You are on page 1of 6

1 .

Nội dung chính


a,khái niệm
+Lắng nghe và thấu hiểu là nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực giao tiếp giữa người với
người, là chìa khóa để có được cuộc giao tiếp hiệu quả.

+Lắng nghe và thấu hiểu là biết đặt mình vào người khác

Lắng nghe “có suy nghĩ” nghĩa là bạn lắng nghe với ý định để đối đáp, để kiểm soát, để điều khiển

người khác. Còn lắng nghe và thấu hiểu là một mô thức hoàn toàn khác, đó là lắng nghe với mục đích

trước hết để thực sự hiểu được người khác

b, Các mức độ của lắng nghe:


Cấp độ 1: Nghe một cách giả vờ tức là trong cuộc nói chuyện với người khác mình cũng ngồi đó hiện
diện với một con người nhưng thực tế con linh hồn bạn lại không để tâm vào cuộc nói chuyện đó. Lâu lâu
bạn cũng à ừ như là đang nghe nhưng thực tế thì mức độ thấu cảm trong câu chuyện đó bằng không.

Cấp độ 2: Lắng nghe có chọn lọc. Trong cuộc nói chuyện đó bạn chỉ chọn những yếu tố cần thiết để nghe
thôi
Cấp độ 3: Lắng nghe có suy nghĩ. Bạn sẽ lắng nghe xem cuộc nói chuyện trên có gì hay hoặc hấp dẫn để
một lát bạn sẽ phải hỏi hay đối đáp như thế nào.

Cấp độ 4: Lắng nghe thấu hiểu. Lúc đó bạn sẽ hiện diện 100% bạn sẽ lắng nghe bằng thính giác thị giác
và con tim bạn vì thế bạn sẽ thấu hiểu. Nếu bạn chỉ nghe nội dung thôi thì bạn sẽ không hiểu hết cuộc trò
chuyện. Còn bạn chỉ nghe bằng tai thôi thì bạn sẽ không hiểu nổi những niềm vui hay nỗi buồn trong đôi
mắt họ.

c,Mục đích: để thấu hiểu chứ ko phải phản hồi


d,Bản chất : Nghe bằng tai, bằng mắt, bằng cả con tim
Bản chất của lắng nghe và thấu hiểu không phải ở chỗ bạn đồng ý với người khác, mà là
hiểu đầy đủ, sâu sắc về người đó, cả tình cảm cũng như suy nghĩ của họ.

E,Bốn kiểu phản xạ theo hướng chủ quan:


+ Đánh giá: Đồng ý hay không đồng ý

+ Thăm dò: Đặt câu hỏi xuất phát từ khung tham chiếu của chính chúng ta
+ Khuyên bảo: Đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm của mình

+ Lí giải: Tìm cách lí giải động cơ và hành vi của người khác theo kiểu: Suy bụng ta ra bụng người

F,Bốn mức độ phản hồi trong lắng nghe, thấu hiểu :

Tình huống giả sử là A và B đag nói chuyện với nhau


A: MÌnh không muốn đi học nữa.
B: ..................

B lắng nghe và có thể có những cách trả lời như sau:

1 Nhắc lại nguyên văn ví dụ: “Không muốn đi học ư? Cậu cho rằng kiến thức mình đã đủ rồi sao”

2 Lặp lại nội dung theo kiểu suy diễn ví dụ: “ Cậu không muốn đi học nữa à?”

3 Bọc lộ cảm xúc ví dụ: :” Vậy là cậu không muốn đi học nữa ư?”

4 cố gắng tìm hiểu bản chất vấn đề ví dụ: :” Vậy là cậu không muốn đi học nữa ư?”

 Để giao tiếp hiệu quả nhất thì cố gắng đạt đến mức độ 4
+Đặt mình vào vị trí của người khác.
+Hãy xác nhận lại điều người khác vừa chia sẻ.

=>Lợi ích
•Đem lại những dữ liệu chính xác
• Chuyển biến tinh thần theo hướng tích cực
• Tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
• Tập trung gây ảnh hưởng hoặc giải quyết
vấn đề
 Khi bạn lắng nghe và hiểu người khác thật sự, thì chắc chắn người ta cũng sẽ bắt đầu
cảm nhận được và dần dần cũng sẽ lắng nghe những quan điểm và ý kiến của mình.
=> Hậu quả của việc không lắng nghe
 - Không nắm được thông tin, lãng phí thời gian của mình và của mọi người
 - Hiểu sai vấn đề
 - Không tiếp thu được hoặc tiếp thu được rất ít những thông tin mới
 - Không kích thích được hứng thú của người nói

2.Bài thuyết trình mẫu :


Trong cuộc sống ai cũng muốn mình thành công. Tuy nhiên con đường đi đến thành công của mội
người không giống nhau. Có người gặp con đường bằng phẳng. Có người sẽ phải đi con đường
gập gềnh, chông gai. Nhưng để trở thành một người thành công, thì ai cũng cần ba yếu tố cơ bản.
Đó là: tri thức, kỹ năng và giao tiếp. Trong đó tri thức lạ thay chỉ góp 4% và kỹ năng chiếm tới
26% , giao tiếp sỡ hữu 70% . Vậy giao tiếp là gì mà nó đóng vai trò quan trọng trong thành công của
chúng ta. Đơn giản chỉ là.
Giao tiếp là sự trao đổi, truyền đạt giữa người với người các nội dung tư tưởng, tình cảm, tri thức,
thông tin khác nhờ ngôn ngữ và các quy định bởi yếu tố văn hóa – xã hội và đặc trưng tâm lý cá
nhân. Giao tiếp thõa mãn nhu cầu vật chất và tình thần của con người là sự tiếp xúc tâm lý giữa
người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, định hướng và
điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân, tạo dựng quan hệ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Nghệ thuật giao tiếp gồm kỹ năng nói nối liền với kỹ năng nghe. Trong 4 động thái của con người:
nghe, nói, đọc, viết thì nghe là động thái có tỷ lệ thời lượng nhiều nhất 53%, sau đó nói 16%, đọc
17% cuối cùng là viết 14%. Nhìn vào bảng thống kê trên chắc nhiều người đặt cho mình câu hỏi, tại
sao nghe lại có tỷ lệ cao như vậy? Tại sao phải lắng nghe? Trước khi trả lời câu hỏi này . bạn với
mình cùng tìm hiểu lắng nghe là gì đã nhé.
Nghe là một việc thụ động, là trạng thái chủ động mang tính chất vật lý.
Còn lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giãi mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.
Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói thì người
khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình. Như thế họ có thể cho rằng mình là
người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai.
Phần đông chúng ta chỉ biết nói chứ không biết lắng nghe. Những người thật sự biết lắng nghe rất
là ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo cảm giác
quan tâm, gần gủi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng gọi là biết nghe và lắng nghe
thấu cảm, đó là một câu hỏi mà không ít người đi tìm câu trả lời cho mình. Tôi sẽ trả lời ngay câu
hỏi này giúp các bạn.
Đa phần chúng ta lắng nghe không phải là để hiểu người khác mà là đối đáp. Người ta thường
thông qua mô thức của mình để gạn lọc những điều nghe và thói quen “ suy bụng ta ra bụng người ”
để phán xét cuộc sống người khác .
Một ông bố nọ có lần tâm sự với tôi: “ Tôi không thể hiểu thằng nhóc nhà tôi, nó chẳng chịu nghe
tôi gì cả.”
Vì“ tôi xin nhắc lại anh không hiểu con trai anh vì nó không chịu nghe anh”. “Tôi nghĩ rằng muốn
hiểu ai, trước hết anh cần lắng nghe người đó”.
Trường hợp này cũng đúng trong nhiều người chúng ta. Trong tâm trí mỗi người đều đầy ắp những
điều tự cho là đúng. Khi các cuộc đối thoại đều biến thành độc thoại, chúng sẽ không bao giờ thực
sự hiểu được điều gì đang diễn ra trong đầu người khác.chúng ta thường lắng nghe người khác nói
với một trong bốn thái độ sau:
• Làm ngơ – thái độ này khó có thể gọi là lắng nghe.
• Giả vờ lắng nghe – có thể buông xuôi những lời cảm tám như: vân, à há, hay đấy xen vào câu
chuyện của người khác nhưng thực ra không hề chú tâm.
• Lắng nghe chọn lọc - tức là chỉ nghe một phần của cuộc đối thoại .
• Chăm chú lắng nghe - tức là tập trung toàn bộ vào những lời người người khác nói.
Tuy nhiên rất ít người trong chúng ta biết cách lắng nghe với mức độ thứ tư, mức độ cao nhất của
sự lắng nghe - lắng nghe và thấu hiểu.
Lắng nghe và thấu hiểu không phải là một xảo thuật để lấy lòng người khác, cũng phải kiểu lắng
nghe có suy nghĩ. Lắng nghe “ có suy nghĩ” nghĩa lắng nghe bạn có ý định đối đáp, để kiểm soát, để
điều khiển người khác. Còn lắng nghe và thấu hiểu là mô thức hoàn toàn khác, đó là lắng nghe với
mục đích trước hết hiểu được người khác.
Lắng nghe và thấu hiểu là đi vào bên trong khung tham chiếu của người khác. Bạn nhìn sự việc
thông qua họ, nhìn thế theo cách của họ, cảm nghĩ của họ.
Bản chất của lắng nghe thấu hiểu không phải ở chổ bạn đồng ý với người khác, mà là hiểu đầy đủ
sâu sắc về người, cả tình cảm và suy nghĩ của họ. “ Ai cũng lắng nghe điều bạn nói, bạn bè lắng
nghe điều bạn nói, bạn thân lắng nghe điều bạn đang nói ”
Lắng nghe và thấu hiểu không chỉ dừng lại sự ghi nhận, suy tư hay hiểu rõ những gì nghe được.
Theo tính toán của các chuyên gia về giao tiếp, trong thực tế, chỉ có 10% giao tiếp của chúng ta
thông qua lời nói, 30% thể hiện qua âm thanh và 60% qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Khi lắng nghe
thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng, bạn nghe bằng mắt và cả con tim. Bạn lắng
nghe để cảm nhận để giải nghĩa, để hiểu hành vi của người khác.
Lắng nghe thấu hiểu có sức mạnh to lớn vì nó đem lại những dữ liệu chính xác để bạn sử dụng.
Thay vì dựa vào chủ quan của mình để nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm động cơ của
người khác, bạn sẽ dựa vào thực tế khách quan. Và quan trọng hơn nữa là hành động lắng nghe
thấu hiểu của bạn được đối tác thừa nhận. Nếu không dù bạn có cố gắng đến đâu để tạo ra “ khoản
gửi ” , nó cũng biến thành “ khoản chi ”. Đối tác có thể xem những cố gắng của bạn chỉ là thủ đoạn
lôi kéo, nhằm phục vụ cho mục đích riêng, hoặc để gây sức ép, vì bạn không hiểu được điều quan
trọng đối với họ là gì.
Lắng nghe thấu hiểu tự thân nó là một “ khoản gửi ” rất lớn vào tài khoản tình cảm. Nó có tác dụng
biến chuyển tinh thần theo hướng tích cực mang đến cho con người một “ bầu không khí tâm lý ”
thoãi mái.
Khi lắng nghe thấu hiểu người khác, bạn sẽ cho người đó một bầu không khí tâm lý trong lành. Rồi
sau đó bạn mới tập trung vào việc gây ảnh hưởng hoặc giải quyết vấn đề còn tồn tại. Bầu không khí
gạo tiếp thân mật và chân thành có tác dụng rất lớn vào thành công trong cuộc sống.
Do thường lắng nghe người khác một cách chủ quan nên chúng ta sẽ có xu hướng phản ứng lại
những phản xạ theo bốn kiểu sau:
a) Đánh giá - đồng ý hoặc không đồng ý.
b) Thăm dò - đặt câu hỏi xuất phát từ khung tham chiếu của chính chúng ta.
c) Khuyên bảo – đưa ra lời khuyên dựa vào kinh nghiệm của mình.
d) Lý giải – tìm cách lý giải động cơ và hành vi của người khác theo kiểu “ suy bụng ta ra bụng
người ” .
Lắng nghe thấu hiểu phải có thời gian, nhưng không mất nhiều thời gian bỏ ra để khắc phục và sữa
chữa những sai lầm. Thật khó để chung sông với những điều chưa được nói ra và giải quyết , cùng
với những hậu quả tai hại mà bầu không khí giao tiếp căng thẳng tù túng gây ra.
Khi biết lắng nghe người khác, bạn sẽ thấy có sự khác biệt lớn trong nhận thức của bạn. Bạn sẽ
hiểu và nhận thức tác động của những khác biệt này khi người ta nỗ lực làm việc với nhau trong
những tình huống có tính tương thuộc. Người đó thích hỏi ý kiến của bạn hay thích bày tỏ quan
điểm của mình hơn? Người đó hay trò chuyện về công việc hay mối quan hệ hơn?
Trước tiên hãy cố gắng lắng nghe và thấu hiểu người khác, rồi sau đó người ta sẽ hiểu mình là một
thói quen lắng nghe, rất quan trọng để đạt được giải pháp cùng thắng, nhất là trong các tình huống
có mối quan hệ tương thuộc.
Nguyên tắc vàng cho rằng: “ Hãy cư xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ cư xử với mình
” - tức là hãy làm cho người khác mà bạn muốn họ làm cho mình. Tuy nhiên, nguyên tắc trên còn có
ý nghĩa sâu sắc hơn: Hãy hiểu rõ người khác như bạn muốn hiểu rõ bạn, và đối xử với họ thông qua
sự hiểu biết đó. Trong mối quan hệ giữ người với người, những điều có vẻ như nhỏ nhặt lại là
những cái lớn. Những cử chỉ cách thể hiện, ứng xử dù nhỏ nhất đối với người này lại ảnh hưởng tài
khoản tình cảm của họ trong lòng người khác. Chỉ cần một ánh nhìn thiếu thiện cảm, một sự quan
tâm không đúng mực, một lời nói vô tình.... Hay điều nhỏ nhất cũng rút đi “ khoản chi” rất lớn
trong tài khoản ấy.
Bí quyết lớn nhất của thành công là lắng nghe ý kiến thành thật. Một người có thể thành công trong
hầu hết mọi việc nếu anh ta lắng nghe thấu hiểu và thành thật quan tâm đến người khác một cách
nhiệt tình. Thay vì dựa vào chủ quan của mình để nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm, động
cơ và hành vi của người khác, bạn sẽ dựa vào thực tế khách quan.
Người ta càng làm nhiều, thấy nhiều và cảm nhận nhiều, người ta có thể càng làm được nhiều và
càng biết đánh giá chân thực về những điều cơ bản của gia đình, tình yêu và sự thấu hiểu sự đồng
hành.
Nhà phân tích tâm học lỗi lạc Freud gây ấn tượng với người khác qua thái độ chăm chú lắng nghe.
Một người đã nói về thái độ của ông khi lắng nghe người khác như sau:“ Ông ta tạo cho tôi ấn
tượng mạnh mẽ đến nỗi tôi chắc chắn sẽ không bao giờ quên ông. Ông có những tác phẩm chất mà
tôi chưa bao giờ thấy ở bất kỳ người nào khác. Thái độ tập trung lắng nghe hết mức. Một tâm hồn
sáng suốt thể hiện qua cái nhìn sâu sắc. Đôi mắt dịu dàng và tinh anh. Giọng nói khẽ và thân ái. Rất
ít cử chỉ. Sự chú ý mà ông dành cho tôi, việc ông trân trọng và đánh giá cao những điều tôi nói,
ngay dù cho tôi có nói sai đi nữa, tất cả quả thật phi thường ”.
Chỉ cần một cái ôm thật chặt, một sự im lặng cảm thông, một cái chạm tay thân thiện, một đôi tai
biết lắng nghe là bạn có thể chia sẽ với tất cả mọi người. Xin hãy nhớ rằng, những người đang trò
chuyện đều quan tâm sến họ, ước muốn của họ. Hãy nhớ điều đó mỗi khi bắt đầu cuộc trò chuyện.
Bởi vì, miệng là vũ khí sắc bén có thể làm tổn thương hoặc giết chết người khác. Xin hãy nhớ câu
này: “ Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều ” . Và nguyên tắc quan trọng quản lý quan người: “ Mọi
người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn đến khi họ biết quan tâm bạn thật sự
đến những vấn đề của họ” . Hãy nói minh bạch điều bạn nghĩ và lắng nghe tha nhân không thành
kiến. Càng im lặng, càng nghe được nhiều. Sự im lặng du dương bất cứ bản nhạc nào. Nói cách
khác, biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ.
Chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi
chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và xây dựng mối quan hệ bắt đầu tình cảm, đạo đức và
lý lẽ. Ngược lại, hầu hết mọi người khi giao tiếp trình bày vấn đề thường đi thẳng vào lý lẽ mà
không xét đến đạo đức và tình cảm ngay từ đầu. Khi người khác cảm thấy mìn được thấu hiểu, họ
sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện được
cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác
cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân
bằng giữ hai vế đó.
Song song với hứng hchu trình lắng nghe chúng cần thực hành một số kỹ năng để lắng nghe hiệu
quả hơn.
Nghe xong rồi hãy nói: khi hai người tranh nhau nói thì cả hai không nghe được ý kiến của nhau.
Gác các việc khác lại: hành động như vậy thể hiện mình sẵn sàng lắng nghe
Hồi đáp để ủng hộ người nói: Hồi đáp tích cực sẽ truyền cảm hứng và gây hưng phấn cho người
nói.
Nhìn vào người nói: Hãy nhìn vào người nói khi lắng nghe.
Không nên ngắt lời người nói khi chưa thực sự cần thiết: Đừng vội vàng tranh cãi hay phán xét
những gì đang được trình bày.
Nhắc lại và diễn giải nội dung:
Tìm ra ý chính
Hỏi để làm rõ vấn đề.
Nỗ lực và tập trung.
Muốn có tài ăn nói thì phải biết chăm chú lắng nghe. Muốn được quan tâm, bạn hãy quan tâm đến
người khác. Hãy nhớ rằng, khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Chúng ta chỉ sinh ra được một cái miệng,
nhưng miệng lại là vũ khí sắc bén, miệng có thể làm tổn thương người khác. Lời chưa nói ta làm
chủ nó, lời nói ra rồi nó làm chủ ta. Hãy lắng nghe lời của trái tim mình vì mọi vấn đề đều sinh ra từ
đó. Xin hãy nhớ câu này:“ Nói ít, nhìn và lắng nhiều ” nguyên tắc quan trọng trong quản lý con
người.
Hãy lắng nghe và thông cảm, thấu hiểu mọi người thay vì oán trách, chỉ trích hay than phiền. Hãy
đặt mình vào vị trí của họ để hiểu tại sao họ lại hành xử như vậy.

You might also like