You are on page 1of 2

Câu 1. Khái niệm đẳng cấp Vác-na? Vẽ sơ đồ đẳng cấp Vác-na và nhận xét?

- Khái niệm đẳng cấp Vác-na: Chế độ phân biệt đẳng cấp dựa trên sự khác biệt
chủng tộc vfa màu da
- Vẽ sơ đồ đẳng cấp
- Nhận xét: Chế độ phân biệt đẳng cấp không công bằng, Nó đã phân chia xã hội
thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt,
phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay
Câu 2. Vì sao nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà sớm được hình thành trên
lưu vực các dòng sông?
- Vị trí Ai cập và Lưỡng Hà
- Trình bày yếu tố thuận lợi do tự nhiên mang lại: phù sa, nước tưới và giao
thông
- Kết luận: Từ các yếu tố thuận lợi từ tự nhiên mang lại, cư dân AC, LH sớm
liên kết lại với nhau hình thành nhà nước.
Câu 3. Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã cai trị như thế nào?
- Năm 221 TCN, Tần thủy Hoàng thống nhất TQ
- Tần thủy Hoàng đã: Thống nhất về mặt lãnh thổ và thống nhất toàn diện.
+ Lãnh thổ: Chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan cai quản.
+ Toàn diện: Thống nhất đo lường, tiền tệ, giáo dục….
- Nhiều giai cấp mới được hình thành. Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền dần
được xác lập.
Câu 4. Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế
của người nguyên thủy?
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thuỷ đã phát hiện ra một loại
nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.
- Mở rộng diện tích đất trồng.
- Nông nghiệp dung cày, chăn nuôi phát triển.
- Luyện kim ra đời.
- Năng suất lao động tang.
=> Con nguời không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.
Câu 5. Theo em, thành tựu nào của nền văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến
thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay.
- Những thành tựu nào của văn minh Trung Quốc thời cổ đại có ảnh hưởng tới văn
hoá của người Việt trong quá khứ và hiện tại:
Văn học: Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ
biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải
biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là "Quốc ngữ", " Quốc âm".
Những ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo: Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý
và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật
giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh
hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các
hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do
Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức
thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng
chính thống của giai cấp thống trị.
Hội họa - Kiến trúc - Điêu khắc: Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài,
tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc
của Trung Hoa. Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông
Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh
bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền
văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. (Nói rõ lịch 12 con giáp,..các con vật thiêng)

You might also like