You are on page 1of 2

MỞ ĐẦU

Ẩm thực Việt Nam là một kho tàng lớn với nhiều món ăn độc đáo. Không chỉ ngon,
đẹp mắt, hấp dẫn mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa Với đề tài này, chúng em muốn giới
thiệu với mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt
Nam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực. Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều
vĩ độ, chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc
điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập quán. Từ đó hình thành nền văn
hóa ẩm thực riêng cho từng miền
MIỀN NAM
Nam Bộ được mệnh danh là vựa lúa của đất nước ta, không chỉ cung cấp đủ cho người
dân địa phương mà còn góp phần quan trọng vào xuất khẩu
Thực phẩm chính là lúa gạo, thủy hải sản, râu quả. Món ăn Nam mang phong cách của
vùng sống nước hoang dã và hào sảng. Người dân thường sống dựa vào thiên nhiên,
tận dụng những nguồn thực phẩm của thiên nhiên theo mùa để đưa vào bữa cơm của
mình
Đa số món ăn của người Nam Bộ đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và cách
chế biến. Vị ngọt, béo trong nước cốt dừa chính là nét đặc trưng trong ẩm thực của
người miền Nam. Khẩu vị của người Nam Bộ khá rõ ràng vị nào ra vị nấy
Nếu như người miền Bắc yêu thích vị đậm đà, người miền Trung thích vị cay nồng thì
người miền Nam lại thích vị ngọt. Đường trở thành gia vị không thể thiếu trong các
món ăn khi chế biến.
MIỀN BẮC
Ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời
Món ăn của người Bắc có vị thanh tao, không nồng gắt, không quá cay và thường đề
cao độ tươi ngon tự nhiên của từng thực phẩm. Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là
thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác; món ăn có vị vừa phải,
không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ
MIỀN TRUNG
Đặc điểm văn hóa ẩm thực của miền Trung Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tính
cách của người dân nơi đây. Chính những môi trường khó khăn đó đã tạo nên khí chất
rất đặc biệt để tồn tại. Và họ phải chống chọi với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt.
Họ hiền lành, nhân hậu, chịu thương, chịu khó, đặc biệt tiết kiệm. Họ kiên trì từng
chút một, kiên trì, bền bỉ, tràn đầy nghị lực
Văn hóa ẩm thực miền trung luôn có nhiều những món ăn cay và mặn.
Đặc biệt ẩm thực xứ Huế có một điểm đặc biệt. Đó là chúng ảnh hưởng từ ẩm thực
Hoàng Gia nên rất cầu kỳ trong chế biến.
TRÀ VÀ CÀ PHÊ
Không chỉ vậy ở Việt Nam, trà,và cà phê là thức uống mang tính xã hội dồi dào nhất,
một gu thưởng thức tinh tế, một thú vui ẩm thực bình dị mà sang trọng của không ít
người
TRÀ
Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của
người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã
nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.
Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của
người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã
nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.
- Ở nông thôn, người bình dân hay uống trà xanh. Đó là những lá chè tươi, rửa
sạch, hãm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát
sành hút thuốc lào và nếu sang hơn, có thêm phong chè làm hoac kẹo cu đơ” xứ Nghệ.
Ở Nghệ an còn có tục uống “chè gay” hai cả cảnh lẫn lá hãm trong nước sôi. Trà được
ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống
- Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập
trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự
im lặng đã ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi
dùng trà. Khi đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó, vì trà đồng
nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy
nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ.
CÀ PHÊ

You might also like