You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


──────── * ───────

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


HỌC PHẦN: TÂM LÍ HỌC ỨNG DỤNG – ED3280

Chủ đề 4: CHÚ Ý VÀ ĐA TÁC VỤ

GVHD: Nguyễn Thị Duyên

Mã lớp: 150816
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Tên nhóm trưởng: Nguyễn Phúc Nguyên

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Chữ kí


1 Nguyễn Phúc Nguyên 20227138
2 Phạm Thị Hải Linh 20223496
3 Trương Minh Hoàng 20227118
4 Nguyễn Đăng Hào 20220076
5 Lê Thị Ánh Tuyết 20223533
6 Trần Thanh Tùng 20227165
7 Đặng Tấn Dũng 20227014
8 Hoàng Tiến Đạt 20227012
9 Phạm Tiến Đạt 20227094
10 Vũ Minh Đức 20227097

Hà Nội, 4/2024

1
Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................................
PHẦN I: KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU........................................................................
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................
A. Cơ sở lí thuyết:.................................................................................................
I. Các loại chú ý:...................................................................................................
1. Chú ý không chủ định:..................................................................................
2. Chú ý có chủ định:........................................................................................
3. Chú ý sau chủ định:.......................................................................................
II.Các loại thuộc tính cơ bản của chú ý:..........................................................
1. Sức tập trung của chú ý:..............................................................................
2. Tính bền vững của chú ý:............................................................................
3. Sự phân phối của chú ý:..............................................................................
4. Sự di chuyển của chú ý:..............................................................................
B.Câu hỏi thảo luận............................................................................................
PHẦN III: KẾT LUẬN......................................................................................
1. Kết quả nhóm đã đạt được:.........................................................................
2. Lời kết:........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................

2
LỜI NÓI ĐẦU

Đại học Bách Khoa Hà Nội không chỉ là ngôi trường kỹ thuật đầu tiên
mà còn là một trong số các trường kỹ thuật hàng đầu của nước ta. Trải qua
hơn 65 năm lịch sử hình thành và phát triển, trường đã đào tạo biết bao thế hệ
kỹ sư tài năng, cán bộ kỹ thuật chất lượng cao, cống hiến trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Một đặc điểm chung của sinh viên Đại học Bách
Khoa Hà Nội chính là sự thông minh, chăm chỉ, có niềm đam mê bất tận với
kỹ thuật cùng với tư duy nhạy bén, đầy sức sáng tạo. Bên cạnh việc tìm tòi,
nghiên cứu những kiến thức chuyên ngành thì sinh viên Bách Khoa cũng
nhận thức được tầm quan trọng của các môn trong khối kiến thức bổ trợ, điển
hình là môn Tâm lí học ứng dụng, do đó luôn dành cho môn này một sự quan
tâm đặc biệt.
Môn Tâm lí học ứng dụng cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng
quan về Tâm lí học và ứng dụng của nó trong việc tìm ra các quy luật tâm lí,
cơ sở của các hiện tượng tâm lí trong việc quảng cáo, bán hàng. Chính điều
này đã tạo nên sự hứng thú của sinh viên đối với môn học, góp phần kết nối 8
người chúng em – những người cùng chung quan điểm, nhận thức về tầm
quan trọng của Tâm lí học – cùng nhau học tập, nghiên cứu những kiến thức
của bộ môn và áp dụng chúng vào thực tế một cách tốt nhất. Trải qua 9 tuần
học tập cùng nhau dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Duyên,
nhóm chúng em đã cho ra đứa con tinh thần đầu tiên, là kết quả thể hiện
những gì chúng em đã học được thông qua những giờ học trên giảng đường,
đó chính là bài báo cáo với chủ đề “Chú ý và Đa tác vụ”.
Nhóm 8 xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Duyên đã tạo điều kiện để chúng
em có môi trường tốt nhất để cùng nhau học tập và cải thiện bản thân. Những
bài giảng bổ ích cùng với phương pháp giảng dạy tạo sự gần gũi, gắn bó với
sinh viên của cô đã giúp nhóm tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, không hề cảm
thấy buồn chán mà thay vào đó là sự hứng thú trong mỗi buổi học.

3
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chủ đề mà nhóm em nhận được để làm cho bài báo cáo là “Chú ý và
Đa tác vụ” Ngay khi nhận được đề tài, nhóm trưởng đã tổ chức một buổi họp
nhóm trực tuyến để bàn về kế hoạch làm bài. Cuộc họp diễn ra sôi nổi, các
thành viên tích cực đóng góp ý kiến, rất nhiều ý tưởng đã được đóng góp.
Cuối cùng, dựa trên yêu cầu mà giảng viên đưa ra và ý kiến của các thành
viên trong nhóm, nhóm trưởng đã quyết định cả nhóm cùng nhau tìm hiểu,
trình bày về lí thuyết về các quy luật của chú ý và đa tác vụ.
Để hoàn thành báo cáo, nhóm trưởng đã phân công công việc cho các
thành viên dựa trên khả năng, sở trường của mỗi người, đảm bảo sao cho mọi
thứ được tiến hành đúng trình tự và đạt hiệu quả cao. Cuối cùng, cả nhóm sẽ
cùng nhau nhìn nhận, đánh giá lại kết quả làm việc, chất lượng của bài báo
cáo để có biện pháp bổ sung, chỉnh sửa kịp thời và chuẩn bị thật tốt cho buổi
thuyết trình trước lớp.

Sau một thời gian làm việc, bài báo cáo đã được hoàn thành trong sự
vui mừng của tất cả các thành viên. Thông qua bài báo cáo này, chúng em đã
trau dồi thêm cho mình kỹ năng làm việc nhóm, hiểu thêm về quy luật chú ý-
đa tác vụ và vận dụng được nó để giải thích sự vật xung quanh.

4
PHẦN I: KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

Chú ý là gì?

Môi trường xung quanh luôn có vô vàn sự vật tác động đến con người.
Con người không thể tiếp nhận và xử lý chính xác tất cả mà chỉ thực hiện được
một số quan hệ nào đó mà thôi. Vì vậy, ý thức của con người phải lựa chọn và
tập trung vào quan hệ nào đó, đối tượng hay thuộc tính nào đó của đối tượng để
hoạt động có kết quả. Hiện tượng đó gọi là chú ý.

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện
tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết
cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

5
Chú ý là một trạng thái tâm lí thường “đi kèm” với các hoạt động tâm lí

mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi đi với quá trình xúc cảm thì
cũng chính là chú ý nhận biết tâm hạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc
chú ý trong hành động là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của
hành động. Chú ý tạo điều kiện cho các hoạt động đó phản ánh tốt nhất đối
tượng. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của
hoạt động tâm lí mà nó “đi kèm”.
Vì vậy chú ý được coi là “cái nền”, “cái phông”, là điều kiện tâm lí của
hoạt động có ý thức.

Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng (phản xạ “cái gì thế”,)


Phản xạ định hướng xuất hiện trong não bộ khi có kích thích mới lạ trong môi
trường sống, nó có tác dụng định hướng và giúp cho cơ thể có thể phản ứng tốt
nhất đối với vật kích thích. Phản xạ định hướng là phản xạ bẩm sinh, xuất hiện
với bất cứ kích thích nào miễn là kích thích mới lạ, khác thường, nếu kích thích
lặp đi, lặp lại thì phản xạ sẽ bị mất.

Chú ý thường được biểu hiện ra bằng cả những dấu hiệu bên ngoài và
bên trong như bằng những hình thức nhìn “chằm chằm”, “không chớp mắt”,
“vểnh tai”, “há hốc miệng” khi nghe, kìm hãm những động tác thừa “ngồi im
thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động
của đối tượng chú ý. Khi chú ý tập trung lâu dài, căng thẳng, hô hấp cơ thể thay
đổi khi đó hô hấp trở nên nông hơn, thưa hơn, quan hệ giữa thời gian hít vào và
thở ra thay đổi, thời gian hít vào ngắn và thở ra dài hơn.

6
Tuy nhiên không phải lúc nào giữa chú ý và các biểu hiện của chú ý cũng
đồng nhất, mà có lúc mâu thuẫn giữa biểu hiện bên ngoài và chú ý bên trong
thường gọi là “vờ chú ý”. Vì vậy khi đánh giá chú ý vừa phải căn cứ vào hiệu
quả của chú ý, đồng thời cũng phải thấy rằng có trường hợp chú ý tốt nhưng
hiệu quả không cao do các nguyên nhân khác nhau của chủ thể.

7
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
A-Cơ sở lí thuyết:

I. Các loại chú ý:

Có ba loại chú ý: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau
chủ định.

1.Chú ý không chủ định:

Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân, không sử dụng một biện pháp thủ thuật nào mà vẫn chú ý được
vào đối tượng. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra,
phụ thuộc vào đặc điểm vật kích thích như:

 Cường độ của vật kích thích: Cường độ kích thích càng mạnh thì càng dễ
gây ra chú ý không chủ định.
 Độ mới lạ của kích thích: Kích thích càng mới lạ, mang tính bất ngờ càng
dễ gây ra chú ý không chủ định.
 Sự tương phản giữa vật kích thích và bối cảnh: Những kích thích có sự
khác biệt rõ nét về hình dạng, độ lớn, màu sắc, thời gian tác động… đều
gây ra chú ý không chủ định.
Ngoài đặc điểm của bản thân đối tượng vật kích thích, thì quan hệ của
đối tượng với nhu cầu, hứng thú tình cảm của chủ thể cũng là nguyên nhân gây
ra chú ý không chủ định. Chú ý không chủ định có đặc điểm cơ bản: Không có
mục đích đặt ra trước không có biện pháp để chú ý, không đòi hỏi sự cố gắng,
nỗ lực ý chí, vì vậy sẽ ít mệt mỏi và không căng thẳng thần kinh nhưng đồng
thời chú ý không chủ định kém bền vững.

Ví dụ: Nhận ra tên mình được gọi: Một nhóm bạn đang tụ tập trò
chuyện trong quán cà phê ồn ào. Một người trong nhóm bất chợt gọi tên bạn,
khiến bạn lập tức hướng sự chú ý về phía họ.

8
https://www.123rf.com/photo_84295785_group-of-young-people-sitting-at-a-
cafe-talking-and-enjoying.html

2. Chú ý có chủ định:


Là loại chú ý có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chứ ý vào đối
tượng, đòi hỏi một sự nỗ lực nhất định.
Chú ý có chủ định xuất hiện do nhận thức của bản thân chủ thể cần thiết chú ý
tới đối tượng. Nó có các đặc điểm cơ bản sau: – Có mục đích tự giác, có kế
hoạch biện pháp để chú ý. – Có liên quan chặt chẽ với hệ thống tín hiệu thứ hai,
tình cảm, hứng thú của cá nhân.

 Tính bền vững


Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định của chủ thể để khắc phục những trở ngại
bên ngoài hoặc bên trong của chủ thể.

Vì thế mặt hạn chế lớn nhất của chú ý có chủ định là chú ý lâu sẽ sinh ra
mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giảm hứng thú hoạt động.

Để duy trì chú ý có chủ định, cần có một số điều kiện cần thiết:

- Về khách quan: Tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc.
Loại bỏ hoặc giảm bớt tối đa những kích thích không liên quan tới nhiệm
vụ.

9
- Về chủ quan: Phải xác định mục đích rõ rang, dự kiến được những khó khan
và cố gắng nỗ lực để vượt qua. Mặt khác, phải tổ chức tốt các hành động để
đảm bảo hoạt động kết quả. Chính quá trình hoạt động và kết quả hoạt động
cũng là điều kiện duy trì chú ý có chủ định.

Ví dụ: Đọc sách: Một học sinh đang tập trung đọc sách trong thư viện.
Họ cố gắng hiểu nội dung của sách và bỏ qua những tiếng ồn xung quanh.

Link hình ảnh: https://www.shutterstock.com/search/student-reading-library

 Sự chuyển hóa của chú ý không chủ định và chú ý có chủ định:

Hai loại chú ý chủ định và chú ý không chủ định thường không tồn tại một cách
độc lập mà trong đời sống, trong hoạt động lao động của con người chúng liên
quan chặt chẽ với nhau, chuyển hoá cho nhau.

10
3. Chú ý sau chủ định:
Loại chú ý này vốn là chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng
thẳng về ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới
mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của chú ý. Ví dụ khi bắt đầu đọc sách cần
chú ý có chủ định, nhưng càng đọc bị nội dung cuốn sách thu hút hấp dẫn không
cần phải cố gắng bản thân nữa, không căng thẳng thần kinh và ý chí. Lúc này
chú ý có chủ định đã chuyển thành chú ý “sau chủ định”.

Chú ý sau chủ định không khác biệt với chú ý không chủ định ở tính có
mục đích tri giác nhưng nó cũng không đồng nhất với chú ý có chủ định vì sự
say mê, hứng thú và không có sự căng thẳng ý chí.

Ví dụ: Nghe một bài hát yêu thích: Một người đang nghe một bài
hát yêu thích. Khi họ nghe đến đoạn điệp khúc, họ không thể không hát theo vì
họ cảm thấy vui vẻ và phấn khích.

 Ba loại chú ý trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chuyển
hóa cho nhau, giúp con người phản ánh tốt nhất đối tượng. Các loại chú ý
trên đều cần thiết cho hoạt động của con người vì mỗi loại chú ý đều có
ưu điểm và hạn chế của nó, trong đó chú ý “sau chủ định” là loại chú ý
cần hình thành trong các hoạt động của con người.
11
II.Các thuộc tính cơ bản của chú ý:

1.Sức tập trung của chú ý:


Là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho
hoạt động. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
Khối lượng chú ý phụ thuộc vào đặc điểm đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc
điểm của hoạt động. Nếu không tập trung chú ý sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm
vụ. Tập trung chú ý cao độ có thể dẫn tới hiện tượng đãng trí.

2. Tính bền vững của chú ý:


Đó là khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay
một số đối tượng nhất định không chuyển sang đối tượng khác.

Đối cực với tính bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý là có
chú ý nhưng không tập trung cao độ lâu bền vào đối tượng, cũng như không
phân phối di chuyển chú ý một cách có tổ chức.

Tính bền vững của chú ý không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý và sự
di chuyển của chú ý. Tính bền vững của chú ý có quan hệ mật thiết với các đặc
điểm của cá nhân cũng như điều kiện khách quan của hoạt động.

12
3.Sư phân phối chú ý:
Đó là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay
nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Phân phối chú ý không có
nghĩa là chia đều sự chú ý cho mọi đối tượng hoạt động mà có sự không đồng
đều chú ý ở các đối tượng khác nhau, đối tượng chính được chú ý nhiều, các đối
tượng khác được chú ý ít hơn. Muốn phân phối chú ý tốt thì phải đưa một số đối
tượng hoạt động trở thành quen thuộc, chỉ có một hay một số hoạt động mới.

Sự phân phối chú ý không có mâu thuẫn gì với sức tập trung chú ý vì
trong phân phối chú ý cũng có sự tập trung chú ý vào hoạt động mới.

4.Sự di chuyển chú ý:


Đó là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác
theo yêu cầu của hoạt động. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền
vững của chú ý và cũng không phải là phân tán chú ý vì nó được di chuyển từ
đối tượng này sang đối tượng khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối
tượng chú ý mới thì chú ý lại được tập trung với cường độ

Trên đây là những thuộc tính cơ bản của chú ý, biểu hiện chiều sâu,
chiều rộng và tính linh hoạt của chú ý, giữa chúng có quan hệ bổ sung cho nhau
và cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể
giữ vai trò tích cực hay không tùy thuộc vào việc biết sử dụng từng thuộc tính
hay phối hợp các thuộc tính theo yêu cầu của hoạt động.
13
14
B. CÂU HỎI THẢO LUẬN

Trong khi dạy các học viên Câu lạc bộ hàng không thực hiện các chuyến
bay, người hướng dẫn cùng một lúc phải chú ý tốt đến nhiều quá trình như xác
đinh khoảng cách đên mặt đât, giữ không cho máy bay nghiêng ngà và trong
trành, giữ hướng máy bay, xác định bằng tai hoạt động của động cơ. Nếu người
hướng dẫn cùng bay với học viên thì thêm vào đó còn phải đánh giá chất lượng
học viên hoàn thành từng khâu trong chuyến bay.
Câu hỏi:
- Gọi tên thuộc tính chý ý thể hiện trong đoạn văn mô tả trên.
- Chỉ ra cơ sở sinh lý của thuộc tính chú ý đó.
- Nêu ý nghĩa của việc ứng dung hiểu biết kiến thức trên trong công việc
kỹ thuật mà bạn đang theo học.
Nội dung tình huống:
Trong đoạn văn đề bài đã cho, trong quá trình hướng dẫn bay, người
hướng dẫn phải đối mặt với một loạt các nhiệm vụ đa dạng và đòi hỏi sự tập
trung cao độ để đảm bảo an toàn cho chuyến bay và hoàn thành nhiệm vụ một
cách hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là phân phối chú ý,
một quá trình tinh tế yêu cầu người hướng dẫn cân nhắc và phân chia sự chú ý
của mình giữa các nhiệm vụ khác nhau.
Thứ nhất, theo dõi các chỉ số bay như độ cao, tốc độ và hướng bay là
một nhiệm vụ chính yếu của người hướng dẫn. Trong khi hướng dẫn học viên
thực hiện các thao tác cất cánh, theo dõi những thông số này giúp họ đảm bảo
rằng máy bay đang hoạt động trong điều kiện an toàn và ổn định. Đồng thời,
quan sát môi trường xung quanh là một phần không thể thiếu, bao gồm việc
nhận biết các máy bay khác, địa hình và điều kiện thời tiết. Điều này giúp họ
phản ứng kịp thời đối với bất kỳ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra, đảm bảo
an toàn cho học viên và máy bay.
Thứ hai, trong những tình huống khẩn cấp hoặc sự cố, người hướng dẫn
cần phải có khả năng tập trung chú ý cao độ vào nhiệm vụ để xử lý tình huống
một cách chính xác và kịp thời. Ví dụ, khi máy bay gặp sự cố động cơ, người
hướng dẫn phải tập trung vào việc điều khiển máy bay, liên lạc với bộ phận
kiểm soát không lưu và tìm kiếm phương án hạ cánh an toàn. Khả năng tập
trung chú ý cao độ là yếu tố quyết định giúp họ đưa ra những quyết định đúng
đắn và hiệu quả trong những tình huống nguy hiểm như vậy.
Thứ ba, việc di chuyển chú ý linh hoạt là một kỹ năng quan trọng của
người hướng dẫn. Họ cần phải có khả năng di chuyển sự chú ý giữa các nhiệm
vụ khác nhau một cách linh hoạt, đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thông tin quan
15
trọng nào. Ví dụ, trong điều kiện thời tiết xấu, người hướng dẫn cần thường
xuyên di chuyển sự chú ý giữa việc theo dõi các chỉ số bay và quan sát các hiện
tượng thời tiết để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Khả năng chuyển đổi chú ý
linh hoạt giúp họ xử lý hiệu quả các tình huống bất ngờ và đảm bảo an toàn cho
hành trình.
Trong môi trường hàng không, cơ sở sinh lý của thuộc tính chú ý trong
quá trình hướng dẫn bay là một hệ thống phức tạp, bao gồm sự tương tác giữa
các phần của não bộ và các chất dẫn truyền thần kinh. Sự hiểu biết về cơ chế
hoạt động của chú ý giúp người hướng dẫn có thể tối ưu hóa hiệu suất của mình
trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mỗi chuyến bay.
Trong não bộ, hệ thống lưới kích thích đóng vai trò quan trọng trong
việc thu thập và xử lý thông tin từ các giác quan. Theo đề bài đã ra thì khi
hướng dẫn bay, người hướng dẫn cần phải chú ý đến các chỉ số bay, môi trường
xung quanh và các tình huống bất ngờ. Hệ thống lưới kích thích giúp họ phân
loại và nhận biết thông tin quan trọng, đồng thời loại bỏ thông tin không cần
thiết để tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất - đảm bảo an toàn và hiệu quả
cho chuyến bay. Ngoài ra, Vỏ não-phần cao cấp nhất của não bộ, đóng vai trò
quyết định trong việc xử lý thông tin nhận thức và điều chỉnh hoạt động của bộ
não. Trong quá trình hướng dẫn bay, vỏ não cần tăng cường hoạt động để tập
trung chú ý vào các nhiệm vụ cụ thể như theo dõi chỉ số bay và đưa ra quyết
định thích hợp dựa trên thông tin nhận thức. Các chất dẫn truyền thần kinh như
dopamine và norepinephrine đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chú
ý. Dopamine giúp tăng cường sự tập trung và khả năng tư duy, trong khi
norepinephrine giúp tăng cường sự tỉnh táo và cảnh giác. Điều này đặc biệt
quan trọng trong việc đối phó với các tình huống nguy hiểm hoặc bất ngờ trong
quá trình bay.
Từ đó cho ta thấy môi trường hàng không, nơi mỗi quyết định và hành
động đều có thể ảnh hưởng đến an toàn và hiệu suất của chuyến bay, khả năng
tập trung và chú ý của người hướng dẫn đóng vai trò quan trọng không thể phủ
nhận.
Trong tình huống này, người hướng dẫn bay không chỉ cần theo dõi và
điều chỉnh các thao tác bay, mà còn phải đánh giá và hỗ trợ học viên trong quá
trình họ thực hiện các bước. Có thể tưởng tượng rằng sự chú ý phân tán này đòi
hỏi sự linh hoạt và kiên nhẫn từ người hướng dẫn, cũng như khả năng xử lý
nhanh chóng các tình huống bất ngờ.
Chú ý là một quá trình nhận thức quan trọng đóng vai trò then chốt trong
việc tiếp thu và xử lý thông tin. Trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, việc ứng

16
dụng hiệu quả kiến thức về chú ý có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp nâng
cao năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc.
Trong công việc phân tích kinh doanh, việc phân phối sự chú ý hợp lý
giữa nhiều nhiệm vụ khác nhau là vô cùng cần thiết. Người phân tích cần theo
dõi dữ liệu từ nhiều nguồn, cập nhật tiến độ dự án, giao tiếp với các bên liên
quan và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả. Ví dụ như khi thực
hiện phân tích thị trường, người phân tích cần thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn
như báo cáo nghiên cứu, khảo sát khách hàng, thống kê doanh thu,… Đồng thời,
ta cần theo dõi xu hướng thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh và cập nhật các
công nghệ mới. Việc phân phối chú ý hiệu quả sẽ giúp ta hoàn thành tốt nhiệm
vụ phân tích và đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan. Khả năng phân
phối chú ý hiệu quả giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả và năng suất trong công
việc.
Khả năng tập trung cao độ cũng giúp ta đưa ra những quyết định chính
xác và giải quyết vấn đề hiệu quả. Khi xử lý các vấn đề kinh doanh phức tạp
hoặc đưa ra quyết định quan trọng, người phân tích cần tập trung cao độ để
phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro và lựa chọn giải pháp tối ưu. Đánh giá hiệu
quả hoạt động của một doanh nghiệp, người phân tích cần tập trung vào các yếu
tố như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, thị phần,…Ta cần phân tích kỹ lưỡng các
dữ liệu này để xác định những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những khuyến
nghị phù hợp cho doanh nghiệp.
Khả năng chuyển đổi chú ý linh hoạt giúp thích ứng với môi trường
kinh doanh nhanh chóng với những thay đổi của thị trường kinh doanh đầy biến
động, cập nhật kiến thức mới và chuyển đổi sự chú ý giữa các nhiệm vụ khác
nhau.
Vì vậy, với sự hiểu biết và ứng dụng hiệu quả kiến thức về chú ý, người
phân tích kinh doanh có thể nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng công
việc, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.

17
PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Kết quả nhóm đã đạt được:

Các thành viên trong nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã tạo
ra sản phẩm cuối cùng.
Thông qua quá trình làm việc nhóm, các thành viên đã phát huy được tối
đa năng lực và phẩm chất cá nhân mà trước đó chưa có cơ hội được thể hiện.

Tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, các thành viên đã có được
thêm những người bạn mới, học được những kỹ năng mới để phát triển bản
thân.
Từ khi hình thành nhóm, các công việc đã được giải quyết nhanh và hiệu
quả hơn. Tất cả các thành viên đều có quyền đưa ra chính kiến, quan điểm
riêng của bản thân, qua đó nâng cao chất lượng và đa dạng hóa về hình thức
đối với những sản phẩm mà nhóm làm ra.

2. Lời kết:
Qua những kiến thức đã được trình bày ở trên, ta có thể thấy rằng: Việc
tìm hiểu những quy luật của chú ý là vô cùng cần thiết ở thời điểm hiện nay. Ở
mức độ hàn lâm, nó góp phần khai phá thêm những gì mà nhân loại chưa biết
đến trong bộ não và ý thức của con người. Còn trong thực tiễn, các quy luật trên
là cơ sở và ứng dụng hiệu quả kiến thức về chú ý, người phân tích kinh doanh
có thể nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc, góp phần vào sự
thành công của doanh nghiệp.
Bên cạnh những lợi ích mà việc vận dụng các quy luật chú ý đem lại,
một vấn đề đặt ra là làm thế nào để phòng tránh các đối tượng có mục đích
không tốt, lợi dụng đặc điểm về tâm lí con người để thực hiện các hành vi trục
lợi, xâm phạm đến sức khoẻ vật chất, tinh thần của con người. Đây là điều mà
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đang ngày một tìm cách hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của chúng đối với xã hội. Để góp phần đẩy lùi vấn đề trên, ở
một mức độ nào đó, chúng ta có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản
về Tâm lí học, từ đó có thể tự rút ra cho bản thân mình những bài học để không
“mắc bẫy” những chiêu trò, thủ đoạn mà các thành phần có ý đồ xấu giăng ra.

18
Trong bài báo cáo, nhóm chúng em đã chọn cách trình bày đi từ những
khái niệm, chi tiết nhỏ nhất của chú ý, kèm theo những ví dụ cụ thể để minh
hoạ cho từng quy luật. Sau đó, nhóm đã cùng nhau phân tích, tìm ra được ý
nghĩa từ cách quan sát, gần gũi với tất cả mọi người trong cuộc sống thường
ngày, qua đó thấy được sự vận dụng các quy luật chú ý đã được nêu trong
phần lí thuyết.

Dù đã rất cố gắng sửa đổi, bổ sung để bài báo cáo được trọn vẹn nhất,
chính xác nhất, nhưng trong quá trình làm việc, chúng em cũng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến
từ cô để bài làm trở nên hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị
Duyên về những bài học, những lời chỉ dạy của cô, về những kỉ niệm với lớp
Tâm lí học ứng dụng trong học kì này!

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng và video của môn tâm lý học trên LMS
2. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach-khoa-dai-hoc-
da-nang/semiconductor-devices/chu-y-tam-li-hoc-hdg-dg/29447537

3. http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/tam-ly-hoc/
file_goc_784336.pdf

20

You might also like