát giảm.

LM2

LM1
E2
r2
E1
r1
F

IS

Y2 Y1

7.3.4 Hạn chế của chính sách tiền tệ


Tác động của chính sách tiền tệ không phải luôn luôn có hiệu quả bởi các lý do
sau:
- Có một độ trễ nhất định khi thực thi chính sách.
- Tác động của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi
suất (Lmr). Khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm. Số lượng giảm của cầu tiền tùy theo Lmr .
- Sự nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất (Imr) dao động theo tâm lý của nhà đầu tư:
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhà đầu tư vẫn bi quan đối với rủi ro, cho dù lãi suất
thấp họ cũng không dám vay để đầu tư. Ngược lại, nếu có lạm phát cao, doanh nghiệp
chấp nhận trả lãi cao để tránh chi phí trong tương lai.
- Đường LM càng nằm ngang (cầu tiền phụ thuộc nhiều vào lãi suất) thì chính sách
tiền tệ càng ít tác dụng. Do lãi suất ít thay đổi, do đó đầu tư, tổng cầu và sản lượng ít thay
đổi. LM
r 1

LM
2
E1
r1
E2
r2
F
r’

IS

Y1 Y2 Yp Y
7.3.5 Những tranh luận về chính sách tiền tệ:
- Bẫy thanh khoản:
Bẫy thanh khoản là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện
pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người
quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực.
Khi đó việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài khóa. Đây là một
trong những lý luận của kinh tế học Keynes.
Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ có cách
sử dụng tích cực chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng chi tiêu công cộng), tăng xuất khẩu
ròng, khuyến khích tư nhân đầu tư để đổi mới công nghệ.
Cũng có quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ không mất hoàn toàn hiệu lực mà
vẫn có thể triển khai qua biện pháp giảm giá đồng tiền trong nước để kích thích xuất khẩu
ròng, thực hiện mục tiêu lạm phát, biện pháp nới lỏng tiền tệ qua tăng trực tiếp lượng tiền
cơ sở.
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái
cố định, chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế sử dụng, bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền
cũng làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất: Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất,
qua đó thay đổi đầu tư của doanh nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết
rằng đầu tư của doanh nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu
đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử
dụng phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất,
đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào
đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi.
- Sự độc lập của Ngân hàng trung ương: Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu
NHTW không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành
tiền tệ (chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách), khiến cho hiệu quả của chính sách
tiền tệ trở nên hạn chế.

7.4. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG


7.4.1. Khái niệm
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp
kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định. Chính sách ngoại thương là một bộ
phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các
mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau, cho
nên quan điểm, đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục
tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi
thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ
sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất
trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để
phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thương riêng với các
biện pháp cụ thể
7.4.2. Phân loại chính sách ngoại thương
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại thương
luôn là một chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tuỳ vào điều kiện phát triển kinh
tế riêng của từng nước, ở từng thời kỳ cũng như quan điểm, mục tiêu kinh tế vĩ mô của
từng nhà nước mà chính sách ngoại thương của quốc gia có thể theo các hình thức
7.4.2.1. Căn cứ vào quan điểm và mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt
động ngoại thương, chính sách ngoại thương gồm chính sách mậu dịch tự do và chính
sách bảo hộ mậu dịch.
Chính sách mậu dịch tự do:
Chính sách mậu dịch tự do là chính sách mà nhà nước không can thiệp trực tiếp
vào quá trình điều tiết ngoại thương, thị trường nội địa được mở cửa hoàn toàn để cho
hàng hóa và tư bản tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương
mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.
- Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là:
+ Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Quá trình nhập khẩu và xuất khẩu được tiến hành một cách tự do.
+ Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và thương
mại trong nước.
- Ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Hàng hoá và vốn được di chuyển tự do, không còn rào cản, sẽ không còn sự chênh
lệch cung, cầu và giá giữa các quốc gia.
+ Thị trường nội địa phong phú hơn về hàng hóa, nhà cung cấp nên người tiêu dùng
có điều kiện thỏa mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
+ Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà sản
xuất phát triển và hoàn thiện.
+ Chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà sản xuất trong nước bành trướng ra ngoài
dễ dàng hơn nếu họ đủ sức mạnh cạnh tranh.
+ Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy yếu vai
trò của Nhà nước trong quan hệ thương mại quốc tế. Ngược lại, việc tạo điều kiện tự do
phát triển thương mại trên thị trường nội địa nhằm làm suy yếu hoặc xóa bỏ chính sách
bảo hộ mậu dịch ở các nước khác, tạo cơ sở để các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng xâm
nhập và phát triển ở thị trường mới.
- Nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do:
+ Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh cho nên
nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, phát triển mất ổn định.
+ Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh, thì dễ dàng
bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.
+ Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới, ngay cả những nước
có nền kinh tế mạnh đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với tất cả các
ngành hàng, mà chỉ thực hiện tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh, cạnh
tranh được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.
Chính sách bảo hộ mậu dịch:
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một
mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa
ngoại nhập, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị
trường nước ngoài.
- Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:
 Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống
thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật...
để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.
 Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế
xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất
khẩu...để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài.
- Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
 Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
 Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức
mạnh trên thị trường nội địa.
 Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước
ngoài.
 Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại
tệ thanh toán của mỗi nước.
- Nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch: Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá
chặt chẽ sẽ:
 Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô
lập kinh tế của một nước đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc
tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu.
 Tạo điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh
nội địa, kết quả là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức
cạnh tranh của các ngành không còn linh hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu
tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ cho sự phá sản trong tương
lai của các ngành sản xuất trong nước nếu quốc gia này phải chịu áp lực
cạnh tranh trên thị trường thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi
gia nhập WTO hoặc các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới.
 Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu
dáng, chất lượng hàng hóa kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt....

7.4.2.2. Căn cứ vào mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới,
chính sách ngoại thương gồm chính sách hướng nội và chính sách hướng ngoại.
Chính sách hướng nội (Inward Oriented Trade Policies):
Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, phát triển tự lực
cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước. Với mô hình này, nền kinh tế thực
hiện chính sách công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu.
- Ưu điểm:
 Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, nhờ đó mà nền công nghiệp còn
non yếu trong nước có thể phát triển được trong điều kiện không phải trực
diện với cạnh tranh; đặc biệt ở những nước mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và khai thác tài nguyên.
 Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm
lực quốc gia được huy động cao độ cho công cuộc phát triển kinh tế.
 Phát triển kinh tế trong nước ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, nên
tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.
- Nhược điểm:
 Hàng hóa sản xuất không mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 Nhiều ngành kinh tế của quốc gia phát triển không có hiệu quả, vì không
phát triển dựa vào lợi thế mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế đóng cửa.
 Mất cân đối trong cán cân thương mại, vì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu
bị hạn chế.
 Vay nợ nước ngoài lớn, trả nợ khó khăn.
Chính sách hướng ngoại (Outward Oriented Trade Policies):
Là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển. Tham gia
vào quá trình phân công lao động khu vực và quốc tế, chuyên môn hóa vào sản xuất những
sản phẩm mà quốc gia có lợi thế phát triển, về thực chất, đây là chính sách “mở cửa“ kinh
tế để tham gia vào quá trình quốc tế hóa kinh tế toàn cầu. Và tùy điều kiện phát triển kinh
tế của mỗi nước mà chính sách “mở cửa“ được lựa chọn thực hiện khá đa dạng như mô
hình phát triển mở cửa dần từng bước hay mô hình phát triển xuất khẩu dựa vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên hoặc gia công sản phẩm sơ chế hoặc mô hình phát triển XK dựa
vào lợi thế so sánh...
- Ưu điểm:
 Tạo ra sự năng động trong sự phân công lao động quốc tế: mỗi quốc gia, dù
không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất ra một loại hàng hoá, thì cũng
có lợi thế cạnh tranh trong một loại nguồn lực, một loại sản xuất nào đó.
Việc tận dụng lợi thế cạnh tranh và tham gia phân công lao động quốc tế
trong chuỗi cung ứng toàn cầu giúp cho các nước chưa phát triển có thể tiếp
cận với sự phát triển nhanh nhất.
 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát
triển năng động vì các doanh nghiệp luôn trực diện với cạnh tranh, sản
phẩm và dịch vụ của họ phải có khả năng đảm bảo cạnh tranh (về chất
lượng, giá cả...) với các sản phẩm khác trên thế giới.
 Mở cửa kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển, là động lực thúc đẩy
cải tổ nền kinh tế, hợp lý hóa sản xuất, đầu tư mới công nghệ.
 Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan
trọng làm lành mạnh hóa môi trường tài chính quốc gia: giảm bớt vay nợ,
thực hiện cân bằng cán cân thanh toán và cán cân buôn bán quốc tế.
 Chính sách hướng về xuất khẩu còn được xem như là một chính sách ngoại
thương tạo ra sự công bằng hơn trong nền kinh tế.
- Nhược điểm:
 Nền kinh tế trong nước sẽ bị phụ thuộc vào kinh tế bên ngoài, các tác động
đằng sau của phụ thuộc kinh tế là phụ thuộc về chính sách, chính trị.
 Sự biến động nhỏ của thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong
nước, dẫn đến sự biến động trong các chính sách kinh tế hay sự bất ổn của
kinh tế trong nước.
 Ngày nay, khi xu hướng nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu gia tăng, mô hình
kinh tế hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát
triển và ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi.

TÓM TẮT:
Mục tiêu điều tiết của chính sách vĩ mô nhằm kích thích tăng trưởng và ổn định nền
kinh tế với 3 chính sách căn bản, bao gồm: chính sách tài khoá, tiền tệ và ngoại thương.
Chính sách tài khoá được thực hiện thông qua điều tiết thu – chi của chính phủ; còn chính
sách tiền tệ được thực hiện thông qua điều tiết lượng cung tiền với các công cụ lãi suất, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc và các nghiệp vụ thị trường mở; chính sách ngoại thương được thực hiện
chủ yếu thông qua tỷ giá hối đoái và điều chỉnh mức độ tham gia các hiệp định song
phương, đa phương. Không có mẫu số chung về chính sách vĩ mô nên như thế nào là tốt,
thế nào là xấu; thay vào đó là lựa chọn chính sách phải phù hợp với từng bối cảnh khác
nhau của nền kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP:
A. Câu hỏi:
Câu 1: Chính sách kinh tế vĩ mô là gì?
Câu 2: Có những chính sách vĩ mô cơ bản nào?
Câu 3: Độ trễ chính sách là gì?
Câu 4: Chính sách mở rộng tiền tệ thực hiện khi nào? Để thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng, ngân hàng trung ương cần làm gì?
Câu 5: Chính sách thắt chặt tiền tệ thực hiện khi nào? Để thực hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ, ngân hàng trung ương cần làm gì?
Câu 6: Chính sách ngoại thương là gì? Phân loại chính sách ngoại thương?

B. Bài tập
Bài tập 1. Trong một nền kinh tế đóng cửa có các hàm số sau đây:
C = 320 + 0,6Yd I = 2680 – 100r
G = 1650 T = 1650
(r tính bằng %, các đại lượng khác tính bằng tỷ đồng)
Dân số hoạt động 25,2 triệu người
Mức nhân dụng: L = 3.10-3Y
Yêu cầu:
a) Xác định sản lượng cân bằng theo lãi suất.
b) Cho r = 7%. Xác định mức nhân dụng và mức khiếm dụng.
c) Xác định r nếu nền kinh tế đạt mức toàn dụng.
d) Minh họa bằng đồ thị mối quan hệ giữa r, Y và L.
e) Chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa như thế nào để giải quyết tình hình
khiếm dụng?
Bài tập 2. Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số:
C = 400 + 0,75Yd I = 800 + 0,15Y – 80r
T = 200 + 0,2Y Cg = 700
Ig = 200 X = 400

M = 50 + 0,15Y SM  M  400
LM = 800 – 100r YP = 5500
UN = 5%
Yêu cầu:
a) Xác định sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách và cán cân thương mại của nền
kinh tế.
b) Để Y = Yp, cần phải sử dụng công cụ mua bán chứng khoán (hoạt động trên thị
trường mở) như thế nào? Biết tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng c = 60%, tỷ lệ dự trữ
của ngân hàng thương mại d = 20%.
c) Để Y = Yp cần áp dụng chính sách thuế nào?

C. Trắc nghiệm:
1) Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:
a. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị trường chứng khoán
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Các câu trên đều đúng.
2) Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của
chính phủ thì khối tiền tệ sẽ:
a. Tăng lên
b. Không đổi
c. Giảm xuống
d. Chưa biết.
3) Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách:
a. Mua và bán chứng khoán của chính phủ
b. Mua và bán ngoại tệ
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai.
4) Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:
a. Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng
b. Lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm
c. Lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm
d. Không câu nào đúng.
5) Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi
ngân hàng là 20%. Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 10 tỷ đồng
sẽ làm cho lượng cung tiền tệ:
a. Tăng thêm 20 tỷ đồng
b. Giảm 20 tỷ đồng
c. Tăng thêm 10 tỷ đồng
d. Giảm 10 tỷ đồng.
6) Khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, chính sách mở rộng tiền tệ sẽ tạo
ra tác động dài hạn:
a. Sản lượng thực không đổi và mức giá chung tăng lên
b. Sản lượng thực tăng và mức giá chung tăng
c. Sản lượng thực không đổi và mức giá không đổi
d. Sản lượng thực tăng và mức giá không đổi.
7) Khi cung tiền tệ tăng, nếu các yếu tố khác không đổi sẽ làm:
a. Lãi suất tăng do đó đầu tư giảm
b. Lãi suất giảm do đó đầu tư giảm
c. Lãi suất tăng do đó đầu tư tăng
d. Lãi suất giảm do đó đầu tư tăng.
8) Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ:
a. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn
b. Không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại
c. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm
xuống
d. Dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gởi và cho vay của ngân hàng thương mại.
9) Ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân, sẽ làm:
a. Giảm mức cung tiền
b. Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện
c. Giảm lãi suất
d. Tăng mức cung tiền.
10) Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là:
a. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán
chứng khoán)
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu
c. Các câu trên đều đúng
d. Các câu trên đều sai.
11) Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
a. Tiền tệ là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là
phương tiện dự trữ giá trị.
b. Tiền tệ biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.
c. Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái,
mức sản lượng và mức nhân dụng.
d. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh
tế phụ thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ.
12) Khi tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ
tạo ra tác động dài hạn:
a. Làm tăng mức giá, còn GDP thực không đổi
b. Làm tăng mức giá và tăng GDP thực
c. Làm tăng GDP thực, còn mức giá không đổi
d. GDP thực và mức giá đều không đổi.
CHƯƠNG 8
THỂ CHẾ KINH TẾ

Chương 8 trình bày mô hình thể chế điều tiết các hoạt động kinh tế. Trước hết là
khái quát các yếu tố cấu thành của thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước
(chiều dọc, chiều ngang), hệ thống các quy tắc điều tiết các hoạt động kinh tế, công cụ
thực thi và kênh phản hồi các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh tế. Kế đến là trình bày
những trục trặc thường gặp trong thiết kế mô hình thể chế của các quốc gia trên các khía
cạnh phân cấp trong cơ cấu quản lý nhà nước; hệ thống pháp luật; công cụ thực thi chính
sách ; và vấn đề đạo đức, trách nhiệm của công chức tác động đến tính hiệu quả của thể
chế; cuối cùng là kênh tiếp nhận phản hồi của thể chế. Từ đó, gợi ý một số định hướng
mang tính nguyên tắc để giúp một quốc gia thiết kế mô hình thể chế và quản trị nhà nước
hiệu quả.

8.1 THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ


8.1.1. Thể chế
Kasper & Streit (2007, trang 18) cho rằng: “Kinh tế học chính thống tân cổ điển
chuẩn tắc những năm gần đây liên tiếp thất bại trong việc giải thích hoặc tiên đoán về
những hiện tượng thế giới thực vì nó loại bỏ các thể chế cùng lý do tồn tại của chúng ra
khỏi các mô hình của nó”. Sự ra đời của dòng lý thuyết kinh tế học thể chế không phải là
sự thay thế hoàn hảo cho dòng kinh tế học tân cổ điển mà là sự bổ sung để giải thích các
hiện tượng kinh tế được khả thi hơn. Bởi vì theo North (1990, trang 3) định nghĩa: “Thể
chế là các hệ thống các quy tắc chính thức trong xã hội làm cơ sở để con người tương tác
lẫn nhau”, chúng quyết định hiệu quả của sử dụng các nguồn lực của dòng lý thuyết cổ
điển và tân cổ điển.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thể chế, North (1990, trang 3) định nghĩa: “Thể
chế là hệ thống các quy tắc chính thức trong xã hội làm cơ sở để con người tương tác lẫn
nhau”. Cũng tương tự với định nghĩa của North (1990), nhóm tác giả của Ngân hàng Thế
giới (2010) cho rằng: “Thể chế là các qui định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước
tác động lẫn nhau”. Tuy nhiên, việc thực thi “các nguyên tắc, các quy định chính thức”
phụ thuộc vào cấu trúc phân chia bộ máy quản lý nhà nước theo chiều ngang và chiều dọc,
cấu trúc này xác định rõ chức năng ban hành, thực thi, kiểm soát các nguyên tắc, quy định
trong xã hội.
Từ những lập luận trên, có thể định nghĩa thể chế đầy đủ hơn: “Thể chế là hệ thống
các quy tắc chính thức được đặt trong cấu trúc phân chia trong bộ máy quản lý nhà nước
nhằm làm cơ sở định hướng hoạt động các chủ thể trong xã hội”. Trong xã hội có nhiều
hoạt động, có thể phân thành các nhóm như hoạt động chính trị, văn hoá xã hội và kinh tế;
do vậy có thể phân chia thành các loại thể chế tương ứng là thể chế chính trị, thể chế văn
hoá xã hội và thể chế kinh tế.
8.1.2. Thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế được định nghĩa là:“hệ thống các quy tắc chính thức được đặt
trong cấu trúc phân chia trong bộ máy quản nhà nước về kinh tế nhằm làm cơ sở định
hướng, điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong một quốc gia”. Với định nghĩa này có thể
xác định cấu trúc của thể chế kinh tế như sau:
- Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế: cơ cấu tổ chức này
được phân chia theo chiều dọc (từ trung ương đến địa phương) và chiều ngang (giữa các
cơ quan đồng cấp của trung ương và địa phương với nhau) trong việc ban hành, thực thi,
kiểm soát các quy tắc điều chỉnh hoạt động kinh tế.
- Hệ thống các nguyên tắc: bao gồm hiến pháp, pháp luật, thông tư, nghị định, quyết
định, quy chế, quy trình, quy định điều chỉnh các hoạt động kinh tế về quyền sở hữu tài
sản; điều kiện kinh doanh, quyền cấp phép kinh doanh; chế độ báo cáo, nghĩa vụ thuế; kết
thúc hoạt động kinh doanh (phá sản); bảo hiểm rủi ro; và các chính sách khuyến khích ưu
đãi, hạn chế…nhằm đảm bảo cho sự tương tác giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ
quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan khác.
- Công cụ thực thi các nguyên tắc: bao gồm bộ máy triển khai, giám sát việc thực thi
các nguyên tắc, và phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức trong bộ máy
thực thi chính sách điều tiết các hoạt động kinh tế.
- Cuối cùng là kênh tiếp nhận phản hồi và điều chỉnh nguyên tắc: các nguyên tắc,
quy định được ban bố và thực thi cần có cơ chế phản hồi từ các chủ thể được điều chỉnh
nhằm kịp thời phát hiện sai lệch, bất cập để thay đổi thể chế theo hướng tích cực hơn.
Kênh phản hồi được thể hiện ở cơ chế tiếp nhận phản hồi, xử lý thông tin phản hồi và kết
quả phản hồi.
Cấu trúc của thể chế kinh tế được minh hoạ bởi Hình 1 như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về các Kênh phản hồi:
hoạt động kinh tế: - Cơ chế tiếp nhận phản hồi
- Phân chia chiều dọc. - Xử lý thông tin phản hồi
- Phân chia theo chiều ngang. - Kết quả phản hồi

Nguyên tắc: dưới dạng hiến pháp, pháp luật, Công cụ thực thi các nguyên tắc:
thông tư, nghị định, quyết định, quy chế, quy - Bộ máy triển khai, giám sát việc
trình, quy định về: thực thi các nguyên tắc;
- Quyền sở hữu tài sản. - Phương tiện thực thi;
- Điều kiện kinh doanh, quyền cấp phép kinh - Phẩm chất đạo đức, tinh thần
doanh. trách nhiệm của công chức.
- Chế độ báo cáo, nghĩa vụ thuế.
- Kết thúc hoạt động KD (phá sản).
- Bảo hiểm rủi ro.
- Chính sách khuyến khích ưu đãi, hạn chế.
Hình 8.1: Cấu trúc của thể chế kinh tế
Chất lượng của thể chế được Rodrik (2000) đề cập đến trước hết thuộc về khâu xây
dựng thể chế phải đảm bảo tính dân chủ, huy động được nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã
hội tham gia; kế đến là phạm vi bao phủ của các quy tắc phải đảm bảo điều chỉnh các hoạt
động trong nền kinh tế; và hiệu ứng của chính sách được đảm bảo cần có sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin.

8.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỂ CHẾ KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế là thuật ngữ khá phổ biến chúng thường được đo lường bằng
sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội bình quân
đầu người (GDP/người). Sự tăng trưởng của GDP là kết quả của sự tăng trưởng của các bộ
phận cấu thành như tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, chênh lệch xuất khẩu và nhập
khẩu. Theo dòng kinh tế học tân cổ điển các thành phần này phụ thuộc vào tích lũy vốn,
lao động, công nghệ, kiến thức và sự xuất hiện của nhiều các loại thị trường mới.
Bên cạnh các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo cách lý giải của dòng lý
thuyết kinh tế học tân cổ điển, có nhiều nghiên cứu khẳng định thể chế có quan hệ chặt chẽ
với tăng trưởng kinh thế, chẳng hạn như Dollar & Kraay (2002) đã chứng minh hệ thống
pháp luật của quốc gia nào đầy đủ hơn thì có thu nhập bình quân đầu người cao hơn; Soto
(2000) đã chứng minh được quốc gia nào đảm bảo được quyền sở tài sản cho người dân tốt
và áp đặt cơ chế giải quyết bài toán hợp tác tốt sẽ tạo ra khả năng đầu tư vốn vật chất phục
vụ cho tăng trưởng kinh tế; Rodrik (2000) đã chỉ ra được vai trò của các quy định điều
chỉnh thị trường, bảo hiểm và chế độ chính trị là các nhân tố quan trọng trong việc khuyến
khích đầu tư và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Cấu trúc của thể chế kinh tế được minh hoạ bởi Hình 8.2.

Cơ cấu tổ chức quản nhà nước về các Kênh phản hồi:
hoạt động kinh tế: - Cơ chế tiếp nhận phản hồi
- Phân chia chiều dọc. - Xử lý thông tin phản hồi
- Phân chia theo chiều ngang. - Kết quả phản hồi

Phát triển kinh tế:


- Số lượng: GDP, đầu tư, việc làm.
- Chất lượng: Năng suất, hiệu quả, cơ
cấu. loại thị trường.

Nguyên tắc: dưới dạng hiến pháp, pháp Công cụ thực thi các nguyên tắc:
luật, thông tư, nghị định, quyết định, quy - Bộ máy triển khai, giám sát việc
chế, quy trình, quy định về: thực thi các nguyên tắc;
- Quyền sở hữu tài sản. - Phương tiện thực thi;
- Điều kiện kinh, quyền cấp phép kinh - Phẩm chất đạo đức, tinh thần
doanh. trách nhiệm của công chức.
- Chế độ báo cáo, nghĩa vụ thuế.
- Kết thúc hoạt động KD (phá sản).
- Bảo hiểm rủi ro.
- Chính sách khuyến khích, hạn chế.

Hình 8.2: Các yếu tố của thể chế tác động đến phát triển kinh tế.

8.3. TRỤC TRẶC TRONG THỂ CHẾ KINH TẾ


Daron & các cộng sự (2005) đưa ra năm lập luận liên quan đến mối quan hệ giữa
thể chế với các hoạt động phân phối nguồn lực trong nền kinh tế như sau:
Thứ nhất, thể chế kinh tế xác định hoạt động kinh tế và phân phối nguồn lực:
Chúng khuyến khích hoặc cản trở đầu tư vốn vật chất, vốn con người, công nghệ và hoạt
động tổ chức sản xuất, thông qua đó mà quyết định tăng trưởng kinh tế; bên cạnh đó, thể
chế hiện tại sẽ quyết định cách thức phân phối nguồn lực trong tương lai.
Thứ hai, thể chế kinh tế được quyết định bởi thể chế chính trị, nghĩa là thể chế kinh
tế chung của quốc gia được áp đặt bởi nhóm cầm quyền của quốc gia đó, chứ không phải
là ý chí chung của tất cả mọi người.
Thứ ba, các nhóm xung đột thường không có khuynh hướng áp đặt thể chế nhằm
mục đích đạt tăng tưởng tổng hợp của nền kinh tế tối đa, mà thay vào đó là tăng lợi ích của
nhóm cầm quyền.
Thứ tư, thể chế chính trị sẽ quyết định quyền lực chính trị chính thức (de jure),
nghĩa là thể chế chính trị sẽ quyết định ai có quyền lực từ việc giữ chức vụ trong bộ máy
quản lý nhà nước.
Thứ năm, phân phối nguồn lực quyết định quyền lực không chính thức (de facto):
việc phân phối nguồn lực sẽ dần dần hình thành các nhóm quyền lực không chính thức
nằm trong bộ máy quản lý nhà nước, nhưng họ có sức mạnh có thể gây áp lực lên thể chế.
Các lập luận của Daron & các cộng sự (2005) được tổng kết như Hình 8.3.
Hình 8.3: Các lập luận về thể chế

Hoạt động kinh


Thể chế Sức mạnh chính trị tế t
de jure t Thể chế
chính trị t Phân phối nguồn
kinh tế t
lực t+1

Phân phối Sức mạnh chính trị Thể chế


nguồn lực t de facto t chính trị t+1

Nguồn: Daron & các cộng sự (2005, trang 15).


Từ những lập luận của Daron & các cộng sự (2005), có thể dễ dàng nhận diện
những trục trặc thường gặp trong thể chế gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế như
sau:
8.3.1. Trục trặc trong cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước
Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế thường được phân chia
theo chiều dọc và chiều ngang.
Cấu trúc tổ chức quản lý nhà nước theo chiều dọc
Cấu trúc tổ chức quản lý nhà nước theo chiều dọc là cách phân chia cấp độ quản lý
nhà nước từ cao xuống thấp. Cấp độ cao nhất là cơ quan lập pháp – nơi ban hành và giám
sát thực thi các nguyên tắc (ở Việt Nam cơ quan này là Quốc hội – nơi ban hành và giám
sát thực thi Hiến pháp, luật), kế đến là cơ quan hành pháp (Chính phủ hướng dẫn, thực
hiện các nguyên tắc được Quốc hội ban hành). Một cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước hiệu
quả cần phải đảm bảo sự tách bạch về nhân sự giữa hai cơ quan hành pháp và lập pháp.
Nếu không có sự tách bạch rõ ràng dễ dẫn đến các nguyên tắc ban hành thiếu tính khách
quan, cũng như chức năng giám sát thực thi nguyên tắc bị vô hiệu hoá. (Đây là trục trặc
thường gặp ở một số quốc gia).
Một trục trặc nữa thường gặp trong cấu trúc chiều dọc là việc phân cấp quản lý
nhà nước nhưng thiếu sự liên kết giữa các ngành, các cấp và địa phương, dẫn đến sự chia
cắt trong hệ thống quản lý nhà nước. Điều này này gây khó khăn cho việc thực thi pháp
luật đối với các chủ thể trong nền kinh tế.
Cấu trúc tổ chức quản lý nhà nước theo chiều ngang
Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước theo chiều ngang thể hiện qua phối hợp giữa các
Bộ (cấp Trung ương), giữa các Sở (cấp Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương), các
Phòng (cấp quận/huyện) trong việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật. Trong mối
quan hệ này nếu không tổ chức tốt dễ dẫn đến sự thiếu nhịp nhàng, chồng chéo, dẫn đến
các chính sách, pháp luật đã ban hành không được hiểu thông suốt giữa cơ quan ban hành,
cơ quan thực hiện và đối tượng được điều chỉnh. Hậu quả dẫn đến sự gia tăng độ trễ chính
sách, gây khó khăn về thủ tục hành chính, trì trệ các hoạt động kinh doanh, giảm năng lực
cạnh tranh quốc gia.
8.3.2. Hệ thống các quy tắc điều chỉnh các hoạt động kinh tế
Cấu trúc của hệ thống các quy tắc điều chỉnh các hoạt động kinh tế quyết định đến
tính hiệu quả của các nguyên tắc được ban hành. Cấu trúc này quy định văn bản pháp quy
được ban hành của các cấp ban hành được quy định trong Hiến pháp. Chẳng hạn như cấu
trúc của hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam với cấp cao nhất là Hiến pháp, kế đến là
bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư….
Thông thường cấu trúc ban hành các nguyên tắc qua nhiều cấp hơn thì tính hiệu
quả của nó cũng thấp hơn. Bởi vì càng nhiều cấp ban hành thì độ trễ chính sách càng lớn
và càng thiếu nhất quán trong cách hiểu, cách thực thi, tạo tâm lý chờ đợi (khi văn bản cấp
cao được ban hành, người ta thường chờ các cấp dưới ban hành văn bản hướng dẫn).
Mặt khác, cấu trúc hệ thống các nguyên tắc qua các cấp sẽ tăng tính phức tạp các
văn bản đã ban hành, dễ dẫn đến tình trạng “khắt khe nhưng sơ hở” là nguyên nhân gây ra
xung đột trong hoạt động kinh tế xã hội còn phổ biến và ngày càng gia tăng theo sự phát
triển kinh tế và tăng độ trễ chính sách.
Hơn nữa, điều căn bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc điều tiết các hoạt động
kinh tế là việc xác lập quyền sở hữu sẽ góp phần tạo vốn cho nền kinh tế (Soto, 2000). Nếu
một quốc gia chưa xác lập quyền sở hữu tốt cho đối tượng sử dụng gây ra “vốn chết” cho
nền kinh tế, sẽ gây tổn hại đến nguồn lực phục vụ cho các hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân.
8.3.3. Công cụ thực thi các chính sách pháp luật
Công cụ thực thi pháp luật bao gồm bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước
đối với các hoạt động kinh tế, phương tiện thực hiện và đội ngũ công chức thực thi pháp
luật. Một quốc gia cần phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị tổ chức thực thi chính sách
thực sự khoa học, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và lợi ích. Cơ
chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan đồng cấp cần được chặt chẽ, đặc biệt trong
việc chia sẻ, trao đổi, công khai thông tin. Bên cạnh đó, cần xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ và sự trong sạch trong thực thi chính sách. Nếu
không làm được như vậy sẽ gây ra sự bóp méo, thậm chí đi ngược lại mục đích của chính
sách.
Để chính sách ban hành được thực thi hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục về nội dung và yêu cầu của chính sách đầy đủ, rõ ràng và kịp thời tới
những đối tượng liên quan (nhà chức trách, những người thực thi và người dân), không
nên dẫn đến hiểu sai. Làm được như vậy, sẽ giảm mức độ khó khăn cho người dân khi
muốn tìm hiểu về thông tin hướng dẫn về các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin chính sách và giải quyết chính
sách.
Mặt khác, các chính sách ban hành cần được quy định cụ thể, tránh quy định chung
chung, thiếu các chương trình, dự án, đối tượng, hướng dẫn áp dụng cho từng đối tượng
liên quan. Thêm vào đó, công tác kiểm tra thực thi chính sách là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của bất kỳ hệ thống thể chế nào, quan trọng hơn hết là phải tách bạch được
về nhân sự của cơ quan hành pháp và lập pháp. Đồng thời cơ chế kiểm soát trong nội bộ
cơ quan hành pháp không nên để sự chồng chéo, nhất là phân cấp, phân quyền trong kiểm
tra, giám sát.
Vấn đề mấu chốt nhất trong việc đảm bảo tính hiệu ứng của chính sách là đạo đức
công chức trong bộ máy thực thi chính sách pháp luật. Hạn chế tối đa tình trạng tham
nhũng, sách nhiễu của công chức là căn bản nhất để tăng hiệu ứng của chính sách được
ban hành. Nếu muốn chính sách gây hiệu ứng tích cực, thì việc làm thường xuyên nhất là
phải nâng cao hiệu quả của phòng chống tham nhũng.
8.3.4. Kênh phản hồi chính sách pháp luật
Chính sách đã ban hành rất khó đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn
hoạt động trong nền kinh tế bởi vì môi trường kinh doanh luôn xuất hiện nhiều biến cố. Do
vậy, những vấn đề thực tiễn mới phát sinh có thể làm chính sách dần trở nên lạc hậu, cần
điều chỉnh cho phù hợp. Để giúp nhận ra các vấn đề bất ổn của chính sách cần phải xây
dựng kênh phản hồi giữa đối tượng được điều chỉnh với cơ quan ban hành hiệu quả. Nên
đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý phản hồi.

TÓM TẮT
Thể chế kinh tế được cấu thành bởi 4 thành tố nhằm điều tiết các hoạt động trong
nền kinh tế, bao gồm: (1) Hệ thống các nguyên tắc; (2) Cơ cấu tổ chức để ban hành và
thực thi các nguyên tắc; (3) tính kỷ cương trong thực thi nguyên tắc đã ban hành; (4) khả
năng tiếp nhận phản hồi và điều chỉnh các nguyên tắc. Thể chế kinh tế tạo nên sự khác biệt
về giàu nghèo giữa các quốc gia, tuỳ thuộc vào mức độ kiểm soát các trục trặc trong các
thành tố của thể chế.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


A. CÂU HỎI:

Câu 8.1: Thế nào là thể chế kinh tế?

Câu 8.2: Thể chế kinh tế có quan hệ như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế?

Câu 8.3: Nêu mối quan hệ giữa thể chế chính trị, quyền lực chính trị, thể chế kinh tế, và
phân phối nguồn lực trong một nền kinh tế.

Câu 8.4: Tóm tắt các trục trặc thường gặp của hệ thống thể chế kinh tế trong một nền kinh
tế.

B. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN:

Anh/chị hãy phân tích những thay đổi trong thể chế kinh tế Việt Nam từ năm 1975 đến
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

[1] Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung (2014), Kinh tế vĩ mô, NXB trường ĐH Kinh tế
TP HCM.
[2] Nguyễn Như Ý & Trần Thị Bích Dung (2009). Kinh tế Vĩ mô. NXB Thống kê.
[3] Nguyễn Như Ý & các tác giả (2009). Tóm tắt – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế Vĩ
mô, NXB Thống kê.
[4] Dương Tấn Diệp (2007), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê.
[5] Nguyễn Ngọc Thạch, Lý Hoàng Ánh (2014),Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. Nhà xuất
bản kinh tế TP HCM.
[6] Nguyễn Thái Thảo Vy (2009), Kinh tế học vĩ mô(Phần cơ bản), NXB Tài Chính.
[7] Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản tài chính.
[8] Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Chí Hải, 2007,
Kinh tế vĩ mô, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM.
[9] Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư & Phan Nữ Thanh Thuỷ (2006). Kinh tế vĩ mô, NXB
Phương Đông.
Tài liệu dịch từ tiếng Anh
[1] David Begg (2008), Kinh tế học Vĩ mô, Phiên bản 8, Bản dịch tiếng Việt của Đại
học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê .
[2] David Begg (2008), Bài tập Kinh tế học Vĩ mô, Phiên bản 8, Bản dịch tiếng Việt của
Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê.
[3] David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2008), Kinh tế học, NXB Thống Kê,
Hà Nội.
[4] Damian Ward, David Begg (2007), Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản thống kê.
[5] Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
TIẾNG ANH
[1] Amartya K. Sen (1970), Collective Choice and Social Welfare. "5.3 Basic and
Nonbasic Judgments" & "5.4 Facts and Values," pp. 59–64.
[2] Blanchard, Oliver (2003). Macroeconomics, 3th edition. Prentice Hall.
[3] Daniel M. Hausman and Michael S. McPherson (1996), Economic Analysis and Moral
Philosophy, Cambridge: Cambridge University Press.
[4]. Dani Rodrik (2000). Institutions for High-Quality Growth: What They are and How to
Acquire Them. NBER Working Paper No. 7540.
[5] Dollar, D., & Kraay, A. (2002). “Growth is Good for the Poor”. Journal of Economic
Growth, 7(3), 195- 225.
[6] John C. Harsanyi, 1987, "Value judgemts," The New Palgrave: A Dictionary of
Economics, v. 4, pp. 792–93
[7] John M. Keynes (1936,1997), The General Theory of Employment, Interest, and
Money, Prometheus Books
[8] Lawrence S.Davidson và Richard T.Froyen (1983), Study guide Macroeconomics
theories and policies, NXB Macmillan.
[9] Mankiw, Gregory N. (2002), Macroeconomics, Fifth edition, Worth Publisher.
[10] Mankiw, N. Gregory (2004). Principles of Economics. 3th edition. Thompson.
[11] Milton Friedman (1953). "The Methodology of Positive Economics," Essays in
Positive Economics
[12] North, D.C. and R.P. Thomas (1973). The Rise of the Western World: A New
Economic History. Cambridge: Cambridge University Press.
[13] North, D.C. and R.P. Thomas (1977). “The First Economic Revolution”. Economic
History Review, vol. 30, 2nd series, no.2, 229-241.
[14] North, D.C. (1990), Institutions, Institutional Change and Economic Performance.
Cambridge and New York: Cambridge University Press.
[15] North, Douglass C. and Barry R. Weingast (1989). "Constitutions and Commitment:
[16] The Evolution of Institutions Governing Public Choice in Seventeenth-Century
England." The Journal of Economic History, 49:4.
[17] Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1989), Macroeconomics, 13th edition,
NXB McGraw-Hill.
[18] Phillipe Mongin (2002), "Is There Progress in Normative Economics?", same title in
Stephan Boehm, et al., eds., Is There Progress in Economics?
[19] Robert E. Hall và John B. Taylor (1988), Macroeconomics theory, performance and
policy, 2th edition, NXB W.W. Norton & Company.
[20] Rudiger Dornbusch (1998), Stanley Fischer và Richard Startz, Macroeconomics, 7th
edition, NXB McGraw-Hill.
[21] Soto, H. de (2000). The Mystery of Capital. Basic Books Perseus Books Group ISBN
0465016154.
[22] Stanley Wong (1987), "positive economics," The New Palgrave: A Dictionary of
Economics, v. 3, pp. 920–21.
[23] Steven E. Landsburg và Lauren J.Feinstone (1997), Macroeconomics, NXB McGraw-
Hill, 1997.
[24] World Bank. (2000). “Making Transition Work for Everyone: Poverty and Inequality
in Europe and Central Asia”. Washington DC: World Bank.

You might also like