You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


VNU UNIVERSITY OF EDUCATION

KINH TẾ CHÍNH TRỊ


ĐỀ TÀI: GIỮ GÌN BẢN SẮC CỦA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Nhóm 9

MỤC LỤC

I. Bản sắc văn hoá dân tộc


1. Khái niệm
2. Vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

II.Lễ hội chùa Hương


1. Giới thiệu khái quát
2. Lễ hội
a, Nguồn gốc
b, Ý nghĩa
c, Các hoạt động
d, Giá trị Lịch sử-Văn hóa-Kinh tế

III. Số lượng khách du lịch

IV. Thách thức và cơ hội trong việc hội nhập kinh tế quốc tế
1. Thách thức
2. Cơ hội
3. Trong việc hội nhập kinh tế quốc tế

V. Biện pháp gìn giữ


1. Chuyển mình cùng hội nhập
2. Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh độc đáo
3. Nâng cao ý thức của người dân , khách du lịch
4. Xử phạt các sai phạm
I.Bản sắc văn hóa dân tộc

1.Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc


Bản sắc văn hóa dân dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh
diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý,… của một dân tộc, được thường xuyên
hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc,
tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với
dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

2. Vai trò của việc giữ gìn văn hóa dân tộc

- Bản sắc văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân
tộc từ lâu đời. Từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt cho đến ngày
nay.
- Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời
gian. Thời gian có thể thay đổi nhưng những nét văn hóa dân tộc vẫn sẽ được gìn giữ,
không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.
- Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về
mọi mặt như tín ngưỡng, phong tục tập quán, tính cách,… Là giữ gìn cốt cách dân tộc
trong quá trình phát triển của dân tộc
- Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình, cần giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt để dem những tinh hoa của mình
giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng,
phong phú về sắc thái chứ không phải một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, khuôn
mẫu.

II.Lễ hội chùa Hương


1.Giới thiệu về chùa Hương ( ở đâu, nổi tiếng với cảnh đẹp, tâm linh, kiến trúc gì?,..)
Chùa Hương là quần thể di tích , là một chốn linh thiêng ở Hà Nội . Chùa Hương tọa lạc
tại xã Hương Sơn , Huyện Mỹ Đức , Thành phố Hà Nội. Và cách trung tâm thành phố Hà
Nội 62km đi về hướng Tây Nam . Chùa Hương hay còn gọi tên khác là Chùa Hương Tích
là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội bởi sự linh thiêng và vẻ đẹp
non nước hữu tình bao quanh. Sự bình an , linh thiêng của chính ngôi chùa này đã thu
hút rất nhiều lượt khách du lịch cả trong và ngoài nước . Để có được vẻ đẹp linh thiêng
như chốn bồng lai tiên cảnh chùa Hương dã phải trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử.
Chính vì thế mà chùa Hương luôn mang trong mình những vẻ đẹp đầy cổ kính và linh
thiêng. Chốn linh thiêng này nổi tiếng với rất nhiều di tích , cảnh quan nổi tiếng . Cả
quần thể di tích chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng Suối Yến, Chùa Trong và
Chùa Ngoài. Từ bến nước đục xuyên qua suối yến ta sẽ đến được Chùa Ngoài . Chùa
Ngoài hay còn được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng
sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái
được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu
hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa.
Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người, chùa Trong lại
có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây, bạn sẽ thấy ngay ở
lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi lát đá dài tổng
cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua
5 chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ
năm 1770 ( mang hàm ý là động đẹp nhất trời nam) . Nói đến Trẩy hội chùa Hương tức
là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng quý, Đặc biệt là tượng Phật Bà
Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793).

3. Giới thiệu về lễ hội chùa Hương ( thời gian khai hội, nguồn gốc, ý nghĩa, hoạt động,
giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế)

a) Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương


-Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ
Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất
Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các
phật tử tham gia hành hương.
Nguồn gốc chùa Hương nói đến mối quan hệ gắn kết giữa chùa Hương với tín ngưỡng
dân gian thờ bà Chúa Ba. Trong truyền thuyết, vào thế kỷ đầu tiên ở vùng đất này có
công chúa Diệu Thiện - tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành 9
năm đắc đạo trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Ngày đó cũng được xem là ngày
Phật Đản (được xác định là ngày 19 tháng 2 âm lịch)

-Thời gian khai hội: bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội
là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội kéo dài trong 3 tháng, nhưng
thời điểm được nhiều du khách khắp đất nước đến tham quan chính là vào những ngày
từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Chạp âm lịch
b) Ý nghĩa của lễ hội
Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn
phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc
Bộ. Phần hội là nét giao thoa giữa văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp thiên nhiên mùa
xuân vốn có. Phần nghi lễ thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn
giáo Việt Nam (bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Lễ hội chùa Hương còn
tượng trưng cho sự dung hòa giữa thực và mơ, tiên và tục. Hiện thực là nền tảng, mơ
được xem là uất vọng trong không khí mùa xuân tươi mát, ấm áp mà con người Việt
Nam nhân ái, chất phác đã cảm nhận và trao truyền từ thuở xa xưa.
c) Các hoạt động

Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt
Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và
Đạo giáo

Lễ hội chùa Hương bắt đầu khai sơn (lễ mở cửa rừng) vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
“Mở cửa rừng” mang ý nghĩa mới - mở cửa chùa - khai lễ. Trong nghi thức dâng hương
sẽ có hương, nến, đèn, hoa quả, đồ chay. Khi dâng đàn, hai ni tăng sẽ mặc áo cà sa,
mang đồ lễ chạy đàn đến cúng, rồi thực hiện những động tác vô cùng độc đáo. Mặt
khác, ở sảnh ngoài còn thờ các vị thần với nhiều màu sắc phong phú mang đậm chất
của đạo giáo.

Bên cạnh những nghi thức trang nghiêm trong phần lễ, lễ hội chùa Hương còn thu hút
du khách bởi các hoạt động hấp dẫn trong phần hội. Phần hội gồm rất nhiều hoạt động
văn hóa, vui chơi và giải trí trên các tuyến đường, thôn làng của xã Hương Tích.
Du khách không thể bỏ qua các hoạt động đậm chất văn hóa như chèo thuyền, leo núi,
hát chầu văn. Vào những ngày lễ hội, khi đi dọc các bến đò hay các tuyến đường của
Hương Tích, du khách sẽ luôn được thưởng thức các làn điệu dân ca, hát chèo, hát xẩm
vô cùng độc đáo và thú vị.Rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được
diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn
mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho
người đi hội.

d) Giá trị lịch sử - văn hóa - kinh tế


 Lịch sử: Khi tìm hiểu về lễ hội chùa Hương bạn sẽ biết lịch sử lễ hội chùa Hương
gắn liền với truyền thuyết về chúa Ba. Theo những truyền tụng trong dân gian,
vào thế kỷ đầu tiên, công chúa Diện Thiện hay còn gọi là chúa Ba là ứng thân của
Bồ Tát Quan Thế Âm đã tu hành 9 năm trở thành Phật và đi cứu độ chúng sinh.
Ngày đó sau này được lấy là Ngày vía Quan Thế Âm giáng sinh (19/02 Âm lịch).
Dựa theo những thuyết minh về lễ hội chùa Hương, vào tháng 3 năm Canh Dần
1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã bắt đầu chuyến tuần du của mình đến
Trấn Sơn Nam. Tại đây, Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương, vãn cảnh và
có đề năm chữ trên vách đá trước động là: Thiên Hạ Đệ Nhất Động. Điều này là
giúp cho động Hương Tích trở thành một điểm đến linh thiêng để người dân tới
cầu bình an, may mắn và là tiền đề hình thành lễ hội chùa Hương sau này.
Từ năm Thành Thái thứ 8, tức năm 1896, lễ hội chùa Hương chính thức được tổ chức
bài bản, quy mô và trở thành một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam.
 Văn hoá: Là một trong những điểm di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, quần
thể di tích thắng cảnh Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương) được phát hiện vào
thời Vua Lê Thánh Tông (1460-1469) bởi ba vị hòa thượng trên đường tìm kiếm
nơi tu hành. Bên cạnh cảnh sắc thiên tạo hiếm có, như: Suối Yến, động Hương
Tích, động Tiên Sơn, suối Giải Oan…, quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn còn
nổi tiếng nhờ hệ sinh thái đa dạng, các công trình kiến trúc, lịch sử đặc biệt giá trị
là đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng… Đây cũng là nơi diễn ra mùa lễ hội
lớn và kéo dài nhất trong cả nước, thu hút hàng triệu lượt du khách hành hương,
chiêm bái. Những điều này đã góp phần tạo nên danh xưng “Nam thiên đệ nhất
động” cho quần thể di tích, được lưu truyền tới ngày nay.
(Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Đặng Văn Bài khẳng định, cảnh sắc thiên
nhiên và kiến trúc văn hóa lịch sử độc đáo của quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn
không chỉ xứng tầm quốc gia mà còn ở tầm cấp thế giới. Với những giá trị độc đáo này,
di tích cần được quan tâm, đầu tư để ngày càng phát huy hiệu quả).
 Kinh tế: Càng di tích to, càng hội lớn, khách đến càng đông hơn. Và ngành “công
nghiệp lễ hội” phát triển rầm rộ theo sau, với hệ thống nhà hàng ăn uống, dịch
vụ lưu trú, vận chuyển, quà tặng… Hầu như chính quyền địa phương nào cũng
đặt mục tiêu phấn đấu, để lễ hội năm sau thu hút đông khách hơn năm trước. Rõ
ràng, di sản đang được tích cực khai thác để làm kinh tế. Địa phương nào cũng
cần nguồn thu, gần thì để tu bổ, tôn tạo chính di tích. Xa hơn, để phát triển kinh
tế địa phương, nhất là những địa phương có di tích, lễ hội lớn.
Lễ hội đem lại những nguồn thu lớn. Một số địa phương, lên đến hàng trăm tỷ
mỗi năm. Nguồn thu đến từ “gián thu” và cả “trực thu”. Như việc khách muốn lễ bái
ở chùa Hương, muốn xem chọi trâu ở Đồ Sơn… thì phải mua vé. Có nơi bán vé thành
quen. Nhưng chuyện bán vé hay không bán vé đi xem chọi trâu, Yên Tử… cũng gây
tranh cãi một thời gian dài.

III.Số lượng khách du lịch

- Năm 2022, đã có hơn 80.000 lượt khách về tham quan, chiêm bái. Quần thể di tích
chùa Hương Tích cũng được quan tâm gìn giữ, bảo vệ đầu tư, tôn tạo, xây dựng nhiều
hạng mục khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thập
phương.Mở cửa đón khách ngay từ những ngày đầu năm, đến thời điểm hiện tại, chùa
Hương Tích đã đón trên 40.000 lượt khách tới tham quan, chiêm bái. Đây là tín hiệu tích
cực thể hiện sự phục hồi, phát triển của du lịch văn hóa tâm linh nói riêng và ngành du
lịch nói chung, mang tới nhiều kỳ vọng về một năm du lịch sôi động, phát triển

-Năm 2023, Bình quân mỗi ngày, chùa Hương Tích đón từ 3.000 đến 4.000 lượt khách.
Đặc biệt trong hai ngày mồng 5/1 và mồng 8/1 âm lịch thời tiết khá đẹp, lượng khách
đến chùa tăng đột biến, các dịch vụ tại đây gần như hoạt động quá công suất. Riêng
ngày mồng 8 là thời gian diễn ra lễ khai hội, lượng khách đến với chùa Hương Tích đạt
đến con số 13 nghìn lượt.

=>Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ là để hướng đến những bậc siêu
nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên,
giữa con người ở mọi chốn cùng nhau hẹn đến một điểm tạo thành một nét đẹp đoàn
kết của dân tộc. Từ đó ta có thể thấy số lượng khách đến ngày càng nhiều đã thể hiện
sự phát triển của du lịch văn hoá chùa Hương
IV.Thách thức và cơ hội trong việc hội nhập kinh tế quốc tế

1. Thách thức

- Công tác quản lý lễ hội chùa Hương đã có nhiều chuyển biến tích cực, song đáng tiếc
là vẫn còn tình trạng lộn xộn xảy ra do công tác quản lý chưa tốt, thiếu thanh tra, kiểm
tra thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

- Nhìn chung công tác vệ sinh, giữ gìn môi trường tại lễ hội năm nay đã có nhiều tiến bộ
hơn so với những năm trước. Dòng suối Yến trong xanh, sạch sẽ hầu như không có
bóng dáng của rác thải. Đôi khi có những du khách thiếu ý thức ném ra những những
lon bia, túi nilon, nhưng ngay lập tức được các chủ thuyền dọn sạch.

Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng lễ hội chùa Hương vẫn còn nhiều hình ảnh
chưa đẹp, phản cảm khiến du khách thấy phiền lòng.

- Trước tiên là tình trạng dịch vụ đổi tiền lẻ ăn chênh lệch vẫn ngang nhiên hoạt động.

- Tình trạng treo móc các loại động vật trước cửa hàng, trên đường vào chùa Hương
rồi xẻ thịt rất phản cảm được phản ánh nhiều đến ở lễ hội chùa Hương các năm trước,
năm nay cũng chưa được cải thiện nhiều.

2. Cơ hội

Lễ hội chùa Hương đã có nhiều điểm đổi mới, tạo thuận lợi cho du khách tránh được
tình trạng lộn xộn, bát nháo.

- Ban tổ chức đã đổi mới hình thức bán vé tham quan, dịch vụ thuyền, đò từ hình thức
bán vé truyền thống sang mô hình bán vé và kiểm soát vé điện tử.
- Ban tổ chức sắp xếp lại khu vực bán vé cho hợp lý với việc bỏ việc bán vé tại 2 cổng
Tiên Mai, Đục Khê để đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về
tham quan trẩy hội.

3. Trong việc hội nhập kinh tế quốc tế

Chỉ trong ngày khai hội, chùa Hương đã đón 50 nghìn lượt khách. Còn cả mùa, con số
sẽ là hàng triệu. Chỉ riêng tiền bán vé cho khách tham quan, nguồn lợi thu được là
không nhỏ. Lễ hội, từ lâu, không chỉ là hoạt động vui chơi, giải trí nữa. Lễ hội đã chuyển
mình, trở thành “ngành kinh tế” của không ít địa phương.

Càng di tích to, càng hội lớn, khách đến càng đông hơn. Và ngành “công nghiệp lễ hội”
phát triển rầm rộ theo sau, với hệ thống nhà hàng ăn uống, dịch vụ lưu trú, vận chuyển,
quà tặng… Hầu như chính quyền địa phương nào cũng đặt mục tiêu phấn đấu, để lễ hội
năm sau thu hút đông khách hơn năm trước. Rõ ràng, di sản đang được tích cực khai
thác để làm kinh tế.

Ngành “kinh tế lễ hội” sẽ không gây tranh cãi và sẽ khiến xã hội thêm vui, thêm giàu,
nếu nó được tổ chức và quản lý minh bạch.

V.Các biện pháp gìn giữ phê phán thành phần xấu

1.Chuyển mình cùng hội nhập

 Các di tích, hạng mục được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp đảm bảo theo đúng
quy định của Luật Di sản văn hóa; nhân dân địa phương được trang bị kiến thức
về tổ chức lễ hội, Luật Di sản văn hóa, Luật Giao thông đường thủy nội địa, về kỹ
năng phục vụ dịch vụ du lịch…
 chủ động phối hợp với các vị Đại Đức, Tăng ni trụ trì các chùa, đền để hướng dẫn,
phục vụ du khách về trẩy hội, tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo
quy định của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách
nhiệm và vai trò của du khách trong việc giữ gìn môi trường văn hóa, tự nhiên và
xã hội trong lễ hội; công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo giao
thông cũng thường xuyên được duy trì đảm bảo cho du khách đi lại an toàn,
thuận tiện. Các dịch vụ, thương mại trong quần thể khu danh thắng cũng được
tăng cường quản lý chặt chẽ, từng bước được đổi mới theo hướng văn minh,
tiến bộ.
=> Với những cố gắng như vậy, Lễ hội Chùa Hương sẽ duy trì được những nét đẹp
truyền thống vốn có cả về không gian và thời gian, vừa đảm bảo yếu tố tâm linh, tín
ngưỡng cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn, ở thuận tiện, tạo sức hút ngày càng
cao đối với du khách.

2.Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh độc đáo

 Lấy không gian Lễ hội Chùa Hương làm trung tâm để thu hút và lan tỏa, kết nối
các điểm du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống trên
địa bàn huyện
 chủ động phối hợp với Sở Du lịch để tăng cường sự kết nối với các cụm, vùng,
điểm, tuyến du lịch trên địa bàn trong thành phố. Khai thác tối đa cơ sở hạ tầng
đã được đầu tư xây dựng, nhất là trục tâm linh Bái Ðính - Chùa Hương - Ba Vì -
Hồ Tây. Ðồng thời, liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, chính
quyền địa phương và người dân để xây dựng các tua du lịch chuyên nghiệp phục
vụ du khách trong và ngoài nước... Kết nối quần thế thắng cảnh Chùa Hương với
các điểm du lịch khác trên địa bàn Thành phố, từng bước xây dựng Mỹ Đức
thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch của Thành phố.
 Để “níu chân” du khách, Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung đào tạo, tập huấn, hướng
dẫn các kiến thức, kỹ năng du lịch cho nhân dân địa phương nhằm phát huy vai
trò và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị
của không gian lễ hội Chùa Hương
 => Với một Lễ hội rất đặc biệt về thời gian, không gian, địa thế, phong cảnh thiên
nhiên, Lễ hội Chùa Hương đã, đang tồn tại, đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa
tâm linh rất riêng biệt, vượt qua thời gian, có sự lan tỏa và sức sống lâu bền
trong đời sống tâm linh của nhân dân trong cả nước. Do đó, việc bảo tồn và phát
huy không gian lễ hội Chùa Hương trong chiến lược phát triển du lịch của Thủ đô
vừa nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa để tự hào, trao truyền, giới thiệu, quảng bá
vừa tạo thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân,
để lễ hội Chùa Hương không chỉ có giá trị văn hóa tâm linh độc đáo mà còn là
một sản phẩm du lịch đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước

3.Nâng cao ý thức của người dân , khách du lịch

 Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm


 Kiểm soát, hạn chế, giảm thiểu tiếng ồn để không ảnh hưởng đến không gian tổ
chức lễ hội; Kiểm soát các phương tiện vận chuyển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ
và các nguyên nhân khác phát sinh khí thải, bụi, chất thải vượt giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, thành lập bộ phận chuyên trách tiếp nhận và xử lý thông tin về bảo
vệ môi trường; Thành lập bộ phận thu gom, phân loại, xử lý rác.
 Sọt rác được để ở những nơi tập trung nhiều du khách

4.Xử phạt các sai phạm

 Nhắc nhở (đối với các hành vi mức nhẹ)


 Xử phạt hành chính
 Phạt lao động công ích
-

You might also like