You are on page 1of 3

1.

Đặc trưng ngôn ngữ


2. Các chức năng của các bộ phận trong bộ máy phát âm
3. Phân biệt cơ quan phát âm chủ động và cơ quan phát âm bị động
4. Các âm vị phụ âm đầu trong Tiếng việt
5. Mqh giữa âm tố và âm vị

Câu 1: Đặc trưng của ngôn ngữ:


1. Ngôn ngữ có tính võ đoán: Ngôn ngữ có bản chất là một loại tín hiệu.Tín hiệu
ngôn ngữ có tính võ đoán
+Tính võ đoán: Vỏ âm thanh và nội dung nó biểu thị là do quy ước
+Cùng 1 sự vật mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể gọi tên khác nhau
+Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối
2. Các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp có tính hình tuyến
+Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh.Chúng phải xuất hiện lần lượt
cái này tiếp sau cái kia,làm thành một chuỗi
+Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được coi là 1 nguyên lí căn bản,có giá trị
chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ
Phân tích,nhận diện các đơn vị ngôn ngữ,phát hiện quy tắc kết hợp của chúng
3. Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi
+Tính phân đoạn đôi hay còn gọi là tính có cấu trúc 2 bậc:
*Một bậc là đơn vị tự thân,không mang nghĩa,số lượng hữu hạn
*Một bậc là đơn vị mang nghĩa,do các đơn vị tự thân không mang nghĩa tạo
thành
Thực hiện được các thao tác,thủ tục để phân xuất,xác định các đơn vị ngôn ngữ
4. Ngôn ngữ có tính sản sinh
Từ 1 số lượng hữu hạn những đơn vị yếu tố đã có,dựa vào những nguyên tắc đã
được xác định,người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều loại đơn
vị,yếu tố mới
5. Ngôn ngữ có tính đa trị
Một vỏ âm thanh có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa và ngược lại,một ý nghĩa có
thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức ngữ âm
Làm phong phú thêm năng lực biểu hiện của ngôn ngữ
6. Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian và thời gian
+Các biểu hiện của ngôn ngữ dù có tính bản chất vật chất hay phi vật chất,dù
hiện thực hay phi hiện thực đều không quan trọng: “Chỉ cần ta bảo nó có,cho
rằng nó tồn tại là được”
+Ngôn ngữ được dùng để chỉ ra,thay thế cho những sự vật,hiện tượng,thuộc
tính,quá trình,..ở gần hay xa vị trí của người nói,người nghe,chúng ta tồn tại,đã
tồn tại hoặc sẽ tồn tại
Câu 2:Chức năng của các bộ phận trong bộ máy phát âm
*Bộ máy phát âm
Môi
Răng
Lợi
Ngạc
Mạc (Ngạc mềm)
Lưỡi con
Đầu lưỡi
Mặt lưỡi
Gốc (cuối) lưỡi
Nắp họng
Khoang yết hầu,khoang miệng,khoang mũi :giữ vai trò như những hộp cộng
hưởng trong các nhạc cụ bộ hơi.Khoang miệng,khoang yết hầu do hoạt động
của lưỡi và môi mà có thể thay đổi về:thể tích,hình dáng và lối thoát không khí

Câu 3: Phân biệt cơ quan phát âm chủ động và cơ quan phát âm bị động
*Cơ quan phát âm chủ động: Môi,Đầu lưỡi,Mặt lưỡi trước,mặt lưỡi giữa,mặt
lưỡi sau,gốc lưỡi. Cơ quan phát âm chủ động là những cơ quan có thể chuyển
động được (trong đó lưỡi và môi chuyển động nhiều nhất)
*Cơ quan phát âm bị động: răng,lợi,ngạc,mạc .Cơ quan phát âm bị động là
những cơ quan không chuyển động được nhưng có vai trò hỗ trợ cho cơ quan
phát âm chủ động tiến đến và tì vào.Tiết diện tiếp xúc nhiều hay ít dẫn đến sự
cản trở nguồn hơi khác nhau,tạo ra những âm thanh khác nhau.
2 cơ quan hỗ trợ nhau

Câu 4: Các phụ âm đầu trong tiếng việt:


Trong tiếng việt có 22 phụ âm đầu,bao gồm :/b,m,f,v,t,t’,d,n,z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l,
k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

Câu 5: Mối quan hệ giữa âm tố và âm vị?


-Âm tố là những âm được người nói phát ra và được người nghe nhận ra bằng
thính giác
-Âm vị là cái trừu tượng,khái quát hóa từ các âm tố,còn âm tố là hình thức thể
hiện vật chất cụ thể trong mỗi lần được nói ra,được phát âm ra của âm vị
-Chúng ta nói ra và nghe thấy các âm tố,nhưng tri nhận là tri nhận âm vị.Tương
quan âm vị-âm tố tương ứng với tương quan ngôn ngữ-lời nói
Âm tố là cái cụ thể còn âm vị là cái trừu trượng;âm tố được nhận thức bằng
thính giác còn âm vị là bằng tri giác;âm tố vô hạn,âm vị hữu hạn;âm tố tương
ứng với lời nói còn âm vị là ngôn ngữ.

Câu 1:*Tính võ đoán của ngôn ngữ:


Ngôn ngữ có tính võ đoán: Ngôn ngữ có bản chất là một loại tín hiệu.Tín hiệu ngôn
ngữ có tính võ đoán
+Tính võ đoán: Vỏ âm thanh và nội dung nó biểu thị là do quy ước
+Cùng 1 sự vật mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể gọi tên khác nhau
+Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối
Ví dụ: -Chúng ta không thể giải thích được vì sao “bàn” lại biểu hiện là cái bàn hay vì
sao sự vật này (cá) lại được gọi tên bằng âm “cá”
-loài “cá” ở trong tiếng Việt thì được gọi là “cá” nhưng trong tiếng anh thì là
“fish” hay Khmer :t’rây

Câu 2:
a. Thay đổi thể tích khoang miệng và khoang yết hầu :
b. Thay đổi lối thoát không khí:
c. Khuếch đại âm thanh:
d. Tạo âm thanh:

Câu 3:
a. Bộ phận thuộc cơ quan phát âm chủ động là:lưỡi,môi
b. Bộ phận thuộc cơ quan phát âm bị động là :ngạc,mạc,răng cửa hàm trên

You might also like