You are on page 1of 35

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------o0o---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC TƯ DUY PHẢN BIỆN

NHÓM: …
7………………………………
Nguyễn Tiến An-2200007982
Trần Hạ Tuyết Ngân-2200008764
Trần Thanh Sang-2200008161
Nguyễn Thiên Phước-2200008495
Nguyễn Đỗ Anh Thắng-2200008275
Lê Thùy Trang-2200005373
Hoàng Thị Kim Nhung-2200008264
Nguyễn Thị Kim Linh-2200005597
Trần Ngọc Duy-2200005809
GVHD: Nguyễn Thị Bưởi

1
TP. Hồ Chí Minh – năm 2021

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

BÌA

NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1 (2 điểm)

Theo quan điểm của nhóm, những lợi ích mà Tư Duy Phản Biện mang lại cho cá nhân là gì?
(sinh viên trong cuộc sống hằng và trong học tập, cho ví dụ cụ thể)

Chỉ rõ phần lý thuyết nào được áp dụng.

Phần 2: Nhóm hãy chọn một vấn đề mà nhóm quan tâm sau đó cá nhân viết bài luận về một
góc nhìn theo chủ đề mà cá nhân cảm thấy hứng thú, quan tâm nhất. Hãy viết một bài luận
phản biện chủ đề đó.

1. Giới thiệu (Introduction Paragraph)


2. Nội Dung (Body Paragraph)
3. Kết Luận (Conclusion Paragraph)
4. Danh mục tài liệu tham khảo (References)
5. Phần mở bài ½ trang tối thiểu
6. Phần thân bài 2 trang tối thiểu
7. Phần kết bài ½ trang
8. Danh mục tài liệu tham khảo -theo APA

2
BM-ChT-11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
THÀNH HỌC KỲ IV… NĂM HỌC 2023.. - 2024…
TRUNG TÂM KHẢO THÍ
PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO
Môn thi:Tư duy phản biện Lớp học phần:22DMK3B

Nhóm sinh viên thực hiện :7


1. Tham gia đóng góp:Nguyễn Tiến An-220007982
2. Tham gia đóng góp:Trần Thanh Sang-2200008161
3. Tham gia đóng góp:Trần Hạ Tuyết Ngân-2200008764
4. Tham gia đóng góp:Lê Thùy Trang-2200005373
5. Tham gia đóng góp:Trần Ngọc Duy-2200005809
6. Tham gia đóng góp:Hoàng Thị Kim Nhung-2200008264
7. Tham gia đóng góp:Nguyễn Thiên Phước-2200008495
8. Tham gia đóng góp:Nguyễn Thị Kim Linh-2200005597
9. Tham gia đóng góp:Nguyễn Đỗ Anh Thắng-2200008275

Ngày thi:18/12/2023 Phòng thi: L.514


Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên :
Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):
Tiêu chí Điểm đạt
Đánh giá của giảng viên Điểm tối đa
(theo CĐR HP) được
Cấu trúc của
tiểu luận/báo cáo

Nội dung

- Các nội dung


thành phần

Lập luận

Kết luận

Trình bày

TỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi


(ký, ghi rõ họ tên)

3
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên Nội dung được Tỷ lệ tham gia Ghi chú


phân công hoạt động nhóm
1 Tổng hợp, phân 100% Nhóm trưởng
Nguyễn Tiến An
công, tìm tài liệu
2 Trần Thanh Sang Tìm tài liệu 100%
3 Trần Hạ Tuyết Ngân Tìm tài liệu 100%
4 Nguyễn Thiên Phước Tìm tài liệu 100%
5 Lê Thùy Trang Tìm tài liệu 100%
6 Hoàng Thị Kim Nhung Tìm tài liệu 100%
7 Trần Ngọc duy Tìm tài liệu 100%
8 Nguyễn Thị Kim Linh Tìm tài liệu 100%
9 Nguyễn Đỗ Anh Thắng Tìm tài liệu 100%

Phần 1:
Tư duy phản biện mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân
trong cuộc sống hằng ngày, bao gồm:

- Quyết định thông minh: Tư duy phản biện giúp cá nhân phân tích
thông tin, đánh giá lập luận từ nhiều phía khác nhau và đưa ra
quyết định thông minh. Ví dụ: khi quyết định mua một sản phẩm,
người tiêu dùng sử dụng tư duy phản biện để so sánh giữa các tùy
chọn, đánh giá tính chất và giá trị của sản phẩm trước khi đưa ra
quyết định mua hàng.

4
- Giải quyết vấn đề hiệu quả: Tư duy phản biện giúp cá nhân xác
định vấn đề, tìm kiếm các lựa chọn có thể và xác định chiến lược
giải quyết vấn đề. Ví dụ: khi gặp một tình huống mâu thuẫn với
người khác, việc sử dụng tư duy phản biện giúp người này phân
tích tình huống, xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp hòa
bình. - Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng tư duy phản biện giúp cá nhân
trình bày ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục, tạo ra sự hiểu
biết và đồng cảm từ người khác. Ví dụ: trong môi trường làm việc,
việc sử dụng tư duy phản biện giúp người này thuyết phục đồng
nghiệp chấp nhận ý kiến và đề xuất mới.
- Quản lý stress: Tư duy phản biện giúp cá nhân nhận biết và đối
phó với những tình huống căng thẳng, giúp họ giảm stress và tăng
cường sức khỏe tinh thần. Ví dụ: khi đối mặt với áp lực công việc,
người sử dụng tư duy phản biện có thể xác định nguyên nhân của
áp lực và tìm ra cách giải quyết hiệu quả.
- Phát triển khả năng sáng tạo: Tư duy phản biện khuyến khích cá
nhân tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và không truyền thống cho
các tình huống hàng ngày, giúp họ phát triển mức độ sáng tạo và
linh hoạt trong suy nghĩ và hành động. Ví dụ: trong công việc, việc
sử dụng tư duy phản biện giúp người này đưa ra các giải pháp mới
để giải quyết vấn đề tăng cường năng suất.
-Mở rộng góc nhìn: Khi đối mặt với một vấn đề nào đó chúng ta
có thể nhìn vấn đề đó với nhiều góc nhìn khác nhau. Từ đó chúng
ta sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề đó trong cuộc
sống. Ví dụ: Khi gặp một bài toán hình học không gian, chúng ta
nên nhìn nó bằng nhiều hướng, cách giải khác nhau để đưa ra cách
giải nhanh nhất. Từ đó giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian.
-Những ví dụ trên chỉ ra rằng việc sử dụng tư duy phản biện trong
cuộc sống hằng ngày mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cá
nhân, từ việc ra quyết định thông minh đến việc giải quyết vấn đề
hiệu quả và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

-Lý thuyết đã sử dụng để nếu những quan điểm là diễn dịch

Phần 2:

Hiện nay sống thử đang dần phổ biến với thệ hệ genz. Nhưng liệu
sống thử có thật sự tốt?

Nguyễn Tiến An-2200007982


5
Góc nhìn của người yêu
I.Giới thiệu:
Cuộc sống ngày nay ngày càng hiện đại, kéo theo đó
có những tư tưởng mới cũng được sinh ra và con người cũng
bị cuốn theo những tư tưởng đó. Hiện đại hóa cách sống,
quan điểm sống, trên hết là về tình cảm con người.
Khi Việt Nam mở cửa giao lưu và hội nhập văn hóa,
các văn hóa phương Tây từ đó du nhập vào Việt Nam, trong
đó văn hóa“sống thử” cũng du nhập vào trong. Sự phát triển
của truyền thông đã làm cho mọi người dễ dàng tiếp cận với
với văn hóa mới. Vì nó mới lạ nên đã trở thành chủ đề nóng
bỏng được bàn luận trên các diễn đàn truyền thông như báo
chí, internet..., thu hút được rất nhiều người đặc biệt là giới
trẻ, và nó đã trở thành một trào lưu.
Theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, những
đôi trai gái chỉ được sống cùng với nhau khi và chỉ khi họ kết
hôn với nhau. Tuy nhiên, ta có thể thấy thực trạng ngày nay,
những cặp “nam thanh nữ tú” sống chung với nhau trước hôn
nhân mà dư luận cũng như báo chí gọi đó là “sống thử”. Vậy
chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Sống thử có ích
hay có hại ra sao? Qua các khảo sát trên mạng, chúng ta vẫn
thấy hơn 50% là đồng ý sống thử, chứng tỏ lối suy nghĩ của
người Việt đã Tây hóa, coi lối sống thử là lối sống hiện đại
chứ không phải là tệ nạn đáng lên án. Vì vậy, chúng tôi chọn
chủ đề sống thử để nêu lên quan điểm của bản thân cho chủ
đề này.
II.Nội dung:

Về góc nhìn của người yêu ta thấy rằng là việc sống thử
ngày nay là một trải nghiệm cảm giác mới cho những cặp đôi
yêu nhau. Khi sống thử, chúng ta có thể chăm sóc cho nhau,
hiểu người yêu của mình hơn, cũng như sẽ chia với người
yêu của mình.Khi mới yêu nhau, hầu như mỗi chúng ta đều
cảm thấy hạnh phúc khi ở cạnh người mình yêu, gần nhau
bạn ngày thôi là chưa đủ, vì thế mà dọn về với nhau để có thể
gần nhau cả đêm lẫn ngày. Ta có thể hiểu đối phương cũng
như chủ động chăm sóc đối phương làm cho tình cảm tăng
lên. Ta cũng có thể hiểu được những tật xấu mà chúng ta ko
thể thấy khi sống mỗi người mỗi nơi. Từ đó chúng ta cũng có
6
thể giúp đối phương loại bỏ những tật xấu đó. Sống thử cũng
giúp chúng ta có mục đích sống, vì khi lựa chọn sống thử
chúng ta phải xác định đây là mối quan hệ nghiêm túc và đi
đến hôn nhân. Việc này giúp chúng ta có được một tình yêu
lí trí và phát triển cùng nhau.

Ngoài những ý trên ra thì chúng ta cũng có thể thấy là


khi sống thử với nhau á thì chúng ta tiết kiệm được rất nhiều
tiền. Xét về mặt kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc
sống sinh viên. Trong thời kì lạm phát, vật giá leo thang, giá
nhà, điện và các mặt hàng thường ngày sử dụng ngày càng
tăng thì có người chia sẻ gánh nặng kinh tế cùng là một việc
hết sức là hợp lý. Thay vì sống mỗi người mỗi nơi, đưa đón,
đi chơi chúng ta tốn rất là nhiều chi phí cho các khoản đó.
Chúng ta sống thử có thể tiết kiệm chi phí như là mua đồ về
nấu ăn thay vì đi ăn ngoài. Ăn ở nhà ta có cảm giác ấm cúng
cũng cảm giác an toàn hơn thực phẩm bên ngoài. Ngoài ra ta
cũng có thể có đầu óc sáng tạo và tinh thần học hỏi thêm
những món ăn khác.Bạn Trai cũng không cần phải đi xa để
chở bạn nữ đi học, đi làm.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sống thử với nhau thì chúng ta
sẽ gặp nhiều khó khăn trắc trở cũng như những tai nạn ngoài
ý muốn. Ví dụ như là có thai ngoài ý muốn hay chưa đủ
trưởng thành để sống thử cùng nhau dẫn đến việc chia tay,
ảnh hưởng đến các mối quan hệ sau này của chúng ta. Việc
sống thử đòi hỏi chúng ta phải trưởng thành, tự lập, cũng như
là phải lí trí trong chuyện sống thử. Chúng ta không thể cứ
dựa vào cảm xúc khi. Như câu chuyện của diễn viên Hồng
Thanh và Dj Mie khi họ sống thử cùng nhau, ai cũng nghĩ là
sẽ có một happy ending. Tuy nhiên thì họ đã chia tay và mỗi
người mỗi ngã. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn cho rằng hiện tượng
“sống thử” mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích
cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở
chỗ sống thử làm cho con người tự do, phóng túng, tình cảm
dễ bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu. Tích cực thì
như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi

7
phí sinh hoạt... Tuy nhiên, tiện ích mà nó mang lại không thể
nào bù đắp lại những tổn thất mà nó gây ra.

III.Kết luận:
Hiện nay sống thử vẫn còn đang là một vấn đề gây tranh
cãi và nhận được nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Bất kì
vấn đề nào cũng đều có 2 mặt của nó và quan trọng hơn hết
là nhận định của chính chúng ta về việc sống thử. Chính
chúng ta mới là người lựa chọn tốt hay xấu bằng những
quyết định mà chúng ta đưa ra, khai thác mặt tốt và hạn chế
đi những chuyện ko mong muốn khi lựa chọn sống thử. Yêu
là một chuyện còn đến được với nhau không thì đấy lại là
một câu chuyện dài. Sống thử là một con dao hai lưỡi, nhất
là những người trẻ, đừng vì chút ham muốn ích kỉ, nhất thời
nông nổi mà đánh mất đi con người của bạn. Hãy đưa ra
những quyết định thật chính xác để mọi người thay đổi góc
nhìn và thấy được sống thử cũng có nhiều cái tốt và không
xấu như quan niệm xưa giờ.
Tài liệu tham khảo:
▪ https://www.tiktok.com/@soobinhoanglong/video/7187819166219406619?q=s
%E1%BB%91ng%20th%E1%BB%AD&t=1702649172712
▪ https://www.tiktok.com/@soobinhoanglong/video/7188375057440263451

▪ https://vnexpress.net/song-thu-xu-huong-trong-gioi-tre-2027604.html

Hoàng Thị Kim Nhung - 2200008264


Góc nhìn của những người mang tư tưởng truyền
thống về vấn đề sống thử trước hôn nhân của giới trẻ.

I. GIỚI THIỆU
● Lí do chọn đề tài sống thử :

- Sự quan tâm cá nhân: Đề tài này có thể phản ánh quan điểm cá nhân
hoặc trải nghiệm gần gũi của đối với việc sống thử trước khi kết hôn. Nó có
thể phản ánh những lợi ích và hạn chế mà một người có thể gặp phải khi áp
dụng phương pháp này.
- Tính nhân văn và xã hội: Việc nghiên cứu về sống thử trước hôn nhân
có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về quyết định quan trọng trong cuộc sống của
con người và ảnh hưởng của nó đến tâm lý và hạnh phúc cá nhân.
8
- Ưu điểm và hạn chế: Có thể tập trung vào việc phân tích ưu điểm và
hạn chế của việc sống thử trước hôn nhân, cũng như ảnh hưởng của nó đối
với mối quan hệ, tình cảm và gia đình.
● Sống thử là gì? Sống thử trước hôn nhân (hay còn được gọi là sống
đối tác hoặc sống với nhau trước hôn nhân) là thực tế khi một cặp đôi sống
chung với nhau, thường là trong một môi trường tương tự như hôn nhân,
trước khi kết hôn chính thức. Thực tế này có thể đi kèm với việc họ chia sẻ
các trách nghiệm sinh hoạt, tài chính, và thậm chí có thể có con cái, mặc dù
không có hợp đồng hôn nhân hợp pháp.
● Thực trạng sống thử trước hôn nhân
Hiện nay là thời đại 4.0 cuộc sốn ngày càng hiện đại hóa cho nên tư
tưởng cũng sẽ phát triển theo về phong cách sống, lối sống cho nên sống thử
trước hôn nhân đang có xu hướng tăng lên không kiểm soát. “Sống thử” là
hai bạn yêu nhau chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí
kết hôn hợp pháp. Ở các nước Phương Tây thì sống thử không mấy xa lạ gì,
họ coi đó là xu hướng, là sự hiểu biết nhau trước hôn nhân. Dần dần thì
“sống thử” đã du nhập vào Việt Nam và trở thành trào lưu cho giới trẻ. Nó
thường rơi vào những bạn sinh viên đang yêu nhau muốn hiểu hơn về sống
thử trước hôn nhân, muốn biết đối phương có thực sự hợp với mình không?
Rồi mới tiến tới hôn nhân. Theo thống kê của khoa học Xã hội học của Đại
học Mở năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân.
● Nguyên nhân giới trẻ sống thử trước hôn nhân dưới góc nhìn của
những người mang tư tưởng truyền thống.
- Ảnh hưởng xã hội : Xu hướng sống thử trước kết hôn có thể phản ánh
sự thay đổi trong quan điểm xã hội về mối quan hệ và hôn nhân, cũng có thể
bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này và có thể thấy nó là một phần của cuộc
sống hiện đại.
- Giáo Dục và Gia Đình: Mức độ giáo dục và sự ảnh hưởng từ gia đình
cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định của giới trẻ, có thể lấy
cảm hứng hoặc đối lập với quan điểm này dựa trên giáo dục và giá trị gia
đình của họ.
- Môi Trường Truyền Thông và Văn Hóa: Sự tiếp xúc với các phương
tiện truyền thông và văn hóa xã hội qua các kênh truyền thông và mạng xã
hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến suy nghĩ và hành vi của mọi người, bao
gồm cách nhìn nhận về sống thử trước hôn nhân.
II. NỘI DUNG
Sống thử thì được nhìn theo rất nhiều gốc độ khác nhau theo nhiều
9
hướng tích cực và tiêu cực nên vấn đề này khá là phức tạp. Ngoài ánh nhìn
của những người trong cuộc còn có nhiều ánh nhìn từ những người ngoài
cuộc như những ánh mắt, lời nói của những người xunh quanh, đặc biệt là
những người truyền thống mang nhiều định kiến về xã hội. Dưới góc nhìn là
những người mang tư tưởng truyền thống thì thường sẽ có cái nhìn khá tiêu
cực trong vấn đề này, không ủng hộ và chấp nhận quan điểm này vì tư tưởng
thời xưa khá lạc hậu cho rằng thời xưa ông bà, bố mẹ không có sống thử mà
vẫn hạnh phúc.
Đối với góc nhìn của những người truyền thống thì đa số sẽ là không
đồng ý với quan điểm sống thử của giới trẻ qua những lập luận sau:
● Những người truyền thống không đồng ý với quan điểm này muốn giữ
lại thuần phong mỹ tục và giá trị truyền thống vốn có. Họ thường là những
người của thế hệ đi trước, thế hệ cha ông ta có rất nhiều định kiến về xã hội
cho nên chưa từng có quan điểm sống thử và khá nghiêm ngặt trong việc coi
trọng giá trị truyền thống nên không muốn các cặp đôi chưa kết hôn đã về
chung nhà sẽ vi phạm đạo đức và làm mất thuần phong mỹ tục. Nhiều tôn
giáo và giá trị truyền thống coi việc kết hôn là một sự cam kết trọng đại và
linh thiêng. Việc sống thử trước hôn nhân có thể xem là mâu thuẫn với các
giá trị truyền thống và tôn giáo này, gây ra sự phân đội và mất mát trong
cộng đồng và làm mất quy tắc xã hội về hôn nhân.
⋅ Dẫn chứng : Hoàng Dung (cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế)
chia sẻ : “Mình được sinh ra và lớn lên trong gia đình có quy củ và mình
cũng chịu ảnh hưởng bởi lối sống của bố mẹ từ lúc nhỏ. Bố mẹ mình luôn
cho rằng, việc sống thử trước hôn nhân trái với thuần phong mỹ tục tốt đẹp
của gia đình từ trước đến nay.
⋅ Nguồn : https://thanhnien.vn/con-gai-de-dai-moi-chap-nhan-song-thu-
truoc-hon-nhan-185890936.htm

● Sống thử trước hôn nhân thường gây cho bạn nữ là người chịu thiệt
thòi nhất. Xã hội bây giờ vẫn còn đang quá khắt khe với phái nữ nên luôn là
người bị đánh giá và định kiến của xã hội khi sống thử, bạn nữ sẽ mất giá trị
trong mắt người khác và bị coi là người không đúng đắn, không có nề nếp.
Mọi người sẽ cho rằng bạn nữ là người dễ dãi mới chấp nhận sống thử để rồi
trao hết niềm tin và thể xác cho người bạn nam, quá tin tưởng vào những lời
hứa, sự ngọt ngào như rót mật vào tài để rồi bạn nam bỏ rơi và không còn
trách nhiệm gì với bạn nữ. Và hơn hết nhiều người bạn trai không muốn kết
hôn với người mình đã sống thử.
10
⋅ Dẫn chứng : “Tại sao lại phải tậu bò khi đã có sữa miễn phí"

⋅ Nguồn : https://vnexpress.net/8-ly-do-dan-ong-it-muon-cuoi-co-gai-
ho-song-thu-3484138.html

● Sống thử còn để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Trong các mối quan hệ
yêu đương thì không thể thiếu vắng nhu cầu tình dục của cả hai bạn và đặc
biệt trong quá trình sống thử là nhu cầu tình dục tăng lên nên dễ xảy ra khả
năng mang thai ngoài ý luôn khi cả hai đang còn đi học, làm cho cả hai phải
suy nghĩ đến việc nên giữ đứa bé hay phá để không ảnh hưởng đến việc học
và cuộc sống. Nếu trong trường hợp bạn nam đủ trưởng thành để chịu trách
nhiệm với bạn nữ thì có thể tiến đến hôn nhân nhưng với nhiều người sống
theo lối kĩ cương thì không chấp nhận có bầu trước khi cưới, nhưng trong
trường hợp bạn nam quá trẻ con vô trách nhiệm với những gì mình gây ra
thì bạn nữ sẽ là người chịu thiệt thòi hơn hết, hậu quả sẽ là bạn nữ một mình
chịu hết. Vì theo trào lưu nên các bạn chọn sống thử rồi mơ mộng đến việc
sống chung với nhau là những cảnh tượng đẹp đẽ, hạnh phúc chứ chưa nghĩ
đến hậu quả của nó, xem xét lại bản thân có đủ trưởng thành để chịu trách
nhiệm hay không.
⋅ Dẫn chứng : Theo khảo sát ở Đại học Y Thái Nguyên thì 100% các
bạn sinh viên sống với nhau đều quan hệ tình dục, chỉ có 48% là sử dụng
biện pháp tránh thai còn 43% là chọn nạo phá thai và chỉ có 36%là sẽ kết
hôn.
⋅ Nguồn : https://phongkhamtamly.com/bai-hoc-dat-gia-cho-viec-song-
thu-ban-nen-biet/
⋅ Dẫn chứng : cô dâu mặc váy trắng, đội nón lá, bụng đang mang thai
phải leo những bậc thang tre lên mái nhà chồng.
⋅ Nguồn : https://thanhnien.vn/co-dau-treo-tuong-vao-cua-sau-nha-
chong-binh-dang-cho-nu-gioi-o-dau-185620934.htm

● Đối với những người truyền thống thì cho rằng giới trẻ còn quá trẻ
con, chưa trưởng thành để sống thử, chưa đủ kinh tế để lo lắng cho nhau,
chưa đủ chính chắn để đối mặt với khó khăn khi cả hai trải qua quá trình
sống thử. Và có thực sự khi cả hai gặp khó khăn thì sẽ cùng nhau vượt hay
chỉ coi là sống “thử” nên không được thì bỏ, cả hai không có trách nhiệm
11
pháp lí đối với nhau, nên không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm gì với đối
phương, còn có trường hợp khi hai bạn quan điểm đối lập nhau thì thường
xảy ra mâu thuẫn rồi cãi vã nhau dẫn đến trường hợp cả hai nói rằng: “cũng
chỉ là người yêu thôi mà có phải vợ chồng đâu” nên không coi trọng nhau
gây ra xung đột không đáng có.
⋅ Dẫn chứng : Giáo sư xã hội học, bà Linda Waite, sau nhiều năm
nghiên cứu và giảng dạy đã cho biết: “16% phụ nữ sống chung với bạn trai
hay bị đánh đập vào những lần cãi vã, trong lúc chỉ có 5% phụ nữ bị đánh
đập khi chung sống với chồng của họ. Những cặp khác, có con chung,
không giáo dục nổi con họ vì họ không cảm nhận được ràng buộc thiêng
liêng của vợ chồng thực thụ”.
⋅ Nguồn : : https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-
ngay-nay-40586

● Quan trọng hơn nữa là bị ảnh hưởng tâm lí kết hôn. Sống thử thì
chưa hẳn là bạn chỉ sống với một người đến khi kết hôn, có thể xảy ra xung
đột lớn hay sự hời hợt từ nửa kia khiến cho hai bạn bị tổn thương tâm lí và
sau đó không muốn bắt đầu một mối quan hệ nào với bất kì ai nữa, mất
niềm tin cho tình yêu. Và sống thử trước hôn nhân còn làm cho các cặp đôi
lo lắng về hôn nhân trong tương lai, ảnh hưởng đến cảm xúc hôn nhân.
⋅ Trung tâm Hôn nhân và Gia đình tại trường Đại học Crieghton (Mỹ)
cho biết: “những đôi bạn sống chung trước khi thành hôn thường phải chịu
đau buồn khôn khổ nhiều hơn bởi cách sống ấy, và cuối cùng dẫn tới tình
trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng”.
⋅ Nguồn : https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-
ngay-nay-40586

III. KẾT LUẬN


Vậy có thể nói rằng sống thử trước hôn nhân trở nên ngày càng phổ
biến trong giới trẻ. Sự thay đổi trong quan điểm văn hóa và xã hội về tình
yêu và hôn nhân, cũng như sự chấp nhận cao hơn cho sự đa dạng trong mối
quan hệ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phổ biến của trào
lưu này. Tất cả những vấn đề đều có hai mặt của nó, đồng thời cũng có sự
tranh cãi và quan điểm tiêu cực về việc sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là
trong những cộng đồng có quan điểm truyền thống mạnh mẽ về hôn nhân.
Những người mang trong mình những tư tưởng truyền thống thì không ủng
12
hộ vấn đề sống thử này dựa theo quan điểm, tôn giáo, văn hóa,… Những
người truyền thống thường coi lối sống thử từ một góc độ khá khác biệt so
với những người có góc nhìn hiện đại và thoáng hơn. Họ thường coi trọng
sự ổn định, an toàn và bảo vệ gia đình và cộng đồng. Họ có thể e ngại về
những rủi ro không cần thiết mà lối sống thử có thể đem đến, và ưu tiên giữ
gìn truyền thống và giá trị văn hóa.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

▪ Vũ Văn Trình. (2011). Vấn đề “sống thử” của giới trẻ ngày nay.
https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-
40586
▪ Hoa Nữ. (2019). Con gái dễ dãi mới chấp nhận sống thử trước hôn
nhân. https://thanhnien.vn/con-gai-de-dai-moi-chap-nhan-song-thu-
truoc-hon-nhan-185890936.htm
▪ Lê Hữu Bình. (2014). Sống thử.
https://tacphammoi.vn/news/919/36/Song-th

Trần Thanh Sang - 2200008161


Góc nhìn từ phía phụ huynh của gia đình bạn gái:
I.Giới Thiệu:
Trong những năm gần đây ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đã
xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ. Những đôi nam nữ sống chung với
nhau như vợ chồng không có đăng kí kết hôn. Sau một thời gian sống thử
nếu thấy phù hợp thì họ mới tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng kí kết hôn
theo pháp luật, còn nếu không phù hợp họ sẽ tự chia tay nhau không cần đến
pháp luật. Giới trẻ hiện nay quá lạm dụng sự tự do để chạy theo lối sống
hưởng thụ mà họ cho là hợp thời và sành điệu, họ bỏ qua những giá trị đạo
đức là nền tảng cốt yếu của con người. Hiện tượng “sống thử” đang được
mọi người rất quan tâm và chú ý đến, đặt biệt là những bạn sinh viên còn
đang trên ghế nhà trường, vấn đề này đang là một vấn đề gây nhức nhói xã
hội hiện nay, cần được mọi người cùng chung tay để đưa ra hướng giải
quyết tốt nhất cho giới trẻ.

II.Nội Dung:
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giới trẻ muốn “sống thử”.
Nguyên nhân đầu tiên là do giới trẻ sống xa nhà và xa gia đình dẫn đến việc
là thiếu thốn tình cảm, sự yêu thương từ phía gia đình. Bên cạnh đó cũng do
một phần là giới trẻ hiện nay tò mò muốn tìm hiểu cuộc sống hôn nhân ra
13
sau, như thế nào và cũng do ảnh hưởng văn hóa từ phương Tây tràn vào nên
giới trẻ hiện nay rất muốn trãi nghiệm sống thử. Dưới góc nhìn từ phía phụ
huynh của bên gia đình bạn gái, đang sinh sống ở các vùng quê, nông thôn,
lối sống còn chưa hiện đại như những phụ huynh khác ở thành thị.
Thì họ nhận thấy rằng việc giới trẻ hiện nay “sống thử” là một vấn đề
mang khuynh hướng tiêu cực nhiều hơn là tích cực và không mấy lạc quan
lắm. Vì ở các vùng quê còn hơi lạc hậu, họ cho rằng việc sống thử đó sẽ làm
mất đi cái truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngày xa xưa, làm mất đi
những giá trị đạo đức và phẩm chất cao quý của người con gái trước khi về
nhà chồng. Việc giới trẻ sống thử sẽ ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của
gia đình, sẽ làm cho bà con dòng họ và hàng xóm láng giềng, họ sẽ dị nghị,
chỉ trích, bàn ra bàn vào những điều không hay về bạn gái và phía gia đình.
Trích bài báo của công ty luật ACC, khi đưa ra quyết định sống thử này
chắc chắn bạn phải chịu nhiều áp lực từ phía người thân, bạn bè, dư luận
chắc chắn phần lớn mọi người sẽ nhìn bạn với con mắt thiếu tôn trọng.
Danh dự của gia đình bạn và chính bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Nguồn: https://accgroup.vn/khong-nen-song-thu-truoc-hon-nhan

Nếu trong thời gian sống thử lỡ xảy ra sự việc mang thai ngoài ý muốn thì
giới trẻ hiện nay với tâm lý còn chưa đủ trưởng thành để nhìn nhận sự việc
một cách chín chắn, nên đã đến việc là đi phá thai và đặt biệt là gây ra nạo
phá thai ngày càng cao ở nước ta. Việc phá thai sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe và tâm lý, sinh lý của người phụ nữ. Vì khi phá thai với độ
tuổi còn rất trẻ tâm lý chưa được vững thì sau khi phá thai xong sẽ dẫn đến
hậu quả là bị ám ảnh, hoang mang, lo sợ và lâu ngày dẫn đến bị rơi vào
trạng thái trầm cảm, có một số trường hợp suy nghĩ không thông suốt dẫn
đến những hệ lụy đáng tiếc không nên xảy ra. Trích từ báo sức khỏe đời
sống, theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm cả
nước có 1,2 - 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành
niên. Có những sản phụ chỉ mới 12 tuổi. Còn điều tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ
tình dục trước hôn nhân.
Nguồn:https://suckhoedoisong.vn/vo-sinh-thu-phat-sau-nao-pha-thai-ngay-cang-
nhieu-169230209130605185.htm

Trong trường hợp họ sống thử mà tiến tới hôn nhân là việc rất tốt, rất hạnh
phúc không có gì khác để bàn. Nhưng trong trường hợp họ sống thử mà
không tiến tới hôn nhân, dẫn đến việc chia tay thì người con gái phải gánh
chịu rất nhiều thiệt thòi cả thể xác lẫn tinh thần, hơn là người con trai. Vì
sau khi chia tay người con trai không bị mất gì cả và cũng không có người
nào bàn tán hay dị nghị về người bạn trai ấy hết. Nhưng ngược lại sau khi
chia tay người con gái sẽ bị người đời bàn tán, dị nghị, và chê cười, việc đó
sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến danh dự và gặp nhiều trắc trở trong hôn nhân
sau này. Và nếu việc sống thử của bạn gái này được người bạn trai sau biết
được, thì liệu họ có chịu chấp nhận được một người bạn gái của mình lúc
14
trước đã từng chung sống với một người con trai xa lạ khác hay không.
Trích từ bộ tư pháp Mỹ cho thấy trong vòng 15 năm qua, 86% các cuộc
“sống thử” đã kết thúc bằng việc chia tay. Tiếp tục theo dõi 14% tiến tới hôn
nhân thì tỷ lệ ly dị của những cặp đôi này cao hơn những cặp đôi trước đó
họ đã sống riêng.
Nguồn:https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-
40586

Với độ tuổi còn rất trẻ, việc mà giới trẻ hiện nay nên đặt lên hàng đầu là
việc học tập và kiếm cho mình một ngành nghề ổn định, để chăm lo cho
tương lai sự nghiệp sau này. Nếu độ tuổi này mà giới trẻ sống thử sẽ dẫn
đến việc họ sẽ lo yêu thương, quan tâm chăm sóc qua lại cho nhau, mà
không lo tập trung và sa sút việc học tập, lâu ngày dẫn đến việc chán học và
bỏ học. Trong khi độ tuổi còn rất trẻ nếu chúng ta bỏ học và quyết định ra
đời để tìm cho mình một công việc gì đó để làm, mà với độ tuổi này nếu
không có cái bằng đại học, hay trình độ thì liệu các công ty, doanh nghiệp
có chấp nhận cho họ vào làm không, và họ sẽ trở thành một gánh nặng trực
tiếp của gia đình và bên cạnh đó sẽ gián tiếp tạo ra các lao động có trình độ
thấp. Trích từ trang báo YBOX.VN họ cho rằng “sống thử” ảnh hưởng rất
lớn đến vấn đề học tập, công việc của một sinh viên và sống thử cũng là một
trong những yếu tố gây ra các tệ nạn xã hội.
Nguồn: https://ybox.vn/

III.Kết Luận:
“Sống thử” trước hôn nhân là một lối sống không mấy tích cực và lạc
quan lắm, cần phải ngăn chặn vì nó để lại rất nhiều tác hại và hậu quả đáng
tiếc cho chính tương lai của bản thân mình. Đứng trước xu thế hội nhập và
phát triển mỗi chúng ta cần phải chọn cho mình một lối đi thích hợp và đúng
đắn, suy nghĩ thật kĩ lưỡng và nghiêm túc trước khi đưa ra quyết định là có
nên sống thử hay không. Đặt biệt mỗi bạn trẻ phải xác định được tình yêu và
hôn nhân là hai khác niệm hoàn toàn khác nhau, một khi bạn đã lựa chọn xin
đừng hối tiếc vì hối tiếc sẽ không giải quyết được vấn đề đã qua. Mặc dù
“sống thử” dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn, thế
nhưng đó cũng không phải là lí do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa vấn đề
này. Điều quan trọng là bản thân mỗi chúng ta cần phải làm chủ được cuộc
đời mình. Các bạn đang yêu và đang có ý định sống thử nên cân nhắc thật
kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn bảo vệ được cho cả tương lai
phía trước.

IV.Tài Liệu Tham Khảo:

[1] Linh Nhi, (2017), Những hệ lụy nghiệt ngã khi nữ sinh sống
thử, Báo An ninh Thủ đô.
https://www.anninhthudo.vn/nhung-he-luy-nghiet-nga-khi-nu-
15
sinh-song-thu-post332498.antd
[2] Trịnh Trung Hòa, (2008), Sống thử những bài học đắt giá,
NXB Thanh Niên.
https://www.vinabook.com/song-thu-nhung-bai-hoc-dat-gia-
p34093.html
[3] Thùy Nga, (2017), Sống thử trước hôn nhân, Sài Gòn giải
phóng online.
https://www.sggp.org.vn/song-thu-truoc-hon-nhan-
post441213.html
[4] Chương Tương, (2014), Giới trẻ và những nổi đau khi sống
thử, Báo Đời sống và Pháp luật.
https://m.doisongphapluat.com/gioi-tre-va-nhung-noi-dau-khi-
song-thu-a22549.html

Trần Hạ Tuyết Ngân-2200008764


I. Theo góc nhìn của đạo Phật về vấn đề sống thử trước
hôn nhân:
1. Nguyên nhân dẫn đến sống thử trong giới trẻ hiện nay từ góc
nhìn của đạo phật:
Nguyên nhân thứ nhất là do giới trẻ có lối sống thoải mái, thoáng
hơn hồi xưa. Nhiều bạn trẻ có tư duy sống thử nếu thấy hợp mới
tiến tới hôn nhân. Nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng từ văn hóa
phương Tây với lối sống thoải mái, buông thả trong chuyện tình
dục. Đó là thực trạng xấu của giới trẻ hiện nay, chạy theo xu
hướng của văn hóa nước ngoài, phóng khoáng trong cách suy nghĩ
cũng như trong các vấn đề hệ trọng của bản thân, mà dường như
đang dần quên đi cái nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta về
việc gìn giữ trước hôn nhân. Nguyên nhân thứ ba là do chưa được
tạo cơ hội đến chùa lễ Phật chưa được bậc phụ huynh khuyến
khích con em tham gia vào các buổi học giáo lý, các khóa tu ngắn
ngày hay các buổi thiền tập và chưa được thấm nhuần giáo lý chân
thiện mỹ.
2. Sống thử có phạm vào giới tà dâm của đạo Phật?
Đại đức Thích Trúc Thái Minh giải thích: “ Giới cấm tà dâm trong
kinh sách giải thích là khi đã có gia đình, đã lấy vợ, đã lấy chồng
thì không được ngoại tình, phải sống thủy chung với vợ chồng của
mình. Khi đã tổ chức hôn lễ công bố mình là vợ, là chồng rồi thì
phải thủy chung. Khi có vợ chồng rồi nhưng vẫn đi ngoại tình là
16
thuộc về tà dâm, không phải chính dâm. Quan hệ vợ chồng với
nhau được gọi là chính dâm. Đi ra ngoài quan hệ ngoài vợ, ngoài
chồng là tà dâm” [3]
Đứng trên góc độ quan điểm Phật giáo, việc sống thử này không
phạm vào giới tà dâm. Nếu hai người đủ tuổi, đồng thuận không
gọi là tà dâm. Nhưng về mặt đạo đức thì không nên xét về đạo đức
và lối sống, thuần phong mỹ tục của người Đông Á việc sống thử
ảnh hưởng không tốt cả về sức khỏe lẫn tinh thần, cuộc sống sau
này cho cả nam và nữ, cho gia đình, xã hội vì những hệ lụy xấu mà
nó để lại.

II. Đạo phật có khuyến khích việc sống thử không?


1. Nhận định Phật giáo về sống thử:
Có thể nói rằng vấn đề nam nữ thanh niên muốn sống thử ở đây
chính là vấn đề sinh hoạt giới tính, thử xem hai người có hòa hợp
với nhau trong chuyện quan hệ chăn gối hay không. Còn những
vấn đề khác là phụ, thậm chí chúng là những bức màn ngụy trang
cho chủ đích của họ mà thôi, bởi vì không nhất thiết phải sống thử
với nhau mới tìm hiểu được tính cách, quan điểm sống, thói
quen… của nhau.
Đã gọi là sống thử thì không là thật được, như khi ta mua quần áo
mặc thử xem có hợp hay không rồi đổi trả do không hợp. Sống thử
cũng gần như vậy tại vì giữa hai người không có sự ràng buộc, gắn
kết nào khác ngoài mối quan hệ tình cảm hết sức lỏng lẻo. Có một
số trường hợp mượn danh nghĩa sống thử để lợi dụng nhau, những
trường hợp như thế thì không có một tia hy vọng nào về sự kết hôn
của họ và chỉ có thể làm khổ nhau.
Những chuẩn mực đạo đức và nếp sống của đạo Phật không cho
phép nam nữ thanh niên sống với nhau như vợ chồng khi chưa
được thừa nhận từ cha mẹ hai bên, cũng như sự thừa nhận của
pháp luật.

Vì vậy, họ sống thử với nhau một cách e dè, lén lút vì thế mà cả
hai sẽ không bộc lộ rõ được con người thật của mình. Vì một khi
bị phát hiện cha mẹ trách mắng, xã hội lên án, ruồng bỏ, đức tin
không còn. Rồi sẽ sống trong lo âu, muốn xa lánh mọi người và
cũng có rất nhiều cặp đôi trẻ đã bất chấp tất cả, xem thường mọi
thứ, sống bất cần đời và rồi tự hủy hoại bản thân, tự làm khổ bản
thân.
17
Theo quan niệm của đạo Phật trinh tiết của con gái rất quan trọng.
Sư phụ Thích Trúc Thái Minh khẳng định “ Thanh niên các con
bây giờ khá thoáng, nói về Phật giáo chúng ta, hỏi các thầy có
khuyến khích việc đó không? Thì thật sự không khuyến khích.
Một người chưa kết hôn đã lăn lộn quá nhiều trong việc ái dục thì
không tốt. Nhất là về phía người nữ sẽc bị thiệt thòi rất nhiều, vừa
mất giá trị vừa mất thể chất sinh sản sau này” [1] .Khi người con gái
trao thân mình thì có thể người nam sẽ nghĩ rằng con gái rất dễ dãi
rồi người nam sẽ không còn quý mến người bạn gái của mình như
trước nữa[2] Phật cũng dạy rằng bản thân sống tốt, khỏe mạnh là
điều quý giá nhất nhưng đâu ai nghĩ sau đến những nguy cơ lây
nhiễm bệnh, các bệnh sau sinh sớm hoặc trong quá trình mang thai
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả đến cuộc sống của hai người nếu
còn quá trẻ.
Giả như may mắn không bị mang thai, thì cô gái cũng rất dễ bị
người chồng sau này của mình không quý trọng lắm. Hơn nữa khi
hai người không đi đến hôn nhân với nhau thì quãng thời gian
sống thử ấy sẽ trở thành nổi ám ảnh nó làm cho tình yêu không
còn mà tình bạn cũng mất đi sự cao đẹp.

Mặt khác, khi sự sống thử đi đến hôn nhân dù cho họ muốn rửa
sạch vết nhơ cũng không đơn giản. Dẫu biết rằng, tình dục là quan
trọng trong đời sống hôn nhân nhưng nó không phải là tất cả. Nếu
nói rằng sống thử trước hôn nhân sẽ giúp tìm được người bạn đời
phù hợp vậy thì tại sao ở phương Tây rất nhiều đôi nam nữ thanh
niên đã sống thử với nhau trước khi kết hôn thì tỷ lệ ly hôn ngày
càng gia tăng? Hơn nữa xác suất để tìm được bạn đời phù hợp
bằng cách sống thử thì hậu quả của nó là quá nghiêm trọng, cái giá
phải chả cho việc này quá đắt không ai dại gì mà tự dẫn mình vào
con đường nguy hại ấy.
Đã đến lúc các bạn nam nữ thanh niên có tư tưởng “ tiến bộ” này
cần suy nghĩ lại, cần ý thức được những gì từ văn hóa ngoại nhập
là đáng để học theo và những giá trị truyền thống nào cần phải
được giữ gign và phát huy, không nên học đòi một cách thiếu sáng
suốt. Đừng tự nguyện làm nô lệ cho những ham muốn thấp hèn,
cho những ý nghĩ thiếu sáng suốt để rồi hủy hoại đời mình, trở
thành sâu mọt trong xã hội, trở thành kẻ lạc loài.[4]

2. Kết luận:
18
Quan điểm phật giáo cho rằng, một khi các bạn nam nữ thanh niên
tự rèn luyện nhân cách của mình, tự hoàn thiện bản thân mình, xây
dựng tình yêu trên nền tảng yêu thương và trách nhiệm thì tự nhiên
sẽ có được sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân. Giả như có nảy
sinh sự không hòa hợp trong tình dục thì vẫn có thể khắc phục
được nếu cả hai người có thiện chí với nhau và thực sự thương yêu
nhau.

Nếu cha mẹ, bậc phụ huynh là những người Phật tử cần phải quan
tâm hơn nữa trong việc chăm sóc và giáo dục con cái, không nên
để con quá tự do trong sinh hoạt. Tạo điều kiện cho cái tham gia
vào các hoạt động tích cực để các em phát triển tốt cả về thể chất
lẫn tinh thần. Và hướng dẫn cho con đến chùa lễ Phật khuyến
khích con em tham gia vào các buổi học giáo lý, các khóa tu ngắn
ngày hay các buổi thiền tập. Nếu được như thế con em sẽ được
thấm nhuần giáo lý chân thiện mỹ của đạo Phật. Những lời dậy
đầy ý nghĩa của Đức Phật cũng như những tấm gương đạo hạnh
chư vị Thanh hiền, nếp sống thanh tịnh của chư Tăng, lòng tốt của
bạn đạo sẽ dần dần tác động vào tâm thức cũng như vào lời nói,
việc làm của các em, sẽ đánh thức lương tri của các em, làm cho
các em biết yêu thương và tôn trọng mọi người,có trách nhiệm đối
với cuộc sống của mình, có trách nhiệm với việc mà bản thân mình
đang và sẽ làm. Khi các em đã có ý thức trách nhiệm, biết yêu
thương và tôn trọng mọi người thì sẽ không làm những điều sai
trái, khổ mình và hại người và sẽ không rủ nhau sống thử nữa.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Thích, T.T.M. (no date) CHUYỆN ‘SỐNG THỬ’ DƯỚI GÓC NHÌN
PHẬT GIÁO, Facebook live. Available at:
https://www.facebook.com/watch/live/ (Accessed: 16 December 2023).

[2]. Vàng, C.B. (no date) Theo Quan điểm đạo Phật: Sống thử trước Hôn
Nhân có được coi là phạm giới?, Chùa Ba Vàng. Available at:
https://chuabavang.com/theo-quan-diem-dao-phat-song-thu-truoc-hon-
nhan-co-duoc-coi-la-pham-gioi-d1191.html (Accessed: 16 December
2023).

[3]. Đoàn, X.M. (2012) Hạnh phúc hôn nhân: Thời mở cửa. Hà Nội: Phụ
Nữ.

19
[4]. Ngô, V. (2010) ‘Sống thử’, Sống thử- qua cái nhìn cuiar sinh viên sư ,
25 April. Available at: https://baotayninh.vn/song-thu-qua-cai-nhin-
cua-sinh-vien-su-pham-a25726.html.

Nguyễn Thiên Phước 2200008495


Góc nhìn từ bạn bè

Hiện nay tình yêu luôn hiện hữu và gần như không thể thiếu nên
việc lựa chọn góc nhìn là bạn bè về vấn đề sống thử trong tình yêu
sẽ dễ có được cái nhìn bao quát.
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là cụm từ thường được báo
chí Việt Nam, đặc biệt là trên mạng, sử dụng để chỉ một hiện
tượng xã hội, theo đó các cặp đôi về chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, đăng ký kết hôn. Nhiều nguồn
học thuật hơn (chẳng hạn như nghiên cứu khoa học, luật, v.v.) sử
dụng khái niệm chung sống tương tự như vợ chồng.
Chung sống là việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian nhất định, nếu thấy
phù hợp, họ sẽ tiến tới hôn nhân chính thức và đăng ký kết hôn
theo quy định của pháp luật. Và nếu không hợp, họ sẽ ly thân,
không cần đến pháp luật. Họ gọi đó là “sống chung”. Hiện tượng
“sống thử” hay “hái cơm thổi cơm chung” đã trở thành một “mốt”
trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công
nhân xa quê mà cả ở nông thôn.
Việc sống thử đối với thanh thiếu niên hiện nay như một phép tính,
hợp thì cưới không thì chia tay là giải pháp đơn giản. Ít khi những
bạn trẻ suy nghĩ sâu hơn cho cuộc sống với đối phương sẽ để lại
những điều gì nếu nó kết thúc chóng vánh, xem việc đó như một
cuộc dạo chơi là một sai lầm lớn.
Nếu đặt ở cương vị là một người bạn, quan điểm của bản thân
mình là không đồng ý với việc sống thử. Đương nhiên vấn đề nào
cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Tích cực có thể nói đến như có
nhiều thời gian gần gũi bên nhau, xem đó là một trải nghiệm để có
một cái nhìn nhận xa hơn cho hôn nhân. Tuy nhiên việc này chỉ
thực sự có thể diễn ra nếu hai người đã bên nhau một khoảng thời
20
gian đủ lâu để nhìn thấy không chỉ mặt tốt mà còn là khuyết điểm
của đối phương. Vậy còn ngược lại thì sao?
Bản thân ở vị trí là người bạn, mình đưa ra một số quan điểm sau.
Hiện nay bản thân người trẻ thích trải nghiệm cái gì cũng muốn
trải nghiệm và đôi lúc lấy lý do đó để thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Sống thử với nhau khi mới bắt đầu yêu là một việc không nên và
đôi khi còn đem đến nguy hiểm cho bản thân. Bất đồng quan điểm
dẫn đến cãi vả là điều không thể tránh khỏi. Nhẹ thì cãi vả, nặng
hơn là xảy ra ẩu đả, và ở vị trí là một người bạn của nạn nhân thì
thật khó chấp nhận những sự việc như vậy. Chúng ta hay nói vui
khi các cặp đôi cãi nhau thì bạn bè của họ là người chịu thiệt khi
phải nghe những lời than vãn nhưng nhìn nhận ở góc độ nào đó
nếu một sự việc đi quá xa mà những người bạn đó ko thể can thiệo
hay giúp đỡ được thì đúng là cảm giác khó chịu. Vấn đề tiếp theo
quan hệ trong lúc sống thử, điều này là không thể ngăn cản nó xảy
ra nhưng nếu không tìm hiểu kỹ mà có xảy ra việc không nằm
trong tầm kiểm soát thì người chịu nhiều áo lực hơn luôn là người
nữ.
Khi “sống thử” tan vỡ, hậu quả tinh thần sẽ nặng hơn bất cứ điều
gì chia đều cho cả hai bên nam nữ. Những lời dị nghị, phê phán đè
nặng lên, một lần nữa với cương vị là một người bạn thì chúng ta
là người thấy rõ nhất nhữn việc đó. Có nhiều người không dám đối
diện, tâm sự với người thân mà chủ dám bộc lộ nó vs bạn bè vì
phần nào là những người cùng thế hệ và dễ chia sẻ về những vấn
đề nhạy cảm hơn.
Theo thống kê từ Bộ tư pháp Mỹ cho thấy trong vòng 15 năm qua,
86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc bằng chia tay. Tiếp tục theo
dõi 14% tiến đến hôn nhân thì tỷ lệ ly dị của những đôi này lại cao
hơn.
Sống thử hiện nay các bạn trẻ như chúng ta coi đó là xu hướng chứ
không phải là bước đệm cho hôn nhân lâu dài nên hãy suy nghĩ kỹ
trước khi đưa ra quyết định để tránh các hậu quả xấu.
Không phải bạn bè là luôn ủng hộ mọi quyết định, bản thân là
người ngoài có góc nhìn tổng thể nên đưa ra những lời khuyên thật
sự có ích và giúp đỡ cho nguòi trong cuộc.
Sống thử đôi khi gây ra gò bó, áp lực và căng thẳng đối với nhiều
cặp đôi vì luôn phải gặp nhau hàng ngày. Chính vì vậy, việc dành
21
cho nhau sự tự do, khoảng thời gian riêng rất quan trọng. Cặp đôi
cần tôn trọng cuộc sống cá nhân của nhau. Trên thực tế xảy ra
không ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất hiện
những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến
xô xát. Để thể hiện ra quan điểm của mình, Vân đã cho ra mắt tập:
“Tình yêu nên đi kèm tự do” để giúp các cặp đôi luôn cho nhau
không gian riêng để giúp tình yêu bền vững.
Đã không ít các vụ án mạng đến từ việc bốc đồng quan điểm tring
lúc sống thử cho thấy được thực trạng và những nguy hiểm luôn ẩn
sâu:
Chỉ sau 16 ngày “sống thử”, đôi tình nhân đã cãi nhau, cô gái bỏ
về nhà mẹ ruột. Rồi chỉ vì ghen tuông, người thanh niên tìm đến,
dùng dao đâm 6 nhát vào người yêu.
Nguồn:https://nld.com.vn/phap-luat/giet-nguoi-yeu-sau-16-ngay-
song-thu-20120323085255402.htm
Nguồn:https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-
ngay-nay-40586
Nguồn:https://tuoitre.vn/vi-sao-gioi-tre-thich-song-thu-
507119.htm

Nguyễn Thị Kim Linh – 2200005597


Sống thử - Góc nhìn của phụ huynh nhà trai

Việc sống thử, hay còn được gọi là "kết hôn thử nghiệm" trước khi
quyết định chính thức kết hôn, là một chủ đề đang ngày càng trở
nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong khi nhiều người trẻ đón
nhận xu hướng này như một cơ hội để hiểu rõ hơn về đối tác của
mình trước khi cam kết mối quan hệ lâu dài, góc nhìn của phụ
huynh nhà trai thường có những quan điểm và lo ngại riêng.
Giới trẻ ngày nay coi việc sống thử là một hành động rất bình
thường khi yêu. Có không ít những cặp đôi về sống chung với
nhau trong một thời gian dài. Đến lúc chia tay thì họ lại tiếp tục
chung sống với người yêu mới.
Sống thử được lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ trong giới trẻ
bởi khá nhiều nguyên nhân như: sự tò mò, yếu tố kinh tế, xã hội,
22
các yếu tố chủ quan khác.

Sự tò mò khi yêu, hai người sẽ rất thích thú khám phá những điều
mới mẻ của đối phương. Việc sống thử sẽ thỏa mãn yếu tố tò mò,
đem lại những trải nghiệm tình yêu chân thật hơn. Hơn nữa,
nhiều bạn trẻ sống thử để thỏa mãn cả tình yêu lẫn tình dục một
cách thoải mái, không ràng buộc.

Ở phương Tây, việc các cặp đôi sống chung với nhau vô cùng
phổ biến. Nhịp sống hiện đại cũng giúp giới trẻ Việt Nam có cái
nhìn thoáng hơn về sống thử. Tuy nhiên điều này cũng dễ khiến
họ nhầm lẫn sống thử là xu hướng và chạy theo điều này.

Do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các trang mạng xã hội, phần lớn


thế hệ trẻ ngày nay đều e ngại trách nhiệm khi kết hôn. Vậy nên
họ sống thử để không bị ràng buộc pháp lý, đồng thời nếu cảm
thấy không hợp thì họ có thể đường ai nấy đi.

Trong vài năm trở lại đây tại các thành phố lớn, khu công nghiệp
đã xuất hiện một lối sống mới được xem là trào lưu của giới trẻ
hiện nay đó là sống thử trước hôn nhân. Những đôi nam nữ sẽ thuê
nhà sống chung với nhau như vợ chồng và không có giấy đăng ký
kết hôn.

Theo thống kê năm 2010 tình trạng sống thử trong sinh viên hiện
nay của trường đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm 1/3 số
bạn trẻ. Đặc biệt ở các khu nhà trọ gần các trường đại học, khu
công nghiệp, khu chế xuất thì những hình ảnh sống thử rất phổ
biến và không khó để thấy.

- Quan điểm của phụ huynh nhà trai:

Một trong những quan điểm phổ biến của phụ huynh nhà trai về
việc sống thử là mối quan tâm về giá trị gia đình.
Các phụ huynh thường coi việc sống thử là một hành động không
tuân theo truyền thống và có thể gây ra sự phê phán từ xã hội. Họ
lo lắng rằng con trai của mình có thể gặp phải sự đánh giá và áp
lực từ cộng đồng nếu họ chọn lựa con đường này.
23
Mặt khác, một số phụ huynh nhà trai cũng nhìn nhận việc sống thử
như một cơ hội cho con trai để phát triển mối quan hệ một cách
toàn diện hơn. Họ coi đây là một bước quan trọng để con trai hiểu
rõ hơn về bản thân và người đối tác tiềm năng, từ đó xây dựng một
nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu dài.
Trong một góc nhìn tích cực, việc sống thử có thể được coi là cơ
hội để con cái hiểu rõ hơn về đối tác của mình trước khi đưa ra
quyết định về hôn nhân. Phụ huynh nhà trai có thể thấy rằng việc
này giúp tránh được nhiều rủi ro và xung đột trong tương lai, đồng
thời tạo điều kiện cho một cuộc sống hôn nhân ổn định hơn.
Một khía cạnh khác của quan điểm phụ huynh nhà trai là lo lắng về
an sinh xã hội. Các phụ huynh thường muốn con trai có một môi
trường ổn định và an ninh, và họ có thể thấy lo ngại nếu con trai
quyết định sống thử mà không có cam kết hôn nhân chính thức.
Điều này có thể xuất phát từ niềm tin rằng một hôn nhân ổn định
mang lại sự bảo vệ và hỗ trợ cho con cái.
Tuy nhiên, một số phụ huynh nhà trai cũng nhận thức được sự thay
đổi trong giá trị xã hội và đang mở lòng hơn đối với việc sống thử.
Họ có thể chấp nhận quan điểm rằng mối quan hệ không nhất thiết
phải dựa trên các quy tắc truyền thống và có thể thấy việc hiểu biết
rõ ràng về đối tác là chìa khóa quan trọng cho một mối quan hệ bền
vững.
Tóm lại, góc nhìn của phụ huynh nhà trai về việc sống thử là một
sự kết hợp giữa giữ vững truyền thống và mở rộng tư duy theo
hướng hiện đại. Quan điểm này thường phản ánh giá trị gia đình,
an sinh xã hội, và sự hiểu biết về thay đổi xã hội. Đối thoại mở cửa
và sự hiểu biết giữa các thế hệ có thể giúp hòa giải những quan
ngại và tạo ra một cơ sở cho sự thấu hiểu chung về mối quan hệ
hiện đại
Tôi đã nghe các câu chuyện về “sống thử” cách đây không lâu. Với
nếp nghĩ truyền thống cổ hủ, tôi chỉ cho đó là chuyện hy hữu, chứ
không nghĩ là trào lưu. Hôm rồi, tôi có đọc một câu chuyện kể
rằng: Một bà mẹ có con trai thi đỗ đại học nên khi con trai lên
thành phố nhập trường, hai ông bà đã đem toàn bộ tiền dành dụm
để mua cho con trai căn hộ tập thể nhỏ đỡ phải lo chỗ chui ra chui
vào, yên tâm học tập. Thời gian đầu, con trai ngoan ngoãn, chăm
chỉ học hành và bà mẹ cũng thường xuyên qua lại. Đến khi cháu
học cuối năm ba thì bà bị tai nạn, sức khỏe yếu nên ít lên thăm con
được. Sau đấy một thời gian nữa thì con trai có nhiều thay đổi. Một
24
lần đột xuất lên thăm con, bà đã bắt quả tang đứa con trai của mình
đang sống cùng một chàng trai như vợ chồng. Lòng người mẹ tan
nát trước sự thật phơi bày của con trai bà đặt bao nhiêu hi vọng.
Mất một quãng thời gian, bà mẹ ấy mới gượng lại nhưng trong
lòng bà là vết thương không bao giờ lành được.
Quá bất ngờ và tò mò, tôi đã lên mạng để tìm đọc những câu
chuyện “sống thử”. Các bạn có biết không, cảm giác của tôi sau
khi đọc xong câu chuyện ấy là thứ cảm xúc hỗn tạp. Vừa vui, vừa
buồn, vừa giận, vừa thương, vừa bàng hoàng, vừa lo sợ…..
Đa số các bậc phụ huynh nhà trai lại khá quan ngại với vấn đề
“sống thử” trước hôn nhân của con em mình. Theo quá trình quan
sát và tìm hiểu qua sách báo và các trang mạng internet tôi thấy
rằng hầu như họ đều phản đối việc “sống thử trước hôn nhân”, cho
rằng vấn đề này rất nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ xấu, ảnh
hưởng đến cuộc đời của con trai. Cái nhìn của họ với việc “sống
thử” là rất gay gắt đối với tất cả các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi
sinh viên. Ở từng các thời điểm và điều kiện sống của các bậc phụ
huynh mà dẫn tới những đánh giá, phản ứng nhất định đối với hành
vi và lối sống của con cái. Phụ huynh thường yêu cầu, khuyến
khích con cái tự lập, học tập và rèn luyện trong một chuẩn mực
nhất định thay vì yêu đương quá đà, hay sống thử, sống cùng bạn
gái, người yêu trước khi kết hôn hoặc có cuộc sống ổn định.
Tuy nhiên, tùy từng người sẽ có những quan điểm khác nhau. Đối
với một số bậc phụ huynh có tính gia trưởng, họ sẽ không cho con
cái sống thử trước hôn nhân.Ngày nay, các quan điểm xã hội trở
nên tiến bộ hơn nên suy nghĩ của nhiều phụ huynh Việt Nam cũng
thoáng hơn.

Tài liệu tham khảo:


(1). https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-
40586
(2). https://www.studocu.com/ec/document/truong-dai-hoc-giao-thong-van-
tai/chu-nghia-xa-hoi/song-thu-la-gi-tai-lieu-chi-mang-tinh-chat-tham-khao/
41049428
(3). https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/hon-nhan-gia-dinh/song-thu-truoc-
hon-nhan/
(4). https://tuoitrethudo.com.vn/genz-nghi-gi-ve-trao-luu-song-thu-truoc-
hon-nhan-223251.html

Lê Thùy Trang:2200005373
25
Sống thử dưới góc nhìn xã hội:
Sống thử là gì:
Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”
đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện
nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở
những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường.Người trẻ ngày nay
quá bận rộn và có ích thời gian để dành cho nhau, gặp mặt và nói
chuyện với nhau chỉ qua một chiếc màn hình¹.Tuy nhiên, việc sống
thử cũng có những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng
thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai
lầm, buông thả, phóngtúng, làm băng hoại các giá trị đạo đức
truyền thống

Đây là một hiện tượng xã hội không mới nhưng cái nhìn của
PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu, chuyên gia nghiên cứu về gia đình và
trẻ em về nó có những nét khác so với quan niệm lâu nay. Ông
nhận định rằng: Hiện tượng này có ba đối tượng: sinh viên, tức là
những người có học; công nhân, một tầng lớp tiến bộ của xã hội;
và những người lao động tự do xa gia đình. Có ba nguyên nhân
chính khiến họ chưa kết hôn đã sống với nhau như vợ chồng: họ có
tình yêu và khát khao dẫn đến hôn nhân nhưng điều kiện kinh tế
chưa cho phép; họ là những người xa nhà, xa gia đình, xa bố mẹ
thiếu thốn tình cảm; dịch vụ xã hội chưa đầy đủ, một người tự lo sẽ
rất khó khăn nên họ phải chung nhau tổ chức đời sống.

Thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên hiện nay nói
riêng và giới trẻ nói chung diễn ra khá phổ biến. Việc sống thử đặc
biệt lại diễn ra trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định, chưa có sự
nghiệp nên các cặp nam nữ có nhu cầu sống chung với nhau để
chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối lo, bận tâm trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Đây là giai đoạn giúp cho những đôi yêu nhau có không gian, thời
gian để tìm hiểu đối phương, để thấy hiểu những tâm tư, tình cảm
của nhau cũng như có thể dễ dàng vun đắp tình cảm.

Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với
nhau đưa ra thì có lẽ đây là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất.
Khi mới yêunhau, hầu hết mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc khi
được ở bên ngườimình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì
26
vậy mà đã dọn về ở vớinhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc
những ngăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng
xóm láng giềng.. .

Một điều không thể phủ nhận rằng sống chung với nhau trước khi
kết hôn chính là cơ hội để những người trong cuộc có thể thực tập,
có thể trải nghiệm trước những vấn đề của hôn nhân như: Tài
chính, công việc, sinh hoạt, gia đình... để việc chung sống sau khi
kết hôn sẽ thuận lợi hơn, cùng nhau vượt qua những khó khăn,
thách thức của cuộc sống hôn nhân.

Xã hội càng phát triển, nhịp sống của con người cũng trở nên vội
vàng. Các áp lực về học tập, công việc, kinh tế, các mối quan hệ...
khiến các bạn trẻ cảm thấy bị quá tải. Thêm vào đó là việc sống xa
gia đình, thiếu đi sự quan tâm, động viên khiến các bạn trẻ cảm
thấy cô đơn, lạc lõng. Họ cần một người ở bên cạnh để tâm sự,
chia sẻ, động viên lẫn nhau.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân nhỏ khác như: nhu cầu về sinh
lý, nhu cầu được gần gũi... Đây đều là nguyên nhân để giới trẻ hiện
nay lựa chọn sống thử trước hôn nhân.

Có một điều chắc chắn là không thể có một bản sao với suy nghĩ
và tính cách giống y hệt với bản thân chúng ta. Mỗi người sinh ra
và lớn lên trong một hoàn cảnh khác nhau nên ít nhiều sẽ có sự
khác biệt trong quan điểm, suy nghĩ, lối sống giữa mỗi người.

Ông bà, cha mẹ là những người đi trước. Họ luôn dành những điều
tốt đẹp nhất cho con cái. Dù cho họ có tin tưởng bạn đến bao nhiêu
thì khi biết bạn và nửa kia đang sống thử với nhau thì đa phần gia
đình sẽ có sự phản đối và lo lắng nhất định. Sự phản đối, lo lắng đó
không phải là không có lý do chính đáng.

Sự nhìn nhận, bàn tán từ bên ngoài xã hội.

+ Sự lựa chọn của bạn chắc chắn không thể làm vừa lòng tất cả
mọi người trong xã hội. Ai trong chúng ta cúng có một cách sống
khác nhau, cuộc sống của mình là do mình chọn. Việc nghe những
lời bàn tán không hay có thể ít nhiều làm cho bản thân bị lo lắng,
27
hoang mang. Nhất là khi vốn sống và kiến thức chưa đủ sâu và
rộng. Đặc biệt là khi đang có mâu thuẫn với nửa kia mà lại nghe
phải những lời không hay về mối quan hệ mình đang có thì thật
không dễ chịu gì.

Có nhiều ý kiến cho rằng sống thử để xem nửa kia có phù hợp với
mình hay không, nếu không hợp thì đường ai nấy đi.. Thực tế thì
khi chung sống không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, kể cả là khi
sống thử hay đã kết hôn. Nhưng trong hôn nhân thì luôn phải đặt
trách nhiệm lên trước, còn những mâu thuẫn nếu không thể giải
quyết ngay thì dần dần tìm cách tháo gỡ. Sống thử thì không như
vậy, sống thử không có ràng buộc rõ ràng về mặt trách nhiệm hay
pháp lý, vì vậy khi có mâu thuẫn thì người trong cuộc thường
muốn giải quyết vấn đề ngay lập tức. Và khi không thể giải quyết
được những mâu thuẫn ngay thì thường sinh ra tâm lý chán nản.
Thực chất vấn đề sống thử hiện nay không còn quá gay gắt như lúc
trước nữa. Nếu trước đây, chưa kết hôn mà đã sống thử trước với
nhau sẽ bị mọi người xem như một “tội đồ” bị suy thoái về đạo
đức, nhân phẩm, khiến gia đình và xã hội không thể chấp nhận
được. Nhưng ngày nay thì khác. Không hẳn sống trước hôn nhân là
xấu và cứ theo thuần phong mỹ tục cưới rồi mới sống cùng nhau là
tốt.

Khi bản thân mỗi người trưởng thành đến một mức độ nhất định,
công việc và kinh tế ổn định thì tâm lý sẽ luôn sẵn sàng để tiến tới
hôn nhân. Ngược lại, khi bản thân chưa sẵn sàng cho hôn nhân thì
chúng ta nên xem xét các yếu tố xung quanh trước, xem tại sao bản
thân lại chưa cảm thấy sẵn sàng. Nếu lý do nằm ở việc cảm thấy
chưa hiểu nửa kia hoặc nửa kia không phù hợp thì bạn hoàn toàn
chưa cần phải tiến tới hôn nhân, bạn có thể yêu cầu tiếp tục thời
gian hẹn hò hoặc chấm dứt tình cảm với nửa kia. Nếu lý do nằm ở
bản thân chưa đầy đủ về nhận thức hay ổn định về công việc, kinh
tế thì nên xem xét việc hoàn thiện nó trước. Sống thử không phải là
phương án hay nhất để chuẩn bị tâm lý cho việc kết hôn.

Các trang tham khảo:

https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-van-hoa-
28
2003570.html

https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586

Trần Ngọc Duy- 2200005809


Vấn đề sống thử dưới góc nhìn của các chuyên gia sức khỏe và
tâm lý :
Lối sống “sống thử” đã xuất hiện từ hơn 10 năm trước và đang dần
trở nên phổ biến hơn vào những năm gần đây. Đây là một lối sống
mới, tự do về hôn nhân và tình dục, và có thể nói trào lưu này dần
xuất hiện ở Việt Nam do ảnh hưởng nhiều từ phương Tây. Đối với
những người sống thử, có rất nhiều lý do để họ lựa chọn lối sống
này, nhưng theo Tiến sĩ triết học – chuyên gia nghiên cứu gia đình
trẻ và trẻ em Nguyễn Ninh Khiếu, ông cho rằng lối sống này bắt
nguồn từ 3 nguyên nhân chính : thứ nhất là do kinh tế của các bạn
trẻ chưa có đủ điều kiện để tổ chức đám cưới, thứ hai là các bạn trẻ
sống xa gia đình nên không chịu sự quản lý từ bố mẹ, thứ ba là nhu
cầu tình dục cần được thỏa mãn. Tuy nhiên, bên cạnh 3 nguyên
nhân chính thì cũng có các nguyên nhân khác như các bạn trẻ lựa
chọn sống thử để tiết kiệm sinh hoạt phí, và do cuộc sống ngày nay
càng phát triển hơn, các bạn trẻ tiếp cận đến các lối sống phương
Tây thông qua mạng xã hội nhưng lại thiếu đi sự hiểu biết và cái
nhìn toàn diện về những mặt tích cực, tiêu cực của lối sống này.
Nếu nói sống thử để tiết kiệm sinh hoạt phí, các chuyên gia cũng
đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống thử của các sinh viên ở tỉnh cao hơn sinh
viên ở thành phố. Với các bạn trẻ lên thành phố để học tập hoặc
làm việc, suy nghĩ sống chung nhà với bạn trai hoặc bạn gái của
mình sẽ giúp cả hai tiết kiệm được nhiều chi phí, bên cạnh đó cũng
giảm bớt cảm giác cô đơn, lạc lõng ở một nơi xa nhà. Tuy nhiên
nếu mọi người nghĩ đây là lý do để sống thử thì đây là một lý do
hoàn toàn sai, vì nếu cả hai đến với nhau và sống thử dựa trên yếu
tố vật chất thì khi yếu tố này biến mất, một trong hai đã đủ khả
năng để chi trả cho sinh hoạt phí của bản thân thì khi đó lối sống
này sẽ kết thúc, và điều này sẽ để lại những hậu quả về tâm lý cũng
như sức khỏe cho cả hai, đặc biệt là các bạn nữ.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai, trong số
đó có tới 60-70% ở độ tuổi học sinh, sinh viên. Con số này đưa
Việt Nam trở thành nước đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai,
và trong số các ca phá thai đó cũng tồn tại những trường hợp mang
29
thai ngoài ý muốn khi sống thử, đây là một thực trạng đáng báo
động không chỉ về hành vi nạo phá thai mà còn là lối sống buông
thả của giới trẻ. Những suy nghĩ lệch lạc của một số bạn trẻ ngày
nay cho rằng nếu mang thai ngoài ý muốn thì vẫn dễ dàng bỏ thai
được nhờ các phương pháp hút, nạo thai, nhưng những vấn đề tiềm
ẩn thì các bạn lại chưa nghĩ đến như viêm nhiễm đường sinh sản,
vô sinh,... Thực tế, sống thử chỉ là một lối sống của giới trẻ hiện
nay, họ xem nhau như vợ chồng nhưng điều này lại không có sự
ràng buộc về mặt pháp lý, và nếu họ mang thai ngoài ý muốn
nhưng không nạo phá thai thì khi những đứa trẻ này được sinh ra
với kinh tế chưa ổn định của cả hai vẫn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.
Không chỉ là tiêu cực về mặt sức khỏe mà còn là về mặt tâm lý.
Khi cuộc sống thử của các cặp đôi kết thúc sẽ gây ra các tổn
thương tâm lý cho cả hai. Đối với các bạn nữ, họ sẽ đối diện với
định kiến của xã hội và mọi người xung quanh, họ sẽ thiếu tự tin
trong cuộc sống và có suy nghĩ bản thân sẽ không còn được tôn
trọng từ những người khác giới nữa, trong số đó là người mà họ sẽ
kết hôn sau này. Còn đối với các bạn nam, nếu là một người có
trách nhiệm thì họ sẽ có cảm giác áy náy, e ngại khi tiến tới hôn
nhân với người khác.
Nhìn chung, sống thử mang lại cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng
trong số các cặp đôi sống thử thì chỉ có 10-15% tiến đến hôn nhân,
vậy thì có thể thấy những điều tiêu cực từ lối sống này là rất rõ
ràng. Hậu quả của vấn đề này không chỉ đối với những bạn trẻ mà
còn ảnh hưởng đến xã hội, lý do đến từ việc giới trẻ chỉ muốn
“sống thử” chứ không phải hoàn toàn là suy nghĩ muốn sống với
nhau để xây dựng một gia đình ổn định, và với một xã hội thiếu đi
những gia đình ổn định sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường không nói
trước được.
Đối với những bạn trẻ có suy nghĩ muốn “sống thử”, họ cần tìm
hiểu và nhìn nhận lối sống này với cái nhìn thực tế hơn, cả về mặt
tích cực và tiêu cực mà lối sống này mang lại. Các trường học hiện
nay cũng đã tổ chức nhiều buổi thảo luận và chia sẻ kiến thức về
sức khỏe tâm sinh lý cho giới trẻ và điều này sẽ giúp các bạn trẻ
hiểu rõ hơn phần nào về những quyết định mà họ đưa ra trong cuộc
sống.
Các trang tham khảo:
- https://tienphong.vn/moi-cuoc-song-thu-deu-kho-dem-lai-tuong-lai-tot-
dep-post6078.tpo?fbclid=IwAR3WTGkzY1Iik1ytlAu3fr0NmstDg8b4fp-
qbx-
30
87JhMKMVxaG5lU2PQEPM_aem_ATpHFoX9JylrlQFzfV9n0J6DytYEfd2
X9uAy5WMf4bfY9oNhB2q1eTw5PQSanudfwxo
-
http://congdoandetmay.vn/goc-nhin-va-chia-se/-/asset_publisher/7zBiP7cAl
a9K/content/id/1453068?
fbclid=IwAR10aKvsK0LI1a7RH0pvBlsm_MGSTe4CsulK4N793LgEqSSJ
ZheTAU2puw0_aem_AVCvOKdHyWYo3rJk9Dc-AvE-
8sL3R6DVlfOiMZeCMJ8bfXzBCwi379fotBpGCTOQkVg
- https://dantri.com.vn/xa-hoi/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-
van-hoa-1120815764.htm?
fbclid=IwAR1EegHh8gDcrc7X8vycMhewZmy_4lOqGrnX8RfgS44Z_r62zl
2UZIINyx8_aem_ATrodq9B1hyzrTTMa-
OdrJoA2AFDOZ_5LIwiD5Qg3kzs952TsYYWMuZODaHxEJVCgPo

Nguyễn Đỗ Anh Thắng-2200008275


Góc nhìn của triết học về vấn đề sống thử ở giới trẻ

I. Giới thiệu
● Lí do chọn đề tài sống thử:
Tôi chọn đề tài này vì tôi quan tâm đến những thay đổi và ảnh hưởng của sống thử
đối với giới trẻ hiện nay. Tôi muốn khám phá những nguyên nhân và hậu quả của
sống thử, cũng như những giá trị và mục tiêu của sống thử. Tôi cũng muốn đóng
góp ý kiến và giải pháp để cải thiện tình hình sống thử, bảo vệ quyền lợi và nghĩa
vụ của những người sống thử, và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội
đối với sống thử.
● Sống thử là gì:
Sống thử là một hiện tượng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở
giới trẻ. Sống thử là hình thức hai người yêu nhau nhưng chưa kết hôn nhưng
sống chung với nhau như vợ chồng hay chưa được pháp luật công nhận. Sống thử
có thể mang lại một số lợi ích cho các cặp đôi như tiết kiệm chi phí, thỏa mãn tình
dục và chia sẻ các nhu cầu sinh hoạt cho nhau, giúp tăng cường tình cảm và hiểu
biết lẫn nhau . Sống thử có thể được coi là một cách để thử nghiệm tình yêu,
chuẩn bị cho hôn nhân hoặc đơn giản là thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tình cảm.
Tuy nhiên, sống thử cũng gây ra nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lý, tâm lý và xã
hội.
II. Nội dung
Câu nói “Sống là phải dám thử, dám sai và dám đứng dậy sau mỗi lần thất bại”
của Napoleon Hill rất phù hợp với việc sống thử của giới trẻ. Sống thử giúp cho
giới trẻ có thể tìm hiểu về bản thân và người khác, tìm hiểu về tình yêu, tình bạn,
và cuộc sống. Sống thử ở giới trẻ là một quyền lựa chọn của mỗi cá nhân, không
bị ép buộc hay ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào. Sống thử ở giới trẻ là một cách
thể hiện sự tôn trọng và tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người, không bị can
thiệp hay phán xét bởi xã hội. Sống thử ở giới trẻ cũng là một biểu hiện của sự
31
tiến bộ và hiện đại của xã hội, khi mà con người có thể tự quyết định về cuộc sống
của mình mà không bị gò bó bởi những truyền thống lạc hậu. Tuy nhiên, sống thử
cũng gây ra nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lý, tâm lý và xã hội. Vậy sống thử là
tốt hay xấu? Nó có phù hợp với văn hóa và truyền thống của Việt Nam hay
không? Làm thế nào để giáo dục và hướng dẫn giới trẻ về lối sống lành mạnh và
trách nhiệm? Đây là những câu hỏi mà một nhà triết học có thể đặt ra và tìm kiếm
câu trả lời.

- Sống thử là một biểu hiện của quyền tự do cá nhân và sự tiến bộ của xã hội.
Theo quan điểm của triết học duy vật, con người là một sản phẩm của quá trình
phát triển lịch sử và xã hội, và có quyền tự do lựa chọn cách sống của mình. Sống
thử là một hình thức quan hệ tình cảm mới, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và
hiện đại hoá. Sống thử giúp giới trẻ thử nghiệm tình yêu, chuẩn bị cho hôn nhân,
thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tình cảm, giảm thiểu tỷ lệ ly hôn và mang thai ngoài ý
muốn. Sống thử cũng phản ánh sự tiến bộ của xã hội, khi mà các giá trị truyền
thống như gia đình, hôn nhân, đạo đức, … không còn bị áp đặt một cách cưỡng
bức, mà được tôn trọng và thích nghi theo thời đại.
Theo một bài báo của tạp chí The Economist đưa ra quan điểm rằng: “sống thử là
một dấu hiệu của sự tiến bộ của xã hội, khi mà các quyền tự do cá nhân được tôn
trọng và bảo vệ hơn, và các giới hạn truyền thống về hôn nhân và gia đình được
tháo gỡ và thay đổi”.

- Sống thử là một cách để tìm kiếm sự an toàn và ổn định trong một thế giới bất
ổn. Theo quan điểm của triết học tồn tại, con người là một sinh vật có khả năng
tồn tại và vượt qua các khó khăn và nguy hiểm. Sống thử là một cách để giới trẻ
tìm kiếm sự an toàn và ổn định trong một thế giới bất ổn, khi mà thế giới đang đối
mặt với nhiều vấn đề như chiến tranh, đói nghèo, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, …
Sống thử giúp giới trẻ có sự ủng hộ và động viên của người bạn đời, có sự chia sẻ
và giảm bớt gánh nặng của cuộc sống, có sự tự lập và tự chủ về kinh tế và sinh
hoạt. Sống thử cũng phản ánh sự tồn tại của xã hội, khi mà xã hội đang cố gắng
duy trì và phát triển trong một môi trường khắc nghiệt và không thân thiện .
Theo một bài báo của vnexpress, GS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, một nhà tâm lý
học, phân tích rằng: “sống thử giúp giới trẻ có sự ủng hộ và động viên của người
bạn đời, có sự chia sẻ và giảm bớt gánh nặng của cuộc sống, có sự tự lập và tự chủ
về kinh tế và sinh hoạt”.

- Sống thử là một cách để thực hiện sự cân bằng và hài hòa giữa cá nhân và xã
hội. Theo quan điểm của triết học trung đạo, con người là một sinh vật có khả
năng cân bằng và hài hòa giữa các mặt đối lập và mâu thuẫn. Sống thử là một cách
để giới trẻ thực hiện sự cân bằng và hài hòa giữa cá nhân và xã hội, khi mà cá
nhân và xã hội đều có những lợi ích và nhu cầu riêng. Sống thử giúp giới trẻ vừa
thỏa mãn nhu cầu cá nhân, vừa tuân theo quy định xã hội, vừa có sự tự do và sáng
tạo, vừa có sự kỷ luật và trách nhiệm. Sống thử cũng phản ánh sự trung đạo của xã
hội, khi mà xã hội đang tìm kiếm sự cân bằng và hài hòa giữa các giá trị truyền
thống và hiện đại, giữa các lợi ích cá nhân và tập thể, giữa các quyền lợi và nghĩa
vụ .
Theo một bài báo của vnexpress, TS Nguyễn Thị Hồng Nga, một nhà xã hội học,
nêu lên rằng: “sống thử là một cách để giới trẻ thực hiện sự cân bằng và hài hòa
giữa cá nhân và xã hội, khi mà cá nhân và xã hội đều có những giá trị và mục tiêu
32
khác nhau. Sống thử giúp giới trẻ vừa thể hiện bản sắc và cá tính, vừa thích nghi
và hòa nhập với thế giới hiện đại, vừa tôn trọng và bảo vệ quyền lợi, vừa chấp
nhận và thực hiện nghĩa vụ”.

- Sống thử là một vấn đề không quan trọng, là một sự lựa chọn cá nhân, là một xu
hướng của thời đại. Theo quan điểm của triết học duy vật, con người là một sinh
vật độc lập và tự chủ, và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Sống thử
là một vấn đề không đáng để bàn cãi, là một sự lựa chọn cá nhân của mỗi người,
là một xu hướng của thời đại. Sống thử không ảnh hưởng đến hạnh phúc và thành
công của bản thân, không vi phạm pháp luật và quyền tự do, không gây ra xung
đột và bất hòa trong xã hội. Sống thử cũng phản ánh sự đa dạng và phong phú của
xã hội, khi mà các giá trị truyền thống như gia đình, hôn nhân, đạo đức, … không
còn là tiêu chuẩn duy nhất, mà được thay thế bởi các giá trị mới.
Theo TS Nguyễn Linh Khiếu: “Tôi cam đoan trong đó đến 80% số người là tử tế,
nghiêm túc trong việc quyết định sống với nhau. Đó không phải là hiện tượng xấu,
chỉ có điều bây giờ nó mới bắt đầu, có nhiều va vấp, ngang tai trái mắt. Nhưng
trong quá trình vận động, nó sẽ tự điều chỉnh đến nỗi xã hội sẽ chấp nhận”.

- Sống thử là một hành vi trái đạo đức và gây hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Theo quan điểm của triết học duy tâm, con người là một sinh vật có linh hồn và lý
trí, và phải tuân theo các nguyên tắc đạo đức và luân lý. Sống thử là một hình thức
quan hệ tình cảm bất chính, vi phạm các giá trị văn hóa và truyền thống của Việt
Nam. Sống thử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội, như
nhiễm bệnh tình dục, mất lòng tin và tôn trọng, mất đi sự trong sáng và nghiêm
túc, phá hoại gia đình và xã hội. Sống thử cũng phản ánh sự suy đồi của xã hội,
khi mà các giá trị truyền thống như gia đình, hôn nhân, đạo đức, … bị bỏ quên và
xem thường.
Trích từ báo sức khỏe đời sống, theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam, mỗi năm cả nước có 1,2 - 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi
vị thành niên. Có những sản phụ chỉ mới 12 tuổi. Còn điều tra quốc gia về vị
thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ
tình dục trước hôn nhân.

- Sống thử là một cách để thể hiện sự bất đồng và phản kháng với xã hội. Theo
quan điểm của triết học nghịch lý, con người là một sinh vật có khả năng sáng tạo
và phá vỡ các quy tắc và giới hạn. Sống thử là một cách để giới trẻ thể hiện sự bất
đồng và phản kháng với xã hội, khi mà xã hội đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng
quá cao và không phù hợp với thực tế. Sống thử giúp giới trẻ tự do biểu lộ bản
thân, khám phá thế giới, chống lại sự áp bức và định kiến. Sống thử cũng phản
ánh sự nghịch lý của xã hội, khi mà xã hội vừa khuyến khích sự đổi mới và tiến
bộ, vừa ngăn cản sự thay đổi và phát triển .
Theo một bài viết của GS.TS Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu văn hóa nói
rằng: “ sống thử là một biểu hiện của sự sáng tạo và phá vỡ các quy tắc và giới
hạn của giới trẻ, khi mà giới trẻ có quyền tự do biểu lộ bản thân, khám phá thế
giới, chống lại sự áp bức và định kiến”.

III. Kết luận


Sống thử là một vấn đề đa chiều và phức tạp, có nhiều ảnh hưởng đến cá nhân, gia
33
đình và xã hội. Một nhà triết học có thể nghiên cứu và phân tích vấn đề này từ
nhiều góc độ khác nhau, nhưng không thể đưa ra một câu trả lời đúng hoặc sai cho
nó. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn cách sống của mình, nhưng cũng phải chịu
trách nhiệm về hậu quả của quyết định đó. Một nhà triết học có thể đóng vai trò là
một người hướng dẫn, khuyên nhủ, giáo dục và tôn trọng giới trẻ về lối sống lành
mạnh và trách nhiệm. Một nhà triết học cũng có thể đề xuất những giải pháp để
giải quyết những vấn đề do sống thử gây ra, như cải thiện chất lượng giáo dục giới
tính, tăng cường sự giám sát và hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, thay đổi nhận
thức và thái độ của xã hội đối với sống thử, hoàn thiện pháp luật và chính sách
liên quan đến sống thử.

IV. Tài liệu tham khảo


1. Như Trang. (2005). Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội văn hóa.
VnExpress. Truy cập từ https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-
cac-nha-xa-hoi-van-hoa-2003570.html
2. EU-Vietnam Business Network (EVBN). (2017). Vấn đề “Sống thử” của
giới trẻ ngày nay. Truy cập từ https://evbn.org/van-de-song-thu-cua-gioi-
tre-ngay-nay/
3. Tạp chí Giáo dục và Thời đại. (2020). Tìm hiểu xu hướng sống thử trong
giới trẻ hiện nay. Truy cập từ
http://giaoduc.net.vn/gdt/Pages/them-moi/page-them-moi-moinhat.aspx
4. Nguyễn Ngọc Ái Như. (2017). Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ở Việt Nam.
Truy cập từ (PDF) Nguyễn Ngọc Ai Như | Nghi Nguyen - Academia.edu
5. Trịnh Trung Hòa. (2019). Sống thử: Những bài học đắt giá. Hà Nội, NXB
Thanh Niên.

Mục lục:
Phầ n 1: Nhữ ng lợ i ích tư duy phả n biện mang lạ i cho cá nhâ n và lý thuyết á p
dụ ng.................................................................................................................................................. 4
.............................................................................................................................................................5
Phầ n 2: Cá c bà i luậ n phả n biện chủ đề “Hiện nay số ng thử đang dầ n phổ biến
vớ i thế hệ genz. Nhưng liệu số ng
thử có thậ t sự tố t?”.....................................................................................................................5
Nguyễn Tiến An-2200007982, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a ngườ i
yêu”.................................................................................................................................................6
...........................................................................................................................................................7
...........................................................................................................................................................8
Hoà ng Thị Kim Nhung-2200008264, bà i phả n biện chủ đề vớ i “gó c nhìn củ a
nhữ ng ngườ i mang tư tưở ng truyền thố ng về vấ n đề số ng thử trướ c hô n nhâ n
củ a giớ i trẻ”.................................................................................................................................8
...........................................................................................................................................................9
........................................................................................................................................................10
........................................................................................................................................................11
........................................................................................................................................................12
Trầ n Thanh Sang-2200008161, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a gia
đình bạ n gá i”............................................................................................................................13
........................................................................................................................................................14
34
........................................................................................................................................................15
Trầ n Hạ Tuyết Ngâ n-2200008764, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a
Phậ t giá o”...................................................................................................................................15
........................................................................................................................................................16
........................................................................................................................................................17
........................................................................................................................................................18
Nguyễn Thiên Phướ c-2200008495, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a
bạ n bè”........................................................................................................................................19
........................................................................................................................................................20
........................................................................................................................................................21
Nguyễn Thị Kim Linh-2200005597, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a
phụ huynh nhà trai”..............................................................................................................21
........................................................................................................................................................22
........................................................................................................................................................23
........................................................................................................................................................24
Lê Thù y Trang-2200005373, bà i phả n biện chủ đề vớ i “ Gó c nhìn củ a xã hộ i”
........................................................................................................................................................24
........................................................................................................................................................25
........................................................................................................................................................26
........................................................................................................................................................27
Trầ n Ngọ c Duy-2200005809, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a cá c
chuyên gia sứ c khỏ e và tâ m lý”........................................................................................27
........................................................................................................................................................28
........................................................................................................................................................29
Nguyễn Đỗ Anh Thắ ng-2200008275, bà i phả n biện chủ đề vớ i “Gó c nhìn củ a
triết họ c”....................................................................................................................................29
........................................................................................................................................................30
........................................................................................................................................................31
........................................................................................................................................................32
........................................................................................................................................................33

35

You might also like