You are on page 1of 26

1.

LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT


I. LỊCH SỬ
1. Vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt
Họ Nam Á – Nhánh Môn-Khơmer – Nhóm Việt-Mường
2. Quá trình phát triển
i. Giai đoạn Môn-Khơmer (- 6000-7000 năm)
ii. Việt-Mường
1. Tiền Việt-Mường (2000-3000 B.C. – 2C.)
2. Việt-Mường cổ (2C. – 10-11C.)
3. Việt-Mường chung (11C. – 13/14C.)
iii. Việt
1. Việt cổ (14C. – 16C.)
2. Việt trung đại (16/17C. – 19C.)
3. Việt hiện đại (từ 19C.)
II. LOẠI HÌNH
1. Giản yếu về các loại hình ngôn ngữ
i. Đơn lập (Việt, Hán, Thái, Lào…)
- Từ không biến đổi hình thái
- Quan hệ ngữ pháp và Ý nghĩa ngữ pháp → Trật tự từ và hư từ
- Từ có tính đơn tiết
ii. Chắp dính (Thổ Nhĩ Kì, Nhật Bản, Triều Tiên…)
- Sử dụng rộng rãi phụ tố → cấu tạo từ mới và biểu đạt mqh
ngữ pháp
- Mỗi phụ tố ↔ 1 ý nghĩa khác nhau
iii. Hòa kết (Anh, Nga, Hy Lạp, Ả Rập…)
- Hiện tượng biến đổi âm vị trong hình vị
- Mỗi phụ tố ↔ nhiều ý nghĩa ngữ pháp
iv. Đa tổng hợp
2. Những đặc trưng chủ yếu của tiếng Việt
- Từ không bao giờ biến đổi hình thái
- Đơn vị “tiếng” → là âm tiết + từ + hình vị
- Sử dụng các phương tiện ngoài từ (hư từ + trật tự) để thể hiện
ý nghĩa ngữ pháp
2. NGỮ ÂM – ÂM TIẾT
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM
1. Ngữ âm và Ngữ âm học
i. Ngữ âm: Hình thức âm thanh của ngôn ngữ
ii. Ngữ âm học: Khoa học nghiên cứu đặc điểm của những âm thanh
dùng trong ngôn ngữ và cung cấp ngững phương pháp miêu tả -
phân loại – phiên âm chúng
2. Các phân môn của Ngữ âm học
i. Cấu âm
ii. Âm học
iii. Thính giác
3. Đặc trưng cấu âm – âm học
i. Âm học
- Cao độ
- Cường độ
- Trường độ
- Âm sắc
ii. Sinh lý học
- Cơ quan cấu âm chủ động: môi, đầu – mặt – gốc lưỡi, yết hầu
- Cơ quan cấu âm bị động: răng, lợi, ngạc cứng – mềm, lưỡi con
II. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
1. Khái niệm âm tiết → Đơn vị phát âm ngắn nhất
2. Phân loại âm tiết

STT Loại âm tiết Khái niệm Ví dụ


1 Mở Kết thúc bằng nguyên âm mở (o, a, u, o…) to, ta, mơ, thu…

2 Nửa mở Kết thúc bằng bán nguyên âm (u,i) thau, cháu, kêu, quai…

3 Nửa khép Kết thúc bằng phụ âm vang (m, n, ng, nh) canh, năng, chanh…

4 Khép Kết thúc bằng phụ âm đóng (p, t, c, ch) đắp, bắt…

3. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt


- Tính độc lập cao
- Khả năng biểu hiện ý nghĩa
- Cấu trúc chặt chẽ
3. ÂM VỊ
I. KHÁI NIỆM ÂM VỊ
1. Khái niệm
- Đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm
- Dùng để → Cấu tạo các đơn vị có nghĩa
→ Phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa
- Kí hiệu: /b/, /a/, /t/…
- Mỗi âm vị có những đặc trưng khu biệt riêng
2. Phân biệt âm vị - âm tố

Âm vị Âm tố
- Đơn vị trừu trượng - Đơn vị cụ thể
- Thể hiện bằng các âm tố - Là sự thể hiện của âm vị
- Gồm những nét đặc trưng khu biệt - Gồm nét đặc trưng khu biệt + không khu biệt
→ Mặt xã hội → Mặt tự nhiên của ngữ âm
- Phậm vi trong 1 ngôn ngữ nhất định - Phạm vi mọi ngôn ngữ

3. Biến thể của âm vị


- Những âm tố cùng thể hiện 1 âm vị → biến thể của âm vị

Biến thể kết hợp Biến thể tự do


Quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm Không bị quy định bởi bối cảnh ngữ âm

II. HỆ THỐNG ÂM VỊ
1. Âm đầu
- 22 phụ âm đầu
- Lưu ý:
- /z/ → d, gi (da thịt, gia đình)
- /k/ → trước nguyên âm /i, e, ie, ε/ → k (kì, kèn, kể, kiến…)
→ trước âm đệm /u/ → q (quân, quen, quá…)
→ còn lại → c (con cáy…)
- /ɣ/ → trước /i, e, ε/ → gh (ghi, ghế, ghen…)
→ còn lại → g (gà, gò…)
- /ŋ/ → trước trước /i, e, ie, ε/ → ngh (nghĩ, nghề, nghe…)
→ còn lại → ng (ngủ ngon…)
- Vai trò → Nhận diện âm tiết
→ Tạo mặt khác biệt trong vần thơ Việt Nam
2. Âm đệm
- Đứng thứ 2 sau âm đầu
- Được ghi bằng bán âm u hoặc o
→ Tạo sự đối lập tròn môi – không tròn môi (voan/van)
→ Được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm /u/ và âm vị “zero”
- Thể hiện trên chữ viết
+ o → trước nguyên âm rộng như /a, ă. ε/ (họa hoằn, hoa hòe…)
+ u → trước các nguyên âm còn lại (huy, huệ…)
- Lưu ý
+ Sau /k/ (q) → viết bằng u (qua quýt, quy củ…)
+ Không phân bố sau các phụ âm môi /m, b, f, v/
+ Sau /n, ɤ/ → xuất hiện rất hạn chế (noãn cầu, noãn sào, góa…)
3. Âm chính
- 13 nguyên âm đơn + 3 nguyên âm đôi
- Dựa trên vị trí lưỡi
+ Nguyên âm hàng trước – giữa – sau
- Dựa trên độ mở miệng
+ Nguyên âm rộng – vừa – hẹp – hẹp mở qua vừa
- Nguyên âm đôi: /ie/ → iê, yê, ia, ya
/ɯɤ/ → ươ, ưa
/uo/ → uô, ua
4. Âm cuối
- 6 phụ âm cuối /p,t,k,m,n,ng/ + 2 bán nguyên âm /ḭ/ , /-u/ (/ṷ/)
- Thể hiện bằng chữ viết
5. Thanh điệu
- Một loại âm vị siêu đoạn tính → làm thay đổi ý nghĩa các đơn vị
ngôn ngữ
- 6 thanh
- Phân loại: theo độ cao (âm vực), theo đường nét vân động (âm điệu)
- Quy luật thanh điệu
+ Phụ âm cuối: tắc vô thanh /p, t, k/ → chỉ thanh nặng hoặc sắc
+ Âm tiết cuối không vô thanh → tất cả thanh đều có thể xuất hiện
4. TỪ – CỤM TỪ
I. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VỰNG
1. Khái niệm
- Bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng của ngôn ngữ
2. Các phân môn của từ vựng
- Từ nguyên học → cội nguồn của từ
- Danh học → cách đặt tên (nhân danh học và địa danh học)
- Ngữ nghĩa học → nghĩa cảu từ
II. ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
1. Từ
i. Khái niệm
- Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững,
hoàn chỉnh, được vận dụng độc lập
ii. Đơn vị cấu tạo từ
- Tiếng → Từ → Câu
+ Tiếng → Hình thức: trùng với âm tiết
→ Nội dung: đơn vị nhỏ nhất có nội dung
→ Phân loại → Nội dung → Tiếng có nghĩa
→ Tiếng vô nghĩa
→ Hoạt động ngữ pháp → Tiếng tự do
→ Không tự do
iii. Phân loại từ

Phương thức cấu tạo Kết quả


Một tiếng làm một từ Từ đơn
Tổ hợp các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa Từ ghép
Tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm Từ láy
Tổ hợp các tiếng một cách ngẫu nhiên Từ ngẫu hợp

2. Cụm từ cố định
i. Khái niệm
- Cụm từ cố định do một số từ tập hợp lại, tồn tại với tư cách
một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa
cũng ổn định như từ (ruộng cả ao liền, mẹ tròn con vuông…)
ii. Phân loại
Quán ngữ
(của đáng tội...)
Ngữ cố định
Ngữ cố định định danh
Cụm từ cố định
(mặt trái xoan...)
Thành ngữ
(một vốn bốn lời...)

1. Thành ngữ
- Cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa
- Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm
(Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách…)

So sánh
(nhẹ như lông hồng)
Thành ngữ 1 sự kiện
(nuôi ong tay áo)
Miêu tả ẩn dụ Tương đồng
(3 đầu 6 tay)
2 sự kiện
Tương phản
(1 vốn 4 lời)

2. Quán ngữ
- Những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn
từ thuộc các phong cách khác nhau
(của đáng tội, nói tóm lại…)
- Chức năng: đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh, liên kết câu
trong diễn từ
3. Ngữ cố định định danh
- Những đơn vị vốn ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn
quán ngữ nhưng chưa có ý nghĩa mang tính hình tượng
như thành ngữ
(quân sư quạt mo, kỷ luật sắt, tóc rễ tre, mặt bánh đúc…)

5. NGHĨA CỦA TỪ
I. TỪ – NGHĨA CỦA TỪ
1. Từ và Nghĩa của từ
i. Khái niệm nghĩa của từ
- Những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa
từ với những cái mà nó chỉ ra
ii. Các thành tố nghĩa của từ (vd: mèo)
- Nghĩa biểu vật
- Nghĩa biểu niệm (thú nhỏ ăn thịt, sống chung với người…)
- Nghĩa cấu trúc (mèo bé bắt chuột con, con mèo trèo cay cau)
- Nghĩa ngữ dụng (mèo con của anh ơi, thôi cái trò mèo đấy đi)
2. Cơ cấu nghĩa của từ
i. Từ đa nghĩa
- Kết quả của các quá trình chuyển nghĩa
- Các kiểu từ đa nghĩa
+ Nghĩa gốc – Nghĩa phái sinh
(chân người – chân núi)
+ Nghĩa tự do – Nghĩa hạn chế
(cục sắt – kỉ luật sắt)
+ Nghĩa trực tiếp – Chuyển tiếp (Nghĩa đen – Nghĩa bóng)
(bụng – tốt bụng)
+ Nghĩa thường trực – Nghĩa không thường trực
(áo + trắng – áo trắng (bác sĩ))
ii. Cách phát triển thêm nghĩa
- Ẩn dụ (màu cam, màu xanh da trời…)
- Hoán dụ (tay trống, cây bút…)
II. QUAN HỆ ĐỒNG ÂM, ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA
1. Từ đồng âm

Đồng âm tiếng Việt


Từ – Từ Từ – Tiếng
Đồng âm từ vựng Đồng âm từ vựng – ngữ pháp Đồng âm khác nhau về
(cùng 1 từ loại) (khác từ loại) cấp độ
con đường – đường ăn sợi chỉ - chỉ tay Văn Cốc – bắn cò
- Nguồn gốc từ đồng âm: không tìm được lý do hình thành, chủ yếu
gồm các từ bản ngữ
+ Tiếp thu, vay mượn ngôn ngữ khác
+ Cấu tạo các từ phái sinh bằng các phụ tố
+ Sự tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa
+ Sự chuyển đổi từ loại
2. Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa Từ trung tâm Từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa

… Xuồng xã Trung hòa Lịch sự …


Tọng Đớp Ăn Xơi Mời

3. Từ trái nghĩa
- Những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên

- Khác nhau về ngữ âm, phản ánh những khái niệm tương phản về logic

6. BIẾN ĐỔI TRONG TỪ VỰNG – CÁC LỚP TỪ VỰNG


I. NHỮNG BIẾN ĐỔI Ở BỀ MẶT
1. Hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ
- Nguyên tắc chung trong ngôn ngữ: chỉ lưu giữ những yếu tố, đối lập
hữu ích. Không phù hợp nhu cầu sử dụng → loại bỏ
chiền (chùa), tác (tuổi), khổ (chủ)…
- Nguyên nhân
+ Sự va chạm bởi quan hệ đồng âm – đồng nghĩa
chùa = chiền, tuổi = tác, han = hỏi, đổi = chác, gìn = giữ…
+ Sự biến đổi ngữ âm
mấy → với, hòa → và, liễn → lẫn…
+ Sự rút gọn từ
vô tuyến truyền hình → vô tuyến…
+ Các nguyên nhân khác: yếu tố lịch sử - xã hội (kiêng kị, nói tránh)
2. Sự xuất hiện các từ ngữ mới
i. Cấu tạo từ mới
- Cấu tạo theo cấu từ có trước (cải xoong – cải canh – cải hẹ…)
- Kết hợp 2 từ có sẵn (brunch = breakfast + lunch…)
- Rút ngắn 1 cụm từ / từ dài (khiếu tố = khiếu nại + tố cáo)
- Ghép âm các nhóm từ (O.W.C.A., UNICEF, UNESSCO…)
- Chuyển đổi từ loại có sẵn (google (n.) → google (v.))
ii. Vay mượn
- Vay mượn từ (mít tinh, sơ mi, xà phòng…)
- Vay mượn yếu tố cấu tạo từ
canh + gác (garder – français) = canh gác
khăn + piêu (gốc Thái) = khăn piêu
- Biến đổi trong từ ngữ vay mượn
+ Cải tổ cấu trúc ngữ âm cho phù hợp
garder → gác
+ Cải tổ nghĩa của từ
tử tế (Hán : cặn kẽ, chu đáo) → Việt : tốt bụng
+ Chỉ sử dụng một số nghĩa trong các nghĩa của từ
nhất, hạ, hủ hóa (Hán)
II. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG CHIỀU SÂU
1. Thu hẹp nghĩa của từ
Thầy (thầy giáo, thầy đồ, thầy khóa, thầy lang, thầy cai, thầy lí, thầy
kí…) → thầy giáo, thầy thuốc
2. Mở rộng nghĩa của từ
Cắt (làm đứt bằng vật sắc) → chấm dứt hành động, việc làm
→ phân công luân phiên hoặc thứ tự lần lượt
III. CÁC LỚP TỪ VỰNG
1. Theo nguồn gốc
- Lớp từ bản ngữ (từ thuần Việt)
- Lớp từ ngoại lai
+ Gốc Hán: Hán cổ + Hán – Việt
+ Gốc Ấn – Âu
2. Theo phạm vi sử dụng
- Thuật ngữ
- Từ địa phương
- Từ nghề nghiệp
- Tiếng lóng
- Lớp từ chung
3. Theo phong cách sử dụng
- Phong cách nói – khẩu ngữ
- Phong cách viết – sách vở
- Lớp trung hòa về phong cách

7. NGỮ PHÁP
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP
1. Khái niệm ngữ pháp học
Bộ môn ngữ học nghiên cứu các hình thức biến đổi từ – các mô hình kết
hợp từ – các kiểu câu
2. Các phân môn ngữ pháp học
- Từ pháp học
- Cú pháp học
II. CÁC TỪ LOẠI
1. Tiêu chí phân loại
- Ý nghĩa khái quát – Khả năng kết hợp – Chức vụ ngữ pháp
→ 10 loại: danh – động – tính – số - đại – phụ - kết – trợ - tình thái – thán từ

Từ loại Bằng chứng tố Bậc cụm từ chính phụ Bậc câu


Danh từ + ấy, đó… + +
Động từ + hãy + +

Tính từ + rất + +
Từ thực
Số từ - + +

Đại từ - + +

Phụ từ - + +

Kết từ - - +

Từ hư Trợ từ - - +

Tình thái từ - - +

Thán từ - - +

2. Các từ loại
i. Danh từ
- Những từ có ý nghĩa khái quát biểu thị sự vật
- Có thể đứng trước “ấy”,”nọ”, “đó”…
- Thường giữ vai trò chủ ngữ, định ngữ, hoặc bổ ngữ
- Phân loại:
+ Danh từ chung
+ Danh từ riêng
DT tổng hợp
(hoa quả, bệnh tật, mồ mả...)
Tính chất tổng hợp
DT không tổng hợp
(nạn nhân, bánh chưng...)

Người, động/thực vật, đồ vật


DT vật thể
(ông, bà, cây, cỏ, xe...)

Vật xét ở chất thể của chúng


DT chất thể
(đá, thép, bột...)
Danh từ chung Hình thể của vật
Vật thể tưởng - trừu tượng
DT lượng thể
(ma, quỷ, tiên, thần thánh...)

Tập hợp vật thường đồng chất


DT tập thể
(đàn, bầy, lũ, bọn, đám, hội...)

DT tổng hợp
DT không đếm được
DT chất thể
Khả năng kết hợp
Tuyệt đối
DT đếm được
Không tuyệt đối

ii. Động từ
- Từ có ý nghĩa khái quát biểu thị hoặt động, trạng thái sự vật
- Có thể đứng sau “hãy”
- Giữ chức vụ vị ngữ
- Phân loại:
+ Theo ý nghĩa khái quát – đặc trưng ngữ pháp

ST
Loại động từ Nội dung ý nghĩa – Đặc trưng ngữ pháp Ví dụ
T
1 Chỉ trạng thái tâm lí Kết hợp được với “hãy” + “rất” yêu, ghét, muốn…
- Chỉ sự cần thết, ý nghĩa mệnh lệnh cần, nên, phải…
2 Tình thái
- Kết hợp được với “hãy” + “rất” có thể…
3 Chỉ tình thái thụ động Chỉ sự tiếp thụ bị, được, mắc, phải
có, còn, hết,
4 Chỉ trạng thái khác
quên…
5 Chỉ hành động Chỉ hoạt động tinh thần – vật lí đoán, định, dám…

+ Theo ý nghĩa khái quát – đặc điểm trong kết hợp bổ ngữ
 Động từ nội động (ngủ, khóc, tỉnh…)
 Động từ ngoại động (đào, đánh, ăn…)
iii. Tính từ
- Từ có ý nghĩa khái quát biểu thị tính chất, đặc điểm sự vật
- Có thể kết hợp với “rất, hơi, khá, lắm, rồi, xong”
- Thường làm vị ngữ
- Phân loại:
+ Theo ý nghĩa khái quát – đặc trung ngữ pháp

ST
Loại tính từ Đặc điểm Ví dụ
T
- Sau “rất, quá” xa, đẹp, đỏ,
1 Tính chất
- Trước “lắm, quá” sạch, giỏi…
- Sau “rất, quá, rặt” rất cổ điển,
2 Quan hệ
- Trước “lắm, quá” rất nhà quê…

+ Theo ý nghĩa khái quát – đặc điểm trong kết hợp bổ ngữ

STT Loại tính từ Ý nghĩa - Đặc điểm Ví dụ

1 Không đòi hỏi bổ ngữ Chỉ phẩm chất tốt, đẹp, xanh, đỏ
Chỉ sự so sánh xa nhà, gần biển,
2 Đòi hỏi bổ ngữ
→ cần bổ ngữ mốc so sánh giống mẹ…
Chỉ lượng thiếu, ít. đông,
3 Lưỡng tính
→ có bổ ngữ hoặc không vắng. đầy, thưa…

iv. Chú thích về các loại từ khác


1. Số từ → biểu thị số lượng – thứ tự
2. Đại từ → không gọi tên sự vật mà trỏ vào chúng
3. Phó từ → làm thành tố phụ trong cụm từ (thực từ: trung tâm),
biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp của thực từ
Phụ danh từ: những, các, một, mọi, mỗi, từng…
Phụ vị từ: vẫn, cứ, vừa, đã, rồi…
4. Kết từ → nối các (cụm) từ, vế câu → biểu thị quan hệ
và, còn, mà, thì, vì, nên, nếu, tuy, mặc dù…
5. Trợ từ (nhấn mạnh) → thêm vào để biểu thị nghĩa tình thái
cả, chính, đúng, đích thị, chỉ, những…
6. Tình thái từ → chỉ ở bậc câu, đánh dấu câu theo mục đích nói
à, ư, nhỉ, nhé, hở, nghen, hình như, có lẽ, tất nhiên, ạ, đấy
7. Thán từ → từ đơn chức năng, quan hệ trực tiếp với cảm xúc,
không có nội dung – ý nghĩa rõ rệt, có tính chất của hư từ
8. ĐOẢN NGỮ
I. KHÁI NIỆM
1. Tổ hợp từ
- Một nhóm những từ có liên hệ trực tiếp với nhau trong câu
→ Có quan hệ chủ vị
→ Có quan hệ bình đẳng
→ Có quan hệ chính – phụ
VD: Nó tán em và bạn của em
→ bạn của em: chính – phụ
→ em và bạn của em: đẳng lập (bình đẳng)
→ nó/tán em và bạn của em: chủ vị
2. Đoản ngữ
- Tổ hợp từ có quan hệ chính – phụ
- Phân loại
+ Đoản ngữ danh từ (những con chó xám ấy)
+ Đoản ngữ động từ (đã bắt xe được rồi)
+ Đoản ngữ tính từ (đã khác nhiều rồi)
+ Đoản ngữ số từ (gần 90)
+ Đoản ngữ đại từ (ba chúng tớ)
- Cấu trúc (3 phần)
+ Phần trung tâm
+ Phần phụ trước
+ Phần phụ sau
II. CÁC LOẠI CỤM TỪ
1. Đoản ngữ danh từ
- Danh từ làm thành tố chính, các thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho nó
- Danh ngữ gồm 3 phần: Phụ trước – Chính – Phụ sau

Tất cả những cái con mèo đen ấy


Phụ trước CHÍNH Phụ sau
-3 -2 -1 0 1 2
Miêu tả
Tổng lượng Lượng Chỉ xuất Danh từ Chỉ định
hạn định
tất cả, hết một, hai, trợ từ đẹp, xinh, này, kia,
dăm, ấy, đấy, đó,
thảy, cả… đen. xấu…
mấy… nọ

2. Đoản ngữ động từ


- Động từ làm thành tố chính
- Cấu trúc
+ Thành tố chính
+ Thành tố phụ trước
 Chỉ sự tiếp diễn tương tự (đều, cũng, vẫn, cứ, còn, mãi…)
 Chỉ quan hệ thời gian (từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ…)
 Chỉ mức độ (rất, hơi, quá…)
 Ý khẳng định – phủ định (có, không, chưa, chẳng…)
 Ý mệnh lệnh – khuyên nhủ (hãy, đừng, nhớ, nhé…)
 Chỉ tần số (thường, hay, năng, ít, hiếm…)
 Phỏng thanh tượng hình – một số tính từ (ào ào, chóng, lâu…)
 1 kết từ + 1 danh từ (từ quê ra, ở Bắc vô, dưới biển lên…)
+ Thành tố phụ sau
 Từ thực với tư cách bổ ngữ - trạng ngữ
 Phụ từ với chức vụ cú pháp khác nhau
xong, rồi, đã / đi, nào, thôi / được, mất, phải / (tự) lấy / với,
cùng / ra, vào, tới, lui / (v.) cho / lắm, quá / ngay, liền, dần…
3. Đoản ngữ tính từ
- Tính từ là thành tố chính
- Cấu trúc

Phụ trước Chính Phụ sau


Hư từ Tiểu loại tính từ Thực từ - Hư từ
Phụ từ chỉ mức độ → trừ TT chỉ Từ chỉ mức độ
rất, quá, khá… mức độ tuyệt đối cực kì, lắm, quá…
Phụ từ chỉ sự tiếp diễn, thời gian Bổ ngữ: thực từ
đều, vẫn, đã, đang, sẽ, lại, còn… giỏi văn → DT
Phụ từ cầu khiến khéo ăn ở → ĐT
hãy, đừng, chớ… đẹp dịu dàng → TT
tốt, đẹp, xấu…
9. CÂU
I. ĐỊNH NGHĨA
1. Về hình thức
Cấu tạo gữ pháp tự lập, có ngữ điệu kết thúc
2. Về nội dung
Mang 1 tư tưởng tương đối trọn vẹn + có kèm/chỉ biểu thị thái độ người nói
3. Về chức năng
Giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là
đơn vị thông báo nhỏ nhất
II. CÁC THÀNH PHẦN CÂU
1. Thành phần nòng cốt
i. Chủ ngữ
Danh từ
Là 1 từ
Đại từ

Cấu tạo chủ ngữ Cụm danh từ


Cụm chính phụ Cụm tính từ
Là 1 cụm từ Cụm đẳng lập Cụm động từ

Cụm chủ vị

ii. Vị ngữ
Động từ
Là 1 từ
Tính từ
Cụm danh từ
Cấu tạo vị ngữ
Cụm chính phụ Cụm tính từ
Là 1 cụm từ Cụm đẳng lập Cụm động từ

Cụm chủ vị

2. Thành phần phụ


Trạng – Đề - Phụ chú – Tình thái – Chuyển tiếp – Định – Bổ ngữ
III.PHÂN LOẠI
1. Theo mục đích nói
- Câu tường thuật
- Câu nghi vấn
- Câu mệnh lệnh
- Câu cảm thán
2. Theo mối quan hệ với hiện thực
i. Câu khẳng định
- Xác nhận sự có mặt của sự vật, sự kiện hay đặc trưng của
chúng
ii. Câu phủ định
- Xác nhận sự vắng mặt của sự vật, sự kiện hay đặc trưng của
chúng
- Các phương tiện phủ định
+ Phụ từ (không, chẳng, chưa…)
+ Tổ hợp từ (không hề, chẳng hề, làm gì có, đời nào, đâu
phải…)
+ Kết hợp mang ý phủ định (chẳng…đâu, có…đâu, đã…
đâu…)
+ Tổ hợp chứa từ “phải” (không phải, chẳng phải…)
- Phân loại hiện tượng phủ định
+ Yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt
Đi chơi đi - Không
+ Câu có vị ngữ bị phủ định
Tôi không tin
+ Câu có chủ ngữ bị phủ định
Không phải tôi nói điều đó
+ Toàn bộ nòng cốt câu bị phủ định
Chẳng phải họ đến muộn
+ Có thành phần phụ bị phủ định
Nó viết không đẹp
+ Hiện tượng phủ định ở câu đặc biệt
Trên trời không một vì sao
- Phủ định miêu tả - Phủ định bác bỏ
3. Theo cấu tạo
i. Câu đơn
1. Định nghĩa
Câu được làm thành từ một nhóm từ chủ - vị tự lập
2. Các kiểu câu đơn
- Câu đơn 2 thành phần
+ Có từ không độc lập, chỉ quan hệ làm thành tố chính ở
vị ngữ (Anh ấy là sinh viên.)
+ Có vị từ làm vị ngữ
 Tính từ / Động từ
- Câu đơn đặc biệt
+ Một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa 1 trung tâm cú
pháp (TTCP) chính, không chứa/làm ẩn 1 TTCP thứ 2
+ 2 loại:
 Câu đặc biệt danh từ (Mỗi ngày 1 cuốn sách)
 Câu đặc biệt vị từ (Có trộm!)
ii. Câu ghép
- Định nghĩa
Câu chứa 2 nhóm chủ - vị trở lên, không bao hàm lẫn nhau,
liên hệ với nhau bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định
- 5 loại câu ghép
+ Đẳng lập → kết từ bình đẳng
Hương tưới cây, còn tôi lau nhà.
+ Chính phụ → kết từ chính phụ
Vì tắc đường nên tôi bị muộn học.
+ Qua lại → cặp phụ từ liên kết
Chúng ta càng nhượng bộ, thực dân Pháp càng lấn tới.
+ Chuỗi → không dùng kết từ và cặp phụ từ liên kết
Ông nói gà, bà nói vịt.
+ Lồng
Hôm nay Quỳnh đi học đúng giờ (thật bất ngờ!)
10. NGỮ DỤNG HỌC
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC
1. Giao tiếp – Nhân tố của giao tiếp
i. Ngữ cảnh
Những nhân tố có mặt trong 1 cuộc giao tiếp >< ngoài diễn ngôn
- Nhân vật giao tiếp
→ Những người tham gia vào 1 cuộc giao tiếp bằng ngôn
ngữ, có quan hệ vai giao tiếp và liên cá nhân
+ Vai giao tiếp → chủ – đích – tiếp – thuyết ngôn
→ Giữa các nhân vật giao tiếp – sự phát/nhận trong giao
tiếp
+ Quan hệ liên cá nhân
 Xét theo 2 trục: Vị thế xã hội – Quan hệ khoảng cách
 Chi phối tiến trình giao tiếp – nội dung – hình thức
diễn ngôn
→ So sánh, xét trong tương quan xã hội giữa các nv giao
tiếp
- Hiện thực diễn ngôn
→ Tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hóa… có tính
cảm tính, và những nội dung tinh thần tương ứng
+ Hiện thực: đề tài của diễn ngôn
+ Hoàn cảnh giao tiếp (rộng) → hiểu biết về thế giới
+ Thoại trường (setting/site) → không – thời gian cụ thể
+ Ngữ huống → tác động tổng hợp của các yếu tố
ii. Ngôn ngữ
- Đường kênh thính giác – thị giác → diễn ngôn nói – viết
- Các biến thể của ngôn ngữ
- Loại thể
iii. Diễn ngôn
- Câu – Phát ngôn – Diễn ngôn
- Chức năng của giao tiếp & Thành tố nội dung của diễn ngôn
+ Chức năng của giao tiếp: thông tin, tạo lập quan hệ, biểu
hiện, giải trí, hành động
+ Thành tố nội dung và đích của diễn ngôn
2. Định nghĩa Ngữ dụng học
II. CHIẾU VẬT – CHỈ XUẤT
1. Định nghĩa chiếu vật
- Định nghĩa: phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức
ngôn ngữ → nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được đúng đắn
thực thể/đặc tính/quan hệ/sự kiện nào được nói đến
- Quan hệ chiếu vật: sự tương ứng giữa các yếu tố ngôn ngữ – sự vật,
hiện tượng đang nói tới trong 1 ngữ cảnh nhất định (TG khả hữu)
- Chiếu vật sự vật: cá thể – loại – một số cá thể (≠ tập hợp)
2. Các phương thức chiếu vật
i. Dùng tên riêng
- Chức năng:
+ Chỉ cá thể/sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi
bằng tên riêng đó
+ Xưng hô
ii. Miêu tả
- Ghép các yếu tố phụ vào một tên chung → tách sự vật
- Biểu thức miêu tả ≈ Tên riêng
- Chia thành: biểu thức miêu tả xác định – không xác định
- Có thể chiếu vật cá thể – một số – loại
iii. Chỉ xuất
- Định nghĩa: phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên
hành động chỉ trỏ
- 3 phạm trù:
+ Phạm trù xưng hô (Phạm trù ngôi) → Tự xưng – Đối xưng
+ Chỉ xuất không gian – thời gian
 Chủ quan (tôi, ở đây, bây giờ)
→ lấy vị trí người nói/viết đang đứng làm mốc (này, kia)
→ lấy thời điểm nói năng làm gốc (nay, kia, mai, mốt…)
 Khách quan (ấy, cái ấy, nọ, kia…)
→ lấy một điểm không – thời gian trong diễn tiến sự kiện
khách quan làm mốc
- Chỉ xuất trong diễn ngôn → thay thế sv đã được nói trước
11. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
Hành động được thực hiện khi 1 người nói nói ra 1 phát ngôn U cho
người nghe trong ngữ cảnh C.
Tôi đang ăn cơm → kể, trần thuật
Anh ăn cơm chưa → hỏi
Anh ăn cơm đi → sai khiến, yêu cầu
Ôi, cơm ngon quá! → cảm thán
2. Hành động ngôn ngữ
- Tạo lời: sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ…) để tạo ra phát ngôn
- Mượn lời: mượn các phát ngôn → gây hiệu quả ngoài ngôn ngữ
- Ở lời * : hành vi mà người nói thực hiện ngay khi nói năng
II. BIỂU THỨC – PHÁT NGÔN – ĐỘNG TỪ NGỮ VI

ĐỘNG TỪ → BIỂU THỨC → PHÁT NGÔN

1. Động từ ngữ vi
- Những động từ mà khi phát âm ra cùng với biểu thức ngữ vị là người
nói đã thực hiện 1 hành vi ở lời do chúng biểu hiện
Tôi hứa ngày mai tôi sẽ đến → hứa: động từ ngữ vi
- (!) Không phải bao giờ ĐT ngữ vi cũng thực hiện chức năng ngữ vi
- Nó hứa mai nó đến → không thực hiện chức năng ngữ vi
- Tôi hứa mai tôi đến → thực hiện chức năng ngữ vi
- Điều kiện thực hiện chức năng ngữ vi:
+ Ngôi thứ nhất (Sp1)
+ Thời hiện tại
+ Thể chủ động
- Các loại ĐT ngữ vi
+ Vừa có chức năng ngữ vi vừa miêu tả (hỏi, hứa, tuyên bố, mời…)
Tôi hỏi anh cái này nhé? → NV
Anh ấy mời cả phòng đi uống bia hôm qua → MT
+ Chỉ có hiệu lực ngữ vi (đe dọa, cảm tạ, đội ơn…)
+ Chỉ có chức năng miêu tả (hỏi han, sai khiến, chửi mắng, khoe…)
Nó hỏi han về anh nhiều lắm / Tôi mắng nó
- Đặc điểm câu ngữ vi:
+ Chủ thể ở ngôi thứ nhất
+ Bổ ngữ trực tiếp gắn với người đối thoại (Sp2)
+ Thời hiện tại – Không có dạng phủ định
+ Thức trần thuật
2. Biểu thức ngữ vi
i. Các kiểu biểu thức ngữ vi
- Tường minh: có chứa động từ ngữ vi
Tôi khuyên anh nên bỏ rượu đi
Mẹ hứa mai mẹ sẽ mua cho con
- Nguyên cấp (Hàm ẩn): vẫn có hiệu lực ở lời >< không chứa
động từ ngữ vi
Mai mẹ sẽ mua cho con
Mai tôi sẽ đến
→ Biểu thức nguyên cấp thuộc hành vi nào phụ thuộc vào :
+ Ngữ cảnh
+ Kết cấu, các từ ngữ chuyên dùng
+ Câu hồi đáp
ii. Các từ ngữ chuyên dùng
- Hỏi: có… không ?, chưa ?, ai?, gì  ?, bao giờ ?, mấy ?...
- Cầu khiến: hãy, đừng, chớ, làm ơn, xin…
- Khuyên: nên, không nên…
- Đánh giá: thật là…, thật là đẹp…
3. Phát ngôn ngữ vi
VD: Xin bà con yên tâm, tôi sẽ không bao giờ bao che khuyết điểm cho ai
→ tôi sẽ → Biểu thức ngữ vi nguyên cấp (hàm ẩn)
→ Xin bà con yên tâm → Thành phần mở rộng
III.ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG Ở LỜI
1. Nội dung mệnh đề: Chỉ ra nội dung của hành động
2. Chuẩn bị: hiểu biết của người nói về người nghe và quan hệ giữa họ
3. Tâm lí: trạng thái tâm lí ứng với hành động người nói đưa ra
4. Căn bản: trách nhiệm mà người nói/nghe bị ràng buộc
IV. HÀNH ĐỘNG Ở LỜI GIÁN TIẾP
V. PHÂN LOẠI HÀNH ĐỘNG Ở LỜI (Searle) *
12. LẬP LUẬN
Khái niệm

Cấu trúc p, q → r
LẬP LUẬN Tác tử lập luận
Kết tử lập luận
Phương thức Yếu tố hiện thực
Sắp xếp nội dung miêu tả
Từ đồng nghĩa

I. KHÁI NIỆM
- Một hoạt động ngôn từ
- Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người
nghe đến 1 hệ thống xác tín nào đó → rút ra/chấp nhận 1 số kết luận nào đó
II. CẤU TRÚC
1. Cấu trúc
p, q → r
- p, q: luận cứ
- r: kết luận
2. Vị trí và sự hiện diện của luận cứ và kết luận
- Kết luận có thể đứng trước – giữa – sau luận cứ
Trời đang mưa, mình không đi đâu, và mình lười nữa.
- Kết luận và luận cứ có thể tường minh hoặc hàm ẩn
Long ơi, nấu cơm đi. Mẹ đi làm sắp về đấy.
3. Đặc tính của quan hệ lập luận
- Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận
- Hướng lập luận (kết luận) là do luận cứ mạnh nhất quyết định
+ Vị trí của lập luận → thể hiện lập luận mạnh/yếu
+ Luận cứ đứng sau (gần kết luận) > Luận cứ đứng trước
III.BẢN CHẤT NGỮ DỤNG
1. Lập luận logic – Lập luận đời thường
- Lập luận logic có cấu trúc điển hình là tam đoạn luận, gồm:
Tiền đề lớn – Tiền đề nhỏ – Kết luận
Tất cả mọi người đều phải chết (TĐL) – Socrates là người (TĐN) –
Socrates phải chết (KL)
Tam đoạn luận logic Tam đoạn luận đời thường
Tiền đề lớn → “lẽ thường”, không
Đúng/Sai → phụ thuộc hoàn toàn tất yếu đúng, có thể có nhiều luận cứ
vào tiền đề lớn và tiền đề nhỏ cùng/khác hướng
→ Kết luận đồng hoặc nghịch hướng
Không thể chứng minh ngược lại Có thể chứng minh ngược lại
Không thể tranh biện Có thể tranh biện
Có thể chấp nhận kết luận có hình
Không chấp nhận kết luận phi logic
thức phi logic

2. Lập luận – Miêu tả


- Nội dung miêu tả → luận cứ cho lập luận đời thường (LLĐT)
- Giá trị của nội dung miêu tả trong LLĐT ≠ đúng/sai trong logic
- Hiếm khi thất miêu tả chỉ để miêu tả → đặt miêu tả vào lập luận
- Có những nội dung miêu tả tự nó có giá trị lập luận
3. “Lẽ thường” trong lập luận đời thường
- Định nghĩa: thuật ngữ dùng để chỉ các nguyên lý làm cơ sở tạo LLĐT
→ Những chân lý thông thường, có tính kinh nghiệm, không tất yếu
- Gồm: lẽ thường phổ quát, riếng cho quốc gia, cho từng địa phương…
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC
1. Tác tử lập luận
- Yếu tố tác động phát ngôn → tạo định hướng nghĩa tạo tiềm năng LL
Anh ấy ăn 2 bát phở → Anh ấy ăn có/những 2 bát phở
2. Kết tử lập luận
- Yếu tố liên kết tiền đề - kết đề trong lập luận
- Có thể là: Liên từ (vì…nên, hễ/nếu…thì…), tình thái từ (tất nhiên…)
Từ biểu thị qh mục đích/nhân quả (để/và, hoặc); cấu trúc
- Gồm: Kết tử 2 vị trí (Ngôi nhà có vườn nên tôi sẽ mua nó)
Kết tử 3 vị trí (Trời mưa nhưng phải thi nên tôi đến trường)
3. Yếu tố hiện thực
4. Sắp xếp nội dung miêu tả
5. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa cũng có giá trị lập luận + hiện thực hóa lập luận
Ông ta từ trần/bỏ mạng hôm qua
13. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

Khái niệm Cuộc thoại

Đoạn thoại
Các đơn vị Cặp thoại
Tham thoại

HỘI THOẠI HĐ ngôn ngữ

Phi lời
Yếu tố khác
Kèm lời

Chất

Lượng
Phương châm
Cách thức

Quan hệ

I. KHÁI NIỆM HỘI THOẠI


1. Khái niệm:
Hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn ngữ + hình
thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác
2. Phân loại:
Song thoại – Tam thoại – Đa thoại
II. ĐƠN VỊ CẤU TRÚC
→ Hội thoại có cấu trúc như 1 đơn vị cú pháp
1. Đơn vị lưỡng thoại
i. Cuộc thoại
- 1 lần trao đổi, nói chuyện giữa các thoại nhân trong 1 hoàn
cảnh xã hội nào đó
- 1 cuộc thoại → nhiều chủ đề → nhiều vấn đề
ii. Đoạn thoại
- 1 phần của cuộc thoại
- Tập hợp các lượt lời trao đổi về 1 vấn đề
iii. Cặp thoại
- Đơn vị tạo nên đoạn thoại → có quan hề trực tiếp với nhau
→ tương thích về chức năng
VD: hỏi – trả lời, chào – chào…
- Phân loại cặp thoại
+ Cặp thoại chủ hướng
+ Cặp thoại phụ thuộc
+ Cặp thoại củng cố
 Tương ứng: cặp thoại dẫn nhập và kết thúc hội thoại
 Cấu tạo từ tham thoại có tính chất biểu thái
- Chào cậu! Khỏe không?
- Mình vừa mới ra viện hôm qua
- Cậu phải nằm viện à ? Thế mà […]
+ Tham thoại sửa chữa → khi Sp1 vi phạm lãnh địa của Sp2
2. Đơn vị đơn thoại
i. Tham thoại (Bước thoại)
- Phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại trong 1 cặp thoại
ii. Hành động ngôn ngữ
III.CÁC YẾU TỐ KÈM LỜI – PHI LỜI
1. Yếu tố kèm lời: cường độ phát âm – tốc độ nói – khoảng cách lượt thoại
2. Yếu tố phi lời: bối cảnh (không gian, diện mạo…) – điệu bộ – cử chỉ
IV. CÁC QUY TẮC (PHƯƠNG CHÂM) HỘI THOẠI
1. Phương châm về lượng → Lượng thông tin đủ
2. Phương châm về chất → Nói điều tin là đúng
→ Nói điều có đủ bằng chứng
3. Phương châm về quan hệ → Thông tin có quan hệ với chủ đề
4. Phương châm về cách thức → Tránh lối nói tối nghĩa
→ Tránh lới nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa
→ Nói ngắn gọn
→ Nói có trật tự
V. HÀM Ý HỘI THOẠI
1. Khái niệm
Những gì người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn → hiểu đúng, đủ
2. Phân loại
i. Hàm ý hội thoại tổng quát → Suy luận mà không cần tri thức nền
ii. Hàm ý hội thoại đặc thù → Phải dựa trên cơ sở những hiểu biết
trong bối cảnh cụ thể

You might also like