You are on page 1of 74

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN HỌC: ĐỊA LÍ DU LỊCH VIỆT NAM


HÌNH THỨC THI: VẤN ĐÁP
Thầy Hòa (0988628483 – Hoa.tdf@gmail.com) chúc các em thi tốt!
Câu 1: Vị trí của địa lý du lịch trong hệ thống khoa học địa lý?
Xuất phát từ nguyên gốc tiếng Hi Lạp “Geographia” – địa lí được hiểu là sự mô tả về
trái đất, trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn có mong muốn biết và hiểu về
thế giới họ đang sinh sống
Trên thực tế, du lịch gồm việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, diễn ra tại những
không gian đặc biệt và vì thế nó gắn với địa lí.
Theo Stephen Williams, Alan A.Lew: “Địa lí du lịch là ngành khoa học nghiên cứu hệ
thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của
nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp. Dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động
một cách tối ưu”
Từ quan điểm trên có thể hiểu rằng: Hoạt động du lịch muốn đạt được hiệu quả kinh tế
cao, cần thiết phải có sự nghiên cứu về địa lí du lịch.
Câu 2: Trình bày và phân tích đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch?
Địa lí du lịch là một chuyên ngành của Du lịch học, chuyên nghiên cứu về hệ thống
lãnh thổ nhằm phát hiện quy luật phân bố và tương tác không gian giữa các thành phần
của hệ thống du lịch, phục vụ cho việc hoạch định và triển khai chiến lược khai thác
không gian du lịch một cách bền vững.
Đối tượng nghiên cứu của “Địa lý du lịch” là hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch và
mối tương tác không gian đó, bao gồm tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa), cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch,…
Câu 3: Trình bày quan niệm và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ du lịch? Tổ chức
lãnh thổ du lịch ở Việt Nam?
Trình bày quan niệm và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ du lịch?
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tài nguyên du lịch
- Tổng hợp các loại tài nguyên du lịch; Sự kết hợp của TNDL theo lãnh thổ; Xác định
hướng khai thác có hiệu quả TNDL
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu nhu cầu du lịch
- Nghiên cứu những đặc điểm và thông tin về khách du lịch để xác định nhu cầu du
lịch của họ và phân bố nó phù hợp theo lãnh thổ.
Nhiệm vụ 3: Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu
- Cấu trúc cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu du lịch và tài
nguyên du lịch.
- Liên kết nội vùng, ngoại vùng và liên vùng.
- Xác lập hệ thống tổ chức quản lý nhằm khai thác hiệu quả những khác biệt theo lãnh
thổ về nhu cầu, tài nguyên và sự phân công lao động.
Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam?
Các cấp độ trong tổ chức lãnh thổ du lịch bao gồm những không gian sau:
- Điểm du lịch
- Khu du lịch
- Đô thị du lịch
- Trung tâm du lịch
- Tiểu vùng du lịch
- Vùng du lịch
Câu 4: Trình bày và phân tích mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch theo
vùng, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến
2030 ?
Quan điểm phát triển du lịch theo vùng địa lí?
Sản phẩm du lịch đặc trưng là những sản phẩm được xây dựng dựa trên giá trị đặc sắc,
độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện của tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa)
cho một lãnh thổ/ điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu/sự mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bới tính độc đáo và sáng tạo.
Việc xác định tính đặc trưng của từng vùng miền là vô cùng quan trọng trong thu hút
du khách đến tham quan, du lịch. Có như vậy mới có thể tạo ra được một bức tranh du
lịch hài hòa, hấp dẫn theo nguyên tắc vùng miền, các tỉnh có sản phẩm du lịch khác nhau
liên kết lại để góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch Việt Nam. Ngoài ra, kết
quả công tác phân vùng sẽ là căn cứ quan trọng trong việc quy hoạch du lịch, hoạch định
chiến lược khai thác không gian.
Mục tiêu phát triển du lịch theo vùng địa lí?
- Gắn với phân vùng kinh tế, với các hành lang kinh tế quan trọng: Hoạt động du lịch
là một phần của hoạt động kinh tế, các định hướng phát triển kinh tế vùng sẽ là định
hướng chung cho phát triển du lịch vùng.
- Lấy đặc điểm tài nguyên du lịch làm yếu tố cơ bản để tạo vùng: Khai thác đặc điểm
tài nguyên để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng. Các địa phương
trong một vùng phải có đặc điểm tài nguyên tương đối giống nhau và phân biệt so với
vùng khác.
- Có mối liên hệ thuận tiện ở mức độ nhất định về giao thông để liên kết du lịch các
địa phương trong vùng.
- Có khả năng phát triển du lịch theo cùng một cơ chế. Các địa phương trong một vùng
có cùng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Dựa trên thực tế phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua và nhu cầu phát triển du lịch
những năm tiếp theo. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và các căn cứ phát triển vùng. Tổ
chức không gian lãnh thổ du lịch Việt Nam được tổ chức thành 7 vùng du lịch
- Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vùng du lịch Tây Nguyên
- Vùng du lịch Đông Nam Bộ
- Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)
Câu 5: Trình bày những căn cứ phát triển du lịch theo vùng theo Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030?
- Sự phân bố và các đặc điểm của tài nguyên du lịch theo lãnh thổ. Khai thác các đặc
thù về tài nguyên để phát triển các sản phẩm theo vùng.
- Phát triển được mỗi vùng ít nhất có một sản phẩm đặc trưng. Liên kết vùng để phát
triển các sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao.
- Hệ thống hạ tầng - kỹ thuật, hệ thống đô thị và đặc biệt là hệ thống cửa khẩu, sân bay
quốc tế, hệ thống cảng biển…
- Tổ chức các vùng kinh tế, văn hóa, địa lý, khí hậu sinh thái…Việt Nam.
- Định hướng phát triển du lịch Việt Nam theo vùng của Chiến lược phát triển Du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Dựa trên thực tế phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua và nhu cầu phát triển du lịch
những năm tiếp theo. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và các căn cứ phát triển vùng. Tổ
chức không gian lãnh thổ du lịch Việt Nam được tổ chức thành 7 vùng du lịch
- Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vùng du lịch Tây Nguyên
- Vùng du lịch Đông Nam Bộ
- Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)
Câu 6: Trình bày khái quát về vị trí địa lý, diện tích biên giới của Việt Nam?
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực
Đông Nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương; phía Bắc giáp Trung Quốc, phí Tây giáp
Lào và Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông rộng lớn, phía Tây Nam giáp với
Vịnh Thái Lan
Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam
(theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở
Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km.
Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên
bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền
kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
Việt Nam đang dần trở thành quốc gia du lịch, nơi có cảnh đẹp đầy nắng ấm và gió
biển, nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương. Khí hậu vùng nhiệt đối ẩm gió mùa, quanh
năm cây cối xanh tươi cùng bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều
này được thể hiện ở Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22 tháng 01
năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết TW 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16 tháng
01 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Câu 7: Trình bày khái quát về phạm vi lãnh thổ của Việt Nam?
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, có diện tích 329.600 km2 đất liền,
gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo. Phạm vi lãnh thổ nước ta là một
khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm 3 bộ phận: Vùng đất, vùng biển, và vùng trời
Vùng đất:
- Gồm toàn bộ phần đất liền và cáchải đảo ở nước ta.
- Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong
đóđường biên giới chung với:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km).
+ Phía Tây giáp Lào (gần 2100km).
+ Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).
Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống
núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước thông qua nhiều cửa
khẩu tương đối thuận lợi.
Vùng biển:
Diện tích khoảng 1 triệu km2. Đường bờ biển dà i3260km chạy theo hình chữ S từ
thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Có 29/63 tỉnh và
thànhphố giáp với biển.
Các bộ phận hợp thành vùng biển gồm:
-Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (Nối
các đảo ngoài cùng gọi là đương cơ sở).
-Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở là
12 hải lí.
-Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền các nước ven biển (bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các
quy định về y tế, môi trường, nhập cư …) vùng này cách lãnh hải 12 hải lí (cách đường
cơ sở 24 hải lí ).
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế
nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyển, máy bay của
nước ngoài vẫn đi lại theo Công ước quốc tế về đi lại. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc
phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu
200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
-Hệ thống đảo và quần đảo: Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven
bờ và hai quần đảo xa bờ là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
- Vùng trời: Khoảng không gian, không giới hạn bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải
và không gian của các đảo.
Câu 8: Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên Việt nam?
Vị trí địa lí Ảnh hưởng
Tự nhiên - Phía Đông Nam của châu Á. - Quy đinh thiên nhiên mang tính chất
- Rìa phía Đông của bán đảo Đông nhiệt đới ẩm gió mùa.
Dương. - Tài nguyên khoáng sản đa dạng.
- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm - Tài nguyên sinh vật rất phong phú.
cực) - Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa
- Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình các vùng tự nhiên khác nhau.
Dương và Địa Trung Hải. - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai
trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…)

Kết luận:
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa
châu Á, làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động –
thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên
khoáng sản, là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp...
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
- Khó khăn: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…
Câu 9: Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển du lịch ở Việt nam?
Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, thiên nhiên trù phú, bốn mùa xanh tốt khác hẳn các nước cùng vĩ độ như ở
Bắc Phi hay Tây Nam Á, là điều kiện lí tưởng để phát triển đa dạng các hoạt động du lịch
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa kết hợp với hình dáng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang
đã làm cho cảnh quan thiên nhiên của nước ta có sự phân hóa đa dạng, từ đó dẫn đến sự
đa dạng trong các cảnh quan du lịch theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây. Nếu như sự
phân hóa theo chiều Bắc Nam thể hiện rõ qua sự phân hóa trong thời vụ du lịch giữa phần
lãnh thổ phía Bắc và phía Nam, thì sự phân hóa theo chiều Đông – Tây thể hiện rõ qua sự
thay đổi các cảnh quan từ vùng biển đến vùng đồng bằng và vùng núi cao có phong cảnh
đẹp
Địa hình đa dạng, vị trí địa lí tạo cho cảnh sắc thiên nhiên nước ta thay đổi hết sức kỳ
thú: từ một Sapa giống như ở miền ôn đới mắt mẻ đến ven biển duyên hải miền trung cát
trắng, Phú Quốc sóng xanh, nắng vàng…làm nên sức dấp dẫn lạ kỳ với khách trong và
ngoài nước
Việt Nam nằm ở gần nơi giao thoa các luồng di cư thực vật và động vật thuộc các khu
hệ Himalaya, Malaixia – Inddoonexexia và Ấn Độ - Mianma. Những luồng di cư đã làm
phong phú thêm các hệ động – Thực vật ở nước ta bên cạnh các loài đặc hữu. Sự phong
phú này chính là nền tảng để nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt
là du lịch sinh thái, một loại hình gắn với tự nhiên.
Câu 10: Nêu và phân tích các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam?
- Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm: Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt
Nam; Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường
khí hậu nóng ẩm, ưa nhiều.
- Việt Nam là một nước ven biển: Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì
và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
- Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi: Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi; Địa
hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên; Cảnh quan đồi núi thay đổi
nhanh chóng theo quy luật đai cao: từ nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới núi cao => phát
triển đa dạng các loại cây trồng và du lịch nghỉ dưỡng; Vùng núi nước ta chứa nhiều tài
nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)
- Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng, phức tạp: Sự phối hợp của các
thành phần tự nhiên nước ta đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh
quan tự nhiên; Thiên nhiên có sự phân hoá từ: Đông sang Tây, thấp đến cao, Bắc xuống
Nam
=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội; Cảnh quan tự
nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hóa nội bộ tạo
thành các miền tự nhiên khác nhau.
Câu 11: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch
trung du và miền núi Bắc bộ?
1. Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của miền
Bắc nước ta, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng
Sơn. Diện tích 95.338,8 km2 chiếm 28,8% diện tích cả nước

Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chuyển tiếp từ các tỉnh duyên hải
vào lục địa, từ đồng bằng lên trung du, miền núi với sự kết nối của các tuyến giao thông
huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 6; là điểm khởi đầu
của tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến xuyên Việt ở phía Tây nước ta, và là một phần của
tuyến du lịch dọc biên giới Việt Trung.
Ở phía Đông và Đông Nam tiếp giáp vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, vùng du lịch Bắc Trung Bộ; phía Tây tiếp giáp nước bạn Lào; phía Bắc tiếp
giáp với Trung Quốc. Khoảng cách của vùng đến hai trung tâm du lịch Hà Nội và thành
phố Hạ Long – hai đỉnh tam giác phát triển du lịch nói riêng và tam giác phát triển kinh tế
nói chung ở miền Bắc là tương đối gần, tạo thuận lợi trong việc giao lưu và kết nối tuyến
du lịch của các tỉnh đồng bằng với các quốc gia láng giềng, đặc biệt kết nối với Trung
Quốc (tỉnh Vân Nam, Quảng Tây).
Vùng có diện tích lớn, gần bằng 1/3 so với diện tích cả nước và đặc biệt có sự phân
hóa khá rõ rệt về mặt tự nhiên cũng như văn hóa. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
được phân thành hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang.
- Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Lào
Cai, Yên Bái, Phú Thọ.
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, cả
tài nguyên tự nhiên lẫn nhân văn, là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Thiên nhiên của vùng đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái cảnh quan nhiệt
đới gió mùa ẩm. Địa hình của vùng cũng rất đa dạng, núi và cao nguyên chiếm ¾ lãnh
thổ. Nổi bật là hệ sinh thái núi cao gắn với dãy Hoàng Liên Sơn phía Tây Bắc, hang động
gắn với hệ sinh thái Karst ở Đông Bắc và Hệ sinh thái vùng trung du khu vực trung tâm.
Tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa của vùng nói chung thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, cần lưu ý tính phân mùa của khí hậu nơi đây. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10,
có gió tây nam và đông nam tạo thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều; cùng với ảnh hưởng của
các cơn dông, bão nhiệt đới. Cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, gây nguy hiểm cho
du khách và hoạt động du lịch. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với những
đợt gió mùa đông bắc tương đối lạnh và khô thời kì đầu, lạnh và ẩm thời kì cuối mùa,
cùng với địa hình núi cao và trung du làm cho vùng có khí hậu lạnh nhất trong cả nước.
Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, khu vực địa hình núi cao có
sương muối, băng giá, tuyết rơi. Hiện tượng thời tiết kì thú đối với khách du lịch, tuy
nhiên đây cũng lại là kiểu thời tiết cực đoan gây hại cho ngành nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi). Cảnh báo sương mù, cùng đại hình đồi núi, đường trơn trượt, đi lại gây nguy
hiểm cho các phương tiện giao thông đường bộ.
2.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vốn được biết đến từ lâu như một vùng phên dậu
của đất nước qua các thời kì lịch sử, là vùng có vị trí quan trọng, vùng đất địa đầu trấn
giữ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Trải dài qua nhiều miền địa hình khác nhau tạo
nên nhiều nét đặc sắc, đa dạng về văn hóa các dân tộc thiểu số và phong phú về cảnh sắc
thiên nhiên của một miền rừng núi và trung du.
Nếu như người Kinh, người Hoa, người Bố Y, người Dao, Người Giáy, người Khơ
Mú, người La Chỉ, người Lô Lô, người H’mông, người Phú Lá sinh sống đều ở cả hai
tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc tùy theo mức độ khác nhau. Thì người Tày, người Nùng,
người Cờ Lao, người Ngái, người Pà Thẻn, người Sán Dì, người Pu Péo, người Sán Chay
lại tập trung ở khu vực Đông Bắc. Người Thái, người Mường, người Hà Nhì, người
Lào…thì tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc
- Văn hóa Tày – Nùng có vai trò quan trọng trọng trong cộng đồng các tộc người ở
Đông Bắc
- Văn hóa Thái – Mướng có vai trò quan trọng trong cộng đồng các tộc người ở Tây
Bắc
- Văn hóa người Mông – Dao; người Hà Nhì; người Lô Lô tập trung chủ yếu ở các
nơi có địa hình rẻo cao (đỉnh núi)
Tương ứng với đó là các phong túc tập quán, lễ hội truyền thống, ẩm thực, làng nghề
của cộng đồng các dân tộc. Đây chính là những sức hút hấp dẫn du khách đến với vùng.
Câu 12: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch trung du và miền núi Bắc bộ?
1. Hệ thống giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Về giao thông đường bộ vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có các quốc lộ
kết nối thủ đô Hà Nội với Lào, Trung Quốc và kết nối khu vực phía Đông và Tây của
vùng, bao gồm các tuyến đường giao thông chính.
Quốc lộ 1A: Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm xuất phát, tuyến đường đi qua địa bàn các
tỉnh/thành phố: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, kết nối với thành phố Bằng
Tường, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị (Lạng Sơn)
Song song với đó là tuyến quốc lộ 1A cũ đi qua hầu hết các thành phố, thị trấn thị xã,
khu đông dân cư dọc các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn
Quốc lộ 1B: Từ thành phố Thái Nguyên (tại cầu Gia Bảy) đến thị trấn Đồng Đăng,
Lạng Sơn (tại điểm giao với quốc lộ 1A) đi qua các huyện, thành phố Thái Nguyên cùng
các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai và tỉnh Lạng Sơn: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc.
Quốc lộ 2: Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm xuất phát, qua địa bàn các tỉnh/thành phố:
Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Giang, kết nối với thị trấn Thiên Bảo tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang). Tuyến di chuyển qua địa
hình đồi núi, nhiều đèo dốc
Quốc lộ 3: Tuyến quốc lộ 3 đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Thái Nguyên
– Bắc Kạn – Cao Bằng, kết nối với Thủy Khẩu huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc
Choang Quảng Tây, Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng). Trên tuyến
có đèo Mã Phục hấp dẫn khách du lịch (trên địa bạn tỉnh Cao Bằng
- Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên: hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại đang là động
lực thu hút khách du lịch tới nhiều hơn vùng thủ đô gió ngàn, an toàn khu trong kháng
chiến trước đây.
Quốc lộ 6: Tuyến đường nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh tiểu vùng du lịch Tây Bắc.
Chiều dài toàn tuyến của đường khoảng 504 km và đi qua 4 tỉnh và thành phố (Hà
Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên). Điểm đầu là đầu cầu sông Nhuệ, quận Hà Đông,
Hà Nội (Km0); Điểm cuối là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (đoạn từ Tuần Giáo đi
TP. Điện Biên là quốc lộ 279. Di chuyển qua những địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc,
tuyến quốc lộ 6 mới từ Hà Nội đi Hòa Bình được làm mới thời gian gần đây được đầu tư
bài bản, hệ thống trạm dừng nghỉ tương đối hiện đại
Kết nối với quốc lộ 279 đi sang tỉnh Phongsaly, Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang
(Điện Biên)
Kết nối với quốc lộ 12 đi Lai Châu, sang châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
tại cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu)
Có các con đèo hiểm trở trên tuyến Quốc lộ 6: Thung Khe (Hòa Bình), Mộc Châu
(Sơn La), Pha Đin (Sơn La), các con đèo này cũng là những địa điểm hấp dẫn khách du
lịch
Cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Là trục xương sống, động lực phát triển của vùng du lịch
Trung du và miền núi phía Bắc, hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, đáp ứng như cầu
của du khách. Tuyến cao tốc đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Vĩnh Phúc –
Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai, kết nối với Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa
khẩu quốc tế Lào Cai (Lào Cai)
Quốc lộ 70: điểm đầu tại ngã ba Đoan Hùng (Phú Thọ), qua Yên Bái lên Lào Cai là
con đường huyết mạch nối liền Hà Nội tới cửa khẩu quốc tế Lào Cai trước đây khi tuyến
cao tốc Hà Nội – Lào Cai chưa hình thành. Tuyến đường đi qua khu vực địa hình đồi núi,
nhiều đèo dốc.
Quốc lộ 32: di chuyển qua những địa hình đồi núi, nhiều đèo dốc (đèo Khau Phạ trên
tuyến hiểm trở nhưng cũng rất hấp dẫn khách du lịch). Tuyến đi qua các tỉnh/thành phố:
Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu cùng các địa bàn Sơn Tây – Cổ Tiết - Tam Nông
– Thu Cúc –Yên Lập – Văn Chấn – Than Uyên – Tam Đường
Quốc lộ 279: chạy theo tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nối liền các tỉnh
biên giới. Được xây dựng vào tháng 2 năm 1979 sau khi Trung Quốc đưa quân xâm lược
biên giới phía Bắc. Tuyến đường chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong quốc phòng an
ninh.
Tuyến đi qua các tỉnh/thành phố: Hạ Long (Quảng Ninh) – Bắc Giang – Lạng Sơn –
Bắc Kạn – Tuyên Quang – Hà Giang – Lào Cai – Lai Châu – Sơn La – Điện Biên, kết nối
với tỉnh Phongsaly, Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên).
Quốc lộ 4: hệ thống gồm 6 quốc lộ đánh số từ 4A đến 4G chạy theo tuyến biên giới
Việt Nam – Trung Quốc, nối các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây là con đường huyết mạch
nối các làng bản vùng núi hẻo lánh với khu trung tâm dân cư, cũng là con đường có
phong cảnh đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á, gắn liền với các con đèo Ô Quy Hồ, Mã Pí
Lèng (đường hạnh phúc), Mẻ Pia
- Quốc lộ 4A (118km) đi qua các tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng (gắn với đèo Mẻ Pia):
Đồng Đăng – Na Sầm – Thất Khê – Đông Khê – Cao Bằng
- Quốc lộ 4B (107km) đi qua các tỉnh Lạng Sơn – Quảng Ninh: Lạng Sơn – Lộc Bình
– Đình Lập – Cảng Mũi Chùa (Quảng Ninh)
- Quốc lộ 4C (216km) đi qua các địa bàn của tỉnh Hà Giang (có đèo Mã Pí Lèng hiểm
trở và hấp dẫn khách du lịch), kết nối với quốc lộ 34 đi Cao Bằng: Hà Giang – Yên Minh
– Đồng Văn – Mèo Vạc – Quốc lộ 34
- Quốc lộ 4D (200km) đi qua các tỉnh Lào Cai – Lai Châu (có đèo Ô Quy Hồ hiểm trở
và hấp dẫn khách du lịch): Mường Khương – Lào Cai – Sapa – Tam Đường – Pa So
- Quốc lộ 4E (46km) đi qua Kim Tân (Lào Cai) – Phố Lu – Pắc Ngầm – kết nối quốc
lộ 4G (90km) đi Sơn La – Sông Mã
Đường Hồ Chí Minh: tuyến đường huyết mạch xuyên suốt đất nước, chạy song song
với quốc lộ 1A. Điểm bắt đầu từ Pác Bó, Cao Bằng qua Bắc Kạn - Tuyên Quang - Phú
Thọ nối với Thủ đô Hà Nội – Hòa Bình và các tỉnh Bắc Trung Bộ, đi phía Nam
Quốc lộ 37: Giống như một vòng cung nối liền 7 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với
nhau, có chiều dài là 470 km đi qua nhiều vùng hẻo lánh với núi non hùng vĩ
- Quốc lộ 37 giao với rất nhiều Quốc lộ khác và có nhiều đoạn đi trùng với các Quốc
lộ khác như 5A, 1A, 3, 32, 70,... Quốc lộ 37 nối với Quốc lộ 18 (tại Sao Đỏ, Chí
Linh), Quốc lộ 31 (tại Đồi Ngô, Lục Nam), Quốc lộ 1A (tại Kép, Lạng Giang), Quốc lộ
1B (tại Chùa Hang, Đồng Hỷ), Quốc lộ 3 (tại thành phố Thái Nguyên), Quốc lộ 70, Quốc
lộ 32 (tại Văn Chấn), Quốc lộ 32B và Quốc lộ 43 (tại Phù Yên) và Quốc lộ 10 (tại Vĩnh
Bảo)
Các tuyến đường bộ Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yến di chuyển
qua dạng địa hình đồi núi, các tuyến đường đèo hiểm trở không chỉ có vai trò quan trọng
trong giao thông vận tải mà còn là những điểm đến thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng,
khám phá và chinh phục. Dưới đây là bảng tổng hợp các tuyến đường đèo quan trọng,
hấp dẫn khách du lịch khi đến vùng:
ĐƯỜNG ĐÈO TUYẾN VỊ TRÍ THUỘC TỈNH – KẾT NỐI
ĐƯỜNG
Đèo Thung Khe Quốc lộ 6 Huyện Mai Châu - Hòa Bình, kết nối Thành phố
Hòa Bình đi Mộc Châu – Sơn La
Đèo Pha Đin Quốc lộ 6 Ranh giới tự nhiên, kết nối Sơn La – Lai Châu
Đèo Ô Quy Hồ Quốc lộ 4D Kết nối Lào Cai – Lai Châu, đô thị du lịch Sapa
Đèo Khau Phạ Quốc lộ 32 Ranh giới tự nhiên, kết nối huyện
Văn Chấn – Mù Cang Chải (Yên Bái)
Đèo Mã Pí Quốc lộ 4C Kết nối huyện Đồng Văn – Mèo Vạc (Hà Giang)
Lèng
Đèo Mẻ Pia Quốc lộ 4A Đèo 14 tầng (khúc cua) tại huyện Bảo Lạc – Cao
Bằng
Đèo Mã Phục Quốc lộ 3 Kết nối thành phố Cao Bằng đi cửa khẩu Trà
Linh; đi huyện thác Bản Giốc – huyện Trùng
Khánh
Bảng. Các đường đèo hấp dẫn khách du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
1.2 Hạ tầng giao thông đường không
CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH
Mường Thanh/ Điện Biên Điện Biên Sân bay nội địa
Sapa Lào Cai Đã khởi công xây dựng

Bảng. Các cảng hàng không/sân bay vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ
Do đặc thù bởi địa hình trung du và núi cao, vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc
Bộ có hệ thống hạ tầng đường hàng không kém phát triển nhất cả nước, cả vùng chỉ có
duy nhất một sân bay, cảng hàng không Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đang được sử
dung, khai thác với mục đích dân dụng - thương mại, du lịch. Tuy nhiên, trong quy hoạch
dự kiến sẽ có thêm sân bay Nà Sản (Sơn La), sân bay Lai Châu, sân bay Sapa (Lào Cai),
sân bay Cao Bằng, trog tương lai sẽ được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của vùng.
1.3 Hạ tầng giao thông đường sắt
Tại vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện đang có 3 tuyến đường sắt chính
phục vụ hoạt động vận chuyển hành khách nói chung cũng như hoạt động du lịch của
vùng. Ngoài ra, tuyến đường sắt liên vân quốc tế Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần
tích cực trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, đặc biệt trong việc trao đổi khách du lịch
giữa hai nước.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai: xuất phát tại Khu B ga Hà Nội, đường Trần
Quý Cáp, lộ trình đi qua các nhà ga: Hà Nội - Long Biên – Đông Anh – Việt Trì - Yên
Bái – Bảo Hà – Phố Lu – Lào Cai. Thuộc địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Phú Thọ,
Yên Bái, Lào Cai.
- Chuyển tiếp, kết nối với Hà Khẩu đi thành phố Côn Minh – tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc. Tuy nhiên hành khách phải xuống tàu, chuyển tiếp tại ga Lào Cai để sang Hà Khẩu
(Trung Quốc) vì khổ đường ray hai nước chưa đồng nhất và liên quan đến thủ tục xuất
nhập cảnh.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn): Xuất phát tại ga Yên Viên
(Gia Lâm), lộ trình đi qua các nhà ga Yên Viên – Từ Sơn - Bắc Ninh – Kép – Lạng Sơn –
Đồng Đăng.
Trở thành tuyến liên vận quốc tế khi kết nối với Bằng Tường, thành phố Nam Ninh –
Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuyến liên vận quốc tế có khổ
đường ray 1435mm
Tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên – Quán Triều: Xuất phát tại ga Hà Nội di
chuyển qua các ga Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên – Đông Anh – Phổ Yên – Lưu Xá –
Thái Nguyên – Quán Triều, lộ trình 91km với thời gian hơn 2 tiếng di chuyển
1.4 Hạ tầng giao thông đường thủy
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi khởi nguồn của những con sông
lớn chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Tiểu vùng Tây Bắc với 2 con sông lớn chảy qua là sông
Đà và sông Hồng, xuyên suốt quá trình lịch sử cũng như đi vào thơ ca – văn học. Tiểu
vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó có các sông lớn là sông Chảy, sông Lô,
sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng); sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc
hệ thống sông Thái Bình), giao thông đường thủy nội địa chủ yếu vẫn đang hoạt động
trong lĩnh vực vận tải hàng hóa.
Ngoài ra, Ở vùng du lịch này còn phát triển loại hình vận chuyển đường thủy tại các
cảnh quan hồ tự nhiên cũng như nhân tạo hấp dẫn khách du lịch như: Hồ Hòa Bình, hồ
Thác Bà, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thang Hen, hồ Na Hang…phương tiện di chuyển chủ
yếu là thuyền, phà, đò,… mang tính chất cá thể, nhỏ lẻ và tự phát.
2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
Những yếu tố thuận lợi trong phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Địa hình và khí hậu độc đáo, thiên nhiên thuần khiết hoang sơ, núi non trùng trùng điệp
điệp đã tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái hết sức phong phú cho vùng
miền núi Bắc Bộ. Bên cạnh đó là sự đa dạng và hấp dẫn của cuộc sống đầy sắc màu
truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó chính là những yếu tố tạo nên tính đặc thù cao
của du lịch vùng miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trên cả nước mà có thể được định
hướng phát triển theo các dòng sản phẩm đặc thù với thứ tự ưu tiên
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch trung du và miền núi Bắc Bộ định hướng phát triển các sản phẩm đặc
trưng:
- Du lịch về nguồn
- Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi, hang động
- Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần.
- Chinh phục thiên nhiên, thể thao, khám phá.
- Du lịch biên giới gắn với thương mại, kinh tế cửa khẩu
Câu 13: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô thị
du lịch của vùng du lịch trung du và miền núi Bắc bộ?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch trung du và miền núi Bắc Bộ định hướng phát triển không gian du
lịch gắn với các trọng điểm:
- Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di
tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
- Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và
vườn quốc gia Hoàng Liên.
- Yên Bái gắn với khu du lịch hồ Thác Bà, di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang
Mù Cang Chải,…
- Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch
vườn quốc gia Xuân Sơn
- Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào,
khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
- Cao Bằng gắn với du lịch thác Bản Giốc, di tích lịch sử cách mạng hang Pác Bó –
suối Lê-Nin,…
- Tuyên Quang gắn với hồ Na Hang; Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu
Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng
Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch của vùng du lịch trung du và miền núi Bắc bộ được
thể hiện như sau:
VÙNG DU LỊCH VỊ TRÍ HƯỚNG
TT TRUNG DU MIỀN NÚI THUỘC KHAI THÁC
BẮC BỘ TỈNH
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
- Du lịch tham quan cảnh quan
Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng công viên địa chất
1 Hà Giang
Văn - Sinh thái núi
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch sinh thái núi,
2 Khu du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng
- Du lịch biên giới gắn với kinh tế
khu cửa khẩu
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch sinh thái núi,
3 Khu du lịch Mẫu Sơn Lạng Sơn
- Du lịch biên giới gắn với kinh tế
khu cửa khẩu
- Du lịch tham quan cảnh quan
4 Khu du lịch Ba Bể Bắc Kạn - Du lịch sinh thái núi, hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- Tham quan di tích lịch sử văn
hóa
5 Khu du lịch Tân Trào Tuyên Quang
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

- Du lịch tham quan cảnh quan


6 Khu du lịch Núi Cốc Thái Nguyên - Du lịch sinh thái núi, hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- Du lịch tham quan cảnh quan
7 Khu du lịch Sa Pa Lào Cai - Du lịch sinh thái núi,
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- Du lịch tham quan cảnh quan,
công trình kiến trúc xây dựng
8 Khu du lịch Thác Bà Yên Bái
- Du lịch sinh thái hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
9 Khu du lịch Đền Hùng Phú Thọ - Tham quan di tích lịch sử văn
hóa
- Lễ hội tâm linh
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch sinh thái núi, hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
10 Khu du lịch Mộc Châu Sơn La
- MICE hội nghị, hội thảo
- Vui chơi, giải trí, thư giãn cuối
tuần
- Tham quan di tích lịch sử văn
Khu du lịch Điện Biên Phủ-Pá
11 Điện Biên hóa
Khoang
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- Du lịch tham quan cảnh quan,
công trình kiến trúc xây dưng
12 Khu du lịch hồ Hòa Bình Hòa Bình - Du lịch sinh thái hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số

ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA


- Tham quan di tích lịch sử văn
hóa
1 Điểm du lịch thành phố Lào Cai Lào Cai - Lễ hội tâm linh
- Du lịch biên giới gắn với kinh tế
khu cửa khẩu
- Tham quan di tích lịch sử văn
2 Điểm du lịch Pắc Bó Cao Bằng hóa
- Du lịch sinh thái núi, thác,…
- Tham quan di tích lịch sử văn
hóa
3 Điểm du lịch thành phố Lạng Sơn Lạng Sơn - Lễ hội tâm linh
- Du lịch biên giới gắn với kinh tế
khu cửa khẩu
- Du lịch sinh thái núi, hồ
- Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
4 Điểm du lịch Mai Châu Hòa Bình - MICE hội nghị, hội thảo
- Vui chơi, giải trí, thư giãn cuối
tuần
ĐÔ THỊ DU LỊCH
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch sinh thái núi cao
1 Đô thị du lịch Sapa Lào Cai - Văn hóa, lễ hội dân tộc thiểu số
- MICE hội nghị, hội thảo
- Vui chơi, giải trí cuối tuần
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 14: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch vùng du lịch đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc?
1.Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc

Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh, thành phố:
Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nình Bình,
Nam Định,Thái Bình, Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên 21.063,1 km 2, chiếm 6,4% diện tích
cả nước
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc nằm ở trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ, vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng biển phía
Đông. Phía bắc và phía tây giáp vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc; phía nam
giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía đông được bao bọc bởi vịnh Bắc Bộ, với chiều dài
khoảng 600 km, có nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển, nhiều bãi tắm dài,
phong cảnh đẹp, với hệ thống đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam; phía bắc giáp với Trung
Quốc với chiều dài 133km cùng cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Vùng có 4 huyện đảo Cô
Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vỹ (Hải Phòng).
Vùng có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ và du lịch
của cả nước, là 1 trong 4 vùng động lực phát triển kinh tế của nước ta, Hà Nội là đầu mối
chung chuyển, phân phối khách đến các địa phương, vùng lân cận.
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là một khu vực rộng lớn
từ Tây sang Đông với địa hình chính yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với
một phần trung du, đồi núi và phần địa hình ven biển và hải đảo. , chứa đựng nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng, phong phú, cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, cái nôi của
nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc…
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Phần lớn diện tích tự nhên của vùng có địa hình đồng bằng (khoảng 15.000km2) được
hình thành bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình, qua chiều dài của thời gian, chiều
rộng của không gian. Dọc theo các con sông là hệ thống đê điều kiên cố. Hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình có nhiều dòng chảy không chỉ mang trong mình vẻ đẹp sông
nước, mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống. Các dòng sông xưa
nay vẫn được coi là những dòng chảy của sự sống, đôi bờ của những dòng sông là những
quần cư đông đúc…Trên các dòng sông đang khai thác các tour du lịch tham quan, ngắm
cảnh, các hoạt động du lịch gắn với lễ hội như tour du lịch trên sông Hồng,…
Ngoài ra, vùng có 2 dạng địa hình đặc biệt là dạng địa hình Karst (cácxtơ – hang
động) và dạng địa hình biển đảo.
- Kiểu Karst tập trung chủ yếu ở tiểu vùng duyên hải Đông Bắc là Quảng Ninh và Hải
Phòng, nổi bật với Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Cát Bà và hàng nghìn hòn đảo đá
vôi lớn nhỏ đã tạo nên một kì quan thiên nhiên hung vĩ. Ngoài ra, các núi đá vôi còn sót
lại nằm rải rác và xen kẽ giữa các đồng bằng ở phía tây Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, nổi
bật là danh thắng Hương Sơn, Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,…
- Dạng địa hình biển đảo cũng có giá trị lớn đối với phát triển du lịch. Đường bờ biển
kéo dài từ Quảng Ninh đến Hải Phòng, nối các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
(khoảng 600km) tạo nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Thịnh Long,…
Vùng còn là nơi tập trung nhiều đảo và quần đảo nhất cả nước, trên các đảo có nhiều bãi
biển đẹp, phong cảnh hoang sơ với những nét tiêu biểu về tự nhiên tạo điều kiện phát
triển nhiều loại hình du lịch
Một phần không thể thiếu về mặt tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc đó là hệ thống các hồ tự nhiên như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hồ nhân tạo
như Đồng Mô – Ngải Sơn, Suối Hai, Quan Sơn thuộc thành phố Hà Nội; hồ Đại Lải, Xạ
Hương tỉnh Vĩnh Phúc; hồ Vị Xuyên tỉnh Nam Định; hồ Yên Lập tỉnh Quảng Ninh; hồ
Bến Tắm, Cô Sơn, An Dương thuộc tình Hải Dương,…có sự kết hợp hài hòa giữa mặt
nước trong xanh với cảnh quan thiên nhiên hay các cảnh quan văn hóa. Vì vậy, ven các
hồ nước là nơi lý tưởng để phát triển các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,
chữa bệnh, thể thao…
Các dạng địa hình đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là
nguồn tài nguyên vô giá được thiên nhiên ban tặng cho vùng, tạo cơ hội thuận lợi cho
việc phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn gắn với tham quan, tắm biển, thể thao, nghỉ
dưỡng, học tập,…
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa với một mua đông lạnh kéo dài trên 4 tháng (từ 12- 4 năm sau), nhiệt độ trung
bình năm trên 20độC, lượng mưa trung bình 1.500-2.000mm/năm. Điều kiện khí hậu nhìn
chung thích hợp cho hoạt động du lịch. Mùa đông, do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh –
gió mùa đồng bắc nên nhiệt độ hạ thấp, thời tiết lạnh khô. Vào mùa xuân, khi ảnh hưởng
của các khối không khí lạnh giảm đi, thời tiết ấm áp, đôi khi lâm thâm mưa phùn – trời
nồm ẩm, cũng là khoảng thời gian gắn với các hoạt động du lịch lễ hội, hành hương đến
các chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh. Mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều, thời tiết nóng
bức thích hợp với loại hình du lịch biển hay nghỉ dưỡng tại các khu vực núi cao. Tính
chất phân hóa theo mùa của khí hậu đã làm cho hoạt động du lịch của vùng có tính mùa
vụ rõ rệt.
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là vùng du lịch có lịch sử khai phá lâu
đời, là “cái nôi”của nền văn minh lúa nước nên tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa,
lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc, là thế mạnh mà không vùng nào trong cả nước có
thể sánh nổi
Với 30/85 di tích quốc gia đặc biệt, trên 2.300 di tích được xếp hạng quốc gia (chiếm
70% di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng quốc gia của cả nước), vùng du lịch này có số
lượng di tích lớn nhất cả nước; có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát triển
kinh tế xã hội dẫn đầu cả nước như Hà Nội, Hải Phòng,…
Vùng còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống bởi đây là các nôi của lễ hội nông
nghiệp và lễ hội mang tính lịch sử văn hóa tầm cỡ quốc gia. Cho dù có những khác biệt
nhất định, song các loại hình lễ hội ở đây ít nhiều mang tính đại diện cho cả nước, là một
trong những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch đến với vùng. Các lễ hội thường diễn ra vào
mùa xuân, mùa thu khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và vào lúc nông nhàn
nên có khả năng thu hút không chỉ khách trong nội vùng mà còn từ các vùng khác đến và
đặc biệt là khách quốc tế.
Nhìn chung, về dân sư đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ là các dân tộc
thiểu số như dân tộc Mường (Ba Vì – Hà Nội, Nho Quan, Ninh Bình, Quảng Ninh), các
dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh), dân tộc Cao Lan, Ngái (Vĩnh
Phúc), dân tộc Sán Chỉ, Nùng (Quảng Ninh), người Hoa (Nam Định, Hải Phòng, Quảng
Ninh). Yếu tố dân tộc không phải là tiềm năng du lịch nội bật của vùng, nhưng bản sắc
văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và ngay cả ở Thủ đô Hà Nội
cũng là những chủ đề có thể khai thác phát triển du lịch
Ngoài ra, văn hóa ẩm thực vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông
Bắc rất phong phú, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt ở miền Bắc. Người
dân nơi đây rất coi trọng cách ăn uống, chế biến món ăn từ các nguyên liệu của địa
phương, vì vậy trong vùng có nhiều món ăn trở thành những sản vật nổi tiếng như: Bánh
cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, giò chả Ước Lễ, bún thang (Hà Nội);
Rượu làng Vân (Bắc Ninh); Bánh đậu xanh (Hải Dương); Nem nắm Giao Thủy, gạo Hải
Hậu, phở Cồ (Nam Định); Bánh đa cua, cá (Hải Phòng),… Đây là các yếu tố quan trọng
trong thu hút khách du lịch, giúp thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người, đồng thời là
điểm nhấn tạo hứng thú cho du khách trong chuyến đi, làm phong phú thêm trải nghiệm
cho du khách.

Câu 15: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao đường bộ
Quốc lộ 1A: Tuyến đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Bắc Ninh - Hà Nội – Hà Nam
– Ninh Bình kết nối với các tỉnh vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Một phần quốc lộ 1A được đầu tư xây mới thành chuỗi liên kết các “cao tốc”: Pháp
Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội) - Cầu Giẽ (Hà Nam)- Ninh Bình – Nghị Sơn, Thọ Xuân (Thanh
Hóa)
- Tuyến kết nối mới, tuyến tránh đô thị như: Quốc lộ 21 Nam Định – Phủ Lý (Hà
Nam) cũ, tuyến cao tốc Nam Định – Phủ Lý (Hà Nam) mới
Quốc lộ 10: Tuyến đường liên tỉnh chạy qua 6 tỉnh và thành phố, từ Quảng Ninh -
Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình và Thanh Hóa.
- Quốc lộ 10 là một trong các trục phát triển không gian vùng Duyên hải Bắc Bộ, là
tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh ven biển Bắc Bộ và kết nối các tuyến giao thông
quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 37, Quốc lộ 39, Quốc lộ 21, đường cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng. Do vậy, trong những năm gần đây, nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng
cấp các công trình, hạng mục và các đoạn đường trên Quốc lộ 10.
Quốc lộ 5: Đây là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng biển tổng hợp cấp
quốc gia Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và hiện nay là tuyến đường trọng yếu nằm trong
trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Hải
Phòng - Hà Nội - Lao Cai – Côn Minh ( Vân Nam Trung Quốc)
Chuỗi liên kết các “cao tốc” được đầu tư xây mới, hạ tầng giao thông hiện đại, đồng
bộ: Kết nối Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng - Thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh) – kết nối với Vân Đồn - Móng Cái. Dự án cũng góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc
kéo dài từ Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đến TP. Móng Cái (Quảng Ninh) tạo thành
tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, là hành lang đường bộ và cửa ngõ giao thông
kết nối các tỉnh phía bắc Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy
phát triển liên kết vùng
Quốc lộ 38: qua địa phận 4 tỉnh là Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nam với
tổng quãng đường gần 90 km.
- Quốc lộ 38 không chỉ nối các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng mà còn kết nối đồng
bộ các tuyến đường huyết mạch phía Bắc như QL5, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ
39 đi Thái Bình....
Quốc lộ 18: Từ Hà Nội, theo hướng đông bắc qua Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng
Ninh, chiều dài toàn tuyến 341km.
- Hành trình: Quốc lộ 18 đi qua Sóc Sơn, thành phố Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, huyện
Yên Hưng, thành phố Uông Bí thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà,
Hải Hà và thành phố Móng Cái.
Quốc lộ 37: Giống như một vòng cung nối liền 7 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với
nhau, có chiều dài là 470 km.
- Quốc lộ 37 vượt qua các con sông lớn như sông Luộc, sông Thái Bình, sông Cầu,
sông Chảy, sông Hồng, sông Đà; và vượt qua các dãy núi lớn là dãy Tam Đảo (qua Đèo
Khế) và dãy Hoàng Liên Sơn; đi qua nhiều vùng hẻo lánh với núi non hùng vĩ và có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống.
Quốc lộ 37B: tuyến đường bộ nối 03 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam có chiều
dài toàn tuyến là 139 km.
- Quốc lộ 37B nối liền mạng lưới giao thông đường bộ giữa ba tỉnh với cảng Diêm
Điền, nhà máy Nhiệt Điện Thái Bình, kết nối các khu du lịch Đồng Châu, cồn Vành, Cồn
Đen (tỉnh Thái Bình), bãi tắm Quất Lâm (Nam Định) và kết nối điểm di tích lịch sử nổi
tiếng như Đền Hét (Thái Bình), Phủ Dầy (Nam Định,....
Quốc lộ 32: Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, đi qua các tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lai
Châu, qua các địa bàn Sơn Tây – Cổ Tiết - Tam Nông – Thu Cúc –Yên Lập – Văn Chấn –
Than Uyên – Tam Đường
Quốc lộ 2: Tuyến quốc lộ 2 đi qua địa bàn các tỉnh/thành phố: Hà Nội – Vĩnh Phúc –
Tuyên Quang – Hà Giang, kết nối với thị trấn Thiên Bảo tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại
cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang)
1.2 Hạ tầng giao thông đường không
CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH/ THÀNH PHỐ
Nội Bài Hà Nội Sân bay quốc tế
Cát Bi Hải Phòng Sân bay quốc tế
Vân Đồn Quảng Ninh Sân bay quốc tế

Bảng. Cảng hàng không/ sân bay thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc
Hệ thống các cảng hàng không, sân bay của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc: Sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Cát Bi (Hải Phòng), sân bay
Vân Đồn (Quảng Ninh) đây đều là những cảng hàng không/sân bay quốc tế với đầy đủ,
đa dạng các chặng bay cũng như các hãng hàng không nội địa và quốc tế khai thác.
Bên cạnh hệ thống các cảng hàng không/sân bay quốc tế trên, vùng du lịch đồng bằng
sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc còn có sự có mặt của loại hình dịch vụ bay ngắm
cảnh chặng Hà Nội – Hạ Long:
- Công ty Trực thăng Miền Bắc đang khai thác những chuyến bay tại sân bay trực
thăng Gia Lâm (Hà Nội) để phục vụ du khách đi tận hưởng những trải nghiệm từ trên
không, bay ngắm cảnh, chiêm ngưỡng Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), di sản thiên nhiên
thế giới 2 lần được UNESCO công nhận.
- Hãng hàng không Hải Âu cung cấp dịch vụ bay bằng thủy phi cơ 12 chỗ Cessna
Caravans, bay hành trình và bay ngắm cảnh giữa Nội Bài (Hà Nội) - Hạ Long (Quảng
Ninh). Bến thủy phi tại đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh). Có 2 chuyến bay chặng
Hà Nội – Hạ Long mỗi ngày, lúc 9:00 và 12:45 và chuyến bay từ Hạ Long về Hà Nội sẽ
khởi hành lúc 11h30 hoặc 16h00 cùng ngày
1.3 Hạ tầng giao thông đường sắt
Trong những năm qua ngành đường sắt không ngừng nâng cao chất lượng các đoàn
tàu, nâng cao chất lượng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy của các đoàn tàu. Khách du
lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc-
Nam nói chung. Tuy nhiên, năng lực phục vụ, thu hút khách du lịch sử dụng phương tiện
vận chuyển này còn hạn chế. Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông
Bắc đang có 3 tuyến đường sắt chính sau:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình - Thanh Hóa –
Vinh. Đoàn tàu NA1 và NA2, khởi hành vào cung giờ vàng, từ Hà Nội khởi hành lúc
21:30 sau 1 đêm nghỉ trên tàu sẽ về đến Ga Vinh 05:30 kịp cho chuyến thăm quan Quê
hương Bác và tắm biển Cửa Lò. Ngược lại khởi hành tại Ga Vinh lúc 20:40, đến thủ đô
Hà Nội lúc 05:00, thuận tiện cho chuyến công tác ngắn ngày ....Vì vây rât nhiều hành
khách lựa chọn cho hành trình của mình.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng: Tuyến đường sắt này dài 102 km đi qua 4
tỉnh thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Mặc dù nằm trên trục
đường bận rộn, nối liên hai thành phố lớn của miền Bắc, tuy nhiên tàu hỏa di chuyển trên
cung đường này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế so với các phương tiện vận chuyển
khác.
- Tuyến đường sắt Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) – Hạ Long (Quảng Ninh): với
hành trình gần 8 tiếng cho hơn 160km cùng 15 ga qua 5 tỉnh/thành phố Hà Nội – Bắc
Ninh – Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh. Hiện không khai thác hiệu quả và đáp ứng
được hoạt động du lịch
Ngoài ra, tại thủ đô Hà Nội hiện đang triển khai các dự án đường sắt đô thị, tuyến
đường sắt trên cao Yên Nghĩa (Hà Đông)- Cát Linh; tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga
Hà Nội một phần đi ngâm dạng metro (tàu điện ngầm) hứa hẹn là loại hình phương tiện di
chuyển, giao thông công cộng mới của người dân và du khách khi tới thủ đô Hà Nội.
1.4 Hạ tầng giao thông đường thủy
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều dòng chảy không chỉ mang lại
trong mình vẻ đẹp sông nước, mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền
thống. Các dòng sông xưa nay vẫn được coi là những dòng chảy của sự sống, đôi bờ của
những dòng sông là những quần cư đông đúc, thanh bình, những cánh đồng trù phú, cùng
với đó là những thành phố sầm uất nhộn nhịp,…Trên các con sông đang khai thác các
tour du lịch tham quan, ngắm cảnh, các hoạt động du lịch gắn với lễ hội như tour du lịch
trên sông Hồng 1 ngày với lịch trình: Ven sông Hồng và các tỉnh lân cận như Hưng Yên,
Bắc Ninh. Tuy nhiên, yếu tố bến bãi – cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch đường
thủy còn nhiêu tồn tại, yếu kém, cản trở vừa chưa thu hút được đông đảo du khách sử
dụng.
Về du lịch đường biển, hầu hết các cảng biển tại Việt Nam hiện nay đều đồng thời
thực hiện 2 nhiệm vụ là vừa đón tàu hàng, vừa kết hợp đón tàu khách. Cho tới nay, chỉ tại
Hạ Long và Tuần Châu (Quảng Ninh) của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc là có cảng tàu khách quốc tế, và là cảng tàu khách du lịch chuyên biệt đầu
tiên tại Việt Nam. Hệ thống các cảng biển trong vùng: Vân Đồn, Bãi Cháy – Hạ Long,
Tuần Châu (Quảng Ninh); Hải Phòng.
2. Sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông
Bắc
Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được bồi đắp bởi phù sa
của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa
lúa lớn nhất cả nước. Khu vực này được coi là cái nôi văn hóa, phát triển của người Việt.
Nơi đây tập trung nhiều tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại
hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch
cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm,…
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc định hướng phát triển
các sản phẩm đặc trưng:

- Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.
- Du lịch biển đảo.
- Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)
- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.
- Du lịch lễ hội, tâm linh.
- Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, mua sắm, vui chơi giải trí cao cấp
- Du lịch biên giới, gắn với khu kinh tế cửa khẩu.

Câu 16: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô thị
du lịch của vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc định hướng phát triển không
gian du lịch gắn với các trọng điểm:
Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nội thành và các cảnh quan tự
nhiên vùng phụ cận.
Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long,
Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương,
Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.
Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc được thể hiện trong bảng sau:
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG VỊ TRÍ HƯỚNG
TT HỒNG VÀ DUYÊN HẢI
THUỘC TỈNH KHAI THÁC
ĐÔNG BẮC
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
1 Khu du lịch Hạ Long-Cát bà Quảng Ninh, Hải - Du lịch biển đảo
- Du lịch tham quan cảnh quan
Phòng
- Công viên biển, công viên địa
chất
- Sinh thái vườn quốc gia
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
thảo
- Vui chơi giải trí, thư giãn cuối
tuần
- Du lịch biển đảo
Khu du lịch Vân Đồn
2 Quảng Ninh - Du lịch sinh thái
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch biển
3 Khu du lịch Trà Cổ Quảng Ninh - Du lịch biên giới, gắn với khu
kinh tế cửa khẩu
- Tham quan di tích lịch sử văn
hóa
4 Khu du lịch Côn Sơn-Kiếp Bạc Hải Dương - Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái
- Du lịch tâm linh, văn hóa – lễ
hội
- Sinh thái núi, hồ
- Nghỉ dưỡng núi
- Văn hóa lễ hội các dân tộc thiểu
5 Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai Hà Nội
số
- Vui chơi giải trí, thư giãn cuối
tuần
Khu du lịch Làng Văn hóa - Du - Văn hóa
6 Hà Nội
lịch các dân tộc Việt Nam
- Nghỉ dưỡng núi
7 Khu du lịch Tam Đảo Vĩnh Phúc - Sinh thái núi
- Du lịch MICE, hội nghị, hội thảo
- Tham qua văn hóa lịch sử, cảnh
8 Khu du lịch Tràng An Ninh Bình quan
- Lễ hội, tâm linh
- Tham qua văn hóa, lịch sử, cảnh
9 Khu du lịch Tam Chúc Hà Nam quan
- Lễ hội, tâm linh
ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
Điểm du lịch Hoàng thành Thăng - Tham quan di tích lịch sử văn
1 Hà Nội
Long hóa
Quảng Ninh, - Tham qua di tíc lịch sử, văn hóa
2 Điểm du lịch Yên Tử
Bắc Giang - Lễ hội, tâm linh
Điểm du lịch thành phố Bắc - Tham qua di tích lịch sử, văn hóa
3 Băc Ninh
Ninh
- Tham qua di tích lịch sử, văn hóa
4 Điểm du lịch Chùa Hương Hà Nội
- Lễ hội, tâm linh
5 Điểm du lịch Cúc Phương Ninh Bình - Du lịch sinh thái
6 Điểm du lịch Vân Long Ninh Bình - Du lịch sinh thái
7 Điểm du lịch Phố Hiến Hưng Yên - Tham qua di tích lịch sử, văn hóa
Điểm du lịch Đền Trần - Phủ - Tham qua di tích lịch sử, văn hóa
Nam Định, Thái
8 Giầy (Nam Định) – Đền Trần – - Lễ hội, tâm linh
Bình
Chùa Kèo (Thái Bình)
ĐÔ THỊ DU LỊCH
1 Đô thị du lịch Đồ Sơn Hải Phòng - Du lịch biển
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
thảo
- Vui chơi giải trí, thư giãn cuối
tuần
- Du lịch biển
- Du lịch tham quan cảnh quan
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
2 Đô thị du lịch Hạ Long Quảng Ninh
thảo
- Vui chơi giải trí, mua sắm, thư
giãn cuối tuần
TRUNG TÂM DU LỊCH
Hà Nội – Trung tâm du lịch quốc - Du lịch tham quan cảnh quan. Di
gia tích lịch sử, văn hóa, lễ hội
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
1 Hà Nội
thảo
- Vui chơi giải trí, mua sắm, thư
giãn cuối tuần
Hải Phòng – Trung tâm du lịch - Du lịch tham quan cảnh quan.
quốc gia Di tích lịch sử, văn hóa
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
2 Hải Phòng
thảo
- Vui chơi giải trí, mua sắm, thư
giãn cuối tuần
- Du lịch tham quan cảnh quan.
- Du lịch biển, đảo
- Du lịch MICE, hội nghị, hội
Quảng Ninh – Trung tâm du lịch thảo
3 Quảng Ninh
quốc gia - Vui chơi giải trí, mua sắm, thư
giãn cuối tuần
- Du lịch biên giới, gắn với khu
kinh tế cửa khẩu
Bảng. Hệ thống các khu, điểm, đô thị và trung tâm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc
Câu 17: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch Bắc
trung bộ?
1.Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở phía bắc của miền Trung nước ta, gồm 6 tỉnh:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, gắn với vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông - Tây. Vùng có huyện đảo Cồn
Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị. Diện tích toàn vùng 51.456 km2, chiếm 16% diện tích cả nước
Với lãnh thổ chạy dài trên nhiều vĩ độ và hẹp ngang, phía Bắc giáp đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc; Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Nam giáp Duyên hải
Nam Trung Bộ, phía tây giáp nước bạn Lào với 1.294 km đường biên giới; phía Đông
trông ra biển Đông rộng lớn cùng đường bờ biển dài 670km. Bắc Trung Bộ có vị trí trung
gian giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước ta và nước bạn Lào.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở trung độ trên các trục giao thông, các tuyến du
lịch Bắc – Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Là cửa
ngõ ra biển của nước bạn Lào qua hành lang Đông – Tây và cho cả vùng Đông Bắc Thái
Lan. Như vậy, vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi để vùng này giao lưu, liên kết với các
vùng khác trong cả nước cũng như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Bắc Trung Bộ
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Về điều kiện tự nhiên, Vùng Bắc Trung Bộ có giới hạn phái Bắc bởi dãy núi Tam
Điệp, phía Nam bởi dãy Bạch Mã, đây là vùng có chiều ngang hẹp nhất trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam, song địa hình khá đa dạng, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông. Từ Tây sang Đông phân hóa thành 3 dải rõ rệt: Đồi núi ở phía Tây, đồng bằng nhỏ
hẹp ven biển ở giữa, đảo và thềm lục địa ở phía Đông.
Đường bờ biển dài 670km, khúc khủy, có nhiều mũi, vũng, vịnh và bán đảo tạo nên
cảnh quan tự nhiên kì thú, có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá
Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô,…Ngoài khơi của vùng có hệ thống
đảo ven bờ như các đảo Hòn Mê, Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Gió, Hòn La, huyện đảo Cồn
Cỏ và nhiều hòn đảo khác. Trên các đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ, có tính đa dạng sinh
học cao, bãi biển tuy không lớn nhưng thoải, cát trắng, nước trong…Tất cả điều đó có ý
nghĩa lớn về mặt kinh tế, du lịch và an ninh quốc phòng
Tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, nằm xen giữa đồng bằng duyên hải hoặc đầm phá
bên trong và biển Đông ở bên ngoài là dãy cồn đụn cát chắn bờ kéo dài theo hướng chung
Tây Bắc - Đông Nam phân bố, trải dài từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa
Thiên Huế . Ngoài ra, trong vùng có khối đá vôi Kẻ Bàng, cao 800-1000m rộng tới
10.000km2 hiểm trở, trong lòng có nhiều hang động nổi tiếng như Phong Nha, Sơn
Đoòng, Thiên Đường,…
Khí hậu vùng du lịch Bắc Trung Bộ có khí hậu phức tạp, mùa đông thời tiết lạnh do
gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên
Huế) gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào,khác biệt
với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây
Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Bengal qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn
thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để
thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời
tiết khô nóng (có khi tới hơn 40 °C), gió này gọi là gió phơn (foehn).
Bão nhiệt đới từ biển Đông cũng thường đổ bộ vào vùng (từ tháng 9- 11), cùng thời
điểm đó từ tháng 8 đến tháng 10, thâm chí đến hết tháng 11 mưa nhiều, lượng mưa chiếm
50% tổng lượng mưa của cả năm, hai kiểu thời tiết gây mưa lớn, dẫn tới lũ lụt ở vùng
thấp chũng, sạt lở đất ở vùng đồi núi, khiến cho hoạt động du lịch diễn ra ở đây có tính
mùa vụ và phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều.
Bắc Trung Bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và tăng dần từ Bắc vào Nam , các
sông chính của vùng bao gồm sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Giang, sông Nhật Lệ,
sông Bến Hải, sông Hương, các sông phần lớn chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam,
phù hợp với hướng nghiêng của địa hình. Hầu hết các sông đều ngắn và dốc. Sông Hương
với cảnh đẹp hai bên bờ đã đi vào thơ ca, trở thành một trong những biểu tượng khi nhắc
đến Huế và là tuyến du lịch nổi tiếng khi đến cố đô. Bên cạnh mạng lưới sông ngòi, trong
vùng còn có một số hồ lớn như hồ Kẻ Gỗ, hồ cửa Đại,..có giá trị về kinh tế và du lịch
Địa hình phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển –
đồng bằng, đầm phá, cồn cát, sông ngòi,…cho phép Bắc Trung Bộ phát triển nhiều loại
hình du lịch.
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Cùng với bề dày lịch sử dân tộc, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn
hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích cố đô
Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, di tích thành Nhà Hồ, 1 di sản thiên nhiên thế giới Phong
Nha - Kẻ Bàng và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị khác.
Vùng du lịch này sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị gia nổi tiếng, đồng
hành cùng lịch sử của dân tộc, như: chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp,
đại thi hào Nguyễn Du,… Bắc Trung Bộ là nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu
số Việt Nam điển hình là Thái, Mường, Chứt, Pa Cô, Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều...với
các bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, các di
tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho tàng văn hóa dân gian, ẩm thực...hệ thống
di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc...là nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với hoạt động du lịch.
Bắc Trung Bộ có văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc gắn với đa dạng về nguyên liệu
từ thiên nhiên kết hợp với sự chế biến khéo léo và cách thưởng thức món ăn của người
dân. Nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng, rất được ưa chuộng như nem chua Thanh Hóa,
cháo lươn Nghệ An, kẹo ku đơ Hà Tĩnh, cơm hến, chè Huế đến những món ăn cầu kì,
tinh tế như món ăn cung đình,…
Câu 18: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch Bắc trung bộ?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Đường bộ vẫn là loại hình giao thông quan trọng nhất đối với du lịch Bắc Trung Bộ
nói riêng và cả nước nói chung. Trọng tâm phát triển hệ thống đường bộ vùng Bắc Trung
Bộ là tập trung hoàn thiện việc nâng cấp trục quốc lộ 1 và các tuyến ngang kết nối với
Lào. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, bão lũ nên giao thông còn gặp nhiều khó khăn
vào mùa mưa bão.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có 2 tuyến đường trục, xương sống quan trọng nhất là
Quốc lộ 1A song song bờ biển phía đông và đường Hồ Chí Minh song song với đia hình
đồi núi phía Tây, gắn liền với dãy Trường Sơn Bắc. Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh,
trục kết nối xuyên suốt, chạy song song hai phía đông – tây qua 6 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ
An – Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
Quốc lộ 7: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Nghệ An. Từ
Nghệ An đi về hướng tây đến cửa khẩu Nậm Cắn, nối sang Luông Pha Bang (Lào)
- Quốc lộ 7A: Diễn Châu – Kỳ Sơn
- Quốc lộ 7B: Diễn Châu – Thanh Chương
Quốc lộ 8: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Hà Tĩnh.Toàn
tuyến dài 85km, là một phần của tuyến đường xuyên Á. Điểm cuối tại cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo trên tuyến biên giới Việt - Lào
- Quốc lộ 8A: Hồng Lĩnh – Cầu Treo(85km)
- Quốc lộ 8B: Hồng Lĩnh – Nghi Xuân (29km)
Quốc lộ 9: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Quảng
Trị.Toàn tuyến dài khoảng 84km, điểm cuối tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối sang
Savannakhet (Lào). Tuyến đường nổi tiếng trong chiến tranh kháng chiến chống
Mỹ với Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968
- Quốc lộ 9A: Đồng Hà – Lao Bảo(83km)
- Quốc lộ 9B: Đồng Hới – Lệ Thủy (37km)
- Quốc lộ 9C: Đông Hà – Tuyến tránh nam thành phố Đông Hà, nối QL9 và
QL1A(10km)
Quốc lộ 12A: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Quảng
Bình.Toàn tuyến dài khoảng 145km. Nối Quốc lộ 1A tại Thị trấn Ba Đồn Quảng Bình đi
theo hướng tây qua thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hoá), thị trấn Quy Đạt (huyện Minh
Hoá) chạy trùng vào đường Hồ Chí Minh (đoạn từ ngã ba Trung Hoá đến ngã ba Khe Ve)
đi lên cửa khẩu Quốc tế Cha Lo sang Khăm Muộn – Lào
- Quốc lộ 12C: Hà Tĩnh – Quảng Bình (98km)
Quốc lộ 14A: là trục dọc, kết nối liên vùng, giao cắt với quốc lộ 9 đi cửa khẩu Lao
Bảo, điểm đầu tại xã Da Krong (Quảng Trị) đi qua địa bàn các tỉnh Thừa Thiên Huế -
Quảng Nam – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước. Đi qua địa bạn
các tỉnh Tây Nguyên có tên gọi là đường Hồ Chí Minh
Quốc lộ 15: chiều dài toàn tuyến khoảng 729km, nếu quốc lộ 1A nối các thị xã của
các tỉnh với nhau, thì QL15 chạy gần song song với quốc lộ 1A và nối các thị trấn miền
núi dưới đây với nhau: bắt đầu từ ngã 3 Tòng Đậu - Mai Châu (Hòa Bìn) – đi Quan
Hóa – Lang Chánh - Ngọc Lặc - Thọ Xuân - Như Xuân (Thanh Hóa) - Tân Kỳ - Đô
Lương - Nam Đàn (Nghệ An) - Đức Thọ - Hương Khê (Hà Tĩnh) - Bố Trạch - Lệ
Thủy (Quảng Bình) - Vĩnh Linh - Cam Lộ (Quảng Trị). Cùng với các trục quốc lộ 12A,
quốc lộ 14 rồi đến quốc lộ 15... tất cả đều men theo dải núi Trường Sơn đi xuống phía
Nam, một trục đường đã có một bề dày lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước. Toàn bộ
tuyến đường Hồ Chí Minh hiện nay từ Hà Nội đến vùng núi Quảng Trị, trong đó có nhiều
đoạn tuyến trùng với quốc lộ 15.
- Trên tuyến quốc lộ 15, tuyến nhánh 15A qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, có địa danh ngã
ba Đồng Lộc gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã phải hứng chịu hàng
ngàn trận bom của máy bay Mỹ và sự hy sinh cao cả của tiểu đội với 10 cô gái thanh niên
xung phong, nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 2 và quốc lộ 15A (đường Hồ Chí Minh),
thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
- Quốc lộ 15B: Can Lộc – Cẩm Xuyên
- Quốc lọ 15C: Thanh Hòa (Bá Thước – Mường Lát) 127km
Quốc lộ 217: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Thanh Hóa.
Toàn tuyến dài 196 km, điểm đầu là Ngã ba Đò Lèn trên Quốc lộ 1A ở thị trấn Hà Trung
(Thanh Hóa). Điểm cuối là tại cửa khẩu Na Mèo trên tuyến biên giới Việt-Lào, nối
với Quốc lộ 6 của Lào. Quốc lộ 217 có đoạn trùng Quốc lộ 45, Quốc lộ 15 và Đường Hồ
Chí Minh. Tuyến đường đi qua vùng núi hiểm trở, nên mùa mưa thường xảy ra sạt lở gây
ách tắc giao thông
Quốc lộ 46: là tuyến đường bộ quốc gia nằm trong địa phận của tỉnh Nghệ An. Điểm
đầu tuyến là cảng Cửa Lò (thị xã Cửa Lò), điểm cuối tuyến là cửa khẩu Thanh
Thủy thuộc huyện Thanh Chương; toàn tuyến dài 82 km
- Từ Vinh, quốc lộ 46 gần như chạy theo hướng Đông-Tây qua các huyện Nghi
Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, và Thanh Chương. Ở Vinh và thị trấn Nam Đàn, quốc lộ
46 đi xuyên qua nội thị.
Quốc lộ 47: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Thanh Hóa.
Toàn tuyến dài 61 km, điểm đầu thuộc phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, điểm
cuối là Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân.
Quốc lộ 48: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Nghệ
An.Toàn tuyến dài 165 km đi qua các địa phương: Diễn Châu, thị xã Thái Hòa, Quỳ
Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong.
Quốc lộ 49: là tuyến đường ngang, kết nối đông tây, trong địa phận tỉnh Thừa Thiên
Huế. Toàn tuyến dài 97km, tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là cầu nối giữa thành phố Huế với biển Thuận An
và là tuyến nối Huế với vùng núi A Lưới
- Quốc lộ 49B: tuyến đường ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, điểm đầu của tuyến
đường giao cắt Quốc lộ 1A tại ngã ba Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị. Điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 1A tại ngã ba Vinh Hiền, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế. Đây là tuyến đường chính trong việc phát triển các dịch vụ du lịch ven
biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Hạ tầng giao thông đường không
CẢNG HÀNG VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
KHÔNG/ THUỘC TỈNH
SÂN BAY
Thọ Xuân Thanh Hóa Sân bay nội địa
Vinh Nghệ An Sân bay quốc tế
Đồng Hới Quảng Bình Sân bay nội địa
Phú Bài Thừa Thiên – Huế Sân bay quốc tế

Bảng. Cảng hàng không/sân bay thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ tỷ lệ các tỉnh cảng hàng không/có sân bay dân dụng là tương đối
nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Hiện trong vùng có 4 sân bay: Thọ Xuân
(Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên – Huế),
theo quy hoạch dự kiến có thêm sân bay Hà Tĩnh và Quảng Trị, đây sẽ là vùng duy nhất
trên cả nước mà tương lai mỗi tĩnh thuộc vùng đều có cảng hàng không/sân bay.

1.3. Hạ tầng giao thông đường sắt


Hiện các đoàn tàu chạy trên tuyến Bắc Nam đều nhận trả khách tại tất cả các ga lớn
trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, ngoại trừ ở Hà Tĩnh do ga nằm cách xa trung tâm
thánh phố của tỉnh (Ga Hương Phố, Hương Khê), còn lại việc tiếp cận giao thông đường
sắt ở các địa phương khác đều thuận lợi. Trong tương lai, nếu được đầu tư nâng cấp cả hạ
tầng, toa xe và chất lượng dịch vụ thì đây sẽ là một phương tiện giao thông phục vụ du
lịch hiệu quả và hấp dẫn. Các tuyến đang phát huy năng lực chạy tàu, phục vụ hành
khách: Thống nhất Bắc Nam; Vinh – Hà Nội; Huế - Đà Nẵng
Tuy nhiên, cũng giống hạ tầng giao thông đường bộ, hàng tầng giao thông đường sắt
của vùng du lịch Bắc Trung Bộ rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, đặc biệt từ tháng 9 đến
tháng 11 vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố thiên tai, dẫn đến hạ
tầng giao thông đường sắt ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.4. Hạ tầng giao thông đường thủy
Với đặc thù địa hình hẹp, sông ngắn và dốc cho nên du lịch bằng đường thủy nội địa
ở vùng Bắc Trung Bộ là không triển khai được. Chỉ tập trung phát triển tại sông Hương
đoạn chảy qua thành phố Huế
Bắc Trung Bộ có dải bờ biển dài, tuy nhiên giao thông đường biển vùng Bắc Trung
Bộ chưa phát triển do thiếu đầu tư, đặc biệt hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
chưa được đầu tư xây dựng. Ngoại trừ cảng Chân Mây có đón một số chuyến tàu du lịch
thì hoạt động này hoàn toàn chưa có ở các điểm khác trong toàn vùng. Một số cảng biển
trong vùng đang triển khai được nghiên cứu mở rộng khai thác phục vụ du lịch như Vũng
Áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Cửa Việt (Quảng Trị), tuy
nhiên tiềm năng khai thác hiệu quả rõ nhất, đặc biệt đối với các tuyến quốc tế phải kể đến
là cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế)
2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
Những yếu tố thuận lợi trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ: Bên cạnh thế
mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn là một trong những
trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, kho tàng các di sản văn hóa, bao gồm các di
sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể rất đặc sắc, vùng có tới 4 di sản văn hóa
thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thành nhà Hồ, Mộc bản
triều Nguyễn. Đây cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như:
Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn... Với
sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên. Bắc Trung Bộ là vùng
đất có tiềm năng du lịch quan trọng đặc biệt của cả nước. Bởi vậy, khai thác tiềm năng tự
nhiên, văn hóa các tỉnh Bắc Trung Bộ để phát triển du lịch có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ du khách
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Bắc Trung Bộ định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng:

- Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa


- Du lịch biển đảo
- Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái
- Du lịch biên giới, gắn với khu kinh tế cửa khẩu.

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch. Tăng
cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương trong vùng với các địa
phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình, cũng như với các quốc gia khác
trên hành lang kinh tế Đông Tây. Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:
- Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch di sản văn hóa trên cơ sở khai thác hiệu quả hệ
thống các di sản thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa trong vùng;
- Phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng;
- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển hướng tới thị trường các
tỉnh phía Bắc cũng như Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Câu 19: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô thị
du lịch của vùng du lịch Bắc trung bộ?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
vùng du lịch Bắc Trung Bộ định hướng phát triển không gian du lịch gắn với các trọng
điểm:
Thanh hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh,
Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu
Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…
Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt,
đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên
nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…
Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ được thể hiện trong bảng
sau:
VỊ TRÍ HƯỚNG
TT VÙNG BẮC TRUNG BỘ THUỘC KHAI THÁC
TỈNH
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
- Tham quan di tích lịch sử văn hóa,
1 Khu du lịch Kim Liên Nghệ An
giáo dục, tri ân
- Nghỉ dưỡng biển
2 Khu du lịch Thiên Cầm Hà Tĩnh
- Tham quan di tích lịch sử văn hóa
- Tham quan nghiên cứu
3 Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình - Sinh thái
- Văn hóa, lịch sử
Thừa Thiên - - Nghỉ dưỡng biển
4 Khu du lịch Lăng Cô-Cảnh Dương
Huế
ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
- Tham qua nghiên cứu di sản văn
1 Điểm du lịch Thành Nhà Hồ Thanh Hóa
hóa
- Tham quan tìm hiểu di tích gắn
2 Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du Hà Tĩnh
với danh nhân
- Tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
3 Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc Hà Tĩnh
cách mạng
- Nghỉ dưỡng biển
4 Điểm du lịch thành phố Đồng Hới Quảng Bình - Tham quan tìm hiểu di tích cách
mạng
- Tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
5 Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị Quảng Trị
cách mạng
Thừa Thiên- - Du lịch sinh thái, tham quan nghỉ
6 Điểm du lịch Bạch Mã
Huế dưỡng
ĐÔ THỊ DU LỊCH
1 Đô thị du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa - Đô thị nghỉ dưỡng biển
2 Đô thị du lịch Cửa Lò Nghệ An - Đô thị nghỉ dưỡng biển
Thừa Thiên - Đô thị cổ, du lịch văn hóa
3 Đô thị du lịch Huế
Huế
TRUNG TÂM DU LỊCH
- Đô thị cổ, du lịch văn hóa
Thừa Thiên
1 Huế – Trung tâm du lịch quốc gia - Nghỉ dưỡng biển
Huế
- Tham quan di tích lịch sử văn hóa
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch vùng Bắc Trung Bộ
Câu 20: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch
duyên hải Nam Trung Bộ?
1.Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Duyên hải Trung Bộ
Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở phía nam của miền Trung nước ta gồm
8 tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên: 44.377 km2 chiếm 13,4% diện tích cả nước
Đây là vùng được đón bình minh sớm nhất trong cả nước vì có điểm cực Đông của
nước ta (Mũi Đôi, Vạn Ninh – Khánh Hòa). Phía Bắc vùng này ngăn cách với Bắc Trung
Bộ bởi dãy núi Bạch Mã; phía Nam giáp Đông Nam Bộ; phía Tây một phần tiếp giáp với
nước bạn Lào (phía Tây tỉnh Quảng Nam), phần còn lại tiếp giáp với Tây Nguyên; toàn
bộ phía Đông tiếp giáp với biển Đông rộng lớn với chiều dài 1.290km và có bốn huyện
đảo là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý
(Bình Thuận).
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các
đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển (gần hải phận quốc
tế, cách 14km), gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền
Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng
hải quốc tế. Tuyến hành lang Đông Tây với điểm đầu là cửa khẩu Malawin của Myanmar
và điểm cuối là cảng Tiên Sa – Đà Nẵng. Đây là một lợi thế rất lớn của vùng để phát triển
du lịch biển đảo, hội nhập với du lịch khu vực và quốc tế.
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Địa hình của vùng có hướng thấp dần từ Tây sang Đông với sự đa dạng của các kiểu
địa hình núi, đồi, đồng bằng, cồn cát ven biển và biển đảo. Đặc biệt địa hình đồng bằng
tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía đông ra tới biển. Trong cấu trúc chung của
địa hình, có những dãy núi đâm ngang ra biển tạo cho bờ biển của vùng có nhiều bản đảo,
vũng vịnh kín gió, nhiều bãi tắm đẹp như bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bán đảo Phương
Mai (Bình Định), bán đảo Hòn Gốm (Khánh Hòa); vịnh Dung Quất, Quy Nhơn, Xuân
Đài, Vân Phong, Cam Ranh; bãi biển Non Nước, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Ninh Chữ, Cà Ná,
Mũi Né, trong đó bãi biển Đà Nẵng trải dài trên 30km từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước
đã được tạp chí Forbes của Hoa Kì bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Ngoài ra, địa hình đồi cát trải dài từ Bình Thuận đến Ninh Thuận là dạng địa hình đặc
biệt, thu hút khách du lịch trải nghiệm, khám phá. Địa hình đồi cát đẹp và độc đáo nhất là
đồi cát bay ở Mũi Né cách thành phố Phan Thiết khoảng 20km. Đồi cát bắt nguồn từ mỏ
sắt cổ tồn tại và kiến tạo địa chất hàng trăm năm tạo nên giống như một sa mạc thu nhỏ là
cảnh quan kỳ thú mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Bình Thuận nắng gió. Thiên
nhiên, khí hậu và gió đã góp phần tạo nên đồi cát với hàng trăm hình dáng thay đổi từng
giờ, từng ngày, từng tháng với nhưng vân cát liên tục thay đổi rất ảo diệu và độc đáo
khiến bạn vô cùng bất ngờ và thích thú. Chính đặc điểm biến hình kỳ diệu này mà đồi cát
có tên là đồi cát bay.
Dãy Bạch Mã (Huế - Đà Nẵng) được coi là giới hạn của gió mùa Đông Bắc, cho nên
mùa đông ở đây không còn lạnh như miền Bắc nữa, nền nhiệt quanh năm trên 21 độ.
Ngoài ra, khoảng thời gian này, khu vực ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhận
gió tín phong bắc bán cầu đi quả biển, mang theo hơi ẩm gây mưa, tạo nên mùa mưa
(Khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau), ảnh hưởng bởi địa hình dãy Trường Sơn, đối lập
với đó là vùng Tây Nguyên lúc này sẽ là mùa khô. Muà thu đông dưới tác động của dải
hội tụ nhiệt đới cùng dãy Trường Sơn thường có mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam,
nhất là ở khu vực thượng nguồn sông Thu Bồn kết hợp với địa hình dốc, đồng bằng nhỏ
hẹp nên thường xảy ra lũ, sạt lở đất. Tuy nhiên, ở phía Nam của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ vào mùa hè có gió Phơn (Foehn) Tây Nam, ít mưa, khô hạn kéo dài đặc biệt ở
khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.
Bên cạnh nguồn nước mặt như hệ thống sông suối khá dày như hệ thống sông Vu Gia
– Thu Bồn, sông Ba, sông Trà Khúc,…thì nguồn nước ngầm của vùng cũng rất phong
phú. Do tính chất lí hóa, sinh học của các nguồn nước có giá trị chữa bệnh nên trong vùng
có thể hình thành các điểm du lịch nghỉ dưỡng như nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận),
Hội Vân (Bình Định), Thạch Bích (Quảng Ngãi), Đảng Thạnh (Khánh Hòa),…
Tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ
sinh quyển. Trong vùng có hai vườn quốc gia (Núi Chúa và Phước Bình ở Ninh Thuận),
có 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam (Cù Lao Chàm) và nhiều khu
bảo tồn thiên nhiên như Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà – Nam Hải Vân, Vũng Rô,…Sinh
vât biển có trữ lượng hải sản dồi dào với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, có thể
sinh trưởng và phát triển quanh năm nhờ môi trường sống thuận lợi. Diện tích vùng nước
mặn và đầm phá lớn để nuôi trồng thủy hải sản; các đồng muối có chất lượng tốt…
Nhìn chung, vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể hẹp ngang, các mạch
núi chạy gần hoặc đâm ngang ra biển, đồng bằng hẹp và bị chia cắt, các sông ngắn và
dốc. Mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng và phần lớn dân cư tập trung ở vùng ven biển, nên
thường bị thiệt hại nhiều mỗi khi có mưa bão (tháng 9 đến tháng 11). Xét một cách tổng
thể, thì khí hậu của vùng thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch biển có thể
diễn ra quanh năm
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đây là vùng đất mà con người đã cư trú lâu đời, bề dày lịch sử có thể thấy qua các di
chỉ khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm-pa. Có lẽ tháp Chăm là loại di tích mà
khách du lịch gặp nhiều nhất khi tới vùng này. Bên cạnh đó là các di tích gắn với khởi
nghĩa Tây Sơn, di tích lịch sử cách mạng
Phố cổ Hội An là một ví dụ tiêu biểu về bảo tồn của một thương cảng tồn tại từ thế kí
XV đến đầu thế kí XIX. Kiến trúc nhà cửa và quy hoạch đường phố phản ánh những ảnh
hưỡng lẫn nhau, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa bản địa và nước ngoài
Đặc điểm xã hội có sự phân hóa, vùng đồi núi phía đông là bản sắc văn hóa các dân
tộc ít người khu vực phía Đông Trường Sơn, đời sống kinh tế còn chậm phát triển. Còn
đồng bằng ven biển phía Đông, văn hóa gắn liền với cuộc sống của những ngư dân miền
biển, có lễ hội truyền thống thờ Cá Ông (Cá Voi),… đời sống kinh tế có bước phát triển,
đặc biệt tại các đô thị và có hoạt động du lịch phát triển
Nhìn chung, người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đức tính cần cù lao động,
kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai
và khai thác biển – bảo vệ chủ quyền vùng biển Đông rộng lớn
Câu 21: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch duyên hải Nam trung bộ?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Quốc lộ 1A: là trục dọc, kết nối các tỉnh ven biển, duyên hải Nam Trung Bộ. Điểm
đặc của quốc lộ 1A khi đi qua vùng do vướng các dãy núi đâm ngang ra biển, địa hình bị
chia cắt, cho nên gắn liền với các con đèo, thời gian gần đây được đầu tư, xây mới, hệ
thống hầm qua núi tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ khá hiện đại và đồng bộ
Quốc lộ 1A – Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
Đèo/ Hầm Đường Bộ Giáp ranh giữa các địa phương
Đèo/ Hầm Hải Vân Huế - Đà Nẵng
Đèo/ Hầm Cù Mông Bình Định – Phú Yên
Đèo/ Hầm Đèo Cả Phú Yên – Khánh Hòa

Bảng. Các đường đèo trên quốc lộ 1A – Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
Cao tốc La Sơn – Túy Loan: khởi công tháng 2/2015, có tổng chiều dài 77,5km, bắt
đầu từ ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) và điểm cuối tại nút giao Túy
Loan (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Trong đó hơn 11km đi xuyên giữa những tán rừng
xanh của vườn quốc gia Bạch Mã rồi men theo dòng chảy sông Cu Đê từ thượng nguồn về
biển nối liền một dải Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này
sẽ thông suốt với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thừa
Thiên - Huế đi Quảng Ngãi.
Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: có tổng chiều dài toàn tuyến 139,52km; trong đó
tuyến cao tốc có chiều dài 131,5km, đoạn nối tuyến cao tốc với QL 1A có chiều dài
8,02km. Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại
giữa các trung tâm kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các khu công nghiệp
của Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, các trọng điểm phát triển du lịch miền Duyên
hải Nam Trung Bộ
Quốc lộ 14B: Từ Đà Nẵng theo hướng tây nam, qua Quảng Nam kết nối với 14D tới
cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam), kết nối với quốc lộ 14 đi tỉnh Kon Tum và các tỉnh
vùng du lịch Tây Nguyên
Quóc lộ 19: Quy Nhơn (Bình Định) theo hướng tây kết nối Pleiku – điểm cuối cửa
khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), được xem là trục xương sống nối các tỉnh Tây Nguyên gần lại,
để đẩy mạnh giao thương, thu hút đầu tư. Nó được ví von như “Con đường tơ lụa” đưa
hàng hóa từ Lào, Campuchia về điểm cuối cảng Quy Nhơn (Bình Định), rồi tỏa đi khắp
khu vực Đông Nam Á và quốc tế..
Quốc lộ 24 A-B: Kết nối Quảng Ngãi – Kon Tum. Tuyến dài 170 km bắt đầu từ đoạn
giao với Quốc lộ 1A tại ngã tư Thạch Trụ, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi,
chạy qua phía Bắc huyện Đức Phổ, qua huyện Ba Tơ và thị trấn Ba Tơ, qua huyện Kon
Plông và thị trấn Kon Plông, qua huyện Kon Rẫy và thị trấn Đăk Rve, đến thành phố Kon
Tum, kết thúc tại phường Thắng Lợi của thành phố này
Quốc lộ 26: Kết nối Khánh Hòa – Đắk Lắk, có đèo Phượng Hoàng hiểm trở nhưng
cũng hấp dẫn khách du lịch
Quốc lộ 27: Kết nối Phan Rang, Ninh Thuận theo hướng tây bắc gắn liền với con đèo
Ngoạn Mục đi Đà Lạt (Lâm Đồng) hiểm trở nhưng cũng hấp dẫn khách du lịch
Quốc lộ 27C: Kết nối Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng), gắn liền với
con đèo Khánh Lê hiểm trở nhưng cũng hấp dẫn khách du lịch
Quốc lộ 28: gắn liền với đèo Di Linh hiểm trở nhưng hấp dẫn khách du lịch, kết nối
từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh (Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa
(Đắk Nông).
Quốc lộ 29: toàn tuyến dài 182,5km đi qua các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Sông
Hinh (Phú Yên), Krông Năng, Ea Kar, Thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk). Đây là đường giao
thông huyết mạch từ Phú Yên đi Đắk Lắk nói riêng và từ các tỉnh vùng duyên hải miền
Trung đến khu vực Tây Nguyên nói chung. Đồng thời kết nối kinh tế 3 quốc gia Việt
Nam - Lào - Campuchia, tạo điều kiện thúc đẩy vùng Tam giác phát triển trong lĩnh vực
giao thông vận tải, du lịch nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
Đường tỉnh lộ 716B – Bình Thuận: hay còn được gọi là cung đường ven biển Bàu
Trắng - Phan Rí Cửa với chiều dài là 25 km, là 1 cung đường ven biển tại tỉnh Bình
Thuận. Cung đường Bàu Trắng cách thành phố Phan Thiết khoảng 65 km về hướng Đông
Bắc (thuộc xã Hòa Thắng - huyện Bắc Bình). Bàu Trắng trở thành địa điểm yêu thích của
khách du lịch, cung đường này là đường chính dẫn du khách từ Phan Thiết đến hồ nước
ngọt Bàu Trắng và là đường tắt cho các xe hơi, xe du lịch đi tắt từ Phan Thiết ra Phan Rí
Cửa sẽ gần hơn trên 20 km so với đường quốc lộ 1A. Điểm đầu của đường tỉnh 716B là
tại ngã ba Bàu Trắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, nơi giao với đường tỉnh 716. Điểm
cuối của đường tỉnh 716B là tại ngã tư Thống Nhất, thuộc thị trấn Phan Rí Cửa,
huyện Tuy Phong
Do đặc điểm địa hình, các tuyến đường kết nối Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung
Bộ và Vùng du lịch Tây Nguyên gắn liền với các tuyến đường đèo, được tổng hợp trong
bảng sau đây:
ĐƯỜNG ĐÈO TUYẾN KẾT NỐI CÁC TỈNH
ĐƯỜNG
Đèo Phương Hoàng Quốc lộ 26 Nha Trang (Khánh Hòa) – ĐắK Lắk
Đèo Ngoạn Mục Quốc lộ 27 Phan Rang (Nình Thuận) – Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đèo Khánh Lê Quốc lộ 27C Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đèo Di Linh Quốc lộ 28 Phan Thiết (Bình Thuận) – Lâm Đồng – ĐắK Nông

Bảng. Các tuyến đường đèo Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
kết nối Vùng du lịch Tây Nguyên

1. 2. Hạ tầng giao thông đường không


Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ có hệ thống các cảng hàng không/sân bay:
CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH/ THÀNH PHỐ
Đà Nẵng Đà Nẵng Sân bay quốc tế
Chu Lai Quảng Nam Sân bay quốc tế
Phù Cát Bình Định Sân bay nội địa
Tuy Hòa Phú Yên Sân bay nội địa
Cam Ranh Khánh Hòa Sân bay quốc tế

Bảng. Hệ thống cảng hàng không/sân bay vùng du lịch Duyên hải Trung Bộ
1.3 Hạ tầng giao thông đường sắt
Khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các
chuyến tàu Bắc - Nam, đây là tuyến tàu trục xuyên suốt của vùng, nổi bật hơn cả là các
nhà ga sau đây:
Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga lớn và tốt nhất miền
Trung và cũng là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà
Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Hàng tuần có khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Ngoài các chuyến tàu Bắc – Nam, ga
Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các
tỉnh, thành Đà Nẵng – Huế, Đà Nẵng – Quảng Bình, Đà Nẵng – Vinh, Đà Nẵng – Quy
Nhơn, Đà Nẵng – thành phố. Hồ Chí Minh.
Ga Nha Trang là một điểm dừng không thể thiếu trên chặng đường sắt Bắc Nam, nằm
trên trục đường chính ở trung tâm thành phố Nha Trang tại số 17 Thái Phiên, cho đến nay
ga Nha Trang vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo từ thời Pháp thuộc. Ngoài các tàu
Thống Nhất đều dừng ở đây, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SNQN1-2 và đặc
biệt là chuyến tàu 5 sao Thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang là tuyến tàu đầu tiên phục
vụ chất lượng 5 sao với thiết kế hiện đại, khoang để hành lý rộng, có thể điều chỉnh thành
giường ngủ, thiết bị để chân phía trước,… đoàn tàu mới tuyến Sài Gòn - Nha Trang kỳ
vọng sẽ thu hút được nhiều du khách du lịch và người dân sử dụng.
1.4. Hạ tầng giao thông đường thủy
Với đặc thù địa hình hẹp, sông ngắn và dốc cho nên du lịch bằng đường thủy nội địa ở
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là không triển khai được. Chỉ tập trung phát triển tại sông
Hàn đoạn chảy qua thành phố Đà Nẵng và khu vực sông Hoài (nhánh của sông Thu Bồn)
chảy qua thành phố Hội An
Duyên hải Nam Trung Bộ có dải bờ biển dài, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tương
đối tốt. Một số cảng biển quan trọng gắn liền với hoạt động du lịch như: Tiên Sa (Đà
Nẵng), Quy Nhơn (Bình Đinh), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa),…
2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, gần thành phố Hồ
Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của vùng
Tây Nguyên ra biển. Đặc điểm chung của các tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biển Đông.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với vị trí nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, “Con
đường di sản miền Trung, “Con đường xanh Tây Nguyên, nằm trên hành lang du lịch
Đông – Tây. Nét đặc trưng của hệ sinh thái với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển gắn với biển đảo và các tài nguyên du lịch sinh thái vô cùng
hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các giá trị văn hóa với điển
hình văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển duyên hải miền trung
và đặc biệt các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng được coi là tiềm năng quan trọng để
phát triển các loại hình du lịch trong khu vực.
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng:
- Du lịch biển, đảo, thể thao – giải trí.
- Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa
(văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).
- Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch đô thị, MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị,
triển lãm), chăm sóc sức khỏe,...

Câu 22: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô thị
du lịch của vùng du lịch duyên hải Nam trung bộ?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ định hướng phát triển không gian du lịch gắn với
các trọng điểm:
- Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan,
vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
- Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…
Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ được thể hiện
trong bảng sau:

VỊ TRÍ
TT VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
THUỘC TỈNH
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
1 Khu du lịch Sơn Trà Đà Nẵng
2 Khu du lịch Bà Nà Đà Nẵng
3 Khu du lịch Cù Lao Chàm Quảng Nam
4 Khu du lịch Mỹ Khê Quảng Ngãi
5 Khu du lịch Phương Mai Bình Định
6 Khu du lịch Vịnh Xuân Đài Phú Yên
7 Khu du lịch Bắc Cam Ranh Khánh Hòa
8 Khu du lịch Ninh Chữ Ninh Thuận
9 Khu du lịch Mũi Né Bình Thuận
ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
1 Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn
Đà Nẵng
2 Điểm du lịch Hoàng Sa
3 Điểm du lịch Mỹ Sơn Quảng Nam
4 Điểm du lịch Lý Sơn Quảng Ngãi
5 Điểm du lịch Trường Lũy Quảng Ngãi, Bình Định
6 Điểm du lịch Trường Sa Khánh Hòa
7 Điểm du lịch Phú Quý Bình Thuận
ĐÔ THỊ DU LỊCH
1 Đô thị du lịch Đà Nẵng Đà Nẵng
2 Đô thị du lịch Hội An Quảng Nam
3 Đô thị du lịch Nha Trang Khánh Hòa
4 Đô thị du lịch Phan Thiết Bình Thuận
TRUNG TÂM DU LỊCH
1 Đà Nẵng – Trung tâm du lịch quốc gia Đà Nẵng
2 Nha Trang – Trung tâm du lịch quốc gia Khánh Hòa
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 23: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch Tây
nguyên?
1. Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên là một phần lãnh thổ rộng lớn, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Diện tích: 54.641 km2 chiếm 16,5% diện tích tự nhiên
toàn quốc. Dân số chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số
Nằm ở phía Tây và Tây Nam nước ta, vùng Tây Nguyên phía Bắc và Đông giáp vùng
du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp vùng du lịch Đông Nam Bộ, phía Tây
giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia
Không gian du lịch Tây Nguyên có vị trí đặc biệt khi tiếp giáp với cả hai nước bạn
Lào và Campuchia, có "Ngã ba Đông Dương" giao lưu thuận lợi cả ba nước và là thế
mạnh phát triển du lịch chung “ba quốc gia một điểm đến”. Tuy nhiên, là một trong hai
vùng du lịch không giáp biển, lại có phần hạn chế về giao thông, nằm cách xa các trung
tâm kinh tế phát triển của đất nước, nên cũng gây những khó khắn nhất định đối với hoạt
động du lịch. Cho đến nay du lịch Tây Nguyên vẫn chủ yếu ở dạng tiềm năng, mới chỉ
phát triển chủ yếu ở thành phố Đà Lạt và một số điểm khác.
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Tây Nguyên
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Về địa hình: Tây Nguyên sở hữu các giá trị tự nhiên tổng hợp với địa hình phân tầng,
Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề,
bề mặt các cao nguyên khá bằng phẳng, cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao
nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên
M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông
cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di
Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông
bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Thổ nhưỡng trên các cao
nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, thích hợp cho các loại cây quan trọng, sản lượng cao và
có giá trị kinh tế cho người dân như các loại cây công nghiệp dài hạn: cà phê, cao su, hồ
tiêu, hạt điều, chè.
Về khí hậu: Do vị trí địa lí và hướng núi nên khí hậu Vùng Tây Nguyên có sự phân
hóa theo độ cao. Chia thành hai mùa mưa – khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng
11 (mưa nhiều vào tháng 10-11) và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 (tháng 3 - 4 là hai
tháng khô nóng nhất). Toàn Vùng có thể chia thành 3 tiểu vùng khí hậu tương ứng với 3
tiểu vùng địa hình, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai),
Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên
(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ
cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và phía Nam. Do ảnh hưởng của đai áp cao, nên cứ lên
cao 100 m thì nhiệt độ giảm đi 0,6 0C, do đó ở xấp xỉ trên cùng vĩ tuyến, nhiệt độ trung
bình ở Pleiku (800m) thấp hơn ở Quy Nhơn 5 0C; ở Buôn Ma Thuột thấp hơn Nha Trang
30C; ở Đà Lạt (1.500m) thấp hơn Phan Rang (500m) 9 0C…Ngoại trừ các vùng giữa núi,
các bình nguyên (Cheo Reo - Phú Túc, Kon Tum) có nhiệt độ cao, nói chung càng lên
cao các cao nguyên đều mát hơn.
- Vùng du lịch Tây Nguyên có thành phố Đà Lạt, đô thị du lịch mang nhiều đặc tính
của miền ôn đới, khí hậu dịu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình không quá 20 -21 độ C
(bao gồm cả những ngày nóng nhất). Đà Lạt cũng không lạnh quá, trong những tháng
mùa đông tại Đà Lạt nhiệt độ không dưới 10 độ C. Nhiệt độ trung bình 18 – 21 °C, nhiệt
độ cao nhất chưa bao giờ quá 30 °C và thấp nhất không dưới 5 °C. Đà Lạt có hai mùa khô
- mưa rõ rệt. Mùa mưa ở Đà Lạt từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4. Đà Lạt có một kiểu khí hậu đặc trưng là sương mù bao quanh thành phố, thời điểm
xuất hiện sương mù thường thường xuất hiện từ tháng 2 cho đến tháng 5. Từ tháng 9 cho
đến tháng 10 hàng năm tại Đà Lạt, sương mù thường tập trung vào lúc sáng sớm hoặc
vao lúc tối. Bởi Đà Lạt có một địa thế cao vút là địa hình lý tưởng để sương mù xuất
hiện. Tuy nhiên, với loại hình thời tiết lạnh khô, không khí ổn định, ban đêm trời quang,
bức xạ nhiệt mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh sương muối. Đây là một hiện
tượng hay xảy ra ở Đà Lạt và vùng lân cận, tập trung vào tháng 1- 2 gây trở ngại cho hoạt
động nông nghiệp
Về thủy văn: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn là Sesan, Serepok (chảy về sông Mê
Kông), sông Ba (chảy về Tuy Hòa - Phú Yên) và sông Đồng Nai (chảy về Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ chảy xuống vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra,còn là hệ thống hồ, thác ghềnh, suối nước nóng, đây
là điều kiện lí tưởng để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm.
Một số lưu í về thời tiết ở vùng du lịch Tây Nguyên đó là: Mùa lũ trên các sông chính
ở Tây Nguyên như sông Serepôk, sông Ba, Dakbla, Đồng Nai thượng thường trùng với
mùa có các nhiễu động mạnh như bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông hoặc
đổ bộ vào vùng bờ biển từ Trung Trung bộ đến Nam Trung bộ, kết hợp với gió mùa Tây
Nam hoạt động mạnh trong thời kỳ tháng 8, tháng 9 và không khí lạnh tăng cường trong
thời kỳ tháng 10, tháng 11. Phần nhiều những cơn bão, áp thấp nhiệt đới này tạo nên dải
hội tụ có trục đi ngang qua Trung bộ. Do vậy, đa phần Tây Nguyên nằm ở phần phía
Nam dải hội tụ này nên mưa lũ thường xuất hiện. Đặc biệt, nếu bão hoặc áp thấp đổ bộ
vào vùng bờ biển từ Bình Định đến Nha Trang thì tàn dư của nó thường gây mưa lũ lớn ở
Tây Nguyên.
Về đặc điểm sinh vật: Rừng là một tài nguyên lớn có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sự phát triển bền vững của vùng du lịch Tây Nguyên. Một số nơi địa hình cao từ 1.000 –
2.000m nằm giữa hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, hệ thực vật đặc sắc, có nhiều loài cây
lớn như thông ba lá, thông nàng, vù hương... Những nơi rừng chưa bị xâm hại, còn nhiều
cây gỗ lớn và quý, cao hàng chục mét, đường kính lên đến trên 1m. Trên địa bàn một số
huyện ở Đắk Lắk hiện còn loài thủy tùng cực kỳ quý hiếm, được xem là “hóa thạch sống”
cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Các vườn quốc gia có hệ sinh thái tự nhiên điển hình với
độ đa dạng sinh học cao như:Yokđôn - Đắc Lắk, Kon Ka Kinh- Gia Lai, Kon Tum, Măng
Đen (Kon Tum), khu vực xung quanh hồ Yaly (Gia Lai, Kon Tum)...
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Vùng có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho,
Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông..., các dân tộc này sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trong
các thôn, làng. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở thành phố, thị trấn, ven đường quốc lộ,
tỉnh lộ, vùng kinh tế mới và khu vực các nông lâm trường quốc doanh. Ngoài ra, đặc
điểm dân cư ở Tây Nguyên là hiện tượng di dân, di cư tự do từ các tỉnh ngoài vào, từ các
vùng ngoài vào, từ nông thông ra thành thị. Đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa của
Vùng Tây Nguyên có kết cấu tương đối phức tạp, cư trú theo từng lãnh thổ, đa dạng về
ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán, tôn giáo - tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật,....
Bản sắc văn hoá hết sức đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên được thể hiện qua các lễ
hội, nghề thủ công, loại hình văn hoá nghệ thuật… hấp dẫn khách du lịch, trong đó nổi
bật là “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên”, được công nhận là kiệt tác văn hoá phi vật
thể của nhân loại, là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, trở thành tài nguyên du lịch
nhân văn có giá trị.
Vùng Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong
đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để
khai thác phục vụ phát triển du lịch, và được đông đảo du khách quan tâm và tìm hiểu.
- Kon Tum có nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc gia như di tích lịch sử nhà tù Kon
Tum, nhà tù Đắk Glei, di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, di tích lịch sử chiến thắng
Đắk Tô - Tân Cảnh, di tích chiến thắng Plei Kần.
- Gia Lai có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia như: Tây Sơn Thượng Đạo, Nhà
tù Pleiku, Làng kháng chiến Stor, Chiến thắng đường 7 sông Bờ. Ngoài ra còn có một số
điểm di tích như chiến địa Plei Me lịch sử, bến đò A Sanh...
- Đắk Lắk có nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng được du khách quan tâm như
Nhà tù Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur (huyện Krông
Bông), Đồn điền Ca Đa, Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk
Lắk, Tháp Yang Prong (huyện Ea Súp)...
- Đắk Nông gồm có Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh, Cụm di tích lịch
sử N’Trang Lơng, Di tích lịch sử cách mạng căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV Nam
Nung, Di tích lịch sử Ngục Đắk Mil, Di tích lịch sử địa điểm bắt đầu đường Hồ Chí Minh
Nam Tây Nguyên - Nam Bộ.
- Lâm Đồng cũng có nhiều di tích văn hóa lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III,
khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh tòa,
Cam Ly; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên.
Câu 24: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch Tây nguyên?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Quốc lộ 14 – Đường Hồ Chí Minh: là trục dọc, kết nối liên vùng, đi qua địa bàn các
tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk
Nông – Bình Phước. Khi đi qua địa bạn các tỉnh Tây Nguyên có tên gọi là đường Hồ Chí
Minh
Quốc lộ 14B: quốc lộ dài 73,971km, cung đường bắt đầu từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng),
giao cắt QL 1 (cầu vượt Hòa Cầm), cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và QL14G (tại Túy
Loan), tiếp tục lên băng qua Đại Lộc, Nam Giang (địa phận Quảng Nam dài 41,845km)
và kết nối vào đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông tại thị trấn Thạnh Mỹ
(huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam). Quốc lộ 14B kết nối trên hành lang kinh tế Đông
Tây, qua nước bạn Lào hay vào các tỉnh Tây Nguyên, ra Thừa Thiên Huế
Quốc lộ 14C: dài 355km có điểm đầu tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray gần thành
phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), đi qua các huyện: Đức Cơ - Chư Prông - Ea Súp - Buôn
Đôn - Cư Jút - Đăk Mil - Đăk Song - Tuy Đức. Điểm cuối tại ngã ba giao cắt với tỉnh lộ
741 ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Quốc lộ 14C trùng với quốc lộ 14
ở Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông. Quốc lộ 14C kết nối các địa phương Trung và Nam Tây
Nguyên dọc biên giới Việt Nam - Campuchia
Quóc lộ 19: Quy Nhơn (Bình Định) – điểm cuối cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai), được
xem là trục xương sống nối các tỉnh Tây Nguyên gần lại, để đẩy mạnh giao thương, thu
hút đầu tư. Nó được ví von như “Con đường tơ lụa” đưa hàng hóa từ Lào, Campuchia về
điểm cuối cảng Quy Nhơn, rồi tỏa đi khắp khu vực và quốc tế..
Quốc lộ 24 A-B: Kết nối Quảng Ngãi – Kon Tum. Tuyến dài 170 km bắt đầu từ đoạn
giao với Quốc lộ 1A tại ngã tư Thạch Trụ, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi,
chạy qua phía Bắc huyện Đức Phổ, qua huyện Ba Tơ và thị trấn Ba Tơ, qua huyện Kon
Plông và thị trấn Kon Plông, qua huyện Kon Rẫy và thị trấn Đăk Rve, đến thành phố Kon
Tum, kết thúc tại phường Thắng Lợi của thành phố này
Quốc lộ 26: Kết nối Khánh Hòa – Đắk Lắk, quốc lộ hấp dẫn khách du lịch khi qua
đèo Phương Hoàng
Quốc lộ 27: Kết nối thành phố Buôn Ma Thuột – Liên Khương, Đà Lạt (Lâm Đồng)
và Phan Rang, (Ninh Thuận) theo hướng tây bắc. Quốc lộ hấp dẫn khách du lịch khi qua
con đèo Ngoạn Mục đi Đà Lạt (Lâm Đồng)
Quốc lộ 27C: Kết nối Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng), quốc lộ hấp
dẫn khách du lịch khi qua con đèo Khánh Lê
Quốc lộ 28: Kết nối từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh
(Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa (Đắk Nông), quốc lộ hấp dẫn khách du lịch khi qua con đèo Di
Linh
Quốc lộ 20: Tuyến đường từ ngã ba Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai đến thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 20 là tuyến giao thông huyết mạch,
kết nối vận chuyển khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Tây Nguyên.
Quốc lộ hấp dẫn khách du lịch khi qua con đèo Bảo Lộc.
Đường Trường Sơn Đông: ở giữa, chạy song song đường quốc lộ14/Hồ Chí Minh
và quốc lộ 1A. Chiều dài toàn tuyến 671 km chạy qua 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,
bắt đầu từ Quảng Nam, tới Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk và kết
thúc ở Lâm Đồng.
Quốc lộ 55: chiều dài toàn tuyến 229km, điểm đầu tại thành phố Bà Rịa, đi qua các
huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hàm Tân, thị xã La Gi,
Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), và kết thúc
tại thành phố Bảo Lộc, là trục Đông - Tây kết nối hai vùng kinh tế Duyên Hải Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên.
Do đặc điểm địa hình, các tuyến đường kết nối vùng du lịch Tây Nguyên đi các Vùng
du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gắn liền với các đường đèo, được
tổng hợp trong bảng sau đây:
ĐƯỜNG ĐÈO TUYẾN KẾT NỐI CÁC TỈNH
ĐƯỜNG
Đèo Phương Hoàng Quốc lộ 26 Nha Trang (Khánh Hòa) – ĐắK Lắk
Đèo Ngoạn Mục Quốc lộ 27 Phan Rang (Nình Thuận) – Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đèo Khánh Lê Quốc lộ 27C Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng)
Đèo Di Linh Quốc lộ 28 Phan Thiết (Bình Thuận) – Lâm Đồng – ĐắK Nông
Đèo Bảo Lộc Quốc lộ 20 Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt (Lâm Đồng)

Bảng. Các tuyến đường đèo vùng du lịch Tây Nguyên


1.2 Hạ tầng giao thông đường không:
Để thúc đẩy tăng trưởng du lịch vùng Tây Nguyên, các cảng hàng không/sân bay có
vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông khu vực Tây Nguyên.Hiện tại, vùng đang
có 3 sân bay hoạt động
CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH
Liên Khương Đà Lạt Sân bay quốc tế
Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Sân bay nội địa
Pleiku Gia Lai Sân bay nội địa

Bảng. Hệ thống cảnh hàng không/sân bay vùng du lịch Tây Nguyên
1.3 Hạ tầng giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc – Nam không đi qua vùng du lịch Tây Nguyên, tuy nhiên tại
đây vẫn còn dấu tích của tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt
Nhà ga Đà Lạt nằm trong danh sách những điểm tham quan nổi tiếng mà du khách
không thể bỏ lỡ khi đến thành phố Đà Lạt. Nhà ga do người Pháp bắt đầu xây dựng từ
năm 1908 và hoàn thành vào năm 1932, là nhà ga cổ kính nhất Đông Dương còn sót lại ở
Việt Nam. Đây là ga đầu tiên trong tuyến đường sắt kéo dài 84km nối hai thành phố Đà
Lạt và Phan Rang. Tuy nhiên, năm 1976 để phục vụ cho việc sửa chữa tuyến đường sắt
Bắc – Nam ngành đường sắt cho tháo dỡ tà vẹt và các thanh ray trên tuyến Đà Lạt – Phan
Rang, toàn bộ tuyến đường sắt hiện tại chỉ còn 7km. Năm 1990, Thụy Sĩ đã thu mua lại
toàn bộ các đầu máy hơi nước cổ, vì thế xe lửa phải sử dụng đầu máy điện để phục vụ du
khách tham quan.
Hiện nay, tuyến đường từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát (phường 11, Đà Lạt) - chuyến
tàu duy nhất còn hoạt động ở Đà Lạt đồng thời cũng là đoạn đường sắt ngắn nhất thế giới
(7km). Tàu đi khá chậm và tiếng kêu to, dù vậy vẫn có rất nhiều người yêu mến và muốn
được trải nghiệm chuyến tàu hoài cổ này
1.4 Hạ tầng giao thông đường thủy
Với đặc thù địa núi, cao nguyên xếp chồng, sông dốc nhiều thác ghềnh thích hợp cho
khai thác thủy điện, cho nên du lịch bằng đường thủy nội địa ở vùng Tây Nguyên không
triển khai được.
Biển hồ (Hồ Tơ Nưng) vì là hồ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Gia Lai nên
chỉ phát triển du lịch xung quanh cảnh hồ - lòng hồ được bảo vệ nghiêm ngặt. Du lịch
đường thủy chỉ tập trung phát triển tại các lòng hồ tự nhiên hoặc nhân tạo khác như hồ
Ayun hạ, hồ thủy điện Yaly (Gia lai), hồ Lắk (Đắk Lắk), hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ
Xuân Hương (Lâm Đồng), các phương tiện thủy còn hạn chế về số lượng, quy mô, đa
phần phát triển nhỏ lẻ.
2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
Ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, tìm
hiểu di sản văn hóa các dân tộc. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái Tây Nguyên, nhóm sản
phẩm nghỉ dưỡng núi, hồ trên núi. Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các
chuyên đề. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách như : du
lịch hội nghị - hội thảo, du lịch festival, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh – chăm sóc
sắc đẹp, du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, trở thành tài nguyên du lịch đặc sắc
và nổi trội của Tây Nguyên để phát triển các sản phẩm đặc trưng:
- - Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên;
- Nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản
vật hoa, cà phê, voi
- - Du lịch MICE, thể thao – giải trí
- - Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển

Câu 25: Nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm, đô
thị du lịch của vùng du lịch Tây nguyên?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Tây Nguyên định hướng phát triển không gian du lịch gắn với các
trọng điểm:
Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Dankia - suối Vàng có đặc điểm nổi
trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan, sinh
thái nghỉ dưỡng.
Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yắk Đôn và không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên có đặc điểm nổi trội cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp
– nông thôn
Gia Lai, Kon Tum gắn với gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen,
điểm du lịch Yaly, có giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội của các dân tộc bản địa
Tây Nguyên

Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Tây Nguyên được thể hiện trong bảng
sau:
VỊ TRÍ
VÙNG DU LỊCH HƯỚNG KHAI THÁC
TT THUỘC
TÂY NGUYÊN
TỈNH
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
1 Khu du lịch Măng Đen Du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu bản Kon Tum
sắc văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, vui
chơi giải trí, hội nghị, hội thảo
Du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ
dưỡng núi kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sắc
Lâm
2 Khu du lịch Tuyền Lâm
đẹp , tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Đồng
thiểu số, du lịch golf, thể thao nước
Du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái, nghỉ
dưỡng núi kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sắc
Khu du lịch Đan Kia – Suối Lâm
3
Vàng - Đà Lạt đẹp , tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Đồng
thiểu số, du lịch golf, thể thao nước
Du lịch tham quan, nghiên cứu sinh thái,
Đăk Lăk
khám phá mạo hiểm, nghỉ dưỡng núi, tìm hiểu
4 Khu du lịch Yokđôn
bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA


Du lịch tham quan, du lịch biên giới, thương
Điểm du lịch Ngã ba Đông
1
Dương mại cửa khẩu, mua sắm, quá cảnh
Kon Tum
Du lịch tham quan cuối tuần, vui chơi giải trí, Gia Lai
2 Điểm du lịch Hồ Ya Ly
thể thao,…
Du lịch tham quan, vui chơi giải trí cuối tuần,
3 Điểm du lịch Hồ Lắk Đăk Lăk
thể thao, cắm trại, tham quan bản làng,…
Du lịch tham quan, vui chơi giải trí cuối tuần,
Điểm du lịch Thị xã Gia Đăk
4
Nghĩa hội nghị, hội thảo Nông
ĐÔ THỊ DU LỊCH
Đô thị du lịch tổng hợp, nghỉ dưỡng núi Lâm
1 Đô thị du lịch Đà Lạt
Đồng
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch vùng Tây Nguyên

Câu 26: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch
Đông Nam bộ?
1. Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Đông Nam Bộ
Vùng du lịch Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và hành lang du lịch Xuyên Á. Vùng có diện tích: 23.590,7 km 2, chiếm
7,1% diện tích cả nước
Vùng du lịch Đông Nam Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng du lịch Tây
Nguyên, vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng du lịch đồng bằng sông Cửu
Long (Tây Nam Bộ). Phía đông và đông bắc giáp các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ và biển Đông. Phía bắc và phía tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài
479km. Phía Tây và Tây Nam giáp với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trên
lãnh thổ của vùng có huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học –
công nghệ và du lịch lớn nhất phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước, nằm trên tuyến đường biển quan trọng,
nhộn nhịp vào bậc nhất thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở điểm
trung chuyển hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, đồng thời nằm
trên tuyến đường xuyên Á nói liền các nước Đông Nam Á lục địa với nhau. Với những
tiền đề do vị trí địa lí tạo ra cùng với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, vùng Đông Nam
Bộ không chỉ là địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đâu tư, mà còn là điểm đến yêu thích của
du khách trong và ngoài nước
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Đông Nam Bộ
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các vùng Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung
Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ), Đông Nam Bộ vừa có đặc điểm của địa
hình miền núi, trung du, vừa có đặc điểm địa hình đồng bằng và ven biển, độ thấp dần từ
Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông bao gồm đồng bằng thềm phù sa và bán bình nguyên
đất đỏ bazan. Cảnh quan núi phân bố chủ yếu ở Bắc, Đông Bắc thuộc các tỉnh Tây Ninh,
Bình Phước điển hình như núi Bà Đen, núi Chứa Chan, Bà Rá,…khung cảnh tự nhiên hòa
quyện với không gian mang màu sắc tâm linh của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo góp
phần làm cho nơi đây trở thành “kì công trong chính cái đơn giản bề ngoài” của vùng đất
này, thành địa chỉ hấp dẫn đối với du khách hành hương, nghỉ dưỡng.
Bên cạnh địa hình nùi, địa hình ven biển và hải đảo cũng là điểm nhấn trong cảnh
quan tự nhiên của vùng. Địa hình ven biển phân bố tập trung ở Bà Rịa – Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh. Các bãi biển được khai thác phục vụ hoạt động du lịch nghỉ
dưỡng và tham quan gồm Bãi Trước, bãi Sau, biển Long Hải, bãi Dứa, bãi Dâu, phần lớn
các bãi biển có vẻ đẹp hoang sơ với cát trắng, nước biển trong xanh, cùng những dãy đồi,
núi thấp nhấp nhô trong nắng vàng khiến du khách không khỏi thích thú ngắm nhìn và
tận hưởng những giá trị tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Trong nhóm địa hình biển đảo
ven bờ của vùng còn phải kể đến hệ thống các đảo nhỏ ngoài khơi có giá trị với hoạt
động du lịch, tiêu biểu là hệ thống các đảo thuộc Côn Đảo.
Vùng du lịch Đông Nam Bộ chủ yếu nằm ở lưu vực của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông
(tiếp giáp sông Mê Kông), sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Ba con sông này đều bắt nguồn
ở nguồn phía Bắc có lưu lượng nước trung bình khá; trên thượng nguồn người ta đã xây
các hồ thủy lợi để điều tiết nước vào mùa khô như Hồ Dầu Tiếng (sông Sài Gòn), Hồ Trị
An (sông Đồng Nai). Khi về tới miền đồng bằng thành phố Hồ Chí Minh sông chảy
quanh thành phố trước khi đổ ra biển (do phù sa bồi đắp dẫn đến tạo nên 33.000 ha rừng
ngập mặn Cần Giờ nằm trong 100 vùng sinh quyển của thế giới). Riêng sông Đồng Nai
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt) dài khoảng 500km có giá trị kinh tế quốc
phòng bậc nhất của Đông Nam Bộ. Sông Đồng Nai cung cấp nước cho toàn bộ vùng
Đông Nam Bộ, và tạo ra hệ thống cảng quan trọng, nhiều nhà máy thủy điện ra đời như:
Đại Ninh (Đức Trọng), thủy điện Đồng Nai 1,2,3 (giáp Đắk Nông), thủy điện Trị An. Hệ
thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ với nhiều phong cảnh đẹp, hiền hòa, ven sông là những
vườn trái cây trĩu quả, xen lẫn là hình ảnh những tòa nhà cao tầng ẩn hiện từ xa, tạo ấn
tượng cho du khách về một vùng đất vừa bình yên, thơ mộng, đông thời tràn đầy sức
sống năng động về một vùng có trình độ phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước.
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, vùng du lịch Đông Nam Bộ có đặc điểm của
vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao >25 độ C và hầu như không thay đổi
trong năm. Mưa nhiều, trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của
vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai, có sự phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đây cũng chính là nhân
tố quan trọng kích thích, thúc đẩy du lịch của cùng. Các hoạt động kinh tế của vùng có
vai trò lớn trong việc cung cấp những nhu cầu cần thiết cho hoạt động du lịch.
Về dân cư. vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, bên cạnh dân tộc Kinh còn có
các dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời, vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa nghệ
thuật, phong tục tập quán mang sắc thái riêng như người Hoa, người Chăm, người Khơ
me, người Chơ Ro, người Mạ, người S’tiêng…
Đông Nam Bộ có 156 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1
di sản văn hóa phi vật thể của thế giới được UNESCO công nhận (Đờn ca tài tử), cụm di
tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, các di tích cách mạng Trung ương Cục
miền Nam Tây Ninh, căn cứ Tà Thiết Bình Phước. Các di tích văn hoá, công trình kiến
trúc gắn với đạo Cao Đài, lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh, nhà tù Côn Đảo,…Hệ thống di
tích lịch sử - văn hóa của vùng đa dạng về loại hình, bao gồm di tích lịch sử, di tích khảo
cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh,… Số lượng di tích của vùng
tương đối tập trung, thuận lợi cho việc khai thác vào mục đích du lịch.
Một điểm nổi bật và khá khác biệt của vùng du lịch Đông Nam Bộ so với các vùng
khác trong cả nước là ở đây có khá nhiều khu vui chơi giải trí, như công viên văn hóa,
các công trình kiến trúc đương đại hấp dẫn khách du lịch.
- Khu vui chơi giải trí Đại Nam, vị trí tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
- Khu du lịch Đầm Sen hay còn gọi là Công viên văn hoá Đầm Sen địa chỉ số 3 Hòa
Bình, phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1985. Công viên
văn hóa Đầm Sen là một trong những công viên lớn và hiện đại nhất cả nước.
- Khu du lịch văn hóa Suối Tiên tọa lạc tại cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, trên tuyến Xa
lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 27: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch Đông Nam bộ?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Quốc lộ 1A: Qua địa bạn thành phố Hồ Chí Minh, trải nhiều quận huyện như Thủ
Đức, quận 9, quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Chánh… Hàng ngày các phương tiện di
chuyển Bắc - Nam đường dài vẫn phải đi chung đường với các phương tiện di chuyển
trong nội phận thành phố. Vì thế, tình trạng ùn tắc, quá tải và kẹt xe liên miên là điều tất
yếu xảy ra.
Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Dây: Đường cao tốc
kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An
Hòa, thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây,
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Là một đoạn của đường quốc lộ 1A
Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận: Đường cao
tốc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Long An - Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc - Nam.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương có điểm đầu tuyến là nút giao
thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm cuối là
nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành, Tiền Giang. Việc đưa vào
khai tuyến đường cao tốc này đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày. Với
tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, thời gian từ Thành phố Hồ
Chí Minh đi Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước
đó.
Quốc lộ 13: Đây là trục quốc lộ đi theo hướng Nam – Bắc, từ phía Tây thành phố Hồ
Chí Minh, qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và kết thúc tại cửa khầu Hoa Lư Việt
Nam – Campuchia. Quốc lộ 13 được nối với quốc lộ 7 của Campuchia và tiếp đó được
nối với quốc lộ 13 của Lào.
Quốc lộ 20: Trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai lên tới thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 20 là tuyến giao thông
huyết mạch, kết nối vận chuyển khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh
Tây Nguyên. Quốc lộ hấp dẫn khách du lịch khi qua con đèo Bảo Lộc
Quốc lộ 22: Tuyến Quốc lộ 22 (hay Quốc Lộ 22A) dài 58,5km kéo dài từ TP HCM
đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, giáp ranh với Phnom Penh (Campuchia). Cụ thể: Địa
phận TP HCM dài 30,7 km; tỉnh Tây Ninh dài 28 km; Gò Dầu - Mộc Bài dài 8 km. Tại
TP HCM, Quốc lộ 22 là đường Võ Nguyên Giáp.
- Hướng tuyến Quốc lộ 22A: Điểm đầu tại ngã tư An Sương, quận 12, đi qua các
huyện Hóc Môn, Củ Chi, Trảng Bàng, Gò Dầu (thuộc tỉnh Tây Ninh), và điểm cuối đặt
tại cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh).
- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu (Tây Ninh), theo hướng bắc lên cửa khẩu Xa Mát (Tây
Ninh)
Quốc lộ 51: điểm khởi đầu nằm tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối
nằm tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Đi qua địa bàn các huyện như:
Long Thành, thị xã Phú Mỹ, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Tuyến quốc lộ 51
còn chính là một phần quan trọng của đường Xuyên Á số 17 (AH17).
Quốc lộ 55: chiều dài toàn tuyến 229km, điểm đầu tại thành phố Bà Rịa, đi qua các
huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hàm Tân, thị xã La Gi,
Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), và kết thúc
tại thành phố Bảo Lộc. Đây là con đường trục Đông - Tây kết nối hai vùng kinh tế Duyên
Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Quốc lộ 56: tuyến đường nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thành
phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Quốc lộ 56 có tổng chiều dài 50 km, điểm khởi đầu tại
vòng xoay Hòa Long, xã Hòa Long, thành phỗ Bà Rịa, đi qua các huyện Châu Đức (tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu), Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại ngã ba giao với Quốc lộ
1A tại ngã ba Tân Phong, phường Xuân Tân, thành phố Long Khánh. Hiện Quốc lộ 56
đang được nâng cấp, mở rộng và nối dài thêm 12km đi qua địa bàn thành phố Bà Rịa , thị
xã Phú Mỹ, có điểm đầu giao với Quốc lộ 56 hiện hữu, điểm cuối nối vào Quốc lộ 51 tại
ngã ba giao với đường Láng Cát - Long Sơn.

1.2 Hạ tầng giao thông đường không


CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH/ THÀNH PHỐ
Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh Sân bay quốc tế
Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Sân bay nội địa
Côn Đảo
Long Thành Đồng Nai Đang quy hoạch/ xây dựng

Bảng. Hệ thống cảng hàng không, sân bay vùng du lịch Đông Nam Bộ
1.3 Hạ tầng giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc Nam (Thống Nhất) kết thúc ga cuối tại thành phố Hồ Chí Minh,
Trong những năm qua ngành đường sắt không ngừng nâng cao chất lượng các đoàn tàu,
nâng cao chất lượng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy của các đoàn tàu. Khách du lịch
quốc tế cũng như khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc -
Nam. Ví dụ, tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang, với toa tàu hiện đại
tiêu chuẩn 5 sao, nhận được sự quan tâm, sử dụng và phản hồi rất tối từ phía du khách.
Tuyến đường sắt Bắc Nam (Thống Nhất) đi qua các tỉnh vùng du lịch Đông Nam Bộ:
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
Ngoài ra, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai các dự án đường sắt đô thị,
tuyến đường sắt trên cao, một phần đi ngầm dạng metro (tàu điện ngầm) như: Chợ Bến
Thành – Suối Tiên; Chợ Bến Thành – Tham Lương, hứa hẹn trong tương lai sẽ là một
phương tiện vận tải công cộng được người dân lựa chọn di chuyển trong hoạt động
thường ngày nói chung, và thu hút khách du lịch nói riêng.
1.4 Hạ tầng giao thông đường thủy
Hệ thống đường sông vùng du lịch Đông Nam Bộ nói chung và giao thông vận tải
đường thủy thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có ý nghĩa quan trọng, kết nối với các tỉnh
miền Đông Nam bộ, kết nối sông, biển khu vực miền Trung, miền Bắc và giao thương
quốc tế. Hai con sông chính là sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua cùng hệ thống sông,
kênh rạch trên địa bàn kết nối với các tỉnh lân cận trong cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh có sông Sài Gòn (dài 256km) chạy dọc trên địa phận thành
phố khoảng 80km. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều rạch nối với sông Sài Gòn (rạch
Láng Tre, rạch Tra, rạch Bến Cát, rạch Thị Nghè…) và một số kênh đào (kênh Tham
Lương, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Đông). Quan trọng hơn cả trong số này là rạch
Bến Nghé. Đây là điểm khởi đầu của các tuyến đường sông, nối Sài Gòn với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long. Đến thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể trải nghiệm
tuyến du lịch đường sông nội đô kết hợp thưởng thức ẩm thực trên sông tại khu bến Bạch
Đằng, quận 1. Du khách có thể trải nghiệm ngắm cảnh trên sông Sài Gòn về đêm, sử
dụng dịch vụ tiệc buffet trên du thuyền, thưởng thức ca nhạc truyền thống và ngắm cảnh
về đêm; hay “city tour trên sông Sài Gòn” sông Sài Gòn ban ngày kết hợp tham quan các
danh thắng, di tích lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Địa hình tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,
sông Bé và sông Thị Tính) với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng những vườn cây trái
xanh mướt, là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, khai thác các loại hình du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái ven sông. Trong đó, khu vực ven sông Sài Gòn có cảnh quan
đẹp, với mặt nước sông rộng lớn cùng những miệt vườn cây trái xanh tốt, rất thích hợp để
phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, du lịch sinh thái miệt vườn, các tour
sông nước…
Ngoài ra, hệ thống cảng biển kiêm nhiệm đón khách du lịch với tân cảng Sài Gòn,
cảng Cát Lái (ở đường Nguyễn Thị Định, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) là cảng
quốc tế lớn, hiện đại và sầm uất bậc nhất Việt Nam. Cảng nằm ở phía đông của thành phố
Hồ Chí Minh, gần khu công nghệ cao quận 9, các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương
và Đồng Nai.
Cảng Thị Vải - Cái Mép (Thị xã Phú Mỹ), cụm cảng biển sâu của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, ở cửa sông Thị Vải và sông Cái Mép, tuy nhiên không phải là 1 cảng
chuyên dụng dành cho tàu khách du lịch. Đây cũng là điều bất cập đối với 1 tỉnh mạnh về
du lịch như Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng


Tài nguyên du lịch tự nhiên như bờ biển đẹp tại Bà Rịa – Vũng Tàu, quần thể di tích
lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà Đen; núi Bà Rá, núi Dinh, núi Chứa Chan…Hay tài
nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với hệ thống sông, hồ như sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ
Đông, sông Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Thác Mơ,… Tài nguyên du lịch sinh
thái gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển – rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO
công nhận, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, hệ thống vườn quốc gia Cát Tiên, vườn
quốc gia Côn Đảo, vườn quốc gia Bù Gia Mập, vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Về cơ sở
hạ tầng, giao thông với hệ thống đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt và
nhà ga cũng có nhiều thuận lợi.
Có thể nói, đây là những lợi thế so sánh quý giá của vùng Đông Nam Bộ, là nền tảng
tạo ra sự cộng hưởng lớn trong phát triển du lịch nếu 6 tỉnh thành thắt chặt mối liên kết
hợp tác giữa các địa phương trong vùng, nhất là tập trung vào các dự án trọng điểm mang
tính kết nối giao thông, hạ tầng, nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến và phát triển sản
phẩm du lịch.
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Đông Nam Bộ định hướng các sản phẩm du lịch đặc trưng:
- Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)
- Du lịch văn hóa, lễ hội
- Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo
- Du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm
- Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu

Câu 28: Hãy nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm,
đô thị du lịch của vùng du lịch Đông Nam bộ?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Đông Nam Bộ định hướng phát triển không gian du lịch gắn với các
trọng điểm:
- Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ, địa đạo Củ Chi và hệ thống
di tích lịch sử - văn hóa nội thành.
- Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
- Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải và Côn Đảo.
Tổ chức không gian phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ được thể hiện trong bảng
sau:
TT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VỊ TRÍ THUỘC TỈNH
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
1 Khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh
2 Khu du lịch Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh
3 Khu du lịch Long Hải - Phước Hải Bà Rịa - Vũng Tàu
4 Khu du lịch Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
1 Điểm du lịch Tà Thiết Bình Phước
2 Điểm du lịch Trung ương Cục miền Nam Tây Ninh
3 Điểm du lịch Cát Tiên Đồng Nai
4 Điểm du lịch Hồ Trị An - Mã Đà Đồng Nai
5 Điểm du lịch Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh
ĐÔ THỊ DU LỊCH
1 Đô thị du lịch Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu
TRUNG TÂM DU LỊCH
Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm du lịch quốc
1 Thành phố Hồ Chí Minh
gia
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch vùng Đông Nam Bộ

Câu 29: Trình bày khái quát và đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch
đồng bằng sông Cửu Long?
1.Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây
Nam Bộ)
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) gồm Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh:
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang. Diện tích tự nhiên của vùng 40.576 km 2
chiếm 12% diện tích của cả nước
Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam của nước ta, giáp
Campuchia ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 340km, phía Đông Bắc giáp vùng
Đông Nam Bộ, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp
vịnh Thái Lan. Ba mặt giáp biển, với đường bờ biển dài trên 700km và khoảng 360 nghìn
km2 vùng đặc quyền kinh tế, nằm trong khu vực có tuyến giao thông hàng hải quan trọng
nối Nam Á với Đông Á – Châu Đại Dương và các quần đảo khác trong Thái Bính
Dương. Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng và đắt bát thủy hải
sản, phát triển cây ăn trái, dịch vụ - du lịch,…
2. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
(Tây Nam Bộ)
2.1 Đặc điểm tự nhiên
Được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Mekong, dạng địa hình chủ
yếu ở vùng này là đồng bằng châu thổ tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Chỉ có một số nơi dọc biên giới cới Campuchia xuất
hiện các ngọn núi thấp, khu vực Thất Sơn (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang). Bên cạnh
đó, vùng còn có bờ biển dài và hệ thống đảo, quần đảo ven bờ . Tác động qua lại giữa quá
trính bồi tích của sông và biển đã tạo nên cảnh quan giao thoa giữa đồng bằng châu thổ
với núi rừng, biển đảo vô cùng đặc sắc và khác biệt so với các vùng khác ở nước ta.
Vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) có khí hậu ổn định và ôn hòa
quanh năm. Mức nhiệt trung bình hàng năm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ
C. Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hòa và là vùng hiếm hoi của Việt Nam ít bị ảnh
hưởng của bão nhiệt đới đổ bộ. Khí hậu miền Tây Nam Bộ được chia ra thành 2 mùa rõ
rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Thời
gian còn lại tháng 12 đến tháng 4 là thời điểm của mùa khô.
Du lịch biển tại khu vực này không có nhiều điều kiện phát triển so với các vùng du
lịch khác của Việt Nam do phù sa sông Mekong, dưới tác động giao thoa của môi trường
biển và sông, vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và
độc đáo, đặc trưng cho cảnh quan vùng trũng ngập nước, sình lầy. Tuy nhiên đảo Phú
Quốc (Kiên Giang) với điều kiện thiên nhiên hết sức ưu đãi là lợi thế quan trọng cho loại
hình sản phẩm du lịch biển, không chỉ của riêng đồng bằng sông Cửu Long mà còn có vị
trí đặc biệt quan trọng đối với cả nước.
Hệ sinh thái tự nhiên tương đối đặc thù tại một số khu vực như các vùng đất ngập
nước, rừng tràm (ví dụ ở vùng Đồng Tháp và bán đảo Cà Mau), hoạt động du lịch sinh
thái hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi, do
lũ từ thượng nguồn Mekong chảy về, đây là nét đặc trưng của vùng du lịch Đồng bằng
sông Cửu Long. Mùa này là thời điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch
khám phá miền Tây sông nước, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch hàng năm
(khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Tuy nhiên, nhưng năm gần đây do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và tác động của con người, mùa nước nổi đã gần như biến mất. Cộng
thêm quá trình xâm nhập mặn bởi chiều cường, làm cho cảnh quan thiên nhiên bị thay
đổi, môi trường sinh thái bị hủy hoại, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là bài
toán thực tế mà những người làm du lịch đang phải đối mặt.
Miền Tây Nam Bộ được coi là vựa trái cây lớn nhất ở khu vực miền Nam. Đây là quê
hương của vô vàn loại trái cây thơm ngon nổi tiếng như cam sành, bưởi Năm Roi, sầu
riêng Cái Mơn, dừa sáp Cầu Kè, mít tố nữ, mít ruột đỏ,... Những loại trái cây này vô cùng
thơm ngon, một số loại còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Du lịch miền Tây
Nam Bộ mùa nào thì du khách cũng được thưởng thức hương vị tươi mới của những loại
trái cây trứ danh ngay tại quê hương của chúng.
2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Tuy có lịch sử khai thác muộn, song lại có sự giao thoa văn hóa đa dạng bởi quá trình
lưu trú của nhiều cộng đồng dân tộc như Việt (Kinh), Khmer, Chăm. Đặc biệt, là quá
trình di cư, khai khẩn đất đai của người Hoa, mà tiêu biểu ở đây là Mạc Cửu hay Mạc
Kính Cửu (1655-1735), thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành vùng đất Hà
Tiên (Kiên Giang) vào khoảng đầu thế kỷ 18 ở nước ta. Về phân bố dân cư, người Hoa
thường tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm thường sống ở An
Giang. Các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng,... lại là nơi tập trung nhiều của người dân tộc
Khmer
Về ngôn ngữ, người Tây Nam Bộ có ngôn ngữ rất phong phú. Họ thường dùng những
từ phương ngữ mà trong tiếng Việt phổ thông không có. Ví dụ như các từ có ý nghĩa liên
quan đến nước của người miền Tây rất đa dạng như rạch, xẻo, láng, xáng, đìa, bàu,...(nơi
chứa nước) hay cù lao, cồn, bãi, bưng, trấp,... (vùng đất có nước xung quanh),.... Những
từ phương ngữ này không phải ai cũng có thể hiểu mà hầu như chỉ có những người sống
ở miền Tây mới hiểu. Người dân Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa sông
nước, hay còn gọi là tính sông nước. Họ có thói quen di chuyển bằng xuồng, phà, nhà ở
gần sông, kênh rạch,... nguồn thực phẩm chủ yếu hàng ngày của họ cũng là từ thủy hải
sản như cá tôm, cua, ốc,... từ biển và các sông hồ, kênh rạch,...
Người miền Tây nổi tiếng là sống phóng khoáng, rộng rãi, tính tình xởi lởi, họ thường
nghĩ gì nói đó chứ không ưa vòng vo như người Bắc. Nếu ai đã từng tiếp xúc với người
miền Tây sẽ rất yêu thích tính tình của họ, trọng nghĩa tình. Đối với họ chữ nghĩa quan
trọng hơn cả, họ quan niệm hết tình thì còn nghĩa. Người miền Tây sông nước nổi tiếng
hào hiệp, hiếu khách. Họ luôn sẵn lòng chào đón những người khách du lịch đến lưu trú
tại nhà, họ niềm nở tiếp đón cơm rượu như người nhà ở xa mới về. Người miền Tây cũng
sống thực tế, ít lo xa hơn dân các vùng khác, họ ít sống tằn tiện, tiết kiệm, có bao nhiêu
dùng bấy nhiêu, tới đâu hay tới đó. Tính cách này có lẽ một phần do thiên nhiên ở đây ưu
đãi, mưa thuận gió hòa, ít bão lũ thiên tai và bản tính họ biết hài lòng với những gì đang
có. Họ tuy không giàu về vật chất nhưng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.
Việc tiếp thu ảnh hưởng của các luồng văn hóa trên cơ sở chọn lọc đã góp phần tạo ra
các nền văn hóa đa dạng, với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc bao gốm các lễ hội, di tích,
làng nghề,…văn hóa truyền thống, nét sinh hoạt của người dân sông nước, hoạt động sản
xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên được xác định như là giá trị tài nguyên nhân văn cốt
lõi của vùng.
Câu 30: Trình bày hệ thống giao thông và các sản phẩm du lịch đặc trưng của
vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long?
1. Hạ tầng giao thông
1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ
Vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) có hệ thống giao thông đặc
thù, bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch và nhiều sông lớn, trong đó rộng nhất là sông Tiền và
sông Hậu. Những dự án giao thông quan trọng, đặc biệt là các cây cầu lớn qua sông Tiền,
sông Hậu đã và đang được thi công xây dựng góp phần quan trọng thúc đẩy thông thương
và phát triển.
CÁC CÂY CẦU LỚN VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(TÂY NAM BỘ)
CẦU KẾT NỐI TỈNH/THÀNH PHỐ BẮC QUA SÔNG
Cầu Rạch Miễu Mỹ Tho (Tiền Giang) – Châu Thành (Bến Tre) Sông Tiền
Cầu Mỹ Thuận Tiền Giang – Vĩnh Long Sông Tiền
Cầu Cao Lãnh Thành phố Cao Lãnh – huyện Lấp Vò Sông Tiền
tỉnh Đồng Tháp
Cầu Vàm Cống Thành phố Cần Thơ – Đồng Tháp Sông Hậu
Cầu Cần Thơ Thành phố Cần Thơ – Vĩnh Long Sông Hậu

Bảng. Các cây cầu lớn vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)
Quốc lộ 1A: kết nối Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại thị trấn Năm Căn - Cà Mau.
Qua các cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận: là đường
cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Long An, Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc - Nam.
Quốc lộ 30: Từ xã An Hữu (Tiền Giang) trên Quốc lộ 1 đi theo hướng tây bắc qua
Cao Lãnh, Hồng Ngự (Đồng Tháp). Tuyến Quốc lộ này có chiều dài 119,64 km chạy dọc
theo bờ bắc sông Tiền, xuất phát từ ngã ba An Hữu (ngã ba An Thái Trung) tại nơi giao
nhau với quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đi vào địa phận
tỉnh Đồng Tháp, từ huyện Cao Lãnh, đến thành phố Cao Lãnh, sau đó đi qua các
huyện Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, và kết thúc tại cửa khẩu Dinh Bà, xã Tân Hộ
Cơ, huyện Tân Hồng, nối kết với đường 102 của tỉnh Prey Veng thuộc địa
phận Campuchia Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp có chiều dài 111,633 km, có tất cả
49 cầu và cống
Quốc lộ 50: Tuyến Quốc lộ nhằm kết nối Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An đến Mỹ
Tho (Tiền Giang). Quốc lộ 50 với tổng chiều dài là 95,2km với đoạn trong Thành phố Hồ
Chí Minh dài 12 km, thành phố Hồ Chí Minh - thị xã Gò Công dài 40,9 km, thị xã Gò
Công - thành phố Mỹ Tho dài 41,3 km. Bắt đầu từ Cầu Nhị Thiên Đường (Quận 8) đi
theo hướng nam qua Bình Chánh, rồi di chuyển sang Cần Giuộc, Cần Đước (Long An),
và đến thị xã Gò Công (Tiền Giang). Con đường rẽ sang hướng tây tại trung tâm thị xã đi
qua Gò Công Tây, Chợ Gạo và cuối cùng kết thúc tại thành phố Mỹ Tho, thuộc địa phận
tỉnh Tiền Giang.
Quốc lộ 53: Tuyến đường huyết mạch kết nối 2 tỉnh Trà Vinh - Vĩnh Long với điểm
xuất phát tại ngã ba giao nối quốc lộ 1A thuộc Phường 9, thành phố Vĩnh Long đi các
tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tuyến đường nối thành phố
Trà Vinh với khu vực duyên hải ven biển, kết nối đến nhiều công trình trọng điểm quốc
gia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải; Khu kinh tế Định
An; Luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu,…
Quốc lộ 57: Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 105km, điểm đầu giao với QL53
tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Tuyến đường đi qua huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long và Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre. Ngoài
ra, trên tuyến có đoạn đi phà Đình Khao (Vĩnh Long) qua sông Cổ Chiên.
Quốc lộ 60: Từ Mỹ Tho (Tiền Giang) theo hướng nam, qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, con đường này phải đi qua 3 con sông lớn là Sông Tiền, sông Cổ Chiên, Sông Hậu
bằng phà
Quốc lộ 61: Con đường nối 2 tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, dài 96 km. Quốc lộ 61
bắt đầu từ ngã ba Cái Tắc giao với quốc lộ 1A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, đi
qua các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thuỷ, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu
Giang), Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành và thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) và
kết thúc tại ngã ba Rạch Sỏi, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá.Quốc lộ 61 giao
với quốc lộ 63 tại ngã ba Tắc Cậu, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành.
Quốc lộ 63: Con đường nối liền 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, dài 100 km. Quốc lộ
63 bắt đầu tại ngã ba Tắc Cậu, giao với quốc lộ 61, thị trấn Minh Lương, huyện Châu
Thành, đi qua các huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang), Thới
Bình (tỉnh Cà Mau) và kết thúc tại phường 9, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Trên
quốc lộ 63 có phà Tắc Cậu - Xẻo Rô cách ngã ba Tắc Cậu 4 km, phà đi qua hai con sông
là sông Cái Lớn và sông Cái Bé.
Quốc lộ 80: Là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía tây của đồng bằng
sông Cửu Long với phần còn lại của đồng bằng. Quốc lộ 80 có độ dài khoảng 215 km,
chạy qua địa phận các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang.
Điểm đầu từ cầu Mỹ Thuận - thành phố Vĩnh Long, đi qua thị trấn Cái Tàu Hạ, thành phố
Sa Đéc, tuyến tránh thành phố Sa Đéc, thị trấn Lái Vung, thị trấn Lấp Vò (Tỉnh Đồng
Tháp), thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), thị trấn Vĩnh Thạnh (thành phố Cần
Thơ), thị trấn Tân Hiệp, thị trấn Mong Thọ, thành phố Rạch Giá, thị trấn Hòn Đất, thị
trấn Kiên Lương và thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang). Điểm cuối là cửa khẩu Hà Tiên.
Như vậy quốc lộ 80 đã chạy qua cả 3 tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang
kết nối nhiều điểm du lịch nổi tiếng của 3 địa phương này.
Quốc lộ 91: Một trong những quốc lộ quan trọng nhất trong hệ thống giao thông
đường bộ của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là con đường nối liền thành phố Cần Thơ
đến cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, dài 142 km. Quốc lộ 91 khởi đầu tại địa phận
quận Ninh Kiều, đi qua quận Bình Thuỷ, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt (thành phố Cần
Thơ), thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Châu Phú, thành phố Châu Đốc
và kết thúc tại cửa khẩu Tịnh Biên. Như vậy, quốc lộ 91 đi dọc bờ nam sông Hậu từ Cần
Thơ đến Châu Đốc, sau đó tiếp tục đi dọc theo biên giới Campuchia. Quốc lộ 91 tiếp nối
với quốc lộ 2 của Campuchia trên địa phận tỉnh Tà Keo, cách Phnom Penh khoảng 110
km. Trải dọc theo tuyến quốc lộ này có nhiều điểm để du khách dừng chân như đình Bình
Thủy, cù lao Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng, thành Phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc,
Miếu bà Chúa Xứ, cửa khẩu Tịnh Biên... tạo thành một liên tuyến hấp dẫn giữa Cần Thơ
và An Giang.
1.2 Hạ tầng giao thông đường không
Khách du lịch tới vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) bằng đường
không hiện nay thông qua hai cảng hàng không/sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc
(Kiên Giang) là chính, đây cũng là hai sân bay trong vùng có đường bay thường nhật với
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vùng còn có sân bay nội địa: Rạch Giá và
Cà Mau. Tuy nhiên, trong các sân bay trong vùng, hiện chỉ có sân bay Cần Thơ, Phú
Quốc có khả năng tiếp nhận máy bay cỡ lớn, các sân bay khác có đường băng nhỏ điều
kiện kỹ thuật cũng chưa đáp ứng được việc vận hành trong các điều kiện phức tạp.
CẢNG HÀNG KHÔNG/ VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM
SÂN BAY THUỘC TỈNH/ THÀNH PHỐ
Phú Quốc Sân bay quốc tế
Kiên Giang
Rạch Giá Sân bay nội địa
Cần Thơ Cần Thơ Sân bay quốc tế
Cà Mau Cà Mau Sân bay nội địa

Bảng. Hệ thống cảng hàng không/sân bay vùng du lịch


Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)
1. 3 Hạ tầng giao thông đường thủy
Giao thông đường thuỷ là phương pháp truyền thống và quan trọng nhất đối với
người dân vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long hiên nay. Hệ thống đường sông vùng
phát triển tương đối đều khắp. Sông Hậu đoạn từ Cần Thơ – Long Xuyên – Châu Đốc và
các chi lưu của nó tạo nên hệ thống đường thủy thuận lợi khi kết nối cũng như những sản
phẩm du lịch đường sông hoặc phối hợp giữa đường bộ và đường sông. Dọc đường biên
giới với Campuchia, kênh Vĩnh Tế là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng trong giao
thông đường thủy và vận tải hàng hóa. Kênh Chợ Gạo kết nối Tiền Giang với thành phố
Hồ Chí Minh là tuyến đường thuỷ có mật độ cao nhất cả nước, là tuyến đường buôn bán
trao đổi hang hoá giữa vùng với cả nước và quốc tế quan trọng nhất hiện nay.
Ngoài ra, vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) với đường bờ biển
dài trên 736 km, 2 cảng Cái Cui (Cần Thơ) và Rạch Giá (Kiên Giang) tàu biển du lịch
thường không vào cảng mà tàu neo đậu ngoài khơi rồi chuyển tiếp bằng tàu nhỏ vào bờ,
do chưa có càu tàu chuyên biệt cho hoạt động du lịch, cũng như yếu tố luồng lạch. Nổi
bật về du lịch tại Vùng, Phú Quốc hiện là điểm sáng duy nhất khi đang được đầu tư xây
dựng cảng biển hiện đại, quy mô.
2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng
Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc thù, bao
gồm: du lịch trải nghiệm đời sống sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu di sản văn
hóa. Củng cố các sản phẩm chính, bao gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo và vui chơi giải trí.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch
nông thôn, du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - cách mạng, du lịch hội nghị - hội thảo - sự
kiện (MICE)
- Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước).
- Du lịch biển, đảo.
- Du lịch văn hóa, lễ hội.
- Du lịch biên giới gắn với thương mại, kinh tế cửa khẩu.

Câu 31: Hãy nêu các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, hệ thống khu, điểm,
đô thị du của vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long?
Căn cứ quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) định hướng phát triển
không gian du lịch gắn với các trọng điểm:
- Tiền Giang - Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
- Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
- Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.
- Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - mũi Cà Mau
Hệ thống khu, điểm, đô thị du của vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long được thể
hiện trong bảng sau:
VỊ TRÍ THUỘC TỈNH
TT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THÀNH PHỐ
KHU DU LỊCH QUỐC GIA
1 Khu du lịch Thới Sơn Tiền Giang – Bến Tre
2 Khu du lịch Phú Quốc Kiên Giang
3 Khu du lịch Năm Căn Cà Mau
4 Khu du lịch Xứ sở hạnh phúc Long An
ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA
1 Điểm du lịch Láng Sen Long An
2 Điểm du lịch Tràm Chim Đồng Tháp
3 Điểm du lịch Núi Sam
An Giang
4 Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ
5 Điểm du lịch thành phố Cần Thơ Cần Thơ
6 Điểm du lịch thị xã Hà Tiên Kiên Giang
7 Điểm du lịch Lưu niệm Cao Văn Lầu Bạc Liêu
TRUNG TÂM DU LỊCH
1 Thành phố biển đảo Phú Quốc Kiên Giang
Bảng. Hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)

You might also like