You are on page 1of 6

BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

TẠI SAO CẦN LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC ? KHÔNG LẮNG NGHE NGƯỜI
KHÁC CÓ ĐƯỢC KHÔNG? ( Trang )
Thật sự câu trả lời là hoàn toàn được thôi, vì nó là quyền lựa chọn của mỗi người
Tuy nhiên trong thực tế thì tôi nghĩ rằng các bạn ai cũng muốn chúng ta có được
những mối quan hệ tốt đẹp, những cuộc nói chuyện cởi mở, hiệu quả, và xa hơn
nữa là duy trì được một tình bạn hặc mối quan hệ nào đó lâu dài và bền vững. Ai
cũng muốn điều đó. Tuy nhiên nó chỉ là những hệ quả tất yếu thôi, còn quá trình
mà chúng ta giao tiếp hiệu quả mới là điều quan trọng.
Quá trình giao tiếp hiệu quả bắt đầu bằng việc mình phải hiểu được người đối diện
trước đã, và làm sao hiểu được họ khi chúng ta không có lắng nghe họ một cách
thật sự, một cách thấu cảm, thì đó là lý do vì sao chúng ta phải học cách lắng nghe
người khác, và nó là mở đầu cho tất cả những hệ quả tốt đẹp sau đó, đó là cuộc trò
chuyện lý tưởng, là mối quan hệ bền vững sau này.
TIẾP THEO MỘT CÂU HỎI NỮA LÀ, TẠI SAO TRONG NHỮNG CUỘC TRÒ
CHUYỆN, CHÚNG TA THƯỜNG QUÊN LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC ? thông
thường thì có 2 lý do phổ biến:
- Lý do đầu tiên khiến chúng ta quên lắng nghe người khác là do chúng ta
thường quá nôn nóng để đưa ra lời khuyên, luôn muốn cuộc nói chuyện này
kết thúc càng nhanh càng tốt, để chúng ta đạt được mục đích của mình là
chia sẽ ngược lại với người ta. Điều này là một điều vô cùng nguy hiểm. Bởi
vì trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng đủ kiến thức , đủ hiểu biết
để chung ta đưa ra lời khuyên cho người khác. Và trong thực tế, khi một
người chia sẽ với chúng ta một điều gì đó, đôi khi người ta cũng không cần
chúng ta đưa ra lời khuyên gì cả, đôi khi người ta chỉ cần chúng ta ngồi yên
và lắng nghe họ, chúng ta cảm nhận với họ, chúng ta đồng cảm với câu
chuyện của họ, nhiêu đó đã là cách bạn giúp họ tốt nhất rồi. Cho nên việc
mà chúng ta nôn nóng khiến cho chúng ta không thực sự tập trung và cuộc
nói chuyện của họ. Bên cạnh đó nếu người đối diện thực sự cần lời khuyên
của bạn, tức là kết quả của cuộc nói chuyện đó là họ thực sự cần một lời
khuyên, nhưng nếu chúng ta không lắng nghe họ đủ lâu và đủ sâu thì lúc này
lời khuyên của chúng ta chỉ là bề ngoài, tức là chúng ta sẽ bỏ sót một số
thông tin nào đó quan trọng, mà đôi khi thông tin đó đòi hỏi quá trình bạn
lắng nghe thật là sâu bạn mới nhận ra , cho nên lời khuyên của bạn chỉ đúng
trên bề ngoài thôi, tức là nhìn thì thấy lời khuyên này vẫn cần thiết, nhưng

Trang 1/6
BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

đứng ở góc nhìn của họ thì lời khuyên đó ko hữu ích với họ, không giúp giải
quyết vấn đề của họ, mà đâu đó chỉ là một lời khuyên hay và chỉ dừng lại ở
đó mà thôi. Đó là lý do thứ nhất khiến chúng ta quên lắng nghe vì chúng ta
nôn nóng đưa ra lời khuyên cho người khác
- Và lý do thức 2 khiến chúng ta thường quên lắng nghe người khác bởi vì
chúng ta cảm thấy việc lắng nghe này nó mất quá nhiều thời gian trong cuộc
trò chuyện, nếu như bạn nghĩ kỹ một tí bạn sẽ nhìn thấy vần đề nằm ở chỗ
cuộc nói chuyện thật sự chất lượng thì có thể tốn thời gian thật nhưng nếu
chúng ta nhìn rộng hơn một cách toàn diện hơn thì đó lại là cách chúng ta
tiết kiệm thời gian nhất, là bởi vì chúng ta đầu tư một chút ít thời gian để
chúng ta đạt được mục đích của mình thì ngay tại thời điểm đó còn hơn là
chúng ta nghĩ việc đó mất thời gian rồi chúng ta vội vàng, và cuối cùng sau
cuộc nói chuyện đó mình không đạt được mục đích của mình, và sau này
chúng ta còn mất rất nhiều thời gian để chúng ta quay lại giải quyết sự vụ
đó, cho nên nhìn tại 1 thời điểm thì mất thời gian, nhưng thà mất thời gian
một chút nhưng đạt được hiệu quả lâu dài. Yếu tố thứ 2 nếu việc lắng nghe
người đối diện mất nhiều thời gian quá, nhưng nếu người đối diện với bạn là
người bạn yêu thương cũng như là họ yêu thương bạn , mất thời gian chỉ là
một cái cớ , nếu người đó thực sự quan trọng thì bạn luôn có thời gian dành
cho người đối diện của bạn.
TÍNH CÁCH VÀ GIAO TIẾP ( anh Tâm )
- Khi chúng ta nghe – nói – đọc – viết là đang thực hiện các hành vi cơ bản
của giao tiếp, giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân và xã hội loài
người.
- Để giao tiếp hiệu quả chúng ta phải dùng tính cách thật của con người mình
và phải hiểu người mà chúng ta giao tiếp.

- Bản thân chúng ta nên có sự chính trực trong giao tiếp, nói điều đúng, làm
việc đúng và việc tốt , đây là những căn cứ để người khác nhìn nhận và đánh
giá chúng ta, quyết định có tin tưởng ta hay không.

- Nếu trong giao tiếp ta dùng nghệ thuật giao tiếp hay đạo đức nhân cách sớm
muộn gì cũng sẽ bị phát hiện ra là giả dối, khi đó sự tin cậy của chúng ta sẽ
không còn.

Trang 2/6
BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

- Những tính cách thật của chúng ta sẽ không ngừng bộc lộ ra bên ngoài khi
giao tiếp, trên cơ sở đó mọi người sẽ có lòng tin hay không đối với chúng ta.

- Để đảm bảo nhận được sự tin tưởng tuyệt đối trong giao tiếp, chúng ta cần
có sự nhất quán trong tính cách của mình. Nếu trong giao tiếp tính cách
chúng ta lúc vầy lúc khác hay những việc ta làm khác với những điều ta nói.
Khi đó người khác sẽ cảm thấy chúng ta không đủ để họ tin tưởng chia sẻ ý
kiến, tình cảm hay kinh nghiệm thật của mình.

- Để hiểu rõ đối phương chúng ta cần phải biết lắng nghe và thấu hiểu. Người
khác chỉ có thể đánh giá, khuyên bảo, giúp đỡ chúng ta một cách hữu ích
khi họ hiểu rõ chúng ta và ngược lại những lời khuyên, khen tặng của chúng
ta dành cho người khác chỉ có giá trị khi chúng ta hiểu rõ họ, còn không thì
đó chỉ là những lời nói suông

Như vậy để có thể giao tiếp có hiệu quả ta phải có được sự chính trực trong bản
thân chúng ta, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, cũng như phải tạo một tài
khoản tình cảm để gửi vào.
LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU ( Chiến )
Tiếp theo tôi muốn chia sẻ với các bạn để giúp chúng ta nhìn nhận lại bản
thân mình coi coi là trong quá trình giao tiếp lắng nghe người khác chúng ta
đã đạt được mức độ nào rồi
Có 5 mức độ trong lắng nghe
- Mức độ thứ nhất: làm ngơ, mức độ này khó có thể gọi là lắng nghe
- Mức độ thứ hai: tôi gọi nó là nghe một cách giả vờ thôi, tức là khi chúng ta
ngồi đối diện với một người khác. Mình cũng hiện diện ở đó, con người
mình cũng đang ngồi đó , nhưng thật ra tâm trí của mình trong suy nghĩ của
mình đang ở một nơi nào khác , cho nên là thỉnh thoảng mình cũng gật gù à
ờ, tạo cho người đối diện cảm giác rằng tôi đang lắng nghe bạn nhưng thật
sự trong đầu của tôi thì câu chuyển của bạn không phải là suy nghĩ của tôi
lúc đó, cho nên với mức độ này chắc chắn gần như bạn đang nghe nhưng mà
không nghe được gì hết, mức độ tiếp thu của bạn, mức độ thấu cảm của bạn
gần như là bằng 0
- Mức độ thứ ba: tôi gọi nó là lắng nghe một cách chọn lọc, tức là trong cuộc
nói chuyện đó, khi đó chúng ta chỉ chọn 1 số ý nào mà chúng ta cảm thấy

Trang 3/6
BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

thú vị, cảm thấy cần thiết với chúng ta thì chúng ta nghe mà thôi, còn những
ý khác thì chúng ta phớt lờ qua một bên, tôi gọi đó là lắng nghe có chọn lọc
- Mức độ thứ tư: tôi gọi nó là lắng nghe có suy nghĩ, tức là khi lắng nghe câu
chuyện của người đối diện chia sẻ với bạn, bạn vừa nghe vừa xử lý trong
đầu của mình , vừa nghe vừa suy nghĩ, mục đích của bạn để làm gì? Mđ của
bạn để coi chút nữa mình sẽ đối đáp gì đây , chút nữa mình sẽ hỏi câu hỏi gì
đây, chút nữa mình sẽ ra lời khuyên gì đây
- Mức độ thứ năm: đây là mức độ sâu nhất của qt lắng nghe, tôi gọi đó là
lắng nghe thấu hiểu, lắng nghe thấu hiểu nghĩa là sao? Lúc này bạn hiện diện
100% vừa về mặt cơ thể của bạn lẫn về mặt tâm trí của bạn đối với cuộc nói
chuyện với người đối diện bạn. Chính vì như vậy lắng nghe để thấu hiểu
không đơn thuần chúng ta chỉ nghe bằng thính giác của mình mà lúc đó nghe
bằng thính giác, nghe bằng thị giác, nghe bằng con tim để cảm nhận người
kia , tức là bạn nghe bằng trọn vẹn cả cơ thể bạn với mục đích quan trọng
nhất đó là bạn thực sự thấu hiểu người đối diện
Chúng ta, mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học lắng nghe. Sự lắng
nghe, theo tôi bắt nguồn từ sự tôn trọng và quan tâm đối với người nói. Cơ bản
nó có thể giúp giao tiếp hiệu quả khi hiểu nhau, hay xa hơn, nó thắt chặt mối
quan hệ với đối phương.
Nếu bạn đã quyết định dành thời gian cho một người nào đó, hãy lắng nghe.
1- Lắng nghe thấu hiểu có sức mạnh lớn lao vì nó đem lại những dữ liệu
chính xác để bạn sử dụng
2- Lắng nghe thấu hiểu tự thân nó là một “khoản gửi” rất lớn vào tài khoản
tình cảm.
3- Thấu hiểu người khác trước, tức “chẩn đoán” trước khi “kê toa” là một
việc khó khăn
4- Lắng nghe nhưng không thấu hiểu sẽ làm kiệt quệ cả P (sản phẩm) lẫn PC
(năng lực sản xuất)
Bài gốc Chiến soạn
Nghe phớt lờ (làm ngơ): giống như không nghe gì cả, nhìn lơ đễnh không tập trung hoặc chăm
chú vào việc khác. Đây là mức độ tệ nhất của việc nghe, thiếu tôn trọng người khác và chính
mình.
Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không cần thiết hoặc không đồng tình
và không muốn nghe, nhưng vì sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đang lắng nghe nhưng thực tế không
nghe gì cả.

Trang 4/6
BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

Nghe chọn lọc: chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm. Các thông tin khác đều bỏ ngoài tai.
Nghe tập trung: người nghe tập trung sự chú ý và tâm trí để nắm bắt và lưu giữ thông tin.
Nghe thấu cảm: cấp độ cao nhất của việc nghe, đến đây có thể gọi là lắng nghe. Người nghe
không chỉ tiếp nhận thông tin bằng tai mà còn bởi trái tim, kể cả những thông tin chưa được nói
ra thành lời. Người nghe đặt mình vào vị trí người nói để cảm được tâm tư tình cảm, suy nghĩ,
năng lượng của người nói; nghe tích cực, nghe chân thành.
Chúng ta, mất hai năm để học nói nhưng mất cả đời để học lắng nghe. Sự lắng nghe, theo tôi bắt
nguồn từ sự tôn trọng và quan tâm đối với người nói. Cơ bản nó có thể giúp giao tiếp hiệu quả
khi hiểu nhau, hay xa hơn, nó thắt chặt mối quan hệ với đối phương.
Nếu bạn đã quyết định dành thời gian cho một người nào đó, hãy lắng nghe.
1- Lắng nghe thấu hiểu có sức mạnh lớn lao vì nó đem lại những dữ liệu chính xác để bạn sử
dụng
2- Lắng nghe thấu hiểu tự thân nó là một “khoản gửi” rất lớn vào tài khoản tình cảm.
3- Thấu hiểu người khác trước, tức “chẩn đoán” trước khi “kê toa” là một việc khó khăn
4- Lắng nghe nhưng không thấu hiểu sẽ làm kiệt quệ cả P (sản phẩm) lẫn PC (năng lực sản xuất)

CHẨN BỆNH TRƯỚC KHI KÊ TOA ( anh Hiếu )


Chúng ta thường kê đơn trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác khi giao tiếp. Trước
tiên, chúng ta nên dành thời gian để hiểu sâu sắc những vấn đề được trình bày với
chúng ta. Mặc dù rủi ro và khó khăn nhưng hãy tìm hiểu trước hoặc chẩn đoán
trước khi kê đơn là một nguyên tắc đúng đắn thể hiện trong nhiều lĩnh vực của
cuộc sống.
Nếu bạn không tin tưởng vào kết quả chẩn đoán, bạn sẽ không tin tưởng vào đơn
thuốc.
Chuyển slide
1- Một người bán hàng hiệu quả trước hết phải tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm,
tình hình của khách hàng. Người bán hành chuyên nghiệp học cách chẩn đoán,
cách hiểu. . Anh ta cũng học cách liên hệ nhu cầu của khách hàng với các sản
phẩm và dịch vụ của mình. Để gây ảnh hưởng đến người khác, trước tiên bạn cần
phải chịu ảnh hưởng.
2. Chẩn đoán trước khi bạn kê đơn cũng rất quan trọng trong lĩnh vực luật pháp.
Các luật sư chuyên nghiệp đầu tiên thu thập các sự kiện để hiểu tình hình, các luật
và tiền lệ, trước khi chuẩn bị vụ án. Một luật sư giỏi thậm chí còn viết ra lời bào

Trang 5/6
BÀI NÓI THÓI QUEN 5: LẮNG NGHE THẤU HIỂU

chữa dự kiến của luật sư đối phương để rồi có phương án bào chữa cho thân chủ
của mình.
3. Trong lĩnh vực sản xuất nếu nhà sản xuất không đếm xỉa đến việc phải tìm hiểu
thói quen hay động cơ mua sắm của khách hang thì chắc chắn sẽ khiến doanh
nghiệp thua lỗ.
Chẩn đoán để kê đơn cũng đúng trong THIẾT KẾ SẢN PHẨM. Một kỹ sư giỏi sẽ
hiểu rõ các lực, các ứng suất chịu lực, trước khi thiết kế cây cầu. Một giáo viên
giỏi sẽ đánh giá lớp học trước khi dạy. Một học sinh giỏi sẽ hiểu trước khi áp dụng.
Chất lượng các mối quan hệ của chúng ta cũng đòi hỏi phải thực hành theo nguyên
tắc “chẩn đoán trước khi kê đơn”. Trong gia đình, giữa bạn bè và nơi làm việc,
chúng ta thường không thực sự lắng nghe với mục đích thấu hiểu. Chúng tôi lắng
nghe với mục đích đối đáp. Đặc biệt trong những hoàn cảnh căng thẳng, khi thảo
luận những vấn đề phức tạp với người thân, cách chúng ta “lắng nghe” là “kê đơn
trước khi chẩn đoán”. Chúng ta đi đến kết luận, tấn công quan điểm của người nói
và bảo vệ kết luận của riêng mình trước khi thực sự hiểu sâu sắc. Chúng ta ngắt lời
bằng phần bình luận của chính mình, hoàn thành câu của người nói, đi đến chỗ
đồng ý hoặc không đồng ý, đưa ra lời khuyên và hỏi những câu hỏi thăm dò mà
người nói có thể thực sự không muốn trả lời.
Chìa khóa để phán xét chính là sự am hiểu tường tận hay là Chìa khóa để đưa
ra đánh giá tốt là phải có sự hiểu biết sâu sắc. Vì thế trước tiên, chúng ta phải hiểu
vấn đề trước khi chúng ta có thể đưa ra giải pháp hiệu quả.
Chuyển slide
Chẩn bệnh trước khi kê toa là một nguyên tắc đúng đắn hiển nhiên trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống. Đó là một nguyên tắc chung, mẫu số chung, nhưng nó có sức
mạnh lớn nhất trong mối quan hệ tương thuộc giữa người với người.

Trang 6/6

You might also like