You are on page 1of 15

Ngân Hàng Câu Hỏi Môn Cơ Sở Văn Hóa

1. Định nghĩa về con người: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội.” là của: Các Mác

2. Theo giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên),
cấu trúc của văn hóa bao gồm các thành tố là: Văn hóa sản xuất, văn hóa sinh
hoạt, văn hóa vũ trang.

3. Trong văn hóa sản xuất của người Việt, đơn vị sản xuất cơ bản là: Gia
đình nhỏ

4. Lương thực hàng ngày của người Việt cổ là: Ăn gạo nếp và gạo tẻ
nhưng ưu thế thuộc về gạo tẻ

5. Đặc trưng nổi bật trong nghệ thuật chiến đấu của người Việt cổ là
gì? Thạo thủy chiến, dùng dân binh hỗ trợ quân binh

6. Văn hóa mặc của người Việt cổ là: Đàn ông cởi trần, đóng khố. Đàn bà
mặc váy, áo ngắn. Tóc thường cắt ngắn, tết tóc hoặc búi tóc củ hành. Có tục
xăm mình.

7. Các cư dân trong một cộng đồng làng xã Việt xưa phải tuân theo một hệ
thống các quy định mà cộng đồng đó đề ra. Hệ thống quy định này có tên là gì?
Hương ước

8. Văn hóa đi lại của người Việt cổ là: Chủ yếu là đường thuỷ với phương
tiện là thuyền

9. Có mấy loại quy ước trong bản hương ước? Có 4 loại quy ước chủ yếu

10. Ngành sản xuất chính của người Việt cổ là: Nông nghiệp - trồng lúa
nước

11. Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mặt chủ thể là: Người nông dân
Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó. Nhưng
vượt lên tất cả là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của người Việt
Nam trong mối quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên… và nhất
là thái độ trách nhiệm với thế hệ mai sau thể hiện qua khái niệm phúc đức.

12. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa và được hiểu là: Xem dáng
vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành
thiên hạ).

13. Muốn thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa cần thông qua các chức
năng nào? Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo,
chức năng giải trí

14. Thế nào là văn minh? Văn minh là trình độ phát triển nhất định của
văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một
thời đại, hoặc cả nhân loại.

15. Xét về phương diện giá trị, văn hóa khác với văn minh, văn hiến, văn vật
ở chỗ: Văn hoá bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần

16. Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một nước… Văn
hiến chi bang

17. Trong từ văn hiến, thì hiến có nghĩa là: Hiền tài

18. Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo… và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá.”

19. Theo giáo trình Văn hóa xã hội chủ nghĩa của khoa Văn hóa xã hội
chủ nghĩa, chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng nào: Chức năng giáo
dục

20. Chức năng bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của
con người vào điều hay lẽ phải, theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội
quy định là nội dung của: Chức năng giáo dục
21. Hình ảnh “vỏ Tàu lõi Việt” là đặc thù của đơn vị xã hội cổ truyền nào của
người Việt? Gia đình

22. Cơ cấu gia đình nào dưới đây được gọi là gia đình hạt nhân? Bố mẹ và
con cái chưa trưởng thành

23. Phổ (cơ cấu) xã hội Việt Nam truyền thống là: Cá nhân - gia đình - họ
hàng - xóm làng - vùng miền – đất nước

24. Những nguyên lí cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người
trở thành sinh vật xã hội là: Tất cả các phương án (Cùng lợi ích, Cùng chỗ,
Cùng cội nguồn )

25. Sinh hoạt cộng đồng nào dưới đây phản ánh “tính sông nước” trong văn
hóa Việt Nam? Đua thuyền, bơi chải

26. Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp là: Gia đình hạt nhân

27. Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: Tính sông nước và
thực vật

28. Mô hình bữa ăn (bữa cơm) của người Việt (theo quan điểm của GS. Trần
Quốc Vượng) là: Cơm - rau – cá

29. Môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân
là: Gia đình

30. Theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng, làng là đơn vị cư trú cơ bản
của nông thôn Việt Nam được tổ chức dựa vào hai nguyên tắc chủ yếu: Cội
nguồn và cùng chỗ

31. Khi nói về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra
đặc trưng làng Việt Nam là: Tất cả các phương án (Ý thức cộng đồng; Nét
độc đáo riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, giọng nói, cách ứng
xử; Ý thức tự quản)

32. “… là khả năng truyền lại di sản của thế hệ này cho thế hệ sau - di truyền
xã hội, di truyền văn hóa.” Tính sử
33. Xét về mặt chức năng, đô thị Việt Nam truyền thống có đặc điểm là: Đô
thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi từ đó mới là kinh tế và
văn hoá.

34. “… là khả năng con người biết đến những nền văn hóa khác, học hỏi
những thứ tiếng khác, gặp gỡ những hình thức của nghệ thuật hay chính trị so
với hình thức của mình và qua đó nhận biết được những con người khác bất kể
thuộc nền văn hóa nào như những đồng loại của mình.” Tính toàn cầu

35. Văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại và tín ngưỡng thuộc thành tố văn hóa nào trong
cấu trúc văn hóa theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng? Văn hóa sinh
hoạt

36. “Mức tiêu thụ năng lượng tăng gấp đôi tỉ lệ tăng dân số. Chu trình sinh
địa hóa ở nhiều vùng không con nguyên vẹn nữa. Thế cân bằng đã bị phá vỡ ở
nhiều nơi trên trái đất” là đặc điểm của giai đoạn sinh thái nào? Giai đoạn
công nghiệp hiện đại

37. Hằng số tự nhiên Việt Nam là gì? Nhiệt - ẩm - gió mùa

38. Địa hình Việt Nam từ góc độ địa lí - văn hóa: Dài Bắc - Nam, hẹp Tây -
Đông, núi rừng chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, sông
ngòi nhiều và phân bố đều khắp.

39. Cho đến thế kỉ thứ XVI, Đại Việt chỉ có một đô thị, một trung tâm chính
trị - kinh tế - văn hóa là: Thăng Long (Kẻ Chợ)

40. Chiến lược thích nghi với tự nhiên của con người được hiểu là: Những
biện pháp kĩ thuật khác nhau để thích nghi, biến đổi tự nhiên, bắt tự nhiên
phục vụ con người.

41. Giai đoạn giao lưu văn hóa nào ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt
Nam với trạng thái tiếp xúc một cách tự nhiên, tự nguyện? Giao lưu với văn
hóa Ấn Độ

42. Chữ Quốc ngữ được mở rộng phạm vi sử dụng từ chỗ là loại chữ viết
dùng trong nội bộ một tôn giáo sang được dùng như chữ viết của một nền văn
hóa thuộc giai đoạn giao lưu với văn hóa nào? Văn hóa Phương Tây
43. Nền tảng tạo ra yếu tộ nội sinh trong văn hóa Việt Nam là gì? Cơ tầng
văn hóa Đông Nam Á

44. Việt Nam là phức thể văn hóa lúa nước với các yếu tố: Văn hóa núi, văn
hóa đồng bằng và văn hóa biển

45. Nền văn hóa nào biến mất vào thế kỉ VIII làm cho chúng ta hôm nay khó
dựng lại được diện mạo của nó? Văn hóa Óc Eo

46. Giáo sư Phạm Đức Dương nhận định “Việt Nam là một ……….. thu nhỏ”
Đông Nam Á

47. Kỹ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển,
… là kết quả giao lưu văn hóa Việt Nam với: Trung Hoa
48. Thời kì Bắc thuộc là cách gọi của các nhà sử học về khoảng thời gian
nào? Từ thế kỉ I đến thế kỉ X

49. Giai đoạn giao lưu tiếp biến với nền văn hóa nào được đánh giá là rất dài
trong nhiều thời kì lịch sử của Việt Nam? Trung Hoa

50. Thơ mới xuất hiện trong giai đoạn giao lưu với văn hóa nào? Văn hóa
Phương Tây

51. Biểu tượng cho âm là hình gì? Hình vuông

52. Hành Kim tương sinh với hành nào trong ngũ hành? Thủy

53. Các hành nào có quan hệ tương sinh? Thủy và Mộc

54. Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định
………. so sánh: Đối tượng

55. Tạng Can (gan) ứng với hành nào trong ngũ hành? Mộc

56. Thứ tự đúng các hành được sắp xếp theo thứ tự của Hà Đồ: Thủy – Hỏa
– Mộc – Kim – Thổ

57. Theo ứng dụng ngũ hành, vật biểu cho phương Bắc của người Việt là con
gì? Rùa
58. Lịch thuần dương phát sinh từ vùng văn hóa nào? Ai Cập

59. Lịch âm mà người Việt dùng thực chất là loại lịch nào? Lịch âm dương

60. Hệ đếm 60 đơn vị được gọi là: Hệ can chi

61. Hệ Can trong hệ Can chi gồm mấy yếu tố? 10 yếu tố

62. Biểu tượng cho dương là hình gì? Hình tròn

63. Hệ Chi trong hệ Can chi gồm mấy yếu tố? 12

64. Theo hệ đếm Can chi, giờ Tí ứng với khoảng thời gian nào? Từ 23h đến
1h (ngày hôm sau)

65. Khoảng bao nhiêu năm thì có một năm nhuận? Gần 3 năm

66. Theo quan hệ trên dưới, trước sau, bộ phận nào trên cơ thể con người
tương ứng với phần âm? Cằm, lòng bàn tay, bụng

67. Tạng nào thuộc hành Thủy? Thận

68. Ngũ tạng trong cơ thể con người bao gồm các bộ phận sau: Thận, tâm,
can , phế, tì
69. Bánh trưng, bánh truyền thống của dân tộc Việt tượng trưng cho: Đất

70. Trong quan niệm dân gian, vật tổ của người Việt là cặp: Tiên – Rồng

71. Cách nói “Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba; Ba chìm bảy nổi chín lênh
đênh” thể hiện tư duy nào của người Việt? Tư duy số lẻ

72. Bộ ba điển hình trong nguyên lí hình thành Tam tài là: Trời – Đất –Người
73. Yếu tố chung mang tính chất điều hòa khi kết hợp hai bộ Tam tài thành
Ngũ hành là: Thổ

74. Trong Hà Đồ - cơ sở của Ngũ hành, những số nào là “số sinh”? Từ 1-5

75. Các hành nào sau đây có mối quan hệ tương khắc? Mộc và Thổ

76. Người sáng lập Nho giáo đầu tiên là: Khổng Tử
77. Phật giáo ở Việt Nam phát triển cực thịnh vào thời kì nào? Thời Lý –
Trần

78. Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo được khái quát lại thành mấy
nhân duyên? 12 (thập nhị nhân duyên)

79. Bốn công trình nghệ thuật lớn được gọi là An Nam tứ đại khí gồm: Tượng
Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh

80. Thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào là công cụ để giai cấp thống trị xây dựng
chính quyền và quản lí độc tôn? Nho giáo

81. Đạo giáo còn được gọi là: Học Thuyết Lão- Trang

82. Đạo giáo được hình thành từ quốc gia nào? Trung Quốc

83. Mục đích tu của Đạo giáo là gì? Sống lâu

84. Xét về nguồn gốc, Ki-tô giáo là tôn giáo của Những người bị áp bức

85. Công giáo, giáo hội phía Tây của Ki-tô giáo lấy khu vực nào làm trưng
tâm? Roma

86. Ki-tô giáo là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng tôn thờ vị nào? Jesus
Christ

87. Nho Giáo ra đời ở quốc gia nào? Trung Quốc


88. Đạo Tin Lành là một tôn giáo được tách ra từ tôn giáo nào? Ki-tô giáo

89. Nho giáo là Một học thuyết chính trị, đạo đức

90. Nho giáo còn được gọi là: Khổng giáo

91. Bộ sách của Nho giáo gồm: Tứ thư, Ngũ Kinh

92. Ngũ kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân
Thu

93. Nho giáo trở thành quốc giáo thời kì nào? Nhà Lê

94. Người sáng lập Phật giáo là: Siddhartha Gautama


95. Butda có nghĩa là: Giác ngộ

96. Các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thân thiết nhất đối với cuộc
sống của người trồng lúa nước được thờ dưới dạng: Các Nữ thần - các
Mẫu

97. Tương truyền MẪU LIỄU HẠNH xuất hiện vào thời: Lê

98. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong tín ngưỡng là
tình trạng các Nữ thần chiếm ưu thế.

99. Hệ thống TỨ PHÁP là kết quả giao lưu tiếp xúc giữa tín ngưỡng thờ Mẫu
bản địa với… Phật giáo

100. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Unessco công nhận là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào? 2012

101. Tín ngưỡng Thờ Mẫu gắn liền với loại hình nghệ thuật dân gian nào? Hát
Chầu văn

102. Điểm giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng là: Niềm tin với những thứ
vô hình và có chức năng điều chỉnh xã hội
103. HỒN, theo quan niệm dân gian gồm các yếu tố: Tinh, khí, thần

104. TỨ BẤT TỬ trong văn hóa Việt Nam gồm những vị nào? Tản Viên,
Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh

105. Tục thờ cây của người Việt xuất phát từ tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên

106. Vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho một làng được gọi là:
Thành Hoàng

107. SINH THỰC KHÍ được hiểu là: Cơ quan sinh dục nam nữ

108. VÍA được giải thích là: Các quan năng nơi cơ thể tiếp xúc với môi
trường xung quanh

109. Biểu trưng cho khát vọng làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc
trong TỨ BẤT TỬ là: Chử Đồng Tử

110. Câu “Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống” nói về một nguyên tắc của
hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được: Quyền lợi của gia tộc
111. “Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười” thể hiện một
đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt, đó là Trọng tình, lấy tình cảm
làm nguyên tắc ứng xử

112. “Vòng vo Tam Quốc” là một đặc điểm giao tiếp xét dưới góc độ: Cách
thức giao tiếp

113. Hệ thống xưng hô của người Việt có các đặc điểm chính sau Có tính thân
mật hóa, có tính cộng đồng hóa, có tính tôn ti

114. Câu “Chú khi ni, mi khi khác” thể hiện tính chất nào của hệ thống từ xưng
hô Việt Nam? Tính cộng đồng hóa

115. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là: Tính biểu
trưng, biểu cảm, linh hoạt

116. Sự phát triển của hệ thống từ đa nghĩa, từ láy, hư từ biểu cảm, cấu trúc “iếc
hóa” thể thiện đặc trưng… của hệ thống ngôn từ Việt Nam. Giàu chất
biểu cảm

117. “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam chỉ có nhịp chẵn (2,4 phách)”. Nhận định
này ứng với đặc trưng… của nghệ thuật thanh sắc VN. Tuân thủ nguyên
lý đối xứng, hài hòa

118. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bức tranh Đám cưới chuột
là: Thủ pháp phóng to thu nhỏ

119. “Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công phải chơi giống
nhau”, “Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ một cách
chặt chẽ bài bản của tích diễn” là những nhận định thể hiện đặc trưng
Linh hoạt của nghệ thuật thanh sắc.

120. Câu “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” nói về một
nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được: Quyền lợi
của làng xã

121. “Sân khấu truyền thống Việt Nam không có sự phân biệt các loại hình ca,
múa, nhạc, không phân biệt các thể loại” thể hiện Tính tổng hợp của
nghệ thuật thanh sắc.

122. Lễ vấn danh hay chạm ngõ, dạm ngõ là một thủ tục của hôn nhân truyền
thống được thực hiện để thỏa mãn: Sự phù hợp của đôi trai gái
123. Câu “Họ dương ba tháng, láng giềng ba ngày” để thể hiện tính cộng đồng,
hàng xóm láng giềng đoàn kết giúp đỡ nhau trong dịp Tang ma

124. Phong tục tang ma truyền thống của người Việt chủ yếu dùng màu trắng vì
Là màu của hành Kim, hướng Tây, theo quan niệm của người Việt là
hướng xấu

125. .” … được phân bố theo thời gian, còn … được phân bố theo không gian.”
Từ đúng được điền vào chỗ … theo thứ tự lần lượt là: Lễ Tết, Lễ Hội

126. Căn cứ vào mục đích tạ ơn, cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của
mình và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ
hội: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi
trường TN, Lễ hội liên quan đến MTXH, Lễ hội liên quan đến đời sống
cộng đồng
127. Nhóm trò chơi thể hiện ước vọng phồn thực thường thấy trong các lễ hội
truyền thống là: Đánh đáo, ném còn, bắt chạch trong chum
128. Người Việt có thói quen hỏi tên, tuổi, gia đình và các điều riêng tư khác
khi giao tiếp. Thói quen này xuất phát từ một đặc trưng giao tiếp cơ bản
của người Việt là: Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối
tượng giao tiếp
129. Giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam là: Thời
Tiền Sử và Sơ sử
130. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Đông Sơn là: Thuyền bè
131. Sênh, phách, khèn là những nhạc cụ tiêu biểu của: Văn hóa Đông Sơn
132. Nền văn hóa nào sau đây có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa Bàu Tró,
Hoa Lộc, Hạ Long (thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau
ven biển)? Văn hóa Sa Huỳnh
133. Khuyên tai (hay bùa đeo) hai đầu thú và ba mấu là một chế phẩm đặc thù của
cư dân nền văn hóa nào? Văn hóa Sa Huỳnh
134. Đàn đá là chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào? Văn hóa Đồng
Nai
135. Luy Lâu được biết đến như là một … lớn cùng với trung tâm Lạc Dương và
Bành Thành ở Trung Quốc thiên niên kỷ đầu công nguyên Trung tâm
Phật giáo
136. Đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chăm pa là Tính
chất Siva giáo
137. Tháp Chăm thường được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Meru
trong tôn giáo Ấn Độ - Biểu trưng cho: Trung tâm vũ trụ và nơi ngự trị
của thần linh
138. Nền điêu khắc của dân tộc nào nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn trên
gạch, đá mang đậm tính hoành tráng, ấn tượng tạo ra vẻ đẹp vô cùng độc
đáo. Chăm
139. Trong các nghề thủ công của cư dân Óc eo thì nghề nào là phát triển nhất?
Nghề làm đồ trang sức
140. Mở đầu cho giai đoạn thời Tiền sử là: Văn hóa Núi Đọ
141. Chủ nhân thực sự của nền văn hóa Óc eo là… Cư dân nói tiếng Nam Đảo
142. Các công cụ bằng đá được chế tác thành các loại công cụ như chặt, nạo hay
cắt, có loại cắt ngang một đầu , có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ
có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu là
các loại công cụ đặc trưng của: Văn hóa Sơn Vi
143. Văn hóa Hòa Bình thuộc … Thời đại đá mới
144. Trong đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp Hòa Bình, vị thần nào đóng
vai trò vô cùng quan trọng? Thần mặt trời
145. Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai thuộc… Thời
đại kim khí
146. Văn hóa Đông Sơn đánh dấu sự xuất hiện của một vật liệu mới là: Đồng
147. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật trị thủy như
đắp đê chống lụt; có nhiều loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng,
lưỡi cày bằng kim loại… là những đặc trưng trong văn hóa nông nghiệp của:
Cư dân văn hóa Đông Sơn
148. Làng xóm trong văn hóa Đông Sơn thường phân bố ở những nơi đất cao,
sườn núi, trên những quả đồi đất… nhằm mục đích gì? Tránh ngập lụt
vào mùa mưa
149. Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài từ năm nào đến năm nào? Từ
năm 938 đến năm 1858
150. Thời Lê kinh thành Thăng Long được chia làm bao nhiêu phường? 36
151. Vua Lê Thánh Tông quyết định triệu tập đại thần biên soạn một bộ luật chính
thức của triều đại mình (Luật Hồng Đức) vào năm nào? Năm 1483
152. Lời dụ: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo
mới thịnh. Khoa cử là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì
chân nho mới có” là của vị Vua nào của triều Lê? Lê Hiến Tông
153. Triều Vua nào của thời Lê Sơ được đánh giá là giai đoạn phát triển cực thịnh
của giáo dục thi cử phong kiến? Lê Thánh Tông
154. Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, triều đại nào đã để lại cho dân
tộc ta nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh cùng với hệ
thống thư tịch khổng lồ, hệ thống giáo dục, kho lưu trữ châu bản; hàng ngàn
đình, chùa, miếu, nhà thờ… trải dài từ Nam chí Bắc? Triều Nguyễn
155. Trong các bộ luật sau, bộ luật nào đã “nói lên được ý thức bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ”? Luật Hồng Đức
156. Thế kỷ nào đánh dấu sự tan vỡ của Nho giáo? Thế kỷ XVIII
157. Những tác phẩm bằng chữ Nôm xuất hiện nhiều và chiếm ưu thế trên văn
đàn vào thời gian nào? Thế kỷ XVIII-XIX
158. Nghệ thuật tạc các pho tượng ở ngôi chùa nào được đánh giá là đạt tới trình
độ điêu luyện, tiêu biểu cho khả năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sỹ
dân gian thế kỷ XVIII? Chùa Tây Phương
159. Vị vua nào của triều Nguyễn đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng
Long? Vua Gia Long
160. Tên nước ta là Đại Việt được Nhà vua dưới triều đại nào đặt ra? Nhà Lý
161. Thế kỷ XVI – XVII, loại hình kiến trúc nào phát triển mạnh và mang phong
cách dân gian đậm nét? . Kiến trúc đình làng
162. Trong thời Tự chủ, nền văn hóa nước ta có mấy lần phục hưng? 3 lần
163. Từ thời Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông là lần thứ mấy phục hưng nền
văn hóa dân tộc? Lần 2
164. Kiến trúc, mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mỹ
thuật của dân tộc nào sau đây? Chăm
165. Khai phóng đa nguyên, phối hợp Phật, Nho, Đạo cùng các tín ngưỡng dân
gian, kể cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa là đặc trưng tiêu biểu trong tinh
thần văn hóa của thời kỳ nào? Thời Lý – Trần
166. Khoa thi đầu tiên bằng chữ Hán để lựa chọn nhân tài vào bộ máy nhà nước
được tổ chức năm nào? 1075
167. Nhà Lê chủ trương lộc điền và quân điền nhằm mục đích chính là gì? Bảo
tồn công xã, biến công xã thành cơ sở bóc lột của chính quyền phong
kiến, biến thành viên công xã thành những nông dân lệ thuộc vào nhà
nước
168. Phường Thụy Chương và Nghi Tàm thời Lê nổi tiếng với nghề gì? Nghề
dệt vải, lụa
169. Lý do mà người Pháp đưa ra nhằm biện hộ cho việc xâm lược nước ta là gì?
Triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư
của Pháp đòi tự do buôn bán
170. Những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ như Đăng cổ tùng thư, Hữu thanh, Thực
nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn được xuất bản ở đâu? Sài
Gòn
171. Nhà thơ nào được đánh giá là “người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống
Pháp xâm lược”? Nguyễn Đình Chiểu
172. Nguyên tắc nào sau đây không được Đảng ta đưa ra trong “Đề cương về cách
mạng văn hóa Việt Nam”? Hiện đại hóa
173. Chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà từ năm nào? Sau năm 1985
174. Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc là
hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta? Lần thứ hai
175. “Văn hóa vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa là một
mục tiêu của chúng ta” được Đảng ta đưa ra trong nghị quyết hội tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ mấy? Thứ VII
176. Thể loại nào “có sức sống mạnh mẽ nhất, và là món ăn tinh thần không thể
thiếu với tất cả mọi người trong kháng chiến chống Mỹ”? Ca nhạc
177. Họa sĩ nào được các nhà nghiên cứu đánh giá là người tiên phong tạo ra
khuynh hướng nghệ thuật cho hội họa Việt Nam và nổi tiếng với những bức
tranh với chất liệu sơn mài? Nguyễn Gia Trí
178. Tuyến đường nào được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1936?
Tuyến Hà Nội – Sài Gòn
179. 35 là con số chỉ số sản phẩm ở lĩnh vực gì trong giai đoạn 1945 – 1954? Số
phim thời sự tài liệu
180. “Công nhận chủ quyền của Pháp ở cả Lục tỉnh, thay đổi những chính sách
với đạo Thiên chúa, mở cửa cho người Pháp tự do buôn bán” là những nội
dung chủ yếu trong hiệp ước (hòa ước) nào mà triều Nguyễn đã ký với thực
dân Pháp? Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
181. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của văn hóa giai đoạn 1945 đến
nay? Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm
182. Người Pháp duy trì tổ chức làng xã (cơ cấu xã hội cơ sở) khi xâm lược nước
ta nhằm mục đích chính là gì? Sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để làm
các công việc cho chính quyền thuộc địa
183. Chế độ thi cử bằng chữ Hán chấm dứt ở Bắc Kỳ vào năm nào? 1915
184. Đặc trưng văn hóa nào không thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1945? Sự phát
triển đến đỉnh cao của dòng văn học bằng chữ Hán
185. Phong trào nào đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của các nhà Nho Việt Nam
giai đoạn 1858 – 1945? Đông Kinh Nghĩa Thục
186. Đầu thế kỷ XX, Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ mấy ở Đông Dương?
Thứ hai
187. Loại hình vận tải nào được người Pháp chú trọng đầu tư phát triển để phục
vụ cho cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam? Đường sắt
188. Báo chí ra đời ở đâu đầu tiên? Sài Gòn
189. Nền văn hóa Chămpa thuộc vùng văn hóa: Trung Bộ
190. Bàn thờ trong lễ ăn cốm có những gì? Tất cả các phương án (Hạt bông,
Những que tre gắn chông, Một bó lúa)
191. Những đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên còn thấy nhiều ở các dân tộc khác
sống trên sườn núi phía? Phía Tây dẫy Trường Sơn
192. Người Tây Nguyên thường dùng chất liệu gì để tạo ra các pho tượng ở nhà
Mồ? Gỗ
193. Vùng văn hóa Tây Nguyên có khoảng bao nhiêu dân tộc? Gần 20 dân tộc
194. Tỉnh nào không thuộc vùng văn hóa Nam Bộ? Bình Thuận
195. Địa lý Nam Bộ nổi bật với đặc điểm: Hệ thống kênh rạch chằng chịt
196. Khai phá vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XVI là người: Người Hoa
197. Nền văn hóa nào đóng vai trò là nền văn hóa khởi đầu của vùng Nam Bộ?
Óc Eo
198. Những tôn giáo nào sau đây phát sinh ra ở Nam Bộ Đạo Cao Đài, Đạo Hòa
Hảo
199. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ đã ra đời và đi những bước đầu tiên ở
Nam Bộ
200. Nhà Nguyễn đặt Kinh Đô ở: Huế
201. Tuổi đời phát triển của làng Việt Nam Bộ chừng 400 năm
202. Loại hình văn hoá nghệ thuật nào sau đây thuộc vùng văn hoá Trung Bộ?
Hò sông Mã
203. Lễ hội Đền Cuông(Công) được tổ chức vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm,
thuộc tỉnh nào? Nghệ An
204. Tính đến thời điểm 2014, Trung Bộ có bao nhiêu di sản văn hóa được
UNESCO công nhận? 4
205. Ở 2 đầu chùa Cầu – Hội An có tượng 2 con thú nào? Chó và khỉ
206. Tục thờ cúng cá voi được bắt nguồn từ: Người Chăm
207. Mùa lễ hội ở Tây Nguyên kéo dài Suốt từ tháng 1 đến hết tháng 3 dương
lịch
208. Điệu múa – chiêng cồng đi vòng quanh hũ rượu ba lần theo hướng ngược
chiều kim đồng hồ để? Mô phỏng đường đi của mặt trời từ đông sang
tây
209. 3 con sông chảy qua địa phận vùng văn hóa Tây Bắc là những con sông nào?
Sông Đà, sông Hồng, sông Mã
210. Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày còn được gọi là lễ hội gì? Xuống đồng
211. Khi khách đến nhà người Tày–Nùng, họ sẽ được mời gì đầu tiên? Rượu
212. Tôn giáo chính của cư dân Việt Bắc là: Tất cả các phương án (Đạo giáo,
Phật giáo, Khổng giáo)
213. Thể loại Lượn Cọi và Lượn Slương thuộc thể loại nào? Dân ca
214. Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc: Hà Nội
215. Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng vào năm nào? 1010
216. Lễ hội Côn Sơn thuộc tỉnh: Hải Dương
217. Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể vào
năm nào? 2009
218. Bánh chưng xanh - linh hồn Tết Việt Có từ thời vua Hùng thứ mấy? Thứ 6
219. Hát Chèo là loại hình sân khấu dân gian của người Việt vùng văn hóa nào?
Vùng văn hóa Bắc Bộ
220. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao từ bao nhiêu m trở lên? 1500m trở lên
221. Đền Mẫu Âu Cơ thuộc tỉnh nào? Phú Thọ
222. Tập thơ "Tiễn dặn người yêu" là của dân tộc nào? Thái
223. Múa "Xòe" của dân tộc Thái có tất cả bao nhiêu điệu? 32 điệu
224. Truyện thơ " Tiếng hát làm dâu" là của dân tộc nào? H’mông
225. Biên giới nước nào là địa đầu phía Tây của vùng Tây Bắc? Lào
226. Độc quyền với điệu múa lắc mông, lượn eo là của người nào? Người Khơ
Mú và Xinh Mun
227. Dân cư chủ yếu của Việt Bắc là: Tày-Nùng
228. Người Tày – Nùng có hai loại nhà chính là: Nhà sàn và nhà đất
-Hết-

You might also like