You are on page 1of 4

Vùng văn hóa Đông Bắc

Văn hóa vật chất


- Về ẩm thực :vùng Đông Bắc là vùng tập trung đa số của dân tộc Tày - Nùng , tùy theo từng tộc người mà
cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân vùng Đông Bắc có hương vị riêng . Bữa ăn của cư dân
vùng Đông Bắc mang đầy tính bình dị, gần gũi , nhân ái .
Như khi bất kỳ du khách nào đặt chân đến Cao Bằng cũng đều cảm thán về hương vị tuyệt vời sau
khi thử qua món vịt quay 7 vị nổi tiếng nơi đây . Sở dĩ món vịt quay này khác với những món vịt quay khác
là bởi vì vịt quay 7 vị Cao Bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất tỉ mỹ và công phu . Người dân Cao Bằng chọn
những con vịt vừa chắc thịt vừa phải sáng lông . Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng
đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này , thịt vịt phải được ướp với đủ 7 loại gia vị khác nhau và
những gia vị này cùng hòa quyện với nhau sau đó cho vào bụng vịt để quay cho gia vị thấm từ trong ra ngoài
. Quết một lớp mật ong thật đều lên vịt khiến cho vịt có một làn da óng ánh thơm ngon cùng với lớp thịt vừa
hồng đào được quay vừa chín tới đã tạo nên một mỹ vị nơi đây .
Và khi nhắc đến Hà Giang thì trong đầu ta hiện lên rất nhiều món ăn mang đậm nét đặc trưng nơi
đây như : thắng cố Hà Giang , thịt trâu gác bếp , cháo ấu tẩu , phở chua Hà Giang ..... nhưng khi đến vùng
đất Hà Giang món ăn mà bất cứ ai đến đây thử qua và khó lòng quên được thì phải nói đến món cháo ấu
tẩu . Cháo ẩu tẩu được làm từ gạo nếp nương trộn với gạo tẻ thơm kết hợp với chân giò lợn và củ ấu .Thứ
làm nên sư khác biệt giữa cháo ấu tẩu này với các loại cháo khác là nhờ vào hương vị đặc biệt đã thử khó
quên của nó . Cháo ấu tẩu có mùi thơm ngậy , vị bùi cay pha chút đăng đắng đặc trưng .Với cái lạnh giá trên
cao nguyên ở vùng Hà Giang những người dân nơi đây sẽ quây quần cùng nhau và thưởng thức món cháo ấu
tẩu nóng cùng nhau trò chuyện xua tan đi cái lạnh rét nơi đây .
Nói đến văn hóa ẩm thực vùng Đông Bắc không thể không nói đến món chả mực giã tay ở
Quảng Ninh đặc biệt nổi tiếng với câu ‘ chả mực giã tay , ngon say lòng người’ . Từ câu nói đó cũng
khiến ta cảm nhận được hương vị thơm ngon tuyệt vời của món chả này . Món chả mực làm từ những con
mực tươi ngon vừa được đánh bắt từ vùng biển Hạ Long , mực được giã thủ công bằng tay nên vẫn giữ được
độ ngọt của mực cùng kết hợp với thịt nạc thêm chút rau thơm và cớm giúp cho viên chả mực tăng thêm
hương vị đặc sắc . Thường thì mọi người sẽ ăn kèm chả với xôi trắng, cuốn ăn với bánh tráng ,rau sống hoặc
chỉ ăn không thôi cũng đủ làm say đắm lòng người .
Người dân vùng Đông Bắc mặc dù thức ăn chính là gạo tẻ , nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo
nếp cũng rất được chú trọng . Như món xôi trứng kiến là một trong những loại xôi nổi bật và mang đậm nét
ẩm thực quê hương vùng Đông Bắc , món ăn tưởng kinh dị nhưng lại ngon khó tả .Trứng kiến là một trong
những đặc sản nổi tiếng quý hiếm của vùng rừng núi Đông Bắc . Trứng kiến sau khi thu hoạch sẽ được rữa
sạch nhẹ nhàng và đảo chín với hành mỡ . Xôi nếp nương còn nóng hổi được trộn đều với trứng kiến vừa
nấu xong. Vị thơm béo, bùi bùi được kết hợp giữa nếp và trứng tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn, ngon
miệng khiến cho những ai đã từng nếm qua cũng khó lòng quên được hương vị tuyệt vời này .
Bên cạnh những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc nơi đây còn nổi tiếng với các loại rượu .
Nói đến rượu thì không thể nào bỏ qua rượu ngán đặc sản của vùng Hạ Long , Quảng Ninh . Bình thường
những món như ngán luộc , ngán nướng thôi ăn cũng đã rất ngon rồi , nhưng khi ngán được mang đi ngâm
rượu thì hương vị càng tuyệt hảo hơnn . Rượu được đánh với con ngán rồi đem hâm nóng . Rượu ngán có
mùi thơm, một mùi thơm khó tả mang đậm chất riêng của biển. Cái thú vị khi uống rượu ngán là được tự tay
điều chế . Một ly rượu ngán chuẩn phải có màu hồng, có vị hơi mằn mặn, chan chát, có mùi thơm thì mới
đúng là rượu ngán Hạ Long . Uống rượu ngán ăn tôm hấp, sò huyết, ghẹ luộc, cá nướng, chả mực, hay bất
cứ một loại hải sản nào cũng đều rất tuyệt vời .

Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nét đẹp làm đắm say biết bao lòng người. Những năm gần
đây, các tỉnh khu vực Đông Bắc và trung du miền núi Bắc Bộ đã và đang là một trong những điểm du lịch
hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé thăm. Một trong những điểm để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng du
khách chính là nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Mang trong mình một nền lịch sử truyền thống lâu đời, cùng
sự sáng tạo trong lao động để tạo nên nhiều món ăn đặc sắc mang dấu ấn vùng miền khiến cho những ai
từng được thưởng thức các món ăn nơi này đều có cảm nhận chung là rất độc đáo và thú vị .

- Về nơi ở : vùng núi phía bắc Việt Nam là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống . Qua hàng trăm
năm , cuộc sống của các dân tộc biến đổi ít nhiều nhưng kiến trúc nhà ở của họ vẫn giữ được nét văn hóa sơ
khai từ xưa đến nay.
Nếu ở Tây Nguyên , đồng bào các dân tộc có nhà Rông , thì ở vùng Đông Bắc Tổ quốc , đồng bào các dân
tộc Tày - Nùng có nhà sàn . Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống , giản dị , độc đáo nhưng phổ biến của người
Tày - Nùng ở các tỉnh như Lạng Sơn , Cao Bằng , Bắc Cạn ... Nhà sàn được chia làm hai kiểu : kiểu nhà sàn
4 mái ( tứ thiết ) và kiểu nhà sàn 2 mái . Kết cấu của của nhà sàn 4 mái phức tạp hơn nhà sàn 2 mái , hai mái
đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn hai mái chính . Bước vào thăm một ngôi nhà của đồng bào Tày- Nùng , ta sẽ
thấy cửa nhà sàn có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi , cửa chính đặt ở ngay cầu thang lên xuống, còn cửa
phụ là nơi ra bếp hoặc ra sàn phơi , cầu thang lên xuống thường được làm bằng tre gỗ , tuy nhiên số bậc bao
giờ cũng là lẽ .

Nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp, được sử dụng hợp lý để phục vụ đời sống con người. Nhà sàn
thường cao từ 7 đến 8 mét, chiều sâu từ 5 đến 9 hàng cột. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và
thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình.
Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng, máy tuốt lúa. Sân phơi thường làm bằng gỗ ván ở trước
nhà, vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi thóc, lúa, ngô khoai đồng thời cũng là chỗ để hóng mát ngắm
trăng... Nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nề nếp trật tự trong gia đình người Tày - Nùng. Bố cục trong
ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc của ngôi nhà (tính từ cửa
chính), nửa trên gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa
dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Trong nhà sàn thường có hai bếp, bếp chính và bếp phụ. Bếp chính
thường đặt ngay sau bàn thờ, bếp chính dùng để nấu nướng hằng ngày, còn bếp phụ bên cạnh xây bằng gạch
mộc, trát đất dùng để nấu rượu, nấu cám lợn. Những gian cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát,
thúng, chum nước ăn...Ðồng bào còn làm một thùng chứa nước bằng thân cây gỗ to, đục rỗng có thể chứa
được từ một đến hai gánh nước, nước này dùng để rửa chân tay khi khách lên nhà chơi.

Đồng bào nơi đây có phong tục dọn nhà theo lối thỏi . Từ xưa ông cha họ đã đặt ra quy định là nhà ở
chỉ có một của ra và một cầu thang lên xuống , khi đi hết cầu thang bước vào của nhà và đi sâu vào trong
nhà để ở từ đó các vật liệu làm nhà đều lấu đầu ngọn quay về hướng của ra vào “ vào ngọn ở gốc” . Chính
sự đặc biệt này đã tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa dựng nhà của đồng bào nơi đây khác với các đồng bào
nơi khác . Nó được gìn giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác những ngôi nhà sàn giản dị mộc mạc
đã trở thành truyền thống văn hóa tươi đẹp ở nơi đây .

Ở khu vực Đông Bắc còn có một kiến trúc vô cùng độc đáo đó là nhà trình tường ( hay nhà đất ) phố biến
với dân tộc H’Mông . Khác với những kiến trúc nhà của các dân tộc khác nhà trình tường đất của dân tôc
Mông mang những đặc trưng rất dễ nhận ra . Trên những dãy núi đá, những ngôi nhà của người Mông có
hàng rào đá bao quanh ,được lợp ngói âm dương hay lá nứa mang nét đặc trưng riêng biệt . Nơi đây là vùng
núi đá có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt về mùa đông giá rét ngôi nhà trình đất vừa kín đáo, chắc chắn,giúp
mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè .

Để tạo nên những bức trình tường độc đáo ấy, người Mông thường chọn lại đất có độ kết dính cao,
loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài
1,5m, rộng khoảng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Trong quá
trình này, người lạ và phụ nữ không được đến gần . Sau khi trình tường, cây cột cái và cây đòn được đưa
ngay lên nóc nhà ngay sau khi chặt từ rừng mà không đặt xuống đất. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan
trọng trong đời sống tâm linh của người Mông, nhất là trong tang ma. Cuối cùng là khâu lợp mái. Cùng với
tường đất, mái lợp bằng ngói hoặc tranh giúp ngôi nhà điều hòa nhiệt độ suốt trong năm .

Kiến trúc nhà của người Mông dù to hay nhỏ thì vẫn luôn thống nhất theo một khuôn mẫu gồm 3
gian chính và 2 cửa (cửa chính và cửa phụ ) tối thiểu có hai của sổ . Ba gian nhà chính được sắp xếp như
sau: Gian bên trái có bếp nấu nướng và buồng ngủ của chủ, gian bên phải là bếp sưởi và giường cho khách ,
gian giữa là gian rộng nhất để ban thờ tổ tiên, nơi tiếp khách và ăn uống của gia đình.Người Mông rất chú
trọng đến việc chọn đất để làm nhà và không làm hai ba nhà sát vào nhau, kể cả là anh em ruột. Vì người
Mông khi làm ma cho người thân theo tục lệ thổi khèn, kèn, tù và, vác nỏ đi vòng quanh nhà, 3 lượt đi, 5
lượt về (với nam giới); 5 lượt đi, 7 lượt về (với nữ giới) để xua đuổi ma đói khỏi về quấy rầy người chết. Do
vậy nếu làm nhà sát vào nhau, khi nhà có tang ma sẽ không thực hiện được phong tục do tổ tiên quy
định .Ngôi nhà được bảo vệ bằng hàng rào đá, quây quanh trên diện tích khoảng 200 - 300m2. Người dân
phải mất nhiều công sức nhặt những viên đá to, nhỏ xếp ken chặt nhau mà không phải dùng chất kết dính.
Cổng ra vào được làm bằng gỗ có mái che, cánh cổng có then cài hoặc thanh gỗ chống phía trong vào ban
đêm. Ngôi nhà của người Mông nơi đây khá chắc chắn từ hàng rào xung quanh đến bức tường đất trình, vừa
kín đáo vừa an toàn, vừa ấm áp khi tiết trời trở lạnh. Những ngôi nhà này có thể được truyền từ đời ông đến
đời cháu.
Không chỉ có kiến trúc độc đáo của nhà sàn và nhà đất mà vùng Đông Bắc còn có kiến trúc độc đáo không
kém đó là loại kiến trúc nữa nhà sàn nữa nhà đất của dân tộc Dao . Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc
: nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn. Nền đất người Dao được chia thành 2 gian : gian bên phải chứa chạn
bát, bếp, cối xay, cối giã ,kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà .Gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra
cửa giữa , mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn: phần này dùng làm nơi ngủ của các
thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ. Gian bên phải là buồng ngủ kề với gian này là
máng nước và buồng tắm . Gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn .Phần
sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là cửa ma. Lợn để cúng Bàn vương
được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này. Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn,
gà còn trâu, bò có chuồng riêng . Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền . Nhà ở
phản ánh quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính là kết quả của sự
thích ứng tự nhiên của người Dao Thông qua nhà ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc trưng tiêu
biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Tuy nhiên, trong
bối cảnh hiện nay nhà ở người Dao đang có nhiều sự biến đổi .

You might also like