You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP TỔNG HỢP

CHƯƠNG 1
(1) Phương pháp so sánh ngôn ngữ nào quan tâm đến nguồn gốc của một ngôn
ngữ?
=> Phương pháp so sánh lịch sử

Họ ngôn ngữ là một tập hợp nhiều ngôn ngữ có quan hệ với nhau như thế nào?

=> tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập đc những nét chung,
cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những qui luật nhất định

(2) Cây phả hệ ngôn ngữ được xếp theo trật tự như thế nào?
 Gần – xa : nhóm – nhánh- ngữ hệ (họ)
 Xa – gần : họ - nhánh – nhóm

(3) Hãy nêu phả hệ tiếng Việt

=> Phả hệ tiếng việt : ngữ hệ Nam Á – nhánh Môn – Khơmer – nhóm VM

(4) Từ vựng tiếng Việt được hợp thành từ những từ ngữ có nguồn gốc nào?

=> Nam Á, (Tày), Thái, Ấn Âu, Nam Đảo, Hán


(5) Khi nghiên cứu từ vựng để xác định cội nguồn, người nghiên cứu cần chú ý gì?

=> Chú ý lớp từ vựng cơ bản (bộ phận cơ thể người, hoạt động, trạng thái cơ bản
thường xuyên, tên gọi động vật thực vật gần gũi nhất, hiện tượng tự nhiên, số đếm,
công cụ lao động, từ chỉ vị trí, quan hệ thời gian không gian)

(6) Những họ ngôn ngữ lớn nào ở ĐNA hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam.

=> Nam Á, Hán Tạng vs Nam Đảo


(7) Hãy nêu các loại văn tự được sử dụng trong giai đoạn Tiếng Việt cổ, Tiếng Việt
trung đại XVII – nửa đầu XIX, Tiếng Việt cận đại XIX – 1945.

 TV cổ : chữ Hán
 TV trung đại XVII- nửa đầu XIX : Hán, Nôm, quốc Ngữ
 TV cận đại XIX -1945 : Pháp, Hán, Nôm, quốc Ngữ

CHƯƠNG 2
(1) Âm tiết tiếng Việt có những đặc trưng gì?
 Âm tiết TV phần lớn có nghĩa
(1) Không chỉ là đơn vị ngữ âm thông thường, hầu
hết đều mang
nghĩa
(2) Trùng hình vị
(3) Tách ngắt rõ ràng, không nối âm
(4) cấu trúc ổn định
(2) Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc 2 bậc 5 thành phần : khả năng phân xuất âm tiết thành các thành tố cấu
tạo => chứng minh cho mối quan hệ chặt chẽ/ lỏng lẻo của các TP cấu tạo

(3) Chức năng của từng thành tố trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt là gì?

 Thanh điệu : cho biết sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong 1 âm tiết
 Âm đầu : thành tố đầu tiên => mở đầu âm tiết
 Âm đệm : đứng sau âm đầu => tu chỉnh âm tiết ( trầm hoá/ âm sắc hoá/ môi
hoá âm tiết)
 Âm chính : tạo âm sắc âm tiết, hạt nhân, sau âm đệm, trc âm cuối
 Âm cuối : kết thúc âm tiết của tiếng

(4) Thanh điệu phân bố trong từ láy tiếng Việt theo nguyên tắc nào?
(5) Các âm vị trong tiếng Việt được thể hiện ra bằng chữ viết như thế nào?

CHƯƠNG 3
(1) Hãy liệt kê các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt. Minh họa bằng
các ví dụ cụ thể.

Khái niệm PTCTT : ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra các từ
 Từ hoá hình vị : tác động vào hình vị -> làm cho nó có những đặc
điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ -> biến hình vị thành từ mà không
thêm bớt gì
 Ghép hình vị : tác động vào 2 or hơn 2 hình vị => kết hợp chúng với
nhau để tạo ra 1 từ mới
 Láy hình vị : tác động vào 1 hình vị cơ sở => tạo ra 1 hình vị giống
nó 1 phần or toàn bộ về âm thanh => sau đó ghép vs hình vị gốc

(2) Phân biệt các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa, đồng âm.
 Đồng nghĩa : tương đồng về nghĩa, khác về âm thanh, phân biệt với nhau về 1
vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó . Từ trung tâm sẽ
mang nghĩa phổ biến, trung hoà về phong cách, có thể thay thế cho những từ
khác ( thuần Việt, H-V vs H-V, thuần Việt vs H-V)
 Trái nghĩa: đối lập nhau trong mqh tương liên, khác nhau về ngữ âm và phản
ánh những khái niệm tương phản về locgic ( đối lập loại trừ, đối lập về mức
độ của thuộc tính, phẩm chất)
=> 1 từ có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa
 Trường nghĩa : là nhóm từ cùng bthi 1 phạm vi hiện thực nào đó, có mối liên
hệ nhất định về mặt nghĩa ( biểu vật, biểu niệm, liên tưởng)
 Đồng âm : trùng nhau or tương tự vs nhau về hình thức ngữ âm but khác nhau
về nghĩa ( đồng âm hoàn toàn, đồng âm bộ phận)
(3) Phân biệt các cụm từ cố định.

- Cụm từ cố định : đvi do 1 số từ hợp lại, tồn tại với tư cách là đơn vị có sẵn, có
thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định như từ
- Ngữ cố định:
 Ngữ cố định định danh/ Ngữ định danh : những cụm cố định, định
danh, gọi tên sự vật ( tổ hợp từ chặt chẽ hơn)
VD : mặt trái xoan, lông mày lá liễu,…
 Quán ngữ : lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn ( NN nói vs viết),
thuộc pc khác nhau => để đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh, liên kết
( dùng theo thói quen, khó lỏng lẻo)
VD : chẳng qua là, đùng một cái, từ đó suy ra,..
+) PC khẩu ngữ: của đáng tội, khổ 1 nỗi là
+) PC viết or diễn giảng : nói tóm lại, như trên đã nói
- Thành ngữ: kết hợp của các từ để tạo thành 1 ngữ hoàn chỉnh về nghĩa và cấu
trúc. Nghĩa của chúng có tính hình tượng/ gợi cảm
+) Đặc điểm: là loại ngữ cố định điển hình, bthi mean khái quát, hình
tượng
+) Phân loại : thành ngữ so sánh, thành ngữ miêu tả ẩn dụ

(4) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nhóm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, đa
nghĩa, trường nghĩa trong hệ thống vựng tiếng Việt được thể hiện như thế nào?
(5) Phân tích mối quan hệ giữa các loại cụm từ cố định tiếng Việt. Cho ví dụ cụ thể
về từng loại cụm từ cố định.

CHƯƠNG 4
(1) Những tiêu chí nào được dùng để phân loại từ loại tiếng Việt?
(2) Điểm khác biệt cơ bản giữa phạm trù thực từ và phạm trù hư từ là gì?
(3) Phạm trù thực từ gồm những loại nào? Phạm trù hư từ gồm những loại nào?
Cho
ví dụ minh họa.
(4) Thành phần câu là gì?
(5) Nòng cốt câu là gì? Nòng cốt câu gồm những thành phần nào? Cho ví dụ minh
họa.
(6) Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trong câu tiếng Việt được phân loại như
thế
nào? Cho ví dụ minh họa.
(7) Thành phần phụ của câu có đặc trưng gì? Thành phần phụ của câu bao gồm
những tiểu loại nào? Cho ví dụ minh họa.
(8) Xét theo nòng cốt câu, câu trong tiếng Việt gồm những kiểu nào? Trình bày đặc
điểm của từng loại. Phân tích ví dụ minh họa.

You might also like