You are on page 1of 10

Chương 1: NAH TV

1. Trình bày cấu trúc âm tiết TV và làm rõ chức năng của từng thành tố trong cấu trúc.
- Cấu trúc của âm tiết TV
a. Các thành tố: Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu
trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi
thành tố có một chức năng riêng
a. Thanh điệu
Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Vd: toán – toàn
b. Âm đầu: Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu
biệt các âm tiết. Vd: toán – hoán
c. Âm đệm: Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt
các âm tiết Vd: toán – tán
d. Âm chính: Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Vd: túy – túi
e. Âm cuối: Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm thay
đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Vd: bàn – bài
b Cấu trúc 2 bậc

2. Phân tích, làm rõ các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt.
- Là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Đặc điểm này cũng là đặc điểm chung của âm tiết nói
chung
a. Có tính độc lập cao:
+ Trong dòng ngữ lưu, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện rõ ràng, được tách và ngắt ra
thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Ổn định về hình thức ngữ âm (tức không bị thay đổi về hình thức)
+ Âm tiết tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nhất định.
==> Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ
dàng.
b. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, trong tiếng Việt, gần như toàn
bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một
đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng

1
chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặc
trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
+ Tiềm tàng về nghĩa
c. Là điểm xuất phát phân tích âm vị học trong TV (khác với ngôn ngữ Ấn Âu, điểm xuất phát
phân tích âm vị học là âm vị)
==> ÂT có vai trò cực kì quan trọng trong TV (khác với ngôn ngữ Ấn Âu, âm vị mới có vai
3. Sự thể hiện và phân bố của các thanh trong tiếng Việt.
– Thanh 1: thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu), xuất
hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ:cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không
thể có các âm tiết như: lach, bat, lac…
– Thanh 2: thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( )], thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như
thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: cà, sàn,
bằng, đàm.
– Thanh 3: thanh ngã [ghi bằng dấu ngã ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt đầu thấp hơn
và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.
– Thanh 4: thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi ( )] là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm
bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví
dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.
– Thanh 5: thanh sắc [ghi bằng dấu sắc ( )] là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm
xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc
còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức,
sáng sớm.
– Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( )], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm,
điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp
hơn.
Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục
trặc, bẹp ruột
4. Quy luật phân bố thanh điệu TV? Lí giải nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Quy luật phân bố thanh điệu tiếng Việt
+ Các thanh đều phân bố trong tất cả các kiểu âm tiết (trừ âm tiết khép)
+ Trong âm tiết khép chỉ phân bố thanh 5,6
Lí giải:+âm tiết đóng(khép)là âm tiết kthúc =/p,t, k/nên trường độ của âm tiết sẽ bị rút ngắn .Vì
thế ,âm tiết ko còn đủ trg độ để thể hiện t/c bằng phẳng của thanh 1,2 hay đg nét gầy của thanh
3,4.tuy nhiên trg độ rút ngắn lại ko ảnh hưởng đến thanh 5,6
+ở các kiểu âm tiết còn lại ,trg độ ko bị rút ngắn nên các thanh phân bố bình thg.
Vd:lạc,lặp,tát,tạt

2
5. Vị trí, chức năng của âm đầu vần. Khi phát âm, âm tiết có và không có âm đầu vần khác nhau
như thế nào? XĐ âm tiết có chứa âm đầu vần và gt vsao xđ như vậy?
6. Bai tập.
- Xác định/ Phân tích cấu trúc âm tiết của ngữ liệu sau
- Xđ slg âm vị trong ngữ liệu
Chương 2: TVH TV
1. Khái niệm từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
- Khái niệm từ nhiều nghĩa:
+ Từ nhiều nghĩa là từ có một hình thức ngữ âm nhưng có hai nghĩa trở lên, mỗi nghĩa ứng với
một hoặc một số sự vật hiện tượng hoặc biểu thị nhiều khái niệm.
+ Bắt nguồn từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ: dùng cái hữu hạn (các yếu tố ngôn ngữ) để
biểu hiện cái vô hạn (sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan)
+ Là hiện tượng có tính phổ quát

- Từ đồng âm là những từ hoàn toàn giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng nghĩa lại hoàn toàn
khác nhau.
- Đối với từ đồng âm:
+ Các nghĩa hoàn toàn khác nhau
+ không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc
- Từ nhiều nghĩa :
+ Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa
+ Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác

2. Khái niệm cụm từ cố định. Đặc trưng ngữ nghĩa/ giá trị ngữ nghĩa của CTCĐ.
* Khái niệm:
- CTCĐ là các cụm từ đã cố định hóa nên cũng chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như
từ.
* Đặc điểm:
+ Do được cố định hóa, mang tính chất chặt chẽ nên các CTCĐ ít hay nhiều đều có tính thành
ngữ. Tính thành ngữ thường có những mức độ từ thấp đến cao khác nhau.
+ Trong CTCĐ có nhiều ngữ có hình thức cấu tạo là câu, do đó cái quyết định để xác định các
cụm từ cố định là tính tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu.
+ Mặc dù CTCĐ có tính chất chặt chẽ, cố định nhưng không có nghĩa là không biến đổi trong
câu
* Đặc trưng ngữ nghĩa:
a/ Tính biểu trưng: Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc
điểm, tính chất, hoạt động, tình thế…phổ biến, khái quát. Biểu trưng là cơ chế tất yếu mà các
cụm từ cố định phải sử dụng để ghi nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm
đơn.
b/ Tính hình tượng và tính cụ thể: Tính hình tượng là kết quả tất yếu của tính biểu trưng. Nhờ
tính hình tượng mà các cụm từ cố định thường gây ra những ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột, tác
động của chúng đậm và sắc. Do có tính hình tượng nên cụm từ cố định có tính cụ thể

3
c/ Tính dân tộc: Tính dân tộc được thể hiện ở chính nội dung của chúng và ở các tài liệu (tức là
các vật thực, việc thực) mà cụm từ cố định đã dùng làm biểu trưng cho nội dung của chúng.
d/ Tính biểu thái: Các CTCĐ thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể nói lên
hoặc lòng kính trọng hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót thương…của chúng ta đối với người, vật hay
việc được nói đến.

3. Khái niệm từ trái nghĩa, lấy ví dụ minh hoạ.


- Trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái ngược với hiện tượng đồng nghĩa
- Để xác định các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa đồng nhất nào đó. Nét
nghĩa này phải là nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa.
- Từ trái nghĩa thường là động từ, tính từ, số từ.
VD: “Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.

4. Khái niệm phương thức cấu tạo từ; các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt. Cho ví dụ minh
họa.
- KN: phương thức cấu tạo từ là cách thức và phương tiện mà các ngôn ngữ sử dụng để tạo ra
các kiểu cấu tạo từ.
* Phương thức từ hóa hình vị (còn gọi là phương thức chuyển nghĩa)
Một từ biến đổi nghĩa của nó thành một từ khác. Từ mới được tạo ra và từ cũ có vỏ ngữ âm
giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau (Chú ý phân biệt các từ được tạo ra bởi phương
thức chuyển nghĩa với hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
==> Từ đơn
* Phương thức ghép
Dùng hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo từ riêng rẽ ghép lại với nhau theo những quy tắc nhất
định để cho một từ.
Hai đơn vị cấu tạo từ: đều có nghĩa (gồm cả nghĩa thực và nghĩa ngữ pháp)
Quy tắc (quan hệ giữa yếu tố): Ghép đẳng lập (hợp nghĩa) – Ghép chính phụ (biệt nghĩa)
==> Từ ghép
*Phương thức láy
Tác động vào một đơn vị cấu tạo từ (tiếng gốc) làm sản sinh ra một đơn vị thứ sinh (tiếng
láy), giữa hai đơn vị này có quan hệ ngữ âm nhất định. Tổ hợp đơn vị gốc và đơn vị thứ phát là
một từ láy.
- Phải xđịnh đc tiếng gốc
- Qhe về mặt ngữ âm giữa 2 yếu tố
- Qhe nghĩa: giảm nhẹ/ tăng cường về mức độ, cường độ; sắc thái hóa/ khái quát hóa về nghĩa
- Thanh: theo quy luật
==> Từ láy

4
Bài tập:
a. Tìm trong thành ngữ tiếng Việt (tối thiểu 4 ngữ liệu) có chứa cặp từ trái nghĩa và chỉ ra cơ sở
chung của các cặp từ trái nghĩa trong những thành ngữ đó.
Chết vinh còn hơn sống nhục
Có mới nới cũ
Yêu cho voi cho rọt, ghét cho ngọt cho bùi
Gần nhà xa ngõ

b. Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau:


(1) Lúa chín vàng ngoài đồng.
(quả, hạt hoặc hoa) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có
hương thơm, vị ngon
(2) Cơm đã chín rồi đấy, ăn thôi.
(thức ăn) được nấu nướng kĩ đến mức ăn được
(3) Cần phải suy nghĩ chín rồi mới nói.
Kĩ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh

c. Tìm tối thiểu 5 cụm từ cố định gọi tên các bộ phận cơ thể người/ tính cách con người/ hoạt
động của con người.
*5 cụm từ cố định gọi tên các bộ phận cơ thể người: tóc rễ tre, mũi dọc dừa, lông mày lá liễu,
mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, lông mày sâu róm, mắt lá răm, chân chữ bát,...
*5 cụm từ cố định gọi tên tính cách con người: khôn nhà dại chợ, mẹ hát con khen hay, trước
dai sau khôn, quen tay hay việc, điếc không sợ súng
* hoạt động của con người: bàn mưu tính kế, đi ra đi vào, buôn gian bán lậu, suy đi tính lại,
nghĩ tới nghĩ lui

d. Phân loại các từ sau theo cấu tạo:


e. Xác định hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa trong các ngữ liệu và giải thích rõ vì sao xác định
như vậy.
Ví dụ từ đồng âm:

Cô ấy được điểm chín ( chín: chỉ một con số).

Cánh đồng bát ngát lúa chín ( chín: lúa đến lúc thu hoạch).

Ví dụ từ nhiều nghĩa:

Cánh đồng bát ngát lúa chín ( nghĩa gốc).

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói ( chín: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).
5
Chương 3: NPH TV
1. Khái niệm câu ghép trong tiếng Việt. Cho ví dụ minh họa.
- Câu ghép là một câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Mỗi vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có cụm chủ ngữ – vị ngữ).
Giữa các vế của câu ghép luôn có những mối quan hệ nhất định.
Ví dụ: Hễ con chó mà đi chậm, con khỉ lại cấu hai tai con chó giật giật. Con chó mà chạy sải thì
con khỉ sẽ gò lưng như người phi ngựa.

2. Trình bày khái niệm, phân loại câu đơn/câu phức/ câu ghép. Cho ví dụ.
* Kn :
-câu đơn là loại câu do một cụm chủ ngữ và vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành. Câu này có
thể diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn hoặc không, nó thường được dùng để thực hiện một mục
đích nói năng nào đó.
+ phân loại câu đơn : Dễ thấy câu đơn sẽ được chia thành 3 loại là câu đơn bình thường, câu
đơn đặc biệt và câu đơn rút gọn.
• Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt cho câu.
Ví dụ: Em tôi học lớp 1 (Em tôi là chủ ngữ, học lớp 1 là vị ngữ).
• Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt
cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị lược bỏ trong khi giao
tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách
dễ dàng.
- Ví dụ đoạn đối thoại sau:
+ Linh ơi, bao giờ phải nộp bài tập cho cô vậy?
+ Sáng mai. (Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hoàn thiện lại sẽ là: Sáng mai, lớp
ta nộp bài nhé).
• Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nòng cốt và không
thể xác định được đó là bộ phận gì. Không như câu rút gọn người ta không thể xác định chính
xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu loại này chỉ có
thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi bối cảnh sẽ không còn tư cách của
1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về
một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Các ví dụ câu đơn đặc biệt:
• Vũ! Vũ ơi! (Kêu hoặc gọi ai đó).
• Ôi trời! Tôi vui quá! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ đối với 1 sự vật sự việc nào đó).
• Ngày 9/4/1996. Hôm nay mẹ đã rất vui (Xác định 1 mốc thời gian cụ thể).
• Mưa (Xác định chính xác cảnh tượng đang diễn ra).
• Thành phố Đà Lạt (Xác định địa điểm, nơi chốn).
• Tiếng reo hò. Tiếng vỗ tay (Liệt kê 1 loạt sự vật, hiện tượng).
-Câu phức hợp (gọi tắt là câu phức) là loại câu có từ hai kết cấu chủ-vị (C-V) trở lên, mỗi kết
cấu chủ-vị được gọi là một mệnh đề.
+phân loại : 1. Câu phức đẳng lập  ,ví dụ : 1) Mắt tôi nhìn xuống mũi, mũi tôi nhìn xuống
miệng, và miệng tôi thì bịu ra.
2) Nó kêu, nó la, nó rên, nó khóc, nó giả giãy chết, nó nằm lăn ăn vạ.
6
2. Câu phức phụ thuộc.
Câu phụ chủ ngữ: ví dụ : Việc nó không đến là lỗi của anh.
C (C – V) – V
Ví dụ :  Chị li dị anh ấy là đúng. / Việc chị li dị anh ấy (là) đúng.

-Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi
vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một
ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở
lên”.
Thứ nhất, câu ghép đẳng lập
Ví dụ như: Hoa nấu cơm trưa hoặc Minh nấu.
Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì.
Thứ hai, câu ghép chính phụ
Ví dụ : Nếu em chăm chỉ học tập thì kết quả thi học kỳ sẽ rất cao.
Thứ ba, câu ghép hô ứng
ví dụ. Người thế nào thì vật thế ấy.
Thứ tư, câu ghép chuỗi
Ví dụ . Trời trong, xanh, gió mát.
Thứ năm, câu ghép hỗn hợp
Ví dụ như: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng học hành cẩn thận nhưng nó không nghe cho nên
bây giờ nó vẫn thất nghiệp

3. Trình bày khái niệm, phân loại vị tố và các tham thể. Cho ví dụ.
* KN Vị Tố :
-phương tiện ngôn ngữ dùng dể biểu thị đặc trưng hay quan hệ của sự việc được gọi chung là vị
tố. Vị tố có quan hệ với vị từ, nhưng không đổng nhất với vị từ
Phân loại vto
- Vị tố dời chuyển
- Vị tố tác động làm thay đỏi vị trí của vật
- Vị tố tác dộng làm thay dổi trạng thái vật lí của vật.
- Vị tố tác dộng làm đối tượng bị hủy diệt:
- Vị tổ tạo tác:
- Vị tố nói năng:
- Vị tố cầu khiến:
- Vị tố cảm nghĩ:
- Vị tổ trạng thái:
- Vi tố dặc điểm, tính chất
- Vị tố trao nhận:
- Vị tố quan hệ:
* KN Tham thể
- là các thực thể tham gia vào cấu trúc dặc trưng lquan hệ - tham thể của sự tình, và thường
được biểu thi bầng danh từ, cum danh từ hoảc các từ ngữ tương đương.
- Tham thể thường dược chia thành hai loai: tham thể bắt buộc (cơ sở) và tham thể mở rộng.
7
Ví dụ: Chiều qua, Mẹ đã cho Lan hai trăm ngàn đồng để mua sách.
Vị tố của sự tình là "cho và bốn" tham thể là "mẹ" (chủ thể), "Lan" (tiếp thể - kẻ tiếp nhận), hai
trăm ngàn đồng (đối thể - vật được trao tặng), chiều qua (tham thể thời gian), mua sách (tham
thể mục đích)
- Tôi đọc sách
+ vị tố: CĐT chỉ hành động “ đọc sách”
+ Tham thể bắt buộc: người thực hiện hành động “ tôi”
4. Trình bày khái niệm từ loại và các tiêu chí phân định từ loại trong tiếng Việt.
Kn
→ Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát,
theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ
pháp nhất định ở trong câu .j
1. Theo tiêu chí ngữ nghĩa
Theo tiêu chí này, người ta phân biệt hai loại từ lớn là thực từ và hư từ. Thực từ là những từ có
ý nghĩa từ vựng. Giữa các nhóm từ loại này có sự khác nhau về cách thức biểu đạt hiện thực
khách quan: định danh, chỉ định hoặc liệt kê xếp dãy.
– Nhóm từ định danh biểu đạt các lớp sự vật, hiện tượng hay khái niệm, ví dụ như: bàn, ghế,
lợn, gà, ngủ, ăn, chăm chỉ, lười biếng. Cần lưu ý rằng từ định danh không đồng nghĩa với danh
từ. Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng, hành vi, tính chất, v.v… của một loạt từ,
chứ không phải là chức năng của riêng danh từ.
– Nhóm từ chỉ định (đại từ) có giá trị biểu thị hướng chỉ định trong khuôn khổ của một tình
huống hay ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất I (tôi) luôn
luôn chỉ định vào người nói, đại từ nhân xưng You (mày) chỉ định vào người nghe, còn He/She
(nó) hay this (này) hoặc that (kia) chỉ định vào một đối tượng không phải là người nói cũng
không phải là người nghe’
– Nhóm từ liệt kê, xếp dãy (số từ) có giá trị xác định dãy các sự vật hay hiện tượng, ví dụ: Khi
ta nói ‘mười con gà’ là ta xác định một dãy gồm 10 con gà.

Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn
là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa
các thực từ trong ngôn ngữ. Tùy vào chức năng, ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các
loại hư từ như giới từ, liên từ, quán từ.

2. Theo tiêu chí cú pháp


Theo tiêu chí này, ta phân biệt các từ trên cơ sở những khác biệt về khả năng kết hợp của chúng
với những từ khác trong các phát ngôn. Do vậy, biết được từ loại của từ, ta có thể biết được từ
có thể đảm đương những chức năng ngữ pháp nào trong các phát ngôn. Thực ra, tiêu chí này
cũng có phần trùng hợp với tiêu chí ngữ nghĩa ở trên, bởi vì theo tiêu chí này ta cũng phân biệt
đại từ và số từ. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa hai tiêu chí này thể hiện trong sự phân chia
nhóm từ có chức năng định danh. Theo tiêu chí cú pháp, trong nhóm từ định danh, ta phân biệt
các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Còn các nhóm từ khác như giới từ, liên từ,
quán từ, tình thái từ được coi là những hình vị ngữ pháp hay từ công cụ.
Nhìn chung, từ loại trong các ngôn ngữ có thể không giống nhau, nhất là đối với mảng hư từ. Vì
8
vậy, mặc dù từ loại là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu sớm nhất của ngôn ngữ học,
nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

5. Miêu tả cấu tạo của cụm danh từ; cụm ĐT. Cho ví dụ minh họa.
-Cụm danh từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ và có chức năng đồng cách. Cụm
danh từ này thường đi ngay trước hoặc ngay sau danh từ nó biểu đạt.

Cấu tạo:
+ Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng (cả,...) và chỉ đơn vị chính xác (ba,
chín,...).
+ Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,...) và xác định vị trí của
sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,...)
+Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:
+ Từ thứ nhất là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.
+ Từ thứ hai là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

VD:

Phụ trước Trung tâm Phụ sau


t2 t1 T1 T2 s1 s2
Chăm
Tất cả Những em Học sinh ấy
ngoan

- Cụm động từ:


Chúng được tách làm 3 phần chính:

 Phần phía trước có chức năng bổ nghĩa cho phần trung tâm. Chúng biểu thị sự việc tiếp diễn
hay khuyến khích hoặc ngăn cản.
 Phần trung tâm
 Phần sau nằm ở cuối câu dùng để bổ ngữ cho động từ chính cho cụm động từ. Chúng nhằm
để chỉ thời gian hay nguyên nhân, địa điểm,….
Ví dụ như: “Đang đi đến siêu thị”. Ở đây phần đầu là “đang”, phần trung tâm là “đi” và phần
sau là “ đến siêu thị”.

Ngoài ra trong một vài trường hợp cụm động từ sẽ bị khuyết đi phần trước hoặc phần sau.

6. Bài tập:
a. Phân tích kết cấu ngữ pháp và xác định kiểu câu của các ngữ liệu dưới đây:
(1)Xe chạy chầm chậm...(2)Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3)Tôi thở
hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
9
Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
(1)Xe(CN) chạy chầm chậm...(VN) ---> Câu kể
(2)Mẹ tôi (CN)cầm nón vẫy tôi, vài giây sau(TN), tôi(CN)đuổi kịp(VN).(VN)---> Câu kể
(3)Tôi(CN) thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe(TN), tôi(CN) ríu cả chân
lại(VN).(VN)---> Câu kể

b. Xác định các vị tố và tham thể trong các câu


c. Xác định từ loại cho những từ được gạch chân trong các câu sau:
d. Xác định và phân tích cấu tạo các cụm DT, cụm ĐT có trong đoạn văn sau:

10

You might also like