You are on page 1of 8

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THỨ 4 CA 3 – NHÓM 05


DANH SÁCH THÀNH VIÊN – NHÓM 711

STT HỌ TÊN MSSV


1 Nguyễn Thị Tuyết Anh 719H1065
2 Trần Công Danh 719H1069
3 Hà Thanh Duyên 219H0120
4 Võ Nguyễn Mỹ Duyên 219H0123
5 Phạm Minh Thư 719H0535
6 Trần Ngọc Trân 719H0557
7 Trúc Uyển Văn 719H0586

BÀI LÀM

1. Trình bày khái niệm, đặc trưng của dân tộc; hai xu hướng khách quan của sự
phát triển quan hệ dân tộc? Sự hình thành dân tộc ở phương Đông và
Phương Tây khác nhau như thế nào? Vì Sao?
 Khái niệm: Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định
được hình thành trong lịch sử; là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch
sử xã hội.
 Đặc trưng của dân tộc: 
- Là một cộng đồng về ngôn ngữ
- Là một cộng đồng về lãnh thổ
- Là một cộng đồng về kinh tế
- Là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…
 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc:
- Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập 
- Các dân tộc trong từng quốc gia hoặc nhiều quốc gia liên hiệp lại với nhau
 Sự hình thành dân tộc ở phương Đông và ở phương Tây khác nhau vì:
- Phương tây: Dân tộc xuất hiện khi PTSX TBCN thay thế PTSX PK
- Phương Đông: Dân tộc hình thành trên cơ sở nền văn hoá, tâm lý dân tộc và cộng
đồng kinh tế.

2. Trình bày đặc điểm của dân tộc Việt Nam? Nhóm hãy giới thiệu nét đặc sắc
văn hóa của một dân tộc cụ thể (gợi ý: giới thiệu về lịch sử, địa lý, ngôn ngữ,
chữ viết, những nét đặc sắc trong văn hóa của họ?)
 Đặc điểm của dân tộc Việt Nam:
- Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
- Các dân tộc cư trú xen kẽ
- Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở những địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng.
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều.
- Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
 Dân tộc Hoa: Dân tộc Hoa tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13%
dân số Việt Nam).
 Lịch sử:
- Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ III trước
Công nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc.
- Đến thế kỷ XIX, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài
Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển
mộ phu đồn điền của người Pháp.
 Địa lý:
- Trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của
Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại
trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm ngôn
ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách
Gia.
- Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều
tỉnh miền Tây Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Cộng đồng người Hoa ở
Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu phần lớn là người Tiều, đến từ Triều Sán.
- Cộng đồng người Hoa và người Ngái tại miền Bắc Việt Nam tập trung chủ
yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh nói tiếng Pạc Và (một phương ngữ
tiếng Quảng Đông) và tiếng Khách Gia.
 Ngôn ngữ:
- Cộng đồng người Hoa lập ra các cơ sở nhằm mục đích giáo dục cho con em
người Hoa, theo chương trình và ngôn ngữ riêng của họ (tiếng Quảng
Đông, Triều Châu hoặc Phúc Kiến).
- Các thế hệ người Hoa sau này có thể vừa hiểu biết thông thạo ngôn ngữ
tiếng Việt, vừa giữ được ngôn ngữ tiếng nói của dân tộc Hoa (từ trường
lớp, giao tiếp ở gia đình hoặc nội bộ, hoặc tiếp thu thêm ở các trung tâm
giảng dạy Hoa văn).
- Tiếng Việt cũng là ngôn ngữ dung nạp và sử dụng khoảng 60% từ vựng có
nguồn gốc Trung Quốc (từ Hán Việt) nên cũng tạo nên sự gần gũi tương
đồng và thích nghi giữa cộng đồng gốc Hoa và người Việt bản địa.
 Văn hóa:
- Một trong những ấn tượng văn hóa người Hoa nổi bật xưa và nay, trước
tiên phải kể tới những công trình kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc chùa, miếu
(người Hoa gọi là hội quán). Kiến trúc chùa, miếu của người Hoa thường
theo dạng chữ “Tam”, hay “nội cong ngoại quốc”. Nổi tiếng nhất, cổ xưa
nhất trong số những công trình kiến trúc chùa, miếu chính là chùa Bà Thiên
Hậu, còn gọi là Tuệ Thành Hội Quán, tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn
Trãi, quận 5 được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu đóng góp xây dựng
vào năm 1760.
- Đặc biệt là nghệ thuật múa lân-sư-rồng, một loại hình nghệ thuật đường
phố rất phổ biến, có từ lâu đời, gắn liền với phong tục, tập quán và các lễ
hội truyền thống, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, bởi đối với
người Hoa, đây là ba linh vật tượng trưng cho sự may mắn, phát đạt, thịnh
vượng, hanh thông, hạnh phúc. Ngay khi ổn định an cư ở Chợ Lớn, người
Hoa đã bắt đầu thành lập các đoàn múa lân-sư-rồng, nhưng ban đầu mỗi
đoàn chỉ có duy nhất một con lân để biểu diễn phục vụ cộng đồng vào dịp
lễ, Tết.
- Nói về văn hóa ẩm thực, với hàng chục món ăn ngon mang đậm hương vị
Trung Hoa truyền thống như: Há cảo, sủi cảo, bánh bao, hủ tiếu sa tế, mì vịt
tiềm, gà ác tiềm thuốc Bắc, cơm Triều Châu, cháo Tiều, heo quay, vịt quay,
phá lấu, mì kéo sợi (mì kungfu), hàu chiên trứng, mì cá viên cà ri…

3. Phân tích bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo? Phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, mê tín dị đoan?
 Bản chất của tôn giáo:
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Con người
sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện
vọng, suy nghĩ của họ.
- Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự
khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác –
Lênin.
 Nguồn gốc của tôn giáo:
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức.
- Nguồn gốc tâm lý.
 Tính chất của tôn giáo:
- Tính lịch sử: nghĩa là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng
biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ
chính trị - xã hội.
- Tính quần chúng: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân
tộc, quốc gia, châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số
lượng tín đồ rất đông đảo (gần 3/4 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn
giáo là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Tính chính trị: Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân
chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp.
- Tôn giáo không mang tính khách quan.
 Tôn giáo: là một hiện tượng XH phản ánh thế giới hiện thực một cách hư ảo và
hình thành niềm tin vào thế giới siêu nhiên.
 Tín ngưỡng: là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể
hiện niềm tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần
thánh, linh thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ.
 Mê tín dị đoan: là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh
đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá
mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã
hội và cộng đồng.

4. Nhóm hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tôn giáo đã và đang hoạt động ở nước
ta hiện nay.
 Phật giáo: từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm,
Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn
hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn
năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của
xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở
mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực
phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
 Đặc điểm của Phật giáo:
- Đức Phật là một con người chứ không phải là một Thượng đế: Đạo Phật khẳng
định mỗi con người trong vũ trụ này là vị chủ nhân của chính mình, kiểm soát
số mệnh của mình và không có một con người nào hay một đấng Thượng đế
quyền năng siêu nhiên kiểm soát. Đức Phật chứng đắc quả vị giác ngộ, những
thành tựu và những kết quả nhờ vào những nỗ lực tu tập lớn lao và trí tuệ của
chính Ngài.
- Phật giáo không hình thành tổ chức giáo quyền thế giới: Xác định được những
điều có thể gây phương hại đến giáo đoàn khi quyền lực bị thâu tóm, tập trung
vào một người, do đó, đạo Phật chủ trương không hình thành tổ chức giáo
quyền trên toàn thế giới.
- Đạo Phật phản ánh khách quan chân lý thực tại: Lý thuyết, phương pháp, kết
quả đều hợp lý, đều chân thật. Phật giáo không đưa chủ quan của mình vào
trước hay trong khi suy nghiệm, sự thật và chân lý của đạo Phật là lời kết luận
sau sự suy nghiệm trung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật
mà sự vật có, không thêm không bớt.
- Thành tựu do tu tập chứ không phải tự nhiên sinh ra hay do một đấng bậc nào
ban phát: Đức Phật cũng là con người bình thường. Nhờ vào trí tuệ và sự tu tập
của Ngài, Ngài giác ngộ và thành Phật. Mỗi con người có thể theo bước chân
của Ngài để thực hành những lời dạy của Ngài và giác ngộ giống như Đức
Phật.
- Phật giáo là tôn giáo tôn trọng sự sống: Đạo Phật xem sự sống trên tất cả, hết
thảy những gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi
sự sống là mê muội, tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn
trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi
phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống.
- Đạo Phật luôn lấy con người làm trung tâm.
- Đạo Phật hướng tới việc đào luyện con người có đầy đủ bi, trí, dũng.
- Đạo Phật chủ trương phải tự lực giải thoát: Người trong đạo Phật phải tự lực
giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế gian đau khổ
để tìm giác ngộ là không đạt đến chân lý tối thượng. Phật tử tu không phải là
để được đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người dưới để
dìu dắt họ, hướng tới đường tu chính đạo mà thành bậc Giác Ngộ.
- Phật giáo là tôn giáo gần với khoa học: Không có một sự xung đột nào xảy ra
giữa Phật giáo và khoa học và mục đích chung của Phật giáo và khoa học là
theo đuổi “chân lý” và “sự kiện”. Nhiều điểm trong giáo lý của đức Phật thật
tương xứng với những phát minh của khoa học hiện đại.
- Phật giáo là tôn giáo bình đẳng, yêu chuộng hòa bình.

5. Vào ngày lễ Thất tịch, giới trẻ đổ xô đi ăn chè đậu đỏ nhằm cầu tình duyên.
Đây có phải là hiện tượng mê tín dị đoan không? Vì sao?
Đây là hiện tượng mê tín dị đoan vì việc ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch chỉ do
giới trẻ ở Việt Nam truyền miệng, chưa từng có lịch sử nào ghi chép lại điều này hay
được khoa học chứng minh là đúng. Trên thực tế thì đây chỉ là một "truyền thuyết
mạng" được sáng tạo ra để "câu like, câu tương tác" nhưng vô tình lại tạo nên một hot
trend vô cùng thú vị. 
Ngoài ra, do sai sót trong việc truyền bá thông tin về ngày lễ Thất tịch nên dẫn đến
việc nhiều bạn trẻ bị ngộ nhận rằng, đậu tương tư chính là đậu đỏ ở Việt Nam (Đậu
tương tư có kích thước nhỏ, chỉ cỡ đầu ngón tay út, dáng thon thon như hình trái tim,
vỏ bóng. Do hạt đậu có màu đỏ đặc trưng khó phai, ít bị hư hại, lại rắn chắc nên được
xem như biểu trưng cho tình yêu chân thành, thuần khiết; thường được dùng để kết
thành vòng tay, dây đeo hoặc bỏ vào lọ thuỷ tinh). Như thế, "đậu đỏ" hay đậu tương
tư chỉ là vật để trang trí, tặng nhau vào lễ Thất tịch chứ không phải là nguyên liệu của
món "chè tình nhân" hay chè "thoát ế".

You might also like