You are on page 1of 5

NHO GIÁO

1. Nho Giáo là gì?


- Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy
về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội.
- Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”,
nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho
giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản.
- Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
+ Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời
và Người tương quan với nhau.
+ Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
+ Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
- Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức,
triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của
ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những
con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc
để phát triển đất nước.

2. Sự ra đời của Nho Giáo:


- Ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử
(dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán)=>Nho giáo có nguồn gốc từ
Trung Hoa.
- Tuy nhiên sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và
ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á (Nhật Bản,
VN, Hàn Quốc, Triều Tiên).
- Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch
với Trời thì phải chết.

3. Nho Giáo du nhập vào VN:


- Giai đoạn đầu: Nho giáo du nhập vào VN trong thời kì Bắc thuộc một cách áp
đặt, với âm mưu đồng hóa dân tộc của các thế lực phong kiến phương Bắc chủ yếu.
Do đó, thời kì này người Việt tiếp nhận Nho giáo hết sức chậm chạp, thụ động. Họ
tiếp thu chủ yếu những yếu tố kĩ thuật, văn hóa mang tính gần gũi với truyền thống
người Việt.
- Giai đoạn tiếp theo: từ TK X-XV, trước yêu cầu đặt ra về việc xây dựng và phát
triển đất nước Đại Việt, giai cấp phong kiến dân tộc đã chủ động tiếp thu Nho giáo
thông qua giao lưu kinh tế, văn hóa, ngoại giao với Trung Hoa. Những quan niệm
của Nho giáo về chính trị-xã hội, đạo đức, nhân sinh đã có những tác động nhất
định vào đội ngũ những người học đạo Nho. Nho giáo được tiếp cận trong giai
đoạn này mang đậm tinh thần dân tộc, gắn với thực tiễn và truyền thống văn hóa
người Việt.

4. Quá trình phát triển Nho giáo ở VN:


- Chủ yếu ảnh hưởng đến những người thuộc tầng lớp trên trong xã hội, vì là văn
hóa do kẻ xâm lược áp đặt nên chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
- TK XI: Nho giáo định hình, chế dộ tam giáo đồng nguyên.
- 1070: Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Khổng Tử thì lúc này Nho giáo được
chính thức tiếp nhận.
- 1075: Mở khoa thi Nho giáo đầu tiên, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho
giáo lâu dài ở VN.
- 1076: nhà Lý cho lập Quốc tử giám ngay giữa kinh thành và chọn quan viên văn
chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám. Từ đây, con em quý tộc họ Lý
chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo.
- Thời nhà Trần: khuynh hướng dung hòa tam giáo.
- TK XV: Nhà Lê đưa Nho giáo trở thành quốc giáo-Nho giáo độc tôn
- TK XVI-XVIII: XH biến động, Nho giáo suy yếu
- TK XX: nhà Nguyễn độc tôn Nho giáo-thất bạo-suy tàn.
5. Đặc điểm và Sự ảnh hưởng Nho giáo ở Việt Nam: Nhà nước phong kiến Việt
Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác những yếu tố là thế mạnh
của Nho giáo, thích hợp cho việc tổ chức và quản lý đất nước
* Khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo:
+ Học cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật.
+ Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài được vận dung từ thời Lý, hoàn thiện
vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.
+ Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, trên
cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm trong sáng tác văn chương.
* Nho giáo bị biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống VH dân tộc:
- Nho giáo không chỉ để giữ yên ngai vàng và bành chướng xâm lăng mà nhu cầu
duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nội và đối ngoại. Thể hiện
qua:
+ Biện pháp kinh tế: nhẹ lương nặng bổng
+ Biện pháp tinh thần: trọng đức khinh tài
- Trọng tình người: đây vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam, nên
khi tiếp nhận Nho giáo người VN tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả. “Nhân” gắn liền
với “Nghĩa” (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Nguyễn Trãi).
+ Truyền thống dân chủ của VH nông nghiệp, mềm hóa cho phù hợp với tâm
lí tình cảm của người Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp sống,
phong tục tập quán ở Việt Nam. VD: Trọng nam khinh nữ, nhưng người vợ vẫn là
“nội tướng”
+ Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái
Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
- Tư tưởng trung quân: Nho giáo Trung Hoa rất coi trọng tư tưởng “trung quân”, tư
tưởng yêu nước thì không được đề cập. Còn người VN tiếp thu tư tưởng “trung
quân” của Nho giáo trên tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc, từ đó thấy được
“trung quân” gắn liền với “ái quốc”. VD: Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn
thay nhà Tiền Lê, Trần Cảnh thay nhà Lý. (Chữ Trung trong thời đại Bác Hồ lại
mang nội dung mới hoàn toàn: Không phải “Trung với Vua” mà là “Trung với
nước” và chữ Hiếu với nội dung được mở rộng đến vô cùng đó là “Hiếu với dân”.
Theo Nho giáo xưa kia thì “Phụ mẫu tại bất viễn du”- cha mẹ còn, con không
được đi xa, và “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”- Có ba tội bất hiếu, tội không có
con nối dõi là tội nặng nhất. Vì đặt đất nướclên hết, mà một người dòng dõi Nho
gia như Hồ Chí Minh dám đi ngược lại giáo huấn của Nho gia.Vì tổ quốc vì dân
tộc, người tạm thời gác bỏ chữ hiếu theo nội dung hạn hẹp của Nho gia, để ra đi
tìm đường cứu nước. Người không lập gia đình để hy sinh tất cả cho đất nước, non
sông. Như vậy, chữ hiếu đã được mở rộng vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của
Nho giáo, hoà với chữ Trung là một, và chữ Trung cũng mang một nội dung hoàn
toàn hiện đại, như lời dạy của Bác đối với quân đội cách mạng.)
- Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiệp phương nam nên rất coi trọng
văn, kẻ sĩ, trong khi Trung Hoa chỉ coi quan văn = quan võ. Người Việt dù luôn
phải đối phó với chiến tranh nhưng ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học
chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là 1 công cụ VH, con đường làm nên nghiệp lớn.
- Thái độ đối với nghề buôn: trọng nông ức thương => duy trì nền nông nghiệp âm
tính (tính cộng đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa.
- Một trong những điểm tiến bộ của Nho giáo xưa là chủ trương “Coi trọng người
hiền tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những năm sau kháng chiến chống Pháp
đã có một tầm nhìn rộng lớn, đề ra và giải quyết nhiều vấn đề vượt trước thời đại.
Người thấu hiểu vai trò của trí thức, đã trân trọng mời nhiều trí thức việt kiều về
xây dựng đất nước. Ngay từ năm 1946 Người nói đến việc diệt trừ “giặc dốt” ngay
sau khi tuyên bố độc lập 4/10/1945. Người phát động phong trào “Bình dân học
vụ” nhằm chống nạn thất học. Vì vậy việc coi trọng giáo dục, đào tạo nhân tài cho
đất nước chính là một trong những mục tiêu quan trọng và cấp thiết mà Đảng và
nhà nước ta hết sức quan tâm. Hiện nay Đảng và nhà nước ta, ngay cả các địa
phương, đã lập ra các quỹ học bổng, quỹ khuyến học, các giải tài năng trẻ…để
giúp đở học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, và đó cũng chính là thể hiện sự ưu ái,
coi trọng người hiền tài trong xã hội ngày nay. “Nguyên khí mạnh thì quốc gia
thịnh…”
* Hạn chế: Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế như việc tuyệt đối hóa tính tôn
ti, thứ bậc là nguyên nhân làm hạn chế ý thức về quyền cả nhân, mà hệ quả trực
tiếp là sự triệt tiều ý thức phản biện/ phản kháng của con người, đó cũng là nguyễn
nhân làm hạn chế việc sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền cá nhân. Vi chủ
trương đề cao đức trị hơn pháp trị nên Nho giáo khuyên khích "vô tụng". Khổng
Tử cho rằng: “Xét xử việc kiện tụng, ta cũng như người. Tất phải làm cho dân
không có việc kiện tụng". Việc kết hợp, lồng ghép giữa đức trị với pháp trị khiến
cho sự phân cách giữa đạo lý và pháp lý là một ranh giới mờ, nhập nhằng, khó
phân định.
* Kết luận: Như vậy, trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, giữa văn hóa Việt Nam
và Nho giáo đã bộc lộ những nét tương đồng và dị biệt, và nó đã được Việt Nam
hóa, làm cho Nho giáo ở Việt Nam không còn trạng thái nguyên sơ của nó nữa mà
phù hợp với đời sống tư tưởng và văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay.

You might also like