You are on page 1of 4

Tên: Nguyễn Trần Thanh An

Lớp :NVSP TC-CDK9.09.23

Câu 1: Cách để tạo ấn tượng tốt đẹp với đối tác giao tiếp từ ngay lần đầu gặp gỡ
là:
-Đúng giờ chính là cách thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với người khác. Đồng
thời, đây cũng là cách gây ấn tượng tốt ở lần gặp đầu tiên. Khi đến muộn dù là trong
buổi hẹn hò, họp kinh doanh hay họp mặt gia đình đều sẽ gửi thông điệp đến người
khác rằng, coi trọng thời gian của bản thân hơn là thời gian của họ.
-Giao tiếp bằng mắt là một trong những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan
trọng. Nó có khả năng thể hiện sự trung thực, tôn trọng của với người đang trò
chuyện. Duy trì giao tiếp bằng mắt cũng sẽ cho thấy rằng đang chú ý đến đối phương.
Đồng thời luôn lắng nghe những gì họ nói.
-Mùi hương chính là phụ kiện quan trọng nhất của bất cứ ai khi có cuộc gặp gỡ với
người khác. Sử dụng một mùi hương thơm mát và nhẹ nhàng có thể đánh động vào
cảm xúc của đối phương ngay lập tức. Đây cũng chính là cách gây ấn tượng tuyệt vời
ngay từ lần đầu gặp mặt.
-Nụ cười chân thật chính là một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất mà hầu như ai
cũng có. Nụ cười có thể thắp sáng căn phòng bằng cách tạo ra một bầu không khí tích
cực. Nó khiến cho bất cứ ai có mặt ở đó cảm thấy thoải mái và được chào đón.
-Việc giao tiếp không đơn giản chỉ thông qua lời nói. Nét mặt, cử chỉ tay và tư thế của
cũng gửi thông điệp rất mạnh mẽ bất cứ khi nào mà tương tác với người khác.
-Có một thái độ tích cực chính là một phần thiết yếu để gây ấn tượng tốt ban đầu. Dù
có ăn mặc đẹp đẽ và chỉn chu đến đâu thì vẻ bề ngoài của cũng không thể nào bù đắp
được ấn tượng xấu mà thái độ tiêu cực có thể gây ra.
-Chú ý tập trung lắng nghe khi mà người khác đang nói chuyện chính là cách thể hiện
sự tôn trọng của đối với họ. Tuy nhiên, nếu muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài thì
chỉ ngồi lắng nghe là chưa đủ. nên chia sẻ thêm một chút thông tin về bản thân trong
lần gặp đầu tiên để đối phương cũng có cơ hội hiểu hơn về .
Câu2: Anh/Chị hãy phân tích những lưu ý cụ thể khi trình bày một bài thuyết
trình trước đám đông là:
1.CHÚ Ý DIỆN MẠO
Muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu, phải chuẩn bị vẻ ngoài thật tốt. Điều
đó có nghĩa là: Mặc đẹp và thật nổi bật. Ngoài ra, sẽ phải giữ tư thế thật tốt trong
suốt buổi thuyết trình - sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp không chỉ giúp xuất hiện tự
tin hơn, mà còn giúp kiểm soát được hơi thở của mình. cũng cần tránh sự lo âu hoặc
những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến tinh thần khác. Sự tự tin sẽ giúp có được
bài diễn thuyết thành công.
2. KIỂM SOÁT TỐC ĐỘ NÓI
Có thể vì căng thẳng và lầm tưởng rằng mình đang nói rất chậm mà nhiều người
thường thuyết trình quá nhanh. Vì lẽ đó, bài phát biểu của họ thường kết thúc khá vội
vàng.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ từ phía người nghe,
mà nó còn khiến mất đi sự tự tin. Thay vào đó, hãy tự kiểm soát tốc độ nói của mình.
Nói với tốc độ chậm hơn nghĩ là phù hợp và nhớ nói rõ từng từ. Kỹ thuật này sẽ giúp
lời nói của tăng thêm sức mạnh và giúp kiểm soát tốt hơn.
3. TRÁNH DÙNG QUÁ NHIỀU TỪ ĐỆM
Đây là một thói quen cực kỳ khó sửa. Hầu hết chúng ta đều sử dụng từ đệm như "ừ",
"ừm" và "à". Thực tế, việc thêm các từ đệm đó là một giải pháp dễ dàng hơn là im
lặng, và do đó chúng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, việc nói chèn thêm các từ đệm
không hề chuyên nghiệp, và trong một bài phát biểu, nếu sử dụng quá nhiều từ đệm
thì khán giả sẽ chỉ chú ý đến chúng mà thội.
Vì vậy, hãy loại bỏ những từ đệm bằng cách quên đi sự hiện diện của chúng và nói
thật nhuần nhuyễn. có thể thực hành ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng cách
tránh những từ đệm trong các cuộc nói chuyện. Nếu có thể bỏ thói quen này trong
cuộc sống cá nhân của mình, sẽ không cần phải lo lắng về việc đó khi thuyết trình
trong công việc
4. HÃY NHÌN THẲNG VÀO MẮT NGƯỜI NGHE
Đây là một kỹ thuật rất quan trọng để thể hiện sự tự tin của . Mặc dù ban đầu nó dễ
gây lo lắng cho nhưng hãy cứ thử xem. Khi nói, hãy cố gắng nhìn thẳng vào mắt
mỗi người, gây sự chú ý rằng đang giao tiếp với họ. Kỹ thuật này sẽ giúp nhanh
chóng kiểm soát bầu không khí trong phòng và mọi người sẽ ngay lập tức lắng nghe
bài nói của .
5. THU HÚT KHÁN GIẢ
Đừng chỉ nói với khán giả, hãy tìm cách để họ tham gia tích cực vào câu chuyện của .
Nếu là người có kỹ năng trong nghề, hãy yêu cầu một khán giả tình nguyện để giúp
chứng minh luận điểm. Nếu thích sự tham gia thụ động của khán giả hơn, hãy yêu
cầu một tràng vỗ tay hoặc dơ những cánh tay để thể hiện ý kiến tập thể của họ.

Sẽ khó khăn hơn nếu yêu cầu các khán giả tự hình dung, hoặc hỏi họ một câu hỏi giả
định. Ngoài ra, nói chuyện hài hước là một cách tuyệt vời để giữ sự chú ý của người
nghe, cũng như kể chuyện. Và hãy luôn nhớ sử dụng những yếu tố này trong bài
thuyết trình của bằng mọi cách.
6. SỬ DỤNG CỬ CHỈ
Cử chỉ bằng tay có một số ý nghĩa nhất định. Ví dụ, mở rộng bàn tay của để gây chú ý
rằng nhấn mạnh một luận điểm, hay sử dụng cử chỉ nắm đấm cho thấy sự phấn
khích, quyền lực và kiểm soát. Những người sử dụng cả lời nói và cử chỉ trong bài
thuyết trình thường được xem là mạnh mẽ hơn và thuyết phục hơn – tuy nhiên hãy
nhớ là đừng thể hiện quá đà.
7. LUYỆN TẬP TRƯỚC - NHƯNG ĐỪNG HỌC THUỘC
Cuối cùng, hãy tập dượt bài phát biểu của trước khi trình bày chính thức. Điều này sẽ
giúp ghi nhớ những luận điểm chính, xác định các thách thức có thể xảy ra và giúp
tự tin hơn. Tuy nhiên, đừng tập bài phát biểu của quá nhiều. Nếu làm vậy, có thể bị
đóng khung trong cách nói hoặc mất đi sự tự nhiên khi nói trước khán giả.

Câu3: Những điều nên và không nên khi khen ngợi – phê bình là:
-Kỹ năng khen là thể hiện sự đánh giá tích cực của người với ngời và nó đồng thời là
món quà cho kết quả làm việc tốt.
- Kỹ năng phê bình là phương thức biểu thị sự không tán thành, lên án, khiển tráchcủa
nhà quản trị đối với hành vi ứng xử của người khác hay tập thể buộc họ phải điều
chỉnh hành vi hợp với chuẩn mực
-Nếu như khen là sự biểu dương cái tốt, cái người khác đã làm được khiến họ cảm
thấy vui vẻ, được ghi nhận và động viên, khích lệ thì phê bình lại thường đề cập đến
điểm chưa được, điểm thiếu sót, hạn chế của người khác. Theo tâm lý chung của con
người: ai cũng thích được khen và không ai muốn bị phê bình. Vì vậy lời phê bình
thường khiến người đón nhận nó không cảm thấy vui, nhất là khi bạn không biết cách
phê bình khéo léo, tế nhị, ý tốt của bạn sẽ bị hiểu lầm, lời phê bìnhtrở thành lời tuyên
chiến mở đầu cho một cuộc xung đột mà nếu không cẩn thận nósẽ phá vỡ mối quan hệ
bấy lâu bạn gây dựng. Nhưng trong thực tế đôi khi bạn sẽ cần phải phê bình người
khác trên tinh thần giúp họ nhận ra điểm sai, điểm thiếu sót của mình để mà sửa chữa
và thay đổi (phê bình tích cực).
-Khi khen hoặc phê bình người khác cần chú ý đến thứ tự trong kỹ năng khen, phê
bình: Khen trước, chê sau. Vì khi đó, lời khen làm cho người nghe thấy được mặt tích
cực của bản thân, khả năng được công nhận, còn lời phê bình sẽ trở nên nên nhẹ
nhàng, người nghe dễ chấp nhận và thuyết phục hơn rất nhiều.
-Biết cách đồng cảm và chia sẻ với người khác, đặt mình vào trong tình huống của họ
để xem xét, ứng xử sao cho hợp lý. Nếu bạn gặp một người không tự tin, bạn cần
động viên và khen những điểm mạnh mà bạn ấy có. Khen ở đây phải đúng sự thật chứ
không phải bịa ra để tránh làm cho họ nghĩ bạn đang nói dối hay chửi khéo họ. Phê
bình cũng vậy, phải hiểu tại sao họ lại làm sai chuyện đó, biết rõ nguyên nhân rồi mới
đưa ra cách giải quyết.
-Cố gắng học cách khen người khác thông qua việc quan sát, tìm ra những điểm nổi
bật mà họ có. Ví dụ như: khi bạn thấy nhân viên của mình thường xuyên đi làmsớm,
bạn có thể hỏi họ bí quyết và học hỏi theo. Điều đó sẽ giúp họ có thêm động lực đấy
-Không nên phê bình người khác khi đang tức giận, nó có thể khiến bạn khó tránh
khỏi những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng không nên phê bình họ trước mặt nhiều
người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình làm nhục họ.Không ai có thể chịu đựng
nổi những lời phê bình khi họ đang buồn phiền hoặc mệt mỏi. Thời điểm thích hợp
nhất sẽ là lúc họ đang có tâm trạng tốt
-Để khen, phê bình ai đó bạn phải quan sát, đánh giá họ qua nhiều mặt, tìm hiểu các
yếu tố tác động bên ngoài… Không nên vị kỷ, thiên vị, ỷ lại vào vị thế hơn người
khác mà khen, phê bình không đúng người, đúng việc
-Hãy nhớ thật kỹ lưỡng trong nghệ thuật khen ngợi, phải đặt lời khen đó xuất pháttừ
trong tâm của chính mình, vì không khéo sẽ trở thành lời nói mang tính xả giao không
thật lòng, nếu khen mà người khác thấy “dối” thì tốt nhất đừng khen, lúc này chỉ là
những lời xu nịnh có thể làm phản tác dụng làm mất niềm tin nơi người đối diện

You might also like