You are on page 1of 16

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA VIỆT NAM

HỌC PHẦN: PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: LỄ HỘI NGHINH ÔNG NAM HẢI CỦA CƯ DÂN TẠI THỊ TRẤN
VÀM LÁNG, TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS TRẦN HOÀI ANH


SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN CHÍ TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 4

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................................................. 4

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................................ 5

3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................................. 5

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................................7

2.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................................................................. 7

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu................................................................................................................................... 8

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................................................................... 8

2.2.2 Lịch sử.................................................................................................................................................................... 8

2.2.3 Hoạt động sinh kế.................................................................................................................................................... 9

2.2.4 Đặc điểm văn hóa.................................................................................................................................................. 10

CHƯƠNG III: LỄ HỘI NGHINH ÔNG NAM HẢI CỦA CƯ DÂN TẠI THỊ........................................................................11

TRẤN VÀM LÁNG, TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN..............................................................................................11

VĂN HÓA TÂM LINH......................................................................................................................................................... 11

3.1. Phần lễ của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải...................................................................................................................... 11

3.2. Phần hội của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải................................................................................................................... 13

3.3 Gía trị của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải đối với đời sống tâm linh của người dân tại Thị Trấn Vàm Láng.....................14

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN................................................................................................................................................... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................... 16

2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
PGS.TS TRẦN HOÀI ANH  – Giảng viên hướng dẫn học phần PHONG TỤC VÀ LỄ
HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội tìm
hiểu và nghiên cứu về học phần và nhất là đề tài này, cũng như đã cung cấp những
kiến thức quan trọng trong quá trình học tập. Chúng em cảm ơn thầy rất nhiều!

       Phong tục và lễ hội dân gian Việt Nam là một học phần rất có ý nghĩa trong vấn
đề nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức về đặc trưng của những phong tục và lễ hội dân
gian mang các giá trị văn hóa giàu đẹp của Việt Nam. Nhưng vốn dĩ kiến thức là vô
hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức mình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài
viết, song vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy để có
thể hoàn thiện tốt hơn!

Cuối lời, em xin chúc thầy có nhiều sức khỏe, niềm vui trong công việc, luôn
giữ vững tâm, trí, lực trong công cuộc truyền đạt tri thức đến thế hệ học sinh, sinh
viên hôm nay và mai sau. Em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng!

Sinh viên thực hiện

Trần Chí Trung

3
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Là một thành tố đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Lễ hội truyền thống có vai trò to lớn, không thể tách trời trong đời sống của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi nhiều mặt của
đất nước, lễ hội truyền thống Việt Nam đang có sự biến đổi to lớn, toàn diện cả về nội
dung và hình thức biểu hiện.Nhưng bên cạnh đó việc xuất hiện không ít những biến
chứng của lễ hội hay phong tục mang lại không ít khó khăn cho việc phát huy các giá
trị truyền thống của dân tộc và khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Nhận thức
được những ý nghĩa và tầm quan trọng về vấn đề này, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
phong tục và lễ hội là thật sự cần thiết.

Gò Công Đông là một Huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang với diện tích tự
nhiên là 26.768,16 ha. Đặc biệt với vị trí là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2
cửa sông lớn Soài Rạp và Cửa Tiểu thông ra Biển Đông nên đa số cư dân chủ yếu
mưu sinh nhờ vào nghề biển. Đối với những gia đình ngư dân thuộc vùng biển nơi
này, ai cũng mong muốn mỗi chuyến đánh bắt xa bờ đều đem về bội thu và làm ăn
phát đạt, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc sinh sống và mưu sinh gắn liền với biển cả
có thể đối diện với những rủi ro do sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Với mong muốn
được sống trong cảnh an lành và thịnh vượng, ngoài việc nỗ lực từng ngày, cư dân
còn mang tâm nguyện của mình gửi gắm vào những nét văn hoá, tín ngưỡng và thông
lễ hội. Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải tại Thị Trấn Vàm Láng Huyện Gò Công Đông là
một lễ hội quan trọng trong đời sống của cư dân tại đây. Được tổ chức trang trọng
hằng năm để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn đối với Cá Ông.

Có thể nói, các công trình nghiên cứu về lễ hội nghinh Ông hay thờ cúng cá
Ông trên địa bàn Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ luôn được sự quan tâm rất
4
nhiều từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhưng mỗi một nghiên cứu lại cung
cấp những thông tin, những giá trị về mặt học thuật hoàn toàn khác nhau ứng với sự
đa dạng về văn hóa nói chung. Trong đó lễ hội Nghinh Ông Nam Hải của cư dân tại
Thị Trấn Vàm Láng tỉnh Tiền Giang dưới gốc nhìn văn hóa tâm linh vốn được quan
tâm nhưng chưa có nhiều nghiên cứu mang tính khoa học. Do đó tôi muốn góp thêm
vào lĩnh vực nghiên cứu này với đề tài “Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải của cư dân tại
Thị Trấn Vàm Láng, tỉnh Tiền Giang dưới gốc nhìn văn hóa tâm linh”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện và lý giải được một số đặc trưng của tlễ hội Nghinh Ông Nam Hải
của cư dân Thị Trấn Vàm Láng thông qua các nghi thức, diễn trình của lễ hội và giá
trị của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. Bài nghiên cứu còn giúp bản
thân người nghiên cứu có thêm được kiến thức về văn hóa, lễ hội nói chúng và văn
hóa lễ hội tại địa phương mình nói riêng mà chưa có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp và kỹ thuật thu thập thông
tin định tính để thu thập dữ liệu qua điền dã, quan sát-tham dự, phỏng vấn sâu, ghi
âm,... Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng khám phá và tìm ra những nét đặc
thù trong lễ hội Nghinh Ông Nam Hải của cư dân ở Thị Trấn Vàm Láng-Tiền Giang
để có cái nhìn tổng quát về bức tranh văn hóa lễ hội tại nơi đây.

Để tìm hiểu về lễ hội này, tôi đã tiến hành quan sát-tham dự tại Lăng Ông Nam
Hải, Thị Trấn Vàm Láng, Gò Công Đông, Tiền Giang về cách thực hành tín ngưỡng,
các nghi thức trong ngày tổ chức lễ hội này để có những cứ liệu nhằm miêu tả, phân
tích và tổng hợp những thông tin thu thập được qua quá trình quan sát, tham dự.

Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, tôi phỏng vấn những vị trong coi, quản lý,
chịu trách nhiệm thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội tại Lăng Ông Nam Hải nhằm
5
thu thập những thông tin về nguồn gốc lễ hội, cơ sở thờ tự và cách thực hành tín
ngưỡng qua lễ bên cạnh đó còn tìm hiểu những thông tin về cuộc sống, niềm tin của
người dân khi tham gia vào lễ hội này.

6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

- Lễ hội

Lễ hội: Lễ ( Ceremony ) hội ( festival ) là một từ ghép, có quan hệ biện chứng,


trong đó lễ là cái gốc rễ, chủ đạo; hội là các phái sinh, tích hợp. Lễ bao gồm các nghi
thức được quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ, ít thay đổi nhằm bày tỏ kính ý đối với
đấng thiêng liêng nào đó, được biểu hiện cụ thể qua việc thực hành nghi lễ như: cúng,
rước, tụng, cầu,…; hội là những sinh hoạt đời thường ( trần tục), nhằm giải tỏa tâm lý,
sang tạo và hưởng thụ văn hóa ( vật chất và tinh thần ) của cá nhân và cộng đồng bao
gồm các hình thức vui chơi giải trí, ẩm thực,...

- Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông

- Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông có nguồn gốc từ thuyết vạn vật hữu linh nên
xem mọi vật đều có linh hồn. E. B Tylor, 2001 cho rằng “Tín ngưỡng là thờ cúng
động vật bắt nguồn từ sự sợ hãi sức mạnh của động vật từ thời nguyên thủy và ý niệm
đó được phát triển, động vật trở thành vị thần có quyền năng. Việc thờ cúng động vật
cho chúng ta thấy là có liên quan đến việc chưa giải thích hết được giới tự nhiên
xung quanh con người và sự sợ hãi của con người trước những điều kiện khó khăn,
trắc trở.”và khái niệm thờ cúng cá Ông cũng được hiểu từ ý nghĩa này.

- Lễ hội Nghinh Ông

"Nghinh Ông" là lễ hội văn hóa tâm linh của người dân vùng biển nhằm tôn
vinh tục thờ cúng cá Ông (cá Voi), là vị thần cứu tinh, thiêng liêng của ngư dân trên
biển, cầu mong biển lặng, gió hòa, ngư dân may mắn, thuận lợi, vượt qua mọi khắc
nghiệt của bão tố, thiên tai để thành công trong những chuyến ra khơi. Lễ hội Nghinh
7
Ông là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Lễ hội này còn có các tên gọi khác như: Lễ
rước cốt Ông, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông Thủy Tướng. Theo tác giả Lê
Kinh Nam, "tục thờ cúng cá Ông vốn có nguồn gốc từ người Chăm. Người Việt đã
tiếp thu, Việt hóa và phát triển phù hợp với quan niệm và điều kiện của mình". Lễ hội
Nghinh Ông (hay còn gọi Giỗ Tổ nghiệp ngành ngư nghiệp) đã tạo nên một bản sắc
riêng trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của cư dân vùng biển. Lễ hội
Nghinh Ông mang giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện
cách ứng xử văn hóa của ngư dân trước biển cả.

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu


2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Vàm Láng là một thị trấn thuộc Huyện Gò Công Đông, Tỉnh Tiền Giang. Thị
trấn Vàm Láng có 600 ha diện tích tự nhiên. Địa giới hành chính thị trấn Vàm Láng:
Đông giáp biển Đông; Tây, Nam giáp với xã Kiểng Phước. Bắc giáp với xã Kiểng
Phước và xã Gia Thuận Vàm Láng trước đây là một ấp của xã Kiểng Phước, tọa lạc
cách Gò Công khoảng 13 cây số. Từ Gò Công đi Vàm Láng phải qua sân bay cũ về
Tân Niên Tây, rẽ sang Kiểng Phước, khỏi Đôi Ma và Vàm Láng là dãi đất liền cuối
cùng của Gò Công với diện tích 2 cây số vuông.

2.2.2 Lịch sử

Theo quyển “Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân
dân thị trấn Vàm Láng”, từ năm 1756, vùng đất Gò Công có tên Lôi Lạp (còn gọi là
Soài Rạp) thuộc tổng Kiến Hòa, châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Năm 1779, tổng
Kiến Hòa thuộc dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường Đồn đổi thành dinh Trấn
Định. Dưới triều Nguyễn, năm 1808 dinh Trấn Định được đổi danh thành trấn Định
Tường, các tổng được nâng lên huyện, vùng đất Vàm Láng thuộc phường Toàn Phước
(sau là Kiểng Phước), tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định
Tường, Gia Định thành (Gia Định thành lúc này là toàn cõi Nam bộ)…
8
Sau ngày 30-4-1975, qua nhiều lần tách, nhập địa giới hành chính, xã Vàm Láng có
các tên Phước Vĩ, Kiểng Phước, Kiểng Lễ, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tháng 4-1979, huyện Gò Công được chia thành 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công
Tây, xã Kiểng Lễ được tách ra thành 2 xã Kiểng Phước và Vàm Láng. Đến năm 2010,
xã Vàm Láng được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh địa giới hành chính một phần
diện tích và nhân khẩu về xã Kiểng Phước và thành lập thị trấn Vàm Láng.

Nói về địa danh Vàm Láng, nhà nghiên cứu Phan Thanh Sắc trong quyển “Gò Công -
thao thức dấu xưa” chép: Vàm Láng ngày xưa từ thời vua Gia Long (1802) là đất
hoang vu, rừng rậm, đầy thú dữ. Vàm Láng ở phía Bắc của thôn Kiểng Phước có cái
vàm của con rạch Cần Lộc chảy ra sông Soài Rạp và chảy ra biển cách vài ngàn
thước. Rạch Cần Lộc hẹp nhưng sâu, từ vàm chảy về Nam đến chợ Bến Ngoài của
làng Kiểng Phước sau này. Nhờ con rạch Cần Lộc mà người dân Kiểng Phước nói
chung, Vàm Láng nói riêng làm ngư nghiệp, ghe đánh cá về chợ Bến Ngoài, rồi phân
phối đi các chợ Gò Công, đời sống ngư dân không ngừng phát triển, hình thành cảng
cá lớn nhất khu vực Gò Công.

2.2.3 Hoạt động sinh kế

Huỳnh Minh từng viết “Chiếc ghe đầu tiên tắt máy, vòng một tua cho mất trớn
rồi thẳng vào Vàm-sông giữa tiếng xôn xao trên bến. Ngọn đèn trên tháp canh dẫn
đường, bến cá bừng lên sáng vội vàng, tiếng cười nói vang lên như chợ ban ngày.
Người ta tranh nhau cân cá, chia cá, trả giá cá. Mấy chị bạn hàng cá có vẻ gấp gáp
hơn ai hết, những máy xay nước đá cho thuyền lại hoạt động rè rè bên dãi phố.
Những thù muối dành sẵn, những cần xé to lớn được người ôm tay chất lên các xe
ngựa chở đi.” (Gò Công xưa và nay, 1969, tr 184). Vàm Láng là một xã vùng biển
nên ngành nghề sản xuất chính là khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản; chỉ một
phần nhỏ là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, Vàm Láng có bước
phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng cơ sở được nâng lên, thu hút sự quan tâm đầu tư của
9
nhiều thành phần kinh tế. định thị trấn Vàm Láng và các xã Gia Thuận, Tân Phước,
Kiểng Phước, Tân Điền, Tân Thành có thế mạnh kinh tế biển, là kinh tế chủ lực của
huyện. Trong đó, thị trấn Vàm Láng được xem là đô thị biển, có chức năng đa dạng:
Hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, làng nghề truyền thống
chuyên làm khô mắm đặc sản Gò Công... Riêng ở thị trấn Vàm Láng hiện có 3.447 hộ
dân sống bằng nghề biển, với 528 phương tiện đánh bắt. Nơi đây có cảng cá nằm cạnh
sông Soài Rạp với hàng trăm phương tiện tàu, ghe ra vào hằng ngày; có làng nghề chế
biến cá khô, mắm các loại, được xem là chợ đầu mối cung cấp cá, tôm, mực, khô,
mắm... cho các huyện trong và ngoài tỉnh; có cả các doanh nghiệp sơ chế tôm, ghẹ,
cua đông lạnh... phục vụ xuất khẩu, thu hút trên 30% lao động địa phương tham gia,
chủ yếu là lao động nữ.

Các hoạt động đánh bắt, chế biến thủy, hải sản ở Vàm Láng là điều kiện để hoạt động
các dịch vụ nghề cá: Sửa chữa tàu, ghe, cung cấp dầu và nước đá, góp phần giải quyết
việc làm cho hàng trăm lao động trong vùng. Có thể nói, đây là kết quả của việc đầu
tư khai thác tốt tiềm năng, ưu thế đặc trưng của vùng kinh tế phía Đông của tỉnh nói
chung và của huyện Gò Công Đông nói riêng.

2.2.4 Đặc điểm văn hóa

Thị Trấn Vàm Láng có những hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
như “Đờn ca tài tử”, “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được hưởng ứng
rộng khắp; cán bộ, nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước; đảm bảo tình hình an ninh ở địa phương..

10
CHƯƠNG III: LỄ HỘI NGHINH ÔNG NAM HẢI CỦA CƯ DÂN TẠI THỊ
TRẤN VÀM LÁNG, TỈNH TIỀN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN
VĂN HÓA TÂM LINH

3.1. Phần lễ của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải

Nghi thức cúng cá Ông tại thị trấn Vàm Láng bắt đầu bằng lễ rước sắc, tiếp đến
là thỉnh cổ, rồi đến nghinh Ông, xây chầu đại bội. Nhưng đặc biệt, lễ hội nghinh Ông
Nam Hải Vàm láng còn có thêm các lễ như Lễ thỉnh Sắc và Lễ tế truyền thống

Từ sáng sớm ngày 09/3 (âm lịch), các vị kỳ lão tại Lăng Ông Nam Hải sẽ tổ chức
nghi thức thỉnh Sắc thần tại đình thần xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông) và tổ
chức các lễ cúng tiên sư, thỉnh cỗ bánh, thỉnh vong trên bộ, thỉnh vong lạc thủy và lễ
xô giàn thí (cúng cầu an). Điểm nhấn của lễ hội là ngày chính lễ vào ngày 10/3 (âm
lịch), các vị bô lão, chủ ghe và Ban Tổ chức sẽ tham dự lễ rước trên biển. Sáng sớm,
đoàn rước xuất phát từ cảng Vàm Láng (với hàng chục tàu, thuyền của ngư dân có
trang trí cờ hoa rực rỡ và đầy đủ các đồ tế lễ) hướng về biển để tiến hành lễ cúng tế
Ông. Tàu, ghe đi chừng 08km thì làm thủ tục rước Ông (tức Nghinh Ông) và chờ Ông
lên "vọi". Theo quan niệm của cư dân vùng biển, năm nào gặp Ông lên vọi thì năm ấy
được mùa, nếu chưa gặp Ông lên vọi thì chờ một chú cá lớn nào đó lên vọi để hình
dung về "Ông" và như thế cũng dâng tràn niềm hạnh phúc về một năm đánh cá sẽ "đại
thắng". Khi tưởng tượng ra "Ông vọi", đội lân múa để nghênh đón, nhang đèn, rượu,
trầm hương đều được dâng lên, chủ lễ đứng ra khấn vái thỉnh mời Thủy tướng, các bô
lão cúi lạy, đội nhạc lễ biểu diễn một cách cung kính, tàu, ghe đi đủ vòng cho đúng
thủ tục, rồi quay về bến. Về Lễ thỉnh sắc, tương truyền rằng: Khi vua Gia Long (lúc
này là Nguyễn Ánh) bôn tẩu tránh quân Tây Sơn tại cửa sông Soài Rạp, ngài đã gặp
một trận bão lớn nên thuyền của ngài có nguy cơ bị đắm. Trong lúc không biết xoay
xở ra sao, ngài đã cầu nguyện trời đất, thần linh trợ giúp. Thật thiêng, ngay sau lời cầu
nguyện, một con cá voi to lớn xuất hiện và thuyền của ngài đã được cá voi che chở,
dìu dắt vào bờ vùng biển Vàm Láng thuộc xã Kiểng Phước tỉnh Gò Công (Tiền Giang
11
ngày nay). Sau khi lên ngôi vua (1802), ngài muốn tỏ lòng tri ơn, phong cho cá Ông
tước "Nam Hải Đại Tướng Quân", rồi lệnh cho các nơi vùng biển lập đình thờ cá Ông.
Với ý nghĩa này, năm 1852, đình Kiểng Phước được sắc phong sắc thần Nam Hải Nhị
Đại Tướng Quân. Nên vào lễ này, chủ lễ cùng các hầu lễ và người dân tập trung di
chuyển đến Đình Thần tại xã Kiểng Phước để tỉnh sắc thần.

Sau khi đến bờ biển, sẽ có thuyền để nghinh kiệu, được gọi là thuyền rồng, cùng với
hàng trăm tàu, ghe có kích cỡ lớn, nhỏ được trang trí màu sắc rực rỡ, tháp tùng thuyền
rồng ra biển, trước các mũi ghe sẽ là hương án và mâm lễ, trên ghe sẽ có các ngư dân
tháp tùng. Sau khi đi một vòng, đoàn rước sẽ rước kiệu Ông về lại đền và tổ chức các
hoạt động, nghi thức văn hóa như hát bội, múa sư tử để đón rước kiệu Ông.

Sau đó, đoàn trở về, cờ hoa rực rỡ. Chiếc tàu hay ghe có long đình nổi trống, đi vào
các bến để chúc sự tốt lành cho các đội tàu. Bên các bờ rạch, nhà nhà đều đặt bàn
hương án ngoài trời, với đầy đủ hương hoa, lễ vật, khói nhang nghi ngút. Đoàn trở về
tập trung tại Lăng Ông Nam Hải và tiến hành lễ rước (diễu hành trên bộ). Trên bờ lại
có sẵn một đội lân nghênh đón. Long đình, lư hương, mâm heo quay, bánh trái được
long trọng đưa vào lăng làm lễ an vị, trong sự chào đón hoan hỉ của hàng ngàn người.

Về Lễ tế truyền thống, tương truyền rằng: Thời ông Huỳnh Văn Bình làm hương cả
(thế kỷ XIX), có một cá Ông lụy, xác tấp vào làng Đồng Hòa (Gia Định) ở bên kia bờ
sông Soài Rạp. Dân làng đem về chôn, sau hốt cốt đem vào đình Kiểng Phước thờ.
Một thời gian sau, ngư dân xã Phước Hải (Bà Rịa) đến Vàm Láng xin thỉnh cốt Ông
về Phước Hải và có kể rằng Ông về báo mộng cho dân làng do Ông phạm tội với
thiên đình nên khi chết trôi dạt ở ba nơi: đầu ở Phước Hải, thân ở Vàm Láng và đuôi ở
Vũng Tàu. Nếu đưa được toàn thân Ông về Phước Hải thì dân làng sẽ ăn nên làm ra.
Ngư dân Vàm Láng không đồng ý vì nếu cho thỉnh cốt Ông đi thì dân Vàm Láng sẽ
thất lộc. Nhân dịp này, ngư dân đóng góp tài lực, vật lực xây dựng Lăng Ông Nam
Hải và thỉnh cốt Ông từ Kiểng Phước về thờ. Theo tục lệ hàng năm, mỗi lần tổ chức lễ
12
cúng, hội đồng khánh tiết Lăng Ông Nam Hải và nhân dân Vàm Láng vào đình Kiểng
Phước thỉnh sắc rất long trọng. Sắc thần Thủy tướng vua Tự Đức năm thứ 5 (1852)
phong đề "Cảnh Phước thôn" nên sắc thần được lưu giữ tại đình Kiểng Phước.

3.2. Phần hội của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải

Ăn uống

Phần hội là phần đặc sắc nhất trong lễ hội Nghinh Ông Nam Hải của cứ dân nơi đây.
Hằng năm, đến ngày cúng cá Ông, hội lăng bắt đầu thu tiền hội. Người dân có ghe cào
đanh bắt, vào hội lăng sẽ đóng tiền từ 100,000 đến 200,000 ngàn đồng. Số tiền này sẽ
được các vị chủ lăng chi tiêu trong các hoạt động ăn uống, sắm sửa lễ vật và kinh phí
tổ chức lễ hội. Ngoài ra, người tham gia lễ hội còn có dân cúng lễ vật cho cá Ông như:
heo quay, trái cây, xôi chè,... những vật phẩm này sau khi dâng lên cá Ông sẽ được
chia ra cho người dân ăn uống. Đặc biệt, con heo sống được dâng lên cho các Ông sau
các nghi lễ sẽ được các thợ nấu chế biến thành những món ăn ngon, đãi người dân và
cả du khách đến tham dự. Lễ hội cũng là lúc người dân xung quanh tụ tập buôn bán,
vừa để làm kinh tế vừa tạo nên một không khi tấp nập, vui tươi cho không gian lễ hội.

Trò chơi dân gian

Trò chơi hay trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và lễ hội
Nghinh Ông Nam Hải tại nơi đây cũng vậy. Các trò chơi có như: đan lưới, bắt vịt trên
sông, bịt mắt đập bong bóng, leo cây mỡ bò, đẩy gậy, đá bóng... những trò chơi này
do những người trong ban lễ hội của lăng Ông tổ chức cho người dân cùng chơi, phần
thưởng chính là hiện kim và quà bánh từ người dâng mang đến cúng viếng. Các trò
chơi dân gian nơi đây gắn liền với sinh hoạt của người dân. Trò chơi bắt vịt trên sông
rèn luyện sự nhanh nhạy và khéo léo của người dân, người tham giai phải biết bơi như
một kỹ năng không thể thiếu của cư dân trên biển. Các trò chơi đan lưới, vá lưới là

13
những trò chơi thể hiện tinh thần hăng say lao động, kỹ năng làm việc của người dân.
Sinh hoạt văn hóa văn nghệ

Hát bội, đàn ca tài tử hay ca nhạc là những hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ có
trong lễ hội này. Hằng năm, các đoàn hát bội sẽ đến hát vào ngày mồng 09 âm lịch.
Ngày nay, ngày càng có nhiều hình thức thưởng thức văn nghệ mới nên có những
năm, hội lăng còn mời những đoàn ca nhạc nhẹ, ca sĩ đến phục vụ văn nghệ cho người
dân.

3.3 Gía trị của lễ hội Nghinh Ông Nam Hải đối với đời sống
tâm linh của người dân tại Thị Trấn Vàm Láng

Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải có giá trị về mặt tinh thần cao trong đời sống tâm
linh của người dân nơi đây. Đa số người dân theo nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản và những nghề nghiệp liên quan mật thiết đến con sóng con nước nên việc tôn thờ
cá Ông trở thành một quy luật. Ngoài tham gia lễ hội thì mỗi nhà có ghe hay buôn
bán, vào ngày cúng cá Ông, họ lập bàn thờ trên ghe hoặc trước sạp buôn bán của mình
để cầu mong những điều bình an, thuận buồm xuôi gió và mua may bán đắt. Tinh thần
tham gia lễ hội của người dân cũng rất tích cực. Từ người lớn đến trẻ em, đây như là
một thói quen trong sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, cứ đến dịp, người dân xa quê tồi tụ
lại, thứ nhất là về thăm gia đình, thứ hai là tham gia lễ hội, tham gia các trò chơi dân
gian để giải trí.

Bên cạnh những giá trị mang ý nghĩa tâm linh, lễ hội này còn mang giá trị gắn kết
cộng đồng rất sâu sắc. Lễ hội giúp quy tụ người dân lại với nhau, cùng nhau bày biện,
chuẩn bị cho lễ hội, cùng vui đùa và chơi hội. Giống như một đức tin chung gắn bó sự
đoàn kết của người dân nơi đây lại với nhau.

14
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức mỗi năm một lần nhằm tôn vinh "Ðức ngài
Cá Ông" hay còn gọi là Nam Hải Đại Tướng quân. Đây được coi là nét văn hóa đặc
sắc của cư dân miền biển Gò Công cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, cá rộ
đúng mùa. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để những người đánh cá thả hết tâm hồn mình
vào những trò chơi giải trí, mà quên đi những ngày mệt nhọc, gian nguy, để hướng tới
một mùa bội thu sắp đến. Lễ hội này đã góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của địa phương, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó chú trọng giữ gìn nét văn hóa đặc
trưng của người dân vùng biển. Lễ hội nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng
yêu nghề, yêu quê hương, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc". Các nghi thức, nghi lễ
cùng những hoạt động diễn ra trong lễ hội đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân,
nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá Voi) đã che chở, hỗ trợ ngư dân trong cuộc sống, sản
xuất. Lễ hội cũng là lễ cầu mong sự bình an khi ra biển, cầu mong một mùa bội thu,
đây còn là dịp để các ngư dân tạ ơn những người đã chế tạo ra phương tiện và ngư cụ
sản xuất…,

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Hồng – Nguyễn Thế Dũng – Bùi Quang Thanh (Chủ Biên), 2017,
Giáo trình văn hóa dân gian, Nhà xuất bản thế giới.

2. Nguyễn Duy Đoài (2019). Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn-
Quảng Ngãi.

3. Huỳnh Minh (1969). Gò Công xưa và nay. Nhà xuất bản Cánh Bằng.

4. Nguyễn Duy Đoài. Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. 2019. Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh., [s. l.], 2019. Disponível em:
https://search.ebscohost.com/login.aspx?
direct=true&AuthType=ip,sso&db=ir01685a&AN=vhdc.VNUHCM.5461&lang=vi&site=eds-live.
Acesso em: 13 dez. 2021.

5. ThS. Võ Văn Sơn - Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng - nét văn hóa độc đáo của ngư dân vùng ven
Gò Công (https://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/le-hoi-nghinh-ong-vam-lang-net-van-hoa-oc-ao-cua-
ngu-dan-vung-ven-go-cong/25096226). Truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2022.

16

You might also like