You are on page 1of 3

Mở bài:

Kỹ năng mềm luôn là kỹ năng mà mỗi chúng ta cần có, nó hỗ trợ ta xử lý các
tình huống trong cuộc sống một cách nhanh nhạy và thỏa đáng. Một trong
những kỹ năng mềm mà hôm nay chúng tôi muốn đè cập đến đó là kỹ năng lắng
nghe.

Bạn có phải là một người biết lắng nghe hay không?

Bạn có tò mò về câu chuyện của sự lắng nghe?

Lắng nghe mang lại cho ta những gì?

Và như thế nào để thực hành kỹ năng lắng nghe tốt nhất?

Tất cả đều được chúng tôi giải đáp, mời các bạn theo dõi

Thân bài:
Vai trò của kỹ năng lắng nghe.
Đối với thế hệ gen Z hiện nay lắng nghe là một kỹ năng không quá xa lạ mà nó là một kỹ năng vô cùng
quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong các mối quan hệ và con đường sự nghiệp của
mình. Vậy lắng nghe có những lợi ích như thế nào?

 Lắng nghe giúp chào đón nội dung, một bí quyết phong phú. Nhờ đó, việc giải quyết vấn
đề hoặc đàm phán trở thành đơn giản hơn. Lắng nghe cũng giúp đồng cảm nỗi
lo một cách kỹ lưỡng.

 Lắng nghe là biểu hiện sự tôn trọng đối tác, tạo không khí trao đổi thẳng thắn giữa hai bên
nhằm hiểu nhau hơn.

 Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp tạo cảm tình với đối phương.

 Khi lắng nghe, bạn sẽ rèn luyện được năng lực tập trung một bí quyết tối ưu.

 Lắng nghe cũng là biểu hiện thể hiện mơ ước cộng tác của bạn với đối phương

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe


Thời đại 4.0 ,đi theo đó là sự vội vã, ai cũng vội, đôi khi người đối tác chỉ mới nói một nửa thì
chúng ta đã vội đi ngay, đôi khi là không hề nghe hết một câu chuyện hay là khi nghe hết một
câu chuyện mà ta chẳng hiểu gì cả.Đối với thể hệ trẻ như chúng ta, để rèn luyện kỹ năng lắng
nghe thì vô cùng khó khăn bởi lắng nghe cần có sự bao dung và kiên nhẫn rất lớn và ít người
có thể làm được như vậy. Để có thể rèn luyện kỹ năng nghe thì chúng ta phải:

Đầu tiên là Tập trung vào  cuộc  giao tiếp

Tập trung vào cuộc giao tiếp chính là lắng nghe. Việc lắng nghe trong cuộc ăn nói sẽ chứng tỏ bạn là
người tôn trọng đối phương. Bởi, giao tiếp là tương tác hai chiều, nếu bạn không tập trung lắng nghe
bạn sẽ không thể lĩnh hội được những gì đối phương truyền đạt.

Bên cạnh đó, nếu như trong cuộc nói chuyện mà bạn cứ để ý Mọi thứ xung quanh và thiếu tích
tụ buổi trò chuyện sẽ gây mất thiện cảm với người khác, khiến họ cảm thấy khó chịu.

Trong cuộc trò chuyện bạn cũng làm giảm sử dụng điện thoại và có thể tìm một không gian yên tĩnh
để cuộc nói chuyện trở nên riêng tư hơn.

Thứ hai Tuyệt đối  không được  ngắt lời

Thực ra trong nói chuyện giữa hai người hoặc cuộc trò chuyện giữa không ít người thì việc ngắt lời
người đang nói được xem như sự bất lịch sự, nghiêm trọng hơn là cực kì vô duyên. Do đó với kỹ năng
lắng nghe tích cực bạn làm giảm gặp phải việc làm này nhé.

Thứ ba Đồng cảm  khi lắng nghe

Các nàng quan niệm rằng khả năng thấu hiểu và thấu hiểu là một việc khó khăn. Nhưng mà hãy cố
hết sức thể hiện điều này bằng các điệu bộ giản đơn như việc hiểu được ước muốn và các ngôn ngữ
không lời của đối phương. Chẳng hạn như có một chuyện buồn mà họ không mong muốn nghĩ
đến cảm giác đó, bạn không nên cố hỏi họ mà thay vì vậy hãy chọn một chủ đề để cả hai cảm
thấy vui vẻ hơn.

Thứ 4 là Sử dụng  ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói.

Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì sản sinh ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có khả
năng, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không được khoanh tay trước ngực, hướng ra
xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn
hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

Thứ 5 Đưa ra  các  ý kiến  cá nhân

Kỹ năng lắng nghe tốt không đơn giản là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương
nói. Điều đấy sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.

Do vậy, bên cạnh việc đặt câu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của
họ. ví dụ như “Tôi cũng từng như bạn”, “Tôi hoàn toàn đồng ý”…. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú
và mở lòng chia sẻ nhiều hơn. Với những lời đánh giá theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy
dành chúng vào cuối cuộc nói chuyện, bởi chúng chủ đạo là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc.

Câu chuyện về sự lắng nghe:


Có một cậu bé rất muốn trở thành phi công. Trong một cuộc họp báo, phóng viên hỏi cậu bé: “Nếu
cháu là một phi công và chiếc máy bay mà cháu đang lái hết nhiên liệu. Thì cháu sẽ làm như thế
nào?”

Cậu bé nghe vậy bèn hồ hởi đáp, khuôn mặt thơ ngây không giấu được niềm vui: “Cháu sẽ yêu cầu
các hành khách thắt dây an toàn, còn mình thì nhảy dù xuống dưới”.

Ngay lập tức, những người trong cuộc họp báo thở dài ngao ngán trước câu trả lời của cậu bé. Thậm
chí có người còn hét lên từ đám đông: “Một người ích kỷ như cháu không thể làm phi công được”.

Ngay trong lúc tất cả mọi người đều đang chỉ trích cậu bé có hành động xấu xí, ích kỷ thì người phóng
viên lại ân cần ra hiệu cho cậu bé nói tiếp. Cậu bé vừa khóc vừa đáp rất kiên định: “Cháu sẽ về lấy
nhiên liệu để quay trở lại cứu mọi người”.

Bài học rút ra:


Vậy thì bài học rút ra ở đây là gì ?

Là hãy thực sự lắng nghe hết câu chuyện của họ và suy nghĩ logic cũng như đặt ra những câu hỏi để
làm rõ những vấn đề không rõ trong câu chuyện của người nói.

Việc sai lầm trong vai trò người nghe khi chưa nghe hết câu chuyện của người nói là việc rất dễ xảy
ra, có câu nói “Bị hiểu lầm là số mệnh của người biểu đạt, nhưng không được tùy tiện hiểu lầm lại là
bổn phận của người lắng nghe”.

Nên hãy thật cẩn trọng với lời nói của mình và cần cải thiện các lỗi sai sau mỗi cuộc trò chuyện không
tốt. Lắng nghe là cách mọi người sát lại gần nhau, thấu hiểu nhau và yêu thương nhiều hơn. Hãy để
kỹ năng lắng nghe mang bạn đến gần với mọi người và đạt được những mong muốn của bạn trong
tương lai.

Kết bài:

Như các bạn đã thấy, Lắng nghe là một trong những kỹ năng mềm hết sức thiết thực và quan trọng
cho mỗi người, đặt biệt là sinh viên chúng mình. Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã hỗ trợ
được bạn trong việc hiểu và cải thiện kỹ năng lắng nghe của bản thân nhiều hơn, cảm ơn mọi người
đã theo dõi.

You might also like