You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

NHÓM 4
Đề bài: Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường

1
Mục Lục
1. Giới thiệu về dân tộc Mường ở Hoà Bình..................................................3

2. Ẩm thực người Mường trong bữa ăn hàng ngày.......................................3

a) Đồ ăn........................................................................................................3

b) Đồ uống....................................................................................................5

3. Ẩm thực người Mường trong lễ Tết............................................................6

a) Đồ ăn........................................................................................................6

b) Đồ uống....................................................................................................7

4. Các biện pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực dân tộc Mường....8

Tài liệu tham khảo............................................................................................10

2
1. Giới thiệu về dân tộc Mường ở Hoà Bình
Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, còn có
tên tự gọi là Mol (hoặc Mon, Moan, Mual, Mwanl), rất gần gũi với người Kinh
về văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc học, nhân chủng học. Người Mường có cùng
nguồn gốc với người Việt cổ, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông nhất
là ở tỉnh Hòa Bình chiếm khoảng 42% dân số. Là chủ nhân lâu đời nhất của
mảnh đất Hòa Bình nên bản sắc văn hóa của dân tộc Mường gắn liền với nét
văn hóa đặc sắc ở đây. Người Mường trên đất Hoà Bình mang trong mình một
sức sống mạnh mẽ, lâu bền với nền văn hóa vô cùng mộc mạc và giản dị nhưng
không kém phần đặc sắc và ấn tượng. Đồng bào Mường đã cùng nhau xây dựng
và phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cùng các anh em dân tộc khác tạo nên
một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Để tạo nên nét văn hoá riêng mang đậm bản
sắc người Mường thì không thể không nói đến nét văn hoá ẩm thực. Ẩm thực là
một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phong phú cho bản sắc văn hóa dân
tộc Mường ở Hoà Bình. Ẩm thực không chỉ là một niềm tự hào của những
người dân mà nó còn giúp gắn kết mọi người trên đất nước lại với nhau, tạo nên
sự tinh hoa và đặc sắc cho ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực của dân tộc Mường Hòa
Bình được tạo lên từ những món ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi
rừng, sông suối, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, sinh động
của con người mà thành nét độc đáo riêng biệt, hấp dẫn.

2. Ẩm thực người Mường trong bữa ăn hàng ngày

a) Đồ ăn
Trong đời sống hàng ngày thức ăn của người Mường cũng không quá cầu
kì từ các nguyên liệu cũng như các khâu chế biến. Bữa ăn của họ cũng giống
như đa số các dân tộc khác gồm: Rau – Cơm - Cá là ba loại thức phẩm chính,

3
cũng gần như giống các dân tộc khác ở Việt Nam – tính thực vật.Hạt lúa nương
là một loại lương thực quan trọng nhất trong đời sống của người Mường, họ hay
trồng lúa trên nướng các loại lúa họ hay trồng là:nếp quả Oàng, nếp Khe, nếp
Cú Pộôt, nếp Bản, nếp Boóng, nếp Trlông, nếp Diệu Hương – Đa số họ trồng
gạo nếp, vì thức ăn chính là sôi cũng như là để ủ cùng men nấu rượu, sau đó đến
các loại ngô, khoai, sắn…phục vụ cho chăn nuôi và dự trữ thức ăn.Họ thường
gói cơm hoặc sôi cùng với muối vừng bọc trong lá chuối hoặc lá rừng, rất tiện
lợi, cách ăn này đã giúp họ giản đơn thực phẩm trong một bữa cơm và còn rất
tiện lợi để mang theo khi đi làm nương dẫy. Thịt là nguồn thực phẩm hay xuất
hiện ở một dịp lễ hội quan trọng hoặc có một ngày đặc biệt nào đó, một số loại
thịt hay xuất hiện trên mân cơm là thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…còn hiếm xuất hiện
là thịt trâu, vì trâu là một loại gia xúc phục vụ trong đời sống nông nghiệp trồng
lúa nương của họ nên rất quan trọng. Một số loại rau thường được người
Mường sử dụng để bổ sung bữa ăn hàng ngày như: rau dền, rau tầm bốc, hoa
chuối...thường thì chế biến theo cách luộc lên và chấm với muối vừng. Còn cá
thì hay được người Mường đánh bắt ở các sông, hồ, hoặc cái khe suối, nguồn
thực phẩm này cũng không thường xuyên xuất hiện trên mân cơm vì từng khu
vực địa lý sẽ không có cá để đánh bắt.
Tuy giản dị và mang nhiều phong cách của hệ thức ăn thực vật chủ yếu
nhưng ẩm thực của người Mường rất đa dạng và độc đáo với nhiều món ăn
ngon thu, mùi vị hấp dẫn và đánh không những ngon mà còn mang đậm tính
cách của họ trên cả trong khâu chế biến và nấu nướng, họ rất mến khách nên khi
có khách họ tiếp đón rất nồng hậu bằng những gì đặc biệt nhất. Có thể kể đến
một số món ăn rất ngon như: Cơm lam – loại cơm được làm từ gạo và nướng
lên ống tre hoặc trúc, mùi vị gạo và mùi của tre hòa quyện với nhau tạo ra một
mùi vị hấp dẫn cộng với chấm muối vừng tạo nên một món tuy giản dị nhưng
rất ngon và nổi tiếng. Những món ăn từ chế biến thành nhiều món rất giản dị
như gà nướng, gà sáo với măng tre ngâm…cùng với hương vị gà đồi thịt chắc
thơm cùng với một hương liệu đặc trưng của núi rừng như: mắc khén, hạt dổi…

4
cho ra những mon ăn từ gà rất ngon và lạ miệng. Ngoài ra, một món nước chấm
đặc trưng được làm từ lòng cá sau khi làm sạch, sẽ được ướp với ớt, nghệ tươi
băm bỏ, quả và lá móc mật, muối hạt…. Điều đặc biệt là phải dùng chính mỡ
của con cá đó để xào lòng cá.Sau chế biến, nước chấm lòng cá sẽ có màu vàng
đậm của nghệ cùng vị béo ngậy của lòng cá. Vị đắng chát của rau rừng hòa
quyện với vị béo của lòng cá khiến món ăn độc đáo, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Các nét đặc trưng trong văn hóa ấy được duy trì qua rất nhiều thế hệ, được
gìn giữ và tôn tạo thêm tạo ra một nét đặc trưng rất riêng biệt của người Mường
ở Hòa Bình.

b) Đồ uống
Trong văn hoá ẩm thực dân gian của người Mường còn có các loại rượu
trắng, rượu cần, các loại nước từ cây rừng, nước chè uống tốt cho sức khoẻ và
dễ tiêu sau bữa ăn.
Các thức uống: Nước lá vối, nước gừng, nước ngô, nước gạo rang , nước
dừa , rượu cần, rượu mơ, rượu mật ong, rượu rắn...
Người Mường uống ít hoặc không uống trong bữa cơm thường ngày. Sau
mỗi bữa cơm, người ta thường sẽ uống một chén nước chè. Lá chè được phơi
khô và được dự trữ rất nhiều trong nhà và được người dân tận dụng lấy ở các
loại cây địa phương, cũng có khi người ta đi mua ở chợ hoặc mua ở cửa hàng
( ví dụ như ở Lương Sơn, người ta bán nhiều loại lá vối mà người Annam rất
thích dùng). Nhưng giữa các bữa cơm, nếu khát người ta sẽ uống nước, có thể là
nước pha chè hoặc pha vối.
Ngoài nước chè thì nước vối cũng là loại nước người Mường sử dụng hàng
ngày. Kể cả nước chè hay nước vối thì luôn được đun sẵn, có cả nước nóng và
nước nguội để trong siêu để khi có bạn bè hàng xóm qua chơi thì đem đi đun lại.
Ở trong nhà bao giờ cũng có một hay nhiều ống tre đựng nước treo ở góc nhà
để lúc nào khát thì uống.

5
Ngoài ra, rượu cũng là một loại thức uống của người dân Mường nhưng
không được dùng hằng ngày như những loại nước khác, mà chỉ khi tiếp đãi
khách hoặc có cỗ bàn thì mới dùng nhiều. Rượu của người Mường là thứ rượu
trắng được làm từ gạo, đôi khi được làm từ ngô. Rượu vò là thức uống đặc biệt
của người Mường dùng để đãi khách trong những ngày bình thường và kể cả
những dịp quan trọng. Rượu được làm bằng cách lên men và đạt tới độ cồn 15
đến 18 độ C thì có thể thưởng thức được.

3. Ẩm thực người Mường trong lễ Tết

a) Đồ ăn
Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường Hòa Bình được tạo lên từ những món
ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc
đáo, hấp dẫn. Đặc biệt là chúng ta phải kể đến những món ăn đặc sản vào ngày
lễ Tết. Vào những ngày lễ hội lớn, tết, đồng bào Mường thường đồ xôi ngũ sắc
với năm màu xanh – đỏ – tím – vàng – trắng thật đẹp mắt thì trong ngày tết bên
cạnh còn được xếp kèm với một đĩa hoa chuối xào, một hoặc hai bát canh
”loóng” chuối – là món canh được nấu bằng cây chuối rừng non, thái mỏng, nấu
với nước luộc lòng
Trong tất cả những bữa cỗ cộng đồng như ngày lễ hội, ngày tết truyền
thống của người Mường không thể thiếu "Cỗ lá"."Cỗ lá" là mâm cỗ cúng, thức
ăn được đặt trên lá chuối đã hơ qua lửa cho dẻo. Đồ ăn đặt trên cỗ cúng thường
là đồ cuốn gồm: Trứng và giò lợn thái lát mỏng, cùng rau thơm, hành lá. Không
thể thiếu xôi trắng trên mâm cỗ lá, xôi nếp gạo nương được đồ chín tới, gói
vuông vức trong tàu lá chuối đã hơ lửa cho mềm, xôi vừa thơm, vừa dẻo
Trang web Tin tức Thông tấn xã Việt Nam (2021) cho ta biết người
Mường có nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng, những ngày lễ tết của người xứ
Mường Hòa Bình không thể thiếu cỗ lá, đây là một cách thưc thể hiện về văn
hóa ẩm thực độc đáo nhất của dân tộc Mường. Nguyên liệu để làm nên một

6
mâm cỗ lá gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, có thể là lợn gà trâu bò… Tuy
nhiên đặc sắc nhất trong mâm cỗ lá của người Mường là lợn mường.
Thông tin từ trang web của Thư viện tỉnh Hòa Bình (n.d) cho thấy vào dịp
Tết cơm mới, người Mường làm các món ăn đặc sản như đĩa quéch, ngách lưỡi,
ốc cá. Tất cả các món này phải đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên trước khi ăn để tỏ
lòng hiếu thảo và sự no đủ của con cháu. Món ăn thường được chế biến cầu kỳ,
phong phú, không quá coi trọng cách trình bày mà tập trung vào nguyên liệu
nấu.
Vào dịp Tết năm mới và dịp giỗ cúng ma chay, tùy theo các làng, chì có
một hoặc hai nghi lễ ruộng đồng mang tính cách tư nhân đòi hỏi tế cúng, và
trong nhiều làng chỉ còn lại những buổi cúng lễ tập thể ở nhà thố lang, mà mỗi
người phải mang nộp phần đóng góp lễ đã quy định (Cuisinier & Jeanne, 1995).

b) Đồ uống

Rượu cần

Người Mường gọi rượu cần là “rạo tóng”. Rạo tóng có nguồn gốc từ rất xa
xưa, được dùng trong cuộc vui mừng thắng trận. Do quá trình phát triển xã hội,
rượu cần được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt vui nhà mới, vui đám cưới,
vui mừng tiếp khách và các lễ nghi tín ngưỡng.

Về cách làm rượu cần, theo sử thi Đẻ đất đẻ nước được miêu tả như sau:

“Lên đồi lấy rễ mật củ

Lên rừng rú lấy da cây mun

Dây da men, lá xà can

Lấy cỏ dạ lộng

Xuống dốc lấy cỏ rậm rì, rậm rạch

7
Cỏ bách giạ hợn

Cây dớn đen chân, đen tay

Đem về giã ra làm bột”

Trộn với bột gạo đem ủ, men dậy thơm thì đem cho vào chĩnh bịt kín để
ngấm ngấu mang ra đổ thêm nước vào, uống mừng thắng trận. Cách chữa say
thì:

“Xuống rậm lấy nắm ốc, xuống rộc lấy nắm ốc Wel” ăn vào khỏi say.

Ngoài các hình thức sinh hoạt ta thường bắt gặp như uống rượu trong tiếp
khách, mừng nhà mới, mừng đám cưới, ngày lễ ngày tết lồng với sinh hoạt rượu
cần là sinh hoạt giao tiếp và thi ca sôi động, vừa mang tính chất trữ tình, vừa
mang tính chất trào lộng, nhằm ca ngợi thành quả tốt đẹp, mối tình trong sáng.
Rượu cần còn đáp ứng những sinh hoạt khác ít biết đến như “rạo mụ”, tức là
loại rượu được làm bằng cách họ cho cơm rượu vào chiếc hũ nhỏ xíu, bịt kín
làm quai gọi là đóng dắng, treo ngược lên ở một nơi trong nhà, được ba đêm thì
rượu thơm thì cúng vía cho đứa trẻ mới lọt lòng gọi là vía Mụ.

Rượu cần trong các lễ hội đình chùa để cúng lễ cho các vị thần có công với
dân, với nước, mang ý nghĩa uống nước, nhớ nguồn và sau đó là cuộc liên hoan
đầy ước vọng của dân Mường với tâm linh hưởng lộc và mong phù hộ cho sự
làm ăn bình an thịnh vượng.

4. Các biện pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực dân tộc
Mường
 Thứ nhất, kết hợp việc bảo tồn, phát triển văn hóa ẩm thực tộc người
Mường ở Hòa Bình với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng những nhà bảo
tàng, nhà trưng bày giới thiệu đặc sản văn địa phương . Cùng với đó là bố trí các
cơ sở kinh doanh ăn uống để thực hành về các món ăn cho du khách xem và
thưởng thức.

8
 Thứ hai, tăng tính thẩm mỹ trong ẩm thực và đảm bảo an toàn thực phẩm,
gìn giữ những công thức gia truyền. Ví dụ như: cắt tỉa các hình dáng mang đặc
thù văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình, tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn.Đặc
biệt là các sản phẩm phải được chế biến cẩn thận và có nguồn gốc rõ ràng.
 Thứ ba, tăng cường công tác quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực dân tộc
Mường ở Hòa Bình. Cần có thêm nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá cho ẩm
thực thông qua các ấn phẩm du lịch, phương tiện truyền thông, điện ảnh, các sự
kiện giới thiệu văn hóa ẩm thực theo chủ đề vùng, miền; các cuộc thi tay nghề
giỏi...

9
Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hằng. (2008), Biến đổi một số giá trị văn hoá dân tộc Mường hiện
nay. Nghiên cứu trường hợp cộng đồng dân tộc Mường tại Huyện Lạc Sơn
– Tỉnh Hoà Bình. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học
Xã Hội và Nhân Văn - Khoa Xã Hội Học, Mã số: 60 31 30, tr 40, truy xuất
từ:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17063/5/
V_L2_01255_Noi_dung.pdf
Bùi Chỉ (2001), Tìm hiểu văn hóa ẩm thực dân gian mường Hòa Bình. NXB
Văn hóa dân tộc
Trọng Đạt (24/02/2021), Đặc sắc ẩm thực xứ Mường Hòa Bình, Tin tức Thông
Tấn Xã Việt Nam. Truy cập từ: https://baotintuc.vn/van-hoa/dac-sac-am-
thuc-xu-muong-hoa-binh-20210224135959473.htm
Nguyễn Thị Hằng. (2008), Biến đổi một số giá trị văn hoá dân tộc Mường hiện
nay. Nghiên cứu trường hợp cộng đồng dân tộc Mường tại Huyện Lạc Sơn
– Tỉnh Hoà Bình. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học
Xã Hội và Nhân Văn - Khoa Xã Hội Học, Mã số: 60 31 30, tr 40, truy xuất
từ:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17063/5/V_L2_01255_
Noi_dung.pdf
Đặng Văn Lung, Hoàng Anh Nhân, Vương Anh (2012), Đẻ Đất Đẻ Nước-Sử
Thi Mường, NXB Thông Tấn.
Tin tức thông tấn xã Việt Nam.(2021). Đặc sắc ẩm thực xứ Mường Hòa Bình.
Truy cập ngày 24/11/2021 tại: https://baotintuc.vn/van-hoa/dac-sac-am-
thuc-xu-muong-hoa-binh-20210224135959473.htm

10
Thư viện tỉnh Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình phần 10. Truy cập ngày 24/11/2121
tại: https://thuvienhoabinh.vn/Dia-chi-Hoa-Binh/Nghien-cuu-van-hoa-
tinh-Hoa-Binh/217-VAN-HOA-HOA-BINH-PHAN-10
Cuisinier & Jeanne. (1995). Người Mường: Địa lý nhân văn và xã hội học. Nxb
Lao động.
Nguồn tài liệu : https://vovgiaothong.vn/Tet-co-la-%E2%80%93-Net-van-hoa-
dac-sac-cua-nguoi-Muong-o-Hoa-Binh
Tạ Văn Thông, Tạ Quang Tùng (2021), Bách khoa toàn thư du lịch xứ Mường,
tạp chí nghiên cứu dân tộc vol 10, issue 3 từ
http://ncdt.hvdt.edu.vn/index.php/NCDT/issue/view/35
Jeanne Cuisinier (1995), Người Mường: Địa lý nhân văn và xã hội học (sách
nghiên cứu), Hà Nội, NXB Lao Động.

[1] “Đôi nét về dân tộc Mường.” http://thegioidisan.vn/vi/doi-net-ve-dan-toc-


muong.html (accessed Dec. 01, 2021).
[2] “Đặc sắc ẩm thực xứ Mường Hòa Bình | baotintuc.vn.”
https://baotintuc.vn/van-hoa/dac-sac-am-thuc-xu-muong-hoa-binh-
20210224135959473.htm (accessed Dec. 01, 2021).
[3] “Nét văn hóa ẩm thực xứ Mường.”
http://www.www.baohoabinh.com.vn/16/149669/Net-van-hoa-am-thuc-xu-
Muong.htm (accessed Dec. 01, 2021).
[4] TITC, “Văn hoá ẩm thực dân gian Mường - www.dulichvn.org.vn,”
https://dulichvn.org.vn/index.php/item/7561.
https://dulichvn.org.vn/index.php/item/7561 (accessed Dec. 01, 2021).
[5] lịch T. chí D., “Khám phá ẩm thực mâm cỗ lá người Mường-Tân Sơn,
Phú Thọ,” Tạp chí du lịch. http://vtr.org.vn/kham-pha-am-thuc-mam-co-la-
nguoi-muong-tan-son-phu-tho.html (accessed Dec. 01, 2021).
[6] Thông T. V. and Tùng T. Q., “ẨM THỰC MƯỜNG TRONG ‘BÁCH
KHOA THƯ DU LỊCH XỨ MƯỜNG,’” J. Ethn. Minor. Res., vol. 10, no. 3,
Art. no. 3, Oct. 2021, doi: 10.25073/0866-773X/562.

11
12

You might also like