You are on page 1of 9

BÀI TẬP

LỄ NGHI ẨM THỰC CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

1/ Tại bàn ăn, văn hoá phương Tây đòi hỏi người dự tiệc khi chào hỏi mọi người
phải làm gì?

A. Mỉm cười với đủ hết mọi người ngồi cùng bàn

B. Gật đầu với đủ hết mọi người ngồi cùng bàn

C. Đứng lên, bắt tay đủ hết mọi người ngồi cùng bàn

D. Nói “xin chào” với từng người

2/ Mở khăn ăn và đặt khăn ăn vào lòng mình khi nào?

A. Khi người khách đầu tiên đã ngồi vào bàn tiệc

B. Khi người khách cuối cùng đã ngồi vào bàn tiệc.

C. Khi người phục vụ mang thức ăn đến.

D. Khi món khai vị được dọn ra

3/ Khi sử dụng khăn ăn, đặt phần xếp 2 mép khăn ăn hướng vào đâu?

A. Hướng vào thân mình. B. Hướng vào phía sau

C. Hướng vào phía trước D. Hướng sang bên cạnh

4/ Khi ăn xong, đặt khăn ăn ở vị trí nào?

A. Đặt bên trái dĩa của mình B. Đặt bên trên dĩa của mình

C. Đặt bên phải dĩa của mình D. Đặt bên cạnh dĩa của mình

5/ Đừng dùng khăn ăn để………... Chỉ dùng khăn ăn để ………….mà thôi.

A. Xỉ mũi – lau chén B. Lau mặt – lau thấm miệng

C. Lau tay – lau đũa D. Lau bàn – lau tay

6/ Làm gì khi khăn ăn bị rơi xuống sàn phòng?


A. Ra hiệu cho tiếp viên mang khăn ăn sạch khác đến

B. Giũ mạnh 3 cái và tiếp tục dùng

C. Nhặt khăn ăn lên và dùng tiếp

D. Mượn khăn của người bên cạnh

7/ Dùng dao, nĩa, muỗng, dĩa, ly theo nguyên tắc nào?

A. “từ trên xuống dưới” B. “từ dưới lên trên”

C. “từ trong ra ngoài” D. “từ ngoài vào trong”

8/ Sau khi đã dùng nĩa đưa thức ăn vào miệng thì đặt lại chúng……….., khi muốn
ăn nữa lại cầm chúng lên.

A. Trên dĩa B. Trên khăn ăn

C- Trên bàn D. Trên tay

9/ Chia bánh mì lát hoặc bánh mì ổ ra thành miếng nhỏ bằng cách nào?

A. Dùng dao để cắt bánh mì thành miếng

B. Dùng nĩa xiên vào

C. Đưa lên miệng cắn

D. Dùng tay bẻ rồi mới quết bơ hoặc thức ăn kèm lên

10/ Điều gì không nên làm khi uống rượu trong bàn tiệc

A. gọi rượu cả chai B. ép rượu

C. ngửa cổ uống rượu ừng ực D. Tất cả đều đúng

11/ Đối với thức ăn, cũng như rượu, đừng gọi món …………..mà cũng đừng gọi

món……………… ghi trong thực đơn.

A. Ngon nhất – Dở nhất B. Đắt tiền nhất - Rẻ tiền nhất

C. Nóng nhất – Nguội nhất D. Nhiều nhất – Ít nhất


12/ Nên cắt thức ăn như thế nào khi ăn?

A. Cắt một miếng ăn một lần, ăn nữa thì cắt nữa

B. Cắt hết các miếng to trong đĩa thành miếng nhỏ

C. Cắt nhỏ hết tất cả ra từ từ ăn

D. Có sao ăn vậy, để nguyên không cắt

13/ Đặt dao và nĩa như thế nào để ra hiệu tạm ngưng một lúc và vẫn đang ăn

A. Dao và nĩa sát lại thành góc tam giác

B. Dao và nĩa đặt song song nằm ngang mũi nĩa và dao hướng về tay phải

C. Dao và nĩa vuông góc nhau nằm ở chính giữa

D. Dao và nĩa đặt song song nằm dọc nĩa được úp xuống

14/ Đặt dao và nĩa như thế nào để ra hiệu sẵn sàng lên món mới

A. Dao và nĩa sát lại thành góc tam giác

B. Dao và nĩa đặt song song nằm ngang mũi nĩa và dao hướng về tay phải

C. Dao và nĩa vuông góc nhau nằm ở chính giữa

D. Dao và nĩa đặt song song nằm dọc nĩa được úp xuống

15/ Đặt dao và nĩa như thế nào để thể hiện sự khen ngợi bữa ăn rất ngon.

A. Dao và nĩa sát lại thành góc tam giác

B. Dao và nĩa đặt song song nằm ngang mũi nĩa và dao hướng về tay phải

C. Dao và nĩa vuông góc nhau nằm ở chính giữa

D. Dao và nĩa đặt song song nằm dọc nĩa được úp xuống

16/ Đặt dao và nĩa như thế nào để ra hiệu đã ăn xong.

A. Dao và nĩa sát lại thành góc tam giác

B. Dao và nĩa đặt song song nằm ngang mũi nĩa và dao hướng về tay phải
C. Dao và nĩa vuông góc nhau nằm ở chính giữa

D. Dao và nĩa đặt song song nằm dọc nĩa được úp xuống

17/ Đặt dao và nĩa như thế nào để phàn nàn món ăn không ngon.

A. Dao và nĩa sát lại thành góc tam giác

B. Dao và nĩa đặt song song nằm ngang mũi nĩa và dao hướng về tay phải

C. Đan dao vào 2 nan nĩa rồi đặt ở chính giữa đĩa

D. Dao và nĩa đặt song song nằm dọc nĩa được úp xuống

BÀI TẬP LỄ NGHI ẨM THỰC CỦA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG

Phần 1
1. Bữa ăn chỉ bắt đầu ………………. thức ăn đã được tiếp viên dọn ra đủ cho
tất cả mọi người trong bàn tiệc.

A. Trước khi B. Trong khi

C. Sau khi D. Ngay khi

2. Đưa ……………. vào miệng chứ không đưa ……………………. vào thức ăn.

A. Miệng – Thức ăn C. Thức ăn – Miệng

B. Đũa – Đũa D. Thức ăn – Thức ăn

3. Nhai thức ăn, miệng……………

A. Há C. Mở

B. Ngậm D. Mím

4. Mỗi lần cắt thức ăn, cắt…………………. ăn một lần, ăn nữa thì cắt nữa.

A. một nhát C. một miếng


B. ba miếng D. nhiều miếng

5. Khi ăn, ăn ………………………...để vẫn có thể nói chuyện liên tục với khách
mà không bị trì hoãn vì phải nhai lâu hoặc nuốt……………….

A. miếng nhỏ - miếng lớn C. miếng vừa – miếng lớn

B. miếng lớn - miếng nhỏ D. miếng nhỏ – miếng vừa

6. Khi chuyển dĩa thức ăn cho người khác, luôn chuyển sang phía ……………của
mình.

A. bến trái C. phía sau

B. phía trước D. bên phải

7. Đừng …………………. khi miệng còn đầy thức ăn.

A- nhai C- nói chuyện

B- ngậm D- uống nước

8. Đừng bắt đầu ăn khi ………………. chưa bắt đầu ăn hay chưa tỏ ý mời mọi
người bắt đầu ăn.

A- chủ tiệc C- quan khách

B- cấp trên D- mọi người

9. Đừng dùng thức uống để chiêu thức ăn (………. thức ăn xong rồi hãy uống,
đừng…………. khi trong miệng hãy còn thức ăn).

A- uống - nuốt C- nhai - nuốt

B. nuốt - uống D- nuốt - nhai

10. Đừng ………………… người khác ăn những món ăn họ không thích hoặc
không muốn.

A- bắt buộc C- năn nỉ

B- thúc giục D- nài ép


11. Khi tính tiền, yên lặng ……………. cho tiếp viên biết khi muốn tính tiền.
Đừng la lớn gọi tiếp viên tính tiền.

A- gọi to C- tiến đến

B. ra dấu D- cười mỉm

12. Quy tắc số một của các buổi dạ tiệc doanh nghiệp là……………….

A- sang trọng C. đúng giờ

B- nhiều món D- có champane

13. Tắt điện thoại di động khi đã ngồi vào bàn tiệc. Khi có ai tiến lại bàn để gặp
mình, người lịch sự …………………. để tiếp người đó.

A- bắt tay C- mời rượu

B. đứng lên D- mỉm cười

14. Nếu lỡ tay làm đổ làm văng thức ăn, thức uống vào người khác, đừng
………………. vào người họ để vẩy quẹt thức ăn thức uống văng vãi đó (vì mỗi
người có khoảng không gian cá nhân và không thích ai khác xâm nhập khoảng
không gian đó).

A- lau khăn C- tránh khỏi

B- áp sát D. đụng tay

II. PHẦN ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

A. Những lưu ý trong lễ nghi ẩm thực Ấn Độ

1. Điều lạ và điển hình nhất của ẩm thực Ấn chính là Ăn bằng tay

2. Họ để thức ăn lên đĩa, cầm đĩa bằng Tay trái, và bốc ăn bằng tay phải

3. Người Ấn quan niệm Gạo là hạt ngọc trời ban, do đấng tối cao trao cho - phải
được đón lấy bằng tay như một cách thể hiện sự thành kính.
4. Người Ấn cho rằng tay trái là đại diện cho cái ác; gồm những yếu tố tiêu cực,
xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho cái thiện; với tính chất đúng đắn,
công lý và cao khiết.

B. Những lưu ý trong lễ nghi ẩm thực Trung Quốc

1. Ở Trung Quốc, bữa ăn luôn được chia ra thành nhiều hình thức khác nhau: Điểm
tâm, tiệc trà, tiệc bàn tròn.

2. Các bữa ăn Trung Quốc vẫn chia sẻ với nhau một điểm chung đó chính là cách
bày trí bát đĩa theo kiểu Bàn xoay

3. Ở giữa bàn thường có một Bộ trà nhỏ, xung quanh là bát sứ với đũa đặt bên phải

4. Thức ăn được đặt trên một Mặt phẳng hình tròn có trục xoay ở giữa

5. Các món ăn luôn luôn phải được ăn bằng đũa ngoại trừ Món súp hoặc canh

6. Chỗ ngồi trong bữa ăn phải dựa vào Sắp xếp của gia chủ, khách không được
ngồi tùy tiện

C. Những lưu ý trong lễ nghi ẩm thực Nhật Bản

1. Ẩm thực Nhật Bản rất đặc biệt nhờ vẻ Quy cũ, tính tỉ mỉ, cùng thẩm mỹ cao

2. Để thưởng thức món ăn Nhật đúng chuẩn, thực khách cần phải Thưởng thức các
món ăn theo đúng trình tự nhất định

3. Đừng ngạc nhiên nếu thức ăn trên đĩa thường Rất ít, bởi người Nhật quan niệm
không có gì là chính là phụ, mọi thứ đều tương liên và cân bằng với nhau.

4. Để họa tiết trang trí trên bát đĩa cũng phải được hiển lộ, người Nhật sẽ không để

Đầy thực phẩm lên trên.

5. Trong bữa ăn không thể quên lời mời Itadakimasu, trước khi ăn và Gochiso
sama deshita sau khi ăn.

6. Người Nhật rất trọng Không gian riêng trong bữa ăn. Mỗi người đều tự cầm bát
và luôn hướng đũa về phía mình, không để bát hay tựa cùi chỏ lên bàn tức không
gian chung
7. Khi ăn shusi không Gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và
wasabi mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm

D. Những lưu ý trong lễ nghi ẩm thực Hàn Quốc

1. Một trong những đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc chính là phép tắc
Trên dưới

2. Khi đã ngồi vào bàn ăn của người Hàn thì bạn phải nhớ một loạt những quy tắc
Khắc khe

3. Ở Hàn Quốc nếu ai đó đưa bạn ly rượu không, bạn cũng đừng ngạc nhiên mà
phải Chờ họ rót đầy lại cho bạn

4. Người trẻ tuổi luôn phải Mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi
chuyền ly cho người trẻ tuổi, họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để
uống

5. Một bữa ăn của người Hàn thường rất Đa dạng về chủng loại: bữa ăn bao gồm
các món hấp, món nướng, món xào, món khô, món nước

6. Thìa chỉ dành riêng để Ăn cơm, và đũa để ăn các món khác

7. Người Hàn chú ý tới việc cùng chia sẻ thức ăn với người khác thông qua Nồi lớn
đặt giữa bàn bởi họ tin rằng việc san sẻ này sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau
hơn

E. Những lưu ý trong lễ nghi ẩm thực Việt Nam

1. Ở Việt Nam, các quy tắc bàn ăn trở thành một đề tài rất thú vị. Bởi nó có thể vừa

Đơn giản, lại vừa đa dạng đến mức qua loa.

2. Có những địa phương vẫn duy trì tục mời cơm theo thứ tự trên dưới như

Miền Bắc, có những nơi lại ăn uống thoải mái như miền Nam

3. Trên bàn ăn Việt Nam, nguồn tinh bột quan trọng nhất là Cơm sẽ luôn được đặt
đầu bàn, nơi người lớn tuổi nhất trong nhà vẫn ngồi (và thường là phụ nữ như bà
hoặc mẹ), thể hiện dấu ấn rõ nét của chế độ mẫu hệ đặc trưng ở nước ta.

4. Mọi người thường quây quần bên Bàn ăn chung như một quy tắc bất di bất dịch,
5. Người Việt ưa Trò chuyện và trao đổi về mọi thứ diễn ra trong ngày trên bàn ăn
của mình.

6. Tính chất cởi mở, phóng khoáng và nồng hậu của vùng Văn minh lúa nước đều
thể hiện rõ qua những bữa ăn giản dị ngày nào cũng có như vậy.

You might also like