You are on page 1of 5

Mở đầu dẫn dắt vô chủ đề: đặt câu hỏi

- ở đây các bạn chắc hẳn đã từng đi du lịch nhỉ. các bạn đã có cơ hội đi du lịch
các vùng miền khác trong nước và cả có cơ hội du lịch nước ngoài có thể giơ
tay cho mình biết đk ạ
→ wao khá là nhiều. vậy mng đều biết mỗi vùng sẽ có một văn hóa, phong
tục khác nhau, cách nói chuyện chào hỏi cũng khác nhau. Chắc hẳn mng đều
có lần kiểu như bị sốc văn hóa, sượng trân khi mà đang nch với những người
ở nơi khá. Thí dụ trong nước thui tui ra Bắc thì văn hóa chào hỏi ở đây cũng
khác so với người trong Nam. chào hay mời cơm là mời cô mời chú mời bác
mời ông mời bà mời hết tất tần tật mng. Việc mà mình không để ý không
biết giao tiếp cho phù hợp thì tất nhiên sẽ nhận feedback không tốt từ mng vì
hầu hết mng sẽ đánh giá một người đầu tiên là qua cách nói chuyện mà.
-Trong giao tiếp hằng ngày và cả trong kinh doanh thì việc tìm hiểu biết về
văn hóa của người đối diện là điều rất quan trọng để có thể giao tiếp một
cách thuận tiện. Sau đây nhóm mình sẽ đêm đến nội dung về văn hóa giao
tiếp của một đất nước. Và các bạn xem hình ảnh có thể đoán được đây là đất
nước nào k để nhận một phần quà.
Nếu mng đoán chưa ra thì đây là gợi ý thêm

1. Cách chào hỏi


Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật
Bản lại rất kiêng kị chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể
hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Và việc cúi đầu trong thời gian bao lâu,
cúi cao hay cúi thấp thì nó phụ thuộc vào tuổi tác, chức vụ, địa vị xã hội và kinh
nghiệm, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Trong thực tế có 3 kiểu cúi chào
sau:

Eshaku ( cúi chào góc 15*, trong 1 đến 2s )

- Đối tượng: những người có quen biết nhưng không quá thân thiết; người cùng
tuổi, bạn bè; người cùng cấp bậc, địa vị xã hội.

* Đây là kiểu chào phổ biến nhất tại Nhật.

Keirei ( cúi chào góc 30*, chào trang trọng thể hiện sự tôn trọng, trong 2-3s )

- Đối tượng: sếp, ông chủ, người lớn tuổi hơn; khách hàng, đối tác làm ăn.
Saikeirei ( cuối chào góc 45*, bày tỏ sự thành kính và biết ơn sâu sắc, trong 3s
thậm chí đến 1min )

- Đối tượng: các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc
kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ

2. Văn hoá giao tiếp bằng mắt


Tối kị nhìn vào mắt đôí phương: thể hiện sự mất kịch sự, không tôn trọng đối
phương.

Nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu
lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn vào
một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa…, hoặc cúi đầu
xuống và nhìn sang bên.

3. Văn hoá im lặng trong giao tiếp


Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít
thì tốt hơn nói quá nhiều và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.
Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất. Và những gì
anh ta nói ra là quyết định sau cùng. Im lặng cũng là cách không muốn làm mất
lòng người khác.

4. Văn hoá tặng quà


- Ở Nhật Bản, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái
độ ngưỡng mộ.

-Người Nhật coi trọng cộng đồng và các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được
xem một sợi dây, một chất xúc tác để biểu hiện tâm tư, tình cảm, sự trân trọng với
mọi người xung quanh mình.
- Họ cũng không quen tặng các món quà đắt tiền, mà giá trị thật sự của các món
quà tặng chính là ở cách thức món quà được chuẩn bị, sự tỉ mỉ, cầu kì trong cung
cách trang trí món quà...

- Món quà đó có thể không có giá trị gì lớn lao, nhưng nếu được bọc cẩn thận và
được tặng bằng một phong thái trang trọng, lịch thiệp thì họ sẽ thấy được trân
trọng và cảm kích.

- Thái độ và cách tặng quà cho người Nhật vô cùng quan trọng

 Một số món quà người Nhật thích được tặng: xôi đậu đỏ, rượu, đũa,
 Một số món quà cấm kỵ:
5. Một số đặc điểm khác
- Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề thời gian nếu như có cuộc hẹn. Họ tỏ ra
khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm
hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

- Sau mỗi cuộc giao tiếp hay sau những lời mời từ người Nhật, hãy dành cho
họ những lời cảm ơn thật chân thành.

KẾT
Nhìn chung, hoá giao tiếp của người Nhật có khá nhiều quy tắc cầu kỳ và phức
tạp hơn nước ta. Có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là những nét
đặc trưng của người Nhật, là cơ sở để đánh giá người đối diện.

You might also like