You are on page 1of 10

1.

Giống nhau
 Chào hỏi:

• Văn hóa chào hỏi ba nước đều thể hiện sự kính trọng người lớn và thể hiện sự tôn trọng người
ngang tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn. Các tư thề chào hỏi là cuối người xuống.

• Nhìn vào mắt người cần giao tiếp, để họ cảm thấy mình tôn trọng.

• Rong giao tiếp họ không thích đụng chạm vào thân thể.

 Trao danh thiếp:

• Rất ít khi tự giới thiệu bản thân. Người thứ 3 giới thiệu

• Tên và chức vụ phải được in lên danh thiếp

• Luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay kèm theo cuối đầu. Đọc danh thiếp
nhận được rồi mới cất đi.

• Không viết gì lên danh thiếp trừ khi đối phương gợi ý.

 Giao tiếp trên bàn ăn:

• Kỵ việc gõ đũa, muỗng lên chén, điều đó sẽ đem lại điềm gở cho gia đình.

• Thêm vào đó, cắm đũa trên chén cơm cũng là một trong những điều tối kỵ vì chỉ có cơm cúng
mới làm thế.

• Khi ăn tiệc, không ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Cả ba nền văn hóa coi đó là dấu
hiệu của việc ăn ngon.

• Không ăn cho đến khi người lớn tuổi nhất đụng đũa

 Văn hóa tặng quà:

• Thích được tặng quà

• Đối với số lượng trong món quà hoặc số tiền, luôn luôn tránh số 4.

• Họ đặc biệt thích những món quà liên quan đến phong thủy, mang hàm ý phát tài phát lộc, sức
khỏe bình an, hay những món đồ lưu niệm được chế tác thủ công mang dấu ấn nghệ thuật địa
phương.

• Không tặng dao kéo, vật sắc nhọn, khăn tay, giày dép vì tượng trưng cho việc muốn cắt đứt mối
quan hệ.
• Tặng một món quà cho một người nào đó ở một không gian riêng tư, hoặc chổ không đông
người và không mở quà ngay trước mặt người tặng. Khi tặng quà, đưa bằng cả hai tay và hơi cúi
nhẹ người để thể hiện sự tôn trọng và thành tâm.
2. So sánh những điểm khác nhau giữa văn hóa giao tiếp của các nước Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trung quốc

 Tư thế chào hỏi truyền thống

Người Trung Quốc sẽ thể sự tôn trọng bằng cách, tay phải nằm trong, tay phải nằm ở
ngoài bao bọc. Sau đó tạo thành nắm tay và chắp tay trước ngực, dơ nắm tay cao ngang
mũi, lưng cong, đầu hướng về phía trước và cúi người vái chào.

 Tư thế chào hỏi giao tiếp


hằng ngày:

Khi bắt tay, không nên nắm chặt, tay cần thả nhẹ, buông lỏng tự nhiên. Khi bắt tay
với người lớn, nên cúi nhẹ người, dùng hai tay kính cẩn.

 Giao tiếp bằng mắt


 Nhìn vào mắt người cần giao tiếp, để họ cảm thấy mình tôn trọng. Nếu không dám
nhìn vào mắt họ thì có thể nhìn vào phần giữa 2 mắt hoặc phần trên để họ cảm giác
bạn đang nhìn họ.

 Nếu bạn không nhìn họ thì họ sẽ nghĩ bạn sợ hay trốn tránh họ, không thích nói
chuyện với họ.

 Màu sắc và con sô may mắn

Màu Sắc:

Màu đỏ đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Màu đỏ thường
được dùng trong đời sống hằng ngày. Đèn lồng đỏ treo ở nhà và các chung cư. Chữ “Hỉ”
màu đỏ được dán trước cửa khi nhà có đám cưới. Phong bao lì xì ngày Tết cũng là màu đỏ.

Màu vàng đại diện cho lòng trung thành và là sắc màu của đế vương. Trung Quốc có
một con sông mang tên Hoàng Hà và màu da của người Trung Quốc cũng là màu vàng. Do
đó, đây là một màu sắc quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Trung Quốc. Thời
nhà Tống (960-1279), gạch dát vàng thường được dùng để xây dựng cung điện. Thời nhà
Minh và Thanh, hoàng đế mặc những bộ hoàng bào lộng lẫy.

Màu xanh lá tượng trưng cho tiền. Các ngôi nhà, quán ăn, ngân hàng thường được sơn
màu xanh.

Con số may mắn:

Họ thích số 8 vì số 8 trong tiếng Hán nó được phát âm đồng âm với từ “phát” trong từ
“phát tài”. Ngoài ra các số như 2, 6, 9 là các con số họ rất thích. Số 2 đại diện cho hài hòa,
số 6 đại diện cho thành công. Phát âm số 9 là “cửu”, đại diện cho sự trường tồn, vĩnh cửu.

 Văn hóa tặng quà

Tặng quà vào các dịp lễ kịp niệm như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ… hay
các sự kiện quan trọng như khai trương doanh nghiệp, tân gia ý cầu mong những điều tốt
đẹp may mắn sẽ đến với người được nhận. ( nói trước khi bấm các ý trên slide, rồi mới
nói các ý trên slide)
Họ thích màu đỏ và số 8. Do đó, việc tặng quà nên chọn những món quà có màu đỏ và
có số lượng là bội số của số chẵn, trừ số 4.

Những món quà tặng phong thủy hay quà tặng mạ vàng mang ý nghĩa tốt lành
Hàn Quốc
 Sở thích trong giao tiếp:

Thể hiện cảm xúc bằng cử chỉ.


- Khi nói chuyện với nhau, để biểu hiện ai đó đang tức giận, người Hàn dùng
ký hiệu đưa 2 ngón trỏ dựng lên trên đầu
- Khi gặp chuyện bực mình, cảm thấy khó chịu, thường là tức giận, người
Hàn hay có cử chỉ đập tay vào ngực, tỏ thái độ quá mức, không thể chịu nổi.
- Người Hàn thường quy ước ký hiệu hình tròn là khẳng định, tích cực, còn
ký hiệu dấu chéo là phủ định, tiêu cực vì thế, để ra hiệu việc gì đó sai, không phải,
hay không được, họ bắt chéo 2 tay trước ngực
- Vấn đề được tìm hiểu lâu giờ mới hiểu ra người Hàn hay đập tay lên trán
hoặc đấm nhẹ tay vào đầu.

 Tư thế cúi chào giao tiếp hằng ngày:

Nhìn chung, người Hàn khi cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo –
thắt lưng trở lên và phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau và luôn phải cúi đầu
lại khi một người khác cúi đầu chào mình.

Người đàn ông khi chào thì cúi chào thằng lưng và tay song song áp sát vào đùi

Còn người phụ nữ khi chào thì hai tay chồng lên nhau, tay phải chồng lên tay trái và
nắm chặt để tại phần bụng dưới (dưới rốn), sau đó cúi chào thẳng lưng.

Người đàn ông Người phụ nữ


 Giao tiếp trên bàn ăn

Việc nâng bát lên, dùng đũa để và cơm, còn người Hàn lại coi đó là hành động không lịch
sự. Người Hàn thường để bát nguyên trên bàn và dùng thìa để xúc ăn.

 Khi người lớn mời rượu, đừng từ chối

Có thể bạn không uống được rượu, cũng đừng nên từ chối lời mời từ một người lớn tuổi hơn.
Bạn có thể cứu nguy bằng cách thay rượu bằng nước ngọt để đáp lễ. Việc này để bày tỏ sự
tôn trọng với người mời bạn.

 Quay mặt đi chỗ khác khi uống với người lớn

Một khi bạn nhận được lời mời uống rượu, bia hay bất kỳ thứ đồ uống nào, bạn phải quay
đầu để uống. Đó là dấu hiệu để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

 Đừng chỉ rót nước vào ly của mình

Khi ăn uống cùng bạn bè hay gia đình, bạn nên xem thử ly của những người khác còn
nước hay không, và rót cho mọi người trước khi rót nước vào ly của mình. Nếu bạn chỉ rót
nước cho bản thân, người Hàn Quốc sẽ nghĩ bạn chỉ quan tâm đến mình mà không để ý đến
mọi người xung quanh.

Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động này giống với
việc cúng rượu cho người chết - Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc
phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc
biệt là người cao niên.

 Trang phục giao tiếp

Người Hàn cũng thường hay chú ý tới bộ phận chân của đối phương. Thông thường khi
ra ngoài, để tỏ sự tôn trọng, ngoài việc ăn mặc chỉnh tề, lưu ý cần phải đi giày hoặc dép
quai hậu, chứ không nên đi dép lê.

Người Hàn Quốc thường dành nhiều thời gian để lau sàn sạch sẽ. Nhiều gia đình Hàn
Quốc có bàn ăn thấp để ngồi ăn trên sàn nhà, thậm chí họ vẫn ngủ trên sàn nhà. Vì vậy cho
nên, việc giữ sàn nhà luôn sạch sẽ là rất quan trọng.
 Văn hóa tặng quà

Khi tặng quà cho người Hàn Quốc, bạn nên sử dụng giấy gói màu đỏ và màu vàng vì
họ quan niệm đó là màu của bình an và may mắn. Tránh gói quà bằng màu xanh lá cây,
trắng và đen. Số 7 là con số may mắn ở Hàn, hãy ưu tiên tặng quà họ là bội của số 7.

Những màu này được xem là kém may mắn trong phong tục xứ kim chi. Trong đó hai
màu trắng và đen là màu được người Hàn Quốc sử dụng khi có đám tang.
Nhật Bản

 Tư thế cúi chào

Cũng giống tư thề cuối chào của người Hàn Quốc, tuy nhiên khác hơn so với tư thế của
người phụ nữ.

• Người đàn ông khi chào thì cúi chào thằng lưng và tay song song áp sát vào đùi

• Người phụ nữ chào 45 hai tay xuôi chấp lại phía trước.

 Giao tiếp trên bàn ăn


- Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn: Việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị
coi là bất lịch sự ở Nhật.
- Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn: Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị
coi là bất lịch sự.
- Đừng bỏ vỏ sò hay vỏ các loại hải sản lên nắp bát tô hay trên đĩa khác: Người Nhật
coi đó là một điều bất lịch sự và nên tránh. Người ăn cần bỏ vỏ vào chính bát đựng món hải
sản đó sau khi ăn xong.
- Không cầm đũa trước khi cầm bát: Khi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hay đĩa lên
trước rồi mới cầm đũa. Khi đổi bát, đầu tiên bạn cần đặt đũa xuống, sau khi cầm bát mới
lên bạn mới cầm đũa lại.
- Không đặt đũa lên trên bát:Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa. Nếu
không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn.

 Văn hóa tặng quà

 Màu đỏ thường được sử dụng trên bia mộ. Vậy nên, đừng dùng bút đỏ để viết thiệp
nhé. Tuy nhiên, đối với đám cưới, bạn có thể dùng giấy gói hoặc thiệp màu đỏ và trắng.
 Màu đen có thể mang ý nghĩa chết chóc hoặc xui xẻo. Màu đen kết hợp với màu đỏ
ám chỉ những vấn đề liên quan đến “thể xác”.
 Xanh lá cây biểu thị cho sự trường thọ và may mắn. Đây là một màu hoàn hảo mà
bạn có thể dùng trong mọi trường hợp.
 Màu trắng chỉ sự thuần khiết. Nếu bạn viết bút màu trắng lên một tấm thiệp màu,
đây sẽ là một món quà tuyệt vời cho lễ thôi nôi.
 Màu tím chỉ sự hân hoan và vui mừng. Đây sẽ là một màu thích hợp cho những dịp lễ
mừng.

You might also like