You are on page 1of 13

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ


Tên đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN TÂY

GVHD: ThS. Vũ Nhật Tân


SVTH: NHÓM 10 (CA3.T3.T6)

I.Khái niệm ẩm thực :

1. Ẩm thực miền Tây Nam :


Hầu như thiên về vị ngọt lịm và mặn chát, khác với vị cay nồng của miền Trung và vị
đậm đà của miền Bắc. Người miền Tây thường ăn có hậu ngọt. Đây chính là nơi cho ra
đời các món chè ngon ( chè bưởi, chè trôi nước, chè bà ba, chè đậu xanh ). Bên cái hậu
ngọt cái mặn chát cũng là đặc trưng của miền Tây với các món như lẩu mắn, mắm ba
khía, khô kho vẹt...Văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là nét
văn hóa về tin thần. Thông qua ẩm thực người ta có thể biết được vùng miền, phẩm chất
và văn hóa của người dân.
2. Sự da dạng văn hóa ẩm thực miền nam :
- Bên cạnh những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ còn khiến
người ta thích thú bởi sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Ẩm thực miền
Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của
văn hóa Khmer.
- Các món ăn từ những vùng miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu
khá nhiều. - Người miền Bắc khi di cư vào miền Nam mang theo món phở và phở đã
bắt đầu có sự đổi khác. Phở miền Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương
ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng. Nước phở thường
không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.

1
- Chiếc bánh tráng của miền Trung khi du nhập vào miền Nam cũng được thay đổi.
Bánh tráng nhỏ hơn, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến cầu kỳ hơn, phục vụ cho
việc ăn vặt của người miền Nam. - Còn về món chè của người miền Nam cũng rất
phong phú. Ngoài chè đậu, bánh trôi nước của miền Bắc, chè sen, chè bắp của miền
Trung, miền Nam cũng tiếp nhận và biến tấu thành những món chè đặc trưng như chè
khoai, chè chuối, chè bà ba, chè trôi nước… ăn với nước cốt dừa.
3. Ẩm thực miền nam và những đặc trưng riêng :
- Nếu như ẩm thực miền Bắc chú trọng sự tinh tế và cầu kỳ, miền Trung đậm đà
hương vị thì văn hóa ẩm thực miền Nam mang lại nét chân chất, giản đơn rất riêng. -
Khi nhắc đến miền Nam thì người ta thường nghĩ đến câu “dưới sông có cá, trên bờ có
rau”. Đây là câu nói gần như đã gói gọn hết những đặc trưng vốn có của nền ẩm thực
Nam Bộ.
- Miền Nam luôn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú.

II.Nguồn gốc xuất hiện:

Chủ thể sáng tạo nên văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ chính là cộng đồng người Việt từ
miền Trung di cư vào. Khí hậu thuận lợi, sông ngòi dày đặc phù sa bồi đắp, nền nông
nghiệp phát triển hình thành nền ẩm thực miền Tây phong phú và đa dạng.
Đây cũng là nơi tập trung nhiều thành phần dân tộc nhất nước, việc giao lưu và tiếp thu
văn hóa ẩm thực giữa các dân tộc đã góp phần tạo nên sự đa dạng, độc đáo cho ẩm
thực Miền Tây.
Ẩm thực miền Tây không chỉ là ẩm thực của đất nước mà còn là đặc trưng riêng của
vùng Tây Nam Bộ nói riêng. Nét ẩm thực tuy đơn giản mộc mạc nhưng luôn để lại ấn

2
tượng nhất định cho các du khách từ những vùng miền khác cũng như là du khách nước
ngoài. Bản thân chúng ta đều là những người con đất Việt luôn trân trọng và giữ gìn bản
sắc của mỗi dân tộc. Cũng chính vì đều này mà khi nhắc đến ẩm thực Việt mọi người đều
xuýt xoa khen ngợi và tự hào.

III.Văn hóa ẩm thực:

- Ẩm thực miền Tây thường mang một vị ngọt đặc trưng khó lẫn. Đơn giản trong cả
thành phần gia vị và cách chế biến. Khẩu vị của người miền Nam Bộ nói chung và miền
Tây nói riêng không chỉ mang hậu ngọt gắt mà còn mang vị mặn ( mặn thì mặn quéo
lưỡi), cay thì cay xé, hít hà.

- Do chịu ảnh hưởng của người Khmer nên khẩu vị có sự pha trộn và các món ăn hay
cho thêm đường, kết hợp với tỏi. Hai thứ này làm cho món ăn có vị đậm đà và đặt biệt là
khử mùi tanh.
- Miền Tây có nguồn lương thực chủ yếu là lúa nước, cá và rau củ quả phong phú. Mỗi
mùa sẽ có nguồn lương thực đặc biệt người trưng riêng ta thường có câu “ mùa nào ăn
mùa nấy”.

- Mỗi khi mùa nổi, người dân miền Nam lại có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon
như lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, bún nước lèo,..
- Cá linh và bông điên điển là sự kết hợp đặc sắc của ẩm thực miền Tây mùa nước nổi.
Cá linh đầu mùa còn non, thịt mềm ngọt, hầu như không có xương.

3
- Bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, vàng ươm, giòn giòn, bùi bùi. Kết hợp vị ngọt
từ cá linh và vị chua thanh, thơm giòn của bông điên điển tạo nên món canh, lẩu cá linh
bông điê n điển thơm ngon khó cưỡng mà không nơi nào có được.

IV.Các món ăn phổ biến của miền Tây :

Miền Tây Việt Nam với cảnh đẹp dân dã, thanh bình của thiên nhiên cùng nét giản dị
mọc mạc của con người đã cho ra đời rất nhiều món ăn tạo nên điểm ấn tượng riêng biệt
của người dân nơi đây. Bên cạnh những món ăn cổ truyền, người miền Tây còn tiếp thu
những món ăn của người Chăm, người Khơme, người Hoa,…Họ đã tiếp thu, chế biến và
sang tạo từ những nguồn nguyên liệu có sẵn nhờ điều kiện thiên nhiên vô cùng phong
phú và thuận lợi để làm nên những món ăn độc đáo. Món ăn ở đây có hương vị rất đặc
trưng, những nguyên liệu dân dã có sẵn cùng cách chế biến độc đáo đã tạo nên vị ngọt
đặc trưng kết hợp với vị chua ấn tượng cùng vị mặn khó quên . Ẩm thực miền Tây hấp
dẫn bởi sự tươi ngon dồi dào của nguyên liệu, sự giản đơn mộc mạc trong chế biến,
thưởng thức đã mang một nét riêng không pha lẫn tạo nên những đặc trưng trong văn hóa
ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Nói đến Miền Tây người ta thường nghĩ đến các các món
như nắm cá linh, mắn ba khía, lẩu mắm, cá trê nướng trui... những món ăn tuy có chút
giản dị, mọc mạc nhưng mùi vị rất cuốn hút, thơm ngon và khó quên. Bởi địa hình sông
nước cùng thời tiết phong phú, nơi đây có nhiều loại nguyên liệu có sẵn, các loại cá đồng,
cá nước ngọt.... Bên cạnh đó Miền Tây còn nổi tiếng với rất nhiều loại trái cây như bưởi,
dừa, sầu riêng, ổi,... đó cũng là điểm thu hút khách du lịch. Giới trẻ cần biết trân trọng,
giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và miền Tây

4
nói riêng được lan tỏa rộng rãi đến nhiều người hơn. Để ẩm thực Việt Nam sánh vai với
năm châu.

Chẳng hạn như ở Cà Mau dồi dàu các nguyên liệu hải sản như tôm,tép, cua, cá, ốc,
hào, nghêu,rùa, rắn... Người dân tận dụng tối đa và biến tấu đa dạng các loại món ăn. Ví
dụ như từ tôm ( tôm luộc, tôm nướng, tôm chiên, tôm xào, tôm ăn tái và tôm khô....), cá
( cá chiên, cá khô, cá nấu các loại canh..), các loại ốc ( ốc bu nhồi thịt, ốc len xào dừa, ốc
lác hấp xả..) đặc biệt là cua (cua luộc, cua rang me, cua xào khóm, cua cháy tỏi, lẩu cua..)
như vậy cũng cho chúng ta thấy được sự đa dạng khi chế biến món ăn của người dân
miền Tây từ một số nguyên kiệu như có nhiều cách chế biến khác nhau cũng sẽ tạo ra
những món ăn độc đáo và đa dạng nhưng không kém phần hấp dẫn và thơm ngon:

Tôm luộc : Tôm nướng :

Cua rang me : Lẩu cua :

5
Ở Bến Tre có các món như là : cơm dừa Bến Tre, đuông dừa, bánh xèo Ốc Gạo, cá
bống kho nước dừa... đặc biệt là các món chế biến cùng nước dừa. Một món khi nhắc đến
là đặc sản chính gốc của Bến Tre là kẹo dừa Bến Tre:

Kẹo dừa Bến Tre : Đuông dừa :

Ở Sóc Trăng có các món ăn đặc trưng như : các loại khô cá,lươn,rắn... các món bún
( bún gỏi dà, bún nước lèo, nún vịt nấu tiêu...), bò nướng ngói, cháo cá lóc rau đắng..

Cháo cá lóc rau đắng Bún gỏi dà

6
*Tính lễ hội :Những món ăn đặc trưng vào dịp lễ, tết của người Tây Nam Bộ
không thể thiếu là

Gà luộc: Gà luộc là món không thể thiếu trên những mâm cơm cúng ông bà trong ngày
Tết của người dân miền Tây. Một con gà luộc chắc thịt, béo ú, chín đều, vàng ươm, dáng
hình oai nghiêm sẽ mang lại phúc đức đầy nhà và mọi điều như ý cho gia chủ.

Thịt kho tàu : Một món ngon ngày Tết đã được lưu truyền rất lâu mà hễ cứ đến Tết
nguyên đán thì nhà ai cũng có một nồi thật to để ăn. Miếng thịt vuông cùng hột vịt tròn
mang ý nghĩa cầu mong một năm mới mọi sự đều vẹn toàn, vuông tròn.Các thành viên

7
trong gia đình gắn kết, hòa thuận yêu thương nhau trong gia đình gắn kết, hòa thuận yêu
thương nhau.

Miền Tây Miền Bắc

+Vào dịp tết người miền Bắc sẽ ăn bún than còn trong mỗi gia đình người miền Nam lại
không thể thiếu món thịt kho trứng.

Canh khổ qua nhồi thịt : Theo quan niệm của ông bà, ăn canh khổ qua vào 3 ngày đầu
năm sẽ giúp xua tan xui rủi của cũ, mong cho mọi điều khổ đều qua đi, một năm mới may
mắn, tươi sáng hơn sẽ đến, gia đạo được bình an và như ý.

* Không gian ẩm thực miền Tây

- Về nơi ăn, với những bữa cơm thường ngày trong gia đình thì tùy điều kiện không
gian căn nhà rộng hay hẹp mà bố trí hợp lý: hoặc trên bàn, hoặc ngay trên sàn nhà. Có thể
dọn trên bộ ngựa, trên bộ vạt tre, cả trải chiếu, đệm trên mặt đất trong nhà, ngoài sân đều
được, miễn là cơm cá phải đủ đầy.
- Nếu là bạn thân rủ nhau nhậu chơi thì có thể trải đệm dưới gốc cây trong sân vườn
hay ngoài đồng, hay trên xuồng ghe tùy thích. Nhưng khi nhà có đám tiệc thì không xuề
xòa mà bày biện cỗ bàn rất nghiêm chỉnh trong tinh thần quý trọng khách mời, tạo nên

8
nét văn hóa rất riêng mà cũng rất chung, hài hòa giữa phong tục truyền thống với đặc
điểm văn minh vùng sông nước, hầu từng bước hoàn thiện nền văn hóa ẩm thực độc đáo.
Người nông dân ở vùng miền Tây sông nước thường phải lao động trong rừng, trong
đồng xa thường phải ăn tại nơi lao động, ăn khi đói chứ không chờ đúng bữa, nướng cá
ăn trên.
bờ đìa, ăn cơm trên bờ ruộng, trên gò đất trong rừng, trên mũi ghe, xuồng lâu dần thành
thói quen nên người Tây Nam bộ ít chú ý đến việc chuẩn bị chỗ ngồi ăn cho đàng hoàng.

V. Ứng xử - Nguyên tắc trong ăn uống người miền Tây

- Ứng xử: Người miền Tây thích trò chuyện trong mỗi bữa ăn làm cho bữa ăn rôm
rả, thoải mái. Trong mỗi bữa cơm đặc biệt là bữa tối nhiều người có thói quen uống
rượu để tăng thêm vị ngon của món ăn và thư giãn sau một ngày lao động mệt mỏi.

- Nguyên tắc:

+ Người miền Tây phóng khoáng thoải mái nên trong việc ăn uống cũng không quá
nghiêm khắc. Ông cha xưa từng dạy rằng “ Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”: khi ăn không
gác đũa lên chén ăn, không gõ đũa vào chén, không cắm đũa vào chén cơm, khi bới cơm
không bới đầy, ăn cơm không được bỏ xót cơm.

+ Mỗi bữa cơm đều không thể thiếu nước chấm là mắm, mắm có thể coi là món cứu đói
của người miền Tây, trong các bữa tiệc nhỏ hay lớn đều không thể thiếu hơi men của
rượu (rượu đế, rượu nếp....)

9
*Nét
dân
dã và
mộc mạc của miền Nam

- Người miền Nam rất tự nhiên trong việc thưởng thức món ăn. Họ có thể dọn cơm và
ăn ngay trên sàn nhà hoặc là trên bộ li quăng. Người miền Nam thường ngồi xếp bằng
dùng bữa, đây cũng là một nét đặc trưng về phong tục trong mâm cơm của người miền
Nam . Tuy nhiên họ vẫn bày biện mâm cơm ở nơi trang trọng mỗi khi có khách đến nhà
chơi, nhằm thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Vì thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú, văn hóa ẩm thực Nam Bộ thiên về sự
dư dả, các món ăn nghiêng về sự thoải mái khi ăn, ăn ngon miệng, ăn chơi của người
miền Nam. Tuy miền Nam chấp nhận rộng rãi những văn hóa ẩm thực của các vùng miền
khác, nhưng họ vẫn giữ dấu ấn riêng với nét dân dã đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
miền Nam của mình.

*Các nguyên liệu chính trong bữa ăn:

Người miền Tây hay sử dụng sữa dừa ( nước cốt dừa nước dão của dừa), khi nhắc về
miền Tây người ta thường nghĩ ngay đến các loại mắm (mắm cá linh, mắm ba khía, mắm
cá sặc...) và một số loại khô như khô cá phi, khô cá lóc, khô lò tho... Ẩm thực miền Nam
cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ, đặc biệt Cà Mau có rất nhiều loài cá,
tôm, cua nổi tiếng. Bên cạnh đó các món dân dã như: chuột đồng khìa nước dừa, đuông
dừa ngâm nước mắm, cá lóc nướng trui... là một phần đặc trưng ở nơi đây. Nó thể hiện
cách ăn uống đơn giản và mộc mạc của người dân. Người miền Tây thường tận dụng

10
những nguyên liệu có sẵn và dễ tìm như: bắp chuối, bông điên điển, cây súng ngó sen,
măng, năng...

Trong các bữa ăn người miền Tây thường ăn kèm theo các loại rau sống (rau muống, rau
hẹ, rau càng cua, rau má, rau cần..) và trái cây ( xoài chín, chuối, dưa hấu..)

VI. Ý nghĩa và vai trò của ẩm thực:

Ẩm thực miền Tây là một trong những yếu tố quan trong tạo nên chất lượng và thương
hiệu du lịch. Là một phần của bức tranh tổng thể của ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Miền
Tây Việt Nam thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt, cần cù , siêng
năng, sáng tạo luôn chăm chỉ hoạt động. Ẩm thực miền Tây là một yếu tố góp phần
quan trọng của văn hóa Việt( thể hiện ở những nét đẹp trong giao tiếp, cư xử trong bữa
ăn hàng ngày, bữa cỗ, bữa tiệc, cúng, giỗ). Góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị
văn hóa ẩm thực lâu đời. Để lại ấn tượng khó quên cho người dân và du khách về nét
riêng đặc trưng của ẩm thực miền Tây trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực
miền Tây góp phần mang văn hóa Việt Nam giao thoa, sánh vai với thế giới.

11
*Kết kuận :

Bên cạnh những món ăn cổ truyền, người miền Tây còn tiếp thu những món ăn của
người Chăm, người Khơme, người Hoa,…Họ đã tiếp thu, chế biến và sang tạo từ những
nguồn nguyên liệu có sẵn nhờ điều kiện thiên nhiên vô cùng phong phú và thuận lợi để
làm thêm những món ăn độc đáo. Ẩm thực miền Tây hấp dẫn bởi sự tươi ngon dồi dào
của nguyên liệu, sự giản đơn mộc mạc trong chế biến, thưởng thức đã mang một nét riêng
không pha lẫn tạo nên những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Giới
trẻ cần biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa ẩm thực Việt Nma
nói chung và miền Tây nói riêng. Miền Tây Việt Nam với cảnh đẹp dân dã, thanh bình
của thiên nhiên cùng nét giản dị mọc mạc của con người đã cho ra đời rất nhiều món ăn
tạo nên điểm ấn tượng riêng biệt của người dân nơi đây. Bên cạnh những món ăn cổ
truyền, người miền Tây còn tiếp thu những món ăn của người Chăm, người Khơme,
người Hoa,…Họ đã tiếp thu, chế biến và sang tạo từ những nguồn nguyên liệu có sẵn nhờ
điều kiện thiên nhiên vô cùng phong phú và thuận lợi để làm nên những món ăn độc đáo.
Món ăn ở đây có hương vị rất đặc trưng, những nguyên liệu dân dã có sẵn cùng cách chế
biến độc đáo đã tạo nên vị ngọt đặc trưng kết hợp với vị chua ấn tượng cùng vị mặn khó
quên . Ẩm thực miền Tây hấp dẫn bởi sự tươi ngon dồi dào của nguyên liệu, sự giản đơn
mộc mạc trong chế biến, thưởng thức đã mang một nét riêng không pha lẫn tạo nên
những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Nói đến Miền Tây người ta
thường nghĩ đến các các món như nắm cá linh, mắn ba khía, lẩu mắm, cá trê nướng trui...
những món ăn tuy có chút giản dị, mọc mạc nhưng mùi vị rất cuốn hút, thơm ngon và
khó quên. Bởi địa hình sông nước cùng thời tiết phong phú, nơi đây có phong phú nhiều
loại nguyên liệu có sẵn, các loại cá đồng, cá nước ngọt.... Bên cạnh đó Miền Tây còn nổi
tiếng với rất nhiều loại trái cây như bưởi, dừa, sầu riêng, ổi,... đó cũng là điểm thu hút
khách du lịch. Giới trẻ cần biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa
ẩm thực Việt Nam nói chung và miền Tây nói riêng được lan tỏa rộng rãi đến nhiều
người hơn. Để ẩm thực Việt Nam sánh vai với năm châu.

12
MỤC LỤC
I.Khái niệm ẩm thực :.......................................................................................................1
1. Ẩm thực miền Tây Nam :.............................................................................................1
2. Sự da dạng văn hóa ẩm thực miền nam :....................................................................1
3. Ẩm thực miền nam và những đặc trưng riêng :.........................................................2
II.Nguồn gốc xuất hiện:.....................................................................................................2
III.Văn hóa ẩm thực:.........................................................................................................3
IV.Các món ăn phổ biến của miền Tây :.........................................................................4
*Tính lễ hội :Những món ăn đặc trưng vào dịp lễ, tết của người Tây Nam Bộ
không thể thiếu là..........................................................................................................7
* Không gian ẩm thực miền Tây...................................................................................8
V. Ứng xử - Nguyên tắc trong ăn uống người miền Tây..............................................9
*Nét dân dã và mộc mạc của miền Nam....................................................................10
*Các nguyên liệu chính trong bữa ăn:.......................................................................10
VI. Ý nghĩa và vai trò của ẩm thực:...............................................................................11

You might also like