You are on page 1of 2

 1.

3 Tính cộng đồng và tính mực thước-trong nghệ thuật ẩm thực của
người Việt
1.3.1 Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng việc ăn uống hằng ngày nó đã trở
thành một điều quan trọng trong văn hoá Việt. Nhân gian có câu “Trời đánh
tránh bữa ăn” ý chỉ dù có giận cách mấy cũng không được quấy rầy bữa ăn của
người dân Việt. Cách thức ăn uống được thể hiện qua việc “ngồi ăn chung” bao
gồm sự nể trọng và kính phục thể hiện trình độ văn hoá của mỗi con người
trong nghệ thuật ẩm thực. Cho nên các thành viên bữa ăn có sự liên quan chặt
chẽ đến nhau. Cũng chính vì thế mà người Việt Nam rất thích “trò chuyện” khi
ăn, biểu hiện sự gần gũi thân mật giữa các thành viên trong gia đình. Khác hẳn
với phương Tây, ngoài việc mọi người ăn hoàn toàn độc lập với nhau, phải chú
ý cách dùng muỗng nĩa khi ăn. Đã ăn phải kèm với uống và thú “uống rượu
cần” của người vùng cao biểu hiện một triết lí thâm thuý mang tính cộng đồng
“sống chết có nhau”. Bất cứ gia đình nào, vào dịp lễ dù nghèo đến mấy cũng
phải có rượu để trong nhà. Đây không phải là một thức uống giải sầu mà là một
nền văn hoá đẹp bày tỏ tấm lòng của mình.Qua chén rượu kéo mọi người xích
lại gần nhau đùm bọc lẫn nhau hơn. Sự độc đáo của rượu cần trong các lễ hội và
là vật dâng hiến cho Thần linh đã phản ảnh lên nét văn hoá cộng đồng.
Và đặc biệt tất cả mọi người, già, trẻ, gái, trai, không phân biệt giai cấp đều
được thưởng thức. Ai ai cũng có thể vin cần mà uống, tuỳ tửu lượng của mỗi
người.
Vì sự phụ thuộc lẫn nhau nên tính mực thước khi ăn là không thể thiếu. Phải
biết cư xử đúng khi ăn để không trở thành người thô lỗ, cần phải duy trì sự khéo
đúng mực. Câu “Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ” với mục đích nhấn mạnh sự kiên
trì khéo léo khi ăn để cân bằng khuynh hướng quân bình âm-dương trong bữa
cơm. Âm là những gì có tính ẩm, lạnh. Còn dương là những gì có tính nóng,
khô, cứng. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh và không quá chậm dù ở
dạng lỏng hay rắn, cứng hay khô. Câu châm ngôn cha mẹ thường dạy các con ở
trong nhà rằng “ Ăn coi nồi, ngồi trông hướng”. Muốn răn đe rằng phải làm sao
trung dung được khi ngồi được mời dùng bữa. Ăn nhanh là người vội vàng, ăn
chậm khiến người ta phải chờ, ăn nhiều ăn hết tức là tham lam, ăn ít ăn còn là
chê cơm không ngon. Chính vì những cách ăn như vậy đã chứng minh một
người thiếu lịch sự và có thể làm phật ý chủ nhà. Không chỉ có người được mời
dùng bữa mới cần chú ý khi ăn mà chủ nhà cũng cần cẩn thận trong việc đơm
cơm cho khách. Ví dụ như người mẹ trong gia đình thường sẽ chú ý đơm cơm
cho các thành viên trong nhà. Theo quan niệm thời xưa bề tôi không được bất
kính với vua, không được ăn trước khi vua dùng bữa, (rượu không được uống
quá ba chén)
1.3.2 Một trong những thứ làm nên tinh hoa ẩm thực Việt, không thể thiếu trong
mọi bữa cơm gia đình đó chính là nồi cơm và chén nước mắm. Không mang ý
nghĩa như một thứ đồ chấm mà là một biểu tượng của Việt Nam. Mùi vị mặn,
thuyết phục và thu hút mọi người với đa dạng món ăn. Cũng chính vì vậy từng
vùng miền sẽ có công thức pha nước mắm tuỳ theo khẩu vị vùng, gia đình từng
thành viên mà cho ra những chén nước mắm có hương vị khác nhau. Còn nồi
cơm chính là hạt gạo, biểu hiện cho nền văn minh lúa nước ở nước ta. Ông bà ta
hay nói ăn miếng cơm cho chắc bụng tức chỉ sự quan trọng của cơm trong đời
sống hằng ngày. Vì tính phổ biến ai cũng dùng nên chúng trở thành thước đo
cho sự ý tứ. Chủ nhà phải thật tế nhị khi đơm cơm cho khách: không đơm quá
nhiều hoặc quá ít sẽ làm ảnh hương đến người khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi
vãi khi ăn khiến họ mang tiếng vụng về (không chỗ để thức ăn), còn ít thì phải
xới nhiều lần (ngụ ý tham ăn). Lúc ăn cần để ý nồi cơm nếu thấy vung bớt thì
phải giảm tốc độ ăn của mình và người nhà. Tuy người Việt có tập quán ăn
chung mâm nhưng không nên dùng thìa, đũa riêng để khuấy, chọc vào bát ăn
chung, vừa mất lịch sự vừa mất vệ sinh. Tuyệt đối không cấm đũa vào bát cơm
sẽ bị coi là đại bất kính bởi vì theo tục lệ truyền thống việc này chỉ áp dụng cho
người đã mất không áp dụng cho người trần. Và còn một số quy tắc khi ăn nếu
không may có thể mang lại điềm xấu:
+Gõ bát ăn cơm là nghèo cả đời
+Không ăn trước chủ nhà
+ Xới cơm trước khi ăn
+Không tạo tiếng ồn khi ăn, nhai hết rồi hẳn nói chuyện (ăn chép miệng sột
soạt đồng nghĩa với việc thiếu lịch sự)
Ngoài ra tính cộng đồng còn thể hiện qua hình ảnh bến nước sân đình thể hiện
tính cộng đồng nơi làng xã, tuy đơn giản nhưng lại thiết yếu. Cơm là tinh hoa
của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước cũng như hành Thổ đại diện
cho sự màu mỡ cân bằng ổn định, hành Thuỷ là yếu tố nuôi dưỡng là nguồn gốc
của sự sống trên hành tinh này đều là sự khởi đầu và trung tâm trong ngũ Hành.

KẾT LUẬN: Ở mọi miền Tổ quốc ở từng vùng khác nhau đều có sự dạng
riêng trong ẩm thực nhưng chung quy vẫn giữ được cốt lõi nồi cơm và chén
nước mắm cùng những tập tục ăn uống chung thể hiện tình cảm gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Sách: Trần Ngọc Thêm (2008) Cơ sở văn hoá Việt Nam NXB: Giáo dục
Hà Nội
 Theo Wikipedia https://vi.m.wikipedia.org/wiki/R%C6%B0%E1%BB
%A3u_c%E1%BA%A7n_T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn (đôi nét về
rượu cần Tây Nguyên)
 Bài báo mạng: Báo Tiền Phong các tập tục trong ăn uống
https://tienphong.vn/nhung-dieu-kieng-ky-trong-bua-an-tuyet-doi-dung-
pham-phai-keo-van-xui-ap-den-den-dui-du-duong-post1505028.tpo
 Bài báo mạng: Nghệ thuật ẩm thực người Việt
https://www.vietnammonpaysnatal.fr/nghe-thuat-am-thuc-cua-nguoi-viet/

You might also like