You are on page 1of 11

NHÓM 3:

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: ẨM THỰC MIỀN NAM


1.Ẩm thực là gì? Nét đặc trưng của ẩm thực miền Nam?
A, Ẩm thực là gì
Ẩm thực (chữ Hán: 飲食, nghĩa đen là ăn uống)
Ẩm thực cũng có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, trở thành một
tập tục, thói quen, không chỉ là văn hóa vật chất mà còn là văn hóa tinh thần.
Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là
một nét văn hoá tự nhiên hình thành trong cuộc sống.

B, Nét đặc trưng của ẩm thực miền Nam


Nhắc đến văn hóa ẩm thực miền Nam chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến những món
ăn làm say đắm lòng người như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, hủ tiếu, … Mỗi món
ăn đều rất bình dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, thể hiện nhân sinh quan
của đất và người Nam Bộ.
Nam Bộ – thiên nhiên trù phú
Nam Bộ được mệnh danh là vựa lúa của đất nước ta, không chỉ cung cấp đủ cho
người dân địa phương mà còn góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Với mạng lưới
sông ngòi dày đặc cùng với những hệ thống sông lớn chảy qua và đường bờ biển
dài, Nam Bộ có nguồn thủy hải sản phong phú. Đặc biệt, Nam Bộ chịu ảnh hưởng
rõ rệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao, có 2 mùa mưa, nắng,
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tất cả những đặc điểm này của thiên nhiên đã góp
phần mang đến cho miền Nam nguồn thực phẩm phong phú đa dạng từ đó người
dân thỏa sức sáng tạo nên nhiều món ăn ngon.
Món ăn mang đậm phong cách hoang dã, phóng khoáng và đa
dạng
Thực phẩm chính là lúa gạo, thủy hải sản, rau quả. Món ăn Nam mang phong cách
của vùng sông nước hoang dã và hào sảng. Người dân sống dựa vào thiên nhiên,
tận dụng những nguồn thực phẩm của thiên nhiên theo mùa để đưa vào bữa cơm
của mình. Món ăn được chế biến từ thực phẩm đến từ thiên nhiên. Đặc biệt, là các
loại rau, đọt cây, các loại bông… có thể ăn sống, nấu canh, chấm, ăn lẩu.

Thức ăn theo mùa


Mùa nào thức nấy chính là đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ.
Mùa nước nổi và mùa gặt chính là 2 mùa mang đến nhiều sản vật làm nên điểm
cuốn hút của người miền Nam. Với mùa nước nổi, bạn sẽ thấy bữa ăn của người
Nam Bộ xuất hiện cá linh, bông điên điển, bông súng… Hoặc đến mùa gặt, là thời
điểm lý tưởng đến thưởng thức món cá lóc, cua đồng, rau đắng một cách ngon
nhất.
            

Khẩu vị của người Nam Bộ như thế nào?


Đa số món ăn của người Nam Bộ đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và
cách chế biến. Vị ngọt, béo trong nước cốt dừa chính là nét đặc trưng trong ẩm
thực của người miền Nam. Khẩu vị của người Nam Bộ khá rõ ràng vị nào ra vị
nấy. Điển hình như, món kho quẹt cũng sẽ mặn đến quéo lưỡi, hay vị cay thanh
của nước chấm có gừng.

Vị ngọt đặc trưng


Nếu như người miền Bắc yêu thích vị đậm đà, người miền Trung thích vị cay nồng
thì người miền Nam lại thích vị ngọt. Đường trở thành gia vị không thể thiếu trong
các món ăn khi chế biến. Nhiều món chè ngọt đậm nổi tiếng cũng có xuất phát
điểm từ Nam Bộ như chè bắp, chè bưởi, chè ba ba.

Phong cách chế biến và ăn tại chỗ


Một đặc trưng khác trong ẩm thực Nam Bộ đó chính là chế biến và ăn tại chỗ.
Người miền Nam cho rằng, thưởng thức món ăn kiểu này mới có thể tận hưởng
trọn vẹn hương vị dân dã của nguyên liệu. Một trong những món ăn thể hiện rõ nét
phong cách này chính là cá lóc nướng trui hay nồi canh chua cá lóc ngay sau buổi
tát đìa.
2, SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ẨM THỰC 3 MIỀN
Ẩm thực Việt nam - đất nước 83 triệu dân- có sự khác nhau giữa miền Bắc, miền
Nam và miền Trung. Tuy nhiên, có yếu tố thống nhất giữa các vùng:
1. Gạo đóng vai trò chủ đạo,
Gạo cần thiết trong bữa ăn thường ngày của người Việt cũng như các dân tộc khác
vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, người Việt cũng rất thích ăn các món mì, miến,
bún, phở. Người Việt thường dùng các món bún, mì, phở trong bữa sáng, thậm chí
trưa và tối, ở nhà, tại Nhà hàng hay trên các quán nhỏ bên đường. Phở, mì, bún …
có thể ăn khô, ăn nước, làm bằng các chất liệu khác nhau như bột gạo, bột mì, bột
khoai …và có nhiều hình dạng, kích thước to nhỏ khác nhau.
2. Đậm đà hương vị :
Bên cạnh các món ăn của người Việt luôn có những bát nước mắm, nước chấm
hoặc gia vị để ăn kèm. 
3. Hạn chế các món mỡ:
Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng về món ăn Việt Nam là hầu hết đều
hạn chế sử dụng các loại dầu mỡ, chất béo. Thành phần chất béo hòa tan sẽ ngăn
cản quá trình hấp thu các chất, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết
áp,...Những món Việt dường như đa phần sử dụng rau, củ, không sử dụng nhiều
nguyên liệu thịt giống các nước phương Tây.
4. Sự cân bằng trong từng món ăn:
Dù cách chế biến đơn giản nhưng món Việt luôn có sự hài hòa giữa các vị mặn,
ngọt, chua, cay. Nếu chế biến từ nguyên liệu có độ thanh mát như ốc, tôm, cua,
thịt,... thì sẽ kết hợp với gia vị có tính nóng như gừng, tỏi, rau răm, hành,... để cân
bằng âm dương.
3, SỰ KHÁC NHAU CỦA ẨM THỰC 3 MIỀN
A, Sự tinh tế của ẩm thực miền Bắc
Người miền Bắc thường nấu món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Khi
thưởng thức sẽ thấy đâu đó sự yên bình của thôn quê, nét văn hóa truyền thống nhẹ
nhàng êm ái.
Món ngon: Bún mẹt
Món ăn miền Bắc rất chú trọng vào những món trong ngày lễ Tết. Một mẫm cỗ đầy
xôi thịt ngũ quả được xem như truyền thống của người miền bắc. Phong tục luôn
được gìn giữ nó gửi gắm cả vào những món ngày tết như bánh trưng, thịt mỡ, dưa
hành, dò lụa,... Một đặc trưng nữa rất Bắc bộ chính là những món quà bánh. Đây
không phải là những món ăn để no những nó lại đem lại cho người ta nhiều háo
hức. Những chiếc bánh gói gắm lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi
người dân xứ Bắc. 
Nếu người miền Trung ăn cay, người Nam Bộ ăn ngọt thì gia vị không thể thiếu
của Bắc Bộ là bột ngọt. Hơn nữa, trong các món ăn của người miền Bắc sẽ xuất
hiện nhiều hơn các món kho mặn, đậm đà hương vị, thích hợp để ăn với cơm nắm
thay vì những món ăn chơi như miền Trung hay Nam Bộ.
B, Đậm đà món miền Trung
Người miền Trung nổi tiếng với hai loại ẩm thực đó là ẩm thực cung đình và ẩm
thực dân gian. Ẩm thực cung đình được phát triển lên từ ẩm thực dân gian. Những
món ăn được tạo hình hấp dẫn có hồn có khi bạn còn không muốn thưởng thức mà
chỉ muốn ngắm nhìn.
Ẩm thực cung đình Huế chỉ muốn ngắm nhìn 
Khẩu thực- Nhãn thực - Tâm thực là ba tiêu chí thưởng thức món miền Trung.
Khẩu thực là thưởng thức bằng miệng, Nhãn thực là thưởng thức bằng mắt, Tâm
thực là thưởng thức bằng tấm lòng. Bất kể món ăn nào của miền Trung đều có cách
thức trình bày rất đẹp mắt cuốn hút.
Người miền Trung có thói quen ăn cay và hầu hết các món đều sử dụng gia vị
này.Do đó mà có thể hiểu được vì sao, trong bữa ăn của người miền Trung luôn có
một chén mắm ớt tỏi hay một dĩa ớt trái tươi đi kèm.

C, Nét ẩm thực đa dạng của miền Nam


Món ăn của người miền Nam rất đơn giản, ít cầu kỳ.Những món ăn ở đây hết sức
đa dạng, có thể nói là biến hóa với vị ngọt, cay, béo.
Thưởng thức các món miền Nam bạn sẽ cảm thấy có cảm giác sông nước hoang
dã, đơn giản nhưng hấp dẫn.Bạn có thể sẽ chưa quen với vị ngọt của các món ăn
miền Nam vì họ thường cho đường hay nước dừa vào món ăn. Khi quen rồi bạn sẽ
thích thú với vị béo không ngậy, ngọt đậm miệng rất đặc trưng nơi đây.
Ẩm thực miền Nam là sự hòa trộn từ văn hóa miền Bắc, Trung lẫn các dân tộc
khác như Chăm, Khmer và người Hoa. Với sự phóng khoáng, cởi mở, những món
ăn từ khu vực khác rất dễ du nhập và được biến tấu sao cho hợp khẩu vị. Người
miền Nam ưa thích vị ngọt nên hầu như các món ăn đều có nêm đường.

Khẩu vị của con người nơi đây rất quyết liệt, vị mặn với họ đều dùng nước mắm
nguyên chất, các món kho quẹt đến đóng ván muối. Còn nếu nói đến vị cay thì đôi
khi, người miền Trung còn không thể sánh được nơi đây.

Một số món ăn nổi bật của ẩm thực miền Nam

Ẩm thực miền Nam nổi tiếng khắp bốn phương với những cái tên mà chỉ nhắc đến
thôi là đã gợi lên bao ký ức về mỹ thực.
Hủ tiếu Mỹ Tho

Nhắc đến ẩm thực miền Nam không thể không nhắc đến món hủ tiếu, đặc biệt là hủ
tiếu Mỹ Tho thu hút bao nhiêu thực khách khi đến với vùng đất Mỹ Tho.

Hủ tiếu Mỹ Tho có thể ăn khô hoặc với nước.


Hủ tiếu nơi đây trở nên nổi tiếng nhờ hương vị đủ đầy được trau chuốt từ khâu
chọn bột làm ra cọng bánh đến nồi nước lèo chế biến kỳ công. Nước lèo của hủ
tiếu Mỹ Tho có vị ngọt của xương sau khi được ninh kỹ, lại thêm hương vị thịt và
khô mực nướng cùng một số nguyên liệu như gan, lòng non,... và gia vị đặc trưng
tạo nên một bát hủ tiếu trọn vị.

Tô hủ tiếu Mỹ Tho trước đây ngoài thịt và bao tử thì đầu bếp còn chẻ đôi con tôm
bày lên để trong cho bắt mắt nhưng giờ đây, một số quán thay tôm bằng những
miếng sườn hoặc trứng cút.

Hủ tiếu Nam Vang

Ngoài món hủ tiếu nổi tiếng của Mỹ Tho thì hủ tiếu Nam Vang cũng được rất
nhiều người miền Nam yêu chuộng. Đây là món ăn xuất phát từ ẩm thực
Campuchia, được biến tấu sau khi du nhập vào miền Nam.
Nét nổi bật của hủ tiếu Nam Vang chính là lòng lợn và thịt bằm.
Nước lèo của hủ tiếu Nam Vang lấy vị ngọt của xương heo làm cốt kết hợp với rau
củ, mực khô và tôm khô tạo nên một vị ngọt thanh, đậm đà. Mỗi sợi hủ tiếu dai
ngon thấm vị, quyện với nước lèo trong veo đã giữ chân bao thực khách lại với ẩm
thực Nam Bộ.

Cá lóc nướng trui

Khi đến với vùng Nam Bộ, bạn không thể không thử món đặc sản trứ danh này.
Vào mùa gặt, cá lóc được bắt từ các đồng ruộng và sơ chế kỹ lưỡng rồi xiên qua
thanh tre, cuối cùng đem vùi trong rơm khô nướng chín mà không cần tẩm ướp gia
vị. Sau khi nướng chín, người dân chỉ cần bóc lớp da bị cháy là có thể thưởng thức
những thớ thịt cá ngon ngọt bên trong cùng với đọt sen giòn giòn và nước mắm tỏi
ớt.

Chuột đồng nướng

Lại một món ăn đặc biệt nữa đến từ mùa lúa chín, đó là chuột đồng nướng. Đây là
một món ăn thể hiện rõ nét mộc mạc, chân chất của ẩm thực miền Nam. Nguyên
liệu quen thuộc làm nên một món ăn xuất sắc nhưng chắc hẳn nó sẽ làm một vài
người không dám thưởng thức khi nghe đến.

Đừng ngại nhé! Nguồn lương thực chủ yếu cả chuột đồng là lúa vì vậy nên thịt của
nó rất thơm. Và để có được món chuột đồng nướng thơm ngon, mỗi chú chuột đều
phải trải qua quá trình sơ chế, tẩm ướp gia vị rồi nướng trên lửa than đến khi chín
vàng. Miếng thịt chuột dai dai và ngọt thịt ngon chuẩn vị khi ăn kèm với rau sống
cùng nước chấm tỏi ớt cay nồng đặc trưng.
Đuông dừa

Một đặc sản khác đến từ Bến Tre có chung đặc điểm như chuột đồng nướng chính
là đuông dừa. Rất nhiều đã phải khóc thét khi nhìn thấy những con đuông dừa béo
tròn, núc ních nhưng một khi đã thưởng thức một lần thì không thể quên đi hương
vị béo ngậy của nó.

Đuông dừa tẩm nước mắm - Mỹ thực ẩn sau vẻ bề ngoài.

Vì thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú, văn hóa ẩm thực Nam Bộ thiên về
sự dư dả, các món ăn nghiêng về sự thoải mái khi ăn, ăn ngon miệng, ăn chơi của
người miền Nam. Tuy miền Nam chấp nhận rộng rãi những văn hóa ẩm thực của
các vùng miền khác, nhưng họ vẫn giữ dấu ấn riêng với nét dân dã đặc trưng trong
văn hóa ẩm thực miền Nam của mình.

You might also like