You are on page 1of 5

NHÓM 10

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VIỆT NAM


A - Thành viên
1. Nguyễn Phan Quốc Huy (phần 1+2)
2. Giang Thị Hải Đăng (phần 3)
3. Lương Phương Linh (phần 4)
B - Nội dung
        (*) Tham khảo chủ yếu từ Đại cương văn hóa Việt Nam - PGS.TS Phạm Thái Việt,
NXB Văn hóa - Thông tin

Tôn giáo là hệ thống các văn hóa, tín ngưỡng, đức tin góp phần duy trì xã hội,
hoàn thiện nhân cách, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Nó ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến đạo đức, lối sống, phong tục tập
quán của nhiều dân tộc, quốc gia

1. Vị trí của tôn giáo trong đời sống con người


 Tôn giáo không ngừng tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và
cá thể. Ở cả hai bình diện đó, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình.
Trong thời đại toàn cầu hóa, chức năng bù đắp không hề suy giảm mà còn chuyển
hóa thành những hình thức và khuynh hướng mới.
 Ví dụ chức năng bù đắp của tôn giáo: khi gặp khổ đau hay hoạn nạn, con người sẽ
tìm đến những thứ thuộc về tâm linh, để đền bù, an ủi những khổ cực ấy, tiếp thêm
động lực cho họ có thể tiến lên và vượt qua khó khăn (khi bị bệnh, ốm sẽ đi đền,
chùa thắp hương để cầu mau khỏe lại).
 Về chức năng này, hiện nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến. Tựu trung lại, các học giả đều
nhất trí rằng: tôn giáo luôn là “phần bù” cho mọi hiện thực để hiện thực đó trở nên
hài hòa và hoàn thiện trong con mắt chủ thể.
 Quá trình mà hành vi và sản phẩm của hành vi bị giãn cách bởi nhiều khâu trung
gian, để rồi sản phẩm quay trở lại thống trị chính chủ nhân ban đầu của nó như
những lực lượng xa lạ được quan niệm là sự tha hóa.
 Các chiều cạnh của sự tha hóa:
a. Sự tha hóa của sản phẩm lao động khỏi người sản xuất: con người sản xuất ra máy
móc. Tuy nhiên trong thời đại khoa học - kĩ thuật phát triển ngày nay, máy móc
được dùng để thay thế con người rất nhiều.
b. Sự tha hóa của lao động: mục đích của lao động là để tạo ra của cải vật chất phục vụ
đời sống con người. Song, trong quá trình lao động xuất hiện sự phân chia giai cấp,
dẫn đến sự phân chia tài sản. Những con người nghèo khổ phải phụ thuộc vào giai
cấp có quyền lực, tiền bạc.
c. Sự tha hóa của nhà nước
VD: hiện tượng quan liêu;
d. Sự tha hóa của con người khỏi giới tự nhiên
VD: con người tác động xấu đến môi trường (phá rừng, xả rác bừa bãi,...)
e. Sự tha hóa giữa con người do bị các quan hệ đồ vật ngăn cách: 
VD: một nhóm bạn hẹn nhau đi ăn nhưng ai cũng chỉ chú ý vào điện thoại của mình;
f. Sự tha hóa khỏi các giá trị, quy phạm chuẩn: 
VD: những xung đột, chiến tranh giữa con người với con người 
g. Sự tha hóa của con người khỏi con người:  
VD: hiện tượng trầm cảm, tự tử ở nhiều bạn trẻ ngày nay.
h. Sự tha hóa bên trong của mỗi cá nhân: đánh mất cái “tôi”, trở nên bàng quan.
 Dưới góc độ này, tôn giáo như tác nhân làm dịu nhẹ những hậu quả của sự tha hóa.
(ví dụ: khi bị trầm cảm, có người sẽ đến chùa nghe giảng kinh Phật để tìm sự thanh
thản, cách nghĩ mới cho bản thân).
 Ngày nay, những ý nghĩa tích cực của tôn giáo đã được chú trọng, và tôn giáo cũng
bắt đầu được nhìn nhận như “vật mang” văn hóa.

2. Phật giáo ở Việt Nam


 Đặc trưng của Phật giáo ở Việt Nam:
 Gắn bó với dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, bởi vậy,
thấm đượm chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
 Từng là cơ sở của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
 Có tính tổng hợp (các pháp tu Thiền - Mật - Tịnh Độ - Thiên Thai trộn lẫn).
 Mang tính dung chấp cao (chấp nhận các tín ngưỡng bản địa)
 Thiên về xu hướng nhập thế, không khép kín với thế giới như trước kia
VD: các nhà sư, thầy tu vẫn tham gia vào kỳ thi ở các trường thế tục, vẫn có thể
tiếp cận với công nghệ thế giới...
 Là phương tiện để biểu đạt chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha của dân tộc Việt Nam.
3. Nho giáo ở Việt Nam
a.    Sự du nhập của Nho giáo
 Tính chất: Nho giáo của thời quân chủ chuyên chế (tập quyền) như Đường, Tống,
Minh. Triết lý của Khổng Tử (xem trọng chuẩn mực đạo đức, đề cao con người) bị
biến đổi thành việc đề cao vai trò của vua và bộ máy cai trị.
➡ Trong con mắt người Việt, Nho giáo là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị phong
kiến.    
 Trong quá trình tiếp nhận, người Việt đã biến đổi Nho giáo theo cách của riêng mình,
hay Nho giáo đã bị khúc xạ khi đi vào Việt Nam ➡ tạo ra những nét đặc thù riêng.
b.   Những đặc thù của Nho giáo ở Việt Nam
  Mục tiêu tiếp thu Nho giáo: giữ vững quyền độc lập tự chủ của mình 
➡ Nho giáo đi vào Việt Nam đã bị khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước.
 Quan niệm về “nước” của người Việt và Khổng Tử khác nhau.
Người Việt Khổng Tử
Đất nước là của nhân dân, là nơi họ Đất nước là của vua, của các
sinh ra, lớn lên, là thứ họ phải đấu triều đại. Vua có quyền phân
tranh để có được. chia đất đai.

 Những khái niệm cơ bản của Nho giáo: “trung”, “hiếu”, “nhân”, “trí” cũng bị khúc
xạ, không mang nội hàm ban đầu.
VD: (Tham khảo: Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, HN,
2002, trang 228-230)
+ Nho giáo rất coi trọng tư tưởng “trung quân”, tức trung với vua. Ở Việt Nam, “trung
quân”  luôn gắn liền với “ái quốc”
 + Chữ “hiếu” ngoài hiếu với ông bà, cha mẹ còn được mở rộng ra thành hiếu với tổ quốc,
với nhân dân.
+ Chữ “nhân” của Khổng Tử chứa đựng mọi giá trị khác về đạo đức, còn chữ “nhân” Việt
Nam rất cụ thể, nó chỉ sự hi sinh cho quyền lợi của nhân dân
VD: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Nguyễn Trãi
 Nho giáo bị khúc xạ qua tâm lý làng xã của người Việt.
-    Quan niệm: Nho giáo là thứ học vấn của tầng lớp cai trị và giữ thái độ “kính nhi, viễn
chi” (tôn trọng mà tránh xa).
-    Học đạo Nho để ra làm quan, nên chỉ chú trọng đến các quy định thi cử, không nhấn
mạnh đến nhân sinh quan hay lối sống hoặc đạo đức Nho giáo.
-    Các nhà nho Việt Nam luôn quan niệm mình là thành viên của cộng đồng làng xã. Nếu
thi đỗ thì ra làm quan cho triều đình; nếu không đỗ thì về quê làm nghề dạy học.
➡ Hệ quả: các nhà nho đã cải tiến chữ Hán thành chữ Nôm để chuyển tải văn hóa làng xã.
4. Đạo giáo ở Việt Nam
 Một nhánh  triết học và tôn giáo của Trung Quốc.
  Thời gian ra đời: khoãng thế kỷ thứ VI TCN.
  Học thuyết: chủ trương sống hòa hợp với thiên nhiên, phù hợp với Đạo để bảo
tồn “cái tôi” của con người.
a. Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam
 Thời gian: cuối thế kỷ thứ II.
  Thời kỳ này, Trung Hoa đại lục xảy ra chiến tranh, khiến đông người phương Bắc
chạy xuống Phương Nam (vùng Giao Chỉ) để lánh nạn. Trong đó có nhiều đạo sĩ
Trung Hoa.
 Các tín ngưỡng bản địa: môi trường để Đạo giáo dễ dàng thâm nhập vào đời sống
của cư dân tại Giao Chỉ. Từ đó, Đạo giáo với tư cách là một triết lý sống ít được
người Việt Nam biết đến, chủ yếu người ta quan điểm về nó như Đạo phù thủy với
các bùa chú và pháp thuật.
  Hai phái xuất hiện khi vào Việt Nam: Đạo giáo Phù thủy và Đạo giáo Thần tiên
(*)
i. Đạo Phù Thủy
- Đạo Phù thủy nhờ sự tương đồng với các ma thuật phù phép địa phương,
nên đã bắt đầu phát triển rộng rãi từ đời Tiền Lê. Người ta dùng bùa chú để
trị  tà ma, chữa bệnh, sai âm binh, tàng hình v.v
- Đạo Giáo Phù Thủy Việt Nam còn thờ nhiều vị thần khác của dân Việt (Đức
Thánh Trần, Bà Chúa Liễu Hạnh).
ii. sĐạo Thần Tiên
- Phái Nội Tu (phổ biến ở Việt Nam).
Vào thế kỷ 17, đời vua Lê Thần Tông xuất hiện Nội Đạo. Người sáng lập là
Trần Toàn. Phái giáo Nội Đạo phát triển vào Nghệ An phía nam, và ra Bắc,
còn tồn tại ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.
- Phái Ngoại dưỡng cho rằng con người có thể thành tiên sống lâu bất tử nhờ
uống thuốc trường sinh (kim đan).
+ Sau khi vừa xuất tiện ở Nam Trung Hoa thì phái này du nhập vào nước ta,
vì dược liệu để chế kim đan là thần sa mà ngày xưa các lái buôn mua từ
Giao Chỉ đưa về Trung Hoa để chế tạo thuốc trường sinh bất lão.
+ Giới sĩ phu ta ngày xưa thường tổ chức ‘cầu tiên’ ở tư gia hay ở các đền 
như Ngọc Sơn, Tản Viên, Đào xá Hưng Yên  ở miền Bắc. Ở miền Nam sau
này, ở miền Nam phát sinh, thờ cả ba giáo chủ Thích ca, Lão tử, Khổng-tử.

(*) Theo Wordpress (https://nthung.wordpress.com/2007/01/27/d%E1%BA


%A1o-giao-du-nh%E1%BA%ADp-vao-vi%E1%BB%87t-nam).

 Đặc biệt, Đạo giáo khi vào Việt Nam, hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân gian,
hình thành một khuynh hướng không phải là tín đồ đạo Lão nhưng có tư tưởng gần
với phái Tiên Đạo hay Đạo giáo Thần Tiên (ưa thích đời sống thanh tĩnh nhàn lạc).
Ngày nay, Đạo giáo vẫn ảnh hưởng đến tư duy và đời sống xã hội của người Việt
như: thuật phong thủy, các phương pháp dưỡng sinh, các môn võ thuật...
b. Sự biến thể của Đạo giáo ở Việt Nam:

Đặc điểm của Đạo giáo Việt Nam

 Tính tổng hợp:


 Đạo giáo bị hòa trộn với tín ngưỡng truyền thống. Đạo giáo phù thủy rất
tương đồng với tín ngưỡng ma thuật nên sự hòa trộn xảy ra rất mãnh liệt
đến không thể phân biệt nổi đâu là Đạo giáo, đâu là tín ngưỡng.
 Ở Việt Nam Đạo giáo còn hòa trộn với Nho giáo tạo nên triết lý sống: an
nhàn, ở ẩn, không màng tới danh lợi của nhiều nhà nho Việt Nam. Chử
Đồng Tử là người vừa tu đắc đạo thành Phật, vừa được coi là tổ sư của
Đạo giáo Việt Nam. Các nhà Nho còn tổ chức phụ tiên để hỏi trời đất về
chuyện thời thế, tốt, xấu,... Nhiều đàn phụ tiên nổi tiếng như đền Ngọc
Sơn, đền Tản Viên, đền Đào Xá,...
 Tính linh hoạt và âm dương hòa hợp:
 Đạo giáo thờ các vị thần là Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão
Quân, Quan Thánh Đế, người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình.
Câu tục ngữ, "Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ" là để chỉ Đức Thánh Trần
và Bà Chúa Liễu. 
 Đạo giáo chủ trương không tham gia vào đời sống xã hội nhưng khi vào
đến Việt Nam thì Đạo giáo còn được dùng làm vũ khí chống áp bức.
 
 
 

Nguồn tham khảo


1. Đại cương văn hóa Việt Nam - PGS.TS Phạm Thái Việt, NXB Văn hóa - Thông tin
2. Bản sắc văn hóa Việt Nam - Phan Ngọc, NXB Văn hóa - Thông Tin
3. http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/11261-su-
du-nhap-va-anh-huong-cua-nho-giao-den-gia-tri-truyen-thong-van-hoa-viet-nam.
4. https://nthung.wordpress.com/2007/01/27/d%E1%BA%A1o-giao-du-nh%E1%BA
%ADp-vao-vi%E1%BB%87t-nam.
5. Wordpress (https://nthung.wordpress.com/2007/01/27/d%E1%BA%A1o-giao-du-nh
%E1%BA%ADp-vao-vi%E1%BB%87t-nam).
6. Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Nai, số 03 - 2016
http://tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn/UserFiles/Docs/TapChi/2016/3/9.Ngo%20Thi
%20Huyen%20-%20Chung%20Thi%20Van%20Anh_80-88.pdf

You might also like