You are on page 1of 8

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 04/BC-UBND Quảng Bình, ngày 05 tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO
Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Thực hiện Công văn số 1179/TGCP-TGK ngày 22/10/2018 của Ban Tôn
giáo Chính phủ về việc báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, UBND
tỉnh Quảng Bình báo cáo như sau:
1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và thực trạng hoạt động
tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh
1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển
Quảng Bình là tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đất
mang đậm dấu ấn giao thoa giữa các nền văn hóa, các vùng văn hóa, có nhiều dân
tộc anh em cùng sinh sống và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời,...
Các loại hình tín ngưỡng ở Quảng Bình bắt nguồn từ cộng đồng dân cư, các làng
quê, thôn, bản, đó cũng là cái nôi hình thành các giá trị văn hóa truyền thống của
quê hương, là nơi sinh ra những giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của
người dân. Từ xưa, người dân Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động tín
ngưỡng, nghi thức thờ cúng tổ tiên, ông bà; Thành hoàng làng; các anh hùng dân
tộc... các phong tục này được gìn giữ và lưu truyền cho đến nay. Bên cạnh đó,
Quảng Bình là vùng đất vừa có đồng bào các dân tộc thiểu số (Bru-Vân Kiều,
Chứt) vừa có ngư dân miền biển nên các loại hình tín ngưỡng rất đa dạng, phong
phú. Nếu ngư dân miền biển tôn thờ Cá Voi (Cá Ông) thể hiện qua các lễ hội cầu
ngư thì bà con dân tộc miền núi lại tôn thờ các đấng linh thiêng (nhiên thần) phù
hộ cho mùa màng bội thu, sản vật phong phú, qua các lễ hội cầu mùa, lễ cúng các
vật linh,...
Trải qua các thời kỳ lịch sử, do vị trí địa lý đặc thù, điều kiện chiến tranh
cũng như các biến đổi kinh tế - xã hội, nhiều loại hình tín ngưỡng ở một số địa
phương đã bị mai một, lãng quên trong đời sống cộng đồng; một số lễ hội có quy
mô nhỏ, thời gian lễ hội ngắn, không gian lễ hội bó hẹp… Để khôi phục và phát
huy nét đẹp văn hóa truyền thống, trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền
các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm phục hồi và phát triển các loại hình tín
ngưỡng. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có hàng chục lễ hội, tín ngưỡng dân gian
được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham gia, như: Lễ hội cướp cù truyền
thống ở làng Tượng Sơn (thị xã Ba Đồn), lễ hội Rằm tháng sáu ở Pháp Kệ (huyện
Quảng Trạch), lễ hội tưởng niệm thần Thành hoàng làng và các bậc khai canh,

1
khai cư, lễ hội đua thuyền (huyện Lệ Thủy), lễ hội Rằm tháng ba truyền thống
(huyện Minh Hóa); lễ hội cầu mùa, lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển Quảng
Bình; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng nghề
nghiệp, thờ Mẫu...
Có thể nói, các loại hình tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khá đa
dạng và phong phú; phản ánh khát vọng của con người muốn vươn tới cuộc sống
vui tươi, ấm no, hạnh phúc; đồng thời thể hiện tình cảm, mối quan hệ của cộng
đồng làng, xã đối với người có công với nước, với thần linh phù hộ cho cộng
đồng trong cuộc sống.
1.2. Thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh:
Trong những năm qua, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong
tỉnh, nhiều loại hình, lễ hội tín ngưỡng trước đây đã bị phai nhạt do điều kiện
chiến tranh cũng như các biến đổi kinh tế - xã hội nay đã được phục hồi; hoạt
động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng và ăn sâu vào
tiềm thức của mỗi người dân, cộng đồng xã hội, nhiều lễ hội, tín ngưỡng dân gian
đã trở thành truyền thống của địa phương và được tổ chức hàng năm thu hút
nhiều người tham gia,... Một số loại hình tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình được khái quát như sau:
+ Về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Đây được xem là nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân, thể hiện sự tri ân
đối với công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, thể hiện lòng thành kính,
lòng biết ơn đối với các thế hệ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng… Qua đó,
giúp các thế hệ con cháu biết ơn tổ tiên, dòng họ của mình; đối với loại hình tín
ngưỡng này phổ biến hầu hết ở các làng quê của tỉnh Quảng Bình.
+ Tín ngưỡng thờ những người có công với cộng đồng làng xã (Thành
hoàng làng) và các anh hùng dân tộc:
Để tưởng nhớ những người có công với làng, xã và dân làng thì các làng quê
trên địa bàn tỉnh thường tổ chức các lễ hội thần khai canh, khai khẩn, Thành
hoàng làng với quy mô một làng hay một vài làng có chung thành hoàng như: Lễ
hội tưởng niệm Thành hoàng làng và các bậc khai canh thôn Thượng Phong (xã
Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ); lễ hội tưởng niệm Thành hoàng và các bậc khai
canh làng Quảng Xá (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh);… nhằm tưởng nhớ các
ông tổ là những người có công khai khẩn làng; lễ hội tưởng niệm thần khai cư ở
Thanh Trạch (huyện Bố Trạch), vị thần mà dân làng tôn thờ là ông Ngư - là
người sáng lập ra làng và dạy cho dân làng làm nghề đánh cá; lễ tưởng niệm
Thành hoàng làng Lũ Phong (phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn) để tôn thờ và
tưởng nhớ công lao của thành hoàng làng Phạm Xuân Quế,... Cùng với tín
ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng, Quảng Bình còn thờ những anh hùng có

2
công với nước như: Thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (huyện Quảng Ninh),
13 chiến sỹ hi sinh ở hang Lèn Hà (huyện Tuyên Hóa), 8 liệt sỹ hi sinh trên
đường 20 Quyết thắng (Hang Tám cô, huyện Bố Trạch),… Những cơ sở tín
ngưỡng này đều đã được công nhận là di tích lịch sử. Đặc biệt, khu mộ Đại tướng
Võ Nguyên Giáp (Vũng Chùa, Đảo Yến, huyện Quảng Trạch) trở thành điểm đến
tâm linh, thu hút hàng vạn người trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
+ Tín ngưỡng nghề nghiệp:
Người dân Quảng Bình chủ yếu sống bằng nghề nông và đánh bắt thủy hải
sản, do đó người dân thường có tín ngưỡng thờ cúng thần cá, thờ thổ công, thổ
địa, thờ oan hồn của những người gặp nạn trên biển. Bên cạnh đó, người dân còn
tổ chức một số lễ hội liên quan đến nghề nghiệp chính của làng mình như lễ hội
cầu mùa, lễ hội cầu ngư,…Với mục đích của các lễ hội là để cầu an và phù hộ
cho dân làng có mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều hải
sản và có cuộc sống ngày một sung túc hơn, trong đó:
Đối với lễ hội cầu Ngư: Bắt nguồn từ tục thờ Cá Voi (Cá Ông) của cư dân
miền biển. Khi có cá voi chết dạt vào bờ, ngư dân chôn cất và lập miếu thờ, hàng
năm tổ chức lễ cúng vào dịp rằm tháng tư âm lịch với nhiều trò diễn xướng dân
gian mà nổi bật là múa bông, chèo cạn… một vài địa phương tiêu biểu có lễ hội
này như: Lễ hội cầu ngư ở làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch); Lý Hòa, Quy
Đức (huyện Bố Trạch); xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), Bảo Ninh (thành phố
Đồng Hới),…
Đối với lễ hội cầu mùa: Có ở nhiều nơi trong tỉnh, với nhiều tên gọi khác
nhau. Lễ nhằm cầu mong các đấng linh thiêng (nhiên thần) phù hộ cho mùa màng
bội thu, sản vật phong phú, con người khang lộc… Tiêu biểu như Lễ cầu mùa
làng Cổ Liêm và Kim Bảng (huyện Minh Hóa); Lễ cơm mới làng Lũ Phong
(phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn); Hội nơm cá Bàu Rồng Văn La (huyện
Quảng Ninh); Lễ hội Lục niên cảnh độ (thành phố Đồng Hới); Lễ hội đua thuyền
truyền thống trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy); đua trải (thành phố Đồng
Hới, huyện Quảng Trạch)...
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu:
Thể hiện rõ nhất của loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu ở Quảng Bình, đó là thờ
Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa. Hàng năm, vào ngày 03/3 âm lịch, người dân
trong vùng (nơi có đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh) cũng như du khách thập
phương thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ bà Liễu Hạnh - tượng trưng cho hình
ảnh mẫu mực, tấm gương về sự công bằng, bình đẳng. Trong các dịp lễ Tết, ngày
Rằm, nhân dân và du khách thập phương thường đến đền thờ Thánh mẫu Liễu
Hạnh để thắp hương, cầu an,…v.v.
Ngoài ra, Quảng Bình lưu giữ nhiều loại hình tín ngưỡng khác như: Hội làng
(Hội làng Văn La, huyện Quảng Ninh; Hội làng Cảnh Dương, huyện Quảng
Trạch, Hội làng Quảng Long, thị xã Ba Đồn...); Lễ rước Tổ hát Bội ở huyện
3
Tuyên Hóa; lễ rước sắc phong, lễ hội hoa đăng. Riêng đồng bào dân tộc thiểu số
ở miền Tây Quảng Bình còn có lễ cúng thần ong, cúng trâu, cúng đá, cúng ma
rừng, cúng cơm mới, lễ mừng được mùa…
Bên cạnh các hoạt động tín ngưỡng thuần túy, trong thời gian qua hoạt
động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: Tình trạng mê tí dị
đoan, xem bói toán, cúng yên tại ngã ba đường, đốt, rãi vàng mã vẫn còn xảy ra ở
một số nơi; việc tổ chức các lễ hội còn nặng về hình thức, lãng phí, chưa khai
thác hết nguồn gốc tín ngưỡng và truyền thống văn hóa dân gian vốn có ở địa
phương; một số địa phương xây dựng cơ sở tín ngưỡng còn tràn lan, chưa đúng
quy định (đình làng, nhà thờ họ, điện thờ tư gia…); công tác trùng tu, tôn tạo, bảo
vệ các công trình tín ngưỡng là di tích lịch sử có lúc chưa quan tâm đúng mức.
2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín
ngưỡng trong thời gian qua
Cùng với sự phát triển của các loại hình tín ngưỡng, các địa phương trong
tỉnh đã chú trọng xây dựng, trùng tu cơ sở tín ngưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của bà con nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 40 đình
làng, 15 đền, 110 miếu, 8 điện thờ tư gia. Ngoài ra còn có hơn 300 cơ sở tín
ngưỡng khác (nghè, lăng mộ, nhà bia, nhà thờ họ, các di tích lịch sử...).
- Công tác chỉ đạo, triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước:
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan,
công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng đã đạt được những
kết quả nhất định, tình hình hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn
định, các hoạt động tín ngưỡng cơ bản được tổ chức hiệu quả, thiết thực, phù hợp
với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Để tăng cường công tác QLNN đối với các hoạt động liên quan lĩnh vực tín
ngưỡng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản chỉ
đạo đối với việc: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; phân
công, phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp
giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định phân công, phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy
hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; ban
hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình,… Đồng thời, chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao ban hành các văn bản quản
lý và hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. Đối với những vấn
đề đang được xã hội quan tâm như tình trạng mê tí dị đoan, xem bói toán, cúng
yên tại ngã ba đường, đốt, rãi vàng mã… được các cấp, các ngành chỉ đạo sâu sát,
quản lý chặt chẽ theo tinh thần Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày
4
21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư Liên tịch số
04/2014/TT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và Bộ Nội vụ Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín
ngưỡng, cơ sở tôn giáo; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Qui định về tổ chức lễ hội”... Đặc biệt,
sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, UBND tỉnh đã kịp thời tổ chức hội
nghị quán triệt Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tôn giáo thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo thuộc lực lượng quân đội, công an; đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Nội
vụ và cán bộ, công chức phụ trách công tác tôn giáo tại các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ
động xây dựng kế hoạch, giải pháp về công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt
động tín ngưỡng và giải quyết các nhu cầu tín ngưỡng đảm bảo đúng chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và phù hợp với tình
hình thực tế của từng địa phương.
Cùng với việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động tín
ngưỡng trên địa bàn, UBND các cấp đã đề ra nhiều chủ trương, kế hoạch, giải
pháp về công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng và giải
quyết các nhu cầu tín ngưỡng đảm bảo đúng chính sách, pháp luật và phù hợp với
tình hình thực tế của từng địa phương; tổ chức tôn tạo lại một số công trình tín
ngưỡng phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng dân cư như: Trùng tu tôn tạo lại
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) và
đưa Lễ hội vào tổ chức sinh hoạt vào Rằm tháng ba hằng năm; xem xét, quyết
định cho phục dựng lại Đình làng Phan Long (thị xã Ba Đồn) để đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân; quan tâm đầu tư kinh phí tôn tạo lại một số
công trình tín ngưỡng, nhất là các cơ sở di tích lịch sử phục vụ nhu cầu tâm linh
của cộng đồng dân cư như: Trùng tu, tôn tạo lại điện Thành Hoành Vĩnh Lộc (thị
xã Ba Đồn); lăng mộ Nguyễn Hoàng Minh (huyện Quảng Trạch); Đền thờ Chiêu
Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào (huyện Quảng
Ninh),…
- Công tác phối hợp:
Các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng
cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện; tăng cường công tác
quản lý về sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng; quản lý các cơ sở tín ngưỡng đã được
xếp hạng di tích,... Hàng năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra các lễ hội lớn thu hút đông
đảo nhân dân, du khách thập phương về dự và chiêm bái, các hoạt động diễn ra
thuần túy, đảm bảo đúng quy định, như: Lễ hội cầu ngư, lễ hội cầu mùa, lễ rước
sắc phong, lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa; lễ hội Hoa đăng (thành phố Đồng

5
Hới), lễ hội bơi thuyền truyền thống (huyện Lệ Thủy); lễ dâng hương đầu năm,
lễ giỗ Thành hoàng làng,… Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở,
ngành, địa phương có liên quan tăng cường công tác phối hợp, xây dựng kế
hoạch tổ chức lễ hội; trong đó, chú trọng thành lập Ban quản lý lễ hội, thực hiện
nếp sống văn minh trong các hoạt động lễ hội. Các trò chơi dân gian trong lễ hội
đều được ban tổ chức lựa chọn kỹ lưỡng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống phù hợp với thuần phong mỹ tục. Công tác đảm bảo an ninh trật tự,
phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn đã được quan tâm. Kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng để trục lợi cá
nhân, hoạt động mê tín dị đoan, hiện tượng “mua thần bán thánh”,… nhằm đảm
bảo cho người dân có đời sống văn hóa tín ngưỡng lành mạnh, văn minh.
- Bộ máy quản lý:
Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh
chưa thống nhất. Ở cấp tỉnh, công tác quản lý về lĩnh vực tín ngưỡng nói chung
và lễ hội tín ngưỡng, các cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, danh lam thắng nói
riêng do Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Tôn
giáo (Sở Nội vụ) phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh một số nội dung liên quan
đến lĩnh vực tín ngưỡng; Ở cấp huyện được giao cho Phòng Văn hóa thông tin và
Phòng Nội vụ tham mưu quản lý; ở cấp xã thực hiện việc QLNN về tín ngưỡng
trên địa bàn theo phân cấp quản lý,... Nhìn chung, bộ máy QLNN về tín ngưỡng
chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất và bất cập, chưa tương xứng với chức năng,
nhiệm vụ đặt ra, trong khi các hoạt động tín ngưỡng ngày càng phát triển.
- Hạn chế và nguyên nhân:
+ Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng còn hạn chế, chưa rõ chủ thể cơ
quan tham mưu, nhất là giữa ngành Văn hoá và Thể thao và ngành Nội vụ; tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo (nhất
là cấp huyện, cấp xã) chủ yếu là kiêm nhiều công việc, nên khó khăn trong công
tác nắm tình hình, tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan hoạt động
tín ngưỡng trên địa bàn.
+ Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có triển khai nhưng chưa thường
xuyên; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan tín ngưỡng còn hạn
chế, hiệu quả chưa cao. Một số ngành, địa phương còn lúng túng trong việc triển
khai thực hiện các nội dung liên quan hoạt động tín ngưỡng được quy định tại
Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Việc phân cấp trong quản lý xây dựng, trùng tu một số công trình tín
ngưỡng chưa được quy định cụ thể (điện thờ tư gia, nhà thờ họ, dựng tượng…)
+ Ý thức chấp hành của một bộ phận nhân dân chưa cao, nhận thức về sinh
hoạt tín ngưỡng chưa đầy đủ; vẫn còn hủ tục mê tín dị đoan, lãng phí trong việc
cúng bái, mua sắm lễ vật… trong đời sống nhân dân, gây khó khăn cho công tác
quản lý nhà nước về tín ngưỡng ở địa phương.

6
3. Thống kê cơ sở tín ngưỡng, mô hình quản lý, người chuyên hoạt động
ở địa phương (Có biễu mẫu kèm theo)
4. Những vấn đề đặt ra hiện nay và một số kiến nghị, đề xuất
4.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay:
- Trong xu thế mở cửa, hội nhập, tiếp xúc và giao lưu văn hóa, các hoạt động
tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục được phục hồi và phát triển;
các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra theo thông lệ, phù hợp với
thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương và đảm bảo
quy định của pháp luật.
- Trong quá trình phục hồi và phát triển hoạt động tín ngưỡng, một mặt cần
phải có sự chọn lọc, cải tiến, đổi mới, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp
của địa phương, đảm bảo tính khoa học, tính nguyên bản, tính độc đáo của cộng
đồng dân tộc; loại bỏ dần những hình thức lỗi thời, lạc hậu, hình thành cuộc sống
văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quê hương.
- Tăng cường công tác QLNN về tín ngưỡng, nâng cao vai trò, trách nhiệm
của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng để chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng; cần hạn chế những hoạt động
tín ngưỡng gây lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến đời sông nhân dân.
- Chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng để trục
lợi lợi, gây hoang mang dao động trong nhân dân, gây mất ổn định chính trị và an
ninh trật tự trên địa bàn.
4.2. Một số kiến nghị, đề xuất:
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng trong thời
gian tới, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ:
- Tham mưu Bộ Nội vụ trình Chính phủ kiện toàn tổ chức bộ máy làm công
tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo từ Trung ương đến cơ sở thống nhất, đủ mạnh
để thực hiện nhiệm vụ được giao; cơ cấu tổ chức bộ máy tham mưu đối với lĩnh
vực quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cần tương xứng với yêu cầu nhiệm
vụ theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
- Có văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
chuyên môn tham mưu lĩnh vực tín ngưỡng để thống nhất thực hiện.
- Phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan hoạt động tín ngưỡng; đồng thời tổ chức các hội nghị
chuyên đề bàn chuyên sâu về tình hình tín ngưỡng, công tác QLNN đối với các
hoạt động tín ngưỡng,... để giúp các địa phương thuận lợi hơn trong công tác
quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Quan tâm đầu tư thêm kinh phí cho công tác QLNN về tín ngưỡng ở các địa
phương để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

7
Nhà nước về tín ngưỡng cho đội ngũ các bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các
cấp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Trên đây là báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn
tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


- Ban Tôn giáo Chính phủ; KT. CHỦ TỊCH
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; PHÓ CHỦ TỊCH
- Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Nội vụ;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Ban Tôn giáo tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
Đã ký

Trần Tiến Dũng

You might also like