You are on page 1of 12

Văn hóa ẩm thực Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là đối
với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn
hóa về tinh thần. Qua ẩm thực cha ông ta đã gửi gắm vào đó những nghi thức của
cuộc sống, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, đạo lý làm
người, tình cảm yêu và ghét... Nhưng theo thời gian, quan niệm về ăn uống cũng
đã thay đổi nhiều:
- Ngày nay, cuộc sống hiện đại với nhịp sống thường là hối hả, bận rộn, nhu cầu
ăn uống ngày càng được đặt xuống hàng thứ yếu. Ở đây có hai nét đặc trưng đầu
tiên phải nói tới của thói quen ăn uống thời "mở cửa" đó là: có thể ăn bất cứ thứ gì
mình thích không kể mùa, kể dịp, thứ hai là có thể ăn rất nhanh, không phải tốn
nhiều thời gian cho ăn uống và cho cả việc chuẩn bị đồ ăn nữa. So với ngày xưa
thì chỉ đến tết cổ truyền người ta mới có bánh chưng, bánh dày để ăn, bánh nướng
bánh dẻo chỉ được làm vào tết Trung thu, bánh phu thê chỉ có vào đám cưới...
Nhưng ngày nay, bất kể lúc nào chúng ta cũng có thể ăn những thứ mình thích.
Chính việc tiện lợi này lại là một điểm yếu, nó khiến cho người ta quên mất ý
nghĩa tượng trưng của một số món ăn truyền thống. Vì vậy nhóm chúng em đã
chọn đề tài về “ Văn hóa ẩm thực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ”.
I. Giới thiệu chung về WTO.
1. WTO là gì?
- WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch.
- Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định
chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh
vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
- Tính đến ngày 01/01/2010, tổ chức này có 153 thành viên. Thành viên của
WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về
quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
2. Nhiệm vụ của WTO.
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn
khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có)
- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định,
cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO.
- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
3. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO.
a. Cơ hội.
- Được tiếp xúc với những công nghệ mới.
- Có nhiều cơ hội làm ăn với nước ngoài hơn.
- Nhà nước buộc phải nới rộng hành lang pháp lý và như thế nền kinh tế VN sẽ
có nhiều điều kiện kinh doanh và được đầu tư nhiều hơn.
- Có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước thành viên của tổ chức
WTO.
- Thúc đẩy nền kinh tế việt Nam phát triển.
- Có địa vị bình đẳng với các thành viên khi tham gia vào những hoạch định chính
sách thương mại toàn cầu.
b. Thách thức.
- Nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản
- Các tập đoàn nước ngoài sẽ được tự do hơn vào VN đầu tư và gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong nước.
- Ngành ngân hàng buộc phải giảm lãi suất để cạnh tranh với nước ngoài và riêng
việc các doanh nghiệp phá sản cũng ảnh hưởng đến ngân hàng VN
- Nhiều lĩnh vực sẽ bị nhà nước cắt giảm quyền bảo hộ và sẽ bước vào giai đoạn
tự do kinh doanh.
II. Văn hóa ẩm thực của Việt Nam trước khi gia nhập WTO.
1. Giới thiệu chung.
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa.
Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.
Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc
điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng.
Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
a. Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng
nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay,
béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Hà
Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những
món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng
Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà
cuống, rau húng Láng.
Cốm vòng đặc sản Hà Nội

b. Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm
hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay
hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ,
thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua,
các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia
không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn,
cách bày trí món.

Kẹo mè xửng

c. Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa,
Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ
cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía… Có
những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao,
rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp
chong, cá lóc nướng trui…

Cá kho tộ
d. Ẩm thực các dân tộc thiểu số: Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có
những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn phèo non của các
dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân
tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo
nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt
chua Thanh Sơn Phú Thọ…
- Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước
khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng
đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức
cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện
có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị
một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn
thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân
cánh gà, phủ tạng động vật v.v). Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách
cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn
hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn
ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày
càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc trong thời hội nhập.
2. Vai trò.
a. Giá trị tinh thần.
- Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất là
đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là
văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện
phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc,
phong tục trong cách ăn uống...Hãy nói cho tôi biết anh thích ăn gì, tôi sẽ nói cho
anh biết anh là người thế nào", "Số phận của các quốc gia tùy thuộc vào cách dinh
dưỡng"..
- Bữa ăn của ta, dù trong gia đình hay làng xã mang tính cộng đồng, chia sẻ với
nhau, có tôn ti trật tự, nữ là phận dưới nhưng chịu trách nhiệm chế biến là chính (ở
phương Tây, nam lại là đầu bếp giỏi). Theo bà Higuchi đã nghiên cứu so sánh hai
văn hóa nặng về cộng đồng Nhật Bản và Việt Nam, gia đình ở Việt Nam có tầm
quan trọng số một, còn ở Nhật Bản xếp số hai sau bạn bè. Bữa "cơm nhà" của ta,
ngày hai bữa, mang tính lễ nghi gắn bó các thành viên gia đình, ta chủ yếu là xã
hội nông nghiệp nên có điều kiện dễ tập hợp, thường là ba thế hệ, ta ngồi trên
chiếu, quanh chiếc mâm tròn, bày các món ăn sẵn cùng một lúc, có bát nước chấm
chung..
Bữa ăn gia đình ấm cúng
- Những giá trị đạo đức cũng nhiều khi mượn ẩm thực để nhắc nhở: Ăn cây nào
rào cây ấy, Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Ăn mặn thì khát nước, Cơm
ba bát, áo ba manh, No mất ngon, giận mất khôn... Hay phản ánh thói đời: No nên
Bụt, đói nên ma, Người ăn ốc, người đổ vỏ, Muốn ăn gắp bỏ cho người...
- Ta còn mượn ẩm thực để nói lên tình cảm: tình yêu trai gái, quê hương, bạn
hữu: Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau, Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng
chan vợ húp gật đầu khen ngon, Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm hạt gạo đắng
cay muôn phần...
- Ngày tết Nguyên đán, nhiều kiều bào qúa nhớ quê, nhớ nhà, nhớ mâm cỗ cúng
tổ tiên mà cùng gia đình hồi hương. Hàng triệu người Việt sống xa xứ vẫn hoài
niệm "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương". Không ít
người nhớ đến nao lòng hương vị phở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, các lóc
nướng trui, chè Huế, nem lụi, mắm cá thu… đã vượt qua hàng vạn dặm trở về.
b. Giá trị vật chất.
- Ăn uống cũng như mặc, ở vốn là một trong những nhu cầu vật chất thiết yếu
của loài người, vốn gốc gác từ nhu cầu sinh lý, sinh học. Trên diễn trình lịch sử và
sự phát triển của kinh tế xã hội, văn minh, việc ăn uống trở thành một thành tố
tổng thể trong cấu trúc văn hóa – xã hội. Nó hình thành khẩu vị cá nhân đến khẩu
vị cộng đồng (gia đình, họ hàng, vùng miền), từ đó hình thành những nguyên lý,
nguyên tắc, quy ước về ăn uống (cách hành xử, đối xử tạo nên triết lý, triết lý sống
(ăn gió nằm sương, ăn trộm, ăn cưới, ăn giỗ…)
- Quan niệm ăn uống của người Việt Nam khác với quan niệm của người
phương Tây. Người phương Tây quan niệm ăn uống thể hiện triết lý: Ăn để mà
sống, không phải sống để để mà ăn. Chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi,
họ có chung một khẩu vị, ăn những đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích, khẩu vị riêng
thành khẩu vị chung và đã hình thành nên những quán ăn nhanh Fastfood, quán ăn
KFC. Nhưng với người Việt Nam quan niệm “Có thực mới vực được đạo”. Như
vậy miếng ăn đã bắt mạch văn hóa, nó quan trọng đến mức như một đấng tối cao,
toàn năng đến trời cũng không có quyền xâm phạm “Trời đánh tránh miếng ăn”.
Những món ăn trong bữa cơm
- Ăn là một động từ được biến hóa sinh động, nó ghép với phẩm chất, nhân cách
con người và nó bao hàm mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày: ăn chia, ăn đút
lót, ăn chia, ăn tham…
- Trong ngôn ngữ của người Việt phân biệt ba nội dung: ăn cốt để lo (chém to
kho mặn), ăn có nhân cách (đói cho sạch, rách cho thơm), ăn có văn hóa: ăn trong
giá trị tự thân của nó, ăn mà không có người thưởng thức, không trong không gian
văn hóa thì sẽ không ngon. Ví dụ như: Bạn muốn ăn đồ biển phải ngồi gần biển,
nghe tiếng sóng vỗ rì rào mới thưởng thức hết được cái ngon của món ăn. Hay
bạn muốn ăn cơm cá kho tộ phải vào miền tây (miền sông nước) mới cảm nhận
được hương vị của món ăn.
- Như vậy, theo quan niệm của người Việt Nam, ăn không phải để sống, ý niệm
ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nói cách
khác ăn là hoạt động sống của con người.
 Ta có thể thấy ẩm thực Việt Nam đã đi vào đời sống vật chất, tinh thần và
tâm linh, nó trở thành nét văn hóa, lối sống của người Việt làm nên bản sắc văn
hóa ẩm thực Việt Nam
II. Văn hóa ẩm thực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
1. Sự du nhập văn hóa ẩm thực của nước ngoài vào Việt Nam.
- Việt Nam đang hội nhập với thế giới và ngày càng đón nhận thêm nhiều người
nước ngoài đến làm ăn và sinh sống. Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực phù hợp với
khẩu vị của họ, nhiều nhà hàng, nhiều chương trình ẩm thực phương Tây phong
phú đã ra đời.
- Trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực cũng có nhiều người tỏ ra lo ngại rằng không
biết sau cuộc hội nhập về kinh tế, chính trị, ngoại giao thì liệu văn hóa Việt Nam
có đủ sức chống chọi lại với sự du nhập của các luồng văn hóa khác đến nỗi chúng
ta sẽ mất luôn cả bản sắc dân tộc hay không?
- Chúng ta không lo như thế vì trước chúng ta đã có rất nhiều nước Châu Á hội
nhập mà có văn hóa nước nào bị mất hẳn luôn như thế thì không có lý do nào
chúng ta lại gặp cái cảnh văn hóa chúng ta bị hòa tan trong sự hội nhập. Nhưng
cũng không phải vì thế mà chúng ta an lòng, phó mặc việc đời tới đâu hay tới đó
mà chúng ta phải có ý thức làm cho nền văn hóa chúng ta có được một sức sống
vững chắc, có một thực chất khoa học và nghệ thuật có thể chống chọi lại với
những sự tấn công “sẽ có” của các nền văn hóa khác, ngang qua cuộc hội nhập mà
ồ ạt tràn vào đất nước ta. Nếu văn hóa Việt Nam không đủ sức đề kháng như một
người đã được tiêm phòng trước thì có thể bị “bệnh dịch” hoành hành. Nếu có
được sức đề kháng nhờ chúng ta chuẩn bị trước thì sự hội nhập sẽ là một dịp cho
chúng ta lớn mạnh hơn. Và văn hóa lúc đó sẽ trở thành một yếu tố hấp dẫn người
bên ngoài đến với đất nước ta không phải chỉ vì kinh tế, chính trị hay ngoại giao
mà có thể vì nét văn hóa đặc thù của chúng ta.
a. Ẩm thực phương Tây trên đất Việt.
- Thoạt đầu, những chương trình này nhằm mục đích làm cầu nối văn hoá giữa
Việt Nam với các nước. Dần dà, chúng còn phục vụ cho cả giới sành ăn trong
nước.
- Trong năm 2007, nhiều sự kiện quốc tế được tổ chức tại TP.HCM. Trong số
này, có khá nhiều nội dung chuyên về ẩm thực. Điển hình như chỉ trong 3 tháng
(từ tháng 9/2007), Lãnh sự quán Mỹ đã liên tiếp tổ chức 2 buổi giới thiệu hoành
tráng về ẩm thực Mỹ, Đại sứ quán Ý tổ chức “Liên hoan cầu Vồng Ý” với phần
giới thiệu khá ấn tượng về các món độc đáo của xứ sở mì spagetti. Kế tiếp là Lãnh
sự quán Canada tổ chức Tuần lễ món Canada tại Khách sạn Sheraton và giữa
tháng 1/2008, Lãnh sự quán Bỉ tại TP.HCM cũng tổ chức tuần lễ ẩm thực để khách
Việt Nam có thể cảm nhận được những nét văn hoá của nước này. Đó là chưa kể
các khách sạn 5 sao nổi tiếng khác như: Sheraton, Caravelle, Renaissance
Riverside Saigòn đã chủ động mời các đầu bếp nổi tiếng từ Canada, Pháp, Mỹ,…
đến Việt Nam để tổ chức những tuần lễ ẩm thực các nước tại khách sạn mình.
- Không quá sang trọng và hoành tráng như trên, những nhà hàng nhỏ chuyên
phục vụ ẩm thực phương Tây cũng ngày càng mọc lên nhiều để phục vụ cho tầng
lớp trung lưu, điển hình như Nomad - nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi. Ngoài
những món ăn của các nước quen thuộc nói trên, mỗi tháng, nơi đây còn thường
xuyên tổ chức ẩm thực của các nước thuộc vùng Địa Trung Hải như Bồ Đào Nha,
Hy Lạp, Caribe. Để du khách có thể du lịch qua trí tưởng tượng và cảm nhận được
cả những nét văn hoá của vùng này, nhà hàng Nomad đã được thiết kế và trang trí
với một phong cách rất đặc trưng cả về khung cảnh lẫn âm nhạc. Đây cũng là nơi
thường xuyên đón những tour khách Tây đến Việt Nam - được đặt trước qua các
công ty du lịch.
- Trong năm 2007, khi Nomad bắt đầu mở rộng mạng lưới khách hàng trong
nước, chị Vũ Ánh Hồng - Giám đốc nhà hàng cho biết, thật bất ngờ, khi lượng
khách Việt Nam đến đây thường xuyên chiếm đến hơn 30%.
- 70% lượng khách đến trong các tuần lễ ẩm thực phương Tây tại khách sạn
thuộc Tập đoàn Marriot (Mỹ) này là… người Việt. Đó là những người không đơn
thuần đến để thử những món ăn lạ, mà còn là những người rất sành thưởng thức
các món ăn Tây. Do vậy, trong quá trình diễn ra các chương trình ẩm thực, những
bếp trưởng nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu các
món ăn mới đến với thực khách trong nước cũng như về nghệ thuật ẩm thực của
đất nước mình. Họ cũng phải luôn đảm bảo rằng, các món ăn Tây phải được chế
biến theo đúng công thức quy định nhằm đảm bảo đúng vị của từng món. Khi
thưởng thức những món Tây, thực khách người Việt còn được hướng dẫn tuân thủ
theo một số quy tắc nhất định như cách sử dụng bộ dao nĩa, các loại ly khác nhau
dành cho các loại rượu khác nhau, cách bày trí bàn ăn, cách phục vụ các món ăn,...
Chính vì lẽ đó, tất cả các nhân viên phục vụ nhà hàng đều được huấn luyện rất kỹ
để có thể giúp các thực khách ăn ngon, trong đó có việc phải giải thích rõ thành
phần của từng món ăn với khách, để khách thưởng thức được dễ dàng hơn, nhất là
đối với các thực khách dễ bị dị ứng với một số món ăn lạ.
- Cứ thế, những món Tây từ những lễ hội quốc tế, những nhà hàng sang trọng
nói trên bắt đầu lan dần vào cuộc sống của người Việt và nhiều cửa hàng, siêu thị
đã kịp thời mọc lên để nhập khẩu, kinh doanh, cung cấp các mặt hàng thực phẩm
khô, tươi sạch, đồ uống,… của các nước cho người tiêu dùng. Để có thể thường
xuyên chế biến những món ăn này cho đúng với khẩu vị phương Tây, những
người mê nấu nướng có thể tìm mua nguyên vật liệu của các nước bản xứ ở nhiều
cửa hàng như Annam Gourmet Shop, Nhất Nam Fine Food,…
- Như ta thấy, tăng trưởng kinh tế luôn song hành cùng chất lượng cuộc sống, do
vậy, nhiều người Việt hiện đang thưởng thức cuộc sống thông qua việc ăn ngon
mặc đẹp cũng không có gì là lạ. Và các nước phương Tây liên tục đưa những
chương trình ẩm thực chất lượng cao với kiểu cách sang trọng sang Việt Nam lúc
này cũng hoàn toàn đúng thời điểm.
b. Sau khi gia nhập WTO văn hóa ẩm thưc Việt Nam có những thay đổi
lớn.
- Sự du nhập ẩm thực của các nước phương tây làm cho món ăn Việt Nam ngày
càng thêm phong phú và đa dạng. Cụ thể là:
b1. THỜI CỦA ẨM THỰC…. NGOẠI NHƯỢNG QUYỀN:
- Trước đây để có được một bữa ăn “cơm tây,cơm tàu” thì ngoài những người
có thu nhập cao trong xã hội thì hầu như người dân Việt nam khó có thể có được
những bữa ăn sang trọng.Nhưng ngày nay,với số tiền không quá lớn, tương đương
một bữa trưa công sở, thực khách có thể chọn gu ẩm thực kiểu Ý, kiểu Mỹ thậm
chí kiểu thái theo phong cách “nhanh-tiện-giá hợp lý”.
- Đó là ‘quyền lực” mà mô hình kinh doanh nhượng quyền trong ẩm thực đem
lại.
- Các cửa hàng bán thức ăn theo chuỗi này thường tạm chia thành 2 loại:
fastfood đúng nghĩa như KFC,BBQ,Lotterie,Pizza Hut,…. Hoặc là chuỗi “nhà
hàng công sở” với các phần ăn phục vụ nhanh chóng giản tiện nhưng không quá
công nghiệp mà bún ta, phở 24 của Việt Nam hay ThaiExpress(số 7 Đinh Tiên
Hoàng) là điển hình.
- Ngoại trừ bún ta, phở 24 điểm chung của các chuỗi “nhà bếp” ngoại này là đều
“đổ bộ” vào Việt Nam theo phương thức nhượng quyền kinh doanh.
b2. Ẩm thực thời “Toàn Cầu Hóa”.
 Ở Nha Trang, giờ đây, du khách có thể tìm thấy nhiều món ăn đặc trưng
của nhiều nước như gà nướng kiểu Pháp, salad Nga, mì Ý, cà ry Ấn Độ, cơm trộn
Hàn Quốc, món ăn sáng kiểu Mỹ… với sự xuất hiện của nhiều nhà hàng Pháp,
Nga, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mê-hi-cô… và cả Mông Cổ.
Không chỉ phục vụ du khách nước ngoài, các nhà hàng này còn thu hút khá đông
khách Việt đến thưởng thức. Các nhà hàng, khách sạn lớn cũng không chịu thua
kém với các tuần lễ ẩm thực được tổ chức thường xuyên để phục vụ du khách và
người dân địa phương.

Món ăn đạt giải thưởng cao tại Hội thi chế biến món ăn
dân tộc.

- Xét về mặt trao đổi văn hóa, ẩm thực cũng là vị “sứ giả” quan trọng. Chính vì
thế, hàng năm có nhiều đầu bếp Việt Nam ra nước ngoài giới thiệu ẩm thực Việt
và cũng có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến Việt Nam để giới thiệu ẩm thực của đất
nước họ. Đặc biệt mới đây, khách sạn Novotel Nha Trang đã làm một “cú đột phá”
khi trở thành khách sạn đầu tiên ở Nha Trang mời được Jean Baptiste Natali - một
đầu bếp có sao Michelin đến Nha Trang để tập huấn cho nhân viên khách sạn và tổ
chức đêm Gala Diner giới thiệu các món ăn đặc sắc do đầu bếp này thực hiện.
Điều này không phải khách sạn nào cũng làm được, bởi hiện nay ở Việt Nam, chỉ
có khách sạn Metropole ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là mời được những đầu bếp
thuộc hàng “sao” đến.
- Thời toàn cầu hóa, chúng ta mở cửa đón nhận những nét tinh túy của ẩm thực
phương Tây nhưng cũng cần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực Việt
Nam trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế. Bởi lẽ, thời gian qua, văn
hóa ẩm thực Việt độc đáo, đa dạng… đã góp phần không nhỏ trong thành công của
ngành Du lịch. Nhiều du khách quốc tế đến Nha Trang đã rất mê phở, bánh canh,
hải sản Nha Trang… Ở Nha Trang cũng có không ít đầu bếp tài hoa mà những giải
thưởng họ đạt được tại Hội thi Chế biến các món ăn dân tộc Việt Nam được tổ
chức tại Hà Nội mới đây đã minh chứng cho điều này.
- Người phương Tây vốn tự hào về văn hóa ăn uống của mình. Văn hóa ẩm thực
của họ là ăn thật khéo và nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động, kèm theo đó là
những quy tắc cầu kỳ trong việc dùng muỗng, dao, nĩa sao cho phù hợp với từng
món ăn và không được lẫn lộn. Rồi những quy định phức tạp khác trong việc dùng
khăn ăn, đồ uống… mà không thể học được trong một sớm một chiều. Ngay cả ly,
chén, dĩa cũng phải thay đổi liên tục theo món. Trong khi đó, người Việt vốn quen
cầm đũa nên cùng với việc thưởng thức các món ăn theo phong cách Tây, cũng
phải tìm hiểu và am tường cách dùng dao, dĩa như người phương Tây, dù thực sự
đây là điều không mấy dễ dàng. Những bữa ăn dọn món theo phong cách Tây
cũng có khẩu phần rất rõ ràng cho từng người, để thực khách thưởng thức và cảm
nhận được hết hương vị của từng món, vừa không bỏ phí và có thể ăn hết tất cả
món trong bữa tiệc. Nhưng với nhiều người Việt, ăn như thế lại không đủ… no
nên hay phàn nàn…
 Hội chợ ẩm thực Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.
- Hội chợ dưới sự hỗ trợ của chính phủ Nhật, được mở của tại siêu thị Lotte
Mart Nam Sài Gòn từ ngày 26/2 – 14/3. Khách hàng đến đây có thể dùng thử miễn
phí và mua những sản phẩm đến trực tiếp từ Nhật Bản. Ngoài ra khách hàng còn
được tìm hiểu thêm về cách sử dụng, chế biến nhiều món ăn Nhật truyền thống
cũng như hiện đại.
.
Món ăn Nhật thể hiện tính thẩm mỹ và dinh dưỡng cao.
- Ẩm thực Nhật nổi tiếng thế giới với những món sushi,sashimi,tempura, các
loại mỳ udon,soba,… chỉ riêng sushi cũng đã có tới hàng trăm loại như sushi ngô,
trứng cua,quả bơ,….Đến nay,ở khu vực thành phố HCM đã có gần 100 quán ăn,
nhà hàng mang phong cáh Nhật Bản.
Kết luận: Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả
mong muốn. Sự du nhập nền văn hóa ẩm thực nước bạn vào Việt Nam đã làm cho
món ăn Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Người dân Việt
Nam có thể lựa chọn nhiều món ăn trong khẩu phần ăn của mình với một số tiền
không khá cao. Bên cạnh đó còn tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tạo công
ăn việc làm cho người dân lao động Việt Nam khi làm việc tại các cửa hàng ủy
quyền, nâng cao tay nghề để từ đó có thể phát triển và hoàn thiện nhiều món ăn
Việt hơn. “Hòa nhập chứ không hòa tan”, tư tưởng xuyên suốt đó là kim chỉ nam
cho văn hóa thời kỳ mới. Thế nhưng, sự giao lưu văn hóa đang đặt ra những thách
thức lớn. Chúng ta tiếp thu văn hóa nước ngoài nhưng tiếp thu có chọn lọc và như
vậy cần lựa chọn những sản phẩm văn hóa phù hợp để không đánh mất bản sắc
văn hóa chính mình.
2. Thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi.
- Sự du nhập của ẩm thực nước ngoài vào Việt Nam tạo điều kiện cho ẩm thực
Việt ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tạo ra nhiều sự lựa chọn cho bữa ăn
của người Việt.
- Tạo khoản thu ngân sách nhà nước tăng lên nhờ khoản lợi nhuận từ các nhà
hàng ngoại tại Việt Nam.
- Tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề cho các đầu bếp trong việc chế tạo
món ăn mới.
- Thu hút nhiều khách du lịch.
b. Khó khăn.
- Món ăn Việt dễ bị lãng quên và bị thay thế bằng món ăn ngoại nhiều hơn.
- Thói quen ăn uống của người Việt bị thay đổi với những thành phần và
cách chế biến mới lạ mà món ăn Việt khồn có, ảnh hưởng đến sức khỏe
IV. Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.
1. Giữ gìn văn hóa ẩm thực việt nam.
- Tiếp tục và phát huy nét truyền thống ẩm thực của dân tộc ta
- Chúng ta nên biết cách chọn lọc cái hay cái đẹp nền ẩm thực của các nước
trên thế giới nhưng không vì thế mà làm mất đi những mùi vị đặc trưng của người
Việt.
- Xử phạt nghiêm đối với những người bôi nhọ làm ảnh hưởng xấu đến nền ẩm
thực Việt Nam.
- Tạo những cuộc thi ẩm thực, triển lãm trong nước để giới thiệu về món ăn
Việt.
- Tổ chức các lớp dạy món ăn Việt.
2. Phát triển văn hóa ẩm thực việt nam.
- Luôn học hỏi và giao lưu nền văn hóa ẩm thực của các nước khác trên thế
giới
- Từ những món ăn truyền thống với những kinh nghiệm mà người Việt có
được họ có thể sáng tạo ra những kiểu mới nhưng có thể giữ được mùi vị vốn có
của nó.
- Bên cạnh sự thơm ngon của món ăn chúng ta cần phải có nghệ thuật để tạo ra
sự hấp dẫn cho người thưởng thức.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để những người có năng khiếu về ẩm thực có thể
phát huy tối đa khả năng của mình như: tổ chức các cuộc thi nấu ăn ngon giữa các
tỉnh, các thành phố . Và những người có tài năng, có kinh nghiệm thì nhà nước, xã
hội nên hổ trợ về mọi mặt cho họ ra nước ngoài để học hỏi và trau dồi thêm kiến
thức.

You might also like