You are on page 1of 3

Tín ngưỡng tôn giáo:

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn
giáo. Người Kinh có các hình thức tín ngưỡng dân gian,
thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những
người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ
thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa
nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín
ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như
Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Khi đất nước bị
xâm lược thì cũng bị thâm nhập từ bên ngoài: Phật giáo,
Lão giáo, Nho giáo, Công giáo, đạo Tin lành; có tôn giáo
được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà
Hảo. Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân
số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Với sự đa dạng các
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường
ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Đa số tín
đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân
rất cần cù trong lao động sản xuất và có tinh thần yêu
nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo
cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến
thắng to lớn của dân tộc. Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam
có nhu cầu cao trong sinh họat tôn giáo, nhất là những
sinh họat tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội. Một
bộ phận tín đồ của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị
đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các phần tử thù địch lôi
kéo, lợi dụng.

Phong tục tập quán:

Tín ngưỡng phồn thực quanh vùng đền hùng:


Hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, các làng xung quanh đền
Hùng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng,
con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn
dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Lễ hội đó chính là phồn
thực - là tín ngưỡng của các cộng đồng trồng lúc nước.

Tục uống rượu cần:


Tục uống rượu cần là một loại đồ uống phổ biến và bất
biến của những người dân bản địa vùng Tây Nguyên.
Uống rượu cần từ lâu đã trở thành một phần trong
phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Rượu cần
được coi là loại rượu quý, chỉ được dùng vào những ngày
lễ tế thần linh, hội làng hay để đãi khách.
Tục bắt vợ:
Ở miền Tây Nghệ An, tục bắt vợ vẫn được đồng bào ở
đây lưu giữ như một nét văn hóa độc đáo của dân tộc
mình. Đối với người Mông xứ Nghệ, bắt vợ là nâng cao
giá trị của người phụ nữ.

You might also like