You are on page 1of 4

Câu 1: Tại sao nói: Nhà Đường là thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của chế đọ phong

kiến
Trung Quốc?
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :
— Về kinh tế :
+ Nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại :
ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ
tô, dung, điệu. Hơn nữa còn áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác
định thời vụ. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng
thuyền. Ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài.
— Về chính trị :
+ Đối nội :
/ Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được
hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ.
/ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).
=) Chế độ phong kiến đã rạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ
TW đến địa phương. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao
quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
/ Lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ
đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng thần phục.
=) Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
—Về văn hoá :
+ Nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn,
tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà
thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.
+ Tôn giáo: Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành. Các nhà sư TQ sang AD tìm hiểu giáo lý của
đạo Phật, các nhà sư ÂD đến TQ truyền cảm.
Câu 2: Tại sao nói thời Gúp-ta là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóa truyền thống
AD?

Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:
Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có
tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất.
Những thành tựu đó là:

* Về tư tưởng:
- Phật giáo:
+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình
kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc
bằng đá hoặc trên đá.
- Ấn Độ giáo:
+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva
(thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).
+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và
cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong
cách nghệ thuật độc đáo.

* Chữ viết:
- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột
A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-
ca cả chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:


- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho
văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên
ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

Câu 3: Phân tích một số đặc điểm giống nhau của Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc
Lào?
Câu 4: Phân tích biểu hiện phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co. Quần thể
kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom có giá trị như thế nào đối vơi sự phát triển của
Cam-pu-chia ngày nay?
Ý 1:

* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

+ Tích cực trị thủy: đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngoài ra, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.

- Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc
trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
* Về chính trị:
- Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

- Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham
chiến nhất Đông Nam Á.
* Về văn hóa:
- Thời Ăng-co đã góp phần xây dựng một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo của người Cam-pu-
chia.

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở
đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình.
Ý 2:

cái tên Angkor sống lại trong tâm trí của người dân Campuchia như một biểu tượng về một quá

khứ vàng son đã lùi xa nhưng cần trân trọng. Từ thành cổ đổ nát, Campuchia đã tôn tạo lại các

đền đài và toà tháp. Điều này có ý nghĩa trước hết về mặt tâm linh đối với bản thân người dân

Campuchia bởi nó khôi phục lại lịch sử đã mất đI; còn đối với thế giới thì nó mở ra một cách cửa

mới cho việc tiếp xúc với một nền Văn hóa đầy bí ẩn trong lịch sử. Do ý nghĩa lịch sử và Văn

hóa của Angkor Wat, năm 1992, UNESCO đã công nhận đền Angkor Wat và cả khu vực Angkor

là di sản Văn hóa thế giới.


Câu 4: Phân tích vai trò của các thành thị trung đại châu Âu?
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh
tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang
tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất
của thời trung đại”.
Câu 5: Đánh giá tác động của các cuộc phát kiến lớn về địa lý cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ
XVI.
Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí :

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải
và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến
hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển
kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

You might also like