You are on page 1of 3

QUAN HỌ

I. KHÁT QUÁT ÂM NHẠC DÂN GIAN: ( DUY)


Giống trong phần thuyết trình
II. Dân ca Quan họ ( DUY )
(Diễn giải phần dân ca trên pp)
III. Quan họ Bắc Ninh ( DUY)
Trong pp

IV. Nguồn gốc ( HẢI ANH )


Có ý kiến cho rằng quan ở đây để chỉ âm nhạc cung đình, tích rằng có ông quan nọ khi đi qua
vùng Kinh Bắc đã mê mẩn tiếng hát của các liền anh, liền chị nơi đây nên đã dừng lại (họ) để
lắng nghe và thưởng thức. Có ý kiến khác lại cho rằng hát quan họ bắt nguồn từ những lễ nghi
dân gian, xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hát quan họ còn
gắn liền với sông Cầu chảy qua địa phận của tỉnh Kinh Bắc, con sông này còn được gọi với cái
tên “dòng sông quan họ”.Không ai biết chính xác được dân ca quan họ ra đời khi nào và thời gian
nào, có rất nhiều quan điểm đưa ra về nguồn gốc của hát quan họ khác nhau. Nhưng liệu nguồn gốc
dân ca quan họ có chỉ đơn giản như vậy.
Đây đều là các tích và quan điểm, giả thuyết mà mọi người đưa ra chứ chưa hề có một sử sách nào
nhắc tới hay chứng minh được nguồn gốc thực sự của dân ca quan họ Bắc Ninh.
Để duy trì và phát triển, hát dân ca quan họ được chia thành lối hát truyển thống và hát theo kiểu mới:
1. Quan họ truyền thống
Chơi quan họ không cần có khán giả, người hát cũng chính là người thưởng thức, hát theo
nhóm giữa các nhóm liền anh và liền chị.Quan họ truyền thống rất chú trọng tới các quy
trình trong cách hát, biểu diễn, lời ca, đòi hỏi người biểu diễn phải tuân theo một cách
tuyệt đối. Một số bài hát truyền thống được yêu thích cho tới tận ngày nay có thể kể tới
như: Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn Kim,….
2. Quan họ mới
Dân ca quan họ mới được hát theo các lời hát đã cải cách, biểu diễn trên các hệ thống âm
thanh hội trường, sân khấu chuyên nghiệp hoặc trong cộng đồng vào những dịp lễ tết, hội
hè, tổ chức du lịch. Sở dĩ dân cơ quan họ kiểu mới được yêu thích hơn bởi lời hát đa
dạng, lời ca có phần bắt nhịp với cuộc sống của người dân hơn. Không chỉ vậy mà chúng
còn phục vụ cho mục đích tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn làn điệu quan họ nói chung.
V. Các làng Quan họ ( HẢI ANH )
Năm 2016, có 67 làng quan họ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Tỉnh Bắc
Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan
họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu
Các huyện, thành phố: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam
sông Cầu) và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu ).
67 làng Quan họ tồn tại và phân bố như sau:
 Thành phố Bắc Ninh có 31 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Thanh Sơn (phường Vũ Ninh); Viêm Xá
(Diềm), Hữu Chấp (Chắp), Đẩu Hàn (Đô Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Đồng (Đồng Mật), Xuân
Viên (Vườn Xuân) (phường Hoà Long)...
 Tiên Du (Bắc Ninh) có 12 làng: Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn (thị trấn Lim); Ngang
Nội, Vân Khám (xã Hiên Vân)
 Thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) có 4 làng: Tam Sơn (phường Tam Sơn) và Tiêu Sơn, Hồi
Quan (phường Tương Giang) Vĩnh Kiều (phường Đồng Nguyên).
 Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có 2 làng: Đông Mơi (Đông Mai) (xã Trung Nghĩa) và Làng
Đông Yên (Đông Khang) (xã Đông Phong).
 Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có 3 làng: Xuân Thành và Ngọ Xá (xã Châu Minh), Vụ Nông
(xã Bắc Lý).
 Huyện Việt Yên (Bắc Giang) có 19 làng: Trung Đồng, Vân Cốc (xã Vân Trung); Thổ Hà (xã
Vân Hà); Mật Ninh, Đình Cả...
 Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 2 làng: Yên Hà và Yên Thịnh (xã Yên Lư).
VI. Làn điệu ( HẢI ANH)
Trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều làn điệu hát khác nhau như cây gạo, hừ la, la hới,
cái ả, xuồng song, tứ quý, gió mát trăng thanh. Trong bài quan họ thường hát theo 3 chặng,
chặng đầu hát theo giọng lề lối, chặng giữa ở giọng vặt. giọng sổng và chặng cuối là giọng giã
bạn

 Giọng lề lối: Sử dụng trong đoạn mở đầu thường khá chậm kết hợp với nhiều luyến
láy, tiếng đệm.
 Giọng sổng: Có chức năng nối giữa hai đoạn, giọng sổng thường mang tính khoan
thai, mực thước.
 Giọng vặt: Đoạn chỉnh trong bài quan họ được hát với giọng vặt, âm nhạc được rút
ngắn gọn với bố cục chặt chẽ, tiết tấu rất linh hoạt.
 Giọng giã bạn: Ý ở đây chính là từ giã bạn trước khi chia tay, điệu này mang hướng
buồn, thể hiện sự nhớ nhung giữa các liền anh, liền chị, chất nghệ thuật khá cao.
VII. Trang phục ( KỲ)

LIỀN ANH LIỀN CHỊ


Liền anh thường mặc áo dài năm thân với Các liền chị thường mặc 3 áo dài lồng vào
cổ đứng, viền tà, gấu to dài quá đầu gối, nhau hoặc 7 áo dài lồng vào nhau, nhưng
màu áo sử dụng thường là đen, với các liền chủ yếu là áo mớ 3 (3 áo lồng vào nhau).
anh khá giả hơn thì có thể sử dụng lụa mỏng Trong cùng là áo yếm có màu rực rỡ như
màu xanh cốm, vàng chanh. Quần sử dụng màu đỏ, vàng, xanh hoặc hồng cánh sen,
là quần dài trắng, ống rộng có thắt lưng nhỏ tiếp theo là một chiếc áo cánh màu trắng,
để thắt chặt cạp quần. Thời xưa tóc nam búi vàng, ngà, ngoài cùng là lớp áo năm thân
to nên sử dụng khăn nhiễu để quấn, thời nay với màu sắc tươi hơn so với áo của các liền
thì sử dụng luôn khăn xếp cho tiện lợi hơn. anh. Váy của các liền chị thường là váy sồi,
váy lụa hoặc váy kép. Ngoài ra còn có các
phụ kiện đi kèm như khăn mỏ quạ, nón quai
thao.

VIII. Ý nghĩa ( KỲ )

GIÁ TRỊ
ÂM NHẠC-NGHỆ THUẬT Giá trị âm nhạc, nghệ thuật ở đây chính
là ở phần giai điệu, lời hát cũng như
cách biểu diễn quan họ. Giai điệu trong
quan họ rất linh hoạt, đôi khi không
theo quy tắc để đảm bảo tính thống nhất
trong bài hát.
Để hát quan họ được hay và thành công
đòi hỏi người hát phải luyện tập được
độ vang, rền, nền nảy. Người hát không
chỉ cần có năng khiếu mà thực sự có
niềm đam mê với nghệ thuật.
VĂN HÓA-XÃ HỘI Dân ca quan họ Bắc Ninh, Bắc Giang
lưu giữ lại những giá trị văn hóa – xã
hội của nước nhà. Tuy không được trọn
vẹn bởi đã có những sự cải cách, mai
một dần theo thời gian nhưng vẫn giữ
nguyên được nét đẹp văn hóa đó.
GIÁO DỤC Mang giá trị giáo dục, giáo dục ở đây
chính là cách ứng xử, đối nhân xử thế
giữa người với người, tình cảm con
người với nhau. Nhiều ca khúc có lời
mang tính giáo dục con người, lưu
truyền những nét đẹp trong văn hóa
người Việt.

IX. Bảo tồn & phát triển ( KỲ )


Quan họ Bắc Ninh được lưu truyền từ đời này qua đời khác, các thế hệ chủ yếu qua truyền miệng vì
thế mà không tránh khỏi sự biến đổi so với ban đầu. Không chỉ vậy mà sự du nhập văn hóa mới từ
phương Tây cũng như nước ngoài khi đất nước mở cửa cũng làm ảnh hưởng tới vấn đề bảo tồn nghệ
thuật hát quan họ truyền thống.
Dân ca quan họ Bắc Ninh là một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Việt Nam. Để bảo tồn và
phát triển nghệ thuật này, cần có sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt từ Đảng Nhà nước, sở Văn hóa
cũng như các tỉnh thành quản lý trực tiếp.. Dưới đây là một số hướng bảo tồn nghệ thuật dân ca quan
họ Bắc Ninh: (trong pp)

You might also like