You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SỬ

Câu 1: So sánh các nền văn minh cổ trên đất nước ta?
* Giống nhau:
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Kinh tế Nông nghiệp --> Nông nghiệp là ngành kinh tế
chính
- Hình thành trên cơ sở văn hóa làng xã
*Khác nhau:1
- Địa bàn
- Kinh tế
- Cơ sở văn hóa: + Văn Lang-ÂuLạc: văn hóa bản địa
+ Chăm Pa, Phù Nam: bản địa + Ấn Độ
Câu 2: Đời sống vật chất - tinh thần của Văn Lang - Âu Lạc. Ý nghĩa ra đời của nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc?
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn
có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc
của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật của Văn lang-Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ đỉnh cao với nhiều tác
phẩm tiêu biểu như các loại trống đồng, trang sức, hoa văn trên các dụng cụ,...
- Âm nhạc: Khá phát triển với nhiều loại hình biểu diễn:
+ Nhạc cụ: Trồng đồng, kèn, đèn đá, kèn lá
+ Hình thức biểu diễn: nhảy múa theo cộng đồng
* Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang-Âu Lạc:
- Hình thành nền văn minh đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
- Khẳng định sự tồn tại có thật của thời đại Hùng Vương.
- Mở ra thời đại dựng nước, giữ nước của dân tộc: Người Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên
với những thành tựu vô cùng to lớn và rực rỡ khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân
tộc Việt Nam tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam
- Với những thành tựu rực rỡ đó đã tạo nên lối sống truyền thống, bản lĩnh của dân tộc Việt
=> trở thành vị thế chủ động cho dân tộc Việt bước vào cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc hơn 1000
năm, sau đó giành lại độc lập dân tộc, bước vào thời kỳ phát triển.
- Định hình những giá trị văn hóa truyền thống
Câu 3: Cơ sở hình thàng văn minh Đại Việt? Cơ sở nào quan trọng nhất vì sao?
* Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang- Âu
Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển.

1
Nguyễn Hải Linh - 57A
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là
chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn
Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.

cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:


o Có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Phản ánh quá trình
sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn
1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.
o Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại
xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát
triển rực rỡ.
o Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh bên ngoài
về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hóa, kĩ thuật.
 Cơ sở quan trọng nhất là nền văn minh Đại Việt có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên
đất nước Việt Nam. Đây là cơ sở gốc rễ, nền tảng để văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển
vững chắc.
* Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia:
- Vì người dân Đại Việt- chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức
khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại
phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự
quản lý của làng xã.Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ
vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc
rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
Câu 4: Chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Đại Việt? Ý nghĩa
của các chính sách đó?
- Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.
- Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:
+ Nhà Tiề2n Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
+ Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng
xã.
+ Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa
biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.
+ Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
+ Các triều đại phong kiến cũng thường xuyên du nhập những kĩ thuật tiến bộ và các giống cây
trồng mới để phát triển nông nghiệp
Câu 5: Chính sách phát triển giáo dục, khoa cử của các triều đại phong kiến Đại Việt, ý
nghĩa của các chính sách đó?
* Chính sách:
- Từ đầu thế kỉ X, các triều đại phong kiến đặc biệt quan tâm đến giáo dục
- Mục đích: + Nâng cao dân trí
+ Tuyển chọn nhân tài cho đất nước
- Từ thời Lý:
2
Nguyễn Hải Linh - 57A
+ Năm 1070: Nhà Lý đã cho lập văn miếu và Quốc Tử Giám làm nơi đào tạo cho con em quan lại
+ Năm 1075: Nhà Lý cho mở khoa thi Nho học đầu tiên
- Thời Trần và Lê Sơ:
+ Các kì thi Nho học được tổ chức đều đặn và quy củ hơn, hệ thống trường học được mở mang ra
khắp cả nước
+ Các triều đại phong kiến có nhiều chính sách để khuyến khích tinh thần học tập trong nhân dân:
+) Dựng bia đá ghi danh
+) Người đỗ đạt được mời ra làm quan
* Hạn chế: nội dung dạy học: chỉ bao gồm Nho giáo , lễ nghi và phép tắc
* Ý nghĩa của chính sách:
- Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài
- Đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước
- Nhiều người đỗ đạt ra làm quan và trở thành các nhà văn hóa lớn của thế giới
- Tăng cường sức mạnh của đất nước
Câu 6: Trình bày sự phát triển của các tôn giáo khi du nhập vào Đại Việt? Các tôn giáo
có ý nghĩa gì với đời sống nhân dân?
* Nho giáo:
- Được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc-Thuộc
- Nhà Lý là triều đại đầu tiên chính thức sử dụng chế độ thi cử Nho học để tuyển chọn quan lại
( được tầng lớp quan lại coi trọng và đưa vào giáo dục khoa cử )
- Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách độc tôn Nho giáo, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của
nhà nước quân chủ.
=> Các kì thi Nho học được tổ chức ngày một nhiều và đều đặn hơn.
* Phật giáo:
- Được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công Nguyên, được các triều đại phông kiến coi trọng,
nhân dân đông đảo tin theo.
- Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa, phát triển mạnh mẽ trong cung đình và đời sống dân
gian.
- Thời Lý-Trần, Phật giáo rất được tôn sùng. Vua Trần Thái Tông sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử. T3riều đình thời Lý-Trần còn lập ra Tăng Ban ở trung ương để giúp vua cai quản trị nước.
Cho xây dựng nhiều ngôi chùa lớn, đúc chuông, tạc tượng Phật, in kinh Phật.
- Thời Lê Sơ, Phật giáo không còn vị trí như thời Lý - Trần, nhưng vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống dân gian.
- Từ thời Mạc, Phật giáo lại hứng thịnh trở lại.
* Đạo giáo:
- Có vị trí nhất định trong xã hội. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào nước ta từ đầu Công
Nguyên.4
- Các triều đại cho xây dựng một số đạo quán: Khai Nguyên ( thời Lý ), Trấn Vũ, Bích Câu, Huyền
Thiên ( thời Lê Trung Hưng )
- Tư tưởng của Đạo giáo thường được hòa lẫn vào các tín ngưỡng dân gian của người Việt
* Thiên chúa giáo:
- Được truyền bá vào Việt nam vào giữa thế kỉ 16, đến nay vẫn còn là 1 loại tôn giáo lớn, có đông
đảo tín đồ
- Đến giữa thế kỉ XVII, có khoảng 340 nhà thờ và 350 000 tín đồ, tập trung ở các đô thị và vùng ven
biển.
* Ý nghĩa với đời sống nhân dân:
- Thỏa mãn nhu cầu tâm linh, niềm tin của con người
- Giúp con người giải thích được các sự vật, hiện tưởng xảy ra trong đời sống=> Tìm được cách giải
thoát, không còn mê tín, sợ hãi
3
Nguyễn Hải Linh - 57A
4
Nguyễn Hải Linh - 57A
- Các tôn giáo có giáo lý khác nhau nhưng có chung đặc điểm là hướng thiện và thể hiện lòng yêu
thương con người => Xây dựng 1 xã hội tốt đẹp và nhân văn.
Câu 7: Sự phát triển của Phật Giáo dưới thời Lý - Trần?
*Biểu hiện: Thế kỷ X-XIV Phật giáo được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi,
sư sãi đông. Trong nhân dân ảnh huởng của Nho giáo còn ít, đạo Phật giữ vị trí quan trọng và phổ
biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc được tham gia bàn việc nước. Vua quan nhiều
người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Một vị
quan nhà Trần nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một” hoặc “chỗ nào có người ở đều
có chùa Phật”
*Giải thích: Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần đến thời Lê sơ lại không phát triển vì: Đạo
Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm, những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với truyền thống
của người Việt nên được tiếp thu và phổ biến rộng rãi, dần dần có ảnh hưởng kín trong xã hội. Các
nhà sư có vị thế cao và có nhiều đóng góp cho đất nước. Thời Lý, Trần các nhà sư dược triều đình
tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước. Vua quan và nhiều người theo đạo
Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi.
*Đến thời Lê sơ: Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ
chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã
hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. Nhà nước phong
kiến đã ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng
thứ yếu.
Câu 8: Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong tiến trình Lịch sử Việt Nam?
*Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
– Khẳng định quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người dân Đại Việt.
– Nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các văn minh bên ngoài.
– Là nền tảng để chúng ta thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua các
khó khăn, thử thách.5
– Chứng minh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong lịch sử, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho
chúng ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này

Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người Việt Nam không
ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài.
 Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc,
giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền
độc lập dân tộc.
 Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử
thách, bước vào kỉ nguyên hội nhập.
a) Ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc với tỉnh thần
chủ đạo là yêu nước, nhân ái, hoà hợp với tự nhiên, hoà hợp giữa người với người, giữa làng với
nước.
+ Văn minh Đại Việt đã phát triển đến cao độ những gì có thể đạt được của một nền văn minh nông
nghiệp. Yếu tố đô thị nhìn chung mờ nhạt. Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và gắn liền với
nó là những lệ làng tạo nên tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá, sáng tạo, tỉnh thần hội
nhập,...
b) Ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam
+ Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hoá rực rỡ, phong phú, toàn
diện, độc đáo, khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh ở khu vực
Đông Nam Á và thế giới phương Đông.
5
Nguyễn Hải Linh - 57A
+ Văn minh Đại Việt thể hiện rõ sự kết hợp những dòng văn hoá đã có khả năng hội nhập giữa bản
địa với bên ngoài và bên ngoài hoà nhập vào nội địa.

You might also like