You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP


TÊN ĐỀ TÀI : KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Tình huống: Một người bạn
Lớp: 13DHTDH02

Giảng viên hướng dẫn: Cao Thị Kiều Vinh

Thông tin:

1.Võ Văn Vĩnh (Diễn viên) MSSV:2032225890


2. Lê Thị Bảo Trân (Word) MSSV:2024225530
3. Võ Thị Mỹ Nữ (Nội dung) MSSV:2027222809
4. Phan Gia Huy (Diễn viên) MSSV:2024221638
5. Nguyễn Thị Ngọc My (Nội dung) MSSV:2029222716
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TÊN ĐỀ TÀI : KỸ NĂNG LẮNG NGHE
Tình huống: Một người bạn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Điểm: TP. Hồ Chí Minh,ngày.........tháng.........năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. KỸ NĂNG LẮNG NGHE....................................................................................2
1. Khái niệm về lắng nghe:..................................................................................2
2. Các mức độ lắng nghe:....................................................................................3
3. Lợi ích của lắng nghe.......................................................................................3
4. Những rào cản đối với lắng nghe hiệu quả:.....................................................4
II. VẬN DỤNG THỰC HÀNH...............................................................................6
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................8
KẾT LUẬN..............................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành
một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.
Với các mối quan hệ công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của
những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Theo nhiều kết quả quan sát,
thất bại trong giao tiếp không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều
người gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói
cùng thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp
hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.
Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng. Biết
cách lắng nghe sẽ giúp bạn không những nắm rõ nội dung thông tin của cuộc đối thoại
mà còn thể hiện thái độ tôn trọng với người đang nói.
Trong phần tiểu luận của này, dù các thành viên trong nhóm đã hỗ trợ lẫn nhau để
hoàn thành tốt nhất có thể nhưng cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng em
mong nhận được lời góp ý sâu sắc của cô để bài của nhóm chúng em được hoàn thiện
hơn.

1
I. KỸ NĂNG LẮNG NGHE
1. Khái niệm về lắng nghe:
Để hiểu rõ khái niệm , bạn hãy làm như sau: Nhắm mắt lại trong 1 phút. Bạn nghe được
gì? Những gì bạn nghe được là nghe thấy.
- Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá
trình hoàn toàn tự nhiên khi sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy
ra.
- “Nghe” đơn thuần là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi
một tiếng động nào đó trong không gian. Đôi khi ta gật đầu, mỉm cười nghe ai đang nói.
Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh mà không nhất thiết phải hiểu chúng.
- Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng.
Tiếp theo bạn hãy: Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì?
Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó
biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao.
- Như vậy, lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ
nghĩa. Lắng nghe là quá trình chủ động, không chỉ cảm nhận âm thanh mà còn cả cảm
xúc, ý nghĩ…
- Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác có trạng thái chú ý làm
nền, giúp người ta hiểu được nội dung thông tin, từ đó mới có thể dẫn tới những hoạt
động tiếp theo của quá trình giao tiếp.
- Lắng nghe là 1 khả năng của hệ thần kinh, khi lắng nghe thần kinh sẽ nhận thông tin xử
lý và lưu những gì chúng ta nghe được thành dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.
- Lắng nghe là hoạt động tâm lý có hướng đích, có ý thức thể hiện sự tập trung, chú ý cao
độ để nghe được hết, được rõ ràng âm thanh, tiếng động, cảm xúc trong lời nói của đối
tượng giao tiếp
- Lắng nghe là một trong những kỹ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. -
Lắng nghe là cả một nghệ thuật.
- Lắng nghe được chôn giấu kỹ nhất trong bản thân mỗi con người.
=> Lắng nghe là cấp độ cao hơn nghe, vì nó cần sự cố gắng và tác động của trí tuệ.
- Chu trình lắng nghe: Thông thường trong giao tiếp, chu trình lắng nghe diễn ra theo các
bước sau:
+ Bước 1: Tập trung
Phải toàn tâm toàn ý để lắng nghe đối tác thay vì nhìn lơ xung quanh. Nên chú ý vào
ngưới nói, thể hiện sự mong muốn lắng nghe, không được tranh thủ làm việc khác, hoặc
nghĩ sang việc khác…
+ Bước 2: Tham dự
Hòa mình vào cuộc giao tiếp, bắng cử chỉ, thể hiện rõ mình đang lắng nghe: gật đầu, biểu
hiện đồng cảm qua nét mặt, thay vì ngồi im ta hãy thể hiện cho người nói biết mình đang
lắng nghe họ bằng những câu nói phụ họa hoặc các từ đệm (vâng, dạ, thế ạ…).
+ Bước 3: Hiểu
Đề tin chắc và chứng tỏ mình đã hiểu đúng những gì đối tác nói bằng việc nhắc lại những
từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình bày (ví dụ: người nói:” tôi thấy cần phải tăng
thêm 2 người…”, người nghe:” 2 người”).

2
+ Bước 4: Ghi nhớ
Cách để ta nhớ tốt nhất là ghi chép lại những ý chính, những điều cần ghi nhớ hoặc chưa
rõ. Trong công việc và cuộc sống, chúng ta cần những giải pháp đòi hỏi tính cụ thể và chi
tiết không thể đại khái, chung chung. Vậy cách tốt nhất để nhớ chính xác là ghi lại những
thong tin cơ bản.
+ Bước 5: Hồi đáp
Chúng ta phải trả lời, giải đáp các băn khoăn thắc mắc của đối tác trong điều kiện có thể.
Những hồi đáp sẽ là những tín hiệu dẫn đường giúp người nói điều chỉnh nội dung và
phong cách nói chuyện cho phù hợp và cũng là những tín hiệu giúp người nói tự tin hơn
khi thấy có người thực sự muốn nghe và hiểu mình.
+ Bước 6: Phát triển
Bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, hoặc phát triển thêm các ý kiến khác mà đối
tác chưa đề cập đến hoặc không có ý định đề cập đến. Bằng những câu hỏi gợi mở, chúng
ta có thể mở rộng chủ đề hoặc khai thác thêm những thông tin cần thiết và giúp hai bên
định hướng cuộc nói chuyện đi đúng hướng mong muốn của mình.
=> Chu trình 6 bước này liên tục lặp đi, lặp lại trong quá trình giao tiếp đảm bảo lăng
nghe hiệu quả nhất.
2. Các mức độ lắng nghe:
- Mức 1: Nghe phớt lờ. Lờ đi, không nghe dì cả, không để ý đến người nói.
- Mức 2: Nghe giả vờ. Người nghe đang suy nghĩ một vấn đề khác nhưng lại tỏ vẻ chú ý
người nghe đối thoại để an ủi họ, đồng thời che dấu việc mình chẳng nghe gì cả.
- Mức 3: Nghe có chọn lọc. Người nghe chỉ nghe phần mình quan tâm, cách nghe này
không mang lại hiệu quả cao bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm
bắt được đầy đủ, chính xác những thông tin người đối thoai đưa ra. .
- Mức 4: Nghe chăm chú. Người nghe tập trung mọi sự chú ý vào người đối thoại để có
thể hiểu họ.
- Mức 5: Nghe thấu cảm. Người nghe không chỉ chú ý nghe mà còn đặt mình vào vị trí
của người nói để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ..., hiểu họ cần gì, muốn gì. (Hiểu
được nghĩa đen, nghĩa tình cảm, nghĩa sâu kín).
3. Lợi ích của lắng nghe
- Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá đúng nội dung
thông tin và tương tác qua lại trong quá trình giao tiếp.
- Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là sự liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng
nghe lại có thêm những tác dụng tích cực như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người;
chia sẻ, cảm thông với người khác; khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã
quen biết…
- Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Các
xung đột, bất đồng sẽ dễ dàng được giải quyết hơn khi người ta lắng nghe nha. Sự chú
tâm và chân thành khi lắng nghe của bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng,
được quan tâm, họ cũng sẽ cởi mở với bạn và những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ
một cách nhanh chóng.
- Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những
ý kiến mới. Vì thế, họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ
3
thu được là lòng tin của mọi người, là khả năng nắm bắt, cập nhật hóa thông tin và khả
năng giải quyết vấn đề.
- Thảo mãn nhu cầu của người nói: Ai cũng muốn mình được tôn trọng, thể hiện qua việc
chú ý lắng nghe người đối thoại. Vì khi đó, nhu cầu chiasẻ của họ được thỏa mãn và
chúng ta đã tạo được ấn tượng tốt với đối phương.
- Thu thập được nhiều thông tin: Người ta chỉ thích nói với những ai biếtlắng nghe. Do
đó việc chú ý lắng nghe không những giúp ta nắm bắt và hiểu được vấn đề mà họ nói mà
còn kích thích để người ta chia sẻ nhiều hơn, nắm bắt được nhiều thông tin hơn.
- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp: Khi bạn chú ý, thông tin sẽ được tiếp thu
sâu hơn, hiểu được những điều họ nói, đồng thời có thời gian để cân nhắc, tránh được
những sai sót khi giao tiếp.
- Tạo không khí biết lắng nghe nhau khi giao tiếp: Nếu bạn lắng nghe họ, đối phương
cũng sẽ tạo ra một không khí toont rọng nơi mọi người cùng lắng nghe nhau.
4. Những rào cản đối với lắng nghe hiệu quả:
- Tốc độ suy nghĩ: Mọi người cứ tưởng rằng khi người ta nói mình nghe rất chăm chú,
nhưng thực tế tốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người ta nói, nên
rất dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường được dùng để suy nghĩ về một cái gì
khác. Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ không tập trung được tư
duy và là lý do của những thói quen nghe kém.
- Sự phức tạp của vấn đề: Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích và những
vấn đề mà mình quan tâm hơn. Khi có sự khó khăn trong sự theo dõi một vấn đề, người
ta thường chọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nó nữa.
- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Ta thường hay ngộ nhận là biết rồi nên không muốn
nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì lại không nhớ. Thái độ này
xuất phát từ việc có định kiến hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói hoặc
ngay cả với người nói. Do cái tôi của người nghe quá lớn, cứ cho rằng bạn là người biết
tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm
đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi
sai của đối tác để phản bác lại.
- Do không được tập luyện: Đa số người ta nghe không có hiệu quả vì không bao giờ
được dạy về cách lắng nghe. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, thường thì người ta dành
nhiều thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, chứ còn tập lắng nghe thì không. Đó là
một nghịch lý, vì như chúng ta đã biết vì trong giao tiếp thì thời gian để nghe rất nhiều.
- Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn: Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ý
nghĩ của người khác, hoặc không hợp với họ, làm cho nhiều người trở thành nghe kém.
Với tình cảm như vậy thì các từ sẽ đi từ tai này sang tai kia và bay luôn ra ngoài.
- Thiếu sự quan sát bằng mắt: Khi nghe cần phải nắm bắt được cả những thông tin
không bằng lời, như ánh mắt, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…, để biết thêm về thái độ và
cảm nghĩ của đối tượng.
- Nghe không nỗ lực, tập trung: Nghe thấy là quá trình tự nhiên, còn lắng nghe là sự tập
trung và chú ý chúng ta thường hay làm những việc khác trong lúc lắng nghe. Đây có lẽ

4
là điều nhiều người gặp phải, họ nghĩ trong lúc lắng nghe ta không có gì làm nên thường
làm các việc khác cùng lúc.
Nếu vừa làm việc riêng hoặc nghĩ về việc khác sẽ khiến chúng ta không thu nhận được
đầy đủ thông tin. Nguy hiểm hơn là người nói sẽ cảm thấy bị “bỏ rơi”. Họ sẽ thất vọng,
chán nản và không muốn tiếp tục câu chuyện.
- Những thành kiến tiêu cực: Thường người ta có khuynh hướng lắng nghe một cách
chủ quan, nên những thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắng nghe nữa.
Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên ngoài, giọng
nói, cách sử dụng từ ngữ của đối tượng. Chủng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở tới
việc lắng nghe. Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường dùng thì giờ tìm
những lý lẽ để bác bỏ và những câu hỏi để gây cản trở cho người nói. Những việc làm đó
đều làm ngăn cản sự lắng nghe.
- Nghe “phục kích”: Theo thói quen tư duy, chú ý đến cái xấu, cái nguy hiểm nhiều hơn
là chú ý đến cái tốt. Cách tư duy này tạo nên kiểu lắng nghe phục kích. Nghĩa là người
nghe chỉ nghe xem người nói có gì sai để phản bác lại. Cách nghe này không học hỏi điều
hay lẽ phải mà lại làm xấu đi quan hệ giữa người nghe và người nói.
Thay vì lắng nghe để phản bác, ngược lại chúng ta nên tập trung lắng nghe để tìm kiếm
những điều hay, những điều tích cực trong lời nói của họ để học hỏi. Những người thành
công trong cuộc sống cũng như trong lắng nghe vì họ luôn luôn “đãi cát tìm vàng”, “gạn
đục khơi trong”, “thấy cơ hội trong khó khăn”.
- Nghe “phòng thủ”: Bố mẹ, thầy cô,… gọi ta đến để nói chuyện. Ta sẽ nghĩ ngay đến
lỗi của mình và lo lắng vì sắp phải nghe mắng. Tại sao chúng ta lại có thói quen suy nghĩ
như vậy? Bởi vì rất ít khi người khác gọi ta đến để khen mà chỉ trách mắng. Điều này tạo
nên thói quen nghe phòng thủ làm ảnh hướng đến hiệu quả lắng nghe.
- Võ đoán ngộ nhận
Đôi khi mới nghe chủ đề đã ngộ nhận rằng ta biết rồi nhưng thực tế nội dung trình bày
chưa chắc đã là điều chúng ta biết. Hơn nữa, cùng một nội dung nhưng người nói khác
nhau thì ta cũng có cảm nhận khác nhau và điều này cũng nên hướng đến mối liên hệ với
kiến thức vốn có của ta một cách khác nhau.
- Không gian và thời gian chưa hợp lý
Một trong những điều làm bạn không thể lắng nghe tốt là do môi trường xung quanh khi
bạn gặp đối tác làm ăn mà lại chọn một quán cafe, nơi có nhiều người qua lại và ngồi gần
cửa ra vào… Hoặc bạn gặp đối tác vào các giờ cao điểm, lúc mà bạn có rất ít thời gian để
lắng nghe.
- Bất đồng quan điểm
Cái tôi của mỗi người quá cao nên cho dù lắng nghe người khác nói thì chúng ta vẫn cứ
tập trung vào chính mình. Có khi vừa nghe đối phương nói bạn vừa suy nghĩ, không phải
suy nghĩ rồi chia sẻ mà suy nghĩ để chuẩn bị phản bác vì cho rằng quan điểm của đối
phương là sai. Như vậy không phải là đang tập trung vào người nói mà bạn đang tập
trung vào chính bạn. Đã là quan điểm thì mỗi người có một cái nhìn về mỗi khía cạnh
khác nhau. Bất đồng quan điểm biến cuộc đối thoại thành cuộc tranh luận và dần đi đến
những cãi vã. Thay vì phản đối quan điểm của nhau, chúng ta vẫn cứ đưa ra quan điểm
của mình để cùng nhau nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn.

5
- Không chuẩn bị: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Người nông dân trước khi đi gặt họ thường
chuẩn bị rất kỹ về con người, kỹ năng, công cụ… Vậy, những người chuyên gặt hái thông
tin, tình cảm thì chuẩn bị như thế nào? Đã bao giờ chúng ta chuẩn bị tinh thần nghe người
thân, bạn bè mình chia sẻ chưa? Đã bao giờ chúng ta hỏi: Hôm nay bố mẹ hoặc bạn của
mình sẽ nói về điều gì? Họ đang mong muốn chia sẻ điều gì với chúng ta? Thông thường
chúng ta chỉ chuẩn bị nói mà chưa chuẩn bị lắng nghe. Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất
kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả.
Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu
quả.
- Lựa chọn vấn đề giao tiếp phức tạp: Sẽ có đôi lúc bạn là người bắt đầu cuộc hội
thoại, nên việc chỉ chọn bừa một chủ đề để nói đôi khi sẽ làm cuộc hội thoại đi đến bế tắc
hay gây ra những cuộc tranh cãi vì những quan điểm khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn
chủ đề giao tiếp nên được chú ý để tránh mắc các sai lầm hoặc xảy ra những tình huống
không mong muốn.
- Thiếu tôn trọng ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến của người khác và đánh
giá một cách chân thật nhất. Không nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy
sẽ khiến cho họ cảm thấy không được tôn trọng. Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải
suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy cho dù thế nào khi nghe chúng ta nên tỏ thái
độ tích cực, nếu không chính chúng ta sẽ biến mình thành con người ích kỷ, nhỏ nhen.
Nếu kéo dài tình trạng đó sẽ không ai chia sẻ gì với bạn nữa. Vì vậy hãy tôn trọng ý kiến
của người khác trước khi bạn muốn họ tôn trọng ý kiến của mình.
- Uy tín của người nói: Thường uy tín làm tăng sức ám thị, nên khi chúng ta nghe một
người có uy tín nói về những vấn đề mình quan tâm, thì chúng ta dễ mất tính phê phán và
nghe một cách mù quáng.
- Do những thói quen xấu khi lắng nghe: Giả bộ là mình chú ý lắng nghe, hay cắt
ngang, tự tiện đoán trước thông điệp, nghe một cách máy móc, buông trôi sự chú ý thì đó
là những thói quen xấu làm bạn không lắng nghe hiệu quả.
=> Một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ xây dựng và giữ gìn được các mối quan hệ tốt
đẹp xung quanh từ bạn bè, đồng nghiệp, đến gia đình, đối tác,… Vì vậy, đừng để những
rào cản LẮNG NGHE KHÔNG HIỆU QUẢ này hạn chế khả năng giao tiếp của bạn. Nên
nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp có thể được rèn luyện, trau dồi từng ngày. Và nếu bạn quyết
tâm học hỏi, khắc phục sẽ cải thiện được rất nhiều.
II. VẬN DỤNG THỰC HÀNH
MỘT NGƯỜI BẠN
Tóm tắt sơ lược: Vĩnh và Huy là hai người bạn cùng lớp cấp 3. Vĩnh hay hẹn Huy đi cà
phê, tâm sự về những nổi lòng với Huy nhưng bạn mải mê vào việc cá nhân không bận
tâm tới lời nói.Vĩnh thấy điều đó không nhận được sự tiếp nhận từ Huy và bạn đã phân
tích cho Huy thấy tầm quan trọng việc lắng nghe trong giao tiếp để bạn nhận ra cái sai
của bản thân và hoàn chỉnh phần nào về kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống.
Vĩnh : (nhạc chờ điện thoại )
Huy : ( reng, reng, reng) alo! Tui nghe bạn ơi!
Vĩnh : Bạn có rảnh không? Chạy qua quán cà phê gần chỗ bà Bảy bán bánh xèo ngồi chơi
với tui.

6
Huy : Oke bạn, chờ 5 phút tui qua liền.
Vĩnh : Oke bạn qua đi tui chờ.
(5 phút sau Huy đã có mặt tại quán)
Vĩnh : Bạn cũng đúng giờ đó.
Huy : Tui mà bạn phải như vậy chứ , Em ơi ! cho anh chai sì ting dâu ít đường nhiều đá .
Vĩnh : (Nhìn Huy cười và nói ) Ở cái đất Sài Gòn nơi xa xứ này mà lúc tui điện bạn ra
liền tui thấy quý quá ,đỡ nhớ nhà bạn à!
Huy : (cười và nói) có gì đâu, nay tui rảnh bạn gọi chứ bình thường tui đi làm miết có
rảnh đâu.
Vĩnh : À ,bạn biết gì không ? Hôm bữa tui đi xem bộ phim Nhà Bà Nữ của Trấn Thành á
bạn.
Huy : (Thờ ơ trả lời nhạt nhẽo và mãi mê nhìn vào điện thoại ) Ừ ! Kể đi bạn tui nghe
đây.
Vĩnh : Trong bộ phim có câu nói làm tui suy nghĩ rất nhiều bạn đó là câu :”Con thà thất
bại trong ước mơ của con còn hơn là thành công trong ước mơ của mẹ “. Nó làm tui
ngẫm về cuộc đời hiện tại của hai thằng mình ở độ tuổi này. Mình cứ mãi chạy theo đam
mê tương lai cá nhân mà quên mất mẹ mình cũng có ước mơ riêng mà không thực hiện
được. Mà nếu mình sống cho phần đời của mẹ thì ai sẽ gieo mầm cho ước mơ của
mình.Tui thấy cái nào cũng khó hết bạn.
Huy : ( gật đầu ) ừ ừ ! đúng đúng!
Vĩnh : ( Nhìn sang Huy ) Đúng cái gì bạn.
Huy : ( đang chơi game ) Thì tui đi nước này này là thắng là đúng rồi !.
Vĩnh : ( ngơ ngác ) Bạn có thể lắng nghe cho mình chứ? Tui cảm thấy rất khó chịu khi
bạn không hề chú tâm vào vấn đề tui đang nói.
Huy : ( vẫn đang chơi game ) ờ ờ.
Vĩnh : Bạn có thấy bạn giống y chang nhân vật Lê Dương Bảo Lâm trong Nhà Bà Nữ
không?
Huy : Sao?
Vĩnh : Anh ấy chỉ chăm chăm làm bạn với điện thoại, suốt ngày quay clip câu live trên
mạng mà chả bận tâm lắng nghe hay trò chuyện với ai cả nên chả ai muốn nói chuyện với
một người như thế cả. Bạn có hiểu cái vấn đề mà tui muốn nói với bạn không?
Huy : ( đang suy ngẫm về nó )
Vĩnh : Tui hẹn bạn ra đây không phải chỉ đơn thuần là uống cafe hay không mà chủ đích
là muốn bạn ên ngẫm về bản thân bạn một cách sâu sắc. Tui là bạn ông nên tui mới
khuyên chân thành nhất có thể rồi, bạn xem bây giờ mọi người còn có hay hẹn hay rủ bạn
đi trò chuyện thân thiết như trước không hay là những câu giao tiếp thờ ơ, gượng gạo?
Huy : ( nhớ lại những việc trong quá khứ ) Đúng vậy thật!
Vĩnh : Hiểu rồi thì phải sao?
Huy : Kể từ nay tui sẽ cố gắng thay đổi hơn trong lúc mình nói chuyện, giao tiếp với tất
cả mọi người .
Vĩnh: Mình rất cảm kích nếu bạn có thể lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ của mình.
Điều đó thực sự giúp mình cảm thấy thoải mái hơn.

7
Huy : Tui cũng cảm ơn bạn nhiều, bạn đã giúp tui cải thiện bản thân mình hơn ,giúp tui
hiểu ra được lắng nghe cũng rất quan trọng và cần thiết .
Vĩnh : Bạn bè mà khách sáo chi, cùng nhau hoàn thiện bản thân hơn nha anh bạn!
Huy: Tất nhiên rồi bạn tui.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Lâm Ngữ Đường (1994), Tinh hoa xử thế , NXB Đồng Tháp.
2.Nguyễn Đức Dân (2002), Từ câu sai đến câu hay, NXB của Trẻ.
3.Leid Lowndes (2012), Nghệ thuật giao tiếp thành công , NXB Lao động xã hội.
4.Lại Thế Luyện (2011), Rèn luyện kĩ năng sống – Kĩ năng giao tiếp, NXB Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh.
5.Lưu Chấn Hồng ( Tuệ Văn dịch ), Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi, NXB Thanh
niên ,Tp HCM 2017.

8
KẾT LUẬN
Lắng nghe còn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn bởi khi ta
thực sự chú tâm và lắng nghe một cách chân thành thì chính sự thành tâm ấy tựa như
dòng nước mát lành xoa dịu cơn tức giận của đôi bên, tránh được những hành động, lời
nói nhất thời hồ đồ, nông cạn ngốc nghếch. Kỹ năng lắng nghe sẽ đưa bạn thoát mình ra
khỏi chiếc kén của sự vô minh và cất cao đôi cánh bay đến ngưỡng cửa của sự trưởng
thành, chín chắn và thấu đáo, sáng suốt và khôn ngoan. Nhà báo Mỹ Frank Tyger từng
nói: "Hãy học cách lắng nghe. Cơ hội có thể gõ cửa rất khẽ khàng."
Giữa sự đời muôn trùng hình sắc, muôn điệu âm hưởng, sống tròn đầy là biết lắng
nghe. Bởi lẽ, lắng nghe là cử chỉ sâu đậm, là nhịp cầu diệu kì kết nối người với người, để
trái tim sưởi ấm trái tim, để tâm hồn ôm lấy những điệu hồn đồng điệu. Yêu thương gửi
gắm trong hai chữ "lắng nghe" và đoá hoa thành công cũng bừng nở khi hứng lấy giọt
nắng mang tên "lắng nghe".
Luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện bản thân để có được những điều tốt nhất cho cuộc
sống của mình, học hỏi và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để bản thân có thể phát triển
một cách toàn diện về cuộc sống, xã hội, cũng như những giá trị to lớn trong cuộc sống
của mỗi con người.
Biết lắng nghe, thấu hiểu, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều những giá trị to lớn trong
cuộc sống, thấu hiểu, biết cảm thông cho người khác là điều sẽ đem lại sự bình an và sự
hạnh phúc cho mỗi con người.

---------------------------------------------------------------------- Hết------------------------------------------------------------------------------

You might also like