You are on page 1of 14

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH
--------------

Đề tài:
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh
Núi Bà Đen - Nóc nhà Đông Nam Bộ
Học phần Kinh tế du lịch
Giảng viên giảng TS. Nguyễn Hoàng Phương
dạy
Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên
1.
2.
3.
Lớp:

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TÂM LINH NÚI BÀ ĐEN - NÓC NHÀ
ĐÔNG NAM BỘ

Tóm tắt:

Từ khóa: thực trạng, giải pháp, du lịch tâm linh, Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống con người, đã gắn liền với chúng ta
từ bao đời nay. Không nên cho rằng tâm linh chính là “mê tính dị đoan” bởi vì tâm linh
chính là một nét đẹp của văn hóa nước ta từ thời xa xưa, tuy nhiên cũng không nên “thần
thánh hóa” nó. Du lịch tâm linh từ lâu đã dược mọi người biết đến, hưởng ứng, nói đơn
giản thì nó là một loại hình thức du lịch tìm hiểu về truyền thống và văn hóa lịch sử của
dân tộc ta, nó mang lại cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người khi
đi du lịch. Du lịch văn hóa tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và
đang trở thành xu hướng, ngày càng phổ biến. Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn
chưa đầy đủ và thống nhất.

Những năm qua, du lịch Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó có đóng góp to
lớn và bền vững của du lịch tâm linh. Những lợi ích mà du lịch tâm linh mang lại không
chỉ về mặt kinh tế mà còn là những giá trị tinh thần trong đời sống xã hội. Việt Nam có
nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn
với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Du lịch tâm linh có những biểu hiện vô cùng
phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt. Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi gia đình với quan niệm: “Con người có tổ có
tông – Như cây có cội, như sông có nguồn”. Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành
hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn
hóa,.. Do ảnh hưởng của các tôn giáo cùng phong tục thờ cúng những người có công với
dân làng, với đất nước nên người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo

2
đường,.. và thực hành các nghi lễ cầu cúng với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa
vùng miền, dân tộc.

Nhắc đến du lịch tâm linh, chúng ta không thể bỏ qua một địa điểm hết sức độc đáo
– Núi Bà Đen. Thuộc xã Thạnh Tân, nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11 km,
quần thể di tích núi Bà Ðen trải rộng trên diện tích hơn 24 km 2, gồm ba ngọn núi tạo
thành, đó là Núi Bà, núi Phụng và núi Heo, trong đó núi Bà cao nhất với độ cao 986 m so
với mặt biển. Khu vực núi có suối chảy róc rách từ trên đỉnh núi xuống chân núi và hàng
trăm hang, động, chùa chiền, đền miếu. Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua
hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật
như: Hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai.
Ngoài ra, trong quần thể núi Bà Đen còn có khu vực suối Vàng hay còn gọi là Ma Thiên
Lãnh nằm phía Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong và sân Quần
Ngựa tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh.

Núi Bà Đen được xem là “Nóc nhà của Đông Nam Bộ”, nằm trong quần thể di tích
văn hóa lịch sử nổi tiếng phong cảnh non nước hữu tình và những huyền thoại tại Tây
Ninh. Điển hình là truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh
mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Người yêu cô là Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức
huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay), có tài cao, chí lớn, nên đã lên đường phò
Nguyễn Huệ giữ nước. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, cô lên núi Một lễ Phật, cầu cho đất nước
thái bình để người yêu sớm trở về thì bị bọn quan quân Tuần Phủ vây bắt, hãm hại. Cô đã
gieo mình xuống núi tuẫn tiết để giữ tấm lòng chung thủy với người mình yêu. Đêm hôm
ấy, cô đã về báo mộng cho nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi để đưa thi thể cô về an táng.
Sau khi chết, cô rất hiển linh, luôn phù hộ độ trì cho thiện tín mười phương nên được
nhân dân quanh vùng lập điện thờ trên núi. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia
Long, tưởng nhớ đến chuyện lúc lên núi được Bà mách bảo nơi ẩn náu và thoát nạn nên
đã sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu và tạc tượng Bà bằng đồng đen để nhân dân
chiêm bái, phụng thờ. Từ đó, núi Một có tên gọi là núi Bà Đen.

Nổi bật nơi đây là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa
Thượng và Điện Bà, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng. Chùa Bà Đen được trùng tu và
3
khởi dựng lại vào năm 1997. Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm
Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đường kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn
rất đẹp.

Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, nhất là ngày Rằm tháng Giêng, du khách trong và
ngoài tỉnh lại tụ hội về khu vực núi Bà Đen để hành hương, lễ bái và tham quan du lịch.
Có hai lễ hội được nhiều người biết đến, đó là Hội Xuân núi Bà (chính hội diễn ra từ đêm
18 - ngày 19 tháng giêng âm lịch hàng năm), Lễ vía Bà (tổ chức từ mùng 4 - 6 tháng 5 âm
lịch). Lễ hội núi Bà Đen không chỉ là sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn là sinh hoạt
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền
thống của thế hệ trẻ.

Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia.

Với những lợi thế từ phong cảnh hữu tình, không gian văn hóa lịch sử với những
huyền thoại, trong những năm qua, ngành du lịch đã khai thác được những thế mạnh này
ở bà núi Đà Đen Tây Ninh và đã đưa nơi này trở thành một “địa chỉ tâm linh” trong
những chuyến du xuân cầu bình an đầu năm của du khách. Tuy nhiên hiện nay, thế mạnh
này chưa được khai thác đúng mức, khách du lịch chủ yếu là khách nội địa, khách nước
ngoài hầu như rất ít và loại hình này chưa thực sự phát huy hết thế mạnh trong xu thế hội
nhập quốc tế hiện nay. Nhưng có thể thấy đây là một địa điểm thu hút khách du lịch ưa
những thích loại hình du lịch văn hóa – tâm linh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí và thể thao, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI NÚI BÀ
ĐEN (TỈNH TÂY NINH):

Đã từ lâu, loại hình du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành sản phẩm du lịch chủ đạo
của tỉnh Tây Ninh. Không những thế, đây còn là động lực không thể thiếu, làm thúc đẩy
ngành du lịch ngày càng phát triển. Nổi bật hơn hết, khu du lịch núi Bà Đen được xác
nhận là nơi hội tụ đầy đủ nhữmg yếu tố để phát triển thành một trung tâm du lịch văn hóa

4
– lịch sử và du lịch văn hóa tâm linh của miền Đông Nam Bộ nói riêng cũng như của cả
nước nói chung. Du khách đến với núi Bà Đen không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
hùng vĩ của núi đồi mà còn được hướng tâm mình về với cội nguồn, tổ tiên; về với những
người có công với dân, với nước. Do đó, du lịch văn hóa tâm linh phải gắn liền với những
công trình văn hóa – lịch sử, những lễ hội, những tín ngưỡng trong dân gian hướng đến
đời sống tâm linh lành mạnh và còn là chỗ dựa tinh thần sau những biến cố trong cuộc
sống của nhân dân. Những hoạt động tâm linh thường xuyên xảy ra ở núi Bà Đen là
những lễ hội, đặc biệt là tín ngưỡng dân gian.

Như thường lệ, các hoạt động tâm linh ở nơi đây thể hiện qua đức tin của người dân
về sự linh thiêng của Bà cũng như qua các hoạt động lễ hội diễn ra hàng năm, trong đó
Hội Xuân núi Bà (tháng Giêng hàng năm) và Lễ vía Bà (từ mùng 4 đến mùng 6 tháng
Năm âm lịch) diễn ra rất trang trọng và uy nghiêm. Người dân nơi đây tổ chức các lễ hội
không chỉ nhằm mục đích hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến vùng đất Tây
Ninh thoả sức cảnh đẹp núi đồi, mà còn là sự kiện thuần túy về tín ngưỡng thờ cúng
những người có công với dân làng, với Tổ quốc. Khác với Lễ vía Bà Chúa Xứ, Lễ vía Bà
Đen được thể hiện đơn giản hơn. Thường được diễn ra nhiều ngày, nhưng chỉ tập trung
vào ba ngày: mùng 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch. Nghi thức lễ quan trọng nhất trong những
ngày này là Lễ tắm Bà (Lễ Mộc Dục). Trong Lễ Mộc Dục, mâm lễ với đầy đủ các loại đồ
cúng được trưng bày ngoài sân điện bởi những bàn tay khéo léo của các du khách hàng
hương. Lễ tắm Bà kết thúc cũng là thời gian mà người dự lễ bắt tiến vào Điện viếng Bà,
tiếng cầu xin vang dội hòa lẫn với âm thanh phát ra từ việc mọi xin xăm, xin keo diễn ra
liên hồi. Phía bên ngoài trước sân chùa Linh Sơn diễn ra nhiều hoạt động, trong đó có sân
khấu hát tuồng được xem là phần hội góp phần tạo cho ngày vía Bà thêm phần hào hứng.
Cùng với Lễ vía Bà, Hội Xuân núi Bà và Lễ hội Động Kim Quang cũng là dịp thu hút du
khách về với miền đất tâm linh ẩn chứa với biết bao huyền thoại. Đây không chỉ được
được xem là đặc sản du lịch không chỉ của Tây Ninh mà còn của cả vùng Đông Nam Bộ

1. Khả năng thu hút khách du lịch của núi Bà Đen - Tây Ninh qua cơ
sở hạ tầng du lịch:

5
Ý thức được tầm quan trọng của lễ hội cũng như khả năng khai thác lễ hội phục vụ
phát triển du lịch, Tây Ninh đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng núi Bà Đen.
Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11 km đã được trải nhựa, hệ
thống lưới điện quốc gia đã được truyền đến núi. Cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây
dựng tương đối hoàn chỉnh với các tuyến đường giao thông được kết nối với các địa
phương xung quanh, nhiều công trình được xây dựng khang trang, hệ thống thông tin liên
lạc khá hiện đại... Tây Ninh cũng là nơi đầu tiên của nước này xây dựng hệ thống cáp treo
du lịch. Hệ thống cáp treo từ chân núi lên chùa được xây dựng từ năm 1998, hệ thống
máng trượt cũng được đưa vào sử dụng. Đến năm 2013, Tây Ninh đã đưa vào sử dụng hệ
thống cáp treo mới theo công nghệ châu Âu, tổng chiều dài 1.100 m, 37 toa, 1.800
người/giờ, với tổng kinh phí là 208 tỷ đồng. Hệ thống cáp treo mới này chạy song song
với hệ thống cáp treo cũ và hệ thống máng trượt nhằm khắc phục tình trạng du khách phải
chờ đợi nhiều giờ trong các dịp lễ hội mùa xuân hay lễ hội vía bà. Với việc đầu tư các
công trình mới, hàng năm tỉnh đều dành kinh phí để tu bổ, bảo dưỡng các công trình, dự
án. Nhờ sự đầu tư “mạnh tay” này nên lượng khách du lịch viếng thăm ngày càng tăng
trong những năm gần đây.

Ngày 18/1/2020, Tập đoàn Sun Group đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống
tuyến cáp treo Núi Bà Đen tại Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, sau 1 năm rưỡi thi công
xây dựng. Hệ thống cáp treo Sun World Ba Den Mountain có 2 tuyến, rút ngắn thời gian
di chuyển từ 4 giờ xuống còn 8 phút để lên đỉnh núi Bà Đen, Tây Ninh. Ga Bà Đen thuộc
hệ thống cáp treo cũng đã được Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là "NHÀ GA CÁP
TREO LỚN NHẤT THẾ GIỚI", với diện tích lên đến 10.959 m2.

6
Hình 1. Bảng giá vé cáp treo niêm yết tại khu du lịch núi Bà Đen
năm 2020

(Nguồn: badenmountain.sunworld.vn)

Với hành trình chỉ 8 phút, Yunshan Cableway rút ngắn thời gian di chuyển để du
khách lên đến đỉnh núi Bashan và thỏa mãn mong muốn được đặt chân lên "Nóc nhà
phương Nam" của du khách mọi lứa tuổi.

Tuyến cáp treo mới cũng sẽ biến hành trình chinh phục núi Bashan trở thành một
trải nghiệm ấn tượng. Du khách có thể đi cáp treo băng qua nhóm núi Bashan và phong
cảnh núi non hùng vĩ của thung lũng Ma Tianlan và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ
cùng với rất nhiều các hoạt động khác nhau ở đây. Một số trải nghiệm khó quên khác
trong chuyến hành trình, như chạm tay vào cột mốc 986 m khi xuống tàu, ngắm biển mây,
núi non, hồ Dầu Tiếng, cánh đồng biến thành sơn nguyên phì nhiêu, và Tòa thánh Tây
Ninh hùng vĩ...

2. Lượng khách du lịch viếng thăm núi Bà Đen:

Ngày nay, hoạt động du lịch tâm linh rất phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn
trên khắp thế giới. Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử nghìn năm, có nhiều tiềm năng
và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở sự phong phú về văn hóa gắn với
truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và nhu cầu du lịch tâm linh cũng trở nên rất phổ biến.
7
Nhu cầu tâm linh của con người Việt Nam ngày càng tăng cao khi lượng khách du lịch
tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, nhất là khách nội
địa. Do đó, có thể thấy rằng du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời
sống xã hội tinh thần lẫn trong chiến lược phát triển tiềm năng du lịch của quốc gia.

Theo số liệu thống kê được từ năm 2018 – 2019 thì lượng khách du lịch tâm linh
đến Tây Ninh rất nhiều, mang lại nguồn thu lớn từ hoạt động du lịch của Tây Ninh với
hơn một trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Cuối năm 2019, ảnh hưởng của đợt dịch Covid
khiến hoạt động du lịch của Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung bị ảnh hưởng khá
nhiều, bị đình trệ trong một thời gian dài. Mặc dù vậy, nhưng sau mỗi thời kỳ giãn cách
thì du lịch Tây Ninh vẫn có bước phát triển:

Đại diện khu du lịch Sun World BaDen Moutain - ông Nguyễn Huy Cường cho biết
rằng: “Mặc dù gặp khó khăn do bão Covid-19 nhưng trong hai tháng đầu quý IV/2020,
lượng khách đến núi Bà Đen bằng cáp treo đã đạt hơn 136.000 lượt khách, gia tăng 98%
so với cùng kỳ năm trước. Bước vào giai đoạn năm 2019, con số này tiếp tục tăng mạnh
trong những ngày trước và trong Tết Nguyên đán, lượng khách đến núi Bà Đen tăng
mạnh, với mức tăng khoảng 30% so với Tết Nguyên đán 2019. Đặc biệt là trong 4 ngày
Tết đã có hơn 500.000 lượt khách đổ về núi Bà. Trong đó, từ mùng 1 đến mùng 2 Tết đón
204.840 lượt khách du lịch, tăng 23,12% so với cùng kỳ. Riêng ngày mùng 4 tết có
khoảng 130.000 lượt khách hành hương, thăm quan du lịch”.

Ông Nguyễn Thành Tiễn - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho
hay: “Trải qua hai đợt cách ly do ảnh hưởng từ Covid-19, nhưng lượng khách du lịch đến
với địa phương này trong năm 2020 ước tính vẫn đạt mức 4,7 triệu lượt (bao gồm cả
khách tham quan và khách lưu trú), đạt 87% so cùng kỳ năm 2019”.

Trong đó, tín hiệu tích cực còn được thể hiện ở 2,2 triệu lượt khách tới tham quan
các khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Núi Bà Đen, Tòa Thánh,... Riêng khách đến tham
quan khu du lịch Núi Bà Đen chiếm 98%. Dự đoán đến năm 2025, khu du lịch quốc gia
Núi Bà Đen sẽ thu hút khoảng 5 triệu lượt khách/năm và tiếp tục tăng trưởng lên mốc 8
triệu lượt vào năm 2035.

8
Tuy nhiên, hiện nay do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch
đã giảm dần từ 20% đến 70%. Điều này đã trở thành thách thức không nhỏ đối với sự phát
triển của ngành du lịch cả nước, trong đó có Tây Ninh. Trước những khó khăn, thách thức
của dịch COVID-19, Tây Ninh đã đồng hành cùng các doanh nghiệp, khi đưa ra nhiều
chính sách kích cầu du lịch phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, thúc đẩy ngành du
lịch phục hồi sau đại dịch.

3. Doanh thu đạt được tại núi Bà Đen - Tây Ninh:

Để phát triển ngành du lịch trong những năm tiếp theo, núi Bà Đen đang xây dựng
sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch, tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch tại khu, điểm du lịch trọng điểm để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Núi Bà Đen cũng chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Tây Ninh gắn liền
với tài nguyên du lịch sinh thái và di tích lịch sử, tâm linh, mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc.

Năm 2019

Khách lưu trú 1,3 triệu lượt

Khách lữ hành 13 nghìn lượt

Khách tham quan các khu,


2,2 triệu lượt
điểm du lịch

Tổng doanh thu từ hoạt


545 tỷ đồng
động du lịch

(Nguồn: vietnamtourism.gov.vn)

Theo thông tin từ bảng trên, 6 tháng đầu năm 2019 ngành du lịch Tây Ninh đã có
bước phát triển, số lượng du khách đến với Tây Ninh ngày càng tăng góp phần tăng doanh
thu từ hoạt động du lịch ở Tây Ninh.

9
Không dừng lại ở đó năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 tuy nhiên lượng
khách du lịch đến với địa phương này vẫn đạt mức 4,7 triệu lượt. Trong đó, 2,1 triệu lượt
khách tới tham quan khu du lịch núi Bà Đen.

Mặc dù du lịch văn hóa tâm linh Tây Ninh đã phát triển khá mạnh nhưng du lịch văn
hóa tâm linh tại núi Bà Đen vẫn còn đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Sản phẩm du
lịch còn khá đơn điệu, thiếu những điểm vui chơi giải trí đi kèm nên khả năng lưu trú và
chi tiêu của du khách còn khá thấp. Không những thế, việc xây mới, trùng tu các di tích
lịch sử để phát triển du lịch văn hóa tâm linh đang nhận được những luồng dư luận trái
chiều. Nhiều người cho rằng, việc đầu tư, xây mới khiến các di tích mất đi vẻ cổ kính,
hoang sơ trước đó. Ngoài ra, hoạt động Hội xuân núi Bà những năm gần đây đang trong
tình trạng quá tải bởi lượng du khách đến rất đông, mọi người chen lấn ở cửa vào cáp
treo, vứt rác bừa bãi, lừa đảo, chặt chém giá các loại hình dịch vụ,… gây ra ô nhiễm môi
trường, cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy, cần phải có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời
cũng như những chính sách lâu dài nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững loại hình
du lịch văn hóa tâm linh ở Tây Ninh.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI NÚI BÀ ĐEN
(TỈNH TÂY NINH):

1. Đẩy mạnh thu hút khách quốc tế:

Đã từ lâu, lễ hội truyền thống dừng như trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu
đối với người dân Việt Nam. Chính những giá trị văn hoá tồn tại bên trong lễ hội là yếu tố
thu hút ngày càng đông khách hành hương, khách du lịch, trong đó có cả khách du lịch
quốc tế.

Lễ hội núi Bà Đen cần được quảng bá sâu rộng, đưa những giá trị tâm linh, tín
ngưỡng của người dân địa phương đến với bạn bè quốc tế. Đặc biệt là các thị trường như
Lào, Campuchia vì khoảng cách gần gũi và có những nét tương đồng với người dân địa
phương, dễ dàng nắm bắt được cái hồn của lễ hội.

10
Bên cạnh đó, cần phải phục hồi những tài liệu có liên quan, phổ biến rộng rãi các
truyền thuyết có liên quan về Bà Đen. Trong đó cần có những phiên bản bằng Tiếng Anh
để thuận tiện trong việc giới thiệu rộng rãi với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu được ý
nghĩa của lễ hội.

2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Định hướng đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có chất lượng,
đẳng cấp cao. Trước hết, cần tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao
thông và phương tiện vận chuyển đến với khu du lịch núi Bà Đen.

Mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là khu vực dẫn vào cổng phụ.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu từ trọn gói vào các khu du lịch quy mô vừa và nhỏ xung
quanh di tích như Ma Thiên Lãnh,… đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú các
loại như homestay, các khách sạn cao cấp, khách sạn vừa và nhỏ,.. gần khu di tích để
thuận tiện cho khách du lịch nghỉ ngơi sau khi tham quan.

3. Xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh:

Nhìn chung du lịch tâm linh vẫn là một loại hình du lịch ít được du khách biết đến
so với một số loại hình du lịch khác đang phát triển. Trước tiên điều chúng ta cần phải
làm lúc này chính là lên kế hoạch kích cầu và xúc tiến quảng bá du lịch với nhiều quan
điểm được đưa ra: chủ động ứng phó với mọi tình huống, đa dạng nhiều loại hình kích
cầu, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến sản phẩm, hình ảnh của Núi Bà Đen nơi được mệnh
danh là “ Nóc nhà tâm linh của Đông Nam Bộ ”. Tư vấn, liên kết, phối hợp với các doanh
nghiệp có nhu cầu khai thác các loại hình du lịch mới trên toàn quốc đặc biệt là trên địa
bàn tỉnh Núi Bà Đen – Tây Ninh. Cần đưa du lịch nơi đây tiếp cận với du khách một cách
rõ ràng nhất bằng các ứng dụng mạng xã hội có thể kể đến Facebook, Zalo,
Twitter,Tiktok,… Có thể kể đến mới đây nhất chính là mạng xã hội của người Việt ứng
dụng Hahalolo một ứng dụng mạng xã hội du lịch đang được tiếp cận với mọi người.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể lập ra một ứng dụng riêng về tư vấn du lịch, những
loại hình du lịch mới lạ, những sự kiện bên trong địa điểm du lịch đó.
11
4. Đẩy mạnh quản lý khu du lịch, xây dựng môi trường du lịch an
toàn, văn minh và lành mạnh:

Nhắc tới tâm linh thì đây vốn là một vấn đề nhạy cảm, chúng ta cần xây dựng một
môi trường du lịch tâm linh lành mạnh, an toàn, văn minh và ở đó chúng ta có thể thỏa
mãn được nhu cầu tâm linh của bản thân mình. Các nhà lãnh đạo, chức trách cần thắt chặt
vấn đề truyền bá đạo sai trái, lôi kéo, gieo rắc tư tưởng sai lệch cho các du khách, chủ
động có phương án, giải pháp phòng ngừa, ứng phó với thách thức về an ninh phi truyền
thống, đề cao vai trò của người đứng đầu địa phương trong xây dựng triển khai các giải
pháp về đảm bảo an ninh du lịch. Tăng cường ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội tại khu, điểm du lịch; xử lý dứt điểm các tụ điểm phức tạp về trật
tự xã hội tại địa bàn trọng điểm về du lịch, góp phần phát triển du lịch Núi Bà Đen trở
thành một điểm đến hàng đầu trong và ngoài nước.

5. Chú trọng tới vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường:

Bên cạnh việc xây dựng, phát triển du lịch tâm linh thì Núi Bà Đen còn thu hút
khách du lịch bởi khí hậu, cây xanh bao quanh là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
sinh thái. Một nơi du lịch với không khí mát mẻ, trong lành, cây xanh bao quanh đáp ứng
được nhu cầu nghỉ dưỡng, đem lại tinh thần thoải mái; vừa là địa điểm du lịch tâm linh
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mỗi cá nhân sẽ lá điều kiện thu hút được nhiều khách du
lịch. Tổ chức thông tin, truyền thông về bảo vệ môi trường du lịch thông qua các biển
quảng cáo, bang rôn, khẩu hiệu tại Núi Bà Đen. Ngoài ra còn thông qua các cuộc thi, tìm
hiểu về môi trường hay những chiến dịch hành động vì môi trường.

6. Liên hệ giải pháp sau covid 19:

Covid-19 được xem như là một đại dịch toàn cầu và nó gây ra những hậu quả về nền
kinh tế rất lớn, hoạt động du lịch ở các nơi cũng ngừng trệ và du lịch tâm linh núi Bà Đen
cũng không ngoại lệ.

Các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại cần liên doanh, liên kết, phối hợp với nhau
để cùng xây dựng những chuỗi sản phẩm dịch vụ mang tính bổ trợ trong giai đoạn khó
12
khăn của dịch bệnh. Ngoài ra, chính phủ cần sớm ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong ngành du lịch để có điều kiện hoạt động tốt nhất, sản phẩm du lịch
được quảng bá rộng rãi đến người dân với giá thành phù hợp, ví dụ như giảm phí các
điểm tham quan từ 30% – 50%, trợ giá cho du khách để ngành du lịch sớm phục hồi sau
đại dịch. Hiện nay, sau khi được Nhà nước triên khai tiêm chủng phòng ngừa Covid 19 thì
cả nước đã được tiêm hơn 17 nghìn mũi, cứ theo tiến triển này thì đất nước ta sẽ sớm
được phục hồi trên tất cả các lĩnh vực. Và ngành du lịch sẽ được phục hồi nhanh chóng
nếu các ngành kinh tế khác ổn định.

*Ngoài ra cáp treo ở núi Bà Đen là một trong những trải nghiệm lí tưởng cho những
ai khi đến đây. Việc đi cáp treo không chỉ giúp ta đi đến Chùa Bà nhanh hơn mà còn cho
ta trải nghiệm hít thở không gian rừng núi trong lành. Nhiều người hẳn sẽ thấy vé cho
việc đi cáp treo khá đắt. Vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu hơn như mỗi chặng đường
sẽ cung cấp cho du khách những biểu tượng của từng chặng mà cáp treo đi qua. Hoặc có
thể miễn phí vé khoang VIP cho những ai có năm tuổi trùng với năm đi tham quan để cho
họ những trải nghiệm thoải mái hơn mà không cần chen lấn. Ngoài ra, việc chen lấn khi đi
cáp treo cũng dẫn tới tinh thần không thoải mái cho du khách. Do đó, chúng ta có thể tạo
niềm vui cho hành khách khi đứng chờ tới lượt mình mà không buồn bực hay cau có. Ví
dụ như phục vụ nước uống hoặc văn nghệ dân gian,…

KẾT LUẬN

Nếu ngày xưa, con người chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn no mặc ấm. Ngày nay, con
người lại có thêm nhu cầu là ăn ngon mặc đẹp. Và dự đoán rằng trong tương lai sắp tới,
nhu cầu về các loại hình dịch vụ của con người lại càng được tăng cao, trong đó có nhu
cầu du lịch. Du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là hình thức tham quan, nghỉ dưỡng
mà du lịch ngày càng phát triển thêm nhiều loại hình khác nhau, như: du lịch tâm linh, du
lịch xanh, du lịch đô thị...

Và Tây Ninh đang là địa phương có những tiềm năng, thuận lợi nhất định cho phát
triển du lịch, cả về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và nhất là nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn với những giá trị văn hóa, di sản văn hóa đặc biệt quý giá. Tận

13
dụng được những ưu điểm của địa phương, Núi Bà Đen được biết đến như “cột mốc” hội
tụ linh khí thiên địa và cũng là nơi trao gửi niềm tin của nhiều Phật Tử miền Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

You might also like