You are on page 1of 6

I. Khái quát.

1. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói:


 Các cặp đối lập: nhớ bản chất của ngôn ngữ là như thế nào (chung, khách quan, xã
hội, hữu hạn, chuẩn mực, ổn định …) và bản chất của lời nói là như thế nào (cá nhân,
riêng, chủ quan, vô hạn, sáng tạo, nhất thơì, bất ổn định …)
 Câu hỏi có thể đưa ra các cặp đối lập nhưng nó không phải nói về ngôn ngữ và lời
nói: vô thanh – hữu thanh, tròn môi – không tròn môi; vang - ồn, ngắn – dài … (các
cặp đối lập để miêu tả các khái niệm khác chẳng hạn như âm vị)
 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.
2. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ học.
 8 giai đoạn.
 Tiền đề của các nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ: xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
 Giai đoạn nào là bản lề; các đặc điểm của giai đoạn đó như thế nào; khuynh hướng
ngôn ngữ nào là chính, nhiệm vụ, phương pháp, đối tượng của nó là gì?
3. Các giả thuyết ngôn ngữ:
 6 giả thuyết.
 Độ tin cậy của các giả thuyết. Giả thuyết của Aghen là đáng tin cậy, có khả năng bao
quát được các hiện tượng ngôn ngữ; còn các giả thuyết khác chỉ đúng với một vài
hiện tượng mà thôi.
 Nội dung của các giả thuyết.
 Tiền đề của ngôn ngữ: tiền đề sinh học (tư duy) và tiền đề xã hội (giao tiếp)
4. Sự phát triển của ngôn ngữ.
 Sự phát triển chung ntn?
 Sự phát triển riêng của từng lĩnh vực như thế nào?
5. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
 Sư khác nhau giữa ngôn ngữ và tưu duy (ngôn ngữ là vật chất – tư duy tinh thần)
 Thống nhất nhưng không đồng nhất.
 Vai trò của ngôn ngữ trong mối quan hệ với tư duy: phương tiện thể hiện tư duy và
trực tiếp tham gia hình thành tư duy
6. Các đơn vị, đặc điểm, mối quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt đặc biệt: (…)
 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt: …
 Đơn vị của hệ thống ngôn ngữ (4 đơn vị/hệ thống đơn vị): âm vị, hình vị, từ, câu
 Đơn vị nhỏ nhất, đơn vị lớn nhất, đơn vị nào cấu tạo nên đơn vị nào,
 Quy tắc: chỉ các đơn vị cùng loại mới kết hợp được với nhau.
 Quan hệ:
- Cấp bậc (bao hàm, nằm trong)
- Quan hệ tuyến tính: kết hợp, ngang, lần lượt, hình tuyến, ngữ đoạn
- Quan hệ liên tưởng: lựa chọn, dọc, tiềm tàng, khiếm diện, thay thế, hệ hình
7. Tính võ đoán: đa phần các hiện tượng ngôn ngữ có mối quan hệ giữa các biểu đạt và cái
được biểu đạt là võ đoán (không có lí do)
8. Các thuật ngữ đồng đại, lịch đại.
9. Phân loại ngôn ngữ:
 Theo nguồn gốc: Quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ:
- Nguyên tắc phan loại: âm và nghĩa; lịch đại; sự thay đổi mặt ngư âm có tính hệ
thống
- Tiếng Việt và Tiếng Hán cùng loại hình khác nguồn gốc
- Tiếng Anh
- Tiếng Pháp
- Các dòng ngôn ngữ điển hình: Giecman; Roman
- Đặc điểm của nhóm từ cơ bản.
 Theo loại hình: phương diện so sánh: từ pháp và cú pháp trên bình diện đồng đại
- Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt)
- Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh)
II. Ngữ âm:
1. Khái niệm.
2. Nghiên cứu về gì: đặc điểm âm học, đặc điểm cấu âm, chức năng của ngữ âm.
3. Đc xem xét từ bình diện nào: vât lí (đặc điểm âm học), sinh học (đặc điểm cấu âm), xã
hội (chức năng của ngữ âm)
4. Bộ máy phát âm gồm những thành phần nào?
 Nắm đc vị trí các bộ phận trong bộ máy phát âm?
 Di động: môi, lưỡi, dây thanh, lưỡi con
 Cố định: răng, lợi, ngạc
 Ba hộp cộng hưởng: mũi, miệng, thanh hầu (chứa dây thanh)
5. Phân biệt âm tố và âm vị: đều là các đơn vị không có nghĩa; cấu tạo âm thanh lớn hơn,
âm vị cấu tạo âm tiết, âm tố là đv cấu âm thính giác (nghe thấy sự khác nhau về âm thanh
giữa các âm tiết khác nhau) # âm vị cấu tạo hình vị, giúp người nghe nhận ra các hình vị
khác nhau đồng thời là hiểu được các hình vị đó có ý nghĩa khác nhau (cấu âm khu biệt
nghĩa) (nhận cảm, hiểu sự khác nhau về nghĩa giữa các âm)
6. Số lượng âm vị khác nhau là do cộng đồng người nói ngôn ngữ đó tự xác lập với nhau >
có nghĩa là nó mang tính xã hội.
7. Âm tố: hai loại lớn là nguyên âm + phụ âm > tiếp tục phân nhỏ ra: nguyên âm = tùy vào
các tiêu chí khác nhau có các loại khác nhau: … hàng trước, hàng giữa, hàng sau
 Phân biệt nguyên âm vs phụ âm.
 Các nhóm nguyên âm.
 Phương thức cấu âm: cách (thức) mà âm đc tạo ra
 Vị trí cấu âm: nơi (vị trí) mà âm đc tạo ra
 Khi đề cập đến các bộ phận trong miệng là nói đến vị trí cấu âm, khi đề cập đến dây
thanh là nói đến tính thanh (vang, ồn, vô thanh, hữu thanh), khi đề cập đến luồng
không khí đi ra như thế nào là nói về phương thức cấu âm.
 Nguyên âm và bán nguyên âm: ví dụ: nguyên âm u và bán nguyên âm u; sẽ giống
nhau hết, nhưng khác nhau ở chỗ nguyên âm có thể đứng ở vị trí đỉnh âm tiết; bán
nguyên âm thì ko, nó nằm trền sườn đi lên của âm tiết.
 Nguyên âm đôi tiếng Anh (centring  trượt vào centre = vừa); (closing  trượt lên
âm close = âm hẹp); nguyên âm đôi tiếng Việt (ngược vs tiếng Anh trượt về âm có độ
mở lớn)
8. Trọng âm tiếng Anh đặc điểm, chức năng.
9. Khi hỏi các âm cụ thể, nhớ phát âm cường điệu lên tí: ví dụ âm /k/ phải phát âm rõ, chậm
để nhận ra cách thức cũng như vị trí (trừ phi ko hiểu cách thức là gì, vị trí là gì)
10. Cố gắng nhớ bảng phụ âm, nguyên âm (đơn, đôi) tiếng Anh, tiếng Việt để phân biệt giữa
các âm, giữa các âm cùng phương thức cấu âm, hoặc vị trí cấu âm
11. Bảng mô tả thanh điệu tiếng Việt
12. Phân loại âm tiết tiếng Việt (khép, nửa khép, mở, nửa mở): đọc to lên nhớ m,n,ng (nh) kết
thúc âm tiết là nửa khép
13. Nhớ kí hiệu phiên âm vì câu hỏi khi hỏi về âm sẽ dùng kí hiệu phiên âm
14. Biến đổi ngữ âm:
 Các loại hiện tượng biến đổi ngữ âm phổ biến (3): thích nghi, đồng hóa, dị hóa
 Thích nghi: giữa các âm khác loại + khác nhau > giống nhau
 Đồng hóa: giữa các âm cùng loại + khác nhau > giống nhau
 Dị hóa: giữa các âm cùng loại + giống nhau (gần giống) > khác nhau (tiêu biến)

III. Từ vựng ngữ nghĩa


1. Khái niệm: từ đơn vị nhỏ nhất độc lập về ý nghĩa và hình thức
 Từ vựng: bao gồm từ và ngữ cố định (thành ngữ, ngữ cố định định danh và quán ngữ)
 Từ ko thể chem xen
 Các mối quan hệ trong tam giác ngữ nghĩa
2. Biến thể của từ:
 Biến thể hình thái học: dạng thức ngữ pháp khác của một từ vd: went là biến thể ngữ
pháp của go
 Biến thể ngữ âm hình thái học: hình thức âm thanh khác của một từ: giăng là biến thể
ngữ âm của trăng
 Biến thể từ vựng ngữ nghĩa: nghĩa khác của một từ vd: đứng đầu lớp, nghĩa trong câu
này của ‘đầu’ (xếp thứ nhất) là biến thể từ vựng ngữ nghĩa của từ “đầu” (bộ phận cơ
thể)
3. Hình vị (từ tố):
 Khái niệm
 Các loại hình vị.
 HÌnh vị tự do, hình vị phụ thuộc (hình vị phụ thuộc mang ý nghĩa ngữ pháp, hình vị
phụ thuộc mang ý nghĩa từ vựng bổ sung)
 Phụ tố biến hình (biến đổi từ - 8 phụ tố), có 3 phụ tố vừa biến hình vừa phụ tố phái
sinh (s, ed, ing)
 Dạng bài tập xác định hình vị.
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (nhớ là khi tách ra nghĩa của các hình vị có
liên quan đến nghĩa của cả từ đó)
- Từ có mấy hình vị?
- Tách ra như thế nào là đúng?
- Từ có hình vị loại nào?
- Phụ tố nào mang ý nghĩa gì (ngữ pháp, từ vựng bổ sung) …
- Các loại hình vị? Căn tố, phái sinh, biến hình.
- Cho câu có các từ có phần gạch chân, hỏi đó là gì? Phụ tố/hình vị loại gì?
- …
4. Cấu tạo từ (từ phân loại theo cấu tạo – 4 loại) tương ứng vs 4 phương thức cấu tạo.
 Từ hóa hình vị  từ đơn
 Ghép chính tố + phụ tố phái sinh (cấu tạo từ)  từ phái sinh
 Ghép chính tố + chính tố  từ ghép
 Lặp lại ngữ âm  từ láy
5. Tính thành ngữ (khả năng dịch duy nhất), tính cố định (yếu tố dự đoán)
6. Nghĩa của từ:
 Cái sở chỉ: sự vật gọi tên
 Cái sở biểu: hiểu biết về sự vật trong bộ não của con người
 Cái biểu hiện: âm thanh (chữ viết), hình thức
 Cái được biểu hiện: nghĩa, nội dung, cái sở chỉ + cái sở biểu
 Các thành phần nghĩa: 3 thành phần
- Nghĩa sở chỉ
- Nghĩa sở biểu
- Nghĩa sở dụng
 Ẩn dụ
 Hoán dụ
 Nét nghĩa: cách tổ chức nét nghĩa (khái quát  cụ thể)

IV. Ngữ pháp:


1. Đơn vị ngữ pháp:
 (Hình vị, từ, câu) khác vs đơn vị của hệ thống ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ, câu)
 Đối tượng nghiên cứu: từ pháp (cấu tạo từ) + cú pháp (cấu tạo câu)
2. Ý nghĩa ngữ pháp:
 Khái niệm (đặc điểm): khái quát, chung, phi vật thể đc thể hiện bằng những phương
thức nhất định.
 Ý nghĩa NP có thể đc khái quát từ nhiều phương diện:
- Từ ý nghĩa của từng từ (sự vật, hành động, tính chất, quan hệ, …) ý nghĩa tự
thân  thường trực
- Từ hình thức của từ (số ít, số nhiều, quá khứ, hiện tại, tiếp diễn, giống đực,
giống cái, ngôi 1,2,3 ...)  ý nghĩa tự thân  không thường trực
- Từ quan hệ của từ với các từ khác trong câu (chủ thể, tiếp thể, đích thể, nghiệm
thể, ngôn thể …)  ý nghĩa quan hệ
3. Phương thức ngữ pháp:
 Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
 8 phương thức phổ biến: thêm phụ tố (8 phụ tố biến hình) (ko bao gồm các phụ tố cấu
tạo từ (phụ tố phái sinh), biến dạng chính tố, thay chính tố, trọng âm, lặp, hư từ, trật
tự từ, ngữ điệu.
 Phương thức thêm phụ tố điển hình cho tiếng Anh (ngôn ngữ hòa kết), phương thức
sử dụng hư từ điển hình cho tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập)
 Một phương thức có thể thể hiện nhiều ý loại ý nghĩa (s)
 Câu hỏi cụ thể: cho các từ, hỏi chúng đc sử dụng phương thức ngữ pháp nào?
4. Phạm trù ngữ pháp:
5. Mỗi một phạm trù ngữ pháp là một tập hợp các ý nghĩa ngữ pháp.
 Có 8 phạm trù ngữ pháp phổ biến (Số, thời, thể, ngôi, giống, cách, dạng, thức)
 Các ngôn ngữ khác nhau có số lượng cũng như các loại phạm trù ngữ pháp khác
nhau.
 Đọc lại từng loại phạm trù: phạm trù đó của từ loại nào, chú ý những loại phạm trù
ứng với nhiều từ loại (danh từ); những loại dễ nhầm như ngôi là phạm trù của động từ
không phải của đại từ; những loại phạm trù có quan hệ với nhau (phạm trù thời, thể)
6. Phạm trù từ vựng ngữ pháp (Từ loại)
 Một phạm trù từ vựng ngữ pháp chính là một loại từ loại.
 Tiêu chí phân loại: Ý nghĩa khái quát + hoạt động ngữ pháp: hình thái học (cấu tạo+
biến đổi hình thức từ) (đặc trưng cho tiếng Anh, ngôn ngữ hòa kết) + cú pháp học
(khả năng kết hợp) (đặc trưng cho tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập)
 Phận loại: Thực từ + Hư từ + Thán từ
 Thực từ: Danh từ (lưu ý vì có nhiều danh từ có thể dễ nhầm với kết từ vd: từ “nguyên
nhân nhưng từ “vì” là kết từ; từ “mục đích” là danh từ nhưng từ “để” là kết từ …)
hoặc dễ nhầm với phụ từ chỉ loại (đơn vị) ví dụ như hòn trong hòn đá, bao trong bao
gạo, tấm trong tấm vải ….. Động từ, tính từ (ko có lưu ý gì đặc biệt). Đại từ (lưu ý đại
từ vì có nhiều loại đại từ không quen thuộc có thể dễ cho đó là hư từ vd như sao, nào,
đâu, đó, gì, ai …) . Số từ là từ chứng (từ kết hợp đặc thù) của danh từ.
 Hư từ: Phó từ (đã, đang, sẽ, rất, quá, lắm, hãy đừng chớ,…- trong nhóm từ này có
nhiều từ được gọi là từ chứng- kết hợp đc vs động từ là các phụ từ khiển động như
hãy, đừng, chớ, kết hợp đc vs tính từ là các từ chỉ mức độ rất, quá, lắm, …); có một
nhóm trong phụ từ rất dễ nhầm với danh từ là loại từ (từ chỉ đon vị: cái, hòn, tấm,bức,
…); kết từ (dùng để nối) , trợ từ (dùng để nhấn mạnh)
 Thán từ: Có thể đứng một mình tạo thành câu

Some tips:

 Lưu ý đáp án dài nhất mà gồm các phương án khác.


 Đọc kĩ, nhiều phương án sai sẽ có một điểm gì đó rất vô lí và kì cục, lạ, dễ loại bỏ, trừ
khi ko hiểu thì chịu
VD:
o Hệ thống ngôn ngữ gồm các yếu tố nào: âm vị, hình vị, từ, văn bản/sách, …
o Nghiên cứu ngữ pháp trên các bình biện nào: từ pháp, cú pháp, luật pháp, thư
pháp
 Câu hỏi và đáp án nhiều khi có những từ trùng nhau: biết một âm tạo ra ở vị trí nào là
đang nói về: vị trí cấu âm …
 Đọc kĩ các câu hỏi có ý phủ định (không phải là…)/ (sai khi nói về) …

You might also like