You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: Văn hóa ẩm thực vùng Nam Bộ
GVHD : ĐỖ THÙY TRANG
SVTH :

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 30 Tháng 5 Năm 2021


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Điểm:
…………….
KÝ TÊN

Đỗ Thùy Trang

PHỤ LỤC :
Page | 2
A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


B. NỘI DUNG

1. Chương 1. Cơ sở lí luận chung

1.1 Giới thiệu chung về văn hóa ẩm thực Cà Mau

1.2 Vị trí địa lí

1.3 Nét sơ lược về dân tộc ảnh hưởng dến văn hóa âm thực Cà Mau

2. Chương 2. Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực vùng Nam Bộ

2.1 Khái quát về văn hóa ẩm thực Nam Bộ

2.2 Khẩu vị người Nam Bộ

2.3 Phong cách ăn uống người Nam Bộ

2.4 Khái quát về văn hóa ẩm thực Cà Mau

2.5 Những món ăn nổi tiếng Cà Mau

2.5.1 Cá lóc nấu cơm mẻ

2.5.2 Lẩu mắm U Minh

2.5.3 Bánh ú tre

2.5.4 Lươn xào sả ớt

Page | 3
3. Chương 3. Giải pháp nâng để lưu truyền và nâng cao chất lượng, phát
triển ẩm thực của vùng Nam Bộ

3.1 Giải pháp bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống của vùng Nam
Bộ

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng ẩm thực của Nam Bộ
C. KẾT LUẬN

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ẩm thực là một khái niệm, theo nghĩa Hán Việt thì Ẩm nghĩa là uống,
thực nghĩa là ăn, dịch ra có nghĩa là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt
về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc.
Ẩm thực cũng có nghĩa là một nên văn hóa ăn uống của một dân tộc, trở
thành một tập tục, thói quen, không chỉ là văn hóa vật chất mà còn là
văn hóa tinh thần.
Ẩm thực chứa đựng một nền văn hóa riêng biệt của từng quốc gia, từng
vùng miền mà khi đặt chân đến đâu bạn cũng muốn khám phá văn hóa.
Ở mỗi nơi khi thưởng thức thức ăn của họ, bạn sẽ cảm nhận được văn
hóa ăn uống, tập tục, thói quen của họ được hình thành qua lịch sử, khí
hậu hay sự du nhập ảnh hưởng của từng đất nước.
Nền văn hóa ẩm thực được hình thành từ các yếu tố theo thời gian như
lịch sử, vị trí địa lý, khí hậu mỗi quốc gia hay hình thành từ sự du nhập,
ảnh hưởng từ những nơi khác.
Nói một cảnh tổng quát thì văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm
trong tổng thể khắc một số nét cơ bản, đặc trưng của một gia đình, làng
xóm, vùng miền, quốc gia… Thông qua văn hóa ẩm thực cũng có thể
nhìn được cách ứng xử trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn,

Page | 4
như ông bà ta đã có câu “qua ăn uống mới thấy con người đối đãi với
nhau như thế nào”.
Ở Việt Nam có vùng đất Nam Bộ với địa hình thuận lợi, kênh rạch chằng
chịt đã biến nơi đây trở thành vùng đất màu mỡ, đa sinh thái giàu thủy
hải sản. Từ những nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú ấy, người dân
Nam Bộ đã chế biến thành các món ăn khác nhau làm nên kho tàng văn
hóa ẩm thực Nam Bộ đa dạng phong phú.
Đối với nơi đây, yếu tố sông nước gần như là linh hồn của vùng đất màu
mỡ này, sông nước mang lại nguồn tài nguyên phong phú đối với văn
hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng, góp phần tạo nét đặc sắc
riêng, tính phong phú và sáng tạo của kho tàng ẩm thực.
Trong đó Cà Mau là một trong những nơi thể hiện rõ nét và hội tụ
những đặc điểm của vùng Nam Bộ. Cà Mau – vùng đất Phương Nam
không chỉ giàu có, trù phú về rừng và biển, mà nơi đây còn được mệnh
danh là vùng đất có “Cá bạc, tôm vàng”. Chính sự phong phú về động
thực vật trên rừng, dưới biển đã góp phần tạo nên những món ăn ngon,
dân dã, mang đậm hương vị quê hương.

Trong ẩm thực hàng ngày, người Cà Mau thường có một câu nói cửa
miệng “Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Chúng ta dễ dàng
nghe nhắc đến câu nói này ở khắp vùng sông nước Cà Mau, bởi lẽ trong
bữa ăn hàng ngày của người Cà Mau thông thường chỉ là các món: canh,
kho, luộc, xào, chiên, nướng. Sau khi ăn và cảm nhận hương vị, nhiều
người có cùng ý kiến và cho rằng những món “nướng, chiên, xào, luộc”
là những món ngon được xếp hàng đầu.
Chính vì những đặc điểm đó nên Cà Mau chính là nơi nhóm em tìm hiểu
và phân tích từ đó nói lên được nền ẩm thực Cà Mau nói chung và miền
đất Nam Bộ nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Miền Nam Bộ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng của các thực
khách khi đặt chân đến vùng Nam Bộ. Bởi vì những món ăn nơi đây
được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có của vùng sông nước nơi

Page | 5
đây. Trong đó phải kể đến Cà Mau một trong những nơi thể hiện rõ nét
nền ẩm thực Nam Bộ.
Sở hữu vị trí địa lý đặc biệt do đó văn hóa ẩm thực của Cà Mau cũng có
nét riêng khác biệt. Đến với du lịch Cà Mau để thưởng thức các món ăn
ngon cũng là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu
hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Người ta nói “Đi thăm miền trung nhớ ghé Cà Ná/ Muốn ăn tôm cá thì
về Cà Mau”. Câu ca dao ca ngợi sự phong phú của Cà Mau về tài nguyên
thủy hải sản làm cho du khách khắp mọi nơi phải ngất ngây trước sự
hào sản và độc đáo trong mỗi món ăn mà địa phương mang lại. Vì thế
nên, người ta sẽ không cần phải bâng khuâng lo lắng “ăn gì?” khi đến
với vùng đất địa đầu cực Nam. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và
đa dạng đã đem đến cho đất và người Cà Mau nguồn lợi thủy hải sản
dồi dào. Sản xuất thủy hải sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại
nhiều nguồn ngoại tệ và đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất
khẩu thủy hải sản cao nhất nước.
Là một vùng đất tồn tại song song hai hệ sinh thái mặn và ngọt đã hình
thành nên những sản phẩm du lịch đặc trưng cho cả hai hệ sinh thái.
Đến với hệ sinh thái ngập ngọt ở vùng Vườn Quốc gia U Minh Hạ du
khách sẽ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ nguồn lợi sinh
vật như cá lóc nướng trui, lương um rau ngổ, lẩu mắm cá đồng, chuột
đồng chiên sả, ếch đồng xào sả ớt, cá rô chiên xù, gỏi nhộng ong,… Hệ
sinh thái ngập mặn sẽ đưa du khách đến với vùng Đất Mũi quanh năm
nắng gió và thưởng thức các món ăn đặc trưng được chế biến từ hải sản
như cua gạch (được tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings xếp vào top 50
món ngon tiêu biểu của Việt Nam), tôm tít nướng, tôm hấp nước dừa,
cá nâu kho trái giác, cá thòi lòi nướng muối ớt, ốc len xào dừa, bồn bồn
xào tép, mắm ba khía, chả trứng mực, hàu sữa nướng mỡ hành, cá dứa
kho tộ, cá ngát nấu lá vang, sò huyết rang me…
Văn hóa ẩm thực đường phố Cà Mau cũng là một nét đặc biệt lôi cuốn,
do Cà Mau là vùng đất cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh – Hoa –
Khmer. Sự dung hợp và tiếp biến văn hóa đã hình thành nên một số
món ăn mang sự pha trộn hết sức thú vị như bún nước lèo, bánh tằm
Page | 6
cay, lẩu mắm, hủ tiếu, bún riêu cua, bánh canh ghẹ,… bên cạnh các món
ăn vặt truyền thống như bánh cam bánh cồng, chuối chiên, chuối
nướng, bánh bò sữa, bánh khéo, vai vạc, cốm dẹp, bánh ống lá dứa…
Đối với khách du lịch trên mọi miền đất nước, văn hóa ẩm thực Cà Mau
đã rất sớm trở thành một thương hiệu nổi bật, chiếm lòng tin bởi sự uy
tín và chất lượng hàng đầu. Vì thế nên không phải ngẫu nhiên mà những
gian hàng hội chợ về du lịch trưng bày các sản phẩm đặc sản, hay một
chương trình ẩm thực nào đó của Cà Mau được khách du lịch và các nhà
chuyên môn đánh giá cao và lưu ý đến. Chính những nét tinh hoa của
nghệ thuật ẩm thực cũng góp phần tôn vinh, quảng bá Du lịch Cà Mau
đến với du khách trong và ngoài nước.
Nét ẩm thực Cà Mau đã nói lên phần nào về ẩm thực Nam Bộ, cũng như
nền ẩm thực nước nhà. Cũng với điều đó, việc phát triển nền ẩm thực
nước nhà vươn ra thế giới vẫn là một thách thức to lớn, luôn phải đổi
mới và sáng tạo, cùng với đó vẫn giữ được nét riêng. Đặc biệt trong thời
kì Covid-19 hiện nay, đã trở thành một phần trở ngại, nhưng không vì
thế mà đánh mất đi sự phát triển của nền ẩm thực Nam Bộ nói chung và
Việt Nam nói chung.

3. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp phân tích – tổng
hợp, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp phân tích – tổng
kết kinh nghiệm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ẩm thực
- Phạm vi nghiên cứu:
+Không gian: Nam Bộ
+ Thời gian: Hiện nay
+ Chủ thể: Người Việt sống ở Nam Bộ và ngoài Nam Bộ

B. NỘI DUNG
Page | 7
1.Chương 1. Cơ sở lý luận chung:
1.1 Giới thiệu chung về văn hòa ẩm thực Cà Mau:
Cà Mau – vùng đất Phương Nam không chỉ giàu có, trù phú về
rừng và biển, mà nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “Cá
bạc, tôm vàng”. Chính sự phong phú về động thực vật trên rừng,
dưới biển đã góp phần tạo nên những món ăn ngon, dân dã,
mang đậm hương vị quê hương.
Các thức ăn thời kỳ khẩn hoang mang cái hồn quê mộc mạc của
người nông dân. Trong ẩm thực hàng ngày, người Cà Mau
thường có một câu nói cửa miệng “Nhất nướng, nhì chiên, tam
xào, tứ luộc”. Chúng ta dễ dàng nghe nhắc đến câu nói này ở
khắp vùng sông nước Cà Mau, bởi lẽ trong bữa ăn hàng ngày của
người Cà Mau thông thường chỉ là các món: canh, kho, luộc, xào,
chiên, nướng. Sau khi ăn và cảm nhận hương vị, nhiều người có
cùng ý kiến và cho rằng những món “nướng, chiên, xào, luộc” là
những món ngon được xếp hàng đầu.

1.2 Vị trí địa lý:


Là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có rừng, có
biển, sông, ao, đìa nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật nước
mặn, nước ngọt và nước lợ, có cả những loài sống trên trời, dưới
đất và dưới nước, như: cá lóc, cá trê, cá rô, cá dứa, cá nâu, cá
kèo, tôm, cua, ghẹ, sò huyết, hàu, nghêu, vọp, rùa, rắn, le le, dơi,
chim, chuột...và thậm chí người ta còn ăn cả một số loài côn trùng
như: đuông chà là, nhộng ong, dế, sâm đất…Hầu như loại nào
cũng có thể chế biến thành thức ăn ngon. Ngoài những loại tươi
sống, ở Cà Mau còn nổi tiếng với các loại dưa, mắm như: mắm
lóc, mắm tép, dưa bồn bồn, ba khía muối, cá khô, tôm khô…

Page | 8
Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có
5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất
mặn và đất kênh rạch.
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven
biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km.
Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu
trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy
mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77%
rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long[9].
Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô

1.3 Nét sơ lược về dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của Cà Mau

Sở hữu vị trí địa lý đặc biệt do đó văn hóa ẩm thực của Cà Mau
cũng có nét riêng khác biệt. Đến với du lịch Cà Mau để thưởng
thức các món ăn ngon cũng là một trong những sản phẩm du lịch
văn hóa độc đáo, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Người ta nói “Đi thăm miền trung nhớ ghé Cà Ná/ Muốn ăn tôm cá
thì về Cà Mau”. Câu ca dao ca ngợi sự phong phú của Cà Mau về
tài nguyên thủy hải sản làm cho du khách khắp mọi nơi phải ngất
ngây trước sự hào sản và độc đáo trong mỗi món ăn mà địa
phương mang lại. Vì thế nên, người ta sẽ không cần phải bâng
khuâng lo lắng “ăn gì?” khi đến với vùng đất địa đầu cực Nam. Với
tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng đã đem đến cho đất
và người Cà Mau nguồn lợi thủy hải sản dồi dào. Sản xuất thủy hải
sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại nhiều nguồn ngoại

Page | 9
tệ và đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy hải
sản cao nhất nước.
Văn hóa ẩm thực đường phố Cà Mau cũng là một nét đặc biệt lôi
cuốn, do Cà Mau là vùng đất cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh
– Hoa – Khmer. Sự dung hợp và tiếp biến văn hóa đã hình thành
nên một số món ăn mang sự pha trộn hết sức thú vị như bún nước
lèo, bánh tằm cay, lẩu mắm, hủ tiếu, bún riêu cua, bánh canh ghẹ,…
bên cạnh các món ăn vặt truyền thống như bánh cam bánh cồng,
chuối chiên, chuối nướng, bánh bò sữa, bánh khéo, vai vạc, cốm
dẹp, bánh ống lá dứa…

2.Chương 2. Văn hóa ẩm thực Nam bộ :


2.1 Khái quát về văn hóa ẩm thực Nam bộ:
Đặc điểm về địa hình và cuộc sống đã định hình nên nền văn minh sông
nước nơi đây. Miền Nam Bộ với nguồn lương thực – thực phẩm chính là
lúa, cá và rau quả.
Từ sự phong phú, dư dật ấy mà trải suốt quá trình khai hoang dựng
nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người Nam Bộ cho dù trong
hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc, họ không ngừng khám phá và sáng
tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng
ngon một cách có bài bản từ những đặc sản của địa phương.
Tất cả các món ăn Nam bộ đều mang phong cách của vùng sông nước
phương Nam vốn rất hoang dã, hào phóng. Chỉ cần những nguyên liệu
đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn
của vùng đất này.

Page | 10
2.2 Khẩu vị của người Nam bộ:
Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ăn uống miền Bắc, miền
Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Các món ăn từ những vùng
miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu khá nhiều.
Với vị mặn, người trong Nam dùng nước mắm nguyên chất, kho quẹt thì
kho mặn đến đóng váng muối, vị cay thì dùng loại ớt cay xé lưỡi, ớt trái
cay nồng.
Điểm nổi bật trong khẩu vị của người Nam không chỉ có vị ngọt đến
ngọt ngây, ngọt gắt của những món chè rưới đẫm nước cốt dừa béo
ngậy, mà khi ăn chua họ cũng nêm gia vị chua đến nhăn mặt, còn đắng
thì đắng như mật.
Thậm chí món ăn cũng phải nóng đến “vừa thổi vừa ăn”. Sở dĩ ngày
trước người miền Nam có khẩu vị như vậy bởi thời khai khẩn đất hoang
họ phải làm lụng vất vả, cuộc sống cực kỳ gian nan, dữ dội. Nay khẩu vị
của người Nam đã thay đổi ít nhiều, các món ăn nhạt hơn nhưng vẫn
giữ lại những dấu ấn ẩm thực từ thời xưa với những món ăn như mắm
kho, lẩu mắm, cá lóc nướng trui, rắn nướng lèo…

Page | 11
Khẩu vị, cùng cách thưởng thức cố hữu của người Nam Bộ luôn hiển
hiện từ những bữa cơm gia đình đầm ấm và luôn gây ấn tượng mạnh
mẽ đối với những vị khách lần đầu đặt chân cho đến những nhà hàng
sang trọng đến vùng đất này.

2.3 Phong cách ăn uống người Nam Bộ:


Những người con Nam Bộ với lối sống tự do, phóng khoáng sở hữu một
phong cách thưởng thức có phần giản dị và gần gũi so với các vùng miền
khác. Về nơi ăn, những bữa cơm thường ngày trong gia đình có thể ở
bất cứ đâu, từ trên bàn, hoặc trên sàn nhà, cho đến những buổi nhậu
chơi cùng bạn bè có thể trải đệm dưới gốc cây trong sân vườn hay ngoài
đồng, tùy thích. Thế nhưng, nếu nhà có đám, tiệc mặc nhiên cỗ bàn
được rất nghiêm chỉnh, tinh tế trong tứng chi tiết, không được xuề xòa
để thể hiện lòng quý mến của mình đối với khách mời, tạo nên nét văn
hóa rất riêng mà cũng rất chung, hài hòa giữa phong tục truyền thống
với đặc điếm văn minh vùng sông nước, khách đến nhà trong giấc cơm
thì cùng ngồi xuống ăn coi như “thêm chén, thêm bát”, họ tình cảm vì
vậy trong cách ăn uống cũng không câu nệ chuyện lễ nghi
Phong cách ăn uống của người Nam Bộ là kết quả của sự giao hòa giữa
những giá trị dân tộc khác nhau của một vùng đất mới, là sự dung hợp
Page | 12
và kết tinh giữa vốn truyền thống của ta với sự giao lưu ảnh hưởng qua
lại với các tộc người cùng chung sống trên vùng đất sông nước này.
Cũng chính vì vậy mà phong cách ăn uống đặc trưng của nhân dân Nam
Bộ tuy mang nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang sắc thái Nam Bộ rõ nét
và làm tăng thêm giá trị cho sắc màu văn hóa vùng đất phương Nam.
2.4 Khái quát về văn hóa ẩm thực Cà Màu:
Cà Mau – vùng đất Phương Nam không chỉ giàu có, trù phú về rừng và
biển, mà nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “cá bạc, tôm
vàng”. Chính sự phong phú về động thực vật trên rừng, dưới biển đã
góp phần tạo nên những món ăn ngon, dân dã, mang đậm hương vị quê
hương.
Ngày xưa, các món ăn hàng ngày của người Cà Mau, nhất là vùng
nông thôn được chế biến rất đơn giản, không cầu kỳ, tỷ mỷ, công phu
trong cách trang trí nhưng lại rất hấp dẫn bởi nguyên liệu tươi sống,
hương vị quyến rũ, cách chế biến theo kiểu truyền thống qua bàn tay
khéo léo, giỏi giang của các bà nội trợ.

  Cùng với thời gian, nếp sống sinh hoạt ăn uống của người Cà Mau
cũng dần dần thay đổi. Tuy các sản vật trong đời sống hàng ngày vẫn
vậy nhưng cách chế biến đã khác, ngày càng cầu kỳ hơn, phong phú
hơn, hấp dẫn, lạ lẫm hơn. Trong các món ăn, người ta còn chú trọng
đến gia vị, màu sắc và sự cân bằng giữa mát – lạnh, ấm – nóng, chưa nói
là trong ăn uống còn có tính chất cộng cảm, trọng tình, trọng thị. Những
món ăn tiêu biểu trong những dịp lễ, Tết, ma chay, cưới xin và khi nhà
có khách thể hiện nét bình dị, cởi mở, khoáng đạt. Lễ nghi, cơ cấu bữa
ăn, kỹ thuật nấu nướng, sắp đặt, bày trí mâm cơm cho thẩm mỹ cũng
được người dân coi trọng và nâng dần lên thành chuẩn mực trong nghệ
thuật ẩm thực Cà Mau.

Page | 13
Là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có rừng, có biển,
sông, ao, đìa nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật nước mặn, nước
ngọt và nước lợ, có cả những loài sống trên trời, dưới đất và dưới nước,
như: cá lóc, cá trê, cá rô, cá dứa, cá nâu, cá kèo, tôm, cua, ghẹ, sò huyết,
hàu, nghêu, vọp, rùa, rắn, le le, dơi, chim, chuột...và thậm chí người ta
còn ăn cả một số loài côn trùng như: đuông chà là, nhộng ong, dế, sâm
đất… Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành thức ăn ngon. Ngoài
những loại tươi sống, ở Cà Mau còn nổi tiếng với các loại dưa, mắm
như: mắm lóc, mắm tép, dưa bồn bồn, ba khía muối, cá khô, tôm khô…
Vì vậy, ẩm thực Cà Mau là một trong những nền văn hóa ẩm thực
tiêu biểu nhất của vùng đất Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Là tỉnh nằm vị trí cuối cùng của Tổ quốc hình chữ S, Cà Màu không chỉ
nổi tiếng với hệ sinh thái rừng ngập nước, các di tích lịch sử, truyện cười
dân gian… mà còn nức tiếng bởi không ít các món đặc sản độc đáo, đậm
sắc thái vùng miền.
Văn hóa ẩm thực Cà Mau là những món ăn được chế biến từ chính
nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Cà Mau và đôi khi chỉ có tại Cà Mau.
Và chính thế mạnh này đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc và đặc
thù trong món ăn Cà Mau hay ẩm thực Cà Mau. Bên cạnh đó, theo quan
điểm của nhiều người, ẩm thực Cà Mau còn đặc biệt hơn bởi các cách
sơ chế, chế biến nguyên liệu của người dân địa phương, mang đậm
phong cách ẩm thực miền quê Nam Bộ.
2.5 Những món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Cà Mau:
2.5.1 Cá lóc nấu cơm mẻ:
Cá lóc là loài cá thịt ngon, ít xương và có thể được dùng để chế biến
nhiều món ăn khác nhau như: nướng trui, hấp bầu, nấu cháo, nấu canh
chua, tả pín lù… Riêng cá lóc nấu cơm mẻ có vị chua thanh của cơm mẻ,
vị ngọt của cá tạo nên món ăn hấp dẫn và được nhiều người yêu thích.

Page | 14
Cá làm sạch để ráo nước. Nếu cá có trọng lượng khoảng nữa ký trở
xuống thì nên để nguyên con. Nếu cá lớn hơn thì có thể cắt đôi ra. Sau
đó, lấy 1 phần cơm mẻ vừa đủ pha với nước, lược cho sạch rồi bắt nồi
nước cơm mẻ đã lược sạch lên bếp nấu sôi, cho thêm vài tép xả đập
dập. Khi thấy nước mẻ sôi thì cho cá lóc vào. Trong thời gian nước sôi có
bọt nổi lên thì vớt bọt cho sạch, để khi ăn không có mùi tanh và nồi cá
nấu cơm mẻ cũng nhìn ngon và đẹp mắt hơn. Nấu khoảng 10 phút cá
chín, nêm nếm cho vừa ăn và để thêm ớt, rau tần dầy lá, ngò om, ngò
gai, quế… Cũng tùy theo khẩu vị của mỗi người, món cá lóc nấu mẻ có
thể cho thêm một ít mỡ sả để tạo hương vị đặc trưng.
Khi ăn món cá lóc nấu cơm mẻ có thể để lẩu nhúng với bông súng, bông
điển điển, bông so đũa, đậu bắp, rau đắng… chấm muối ớt, hoặc nước
nắm, ăn kèm cơm và bún.

2.5.2 Lẫu mắm U Minh:

Nguyên liệu chế biến chính là mắm. Có thể sử dụng được nhiều loại
mắm đồng như mắm lóc, mắm rô, mắm trê… Nhưng ngon nhất và hấp
dẫn nhất là mắm sặc ngon (không quá mặn hoặc quá ngọt), mang đậm
hương vị của miệt rừng U Minh Hạ Cà Mau.
Để nấu lẩu mắm ngon nên nấu bằng nước dừa tươi (vì nước dừa tươi
có hậu ngọt, dễ ăn), cho mắm vào nấu chín, lược bỏ xương. Sau đó, cho
các loại nguyên liệu như thịt, cá vào tùy theo ý thích. Tuy nhiên, lẩu
mắm U Minh ngon nhất và hấp dẫn nhất là nấu với các loại cá đồng như
Page | 15
cá rô, cá trê vàng, cá lóc, lươn, lịch, ốc lác, vọp, nghêu, mực, thịt ba rọi,
chả cá thác lác… Khi cá, thịt được nấu chín, nêm nếm bột ngọt, đường
cho vừa ăn rồi phi thêm mỡ sả cho vào lẩu. Để cho lẩu thơm ngon, nước
lẩu phải nấu với sả gốc đập dập. Tuy nhiên, lẩu mắm sẽ không thể hấp
dẫn nếu không nêm với rau ngò om, quế cùng với ít ớt băm nhuyễn cho
đậm đà.
Lẩu mắm U Minh ăn với rất nhiều loại rau đồng như rau muống, rau
ngổ, cải xanh, nấm rơm, cà phổi, bạc hà, đậu rồng, bông súng, bông bí,
bắp chuối, bông điên điển, bông so đũa, cù nèo, đọt choại, rau mác, rau
nhút, rau má, rau cần nước, lá lụa, cỏ the, năn bộp… và bất cứ loại rau
đồng nào cũng có thể ăn ngon với lẩu mắm U Minh.

Page | 16
2.5.3 Bánh ú tre:
Người dân Cà Mau, Nam Bộ, thường gói bánh ú lá tre để ăn vào
những lúc nông nhàn, sau mùa thu hoạch lúa. Trong đó, phổ biến nhất
là vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch) hàng năm. Cái Tết này bà
con thường gọi là ngày Tết giết sâu bọ gây hại cho cây trồng, góp phần
bảo vệ mùa màng.
Bánh ú lá tre là một trong những loại bánh dân gian, được chế biến
hoàn toàn bằng thủ công, bằng bàn tay khéo léo của con người. Bánh
không có sử dụng hóa chất hoặc các phụ gia chế biến thực phẩm nên rất
an toàn cho sức khỏe con người. Bánh ú lá tre thường có độ dai dẻo của
nếp, vị bùi của đậu và mùi thơm đậm đà của lá tre. Ngày nay, trên thị
trường mặc dù xuất hiện rất nhiều loại bánh sản xuất theo quy mô công

nghiệp nhưng loại bánh dân gian truyền thống bánh ú lá tre vẫn luôn
giữ được “hương vị đậm đà” trong lòng của người dân Nam Bộ. 

2.5.4 Lươn xào sả ớt:


Lươn là một đặc sản trứ danh của đồng đất rừng Cà Mau. Lươn Cà
Mau có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như nấu
lẩu, nấu cháo với bẹ môn ngọt, nấu canh chua bông súng đồng với trái
giác, xào lăn, nướng mọi, um lá nhàu….Tuy nhiên, lươn xào sả ớt tuy
Page | 17
dân dã, đồng quê nhưng là món ăn ưa thích của nhiều người dân vùng
sông nước Cà Mau.
Món ngon lươn xào sả ớt chế biến đơn giản, không cầu kỳ và nhiều
người có thể tự tay chế biến món ăn cho mình.
Lươn xào sả ớt nên chọn mua lươn đồng (không phải là lươn nuôi),
thân mình vàng ươm, mập ú, không quá to cũng không quá nhỏ. Lươn là
loài da trơn, nhiều nhớt. Do đó, trước khi làm lươn nên dùng tro bếp
vuốt từng con cho sạch nhớt, tiến hành mổ bỏ hết nội tạng bên trong
của lươn. Sau đó rửa lại với nước muối hoặc một ít nước cốt chanh để
khử mùi tanh rồi rửa lại bằng nước lã.

Lươn sau khi làm sạch để ráo nước, xắt mỏng (khoảng 1 phân trở lại)
rồi ướp nước mắm, muối, đường, bột ngọt, tiêu, sả băm nhuyễn, ớt,
hành để khoảng 15 phút cho thấm. Khi lươn đã thấm gia vị, tiến hành
phi thơm hành, sả và cho lươn vào xào đều. Đến khi lươn vừa chín tới
để thêm củ hành tây, gốc hành, ớt thái.

Lươn xào sả ớt rất mau chín nên để nhỏ lửa và đến khi vừa khô nước
thì có thể tắt lửa. Để món ăn thêm hấp dẫn có thể để thêm vào đĩa lươn
xào sả ớt ngò rí, ớt thái và một ít đậu phộng rang (tùy theo ý thích của
mỗi người) để tạo hương vị riêng.

Lươn xào sả ớt có vị thơm ngon, không bị tanh và có vị cay, mặn,


ngọt đậm đà vô cùng hấp dẫn. Lươn xào sả ớt ăn cùng với cơm nóng
hay nhâm nhi vài ly rượu với bạn bè  thì không gì bằng. Nếu ai có dịp về
Cà Mau đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ngon lươn xào sả ớt và sẽ
khó quên món ngon dân dã, đồng quê ấy.

Page | 18
3.Giải pháp nâng để lưu truyền và nâng cao chất lượng, phát triển
ẩm thực của vùng Nam Bộ

3.1 Giải pháp bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống của vùng
Nam Bộ

Hiện nay, dù đã được đô thị hóa, nhưng Nam Bộ hầu hết là các vùng
nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước,trồng rau, hoa,trái cây… Có thể
nói Nam Bộ là vùng cung cấp trái cây lớn nhất cho đất nước ta và là
nguồn xuất khẩu đi nước ngoài, những vùng nghề đã để lại những tiếng
tăm khắp cả nước có khi là cả nước ngoài như kẹo dừa Bến Tre…Thế
nên trước khi muốn bảo tồn được ẩm thực truyền thống thì phải để ra kế
hoạch phát triển và bảo tồn các nguyên liệu ẩm thực.

Ngành du lịch của chúng ta cần phải phát triển hơn nữa về mảng thăm
các làng nghề truyền thống, đồng thời giới thiệu với du khác về các làng
nghề truyền thống. Đây là phương thức giới thiệu, tiếp thị nhanh nhất
đến với các du khách.
Page | 19
Ngành du lịch Nam Bộ nên tổ chức các tour du lịch cho du khách đến
thăm vào những dịp lễ hội truyền thống, như Lễ hội dừa Bến Tre…
Nhằm giới thiệu cho mọi người hiểu về nguồn gốc ẩm thực truyền thống
và tôn vinh những người có cồn phát triển và gìn giữ nền ẩm thực Nam
Bộ.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng ẩm thực của Nam Bộ

Để những nét đặc sắc trong ẩm thực Nam Bộ có thể lưu giữ mãi
trong lòng thực khách, người dân thì ngoài biện pháp nâng cao chất
lượng món ăn thì cần có những chính sách khuyến trương, quảng cáo
thích hợp.

Đầu tiên, các nhà quản lý du lịch phải thường xuyên tổ chức các
liên hoan du lịch, hội chợ ẩm thực, khu phố ẩm thực, các gian hàng bán
ẩm thực truyền thồng về đêm ở những trung tâm du lịch với mục đích để
cho mọi người tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực truyền thống.

Các công ty du lịch lữ hành phải liên kết chặt chẽ cùng các cơ sở
cung cấp về ẩm thực để họ đảm bảo về nguồn nguyên liệu thức ăn và
không để xảy ra hiện tượng chặt chém khách du lịch, nâng cao giá thành
sản phẩm.

Để phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch, các nhà quản lý du lịch cần phải quan tâm đào tạo đội ngũ lao

Page | 20
động để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài dưới nhiều hình thức
như tại chỗ, chính quy ở trong nước cũng như ngoài nước.

Các lao động trong ngành du lịch làm bên mảng tiếp xúc trực tiếp
với khách du lịch thì phải liên tục đào tạo lại và nâng cao trình độ giao
tiếp. Nên mở các khóa tập huấn định kì để họ nâng cao nghiệp vụ, loại
bỏ tư tưởng bao cấp cũ. Những người lao động trong ngành du lịch cần
có thái độ tôn trọng khách hàng, đáp ứng nhiệt tình các yêu cầu chính
đáng của thực khách đề ra

Phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ đầu bếp người Việt trong khách
sạn, nhà hàng. Họ chính là những nghệ nhân lưu giữ và phát huy nghệ
thuật chế biến món ăn truyền thống của vùng Nam Bộ.

C.KẾT LUẬN:

Ẩm thực là một thành phần thiết yếu cấu thành bản sắc văn hóa dân
tộc, là một trong những lĩnh vực thể hiện đặc tính của dân tộc Việt Nam.
Trên dải đất Việt Nam ngoài những đặc trưng chung nhất là về ăn uống
thì vẫn có những khẩu vị riêng của từng vùng miền, sở dĩ như vậy là do
có sự khác biệt về điều kiện địa lý, môi trường sinh thái và nguồn
nguyên liệu tại chỗ làm nên thực phẩm… Ẩm thực của người Việt ở
Nam Bộ rất đa dạng, phong phú là một trong những yếu tố độc đáo của
văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Page | 21
Nam Bộ là một vùng đất mới - vùng đất của những lưu dân. Nơi
này không có truyền thống hàng ngàn, hàng vạn năm như miền Bắc,
miền Trung. Nhưng con người rất hồ hởi,cởi mở, dân cư ở đây phần lớn
là những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung vào sinh sống nên còn lưu giữ
một số tập tục ăn uống cổ truyền. Tiêu biểu chính là các nghi lễ thờ cúng
tổ tiên. Nhưng bên cạnh đó người Việt ở Nam Bộ còn tiếp thu những
món ăn, ẩm thực của người Chăm, người Khơme, người Hoa…

Do hoàn cảnh địa lí người Nam Bộ có thói quen sử dụng chất béo,
đạm của nước dừa, cơm dừa mỗi ngày. Thế nên tuy người Việt và người
Khơme chung sống khá lâu nhưng trong ăn uống hàng ngày nhưng
không tiếp thu cách nấu ăn của người Hoa: xào, chiên, chỉ tiếp thu khi
nấu trong bữa tiệc hoặc trong lúc phục vụ cho khách nước ngoài. Dừa là
nguồn thực phẩm phong phú dồi dào tạo nên hương vị độc đáo. Nước
dừa, cơm dừa vừa là chất đạm, chất béo, phù hợp dân cư vùng khí hậu
nắng nóng. Chè nấu nước cốt dừa chính là hương vị riêng của vùng đất
Nam Bộ này.

Phong cách ẩm thực của người Nam Bộ là kết quả của sự giao thoa,
pha trộn nhiều tộc người của một vùng đất mới này. Ẩm thực thể hiện ở
sự dung hợp giữa vốn truyền thống của mình với sự giao lưu ảnh hưởng
qua lại với truyền thống của tộc người cùng chung sống trên vùng đất
mới. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ cũng góp phần làm giàu thêm sắc thái
văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cách ăn uống của người dân Nam Bộ không
cầu kì, tỷ mỉ, thưởng thức tinh tế của lối sống như Miền Bắc, Miền
Page | 22
Trung mà người dân ở đây thiên phong phú, dồi dào sản vật ít chú ý đến
tinh vi, cách nấu nướng và bày biện, trang trí món ăn. Người Nam Bộ ăn
nhiều, no và thoải mái.

Ẩm thực của Nam bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết
quả của sự giao thoa giữa nhiều luồng văn hóa Đông Tây, các dân tộc
nên yếu tố tiếp thu văn hóa thể hiện cực kì rõ. Nam Bộ là mảnh đất hội
tụ của những người phiêu bạt, những năm sống dưới sự thống trị của
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kinh tế hàng hóa phát triển vì vậy trong ăn
uống mang tính thương mại, ăn uống hàng quán không thể thiếu. Phong
cách ăn uống của cư dân Nam Bộ khác với miền Bắc và miền Trung là
ăn uống gia đình. Nếu đã từng đặt chân lên vùng đất Nam Bộ, đã được
thưởng thức những món ngon độc đáo của nơi đây thì khi xa không khỏi
luyến lưu mong một ngày trở lại và thưởng thức nó một lần nữa.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Link:
https://camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=dl.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/dulich/dl.tongquan/
dl.amthuc/gioithieuchugnveamthuc12

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_Mau

https://ipec.com.vn/van-hoa-am-thuc-gop-phan-quan-trong-trong-xay-dung-thuong-hieu-diem-den-du-lich-ca-mau/

Page | 23
Page | 24
Page | 25

You might also like