You are on page 1of 2

NGHỆ THUẬT GÂY THIỆN CẢM

-Trên thế giới có khoảng 7 tỉ người và mỗi con người chúng ta sống tồn tại liên
kết với nhau bằng một hình thức đó là sự giao tiếp với nhau. Để có được mối
quan hệ tốt hay xấu cũng là do cách ta giao tiếp, ứng xử và đóng góp vào vấn đề
đó là sự gây thiện cảm nó là yếu tố vô cùng quan trọng cần thiết trong cuộc sống
của chúng ta. Nghệ thuật gây thiện cảm với đối phương là chìa khóa đầu tiên để
bạn bắt đầu một cuộc giao tiếp thành công, làm cơ sở giúp bạn xây dựng mối
quan hệ lâu dài tốt đẹp về sau.
- Vậy đầu tiên chúng ta phải nói đến thiện cảm là gì? Thiện cảm đơn giản là
những cảm xúc tình cảm quý mến hay sự gần gũi, để lại những ấn tượng đẹp
trong mắt người khác.
-Thiện cảm ở đây được coi là cảm xúc, hay sự ấn tượng về một hành động nào
đó của con người. Thiện cảm đó là trạng thái tâm lý thích thú về một con người
thông qua cách mà họ thể hiện, cách thể hiện ở đây đó là tình cảm chân thành,
sự cởi mở, sự tự tin qua cách mà họ giao tiếp với mọi người xung quanh. Nghệ
thuật gây thiện cảm không phải tự dưng mà có, chúng ta cần phải rèn luyện từng
ngày, nghệ thuật được hiểu theo nghĩa đó là những cung cách và nhu cầu thiết
yếu của con người, những tình cảm đó được chúng ta đúc kết để thể hiện lên
một trạng thái tâm lý tự nhiên, nhẹ nhàng, thu hút mọi ánh nhìn cũng như sự chú
ý của mọi người, cảm xúc đó đã đem lại cho chúng ta rất nhiều điều.
- Trong cuộc sống có rất nhiều cách tạo thiện cảm cho người khác
VD: Trong buổi gặp mặt đầu tiên, chúng ta phải tạo thiện cảm với mọi người
bằng một phong thái đường hoàng, với một bộ trang phục hấp dẫn, cách ăn nói ở
đây phải là những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe.
-Một thái độ nhẹ nhàng, một con người thân thiện, một cách ứng xử có văn hóa
sẽ giúp cho bản thân của mỗi người ngày càng được mở rộng và nâng cao. Điều
này sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người đối với mình. Lần gặp mặt đầu tiên
là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người, họ sẽ thu hút được thiện cảm của
mọi người qua cách hành động, và ứng xử có văn hóa nhất, chính những tình
cảm đó sẽ giúp cho chúng ta có được tình cảm của mọi người dành cho mình.
Cách ứng xử trong giao tiếp cũng góp phần quan trọng đối với mục đích gây
thiện cảm. Vấn đề không phải là lựa lời cho “vừa lòng” người nghe mà là sự
chân thành và thái độ tôn trọng. Không có gì buồn chán hơn phải trò chuyện với
một người “gió chiều nào che chiều ấy”. Lời nói chân thật bao giờ cũng đáng
quý nhưng cần phải biết nói vào thời điểm nào và cách nói như thế nào để người
nghe dễ chấp nhận. Có thể bày tỏ ý kiến riêng nhưng không lấn át người đối
thoại; giữ sự tế nhị, lịch thiệp nhưng không né tránh, giả dối . Một ý kiến sắc
sảo, một câu nói đùa vui đúng lúc cũng sẽ mang đến cho chúng ta thiện cảm của
người đối thoại. Biết nói, nhưng cũng phải biết lắng nghe, biết tạo cơ hội cho
người khác bộc lộ, bày tỏ.
Bạn phải chú ý cách ăn mặc, vì điều mà người khác nhìn ở bạn đầu tiên là trang
phục mà bạn đang mặc. Câu nói “ Ăn cho mình, mặc cho người” quả là không
sai. Bạn không nhất thiết phải mặc theo mốt, nhưng phải phù hợp với từng
hoàn cảnh, đối tượng… cụ thể và màu da, vóc dáng, nghề nghiệp… của bạn.
Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng bạn lại
mặc quần jean đánh bạc, áo pull; đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang
trong một quán cà phê trẻ trung bạn lại ăn mặc tuềnh toàng với bộ sơ mi cổ
điển, hay trong một số trường hợp khác bạn lại đeo nhiều trang sức mà không
hợp với mình, trang điểm quá lòe loẹt, hay mùi nước hoa quá nặng…thì có thể
bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp.
Một “nghệ thuật” nữa để gây thiện cảm chính là lời nói và giọng nói của bạn,
như ông cha ta đã nói“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang”. Người khôn nói tiếng
dịu dàng, dễ nghe”Giọng nói thường phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình
cảm của người nói nên có sức truyền cảm to lớn.Một giọng nói phù hợp, tùy vào
từng trường hợp mà lên giọng hay xuống giọng, nhẹ nhàng, ấm áp hay dứt
khoát, quyết đoán, với những lời nói không thô bạo, thiếu nhã nhặn, xưng hô
đúng tình huống… luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn, do đó sẽ dễ để lại ấn
tượng đẹp.
Còn nữa, bạn nên giữ nét mặt tươi tỉnh, vui vẻ và nụ cười sẽ luôn giúp bạn có
được cảm tình của người khác, nhất là trong giao tiếp.Nụ cười làm người khác
có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào. Mỉm cười với ai là như
nói với họ rằng: “Tôi mến bạn, được gặp bạn tôi vui lắm”.Tuy nhiên, nụ cười
phải tự nhiên, chân thành, phảixuất phát tự đáy lòng thì mới có hiệu quả.
Nụ cười của nhân viên hàng không luôn là một lợi thế trong nghề nghiệp của họ
Lắng nghe cũng là nghệ thuật gây thiện cảm.
Khi lắng nghe, ánh mắt bạn :
-không nên dán sát vào người nói hay thiếu tập trung,
-không nên nhìn chằm chằm, chăm chú với ngườigiao tiếp.
-những cái gật đầu nhè nhẹ nhưng đúng lúc khi đang nghe người khác nói cũng
sẽ giúp mọi người đánh giá cao ban.
-không nên nói ngắt lời khi người đối thoại chưa nói xong
Hành động, cử chỉ của bạn cũng là một nghệ thuật gây thiện cảm, đặc biệt trong
giao tiếp. Nó làm cho câu chuyện sinh động hơn, nhưng cử chỉ, hành động quá
tự nhiên (ngáp, rung đùi…) thể hiện sự thiếu tôn trọng, cần tránh.
Bắt tay là nghi thức xã giao đơn giản, cần thiết và có ý nghĩa trong việc khởi đầu
mọi cuộc giao tiếp.
Khi chúng ta gây được thiện cảm với người khác thì chúng ta sẽ nhận được sự
được sự giúp đỡ quý mến của người khác đối với mình và nhận được nhiều cơ
hội làm việc, học tập
Trong cuộc sống chúng ta cần phải tạo thiện cảm cho người khác, bởi xã hội
ngày càng phát triển, nếu như có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, chúng ta sẽ có
được những tình cảm chân thành và sự tin tưởng và trọng dụng trong học tập
cũng như trong công việc của mình.

You might also like