You are on page 1of 18

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN


Môn: PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM

Đề tài: LỄ HỘI GÒ THÁP TỪ GÓC NHÌN


VĂN HÓA DÂN GIAN

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS TRẦN HOÀI ANH


Sinh viên thực hành: PHAN NGỌC ANH THƯ
MSSV: D19VH034
Lớp: 19DVH

Ngày 5 tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
PGS. TS Trần Hoài Anh. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn “Phong tục
và lễ hội dân gian Việt Nam”, nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, và hướng dẫn tận
tình của thầy, tôi đã học hỏi và tích lũy được cho bản thân những kiến thức
mới, giúp tôi trở nên hoàn thiện hơn. Thầy đã dạy cho tôi những kiến thức từ
cơ bản cho đến nâng cao, từ lý thuyết cho đến hoạt động thực tiễn. Qua những
gì thầy dạy và truyền đạt, tôi đã dần biết cách vận dụng nó vào cuộc sống đời
thường. Có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về. Nhờ đó biết được tầm quan
trọng của phong tục và lễ hội dân gian Việt Nam.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi
người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong
sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm góp ý của thầy để hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn thầy!

Kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
công việc lẫn cuộc sống.

Trân trọng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2022

Phan Ngọc Anh Thư


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................2
Chương 1. Khái niệm......................................................................................2
1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống................................................................2
1.2. Khái quát về lễ hội Gò Tháp..................................................................2
Chương 2. Lễ hội Gò Tháp dưới góc nhìn văn hóa dân gian......................3
2.1. Nguồn gốc của lễ hội Gò Tháp...............................................................3
2.2. Khái quát lịch sử hình thành lễ hội Gò Tháp........................................4
2.2.1. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch............................................4
2.2.2. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 âm lịch..........................................4
2.3. Những nghi lễ của lễ hội Gò Tháp..........................................................5
Chương 3. Ý nghĩa của lễ hội Gò Tháp từ góc nhìn văn hóa....................10
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nổi tiếng với loài hoa sen tuyệt đẹp, đó
là Đồng Tháp. Là một người con của vùng đất sen hồng, tôi rất tự hào vì nơi tôi
sinh ra có khá nhiều di tích lịch sử và lễ hội dân gian. Nhưng ấn tượng và đặc
biệt với tôi nhất chính là lễ hội Gò Tháp. Đây là ngày lễ hội lớn được tổ chức tại
khu di tích Gò Tháp, xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng
Tháp. Và lễ hội này mỗi năm được tổ chức hai lần vào tháng 3 (Lễ hội tưởng
niệm bà Chúa Xứ) và tháng 11 (Lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc
Thiên Hộ Dương - Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều - Nguyễn Tấn Kiều) âm
lịch.
Tôi ấn tượng vì tôi đã được tham gia trải nghiệm lễ hội này vào chuyến đi
về nguồn hồi học cấp ba. Và cho đến bây giờ tôi cũng không thể nào quên
không gian tưng bừng, nhộn nhịp, đông đúc và đầy tính văn hóa của lễ hội.
Thực tế, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về các khu di tích của Đồng Tháp.
Hay những lễ hội đặc trưng mang âm hưởng miền tây sông nước, những lễ hội
dân gian truyền thống. Nhưng nó vẫn còn khá ít. Rất ít tài liệu nói sâu về lễ hội
Gò Tháp dù đây là một lễ hội lớn.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Lễ hôi Gò Tháp từ góc nhìn văn
hóa dân gian”. Tôi sẽ thay đổi góc nhìn, nhìn lễ hội theo một cách khoa học và
khách quan hơn. Thông qua đề tài này tôi có thể hiểu rõ hơn về lễ hội Gò Tháp,
xứng đáng là đứa con của xứ sen hồng Tháp Mười. Ngoài ra, một lần nữa nhớ
lại lễ hội này trong hồi ức của mình. Nhìn lại những khoảnh khắc xưa bé với
một tư duy khác hẳn, tư duy của một người làm nghiên cứu về văn hóa.

1
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. Khái niệm

1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống


Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ
chức theo nghi lễ dân gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Được hình thành và phát triển từ rất lâu đời.

Là sự kiện thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của ông cha ta.
Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức với những anh hùng, những
vị tướng, những vị thần… Những người đã có công giúp dân, chống giặc, mang
phước lành đến cho mọi người. Là dịp con người trở về nguồn cội, nơi thể hiện
tinh thần dân tộc, sức mạnh của cộng đồng.

1.2. Khái quát về lễ hội Gò Tháp


Lễ hội Gò Tháp là một ngày hội lớn của người dân xứ sen Đồng Tháp
Mười. Mỗi năm, lễ hội Gò Tháp được tổ chức tại khu di tích Gò Tháp, thuộc địa
bàn xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Nói một chút về di tích Gò Tháp. Di tích Gò Tháp là một trong những địa
điểm du lịch Đồng Tháp có nhiều giá trị lịch sử to lớn. Đặc biệt, khu di tích Gò
Tháp còn vinh dự được Bộ Văn Hóa công nhận là khu di tích cấp quốc gia vào
năm 1998. Có rất nhiều người thường hay nói với nhau t về thăm khu di tích Gò
Tháp, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Pháp Linh,… trong thời gian lễ hội Gò Tháp diễn
ra.
Lễ hội Gò Tháp được tổ chức mỗi năm hai lần vào tháng 3 và tháng 11
âm lịch, từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 là lễ hội tưởng niệm bà Chúa Xứ,
tương truyền là người có công lao trong việc khai phá, tạo dựng và phát triển
vùng này. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng mười một là lễ hội tưởng niệm
2
hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều
(Nguyễn Tấn Kiều), những thủ lĩnh nghĩa quân đã kiên cường chống thực dân
Pháp đến xâm lược hồi nửa cuối thế kỷ XIX. Đây là dịp để tưởng nhớ và bày tỏ
lòng biết ơn trước công đức của Bà Chúa Xứ, hai vị anh hùng dân tộc là ngài
Thiên hộ Võ Duy Dương và ngài Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều.

Và cứ mỗi độ lễ hội diễn ra, dường như nhịp sống của người dân Tháp
Mười khác đi. Từng đoàn, từng đoàn khách thập phương từ các nơi kéo về với
đủ mọi phương tiện: xe khách, xe lam, tàu, ghe... bình quân trên, dưới năm mươi
nghìn người mỗi kỳ. Nhưng những năm vừa rồi, dưới tác động của dịch covid
nên các hoạt động không được diễn ra vì sự an toàn của mọi người.

Không chỉ là một lễ hội văn hóa của người dân Đồng Tháp, khi đến với lễ
hội Gò Tháp, ai cũng được hòa mình vào không khí linh thiêng của phần lễ và
sự vui tươi, nhộn nhịp của phần hội với những trò chơi văn hóa dân gian đầy
màu sắc hấp dẫn. Những tiết mục trong phần hội của lễ hội càng mang đến
không gian đậm nét văn hóa.

Chương 2. Lễ hội Gò Tháp dưới góc nhìn văn hóa dân gian

2.1. Nguồn gốc của lễ hội Gò Tháp


Từ đâu mà có tên gọi lễ hội Gò Tháp? Chính là do lễ hội này được tổ chức
tại khu di tích Gò Tháp, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Khu di tích Gò Tháp chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân
tộc với điển hình là 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ
Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh
Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Với những di tích mang giá trị văn hóa như thế, vào
năm 2012, khu di tích Gò Tháp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp
hạng vào danh sách Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây chứa đựng nhiều di tích
lịch sử văn hóa của dân tộc và nhân loại, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của
người dân địa phương và du khách thập phương.

3
Chính vì vậy, hằng năm, tại khu di tích Gò Tháp, lễ hội Gò Tháp được tổ
chức hai lần vào tháng 3, nhằm tưởng niệm Bà Chúa Xứ và tháng 11 âm lịch,
nhằm tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và
Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

2.2. Khái quát lịch sử hình thành lễ hội Gò Tháp

2.2.1. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch


Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch hay còn gọi là lễ hội bà Chúa xứ
Gò Tháp. Lễ hội này chính là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với Bà,
người có công khia phá, tạo dựng và cao quản vùng đất này. Qua lễ hội, người
dân cầu cho mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, dịch bệnh, cầu cho mùa vụ
bội thu. Lễ hội này có trước lễ hội Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, là tín
ngưỡng dân gian. Tương truyền, đến thế kỷ XVIII, người Việt từ Đàng Ngoài
vào Gò Tháp khai hoang, lập ấp. Thấy nơi đây linh thiêng nên đã thường tới
thắp hương cầu khấn, từ đó hình thành nên việc thờ cúng và lễ hội như ngày
nay.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, Bà Chúa Xứ là thần chủ quản một địa phương
nhỏ làm nghề trồng lúa. Người Việt gọi là Ngung Mang nương hay thần tiền
chủ, thường được tôn thờ ở những vùng đất mới khai hoang. Bà chúa Xứ được
nhân dân thờ phượng như là người có công khai phá, tạo dựng, cai quản vùng
đất Đồng Tháp Mười. Niềm tin này xuất phát từ tín ngưỡng cổ xưa “cha trời, mẹ
đất” nằm trong truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ
Gò Tháp mang đậm tín ngưỡng dân gian. Hàng năm, vào ngày Lễ hội nhân dân
khắp nơi về chiêm bái rất đông.

2.2.2. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 âm lịch

Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 hay gọi là lễ hội tưởng niệm hai
vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều
(Nguyễn Tấn Kiều).
4
Hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn
Tấn Kiều đã có công chống giặc Pháp xâm lược. Hai ông đã lập căn cứ và lãnh
đạo nghĩa quân tại vùng Đồng Tháp Mười nửa cuối thế kỷ XIX. Ông Võ Duy
Dương (1827 – 1866), quê ở thôn cù Lâm Nam, nay là Nam Tượng, xã Nhơn
Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông Nguyễn Tấn Kiều (? – 1866) chưa
xác định được năm sinh và quê quán, ông là Phó tướng của Võ Duy Dương.
Khi những người dân về khai hoang, lập ấp nghe được những câu chuyện.
huyền thoại cũng như thấy nơi đây linh thiêng và ứng nghiệm nêm lập bàn thờ
cúng bái. Lễ giỗ hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều là
một trong hai lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Gò Tháp và đã trở thành một
trong những lễ hội lớn ở các tỉnh Nam bộ. Đây cũng là dịp để tuyên truyền giáo
dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, nêu cao
tinh thần kiên cường bất khuất của những vị anh hùng dân tộc đã làm rạng danh
vùng đất Đồng Tháp Mười.
2.3. Những nghi lễ của lễ hội Gò Tháp
Là lễ hội truyền thống lớn nhất Đồng Tháp, vì thế lễ hội Gò Tháp được tổ
chức vô cùng long trọng, thu hút hàng trăm ngàn người tham gia mỗi năm từ
khắp nơi. Sẽ rất bất ngờ khi đến với lễ hội Gò Tháp bởi sự nhộn nhịp vì rất rất
đông người. Những người đến tham gia là những người dân tại địa phương và
khách du đến từ mọi miền. Đây chính là lễ hội lớn, đặc biệt của miền tây sông
nước.

Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm các nghi lễ thiêng liêng như lễ cúng Bà Chúa Xứ, Lễ
cúng hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương và Đốc Binh Kiều, lễ cúng Thần
Nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh… Mỗi nghi lễ sẽ có những nghi thức đặc trưng
riêng biệt. Hai lễ chính là lễ cúng Bà Chúa Xứ và lễ cúng Thiên hộ Dương và
Đốc Binh Kiều có các nghi thức như sau:

5
Lễ vía Bà Chúa Xứ thì phần lễ gồm các lễ chính: lễ mộc dục (tức là lễ tắm
tượng), lễ dâng hương, lễ cầu an, lễ thỉnh sanh, lễ cúng Thần Nông, lễ múa bóng
rỗi và lễ cúng bà chúa Xứ.

Về lễ mộc dục (tắm tượng), đây là một nghi lễ hết sức quan trọng. Ở lễ
này, ban hội hương sẽ chọn những cô gái đồng trinh, có sức khỏe tốt, gia đình có
nề nếp, có uy tín được ban hội hương và nhân dân tín nhiệm tắm cho Bà. Trước
khi tắm bà, những cô gái được chọn phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo dài đồng phục
màu hồng nhạt, tóc búi gọn, tất cả phải chuẩn bị tươm tất, chỉnh tề mới tiến
hành.

Và sau khi tiến hành lễ tắm bà xong thì ban hội hương lấy những chiếc
khăn tắm bà cắt nhỏ chia cho mỗi người một mảnh. Người dân tin rằng, nếu lấy
mảnh khăn này giữ bên mình thì gia đình, con cháu được khỏe mạnh suốt cả
năm, con cái học hành thông minh, tiến bộ, mọi người tránh được bệnh tật, tà
ma…

Tiếp đến là lễ dâng hương. Trước hết, người ta đốt hương, sau đó dùng
hai tay cung kính dâng hương lên ngang trán, xá hương ba xá, rồi hai tay kính
cẩn cắm từng nén hương vào bát hương, phải chú ý cắm cho ngay thẳng bởi điều
này tượng trưng cho tấm lòng thành kính. Hương được thắp từ đền thờ chính của
bà rồi đến đền thờ hai vị anh hùng Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh
Nguyễn Tấn Kiều, sau cùng là đến chùa Linh Tự và các điểm di tích còn lại.
Hương được thắp theo số lẻ, thường là một hoặc ba nén.

Theo quan niệm của mọi người thì một khi nén hương được thắp lên thì
người ta cảm thấy lòng mình thanh thản và có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống
tốt đẹp đang chờ ở phía trước. Vì vậy, cùng với những tập tục truyền thống tốt
đẹp khác, việc dâng hương đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo
của người Việt Nam.

6
Lễ cầu an là lễ cúng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa
màng tươi tốt, nhà nhà được no ấm.

Lễ thỉnh sanh trong lễ hội cúng bà chúa Xứ ở Gò Tháp còn gọi là lễ tịnh
sanh, tức là xin làm heo cúng thần và bà. Heo phải màu đen hoặc trắng, có bộ
lông gáy dày cứng, không bị lai tạp về giống và phải là heo đực. Khi lễ vật đã
chuẩn bị đầy đủ để trên bàn, con heo được tắm rửa sạch sẽ, cột bốn chân và
được đặt trên chiếc ghế ngay trước bàn thờ bà. Trưởng ban hội hương sẽ khấn
xin bà cho phép khai đao, thắp một tuần hương xin ơn trên cho phép được giết
heo. Sau khi con heo bị chọc huyết, ông dùng một cái ly nhỏ hứng một ít máu
cùng nhúm lông gáy (tiêu biểu cho toàn thể con vật này) rồi lấy giấy vàng mã
đậy lại và đặt trên bàn thờ bà.

Còn lễ cúng Thần Nông có các thành phần tham dự là ban hội hương, học
trò lễ, ban nhạc công, đội múa lân cùng với đông đảo người dân. Sauk hi cúng ễ
vật và rượu thì đọc văn tế.

Tiếp đến là lễ múa bóng rỗi gồm hai phần là múa bóng và hát rỗi. Thông
qua những động tác tạo hình và lời hát, lối hát thể hiện sự kính dâng lễ vật lên
bà. Một số “cô bóng” ngoài khả năng thiên bẩm còn chịu khó tập luyện thêm
nên trình diễn những động tác múa rất điêu luyện, kéo dài như những diễn viên
xiếc khiến người xem lúc nào cũng hồi hộp, phấn khích.

Sau khi những lễ phụ cúng bà chúa Xứ kết thúc thì lễ chính thức cúng bà
bắt đầu lễ cúng Bà Chúa Xứ. Khi lễ vật đã bày biện xong trên các bàn thờ, việc
làm đầu tiên là khêu mõ, khai chiêng, sau đó trưởng ban và ba phó ban quỳ
trước bàn chính, còn bàn phụ thì các thành viên khác mỗi người quỳ trước một
bàn cùng khấn cầu mong bà phù hộ, độ trì cho dân chúng. Trong lúc khấn vái,
ban nhạc xướng lên làm cho không khí thêm sôi động. Rồi đến phần cúng rượu,
trà và đọc văn tế. Sau phần đọc văn tế là các đoàn khách thập phương mỗi người
thắp một nén hương cầu cho đất nước và gia đạo bình yên, sức khỏe dồi dào. Cứ
7
thế buổi lễ tiếp diễn kéo dài hơn một giờ thì kết thúc. Sau phần lễ là đến phần
khai hội do ban tổ chức chủ trì.

Còn lễ cúng Thiên hộ Dương và Đốc Binh Kiều gồm các lễ như lễ thỉnh
sắc (rước sắc), lễ an vị, lễ cầu an, cúng Thần nông, Lễ thỉnh sanh. Một số lễ khá
tương đồng với lễ Bà Chúa Xứ.

Nói đến lễ rước sắc thì gồm một đoàn xe được trang hoàng đẹp đẽ với đầy
đủ chiêng trống, cờ, lộng, long đình, học trò lễ  cùng đội nhạc lễ, đội lân,… Lễ
vật gồ có: hương, cặp đèn cầy, trà, bánh, hoa, trái cây. Nghi lễ thỉnh sắc thường
bắt đầu bằng một hồi trống báo cho mọi người biết để cùng đi thỉnh sắc. Khi
đám rước đến nơi giữ sắc thần, người tổ chức sẽ vào tế rượu, trà, và đọc một bài
văn tế (hay khấn cũng được) ngắn gọn, rồi đem sắc đi đặt vào long đình, để đưa
sắc về đình. Đến đình, cử hành lễ, nghi thức an vị: thắp hương, cúng rượu, trà,
rồi đưa tráp đựng sắc phong để trên bàn thờ hai cụ nơi chính điện.

Mỗi lễ cúng đều có đặc trưng riêng nhưng đều có nét chung nhất là thầy
bô lão chánh bái sẽ thay mặt nhân dân đọc văn tế, văn tế sẽ vừa được đọc vừa
được diễn kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như: dàn nhạc lễ réo rắt,
dâng trà, rượu, hương v.v..

Nghi lễ này nhằm ca ngợi công được của những bậc tiền nhân, những vị
anh hùng đã có công với nhân dân, đồng thời cầu khẩn đất trời ban cho quốc thái
dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những nghi lễ này thường được
tổ chức rất sớm, tuy nhiên hàng ngàn phật tử vẫn đến từ sáng sớm để thành kính
thắp hương cúng viếng. Đây, những nghi lễ này chính là nét văn hóa đặc trưng
của văn hóa miền Tây Nam Bộ, tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn
cũng như văn hóa tín ngưỡng thiêng liêng của người dân Đồng Tháp.

Bên cạnh không khí thiêng liêng của phần lễ, phần hội lại diễn ra hết sức
rộn rã. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, khắp nơi tại khu di tích Gò Tháp
8
diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc từ múa hát, trò chơi dân
gian, hát bội, đấu võ khiến du khách tham dự lễ hội được đắm chìm trong một
không gian văn hóa đậm chất miền Tây, hoà mình vào không khí rộn rã của lễ
hội, quên đi những lo toan của cuộc sống.

Ngoài ra, hàng trăm các tiết mục văn nghệ, văn hóa diễn ra tại lễ hội Gò
Tháp điển như trích đoạn cải lương, ca múa nhạc, biểu diễn tuyên truyền về di
sản văn hóa và đặc biệt là chương trình tổ chức trình diễn, giao lưu trong quần
chúng nhân dân về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đờn ca tài tử chính là
niềm tự hào của người dân Nam Bộ.

Những giai điệu đờn ca tài tử nhẹ nhàng, uyển chuyển và đi vào lòng
người qua tiếng hát của những người nghệ sĩ, cùng sự kết hợp tinh tế của những
nhạc cụ Việt Nam như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam chính
là hình ảnh ấn tượng đối với bất cứ ai đến với lễ hội.

Ngoài ra lễ hội còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như tuyên truyền
đoạn video quảng bá hình ảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, chiếu
phim tư liệu về Đồng Tháp. Triển lãm hình ảnh di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh và các bộ sưu tập cổ tỉnh Đồng Tháp,… đưa lễ hội Gò Tháp cũng
như văn hóa nơi đây đến với nhiều người hơn, cho mọi người được thấy, được
cảm dân nét đẹp của văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, lễ hội Gò Tháp còn tổ chức các hoạt động thể thao thú vị như,thi
đấu cờ tướng, hội thi biểu diễn các bài thể dục dưỡng sinh hay có hội thi thể
thao: đẩy gậy, nhảy bao bố, kéo co… Và còn có tổ chức các trò chơi dân gian, tổ
chức các gian hàng trưng bày triển lãm sản phẩm du lịch, các sản phẩm đặc sản
ẩm thực; triển lãm, quảng bá hình ảnh tour, tuyến du lịch của Đồng Tháp.

Một số điều thú vị tại lễ hội Gò Tháp

Ở lễ hội Gò Tháp có thể được ăn đồ ăn sáng, cơm trưa chay, bánh xèo
miễn phí. Tại đây sẽ có đội ngũ với hàng trăm người tình nguyện viên nấu
nướng, phục vụ vui vẻ. Hàng trăm tấn gạo, hàng chục tấn rau quả do khách thập
9
phương mang đến và điều này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bà con nghèo và ở
những nơi xa về đây tham dự.

Bên cạnh đó, tại lễ hội, những người già hay trẻ em sẽ được xe đưa đón từ
cổng vào đến nơi thờ cúng, thực hiện nghi lễ. Sự hỗ trợ này làm cho lễ hội Gò
Tháp trở nên ấm áp và ý nghĩa rất nhiều.

Chương 3. Ý nghĩa của lễ hội Gò Tháp từ góc nhìn văn hóa


- Ý nghĩa văn hóa - lịch sử

Rõ ràng, lễ hội Gò Tháp mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn một
thời mở cõi. Đồng thời phản ánh những khát vọng và ước mong tha thiết của
người nông dân Đồng Tháp Mười. Mọi người được đến thăm các di tích kiến
trúc, được cầu nguyện. Ngoài ra còn được chứng kiến các sinh hoạt văn hoá văn
nghệ truyền thống.

Hơn thế nữa, lễ hội còn hướng con người về nguồn, điều này đã trở thành
tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”. Lễ hội Gò Tháp chính là dịp để người dân thể hiện lòng tưởng nhớ,
biết ơn công lao trong việc khai phá, tạo dựng và phát triển vùng của Bà Chúa
Xứ và lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương (Võ Duy
Dương) và Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), những thủ lĩnh nghĩa quân đã
kiên cường chống thực dân Pháp đến xâm lược.

- Ý nghĩa giáo dục - thẩm mỹ

Có thể thấy, hàng trăm ngàn người đến với lễ hội Gò Tháp để thưởng thức
sinh hoạt văn hóa “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng” và cùng đắm mình
trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam huyền thoại với nền văn
minh Óc Eo nổi tiếng. Ngoài ra, lễ hội Gò Tháp là một trong các lựa chọn để
học sinh các cấp về nguồn, tham quan, trải nghiệm rồi từ đó sẽ có những cảm
nhận và bài học cho mình.
10
Với những tiết mục như múa hát, trò chơi dân gian, các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật rất phong phú làm cho con người quên đi những vất vả của cuộc
sống thường nhật để tìm đến với nhau trong nỗi đồng cảm hướng về cái thiện.
Lễ hội đã mang đến ý nghĩa gắn kết cộng đồng, mọi người cùng nhau tụ họp,
cùng nhau tham gia các nghi lễ và phần hội. Dường như khi bước chân vào lễ
hội rồi thì ai cũng là bạn ai cũng là người quen và điều cần làm là vui vẻ, giúp
đỡ nhau.

Lễ hội Gò Tháp với đầy những nét văn hóa dân gian như qua lễ nghi, các
trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người dân Đồng Tháp cũng như
khách thập phương đến thăm. Điều này làm cho lễ hội dân gian được nhiều
người biết đến, hưởng ứng và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

11
KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy lễ hội Gò Tháp ở Tháp Mười thơm ngát hương sen
được tổ chức vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch là hoạt động văn hóa dân gian
mang đặc thù riêng của vùng sông nước nơi đây. Lễ hội mang đến những giá trị
và ý nghĩa văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần. Đến với lễ hội Gò Tháp là bước vào
hoạt động văn hóa tổng hợp, đan xen và hòa lẫn vào nhau: giữa vật chất và tinh
thần, giữa tín ngưỡng và văn hóa, giữa cái thiêng liêng và cái đời thường, giữa
cổ xưa và đương đại nhưng chủ yếu Lễ hội Gò Tháp mang tính chất dân gian và
in đậm dấu ấn một thời mở cõi, phản ánh những khát vọng và ước mong tha
thiết của người nông dân Đồng Tháp Mười.

Ngoài ra, khi đến với lễ hội Gò Tháp, chắc chắn sẽ bị ấn tượng ngay bởi
khung cảnh đông đúc nhưng trên khuôn mặt ai cũng vui vẻ, hớn hở. Tình
nguyện viên nhiệt tình cùng các tuyến xe đưa đón người già và người trẻ làm lễ
hội trở nên đầy ắp tình người và ý nghĩa. Là người con của vùng đấy Sen Hồng,
thật vui vì tôi có thể trải nghiệm lễ hội này. Nhưng tôi rất mong sẽ có dịp đến
tham gia lễ hội vào thời điểm sắp tới, để biết được sau khoảng thời gian đóng
cửa, không tổ chức ngày lễ hội thì bây giờ lễ hội có những thay đổi như thế nào
và thật sự rất muốn được đắm chìm trong không gian văn hóa của lễ hội dân
gian này một lần nữa.

12
Phụ lục

13
Lễ hội Gò Tháp (Nguồn: vanhoagiaoduc.com.vn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/
2018/6537/le-hoi-truyen-thong-o-nuoc-ta.aspx truy cập lúc 8h ngày 2 tháng 5
năm 2022

2. https://www.baodongthap.vn/van-hoa/go-thap-di-tich-quoc-gia-dac-biet-
27288.aspx truy cập lúc 8h ngày 2 tháng 5 năm 2022

3. https://vhnt.org.vn/le-hoi-ba-chua-xu-o-dong-thap/ truy cập lúc 8h ngày 2


tháng 5 năm 2022

4. https://vanhoagiaoduc.com.vn/le-hoi-go-thap-van-hoa-tin-nguong-cua-nguoi-
dan-dong-thap/ truy cập lúc 9h ngày 2 tháng 5 năm 2022

5. https://tuilanguoimientay.vn/le-hoi-o-dong-thap.html truy cập lúc 7h30h ngày


3 tháng 5 năm 2022

6. https://scov.gov.vn/ban-sac-van-hoa/gioi-thieu-ban-sac-van-hoa/doc-dao-le-
hoi-go-thap-xu-sen-thap-muoi.html truy cập lúc 8h ngày 3 tháng 5 năm 2022

7. https://text.123docz.net/document/4931685-le-hoi-go-thap-trong-doi-song-
tinh-than-cua-nguoi-dan-tinh-dong-thap.htm truy cập lúc 8h ngày 3 tháng 5 năm
2022

14
15

You might also like